Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lồng trên hồ chứa thủy điện Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.24 KB, 22 trang )

B1- TMDANTMN

THUYẾT MINH DỰ ÁN
“Xây dựng mơ hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lồng trên
hồ chứa thủy điện Tun Quang’’
Thuộc chương trình " Xây dựng mơ hình ứng dụng và chuyển giao
khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và miền núi
giai đoạn từ nay đến năm 2010"
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN:

1. Tên Dự án:
“Xây dựng mơ hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lồng trên hồ chứa thủy điện
Tuyên Quang’’

2. Mã số:
3. Cấp quản lý: Bộ Khoa học và công nghệ.
Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 09-2007 đến tháng 09-2009
4. Kinh phí thực hiện:
2.100,0 triệu đồng
- Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương:
1.460,0 triệu đồng
- Ngân sách sự nghiệp khoa học địa phương:
92,0 triệu đồng
-Vốn huy động của các hộ nuôi:
548,0 triệu đồng
Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án: Trung tâm thủy sản Tuyên Quang
Địa chỉ: Đường Xuân Hòa 2, Phường Minh Xuân, Thị xã Tuyên Quang
Điện thoại: 027822458
E-mail:
5. Chủ nhiệm Dự án
Họ, tên: Nhữ Ngọc Dưỡng


Học hàm, học vị: Kỹ sư thuỷ sản - Chức vụ: Trại trưởng trại cá Hoàng Khai.
Địa chỉ: An Tường, Yên Sơn, Tuyên Quang
CQ: 027816614; NR: 027874861 ; Mobile: 0912436856
6. Cơ quan chủ trì chuyển giao cơng nghệ:
Tên cơ quan: Phịng Sinh học thực nghiệm, Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản I
Địa chỉ: Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
Điện thoại: 0241841934
Cán bộ chủ trì: TS. Bùi Quang Tề, chức vụ trưởng phịng
Email:
7. Quy mơ và địa điểm thực hiện dự án.
7.1. Quy mô: Gồm 35 khung lồng, tổng thể tích 1.680m3, thể tích hữu ích 1.260m3:
32 khung lồng nuôi cá Rô phi, thể tích hữu ích =1.152m3 (96 lồng x 6m3 hoặc 32 lồng x 18m3);
01 khung lồng ni cá Tra, thể tích hữu ích 36m3 (6 lồng x 6m3);
02 khung lồng nuôi cá từ giống nhỏ lên giống cỡ lớn, thể tích hữu ích là 72m3 (4 lồng x 18m3)
Số hộ tham gia: 20 hộ (mỗi hộ 2-3 lao động)
7.2. Địa điểm :
- Hồ chứa thủy điện Tuyên Quang, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
8. Tính cấp thiết của dự án:
8.1. Căn cứ để lựa chọn nội dung và địa bàn thực hiện dự án.
8.1.1 Cơ sở pháp lý.
1


- Quyết định số: 224/1999/QĐ-TT ngày 8 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2010.
- Quyết định số : 251/1998/QĐ -TTg ngày 25 tháng12 năm 1998 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản.
- Quyết định số 122/2004/QĐ-TTg ngày 05/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Phê duyệt Chương trỡnh Xõy dựng mụ hỡnh ứng dụng và chuyển giao KH - CN phục vụ
phỏt triển kinh tế - xó hội nụng thụn và miền nỳi giai đoạn từ nay đến năm 2010".

- Quyết định số 09/2005/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Cơng nghệ về Quy chế quản lý Chương trình: “Xây dựng mơ hình ứng dụng
và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và
miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010”.
- Thơng tư liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ số
39/2005/TTLT/BTC-BKHCN ngày 23/5/2005 về việc hướng dẫn quản lý tài chính của
Chương trình "Xây dựng mơ hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010".
- Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Tuyên Quang lần thứ XIV về phát triển
thủy sản của tỉnh.
- Căn cứ vào Báo cáo tổng hợp tháng 3/2007 quy hoạch phát triển Thủy sản tỉnh Tuyên
Quang đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
8.1.2 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế- xã hội của vùng thực hiện dư án (huyện Na Hang
Tỉnh Tuyên Quang).
a) Điều kiện tự nhiên.
+ Vị trí địa lý: Na Hang là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm
thị xã Tuyên Quang 111km về phía bắc.
Phía bắc giáp huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang, huyện Bảo lạc tỉnh Cao Bằng.
Phía đơng giáp huyện chợ đồn tỉnh Bắc Cạn.
Phía nam giáp huyện Chiêm Hóa tỉnh Tun Quang.
Phía tây giáp huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.
* Tọa độ địa lý. Độ kinh Đông:105o8 đến 105o36. Độ vĩ bắc: 22o14 đến 22o49..
+ Địa hình địa thế: Na Hang nằm trong vùng đồi núi cao của tỉnh Tun Quang, có
diện tích rừng che phủ là 113.688,55 ha.
Độ dốc phổ biến 25 o - 35o( chiếm 65% diện tích tự nhiên)
+ Đất đai: Quá trình hình thành đất chủ yếu là do q trình Ferarit hóa, tầng đất nhiều
mùn, pH đất từ 4,5 đến 6.
+ Sông suối. Huyện nằm trong lưu vực của hai con sông lớn: sông Gâm bắt nguồn từ
Trung Quốc chảy qua địa bàn huyện với chiều dài 53km, hướng sông chảy từ bắc suống
nam. Sông Năng bắt nguồn từ hồ ba bể (tỉnh Bắc Cạn) chảy qua địa bàn huyện với chiều

dài 25km. Ngồi ra cịn có 2 con suối lớn là Khuổi Trang và suối Pắc Nậm và các khe
suối nhỏ khác nữa.
b) Hiện trạng hồ chứa: Hồ thuỷ điện Tuyên Quang được xây dựng từ năm 2002, đến
tháng 4/2006 bắt đầu tích nước, hiện nay hồ đang trong giai đoạn giàu dinh dưỡng. Tồn
bộ diện tích mặt thoáng của hồ là 8.000 ha nằm gọn trong địa bàn huyện Na Hang. Cao
trình của hồ ở 120m, đến nay chưa tổ chức các hình thức ni cá trên hồ, chưa tận dụng
nguồn thức ăn tự nhiên.
+ Đặc điểm khí hậu.
2


Lượng mưa
Na Hang nằm trong vùng khí hậu của vùng trung du miền núi, mùa mưa thường bắt
đầu từ tháng 5 - tháng 11 hàng năm, trong thời gian này mưa sẽ đưa mùn bã hữu cơ từ các
cánh rừng phịng hộ phía thượng lưu hồ về lịng hồ cung cấp dinh dưỡng cho lịng hồ.
Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.050mm.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình vào mùa đơng từ 9-24 oc, vào mùa hè từ 25- 34oc. Nhiệt độ trung
bình năm là 27oc.
Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm trung bình là 84%.
c) Điều kiện kinh tế xã hội.
Dân số và lao động. Dân số trên 56.943 người với 10.910 hộ và gồm 15 dân tộc anh em
chung sống, dân số đang trong độ tuổi lao động 30.055 nguời. Bình quân lương thực năm
2005 đạt 420kg/người/ năm. Sản lượng thủy sán theo đánh giá sơ bộ năm 2005 là 78.2 tấn
trong đó sản lượng thủy sản đánh bắt là 29,9 tấn, sản lượng do nuôi trồng Thủy sản cung
cấp là 51,3 tấn. Giá bán một số loại cá thịt trên địa bàn huyện; Cá Chép 25.000đ/kg. Cá
Rô phi 15.000đ/kg. Cá Trắm cỏ 20.000 - 25.000đ/kg.
Huyện có 84km đường tỉnh lộ, 160km đường huyện lộ.
8.1.3 Sự cần thiết phải đầu tư.
Nghề ni cá lồng ở tỉnh Tun Quang được hình thành rất lâu nhưng mới chỉ dừng lại

