Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, thời gian bảo quản và mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch của gà nhiều cựa nuôi tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 62 trang )

1

MỤC LỤC

DAH MỤC BẢNG, HÌNH
HÌNH


2

Phần I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngành chăn nuôi ở khu vực miền núi nước ta nói chung và ở Phú Thọ
nói riêng vẫn tồn tại quy mô nhỏ với các sản phẩm đặc trưng của từng địa
phương, có chất lượng cao và là nguồn thu nhập quan trọng của cộng đồng
các dân tộc thiểu số. Chăn nuôi gà bản địa hiện nay đang được các nhà quản
lý trong và ngoài nước quan tâm như tổ chức DANIDA (Đan Mạch) hỗ trợ
cho xã Xuân Sơn bảo tồn giống gà nhiều cựa Phú Thọ.
Gà nhiều cựa Phú Thọ hiện nay đang được quan tâm bởi đây là một
giống gà quý hiếm có từ lâu đời, thịt gà có chất lượng thơm ngon, phù hợp
với tập quán, văn hóa và phương thức chăn ni. Ngồi ra, gà nhiều cựa Phú
Thọ còn gắn liền với truyền thuyết Vua Hùng kén rể (Truyện Sơn tinh Thủy
Tinh).
Mặc dù là giống gà quý hiếm nhưng gà nhiều cựa chưa được nhân rộng
với quy mô lớn, mà chủ yếu nuôi rải rác trong các hộ gia đình ở Phú Thọ. Một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng gà nhiều cựa là khả năng sinh
trưởng chậm và khả năng sinh sản thấp do con trống đạp mái kém. Khối
lượng gà nhiều cựa Phú Thọ tại thời điểm 20 tuần tuổi con trống đạt
1608,91g/con và con mái đạt 1215,10g/con (Nguyễn Khắc Khánh, 2015) thấp
hơn khá nhiều so với gà Hồ 20 tuần tuổi con trống 2168,9g/con và con mái
1786,2g/con, gà Mía con trống 1888,6g/con và gà mái 1628,7g/con.


Tỷ lệ trứng có phơi và tỷ lệ nở của gà nhiều cựa Phú Thọ khi phối giống
tự nhiên tương ứng là 58% và 40% (Nguyễn Khắc Khanh, 2013). Nhìn chung
so với các giống gà khác, kết quả tỷ lệ trứng có phơi và tỷ lệ ấp nở trên gà
nhiều cựa Phú Thọ thấp hơn như: gà Ai Cập với tỷ lệ phôi là 96,34%, tỷ lệ ấp


3

nở là 86,50%, gà Ri tỷ lệ trứng có phơi 96,7 - 97,1% và tỷ lệ ấp nở 78,02 80,86% của (Bùi Đức Lũng, 2001).
Để nâng cao tỷ lệ trứng có phơi khi phối giống tự nhiên của gà nhiều
cựa, các hộ chăn nuôi thường ghép 1 trống với 3 - 5 mái trong khi các giống
gà khác 1 trống có thể ghép được 8 - 12 mái. Như vậy, phương pháp này lại
phải sử dụng nhiều trống để ghép phối, giảm hiệu quả chăn nuôi.
Một trong những biện pháp để khắc phục nhược điểm trên là sử dụng
phương pháp thụ tinh nhân tạo để tăng tỷ lệ trứng có phôi, tăng hiệu quả sử
dụng gà trống nhằm bảo tồn, nhân nhanh và phát triển số lượng các giống gà
này. Thụ tinh nhân tạo cho gia cầm đã được tiến hành nghiên cứu từ những
năm 1935, đầu tiên là trên gà tây. Hiện nay, phương pháp này đã được áp
dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới và ngày càng phổ biến, đem lại
hiệu quả cao.
Tuy nhiên, ở nước ta việc thụ tinh nhân tạo cho gia cầm vẫn cịn mới mẻ
và chưa có nhiều nghiên cứu trên lĩnh vực này đặc biệt trên giống gà nhiều
cựa Phú Thọ. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của
thụ tinh nhân tạo là tỷ lệ pha loãng tinh dịch và thời gian bảo quản. Các yếu tố
này có tác dụng kéo dài, duy trì sự sống của tinh trùng trong điều kiện in
vitro, tăng số lượng con cái có thể thụ tinh. Nghiên cứu tỷ lệ pha loãng và thời
gian bảo quản tinh dịch cần dựa trên những nghiên cứu về thành phần hoá học
cơ bản của tinh dịch. Yêu cầu đặt ra là cần nghiên cứu nhằm mục đích tăng
hiệu quả bảo tồn tinh dịch, giúp kéo dài thời gian bảo quản, nâng cao chất
lượng tinh dịch sau bảo quản để khả năng thụ tinh đạt kết quả cao nhất.

Do đó, nghiên cứu và phát triển thụ tinh nhân tạo trên gà nhiều cựa Phú
Thọ là rất cần thiết, để góp phần bảo tồn, nhân rộng, lai tạo và phát triển chăn
nuôi giống gà nhiều cựa Phú Thọ. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trên
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, thời


4

gian bảo quản và mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch của gà nhiều cựa nuôi
tại Phú Thọ”
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá phẩm chất tinh dịch nhiều cựa Phú Thọ.
Xác định ảnh hưởng mùa vụ đến chất lượng tinh dịch gà nhiều cựa Phú
Thọ
Xác định tỷ lệ pha loãng và thời gian bảo quản tốt nhất đến phẩm chất
tinh dịch của gà nhiều cựa Phú Thọ.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định chỉ tiêu sinh học của phẩm chất tinh dịch gà nhiều cựa Phú
Thọ.
Lựa chọn tỷ lệ pha loãng và thời gian bảo quản tịnh dịch gà nhiều cựa
Phú Thọ thích hợp để sử dụng trong công tác thụ tinh nhân tạo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá phẩm chất tinh dịch gà nhiều cựa Phú Thọ.
Nâng cao năng suất sinh sản và hoàn thiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho
gà nhiều cựa tại Phú Thọ. Góp phần bảo tồn và khai thác giá trị kinh tế giống
gà này.


5


Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm về gà nhiều cựa Phú Thọ
2.1.1. Đặc điểm ngoại hình của gà nhiều cựa
Theo Thông tư số 06/2012/TT - BNNPTNN của Bộ Nông nghiệp phát
triển nông thôn ban hành ngày 1 - 2 - 2012 ‘Danh mục bổ sung nguồn gen vật
nuôi quý hiếm cần được bảo tồn’ quy định: Giống gà nhiều cựa Phú Thọ.

