Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN THẾ GIỚI QUAN TỪ DUY TÂM SANG DUY VẬT TỪ CHỦ NGHĨA DÂN CHỦ TƯ SẢN SANG CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.4 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:

Q TRÌNH CHUYỂN BIẾN THẾ GIỚI
QUAN TỪ DUY TÂM SANG DUY VẬT
TỪ CHỦ NGHĨA DÂN CHỦ TƯ SẢN SANG
CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ts. Nguyễn Phương Thành
SINH VIÊN THỰC HIỆN : 1) Ngô Thị Mỹ Linh - 1656070052
2)Lưu Tống Khánh Linh - 1656070050
LỚP: Chủ nghĩa xã hội khoa học 2


1


2

-Phần 1-

CÁC MÁC (05/05/1818 – 14/03/1883) VÀ PHRIĐRÍCH
ĂNGGHEN (28/10/1820 – 05/08/1895)
– NHỮNG NHÀ NHÂN ĐẠO CHỦ NGHĨA- Ngay từ lúc thiếu thời, Mác và Ăngghen – những tư tưởng đầu tiên chưa phải
là những tư tưởng triết học, kinh tế học hoặc xã hội học mà là tư tưởng nhân đạo
cịn mang tính chung chung.
- Trong bài luận văn tốt nghiệp trung học của Mác, người ta có thể nhận thấy


được những tư tưởng nhân đạo sơ khai về phương hướng thực hiện chúng
- Mác viết: “Chúng ta không phải bao giờ cũng có thể chọn được cái nghề mà
chúng ta mong muốn: các quan hệ của chúng ta trong xã hội đến chừng mực nào
đó đã bắt đầu được xác định ngay từ trước khi chúng ta có thể tác động quyết
định đối với các quan hệ đó”
- Cái mầm của phép biện chứng cũng đã bắt đầu hé mở, Mác đã sớm nhận thấy
mặc dù chưa có cơ sở khoa học đầy đủ về sự ràng buộc giữa con người và môi
trường chung quanh, giữa cá nhân và xã hội, giữa chủ thể và khách thể.
- Đến khi “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”(1848) ra đời với luận điểm cuộc
đấu tranh giai cấp đã phát triển đến một giai đoạn mà giai cấp vô sản không thể
tự giải phóng nếu khơng đồng thời giải phóng vĩnh viễn tồn xã hội thốt khỏi
tình trạng phân chia giai cấp, áp bức, bóc lột và đấu tranh giai cấp, thì tư tưởng
nhân đạo của Mác Ăngghen mới thể hiện rõ tính giai cấp và tính hiện đại.
- Năm 1841, khi viết luận văn tiến sĩ với đề tài “Sự khác nhau giữa triết học về
tự nhiên của Đêmôcrit và Êpiquya” Mác còn đứng trên lập trường của chủ nghĩa
duy tâm. Mác khẳng định: “Chủ nghĩa duy tâm không phải là một sự sáng tạo
đơn thuần của trí tưởng tượng, mà là một chân lý”.
Mác không tán thành triết học về tự nhiên của Đêmơcrit vì ở đâu cũng
chỉ thấy tính tất yếu của tự nhiên đối với con người mà không thấy khả năng
chủ quan của con người đối với giới tự nhiên. Cịn triết học về tự nhiên của
Êpiquya thì bác bỏ định luận của Đêmôcrit và vạch ra khả năng của con người
có thể hành động tự do.
Đồng thời Mác cũng phê phán Êpiquya về quan niệm tự do tuyệt đối của
ông, tách hẳn con người ra khỏi môi trường khách quan, không thấy mối quan
hệ biện chứng giữa tự do và tất yếu, giữa con người và thế giới tự nhiên, giữa
con người và đời sống xã hội. Mác cho rằng tự do phải được đặt trong mối quan
hệ với tất yếu, con người không thể tự cô lập và đối lập với thế giới bên ngoài,