ở phương thức nuôi cá lồng trên sông suối chưa tận dụng được tiềm năng nuôi cá lồng hồ
chứa, các đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ dễ dịch bệnh và được ni theo hình thức
bán thâm canh hiệu quả kinh tế thấp. Mặt khác hồ thủy điện Tuyên Quang mới ngập
nước từ năm 2006, khi hồ chứa mới ngập nước một vài năm đầu, tốc độ sinh trưởng của
cá cao hơn ngồi sơng suối do giai đoạn này giàu dinh dưỡng nguồn thức ăn tự nhiên
phong phú, cần phải đưa công nghệ nuôi cá lồng bè vào sản xuất để tận dụng nguồn
thức ăn tự nhiên sẵn có ở lịng hồ nâng cao hiệu quả kinh tế tạo công ăn việc làm cho
dân sống quanh vùng lòng hồ. Đồng thời kết hợp giữa nuôi trồng Thủy sản và bảo vệ
nguồn lợi Thủy sản lòng hồ. Căn cứ vào đặc điểm sinh học của các lồi cá ni và
những ưu thế thuận lợi của hồ thuỷ điện Tuyên Quang việc áp dụng khoa học công nghệ
nuôi cá lồng trên hồ là cần thiết và cấp bách.
Chiến lược phát triển Thủy sản của ngành.
- Trong chương trình phát triển ni trồng thuỷ sản đến năm 2010 của Bộ Thuỷ sản đã
được Thủ tướng chính phủ phê duyệt : Đến năm 2010 sản lượng ni trồng thuỷ sản sẽ
đạt 2 triệu tấn đóng góp khoảng 60% - 65% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, chương
trình cũng đề ra chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD và tạo điều kiện việc làm
cho 3 triệu lao động. Trong chương trình này, Bộ thuỷ sản đặc biệt chú ý đến chương trình
ni cá Rô phi xuất khẩu
Ở Việt Nam, các hồ chứa lớn như hồ thủy điện Trị An ( Đồng Nai), hồ dầu Tiếng
(Tây Ninh- Bình Phước) ni cá trên hồ rất phát triển. Trên mỗi hồ đặt hàng trăm lồng bè.
Nuôi cá lồng bè trên hồ là một trong các hình thức ni tiên tiến, chăm sóc cho ăn trực
tiếp theo nhu cầu của cá khơng lãng phí thức ăn, thu hoạch đồng loạt, tạo sản phẩm hàng
hóa tập trung, thời gian nuôi ngắn, giá trị kinh tế mang lại cao. Hồ thủy điện Thác Bà và
hồ chứa của Thái Nguyên đã được thử nghiệm nuôi Cá Rô phi, năng suất đạt 40kg/m 3
(theo Bùi Huy Cộng; đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi cá Rôphi lồng
trên sông và hồ chứa miền Bắc, đã nghiệm thu cấp Bộ tháng 12/2005) và Cá tra đạt năng
3


suất 60-100kg/m3 (theo Bùi Quang Tề; đề tài: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nuôi tôm Sú,

cá Ba sa, cá Tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiệm thu cấp nhà nước 9/2006).
Tuyên Quang cần áp dụng phương thức nuôi này để tận dụng tiềm năng mặt nước.
Cá Rơ phi (Oreochromis) là lồi cá rất dễ ni và được nuôi phổ biến. Cá rô phi
được nuôi trong ao, hồ, ruộng và trong lồng bè. Cá phát triển tốt trong môi trường nước
ngọt và nước mặn, lợ; chịu được biên độ giao động nhiệt từ 9- 42 0C, pH: 6-9. Cá có thể
sống nơi nước bẩn, lượng oxy hồ tan thấp, khả năng kháng bệnh cao. Rô phi là loài cá
ăn tạp bao gồm sinh vật phù du và thiên về mùn bã hữu cơ. Cá rô phi sử dụng tốt các loại
thức ăn chế biến. Nuôi trong lồng bè theo hình thức ni bán cơng nghiệp có thể đạt khối
lượng cá thể 400-600g trong thời gian 5-6 tháng.
Cá Tra (Pangasianodon) là loài cá bản địa của Việt Nam và một số nước trong lưu
vực sông Mê Kông. Cá Ba sa được nuôi truyền thống trong bè trên sông Mê Kông của
Việt Nam, Cămpuchia. Cá sống chủ yếu ở nước ngọt, chịu đựng ở nước lợ <10‰, pH>4.
Cá Tra thân dài, màu sắc đen xám, bụng hơi bạc, có cơ quan hơ hấp phụ nên có thể sống ở
ao hầm chật hẹp, thiếu oxy, do đó ni được mật độ dầy.
Cá Tra là loài ăn tạp và dễ dàng chuyển đổi thức ăn. Cá Tra thức ăn thiên về động
vật, như nhuyễn thể, cá, côn trùng. Khi nuôi trong ao Cá Tra có khả năng thích nghi với
nhiều loại thức ăn như mùn bã hữu cơ, cám, rau, động vật đáy, thức ăn hỗn hợp và xác
động vật chết. Ngồi tự nhiên, cá Tra có thể sống trên 20 năm, cỡ cá lớn nhất đã gặp dài
1,8m. Nuôi trong ao một năm đạt cỡ 1,0-1,5kg/con. Tại Tuyên Quang năm 2006 đã nuôi
1ha trong ao đất tại huyện Sơn Dương cho kết quả đạt cỡ 0,7-0,8 kg/con sau 6 tháng.
Chứng tỏ cá Tra là lồi ni phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại tỉnh Tun Quang và có
thể ni lồng trong các hồ chứa.
Triển khai dự án sẽ đáp ứng được sự đòi hỏi cấp thiết của địa phương trong q trình
thực hiện chính sách giảm nghèo (tỷ lệ nghèo cuối năm 2005 là 49,61%), giải quyết việc
làm cho các hộ tái định cư (tổng số hộ phải di chuyển tái định cư để xây dựng thủy điện
là 4.174 hộ- 19.988 khẩu) và phát triển kinh tế.
Triển khai dự án là Chương trình phù hợp với chiến lược phát triển của ngành thủy
sản. Chương trình Rơ phi, lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện địa phương,
dễ ni.
Tình hình nghiên cứu và triển khai trong nước.