Hình 1: Gà trống nhiều cựa Phú Thọ
Giống gà nhiều cựa Phú Thọ tập trung nuôi chủ yếu ở 3 xã: Kim
Thượng, Xuân Sơn và Xuân Đài (huyện Tân Sơn - Phú Thọ), được nuôi chủ
yếu trong các gia đình người Dao theo mơ hình gia trại và trang trại với hình
thức thả rơng.
Trong những năm vừa qua số lượng gà nhiều cựa Phú Thọ đang tăng
dần từ năm 2011 là 1965 con đến tháng 6/2012 là 3944 con (Bùi Thế Hoàn,


6

2014). Theo Nguyễn Hoàng Thịnh (2016), số lượng gà nhiều cựa Phú Thọ
được nuôi nhiều nhất ở các xã Kim Thượng 4.150 con, Xuân Đài 3.790 con
và Xuân Sơn 3.120 con.
Gà nhiều cựa Phú Thọ là giống gà có khối lượng trung bình, thân hình
cân đối, nhanh nhẹn, có đặc điểm ngoại hình tương tự như gà Ri. Gà nhiều
cựa Phú Thọ lúc 1 ngày tuổi gà con chỉ có 2 màu chủ đạo là vàng trắng và
sẫm đen. Đến khi trưởng thành màu lông rất đa dạng: con trống chủ yếu có
màu nâu đỏ (95%), con mái có màu vàng nâu, vàng sẫm (56%), màu xám
(20%). Kiểu mào chủ yếu là mào cờ, chiếm tỷ lệ: 85% ở con trống và 72,22%
ở con mái (Bùi Thế Hoàn, 2014).
Một đặc điểm ngoại hình đặc biệt của giống gà này là chân có nhiều

cựa. Cựa của gà xuất hiện ngay từ khi gà con mới nở và tồn tại trong suốt
cuộc đời. Số cựa của gà nhiều cựa Phú Thọ cũng được coi như một tính trạng
quan trọng nhất để xác định giá trị của con gà. Theo người dân nuôi gà thì gà
càng nhiều cựa càng q và có giá trị thương mại cao.


7

Hình 2: Gà nhiều cựa Phú Thọ (1 ngày tuổi)
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Khánh (2016), màu chân gà
nhiều cựa Phú Thọ cả trống và mái đều có 3 màu chủ đạo là vàng, đen và
trắng. Tuy nhiên ở mái và trống lại có sự khác nhau đáng kể. Ở mái gà chân
vàng chiếm 66% tiếp đến là chân đen và chì 28% và chân trắng 6%. Cịn ở gà
trống tỷ lệ có sự khác nhau: chân vàng khoảng 80%, chân đen và trắng chỉ
chiếm 10%. Quan sát trên 200 gà mái và 30 gà trống: gà trống 100% số gà có
6 ngón cịn gà mái có 1 con gà có 7 ngón chiếm 0,5% cịn lại 99,5% gà đều
sáu ngón. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thịnh (2016) trong quần
thể theo dõi khơng có con gà trống nào có 5 ngón, chỉ có 1 con có 9 ngón, cịn
lại 98,8% gà trống có 6 - 8 ngón. Ở gà mái, có đến 90,16% gà có 5 - 7 ngón
và 9,84% có 8 ngón, khơng có gà mái nào 9 ngón. Theo tập quán của người
dân bản địa, gà 9 ngón là rất quý hiếm và được xem như một báu vật.
Loại mào ở con mái chủ đạo chỉ có 2 loại là mào cờ 70% và mào nụ
30%. Cịn con trống có 3 màu với tỷ lệ 70% mào cờ, 20% mào nụ và 10%
mào kép.
Về màu mắt cả trống và mái chỉ có 2 màu chủ đạo là hồng hoặc vàng
nhãn đen. Tuy nhiên danh giới màu này cũng không rõ ràng, đây là đặc điểm
khá chung của loài gà nhiều cựa Phú Thọ.
2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của gà nhiều cựa
Gà nhiều cựa Phú Thọ có tỷ lệ ni sống ở tuần thứ nhất là 96,7% và
tăng dần theo tuần tuổi, từ sau 9 tuần tuổi thì gà hầu như khơng chết, đến 12

tuần tuổi đạt 90,2%, khối lượng 1,1kg và 16 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt
88,3% và khối lượng 1,4kg (Bùi Thế Hoàn, 2014). Tỷ lệ thân thịt của gà khi
16 tuần tuổi thấp, đạt 68,75% trong đó thịt đùi 18,05%, thịt ngực 17,12%. Gà
nhiều cựa Phú Thọ là giống gà đặc sản của Việt Nam, có chất lượng cao, dễ


8

bán, giá rất cao, thông thường gấp 2 - 3 lần gà địa phương khác. Đặc biệt gà
càng nhiều cựa thì giá càng cao.
Theo Nguyễn Khắc Khánh, chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn của gà nhiều cựa
Phú Thọ 20 tuần tuổi khoảng 6,6kg thức ăn/con (thức ăn bao gồm: ngô, gạo,
bã rượu, bia khơ).
Gà nhiều cựa Phú Thọ có khả năng sinh trưởng ở mức trung bình được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng sinh trưởng gà nhiều cựa Phú Thọ
ĐVT: g/con
Tuần tuổi
1 ngày tuổi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
Nguồn: Bùi Thế Hoàn, 2014.

Gà trống

Gà mái
28,38
68,45
126,32
202,45
270,6
351,18
432,33
521,14
643,23
778,43
909,04
1.029,52
1.140,43
1.245,19
1.336,26
1.419,47
1.496,86

2.1.3. Đặc điểm sinh sản của gà nhiều cựa
Gà trống nhiều cựa Phú Thọ 155 ngày tuổi đã có biểu hiện vờn, gần

mái và bắt đầu đạp mái.