3


bị thế giới bên ngoài chi phối, đồng thời lại có khả năng tác động lại thế giới
bên ngồi.
=> Là bước đầu Mác thấy được, chỉ có thể có tự do nếu con người
tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên và xã hội, có quan hệ với cuộc sống của
nhân quần. Điểm hạn chế trong tư tưởng của Mác lúc này là chưa quan
niệm được rằng, mối quan hệ giữa con người và thế giới dưới dạng hoạt
động thực tiễn mới là quan trọng. Từ những tư tưởng về tự do sơ khai
trong lĩnh vực triết học làm cơ sở cho việc hình thành những tư tưởng tự
do của Mác trong lĩnh vực chính trị sau này.
- Mác xuất thân từ một gia đình tiểu tư sản trí thức tiến bộ, cịn Ăngghen xuất
thân từ một gia đình tư sản ngoan đạo và lạc hậu. Gia đình có ảnh hưởng sâu sắc
đến Ăngghen thời trẻ về mặt tôn giáo. Nhưng từng bước, giữa tín ngưỡng tơn
giáo và tư tưởng của Ăgnghen âm ỉ những mâu thuẫn giữa đức tin và lịng hồi
nghi, giữa sự thật và giả dối khi nhìn vào đời sống hiện thực của quê hương nơi
ông sinh ra. Đặc biệt là tình trạng đối nghịch giữa giàu sang của một thiểu số
những chúa đất, những tên chủ tư sản một bên; và bên khác là cảnh nghèo khổ,
khốn cùng của đông đảo những người lao động.
- Ở vùng Rênani, những tiến bộ của nền công nghiệp lớn quyết định sự hình
thành những đội ngũ đầu tiên của giai cấp vô sản hiện đại, mâu thuẫn giữa giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản đã bắt đầu bộc lộ rõ, những cuộc xung đột của
người lao động và giới chủ đã gây cho Ăngghen một ấn tượng sâu sắc.
- Mác đã sớm thấy cần phải có triết học để tìm hiểu đời sống, Ăngghen lại từ
đời sống thực tế mà thấy cần phải có triết học. Cuốn “ Đời sống của chúa
Giêduy do Đavít Xtrauxơ (1835) giúp Ăngghen đoạn tuyệt với tôn giáo và gợi
ý cho ông tìm đến triết học Heghen.
=> Mác và Ăngghen muốn hành động độc lập và tự do vì hạnh
phúc của con người.



4

-PHẦN 2-

CÁC MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN:
SỰ CHUYỂN HƯỚNG TỪ LẬP TRƯỜNG DÂN CHỦ CÁCH
MẠNG SANG LẬP TRƯỜNG CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
- Giai đoạn trước khi trở thành những người cộng sản, Mác và Ăngghen đều là
những người mang tinh thần dân chủ cách mạng.
- Ở hai ông, song song với quá trình chuyển biến từ lập trường duy tâm sang lập
trường duy vật là quá trình chuyển biến từ lập trường dân chủ - cách mạng sang
lập trường cộng sản chủ nghĩa. Là quá trình hình thành từng bước những cơ sở
triết học cho những tư tưởng và quan điểm của hai ông về chủ nghĩa cộng sản.
- Trong thời kỳ còn là những nhà dân chủ cách mạng, Mác và Ăngghen còn
chịu ảnh hưởng triết học duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy vật nhân bản
của Phoiơbắc. Hai ơng đều có ý thức đấu tranh vì quyền tự do, dân chủ cho mọi
người, không phải chỉ bằng lý luận, phê phán mà bằng cả q trình thực tiễn;
khơng tán thành khuynh hướng hoạt động tư biện thuần túy của những người
thuộc trường phái này.
- Năm 1842, đánh dấu hoạt động thực tiễn của Mác bằng công tác báo chí, Mác
càng thấy rõ yêu cầu của cuộc sống tự do ( khơng thể có đời sống chính trị tự
do,nếu Mác khơng có quyền đại diện của nhân dân, quyền đại diện đó cần cho
xã hội giống như khơng khí cần cho con người). Về mặt tư tưởng, Mác không
chỉ địi quyền tự do báo chí mà cịn cho rằng việc bóp nghẹt quyền tự do báo chí
là chính sách Nhà nước Phổ quyết định
=> Mác bắt đầu có một sự chệch hướng so với những quan niệm
cổ truyền về Nhà nước.( Mác thừa nhận Nhà nước là hiện thân của lý
tính, của trật tự, cơng lý vĩnh cửu nhưng lúc này ông cho rằng Nhà nước
không phải là cơ quan đại biểu quyền lợi cho nhân dân nói chung mà chỉ
cho một bộ phận trong nhân dân, tức là của một số ít người có của mà