Để góp phần khôi phục và phát triển nghề nuôi cá Rô phi ở nước ta, trong những năm
1994 - 1997, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản I đã nhập nội và thuần hố Rơ phi O.
niloticus từ Philippines và Thái Lan. Trong đó, cá Rơ phi dịng GIFT là dịng có sức sinh
trưởng cao nhất, nên được sản xuất tiếp nhận và phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các
tỉnh đồng bằng sông Hồng. Để ổn định và nâng cao phẩm giống của dịng Rơ phi (GIFT)
mới nhập, từ năm 1998 đến nay, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã tiến hành
chương trình chọn giống dịng cá này nhằm tăng sức sinh trưởng và khả năng chịu lạnh.
Sau 3 năm thực hiện, đến năm 2000 đã chọn được dịng cá Rơ phi có sức sinh trưởng cao
hơn 16,6% so với đàn cá GIFT nhập nội (Nguyễn Cơng Dân và ctv, 2001). Hiện nay
chương trình chọn giống vẫn đang được tiến hành ở Viện I với nguồn kinh phí của Dự án
NORAD. Từ năm 2000 đến nay, dịng cá Rơ phi GIFT chọn giống đã được cơng nhận là
ưu việt và đề nghị phát tán nuôi trong cả nước. Trong năm 2002, thơng qua chương trình
khuyến ngư của Trung tâm khuyến ngư Trung ương, Viện I đã cấp hơn 100 vạn cá GIFT
giống (thế hệ chọn giống thứ 5) cho 61 tỉnh thành trong cả nước để nuôi thành cá bố mẹ
4


và quy trình sản xuất cá Rơ phi đơn tính bằng hormol chuyển đổi giới tính trong đố có
tỉnh Tun Quang. Qua 2 năm sản suất, Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang đã sản xuất
được mỗi năm 90 vạn cá Rơ phi đơn tính đực 21 ngày tuổi đảm bảo chất lượng cung cấp
cho nhu cầu của nhân dân. Năm 2007 dự tính sản xuất được hơn 200 vạn cá 21 ngày tuổi
cung ứng cho dự án và nhu cầu trong tỉnh.
Việt Nam trong 10 năm qua tốc độ sản xuất Cá Tra và Cá Ba sa tăng trưởng rất cao,
năm 1997 sản lượng nuôi 22.000tấn, đến năm 2006 sản lượng đạt 800.000tấn. Hiện nay
giá bán sản phẩm đã đạt tới đỉnh cao 17.000đ/kg. Theo Bùi Quang Tề (2006) năng suất ở
phía Nam ni ao đạt 180-200tấn/ha/vụ, ni lồng 80-100kg/m 3, năng suất ở Phía Bắc
ni ao 35 - 40tấn/ha/vụ. Nuôi lồng trên hồ Thác Bà đạt 60-100kg/m 3. Giá thành Cá Tra
ni ở phía Nam khoảng 10.000 - 11.000đ/kg, ở phía Bắc 11.000 - 12.000đ/kg.
Đứng trước nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, Bộ Thủy sản đã chỉ đạo và định
hướng cho nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và ni cá Tra, cá Rơ phi nói riêng ngồi việc

đảm bảo sản lượng cũng cần có những giải pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho sản xuất phát triển
bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm.

9. Tính tiên tiến và thích hợp của cơng nghệ.
* Tính tiên tiến và tính thích hợp của cơng nghệ được chuyển giao và tiếp nhận:
- Năng suất cao, cá sạch an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm tập trung.
- Không ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường, giao thông đường thủy.
- Giúp cho hoạt động Thuỷ sản phát triển tạo sản phẩm mang tính hàng hố.
- Đem lại hiệu quả kinh tế cho nơng dân trong tiến trình hội nhập.
* Các đề tài mới đã nghiên cứu và chuyển giao của Viện thuỷ sản I trong thời gian qua:
1) Dự án sản xuất thử cấp Nhà nước: Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất cá Rô phi chất
lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Mã số: KC.06-DA.12NN. Đã nghiệm thu cấp Nhà
nước tháng 12 năm 2005, đạt loại khá. Triển khai từ 2003-2005, đã xây dựng công nghệ
nuôi cá rô phi cao sản, chất lượng cao trong ao và lồng bè, theo hướng công nghiệp mở
rộng để áp dụng vào sản xuất. Dự án đã thực hiện ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía
Bắc, sản xuất 345,5tấn cá thịt cỡ trên 500g/con, có 190 tấn xuất khẩu và 155,5 tấn tiêu thụ
ở thị trường nội địa.
2) Đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nuôi tôm Sú, cá Ba sa và cá Tra
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mã số KC-06-20.NN. Nghiệm thu cấp Nhà nước
ngày 30 tháng 9 năm 2006 đạt kết quả loại khá, thực hiện từ 2003-2005. Xây dựng Quy
trình ni cá Tra đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm ở miền Bắc, năng suất nuôi ao từ 3540tấn/ha/vụ, năng suất nuôi lồng ở hồ Thác Bà đạt từ 60 - 100kg/m3.
3) Đề tài: Nghiên cứu sản xuất thức ăn viên nổi từ nguồn nguyên liệu địa phương phục
vụ nuôi cá Tra và nuôi cá rô phi thương phẩm. Do Dự án SUFA tài trợ. Đã nghiệm thu cấp
Bộ tháng 12 năm 2005, đạt loại khá, thực hiện từ 2004- 2005. Đã lập các công thức thức ăn
khác nhau bằng nguyên liệu địa phương. Thực nghiệm nuôi cá Rô phi trong giai, nuôi lồng
trên sông và đã lựa chọn được 4 công thức thức ăn: tốt nất là công thức thức ăn RP2 để nuôi
cá rô phi từ 20-250g; Công thức thức ăn RP4 để nuôi cá rô phi từ 250-500g; Công thức
thức ăn A để nuôi cá tra từ 100-500g; Công thức thức ăn H để nuôi cá tra từ 500-1000g.
4) Đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi cá Rô phi (O. niloticus) lồng
trên sông và hồ chứa ở Miền Bắc. Đã nghiệm thu cấp Bộ tháng 12 năm 2005. Thử nghiệm

5


nuôi mật độ 100 con/m3 lồng, cỡ cá thả 20-30 g/con với hệ số thức ăn từ 1,8-2,0, sau 6
tháng nuôi cỡ cá rô phi thương phẩm 600g/con cho hiệu quả kinh tế cao.
Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tiến bộ KHKT trên sẽ giúp cho địa phương tiếp
cận KHCN tiên tiến, đảm bảo dự án thành công.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN

10. Mục tiêu:
10.1. Mục tiêu chung:
Ứng dụng công nghệ nuôi Cá Rơ phi và ni Cá Tra an tồn vệ sinh thực phẩm,
chuyển giao công nghệ nuôi cá lồng cho các hộ dân sống ở vùng hồ chứa của tỉnh và phát
triển bền vững trên hồ thủy điện Tuyên Quang, nâng cao hiệu quả nuôi trồng Thủy sản
10.2. Mục tiêu cụ thể:
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi Cá Rô phi, Cá Tra thương phẩm, sau hai năm sản
xuất: sản lượng 120 tấn (trong đó 115 tấn cá Rơphi; 5 tấn Cá Tra), năng suất cá Rôphi đạt
40kg/m3 và Cá Tra 60kg/m3, sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực
phẩm. Sản xuất 250.000 Cá Rô phi giống và 5.000 Cá Tra giống.
- Xây dựng các giải pháp kỹ thuật về lồng, con giống, thức ăn, môi trường và bệnh
của cá đảm bảo chất lượng và an tồn vệ sinh thực phẩm (khơng có dư lượng kháng sinh,
độc tố, vi sinh vật gây bệnh, ký sinh trùng nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng), kỹ
thuật nuôi lồng Cá Rô phi và Cá Tra phù hợp với điều kiện khả năng thực tiễn tại hồ thủy
điện Tuyên Quang.
- Tạo công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả nuôi, tăng thu nhập cho những hộ dân
có u cầu ni lồng, đặc biệt các hộ tham gia dự án
- Báo cáo khoa học đánh giá hiệu quả kinh tế của các công nghệ nuôi đã được thực
hiện để làm cơ sở phát triển, nhân rộng, khai thác tối đa tiềm năng mặt nước hồ chứa.