9

Gà nhiều cựa Phú Thọ thành thục muộn. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
196,10 ngày tuổi (28,01 tuần) với khối lượng cơ thể là 1,25kg. Tuổi đẻ 5% và
50% lần lượt là 148,03 và 173,02 ngày. Gà mái đẻ trung bình 6,3 lứa/năm,
mỗi lứa 12,06 quả, mỗi năm đẻ 75,98 trứng/mái, khối lượng trứng trung bình
39,70g/quả. Khối lượng trứng lúc đẻ bói là 38,27g/quả, lúc khối lượng tương
đối ổn định ở thời điểm 50% trứng là 42,41g/quả. Màu trứng của gà nhiều cựa
Phú Thọ chủ đạo có 2 màu chính là màu nâu 70% và màu trắng 30% (Nguyễn
Khắc Khanh, 2015)
Nguyễn Hoàng Thịnh (2016), trứng gà nhiều cựa Phú Thọ có chỉ số
hình thái là 0,7 - 0,8; khối lượng trứng nhỏ, thon, vỏ trứng màu trắng phớt
hồng, lòng đỏ đậm màu. Tỷ lệ trứng có phơi đạt 58%, tỷ lệ ấp nở là 40%. Sở
dĩ tỷ lệ nở của trứng gà nhiều cựa Phú Thọ còn thấp do một số nguyên nhân:
- Chất lượng con giống thấp do gà già vẫn giữ làm giống tương đối
nhiều, người dân thường giữ gà trống và gà mái từ 3 - 4 năm tuổi để là giống
vì ngoại hình đẹp và tầm vóc tốt.
- Người chăn ni gà khơng có thu nhặt trứng thường xuyên và không
bảo quản trứng mà để nguyên tại ổ. Vì vậy, khi gà mái lên xuống ổ đẻ trứng
đã làm ướt, bẩn và giảm chất lượng trứng.
- Đàn gà không được đầu tư về thức ăn, lượng thức ăn chủ yếu là do
chúng tự kiếm được nên gà đẻ thưa, ngừng đẻ giữa kỳ 1 - 2 ngày, thời gian
chờ ấp kéo dài làm một số phôi ở những quả trứng đẻ đầu bị hỏng.
Nhìn chung, giống gà nhiều cựa Phú Thọ có khả năng sinh sản trung
bình so với các giống gà bản địa khác, do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên và bản năng ấp của gà mái nên khả năng phát triển quy mơ đàn để chăn
ni với quy mơ lớn rất khó khăn. Một trong những phương pháp nâng cao

sinh sản cho đàn gà nhiều cựa Phú Thọ bằng cách nâng cao tỷ lệ trứng có phơi


10

là phương pháp thụ tinh nhân tạo nhằm tạo ra những con giống có chất lượng
tốt đặc trưng của giống gà nhiều cựa Phú Thọ.
2.2. Cơ sở lý luận khoa học
2.2.1. Quá trình phát sinh và thành thục của tinh trùng
* Tinh hồn
Có 2 tinh hồn, tinh hồn trái phát triển hơn tinh hồn phải, tinh hồn
có hình ơ van và nằm phía trên thùy trước của thận, bên cạnh túi khí bụng.
Khối lượng tinh hồn phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý. Ví dụ: ở trạng
thái bình thường 2 tinh hoàn của ngỗng nặng 10,09g, nhưng lúc hoạt tính sinh
dục cao, tinh hồn nặng tới 24g. Lúc cịn non, tinh hồn có màu hồng nhạt,
lúc hoạt tính sinh dục cao thì tinh hồn có màu trắng (Nguyễn Thanh Vân,
2015).
Trong tinh hồn có rất nhiều ống cong nhỏ nối với nhau bằng mô liên
kết ở các đám rối khác nhau. Mỗi tinh hồn đều có phần phụ tinh hoàn (gọi là
mào tinh). Phần phụ tinh hoàn và tinh hồn nằm trong một bao chung. Phần
phụ tinh hồn có màu vàng và thấy rất rõ khi hoạt động sinh dục mạnh
(Nguyễn Thanh Vân, 2015)
* Ống dẫn tinh
Có dạng xoắn cong, bắt đầu từ phần phụ tinh hoàn đến lỗ huyệt thì mở
rộng hơn. Ống dẫn tinh hồn nằm dọc cùng ống dẫn nước tiểu và đối xứng
qua trục sống lưng. Ở vịt và ngỗng trống có cơ quan giao cấu phát triển hơn
gà.
* Sự tạo tinh trùng
Quá trình hình thành tinh trùng từ tế bào sơ cấp tức là tinh nguyên bào
bằng con đường phân chia hình thành tinh bào thứ nhất và phát triển. Sau đó

hình thành tiền tinh trùng và cuối cùng hình thành tinh trùng.


11

Hình dạng tinh trùng rất khác nhau theo lồi: ở gà trống, đầu tinh trùng
hẹp và lõm vào, cịn đi cong xoắn lên; còn ở ngỗng tinh trùng đầu nhọn và
đi ngắn.
Kích thước tinh trùng phụ thuộc vào tuổi, hoạt tính sinh dục, mùa vụ
trong năm, thức ăn, ni dưỡng… Quá trình hình thành tinh trùng mạnh nhất
ở gà vào tháng 2 đến tháng 6, ở vịt từ tháng 2 đến tháng 5, ở ngỗng từ tháng 3
đến tháng 4. Trong thời gian hoạt tính sinh dục mạnh, khối lượng tinh hoàn ở
một số loài gia cầm tăng lên gấp 20 lần so với trạng thái tĩnh. Gà trống có thể
giao phối từ 14 - 60 lần trong một ngày (Nguyễn Thanh Vân, 2015).
Lượng tinh dịch tiết ra trong quá trình giao phối của gà là 0,4 - 1,6ml,
của ngỗng là 0,1 - 0,2 ml. Tinh dịch màu trắng lờ hoặc xám, không mùi.
Trong 1 ml tinh dịch gà trống Loghorn chứa 1,4 - 2,33 triệu tinh trùng
(Nguyễn Thanh Vân, 2015).
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành tinh trùng
Có sự khác biệt trong sản suất tinh dịch giữa các loại gia cầm khác
nhau và giữa các cá thể thuộc các giống các loài cũng khác nhau. Khác với
động vật có vú, tinh trùng của gà trống thường bất động trước khi xuất tinh.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất của tinh dịch gia cầm và phải nắm
bắt rõ được các yếu tố đó để nâng cao chất lượng tinh dịch con trống. Ngồi
ra cịn có nhiều yếu tố bên ngồi và bên trong có thể ảnh hưởng đến con trống
và ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch.
Các chức năng sinh sản của con trống được kiểm soát bởi tuyến yên
qua hocmon. Các yến tố bên ngoài cũng ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch
con trống như thức ăn, nước uống, quản lý dịch bệnh…
Hocmon: là yếu tố nội tại quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành

tinh trùng. Trong quá trình phân chia nguyên nhiễm, cả testosteron và STH
(kích sinh trưởng tố) cùng ảnh hưởng đến q trình này. Cịn q trình phân