thơi) => Quyền tự do là của những người có của cải chứ khơng phải là
của nhân dân nói chung.
- Từ thực tế sinh động của hiện thực xã hội, Mác bắt đầu thấy được tính chất
của Nhà nước Phổ lúc bấy giờ là như thế nào chính sách bất cơng của chế độ
quân chủ quân chủ chuyên chế, cảnh tương phản giữa kẻ giàu và người nghèo.
Mác cho rằng biểu hiện của chính trị trước hết là Nhà nước, triết học cần phải
tiếp xúc và tác động vào hiện thực xã hội của thời đại, triết học khơng thể đứng
biệt lập ngồi xã hội, triết học cần can thiệp vào thế sự, Nhà nước. Từ đó Mác


5

đã nêu lên một quan điểm chính trị quan trọng là phải tách Nhà nước ra khỏi
nhà thờ.Mác vạch ra tính chất bất cơng của Nhà nước Phổ, tính chất giai cấp,
thái độ thông cảm sâu sắc với quần chúng nhân dân nghèo, bênh vực họ và lên
án chính sách vơ nhân đạo của Nhà nước.
- Mác ví người nơng dân nghèo chẳng khác gì một cành củi khơ đã lìa khỏi lịng
đất, cịn chủ rừng là rừng cây bắt rễ sâu vào lịng đất
=> Mác địi cho người nơng dân có quyền cơng dân.
- Nhà nước là đại biểu cho quyền tư hữu, là nguyên nhân của tình trạng nghèo
khổ của quần chúng -> Mác đã vạch ra tính chất giai cấp, tính chất áp bức, bóc
lột của Nhà nước mặc dù chưa có đầy đủ cơ sở duy vật về lịch sử, chỉ mới theo
quan điểm pháp lý và đạo đức
=> Đó là những quan điểm dân chủ - cách mạng .
- Năm 1843, với tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen” Mác đã tỏ thái độ dứt khoát với chủ nghĩa duy tâm của Hêghen về vấn
đề nhà nước. Đánh dấu sự thanh toán bước dầu của Mác với những quan niệm
của Hêghen về vấn đề nhà nước nói riêng và về triết học duy tâm nói chung.
- Chịu ảnh hưởng của những quan điểm duy vật của Phoiơbắc , Mác cho rằng
không phải nhà nước có trước xã hội mà chính xã hội là cơ sở hiện thực trên đó

Nhà nước được xây dựng lên. Khẳng định tính tịch sử của các xã hội đồng thời
cũng khẳng định tính lịch sử của Nhà nước.
Mác cho rằng sự tha hóa bản chất con người vào Nhà nước là do hậu quả
của chế độ tư hữu. Do đó muốn xóa bỏ tình trạng mất nhân tính của con
người thì cần phải thay đổi ngay nền tảng của Nhà nước-chế độ tư hữu.
=> Mác ngày càng tiến gần đến với những quan điểm cộng sản
chủ nghĩa.
- Còn với Ăngghen, cuốn “ Đời sống của chúa Giêduy Crít” đã ảnh hưởng đến
sự chuyển biến tư tưởng của ơng và đưa ơng đến với Hêghen. Ơng sớm tỏ ra
không thõa mãn với chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, trước khi gặp Mác ơng cịn
chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng dân chủ dân chủ cách mạng của Lútvích
Bớcnơ. Những bài viết của Bớcnơ phê phán những nhà tư tưởng có khuynh
hướng rời bỏ thực tiễn và ẩn mình trong lý luận thuần túy, kêu gọi đấu tranh cho
tự do và dân chủ đã làm rung động mạnh mẽ tâm hồn của Ănghen. Ăngghen đã
sớm nhìn thấy sự cần thiết của tính thống nhất giữa khoa học và đời sống, giữa
triết học và chính trị, tư duy và hành động.