11. Nội dung:

11.1. Đánh giá thực trạng nuôi trồng thủy sản (NTTS), khai thác và sinh kế người dân
trong vùng hồ thủy điện Tuyên Quang
+ Thực trạng khai thác và sinh kế của người dân vùng ven hồ
+ Thực trạng sản xuất NTTS.
+ Đánh giá thực trạng NTTS tại vùng hồ:
- Thuận lợi, khó khăn
- Đề xuất các giải pháp
11.2. Xây dựng ban quản lý vùng ni an tồn có sự tham gia của cộng đồng
- Thành lập Ban quản lý vùng ni.
- Thống nhất xây dựng chương trình các hoạt động, lập kế hoạch cùng quản lý đầu tư.
- Xây dựng Quy chế, điều lệ tổ chức, hoạt động của ban quản lý vùng ni an tồn.
11.3. Tập huấn chuyển giao công nghệ nuôi lồng cho đơn vị ứng dụng.
- Thiết kế lồng bè nuôi
- Kỹ thuật nuôi Cá Rô phi và Cá Tra trong lồng
- Quản lý môi trường và sức khỏe cho cá nuôi
11.4. Chọn các đơn vị, hộ tham gia và trình diễn mơ hình ni cá lồng
11.4.1. Mơ hình ương giống Cá Rơ phi
6


- Ương cá giống nhỏ ở ao đất (diện tích 500-1000m2); Mật độ thả (cá chuyển giới tính 21
ngày tuổi) 100-150con/m2; Thời gian nuôi 30 ngày từ tháng 4-5 năm 2007 và 2008; Cá
giống thu hoạch, đạt cỡ 2-5g/con. Nguồn gốc; nhập từ Viện Thuỷ sản I và trại cá Hoàng
Khai - Trung tâm thuỷ sản Tuyên Quang.
- Ương cá giống lớn ở lồng lưới(2*2*2), mật độ 100- 150con/m 3; Thời gian nuôi 50-60
ngày từ tháng 5-7/2007và 2008, cá thu hoạch cỡ 50-80g/con. Nuôi cá rô phi thương
phẩm dùng cá giống lớn lưu qua đông mới đảm bảo trọng lượng ni cá thương phẩm
11.4.2. Mơ hình ương Cá Tra giống:
- Ao đất (500-1.000m2), mật độ 50-100con/m2, Thời gian nuôi 25-30 ngày từ tháng 4-5
năm 2007 và 2008, cỡ thu hoạch 8-10 g/con

- Lồng lưới (2*2*2m), thể tích hữu ích 8m 3, mật độ 150-200con/m3 Thời gian nuôi 4050 ngày từ tháng 5-6 năm 2007 và 2008, cỡ thu hoạch 50-100g/con, đảm bảo chất lượng
tốt. Nguồn gốc được nhập từ Viện NCNTTS - II.
11.4.3. Nuôi lồng Cá Rô phi trên hồ chứa
+ Kỹ thuật nuôi lồng Cá Rô phi
- 32 khung lồng: gồm 96 lồng lưới (2 x 2 x 2m), thể tích hữu ích 576m 3 và 32 lồng (3
x 4 x 2m), thể tích hữu ích 576m3
- Mật độ thả 80-100 con/m3, thời gian nuôi 6-8 tháng/1 chu kỳ (từ tháng 5 năm
2007,2008)
- Năng suất > 40kg/m3 lồng, cỡ cá thu hoạch 400-600g/con
- Đảm bảo ATVSTP về dư lượng kháng sinh (Chloramphenicol, Nitrofuran, Tetracyclin,
Fluoroquinolones), độc tố nấm (Aflatoxin), Xanh Malachite, Dipterex, vi sinh vật gây
bệnh (Vi khuẩn hiếu khí tổng số, fecal coliform; E. coli; Salmonella; Staphylococcus), ký
sinh trùng (Clonorchis) nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng
11.4.4. Nuôi lồng Cá Tra trên hồ chứa
+ Kỹ thuật nuôi lồng Cá Tra
- Một khung lồng gồm 6 lồng lưới (2 x 2 x 2m), thể tích hữu ích 36m3
- Mật độ 60 con/m3, thời gian nuôi 6-8 tháng/1chu kỳ/năm (từ tháng 5-12 hàng năm)
- Năng suất > 60kg/m3 lồng; cỡ cá thu hoạch 1.000-1.200g/con
- Đảm bảo ATVSTP về dư lượng kháng sinh (Chloramphenicol, Nitrofuran,
Tetracyclin, Fluoroquinolones), độc tố nấm (Aflatoxin), Xanh Malachite, Dipterex, vi sinh
vật gây bệnh (Vi khuẩn hiếu khí tổng số, fecal coliform; E. coli; Salmonella;
Staphylococcus), ký sinh trùng (Clonorchis) nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
11.5. Thiết kế, thi công lồng bè
+ Thiết kế lồng bè nuôi
- Lồng lưới ni lơng (a=10-15mm), kích thước 2 x 2 x 2m (thể tích hữu ích 6m3)
- Mỗi khung lồng gồm 6 chiếc lồng lưới (thể tích hữu ích 36m3)
- Mỗi một bè ni gồm có 2-4 khung lồng
+ Chọn vị trí đặt lồng bè ni
- Dự kiến chọn một điểm tại thị trấn Na Hang, huyện Na Hang
+ Phương án thi công và triển khai

- Lồng lưới thuê đơn vị chuyên sản xuất lưới thi công theo thiết kế của dự án
- Thi công bè tại địa điểm đặt lồng bè.
11.6. Đánh giá tác động môi trường khi nuôi cá lồng
+ Đánh giá thực trạng các yếu tố môi trường tác động đến NTTS trước khi nuôi
7


- Thủy hóa, thuỷ lý: nhiệt độ, pH, O2, kiềm, PO4, NH3, NO3, NO2, H2S, độ trong.
- Vi sinh vật: Vi khuẩn hiếu khí tổng số, Fecal coliform, E. coli, Salmonella,
+ Quản lý và theo dõi môi trường trong khi ni
- Biến động các chỉ tiêu thủy hóa tại địa điểm nuôi: so sánh trước khi thực hiện dự
án và sau khi thực hiện dự án.
- Biến động vi sinh vật: Vi khuẩn hiếu khí tổng số, Fecal coliform, E. coli,
Salmonella, Staphylococcus tại địa điểm nuôi; so sánh trước khi thực hiện dự án và sau
khi thực hiện dự án.
11.7. Quản lý sức khỏe của Cá Rô phi và Cá Tra trong q trình ni
- Theo dõi diễn biến sức khỏe của cá trong chu kỳ nuôi.
- Các chỉ tiêu sức khỏe cá giống trước khi nuôi và trong quá trình ni.
- Lựa chọn các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học được phép dùng cho phòng trị bệnh.
- Đánh giá các bệnh có thể xuất hiện mới trong vùng ni cá
11.8. Hội thảo đầu bờ, trình diễn mơ hình và đánh giá kết quả ứng dụng.
- Thành phần: Cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học của tỉnh Tuyên Quang và các
hộ dân nuôi cá của dự án.
- Thảo luận và đánh giá các kết quả đã thực hiện tại vùng dự án