12

chia giảm nhiễm thì testosteron là yếu tố kích thích quan trọng nhất. FSH thì
ảnh hưởng sâu sắc tới việc sinh tổng hợp protein cho sự hoàn thiện cấu tạo
tinh trùng từ tinh tử.
Giống: Các giống khác nhau do vốn gen khác nhau nên sự mở đến cho
quá trình sinh tinh cũng khác nhau. Tuy nhiên những giống được chọn lọc và
cải tạo thì chất lượng tinh trùng cũng tốt hơn những giống không được chọn
lọc, cải tạo.
Chế độ dinh dưỡng: Vật chất cấu tạo chủ yếu của tinh trùng là protein,
vì vậy nó là yếu tố dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình
thành và chất lượng của tinh trùng. Ngoài ra các vitamin E, vitamin A và
vitamin D là những vitamin cần thiết cho sự hình thành và nâng cao chất
lượng của tinh trùng.
Tuổi: Tinh trùng có sức sống mạnh nhất vào thời kỳ thành thục thể vóc,
tuổi càng cao (càng già) thì sức sống giảm đi.
Chế độ sử dụng, chăm sóc: Khoảng cách giữa các lần phóng tinh phải
hợp lý, khơng ngắn q cũng khơng dài q. Sau mỗi lần phóng tinh cần phải
bổ sung thức ăn giàu protein và các vitamin A, E. Thường xuyên tắm chải và
cho gia súc vận động.
Khí hậu: Mùa xuân, thu mát mẻ, ấm áp, sự hình thành và chất lượng
tinh trùng cũng tốt hơn mùa hè nóng nực, oi bức và mùa đông giá rét.
Thời tiết: Sự nóng lạnh đột ngột, ẩm độ cao đều là những stress ảnh
hưởng xấu tới quá trình sinh tinh trùng.
2.3.3. Đặc tính sinh vật học của tinh trùng
2.3.3.1. Sức sống và sức vận động

Đặc tính sinh vật học có ý nghĩa nhất của tinh trùng là khả năng vận
động độc lập trong môi trường tinh dịch cũng như trong đường sinh dục của
con cái. Quá trình vận động của tinh trùng có tiêu tốn năng lượng sinh học


13

dưới dạng ATP do ty thể cung cấp. Vận động của tinh trùng là định hướng,
tiến thẳng, khác với amip cũng như các động vật đơn bào khác là vận động tự
do vơ hướng. Chính vì vậy mà tinh trùng sớm tìm đến gặp trứng.
Tốc độ và khả năng vận động của tinh trùng phụ thuộc vào mức độ
thành thục của tinh trùng. Những đực giống làm việc căng thẳng, khẩn trương
do nhu cầu khai thác tinh, nó sẽ huy động cả những tinh trùng non, chưa
thành thục vào tinh dịch.
Tốc độ vận động tự do của tinh trùng khác nhau tuỳ loài, từ 2 - 5
mm/phút.
Sự vận động và sức sống của tinh trùng chịu ảnh hưởng của yếu tố mơi
trường, đó là:
- Nhiệt độ: Trong một biên độ nhiệt nhất định của sự sống, nếu nhiệt độ
càng cao thì tinh trùng càng hoạt động mạnh, thời gian sống rút ngắn và q
trình chuyển hóa năng lượng xảy ra mạnh, kho năng lượng dự trữ cho tinh
trùng hoạt động bị hao kiệt nhanh (nhiệt độ tăng thì hoạt tính enzyme trao đổi
chất tăng). Ngược lại nhiệt độ thấp thì hoạt động giảm, giảm tiêu hao năng
lượng dự trữ thì thời gian sống lại kéo dài. Nếu nhiệt độ tăng quá cao trên
biên độ nhiệt cho phép, tinh trùng sẽ bị chết. Nhưng nhiệt độ hạ xuống dưới
biên độ cho phép, thậm chí dưới 00C tinh trùng khơng chết mà nó chỉ ngừng
hoạt động và rơi vào trạng thái "tiềm sinh". Khi tăng dần nhiệt độ lên nhiệt độ
cơ thể (37 - 390C) thì hoạt động sống của tinh trùng được khơi phục trở lại vì
nhiệt độ thấp khơng làm chết enzyme mà chỉ làm giảm, kìm hãm hoạt tính
của nó. Song nếu tăng nhiệt từ trạng thái tiềm sinh tới nhiệt độ cơ thể mà xảy

ra đột ngột thì tinh trùng cũng giảm sức sống và sức vận động vì sự tăng đột
ngột nhiệt độ được coi là stress đối với tinh trùng. Đó chính là cơ sở sinh lý
quan trọng cho sự bảo tồn tinh dịch ở nhiệt độ thấp. Ngày nay với kỹ thuật
bảo tồn tinh trong môi trường Nitơ lỏng - 196 0C (tinh đông viên, tinh cọng rạ)
đã cho phép bảo tồn tinh dịch được hàng chục năm.


14

- Áp suất thẩm thấu:
Tinh trùng rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu. Nó sẽ bị chết rất nhanh
nếu áp suất thẩm thấu quá thấp hoặc quá cao. Áp suất thẩm thấu là yếu tố đảm
bảo cho hình dạng và thể tích của tinh trùng ổn định, trên cơ sở đó chức năng
của tinh trùng mới thực hiện được Đối với việc pha chế môi trường bảo tồn
tinh dịch cần chú ý tới yếu tố này.
- Độ pH: trong điều kiện nhiệt độ giống nhau, nhưng độ pH khác nhau,
vận động của tinh trùng cũng khác nhau. Vì ngồi nhiệt độ, yếu tố độ pH
cũng ảnh hưởng tới hệ thống enzyme trao đổi chất của tinh trùng.
Độ pH tinh dịch gia súc khác nhau tuỳ lồi, tinh dịch bị pH = 7,0, hoặc
acid yếu pH = 6,7 - 6,0, lợn và ngựa pH = 7,2 - 7,6 (kiềm yếu). Ở mơi trường
acid yếu, tinh trùng ít vận động, nên sức sống kéo dài, vì vậy muốn bảo tồn
tinh dịch lâu cần chú ý điều chỉnh độ pH thích hợp. Đối với công tác bảo tồn
tinh dịch cần chú ý tới độ pH của môi trường bảo tồn, sao cho phù hợp với độ
pH sinh lý của tinh trùng. Trong kỹ thuật bảo tồn người ta thường dùng muối
bicarbonat để điều chỉnh độ pH của mơi trường, vì muối này ít có ảnh hưởng
xấu tới tinh trùng.
- Ánh sáng: Đặc biệt là ánh sáng chiếu thẳng (trong đó có nhiều tia
mang năng lượng như tia hồng ngoại...) làm cho tinh trùng hoạt động mạnh
và thời gian sống sẽ giảm. Những tia khác như tia tử ngoại, tia γ... đều có ảnh
hưởng xấu tới tinh trùng. Để tránh không cho tinh trùng tiếp xúc với ánh

sáng, người ta thường dùng các lọ màu để đựng tinh dịch và bảo quản nó
trong bóng tối.
- Các chất hóa học: Tinh trùng rất mẫn cảm với những chất hóa học lạ,
vốn khơng có trong mơi trường tinh dịch. Vì vậy khâu vệ sinh dụng cụ lấy
tinh, pha chế tinh cũng như lọ chứa tinh là hết sức cần thiết để hạn chế các tác
dụng có hại của hóa chất đối với tinh trùng.
Người ta cho rằng sức sống của tinh trùng khi phối tinh có ảnh hưởng