6

- Trong tác phẩm “Những bức thư từ Vuppéctan”, Ăngghen nói lên sự căm ghét
của ơng đối với qn chủ, mối thông cảm sâu sắc của ông đối với nhân dân lao
động bị áp bức.
=> Ăngghen là một người dân chủ cách mạng.Ông nêu ra khẩu
hiệu chống chế độ phong kiến và những đặc quyền, đặc lợi của bọn quý
tộc là “ thủ tiêu các đẳng cấp! Đấu tranh cho một dân tộc thống nhất
gồm những cơng dân bình đẳng về quyền lợi ”
- Những tư tưởng dân chủ cách mạng của ông đã làm ông trở nên xa cách với
bạn bè của mình hơn, nhưng khơng lâu sau đó ông gặp Mác và hai người trở
thành đôi bạn chiến đấu suốt đời cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân

hiện đại
- Một cách khái quát, lập trường dân chủ cách mạng của hai ơng là lập trường
xố bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ các đặc quyền, đặc lợi phong kiến;
tách nhà nước ra khỏi nhà thờ; đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân; địi
quyền lợi ruộng đất cho nơng dân, bằng một cuộc cách mạng xã hội.
- Giai đoạn từ năm 1844, bắt đầu thời kỳ Mác và Ăngghen chuyển sang lập
trường duy vật và cộng sản chủ nghĩa gần như đồng thời.
- Tháng 10/1843, Mác rời Đức sang Pari – nơi có nền cơng nghiệp tập trung
phát triển, một khơng khí cách mạng sôi sục nhằm đi sâu vào phong trào công
nhân và hoạt động cách mạng.
- Tháng 10/1942, ông gặp Mác lần thứ nhất tại Renani, thời gian ở Anh là thời
gian rất có ích với Ăngghen, mở ra bước ngoặc mới trong đời sống tư tưởng
chính trị của ơng.
- Cuối năm 1844, Ăngghen đã gặp Mác tại Pari lần thứ hai, từ đây hai ơng ln
gắn bó với nhau trong cả về lý luận và thực tiễn cho đến cuối đời. Trong thời
gian từ 1844 đến khi Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời, diễn ra q trình
chín muồi dần dần về những quan điểm duy vật về lịch sử, về kinh tế chính trị
học và về chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Năm 1844, các bài viết về Vấn đề Do thái, Mác đã tìm ra sự khác nhau, sự
phân cách giữa con người cơng dân nói chung-tức con người lý tưởng của giai
cấp tư sản, với con người riêng tư-tức con người cụ thể trong xã hội tư sản. Ơng
vạch ra rằng, hiến pháp tư sản nói đến “bình đẳng, tự do, an ninh và sở hữu”
nhưng đó chỉ áp dụng đối với giai cấp tư sản là chủ yếu.
=> Một trong những điều kiện vật chất và xã hội để giải phóng
con người là xóa bỏ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất trên cơ sở phát triển
hết sức mạnh mẽ lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ của các tư liệu
sản xuất chủ yếu của tồn xã hội. Từ quan điểm đó Mác đã hình thành tư