12. Giải pháp thực hiện công nghệ:
12.1. Thiết kế lồng lưới phù hợp với hồ thuỷ điện Tuyên Quang.

Hình 1: Khung lồng bằng nguyên liệu địa phương
- Khung lồng có kích thước 7,8 x 6,6 m đủ treo được 6 lồng lưới (2 x 2 x 2m) hoặc 2

lồng lưới (3 x 4 x 2m) tạo thành một khung lồng. Khung lồng thiết kế bằng khung tre hóp
được đặt trên hệ thống phao bằng thùng phuy sắt (hoặc nhựa) dung tích 200 lít (xem hình 1).
- Tùy theo khu vực có lưu tốc dịng chảy, thống có thể đặt cụm lồng từ 2-4 khung lồng.
8


Hình 2. Lồng lưới
- Lồng lưới làm bằng sợi nilon có mắt lưới a5 sợi 210/3 sử dụng ương cá hương và cá
giống. Lưới sợi nilon có mắt lưới a10- a15 sợi 210/9 sử dụng cho giai đoạn nuôi cá thương
phẩm. Mỗi lồng lưới đều có nắp lưới đậy để tránh cá bị thất thốt (xem hình 2).
- Dựng nhà kho và nhà quản lý trên cụm bè với diện tích 40 m2 /chiếc (xem hình 3)

Hình 3: Cụm lồng nuôi
12.2. Chọn nguyên liệu và thiết kế lồng
Vật liệu sử dụng thiết kế lồng ni cá gồm có tre, thùng phuy, lưới nylon kích cỡ mắt
lưới khác nhau phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cá.
Thiết kế khung bè bao gồm 2 mặt, mặt trên và mặt dưới, mỗi mặt được làm bằng 10 cây
tre (mỗi khung lồng cần 20 cây tre). Các góc nối của khung lồng cố định bằng thép  = 8
mm.
Sử dụng thùng phuy có đường kính 0,5 m và dài 1,2 m làm phao. Các phao được cột
chặt vào khung lồng bằng 4 cây tre, 2 cây ở mặt trên khung và 2 cây ở mặt dưới khung.
9


Mặt trên và mặt dưới khung lồng ép chặt với phao nhờ các sợi thép  = 8 mm. Do thùng
phuy hình trụ nên dùng dây thép ( = 2 mm) cột chặt với khung tre. Mặt dưới khung lồng
chìm dưới nước, mặt trên khung lồng lát tre cây (hoặc ván gỗ) tạo đường đi.
Thiết kế lồng lưới: Sử dụng lưới nylon, mắt lưới a = 5mm và a = 10-15 mm, sợi lưới
210/14 - 210/16, kích thước lồng 2 x 2 x 2m và 3 x 4 x 2m . Góc đáy giai có 4 dây để
buộc chì và 4 góc trên được buộc cố định vào khung bè. Mặt trên lồng có nắp (cửa) để

cho cá ăn kích thước nắp 0,60 m2, nắp lồng làm bằng lưới cước mắt lưới a = 1 mm .
12.3. Chọn vị trí đặt lồng
- Lồng được đặt ở nơi thơng thống, khơng ảnh hưởng đến giao thơng đường thuỷ. Có
độ sâu trên 4m khi nước hồ cạn nhất và cách bờ hồ ít nhất 10-15m. Khu vực có lưu tốc
dịng chảy(0,2 - 0,3)m/s. Có thể thiết kế một cụm khung lồng từ 5-6 khung lồng (30-36
lồng lưới). Khu vực khơng có lưu tốc dịng chảy thì chỉ nên đặt 2-4 khung lồng (12-24 lồng
lưới).
- Địa điểm đặt lồng: Thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, Tun Quang.
12.4. Chi phí thi cơng lồng ni
Để hồn thiện một cụm lồng ni 24 m 3 chi phí 4 triệu đồng. Theo điều tra các nguyên
vật liệu mà nông dân của thị xã Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái, và Hà Tây đã sử dụng
làm lồng, chi phí cho một lồng tre 24m 3 là 4 triệu đồng, lồng gỗ 24m 3 là 6,5 triệu đồng.
Như vậy, với kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy chi phí thiết kết và xây dựng lồng bè
cho nuôi Cá Rô phi, Cá Tra tương đương hoặc thấp hơn so với lồng bè truyền thống. Việc
sử dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương trong xây dựng lồng bè ni cá là hồn tồn
phù hợp với điều kiện kinh tế thấp của nông dân vùng ven sông và hồ. Đây là giải pháp
kinh tế thuận tiện cho việc thi công, lắp đặt lại đơn giản và sử dụng được từ 3 đến 4 năm.
12.5. Công nghệ nuôi thương phẩm Cá Rô phi, Cá Tra bằng lồng trên hồ Na Hang.
- Công nghệ nuôi lồng Cá Rô phi và Cá Tra tiên tiến hơn các công nghệ khác là tạo ra sản
phẩm tập trung và chất lượng đảm bảo ATVSTP phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Công nghệ này được áp dụng trên hồ chứa Na Hang - Tuyên Quang.
- Cá Rô phi nuôi với mật độ 80-100 con/m 3, Cá Tra nuôi với mật độ 60-65con/m3 dùng
thức ăn tự chế và thức ăn viên nổi với hàm lượng protein (18%-26%).
- Quản lý chăm sóc: Hàng tuần vệ sinh lồng lưới đảm bảo lồng được thông thống.
- Theo dõi mơi trường: thu mẫu và phân tích định kỳ các yếu tố môi trường như sau:
- Đo nhiệt độ, Oxy hồ tan, pH, hàng ngày phân tích lúc 6.00 và 14.00 giờ
- PO4, NH3, NO3, H2S, độ trong: phân tích một tuần/lần.
- Các chỉ tiêu thủy hóa phân tích bằng máy Smart 2 hoặc dùng test SEDA; độ trong đo
bằng đĩa sechi.
- Khẩu phần cho ăn: 2- 5% khối lượng cá/ngày.,

+ Cỡ cá 8- 80 gr cho ăn 5% khối lượng thân cá.
+ Cỡ cá 80- 130 gr cho ăn 3% khối lượng thân cá.
+ Cỡ cá > 150 gr cho ăn 2% khối lượng thân cá.
- Thức ăn tự chế biến dựa nguyên liệu địa phương sẵn có, các cơng thức phù hợp
theo nhu cầu của cá nuôi.
- Sử dụng thức ăn viên nổi do Viện NCNTTS 1 và các hãng có uy tín trong nước sản xuất
nhằm đánh giá và so sánh với thức ăn tự chế thông qua chỉ tiêu về giá thành sản phẩm.
- Đánh giá tỷ lệ sống và hệ số thức ăn: khi thu hoạch kiểm tra tỷ lệ sống, khối lượng
cá tăng trong và khối lượng thức ăn đã sử dụng.
10


Số cá thu hoạch
Tỷ lệ sống (% ) = --------------------- x 100
Số cá thả ban đầu
Khối lượng thức ăn đã sử dụng
Hệ số thức ăn = ---------------------------------------Khối lượng cá tăng trọng
12.6. Giải pháp về mặt bằng lồng nuôi cá trên vùng hồ thủy điện Na Hang:
Theo dự thảo Báo cáo tổng hợp quy hoạch thủy sản tỉnh Tuyên Quang đến 2010 và
định hướng 2020 sẽ phát triển nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Tuyên Quang 600 bè nuôi.
Mỗi bè dự kiến 12-24 lồng nuôi. Các bè nuôi đảm bảo đủ điều kiện sinh hoạt cho công
nhân, chế biến thức ăn, thao tác kỹ thuật và tạo điều kiện thăm quan du lịch.
12.7. Giải pháp về đào tạo:
- Các hộ tham gia dự án và các hộ nuôi thủy sản với số lượng là 150 người được tập
huấn học các quy trình cơng nghệ ni cá và được thực hành ngay trên các lồng ni.
- Cơ quan chuyển giao có kinh nghiệm tập huấn kiến thức các công nghệ nuôi. Các
chuyên gia hướng dẫn từng kỹ thuật cụ thể cho các hộ nuôi tại lồng nuôi.
- Mở lớp tập huấn các quy trình cơng nghệ ni cá và quản lý vùng nuôi. Thành phần
tham dự gồm các hộ nuôi cá của dự án và nhân dân các xã vùng ven hồ.
12.8. Giải pháp về tổ chức sản xuất.