15

sâu sắc tới khả năng sinh trưởng, phát triển và sức đề kháng với bệnh tật của
đời con. Nó cịn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ thai. Trong công
tác thụ tinh nhân tạo, việc kiểm nghiệm tinh dịch thường xun là cần thiết vì
ngồi ý nghĩa nâng cao tỷ lệ thụ thai và sức sống của đời con nó cịn giúp
kiểm tra khả năng làm việc của đực giống cũng như điều chỉnh môi trường
bảo tồn tinh dịch thích hợp.
2.3.3.2. Hơ hấp của tinh trùng
Có thể khái quát quá trình sống và hoạt động của tinh trùng làm hai giai
đoạn khác nhau có liên quan đến đặc điểm chuyển hóa của nó, đó là hơ hấp
yếm khí xảy ra chủ yếu trong giai đoạn tinh trùng sống ở dịch hồn phụ và
ống sinh tinh. Hơ hấp hiếu khí xẩy ra trong giai đoạn nó được phóng vào
đường sinh dục con cái hoặc lấy ra ngồi để bảo tồn tinh dịch.
- Hơ hấp yếm khí:
Trong điều kiện môi trường thiếu oxy, tinh trùng tiến hành hô hấp bằng
cách phân giải đường fructose với sự tham gia chủ yếu của các men
hexokinase và phosphatase để giải phóng năng lượng dưới dạng ATP và acid
lactic. Hệ số phân giải fructose là số miligam fructose mà 10 9 tinh trùng sử
dụng trong 1 giờ ở nhiệt độ 370C. Theo Manne hệ số này ở lợn và cừu là 2.
Như vậy q trình hơ hấp yếm khí của tinh trùng cũng là quá trình đường

phân, chỉ khác là nguyên liệu đường phân trong tế bào cơ là glycogen còn
tinh trùng là fructose.
Acid lactic được thải ra trong mơi trường ví như con dao hai lưỡi. Nếu
với nồng độ thấp thì kéo dài thời gian sống của tinh trùng vì nó ức chế sự hoạt
động của tinh trùng. Acid lactic với nồng độ cao sẽ làm cho tinh trùng chết
hàng loạt.
Trong mơi trường dịch hồn phụ và ống dẫn tinh người ta thấy vừa
thiếu đường, vừa thiếu oxy và nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chung của cơ thể


16

khoảng 3 - 40C. Vì vậy tinh trùng sống được lâu hơn so với đưa ra ngồi hay
phóng vào đường sinh dục cái, giàu oxy giàu chất dịch chứa đường.
Nếu trong tinh dịch có chứa glucose thì tinh trùng sử dụng nó để hơ
hấp. Điều này được ứng dụng trong kỹ thuật pha chế môi trường.
Để bảo tồn tinh dịch được lâu, ngoài biện pháp hạ nhiệt độ xuống dưới
00C, điều chỉnh độ pH và áp suất thẩm thấu thích hợp người ta còn chú ý tới
việc tránh cho tinh trùng tiếp xúc với oxy bằng cách bảo quản nó trong lọ có
cổ nhỏ và khi đóng tinh thì đổ gần đầy lọ, nút chặt, tráng parafin ở nút. Thành
phần đường trong mơi trường pha lỗng tinh dịch cũng cần điều chỉnh thích
hợp, chính xác (người ta phải sử dụng cân phân tích hoặc cân kỹ thuật có độ
chính xác cao để cân hóa chất pha mơi trường). Khả năng phân giải fructose
trong điều kiện yếm khí rõ ràng có liên quan chặt chẽ với sức vận động của
tinh trùng vì nó là nguồn cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động.
Chính vì vậy nó ảnh hưởng gián tiếp tới sức sống của tinh trùng. Hiểu biết
quá trình này là điều hết sức cần đối với những người làm công tác thụ tinh
nhân tạo để nâng cao thời gian bảo tồn tinh trùng.
- Hơ hấp hiếu khí:
Trong điều kiện có oxy, tinh trùng sẽ tiến hành hơ hấp hiếu khí với

ngun liệu chính là glucose, ngồi ra cịn có hydratcarbon khác và acid lactic
chứa trong tinh dịch (sản phẩm của hơ hấp yếm khí).
Người ta thấy rằng mơi trường đường sinh dục cái, đặc biệt trong giai
đoạn động dục và rụng trắng có đủ điều kiện thuận lợi để tinh trùng tiến hành
hơ hấp hiếu khí. Đó là mơi trường giàu oxy do kết quả của tăng sinh và mở
rộng lòng ống của đường sinh dục. Giàu glucose do kết quả dãn mạch máu tử
cung, âm đạo, máu đến đây nhiều để cung cấp glucose. Hệ số hô hấp (tỷ lệ
tiêu hao oxy) của tinh trùng là micrơ lít (μl) O 2 tiêu hao trong 1 giờ của 100
triệu tinh trùng ở 370C. Tỷ lệ này ở các loài gia súc nằm trong khoảng 10 - 20


17

μl oxy. Nếu tính số oxygen tiêu hao cho 100 triệu tinh trùng trong 1 giờ ở
200C thì bị là 3,4ml, lợn 7,2ml, ngựa 4,3ml, cừu 8,1ml. Người ta cũng tính
được thương số hơ hấp trong điều kiện có oxygen và fructose là 0,96, cịn
trong điều kiện có oxygen và thiếu fructose, glucose tinh trùng chủ yếu oxy
hóa các chất khác như phospholipid và QR = 0,77 - 0,8 (theo Ivanov, Liên
Xô).
Thành phần acid lactic thải vào môi trường tinh dịch của giai đoạn hơ
hấp yếm khí, lúc này được sử dụng là nguồn năng lượng cho tinh trùng hoạt
động nhờ oxy hóa nó trong giai đoạn hơ hấp hiếu khí.
Tóm lại trong kỹ thuật bảo tồn tinh dịch phải áp dụng biện pháp ngăn
chặn sự tiếp xúc của tinh trùng với oxy để giảm đến mức thấp nhất quá trình
hơ hấp hiếu khí, có như vậy mới bảo tồn tinh dịch được lâu.
2.2.4. Sự thụ tinh
2.2.4.1. Khái niệm
Thụ tinh là q trình kết hợp và đồng hóa lẫn nhau giữa 2 tế bào sinh
dục tinh trùng và trứng để tạo ra một hợp tử mang bản chất hoàn toàn mới, có
q trình trao đổi chất cao và có số lượng nhiễm sắc thể là 2n.