7


tưởng về sự khác nhau giữa cách mạng vô sản sẽ xảy ra trong tương lai,
cách mạng tư sản là cải cách chính trị trên cơ sở chế độ tư hữu vẫn cịn
tồn tại, cịn cách mạng vơ sản( cách mạng xã hội chủ nghĩa) là cuộc cách
mạng xóa bỏ triệt để chế độ tư hữu và chế độ người bóc lột người.
- Lời nói đầu trong cuốn Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen,
Mác đã vạch rõ ở nước Đức lúc này, việc phê phán tôn giáo đã kết thúc và sự
phê phán tôn giáo phải chuyển thành phê phán pháp quyền và chính trị . Mác
cho rằng chỉ có cách mạng vơ sản mới có thể giải phóng đất nước, vạch rõ lực
lượng xã hội duy nhất có khả năng tiến hành cuộc cách mạng đó là giai cấp vơ
sản.
- Về giai cấp vơ sản, Mác chỉ rõ đó là người có sứ mệnh tự giải phóng, đồng
thời giải phóng tất cả các tầng lớp khác của xã hội.
- Về nguồn gốc và bản chất của tơn giáo: theo Mác chính con người sáng tạo ra
tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người, tôn giáo là tiếng thở dài
của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của một thế giới khơng có trái tim, cũng
giống như nó là tinh thần của trạng thái khơng có tinh thần. Tơn giáo là hạnh
phúc hư ảo của nhân dân, việc xóa bỏ nó là yêu cầu hạnh phúc thật sự của nhân
dân đề ra.
- Để xóa bỏ tơn giáo, Mác vạch ra rằng cần xóa bỏ cơ sở xã hội đã đẻ ra nó. Tuy
nhiên do hạn chế của lịch sử, vào thời kỳ này Mác chưa thể lý giải một cách thật
sự có căn cứ khoa học những điều nêu ra . Khi nêu ra đặc điểm của giai cấp vô
sản Mác chưa phân tích được đầy đủ vị trí kinh tế - xã hội của nó mà cịn nặng
nề phân tích theo triết học; hay khi phân tích nguồn gốc của tơn giáo Mác chưa
nói đến những điều kiện xã hội cho sự ra đời của tôn giáo
- Điểm nổi bật nhất trong Lời nói đầu cuốn Góp phần phê phán triết học pháp
quyền của Hêghen là sự phát hiện ra vai trị cách mạng của giai cấp vơ sản mặc
dù chưa đầy đủ về nội dung là phát kiến trọng đại của Mác mà trước đó chưa hề
có ai nhận thức được. Tuy nhiên Mác vẫn chưa hình dung được một cách rõ rệt
chế độ tư bản do mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp gay gắt dẫn đến cách mạng xã

hội như thế nào.
- Cuốn Bản thảo kinh tế triết học (1844), Mác khẳng định rằng, xét đến cùng thì
tất cả các quan hệ xã hội đều có nguồn gốc trong các quan hệ sản xuất và
nguyên nhân của sự tha hóa của con người là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất,
không phải chỉ là sự tha hóa về tinh thần mà trước hết là sự tha hóa về kinh tế,
cơ sở của mọi sự tha hóa về chính trị và tinh thần.Muốn xóa bỏ sự tha hóa, phải
xóa bỏ chế độ tư bản.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa lao động khơng cịn là hoạt động tự do, lao
động chủ yếu là tạo ra giá trị trao đổi, trong đó quan hệ trực tiếp giữa


8

người lao động và sản phẩm lao động của họ khơng cịn nữa, sẩn phẩm lao
động của họ trở thành xa lạ đối với họ, các quan hệ xã hội diễn ra theo
nguyên tắc trả tiền ngay, lạnh lùng, không tình nghĩa.
- Sự phát triển của máy móc càng chia nhỏ lao động ra, người lao động chỉ như
một bộ phận bằng bằng xương bằng thịt bên cạnh những cỗ máy bằng sắt thép,
không được coi ngang hàng như một cỗ máy mà chỉ là một bộ phận phụ thuộc
vào nó mà thơi. Theo Mác, xét đến cùng thực chất mối quan hệ giữa người và
người bị che giấu đằng sau mối quan hệ giữa vật và vật là quan hệ giữa giai cấp
tư sản bóc lột và giai cấp vơ sản bị bóc lột.
- Mác cho rằng, sự tha hóa của người lao động khơng phải là một hiện tượng tư
tưởng ,à là một hiện tượng lịch sử xã hội. Do đó muốn khắc phục được tình
trạng tha hóa phải bằng hoạt động thực tiễn.
=> Chủ nghĩa tư bản tất yếu phải chuyển sang chủ nghĩa cộng
sản.
- Mác đã có nhận tức rõ ràng hơn về chủ nghĩa cộng sản, theo ơng chủ nghĩa
cộng sản khơng cịn là một sáng kiến tinh thần theo kiểu những nhà không
tưởng mà là kết quả tất yếu của sự phát triển biện chứng của bản thân chế độ tư