- Cơ quan chuyển giao sẽ tư vấn và giúp đỡ Trung tâm thủy sản Tuyên Quang xây
dựng, thành lập ban quản lý vùng nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang, xây
dựng các điều lệ, quy chế vùng nuôi an tồn.
- Các hộ ni cá lồng phải quản lý các phần đầu tư của mình và của Nhà nước đầu tư, đồng
thời chấp hành các quy chế của một vùng nuôi, hợp tác trên nguyên tắc một cộng đồng.
12.9. Giải pháp về bảo vệ an ninh.
Đây là công tác quan trọng nhằm bảo vệ tồn diện vùng ni, bảo vệ tài sản của nhà
nước và của nhân dân.
- Tuyển chọn các hộ có khả năng ni trồng thuỷ sản, có uy tín với chính quyền địa
phương, thơn bản.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương sở tại quanh vùng hồ, hợp
tác liên kết cùng thực hiện kế hoạch bảo vệ.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm trong việc triển khai
thực hiện dự án, các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện Na Hang và các đơn vị khác
trong cơng tác đảm bảo an ninh cho Chương trình.
12.10 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Nhu cầu về cá thương phẩm của tỉnh Tuyên Quang là rất lớn hiện nay qua khảo sát thị
trường thì bình quân mỗi ngày lượng cá thương phẩm từ các tỉnh bạn cung cấp cho nhu
cầu của tỉnh từ 4- 5 tấn cá các loại, Với giá bán bình quân từ 16.000 - 18.000đ/kg.
- Sản phẩm được tiêu thụ tại địa phương: thị xã Tuyên Quang và các huyện thị lân cận,
dự kiến mỗi ngày tiêu thụ 2 tấn. Mỗi năm sản xuất 60 tấn cá thương phẩm, sẽ tiêu thụ thời
gian 1-1,5 tháng (60-75ngày), bắt đầu từ 15/11 đến 30/01 năm sau.
- Sản phẩm cá thương phẩm khi thu hoạch đảm bảo ANTVSTP về dư lượng kháng sinh
(Chloramphenicol, Nitrofuran, Tetracyclin, Fluoroquinolones), độc tố nấm (Aflatoxin),
11


Xanh Malachite, Dipterex, vi sinh vật gây bệnh (Vi khuẩn hiếu khí tổng số, Fecal
Coliform; E. coli; Salmonella; Staphylococcus), ký sinh trùng (Clonorchis) nguy hiểm
cho sức khỏe người tiêu dùng.

- Cá Rô phi và Cá Tra Là sản phẩm của dự án, cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm
quyền (Cục Quản lý chất lượng và vệ sinh thú y thủy sản- NAFIQAVED) chứng nhận sản
phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để được nâng cao giá trị kinh tế.
- Dự án phát triển sản lượng lớn tập trung sẽ tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến phục
vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
12.11 Giải pháp về mơi trường:
Chọn vị trí đặt bè cách xa vùng nước bị ô nhiễm, thiết kế bè bằng các chất liệu đảm bảo vệ
sinh, xây dựng nhà vệ sinh cho công nhân, xử lý rác và chất thải không để phát tán ra ngoài
vùng nước và khu vực xung quanh lịng hồ.
Chỉ sử dụng những hố chất được phép của nhà nước quy định để vệ sinh lồng bè và phịng trị
bệnh cá. Sử dụng loại thức ăn thích hợp đã được qua xử lý, ngừng sử dụng trước khi thu hoạch cá
đối với các thuốc được phép sử dụng để có đủ thời gian thải hồi theo hướng dẫn.
12.12. Giải pháp về nguồn vốn:
Đây là dự án thuộc nhóm dự án do Trung ương quản lý. Có sự đóng góp của nguồn
vốn sự nghiệp khoa học địa phương, vốn tự có của các hộ ni.
Vốn hỗ trợ từ nguồn Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương (69,52%) chi đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, chi trang thiết bị, vật tư, máy móc phục vụ cơng tác nghiên cứu,
chi hoạt động thông tin tuyên truyền và chi các hoạt động của Chương trình.
Đơn vị” Triệu đồng
Khoản chi

Chuyển giao CN
Nguyên VL năng lượng
Thiết bị máy móc
Xây dựng cơ bản
Cơng lao động
Chi khác
Tổng cộng
13. Tiến độ thực hiện:
TT

Các nội dung, công
việc thực hiện
1

2

Đánh giá thực
trạng NTTS, khai
thác và sinh kế
người dân vên hồ
Xây dựng Ban
quản lý vùng ni
an tồn có sự tham

Tổng
số

220
1256
140
100
264
120
2.100,0

NSSNKH-TW
Kinh
Tỷ lệ
phớ
%


220 100
900 71,65
140 100
80 30,3
120 100
1.460 69,52

Sản phẩm
phải đạt

NSSNKH-ĐF
Kinh phớ Tỷ lệ
%

36

Huy động
Kinh Tỷ lệ %
phớ

2,86

320

25,49

56

2,27


100
128

100
67,43

92

4,38

548

26,1

Thời
Người, cơ
gian
quan thực
(BĐ-KT)
hiện
+ Thực trạng khai thác và sinh kế
8/2007Phòng
của người dân vùng ven hồ
9/2007
SHTN, Viện
+ Thực trạng NTTS tại vùng dự án.
NCTS 1 TS
TQuang
- Thành lập Ban quản lý vùng ni.

10/2007 Phịng
- Thống nhất hoạt động, quản lý, lập
SHTN,
kế hoạch, cùng đầu tư
TSTQ,
12


gia của cộng đồng
3

Tập huấn chuyển
giao công nghệ

- Xây dựng Quy chế vùng ni an
tồn: điều lệ tổ chức, hoạt động của
ban quản lý vùng nuôi.
- Thiết kế lồng bè nuôi
9/2007- Kỹ thuật nuôi cá Rô phi và cá Tra 11/2007
trong lồng
- Quản lý môi trường và sức khỏe
cho cá ni

4
4.1

Chọn các đơn vị, hộ tham gia và trình diễn mơ hình ni cá lồng

4.2


- 5/2007

6-7/2008

4.3

4.4

5
6

7

-Ao đất:500-1.000m2, cỡ; 2-5g/con
MĐ=100-150con/m2
T. gian nuôi 30ngày
- Lồng lưới 8m3,mật độ100-200/m3
- Cỡ giống thu hoạch; 50-80g/con
- Ao đất: 500-1.000m2, MĐ; 50100con/m2, T. gian 25-30 ngày, cỡ
thu; 8-10 g/con
- Lồng lưới 8m3, MĐ;150200con/m3
T.gian; tháng 5-6/2007và 2008
Cỡ giống; 50-100g/con
Mơ hình ni Cá Rơ Quy mơ:
phi thương phẩm.
96 lồng 2*2*2 và 32 lồng 4*3*2
Đảm bảo ATVSTP
-Mật độ thả 80-100 con/m3
- Thời gian nuôi 6-8tháng
- Năng suất 40-60kg/m3 lồng