2.2.4.2. Các giai đoạn của q trình thụ tinh
Tế bào trứng chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng 20 phút kể từ khi
rụng trứng. Nếu trong thời gian này, trứng không gặp tinh trùng thì sẽ mất khả
năng thụ tinh, chuyển tới tử cung và chết. Trong bào tương của trứng không
thụ tinh này xuất hiện rất nhiều lỗ khí nhỏ và hạt màu vàng.
Sau khi giao phối 10 - 12 ngày, tinh trùng có khắp trong các phần của
ống dẫn trứng và tham gia vào quá trình thụ tinh. Sau 12 ngày cho giao phối,
tỷ lệ trứng được thụ tinh giảm xuống nhiều.
Quá trình rụng trứng kéo dài 1 - 1,5 phút và chuyển vào loa kèn 5 - 7
phút. Tinh trùng di chuyển đến loa kèn và gặp tế bào trứng ở đó, một tinh


18

trùng xâm nhập qua màng lòng đỏ và đi tới đĩa phơi, ở đây q trình thụ tinh.
Cịn các tinh trùng khác bị chết sau đó bị thực bào. Sau khi thụ tinh, hợp tử
được hình thành, sự phân chia tế bào trứng bắt đầu khi lòng đỏ đã chuyển tới
phần eo (tức là 5 giờ sau khi rụng trứng). Sau khi phân chia lần thứ nhất 20
phút bắt đầu đến phân chia lần thứ 2. Khi tế bào trứng xuống tử cung thì đĩa
phơi gồm 4 - 8 phơi bào. Trong 24 giờ, trứng di chuyển trong ống dẫn trứng
hình thành 128 - 256 phơi bào. Giai đoạn đầu tiên phát triển phôi bào là phôi
nang. Thông thường khi trứng đẻ ra, phôi ở giai đoạn phôi vị. Trong giai đoạn
này phơi có dạng như đốm trắng nhỏ bao gồm 2 lá: lá ngoài và lá trong. Khi
đẻ ra, dưới ảnh hưởng của điều kiện mơi trường ngồi, q trình phát triển
của phơi tạm ngừng lại. Khi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp (trong máy ấp
tự nhiên) phôi lại tiếp tục phát triển (Nguyễn Thanh Vân, 2015).
Quá trình sinh sản của gia cầm bắt đầu khi cơ thể đã thành thục sinh
dục. Thành thục sinh dục là giai đoạn xác định sự sinh trưởng và phát triển
của cơ thể gia cầm, khi đó các cơ quan sinh sản đã phát triển hoàn chỉnh và
chuẩn bị tạo thế hệ sau. Độ thành thục sinh dục của con mái được định qua

tuổi của nó khi đẻ quả trứng đầu tiên, của con trống được tính từ khi biết giao
phối. Độ thành thục sinh dục phụ thuộc vào loài, giống, tuổi, điều kiện mơi
trường, thức ăn, ni dưỡng...
2.2.4.3. Tính chọn lọc của trứng trong thụ tinh
Tế bào trứng ưu tiên chọn tinh trùng có sức sống cao nhất, như vậy thụ
tinh không chỉ là sự tái tổ hợp hai kiểu trên mà cịn có sự chọn lọc tinh tế về
kiểu trên để tái tổ hợp, để tạo ra hợp tử có sức sống cao.
2.2.5. Đặc điểm tinh dịch gia cầm
2.2.5.1. Màu sắc
Màu sắc của tinh dịch nói chung là một chỉ số về mật độ xuất tinh. Tinh
dịch của gia cầm thay đổi từ hỗn dịch đục dày đặc đế dịch lỏng do các tuyến


19

sinh sản khác nhau tiết ra. Nó dao động từ mật độ tinh trùng tương đối cao
hoặc mức độ rõ ràng đến màu trắng sữa, với số lượng tinh trùng giảm. Màu
sắc của tinh dịch phụ thuộc vào loài gia cầm, nhưng nhìn chung tinh dịch phải
có màu kem cho thấy nồng độ tinh trùng cao. Màu sắc cũng có thể bị ảnh
hưởng bởi một số yếu tố như phân và nước tiểu của gia cầm. Đơi khi có thể
xuất hiện các vệt máu, có thể là kết quả của quá trình khai thác tinh gà hoặc
do chấn thương cơ quan sinh dục bên trong.
Theo nghiên cứu của Bùi Hữu Đồn (2016), gà Hồ có màu sắc tinh
dịch chủ yếu là màu trắng sữa.
2.2.5.2. Khối lượng xuất tinh (Thể tích tinh dịch)
Gà trống có thể tạo ra từ 0,1 - 0,5ml tinh dịch trong một lần xuất tinh,
với 0,6ml là thể tích trung bình được ghi lại. Những con gà trống khác nhau
của cùng một loài thường tạo ra lượng tinh dịch khác nhau ở những thời điểm
khác nhau. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng lượng tinh dịch và nồng độ
tinh trùng sẽ quyết định tổng số tinh trùng thu được mỗi lần xuất tinh. Điều

này có thể tạo thuận lợi cho việc xác định số lượng liều thụ tinh có thể được
chuẩn bị.
2.2.5.3. pH tinh dịch
Độ pH của tinh dịch phụ thuộc vào các giống gia cầm và các loài gia
cầm khác nhau. Độ pH tinh dịch tối ưu nằm trong khoảng từ 7,0 - 7,4. Khả
năng di chuyển của tinh trùng thường cao giữa pH từ 7,0 đến 7,4 (hơi kiềm)
và cũng làm tăng khả năng thụ tinh, so với pH 6,4 (có tính axit), khơng phù
hợp để bảo quản tinh dịch vì có thể gây tổn thương cho màng plasma của tế
bào tinh trùng. Ngược lại, một số thử nghiệm chỉ ra rằng tinh trùng gà có thể
chịu được phạm vi pH 6,0 - 8,0. Sự thay đổi pH tinh dịch gia cầm có thể do
nhiều yếu tố. Độ pH, đặc biệt là tinh dịch xuất tinh phụ thuộc vào một số dịch
tiết có liên quan. Tinh dịch kém chất lượng thường chứa một lượng lớn chất


20

lỏng từ các tuyến sinh dục phụ, làm tăng pH tinh dịch. Độ pH của tinh dịch có
khả năng giảm khi thời gian khai thác tinh dịch giảm và số lần khai thác tăng.
Các dụng cụ thu tinh dịch có hình dạng hẹp khiến tinh trùng phân hủy
fructose trong tinh dịch thành axit lactic trong điều kiện yếm khi. Các mẫu
tinh dịch có chứa nhiều tinh trùng chết sinh ra nhiều amoniac, điều này cũng
làm tăng độ pH.
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Huế (2017) tinh dịch của gà Đông Tảo có
độ pH là 7,45. Đối với gà Hồ tinh dịch có độ pH là 7,17 (Bùi Hữu Đồn,
2016)
2.2.5.4. Hình thái tinh dịch gia cầm
Thông thường tế bào tinh trùng bao gồm một phần đầu, phần giữa và
phần đuôi. Đầu chứa nhân, nhân là vật liệu di truyền, đó là đóng góp di truyền
của con đực cho con cái. Đầu tinh trùng có chứa acrosome, nếu acrosome bị
dị dạng hoặc bị hư hỏng, tế bào tinh trùng sẽ khơng có khả năng thụ tinh.