hữu. Là sự xóa bỏ một cách tích cực quyền tư hữu vốn là sự tha hóa con người,
và sự chiếm hữu một cách thực sự bản chất con người bởi con người và vì con
người. Nhưng vẫn cịn những hạn chế nhất định.
- Sau này, trên cơ sở những quan điểm duy vật mang tính hệ thống, hồn chỉnh
về lịch sử và sự phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư, làm cho sự phân tích của
Mác về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự chuyển biến từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, về vị trí kinh tế xã hội và vai trò lịch sử của giai
cấp vô sản mới thực sự khoa học.
- Với tác phẩm “ Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh” Ăngghen đã đưa ra
một số nhận định của mình về sự vùng dậy của giai cấp vô sản để chống lại giai
cấp tư sản( cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản là điều
tất yếu; sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản là không tránh khỏi). Ăngghen rút ra
được là phải gắn liền phong trào công nhân với lý luận chủ nghĩa xã hội. Chủ
nghĩa xã hội phải trở thành mục đích của cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp
cơng nhân chứ không phải chỉ là những mơ tưởng hão huyền.
- Năm 1844, Mác và Ăngghen cùng viết cuốn “ Gia đình thần thánh”, hai ơng
xác định được vai trị, nhiệm vụ, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, mối quan
hệ chặt chẽ giữa sự phát triển kinh tế và sự phát triển xã hội, hoàn thiện thêm
những quan điểm duy vật về lịch sử, nổi bật là vai trò của quần chúng và cá
nhân trong lịch sử, về vai trò cách mạng và bản chất sứ mệnh lịch sử của giai
cấp vô sản.


9

- Trong Luận cương về Phoiơbắc, Mác coi mục đích của hoạt động thực tiễn là
nhằm cải tạo thế giới và cải tạo xã hội.
- Tác phẩm Hệ tư tưởng Đức là sự phát triển thêm những quan điểm duy vật về
lịch sử của Mác và Ăngghen. Hai ông đã khắc phục được những ảnh hưởng của
triết học duy tâm tư biện của Hêghen và phái Hêghen trẻ, đồng thời phê phán

tính chất thuần túy của chủ nghĩa duy vật và những quan điểm duy tâm về xã
hội của Phoiơbắc. Vạch rõ lực lượng sản xuất là động lực phát triển và là nội
dung cơ bản nhất của phương thức sản xuất xã hội.


10

-KẾT LUẬN- Trong khoảng một nữa thế kỷ, từ đầu thập niên 40 đến nửa đầu thập niên 90
của thế kỷ XIX, Các Mác và Ph. Ăngghen – hai nhà lý luận và cách mạng kiệt
xuất nước Đức đã sáng lập ra một thế giới quan mới – thế giới vô sản cách
mạng - chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác đã phát minh và sáng tạo ra công cụ
quan trọng nhất để nhận thức thực tại, vạch ra quy luật của sự tiến bộ xã hội, chỉ
ra tính chất lịch sử nhất thời của hình thái tư bản chủ nghĩa, khám phá ra giai
cấp công nhân là lực lượng chủ đạo của xã hội, có khả năng thực tế để lật đổ xã
hội bóc lột cuối cùng bằng cách mạng. Đồng thời chủ nghĩa Mác cũng đã nêu
lên những lý tưởng xã hội được quy định một cách khách quan của tương lai
loài người và xác định con đường đi đến lý tưởng đó.
- Bằng những con đường khác nhau hai ơng cùng trải qua q trình chuyển biến
tư tưởng giống nhau và đến đầu những năm 40 của thế kỷ XIX họ mới thực hiện
được bước chuyển về lập trường triết học và chính trị - từ chủ nghĩa duy tâm
sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng
sản. Lời nói đầu trong tác phẩm “ Góp phần phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen” đã đánh dấu việc Mác và Ăngghen hồn thành về cơ bản hai bước
chuyển đó, từ đó hai ơng cùng cộng tác với nhau tìm tịi và nghiên cứu lý luận
phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, vạch ra quy luật chung của sự vận
động và phát triển của xã hội loài người và bước đầu chứng minh tính tất yếu
của cuộc cách mạng vô sản, sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa cộng
sản và vai trò lịch sử của giai cấp vô sản là lực lượng xã hội lật đổ chủ nghĩa tư
bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
- Hai ông đã phát hiện ra quy luật của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản

lên chủ nghĩa cộng sản nhờ vào vận dụng phép biện chứng và những quan niệm
duy vật về lịch sử vào việc nghiên cứu kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Thực
hiện bước nhảy vọt của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học.



×