- Cỡ cá thu hoạch 400-600g/con
Mơ hình ni Cá Tra Quy mô: 6 lồng 2*2*2
thương phẩm.
- Mật độ thả 60-80 con/m3
Đảm bảo ATVSTP
- Thời gian nuôi 6-8 tháng
- Năng suất 60-80kg/m3 lồng
- Cỡ thu hoạch 1.000-1.200g/con
Thiết kế, thi công
+ Thiết kế lồng bè
lồng bè cho cơng
+ Chọn vị trí đặt lồng bè
nghệ nuôi
+ Thi công và triển khai
Theo dõi các chỉ
- Đánh giá các yếu tố môi trường tác
tiêu môi trường
động đến NTTS trước khi nuôi
nuôi cá lồng:
- Biến động các chỉ tiêu thủy hóa:
tại địa điểm ni; so sánh trước và
sau khi thực hiện dự án.
- Biến động VSV: tại địa điểm nuôi; so
sánh trước và sau khi thực hiện dự án.
Quản lý sức khỏe
- Theo dõi diễn biến sức khỏe của
cho cá nuôi lồng,
cá trong chu kỳ nuôi.
hướng dẫn cơng
- Các chỉ tiêu sức khỏe cá trước khi

Mơ hình ương giống
lớn Cá Rô phi phục
vụ cho nuôi lồng (cá
rô phi đã xử lý giới
tính)
Mơ hình ương giống
lớn Cá Tra phục vụ
cho ni lồng

13

- 4-5/07
và 4-5/08
5-6/07và
5-6/08

H. Na Hang
Sở NN và
PTNT
Phịng
SHTN, Viện
NCTS 1

Phòng
SHTN, Viện
NCTS 1
TT TS
TQuang
Phòng
SHTN, Viện

NCTS 1
TT TS
TQuang

9/200704/08 và
7/0801/09

Phòng
SHTN, Viện
NCTS 1
TT TS
TQuang

9/0704/08 và
7/082/09

Phòng
SHTN, Viện
NCTS 1
TT TS TQ

6/20078/2007

Phòng
SHTN, Viện
NCTS 1
Phòng
SHTN, Viện
NCTS-1
TT TS

TQuang

9/20077/2009

9/20077/2009

Phòng
SHTN, Viện
NCTS 1


nghệ ni lồng

8

9

ni và trong q trình ni.
- Lựa chọn các thuốc, hóa chất, chế
phẩm sinh học được phép dùng cho
phịng trị bệnh.
- Đánh giá các bệnh có thể xuất hiện
mới trong vùng nuôi cá
Hội thảo đầu bờ,
- Cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa 12/2008
trình diễn, đánh giá học của tỉnh Tuyên Quangvà các hộ
kết quả ứng dụng
dân nuôi cá của dự án.
- Thảo luận và đánh giá các kết quả
đã thực hiện tại vùng dự án

Viết báo cáo tổng
8-9/2009
kết

TT TS
TQuang

TT TS
TQuang

14. Sản phẩm của dự án:
14.1. Sản phẩm cụ thể của dự án.

TT
1

Tên sản phẩm
Sản phẩm quy trình
Quy trình ương cá rơ
phi giống và lưu cá
qua đơng

2

Quy trình ương cá tra
giống và lưu cá qua
đơng

3


Quy trình KT Cá
Rơphi, năng suất 4060kg/m3
Quy trình kỹ thuật cá
Tra năng suất 60kg/m3
Báo cáo tổng kết khoa
học dự án
Sản phẩm mơ hình
Cá rơ phi giống
Cá tra giống
Cá Rôphi thịt
Cá Tra thịt
Sản phẩm đào tạo
Đào tạo cán bộ KT

4
5
1
2
3
4
1

Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
- Nuôi giống nhỏ ở ao đất, mật độ 100150con/m2, cá thu hoạch 2-5g/con, thời gian nuôi
30 ngày. Sản lượng thu được 300.000con.
- Nuôi giống lớn ở lồng, mật độ 100-150con/ m2,
cỡ cá thu hoạch 50-80g/con, thời gian 60 ngày.
Sản lượng thu được 250.000 con
- Nuôi ở ao đất, mật độ 50-100con/m2, thời gian
nuôi 25-30ngày, cỡ cá 8-10g/con.

Sản lượng thu hoạch 7.000 con
- Nuôi giống lớn ở lồng, mật độ 100-150con/m2,
thời gian nuôi 30-50ngày, cỡ cá 50-100g/con.
Sản lượng thu hoạch: 5.000 con
- Mật độ 80-100con/m3; năng suất 40kg/m3 (68tháng)
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Mật độ 60con/m3, năng suất 60kg/m3 (6-8 tháng)
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
Đánh giá được kết quả thực hiện dự án ni cá
lồng tại lịng hồ thủy điện Tun Quang
250.000 con giống, cỡ 50-80g/con
5.000 con giống cỡ 80-100g/con
Cỡ cá 400-600g/con; đảm bảo ATVS thực phẩm
Cỡ cá 1.000-1.200g/con; đảm bảo ATVS thực phẩm

Số lượng
01 quy
trình

01 quy
trình

01 quy
trình
01 quy
trình
01 báo
cáo

115,00tấn

5,00tấn

Làm chủ được quy trình cơng nghệ, đáp ứng được 4 người
14


2

1
2
3

4

nuôi cá lồng bè
Đào tạo KT cho các đối
tượng tham gia NTTS
của địa phương
Máy móc, thiết bị
Máy chế biến thức ăn
Máy so màu quang phổ
LaMotte SMART
2Colorimeter
Máy phát điện

Thuyền máy chuyên
chở

yêu cầu cơng việc.
Nắm vững được quy trình KT ni cá lồng bè.


150 lượt
người

Công xuất 200-300kg thức ăn/ngày
Đầu nghiền do công ty Đỗ Kha (Bắc Giang) sản
xuất, động cơ 2,2KW do Trung Quốc sản xuất
Máy so màu quang phổ đa chỉ tiêu C200 của
hãng HaNa (Italia sản xuất)

02 chiếc

- GX 390/HON DA/13.0 của hãng HONDA
-Japan sản xuất. 5 KW
- Type:ST-75; 5KW-230/115V-50HZ của
Generator, Trung Quốc sản xuất.
Động cơ DIEZEN; ENGINE; D18-20CV/ ST1115B -Trung Quốc sản xuất.
Vỏ, mái thuyền đóng tại Na Hang-T. Quang

01 máy

7 chỉ tiêu
01 chiếc

01 thuyền

14.2. Xây dựng giá thành sản phẩm:
14.2.1. Giá thành Cá Rô phi thương phẩm.
TT
Nội dung

1
Nguyên liệu chính
Cá giống
Thức ăn tự chế
Thức ăn viên cho cá giống
Thức ăn viên nổi
2
Ngun liệu phụ
Hố chất khử trùng
Thuốc phịng bệnh
3
Năng lượng
4
Lương, phụ cấp bảo hiểm
Cơng kỹ thuật
Cơng chăm sóc
5
Khấu hao lồng nuôi
Khấu hao lồng lưới (2x2x2m)
Khấu hao lồng lưới (3x4x2m)
Khấu hao khung lồng (50%)
Tổng cộng