Acrosome, đầu tinh trùng, phần giữa, phần đuổi có tỷ lệ tương ứng: 0,62%,
1,34%, 2,47% và 2,89%. Tinh trùng được xác định bằng cách: trộn tinh dịch
với 1,6% eosin và 6% nigrisin, pha loãng trong dung dịch pha loãng (BPSE).
Lấy 2ml tinh dịch đã nhuộm và pha lỗng đem ủ 2 phút trước khi trải trên
phiến kính hiển vi. Vệt mẫu được sấy khô và quan sát dưới kính hiển vi.
Hình thái tinh trùng của gia cầm khác với động vật có vú. Tuy nhiên,
cũng có sự khác biệt giữa các loài gia cầm khác nhau được ni, mặc dù hình
dạng và kích thước của tế bào tinh trùng là tương tự nhau. Ở gia cầm, tế bào
tinh trùng được bao quanh bởi màng tế bào chất và acrosome có một cột sống
bên trong được bao quanh bởi một nắp hình nón. Phần giữa của tinh trùng gà
khác so với các loài khác, dài hơn khoảng một phần tư và tính chất này làm
cho tinh trùng gia cầm có nhiều uốn cong hơn so với các lồi khác. Các hình
dạng kỳ hình của tinh trùng như: uốn cong cổ (uốn mảnh giữa), tổn thương


21

mảnh giữa, tổn thương acrosome (uốn, sưng, thắt nút hoặc làm trịn), sưng
đầu tồn bộ và khuyết tật đi.
2.2.5.5. Nồng độ tinh dịch gia cầm
Tinh dịch thu được từ gà trống trong nước chứa nồng độ tinh trùng
trung bình 5000x106 tinh trùng/ml. Mặt khác, báo cáo của Hafez (2000) đã
tuyên bố rằng tinh dịch thu được từ gà trống trong nước chứa nồng độ tinh
trùng trung bình 3.000 - 7.000x106 tinh trùng/ml.
Khai thác tinh gà trống Hồ với tần suất 3 ngày/lần là cho kết quả tốt
nhất, có thể đạt 1,6 - 1,7 tỷ/lần lấy tinh (Bùi Hữu Đoàn, 2016). Đối với gà
Đông tảo, nồng độ tinh trùng là 2,57 tỷ tinh trùng/ml tinh dịch. Gà Ri có nồng
độ tinh trùng 2,09 tỷ tinh trùng/ml.
2.2.5.6. Kỹ thuật kéo dài thời gian sử dụng tinh dịch
Chất pha loãng tinh dịch hiện đang được sử dụng cho cả lưu trữ ngắn

hạn và dài hạn của tinh dịch gia cầm. Những sản phẩm về chất pha lỗng tinh
dịch đang được thương mại hóa để cải thiện hiệu quả sinh sản của gia cầm
trống và giảm chi phí cho thụ tinh nhân tạo. Sự phát triển của chất pha loãng
tinh dịch ban đầu bắt đầu bằng việc sử dụng dung dịch NaCl (nước muối).
Các chất pha loãng phức tạp chứa các chất điều chỉnh thẩm thấu, nguồn năng
lượng và bộ đệm khác nhau đang được sử dụng.
Người ta đã xác định rằng tinh dịch gia cầm pha lỗng có thể được lưu
trữ đến 24 giờ, mà khơng làm suy yếu khả năng sống sót và khả năng thụ tinh
của tinh trùng (Siudzinska và Lukaszewicz, 2008). Một số yếu tố khác đóng
vai trị duy trì chất lượng tinh dịch trong quá trình bảo quản theo thời gian, ví
dụ như chất pha lỗng được sử dụng trong điều kiện mở rộng và lưu trữ tinh
dịch. Khả năng di chuyển của tinh trùng và khả năng thụ tinh của tinh trùng
thường giảm trong vòng 1h sau khi khai thác. Do đó để lưu trữ tinh dịch gia
cầm, sử dụng dung dịch pha loãng và nhiệt độ lưu trữ là rất quan trọng.


22

Việc sử dụng thụ tinh nhân tạo trong gia cầm có thể được tăng cường
với việc cải thiện chất pha loãng và phương pháp lưu trữ tinh dịch. Ưu điểm
của pha loãng tinh dịch bao gồm sử dụng tối đa tinh dịch chất lượng tốt trong
thời gian ngắn, giảm tỷ lệ gia cầm trống và mái. Thực tế rất khó để xử lý một
lượng nhỏ tinh dịch có số lượng ít khi khơng được pha lỗng. Tuy nhiên chất
pha lỗng tinh dịch có thể cho phép tăng số lượng tinh dịch mà vẫn đảm bảo
chất lượng để thụ tinh cho gia cầm mái.
Chất pha loãng là dung dịch muối đệm được sử dụng để kéo dài thời
gian số của tinh trùng trong tinh dịch. Chúng duy trì khả năng tồn tại của tinh
trùng trong ống nghiệm và tốt đa hóa số lượng gà mái có thể được thụ tinh.
Chất pha lỗng tinh dịch dựa trên thành phần sinh hóa của tinh dịch gà và gà
tây (Lake,1960). Bổ sung các thành phần khác nhau vào tinh dịch duy trì khả

năng vận động, khả năng thụ tinh và bảo tồn tính tồn vẹn màng tinh trùng.
Axit glutamic, anion nổi bật nhất cấu thành của tinh dịch huyết tương, đã trở
thành một tiêu chuẩn thành phần của chất pha lỗng. Lịng đỏ trứng thường
được chấp nhận là một yếu tố hiệu quả trong việc mở rộng tinh dịch để bảo vệ
tinh trùng chống lại sốc lạnh và hiệu ứng chuyển pha lipid.
Các đặc điểm cơ bản nhất và phổ biến nhất cho tất cả các chất pha
lỗng tinh dịch bao gồm: duy trì độ pH, độ thẩm thấu và cung cấp năng lượng
cho tinh trùng. Do đó, khả năng vận động và tốc độ trao đổi chất của tinh
trùng có thể được thay đổi bằng cách giảm chất pha loãng dưới pH 6,0. Ví dụ
độ pH thấp làm giảm khả năng vận động của tinh trùng và độ pH cao làm tăng
tốc độ trao đổi chất trong ống nghiệm (Donoghue và Wishart, 2000).
Theo Martin (2004), dung dịch pha loãng tinh dịch gia cầm gồm: natri
clorua (68g), kali clorua (17,33g), canxiclorua (6,42g), magie sunfat (2,5g),
natri bicarbonate (24,5g) và nước cất.


23

Theo Jones và Mann (1973) tinh trùng cực kỳ nhạy cảm với tổn thương
oxy hóa. Peroxid hóa lipit đóng vai trị hàng đầu trong sự lão hóa của tinh
trùng, rút ngắn tuổi thọ của nó trong ống nghiệm và ảnh hưởng đến việc bảo
quản của tinh dịch trong thụ tinh nhân tạo. Các q trình peroxid hóa gây ra
cấu trúc thay đổi, đặc biệt là ảnh hưởng tới acrosomal của tế bào tinh trùng,
mất khả năng vận động nhanh và thay đổi các thành phần nội bào. Peroxid
hóa lipit đã được xác định là một khí cạnh quan trọng ảnh hưởng tới q trình
oxy hóa trong tinh trùng của động vật có vú.
2.2.6. Cơ sở khoa học của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc
2.2.6.1. Học thuyết thụ tinh
Về mặt sinh học sinh sản của động vật là kết quả của sự gặp gỡ đặc biệt
(giao phối) giữa 2 cá thể khác giới (đực, cái) đã thành thục về tính ở thời điểm

thích hợp (biểu hiện động dục).
Tuy nhiên, qua các nghiên cứu đây chỉ là hình thức, thực chất quá trình
sinh sản của động vật phân giới là sự động hóa rất phức tạp giữa tế bào sinh
dục đực (tinh trùng) và trứng chín đã rụng hoặc sắp rụng, lúc đó con cái mới
chịu đực.
Như vậy, để đạt được kết quả thụ tinh, điều cần thiết là phải có các tế
bào sinh dục đực và cái đã thành thục, đang cịn khả năng thụ thai gặp nhau,
đồng hóa nhau trong điều kiện thích hợp.
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có thể thỏa mãn được điều kiện này. Ở thụ
tinh invivo, người ta đưa tinh trùng của con đực vào thân tử cung với dụng cụ
thích hợp, trong thời gian và kỹ thuật thích hợp, tinh trùng chắc chắn sẽ nhanh
chóng đến thụ tinh với trứng.
Ở kỹ thuật thụ tinh invitro, tinh trùng và trứng đều đã thành thục, qua
xử lý “khả năng hóa”, chúng sẽ thụ tinh với nhau trong điều kiện thích hợp và
hợp tử mới được tạo thành sẽ phát triển trong tủ nuôi tế bào.


24

Như vậy, để đạt được sự thụ tinh không nhất thiết phải cho con đực và
cái “gặp nhau đặc biệt”.
Đương nhiên, những tinh trùng chịu ảnh hưởng xấu của các điều kiện
lý - hóa đã giảm sức sống thì mất khả năng thụ thai với tế bào trứng.
2.2.6.2. Học thuyết thần kinh
Các tế bào sinh dục thu được trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo là kết quả
của các biện pháp “kỹ thuật nhân tạo”. Tuy nhiên, đó vẫn là những sản phẩm
của phản xạ sinh dục.
Học thuyết thần kinh của Pavlov chỉ ra rằng: mọi hoạt động sống của
động vật là hoạt động phản xạ. Có hai loại phản xạ: phản xạ khơng điều kiện
và phản xạ có điều kiện.

Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thành lập từ phản xạ không điều
kiện.
Tinh dịch thu được trong thụ tinh nhân tạo tuy không phải là kết quả
của sự giao phối tự nhiên nhưng phản xạ nhẩy giá của giống đực là phản xạ
có điều kiện mà con người đã thành lập cho con đực trên cơ sở phản xạ sinh dục
tự nhiên của nó.
Như vậy, tinh dịch thu được là tinh dịch thật, có chất lượng tốt, có khả
năng thụ thai cao như phản xạ sinh dục tự nhiên.
2.2.6.3. Học thuyết di truyền
Tinh trùng trong quá trình thụ tinh nhân tạo chịu tác động nhiều của các
yếu tố vật lý, hóa học. Các yếu tố vật lý - hóa học có ảnh hưởng sâu sắc đến
sức sống của tinh trùng ở ngoài cơ thể, trong điều kiện các yếu tố đó khơng
thích hợp có ảnh hưởng xấu, thậm chí làm chết tinh trùng. Trên cơ sở nghiêm
cứu cách nghiêm túc và sâu sắc sinh lý học tinh trùng, hóa sinh học tinh dịch,
các nhà khoa học đã chỉ ra các yếu tố lý - hóa cho tinh trùng sống lâu dài ở
ngoài cơ thể.


25

Mặc khác, sự di truyền các đặc điểm của thế hệ trước cho thế hệ sau
được quy định trên các gen của AND nằm trong nhân tế bào sinh dục mà bản
chất của gen là nucleoprotein.
Chỉ có các tinh trùng sống và rất khỏe mới có khả năng thụ tinh với
trứng. Tinh trùng vẫn giữ nguyên về cấu trúc, nghĩa là cấu trúc AND cũng
như cấu trúc của gen vẫn được ổn định.
Như vậy, sự di truyền các đặc điểm đời trước cho đời sau thông qua
tinh trùng trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vẫn được ổn định. Do vậy, sức sống
đời sau không bị ảnh hưởng.
2.2.7. Lịch sử ra đời của thụ tinh nhân tạo cho gia cầm

Thụ tinh nhân tạo sử dụng trong chăn nuôi gia cầm đã cho phép phổ biến
nhanh chóng vật liệu di truyền từ một số ít gia cầm trống vượt trội đến gia
cầm cái với số lượng nhiều. Từ những năm 1950, thụ tinh nhân tạo đã được
sử dụng trong chăn nuôi gia cầm rộng rãi, ban đầu ở Isreal và Úc, sau đó tới
Mỹ. Những nghiên cứu đầu tiên trong thụ tinh nhân tạo cho gia cầm được bắt
đầu ở Nga vào năm 1899 bởi Ivanow, người ta đã nghiên cứu thụ tinh nhân
tạo ở động vật trong trang trại bao gồm gia cầm.
Thụ tinh nhân tạo ở gia cầm lần đầu tiên thành công vào năm 1899 khi
Ivanov sản xuất trứng gà bằng cách sử dụng tinh dịch được lấy trong ống
dẫn tinh sau khi giết gà trống. Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gia cầm
được sử dụng rộng rãi khi Quinn và Burows năm 1936 báo cáo về kỹ thuật
khai thác tinh gà.
Năm 1937 Quinn và Burows đã mơ tả phương pháp mát xoa bóp
bụng để khai thác tinh dịch từ gà trống. Kỹ thuật này bao gồm kìm hãm con
trống và nhẹ nhàng vuốt ve lưng con trống từ phía sau cánh về phía đi
bằng những cú vuốt nhanh. Gia cầm trống đáp ứng với sự kích thích từ bên
ngồi, tài thời điểm đó người khai thác xử lý nhẹ nhàng để lộ ra gai giao


×