Số lượng
60.000con
97.000kg
20.000kg
56.000kg
32 khung lồng
32 khung lồng

32 khung lồng
1.890
9.480 công
96 lồng
32 lồng
32 khung

Đơn giá (đ) Thành tiền(tr.đ)
984.000.000
200
120.000.000
4.000
388.000.000
7.000
140.000.000
6.000
336.000.000
48.000.000
600.000
19.200.000
900.000
28.800.000
108.000
3.456.000
331.500.000
50.000
94.500.000
25.000
237.000.000
57.600.000

200.000
19.200.000
400.000
12.800.000
800.000
25.600.000
1.421.100.000

* Giá thành 1 kg Rô phi thương phẩm dự kiến: 1.421.100.000/115.000kg cá =
12.357đ/kg
* Giá bán dự kiến 14.000-15.000đ
15


14.2.2. Giá thành Cá Tra thương phẩm

TT
Nội dung
1
Nguyên liệu chính
Cá giống
Thức ăn tự chế
Thức ăn viên nổi
2
Nguyên liệu phụ
Hoá chất khử trùng
Thuốc phịng bệnh
3
Năng lượng:
4

Lương, phụ cấp bảo hiểm
Cơng kỹ thuật
Cơng chăm sóc
5
Khấu hao lồng ni
Khấu hao lồng lưới (50%)
Khấu hao khung lồng (50%)
Tổng cộng

Số lượng

Đơn giá (tr.đ)

5.000 con
3,0 tấn
4,0 tấn

3.000
4.000
6.500

1 khung lồng
1 khung lồng
1 khung lồng

600.000
900.000
108.000

30 công

120 công

50.000
25.000

6 lồng
1 khung

200.000
800.000

Thành tiền (tr.đ)
55.000.000
15.000.000
12.000.000
26.000.000
1.200.000
600.000
900.000
108.000
4.500.000
1.500.000
3.000.000
2.000.000
1.200.000
800.000
62.808.000

* Giá thành 1 kg Tra thương phẩm : 62.808.000đ/5.000kg cá = 12.562 đồng/kg
* Giá bán dự kiến 14.000 – 15.000đồng/kg

15. Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án
- Sau 2 năm hoàn thành dự án với diện tích 8.500ha mặt nước hồ thủy điện Tuyên
Quang, bước tiếp theo chúng ta có thể triển khai số lượng lồng ni cá mở rộng tới hàng
1.000 lồng ni
Hồn thiện mơ hình ni cá trong vùng hồ thủy điện, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh
thực phẩm, phát triển nuôi trồng thân thiện môi trường, yêu cầu hội nhập quốc tế, phát
triển các mơ hình thực hành ni tốt (GAP), ni có trách nhiệm ( COC), thực hành
quản lý tốt BMP…

16. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi :
(triệu đồng)
Trong đó
TT

Nguồn kinh phí

Tổng
số

Th

Ngun

Thiết

Xây

Cơng

Chi


khốnC

vật liệu,

bị, máy

dựng cơ

lao

khác

móc

bản

động

M và

N.lượng

đào tạo
Tổng kinh phí

2.100

220


Trong đó:

16

1256

140

100

264

120


1

Ngân sách SNKHCN-

1.460

220

900

140

80

TW

2

Ngân sách SNKHCN-ĐP

3

Nguồn ngân sách khác

4

Các nguồn vốn khác

4.1

- Tự có

4.2

- Khác (vốn huy động...)

92

36

548

320

56


100

128

17. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
17.1. Hiệu quả kinh tế -xã hội trực tiếp của dự án:
- Hiệu quả kinh tế: Ước tính được bằng sản lượng hoặc bằng tiền:
+ 2 năm sản xuất dự án sẽ tạo ra 120 tấn cá thương phẩm ATVSTP cho thị trường
+ Đạt doanh thu mỗi năm là: 60 tấn cá x 15.000đ = 900.000.000 đồng.
- Hiệu quả về xã hội:
Thông qua đề án phát triển nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Tuyên Quang tạo ra việc
làm cho lao động chuyên và không chuyên, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân quanh
z vùng lòng hồ và các lao động dư thừa tại huyện Na Hang.
Đề án được thực hiện sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân, giúp xố đói, giảm
nghèo nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh.
17.2. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội theo khả năng mở rộng của dự án.
Với diện tích 8.000ha mặt nước hồ thủy điện Tuyên Quang, bước tiếp theo tùy
thuộc vào lượng tiêu thụ sản phẩm, có thể triển khai số lượng lồng nuôi cá như sau:
- Tạo việc làm cho 500- 1.000 lao động nuôi trồng Thủy sản tại lòng hồ thủy điện
Tuyên Quang. Đồng thời sẽ là động lực thúc đẩy các dịch vụ hậu cần cho nuôi trồng
thủy sản và chế biến.
Ngày 07 tháng 5 năm 2007 Ngày 09 tháng 5 năm 2007
Chủ nhiệm dự án
Cơ quan chủ trì dự án
(Ký tên)
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày....tháng....năm 200...
Uỷ bản Nhân dân tỉnh, thành phố
(Ký tên, đóng dấu)


Ngày 10 tháng 5 năm 2007
Cơ quan chủ quản
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày .... tháng năm 200...
Bộ Khoa học và Cơng nghệ
( Ký tên, đóng dấu)

17

120


GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI
KHOẢN 1. CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ, ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN
(Triệu đồng)
Tổng
kinh
phí

TT

Nội dung th khốn

1
1.1

Chuyển giao cơng nghệ
Điều tra đánh giá hiện trạng và tình hình

NTTS tại vùng thực hiện dự án.
Thiết kế lồng bè phù hợp với điều kiện của
hồ Na Hang.
Xây dựng quy trình ương giống cá Rô phi và
cá Tra trên hồ Na Hang
Xây dựng quy trình ni lồng thương phẩm
cá Rơ phi, cá Tra trên hồ Na Hang
Kiểm tra các chỉ tiêu ATVSTP Cá Rô phi, Tra
- Kháng sinh (4), độc tố nấm, Xanh
Malachite, Dipterex: 7 chỉ tiêu x 12lồng
- VSV: 5 chỉ tiêu x 12 lồng
Đào tạo, tập huấn
Đào tạo kỹ thuật viên: 4 qui trình x 2 người
x 5 tr.đ
- Quy trình ương ni cá Rơphi giống
- Quy trình ương ni cá Tra giồng
- Quy trình ni Rơphi thương phẩm
- Quy trình ni cá Tra thương phẩm
Tập huấn KT ni lồng cá Tra, cá Rô phi
trên hồ Chứa (2 lớp x 10tr.đ)
Cơng tác phí cho cán bộ chuyển giao
Cộng

1.2
1.3
1.4
1.5

2
2.1


2.2
2.3

18

Trong đó
NSTW

150,0
15,0

150,0
15,0

15,0

15,0

60,0

60,0

30,0

30,0

30,0

30,0


70,0
40,0

70,0
40,0

20,0

20,0

10,0
220,0

10,0
220,0

NSĐP

Vốn huy
động


19


KHOẢN 2: NGUYÊN VẬT LIỆU NĂNG LƯỢNG

(Triệu


đồng)
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
2
2.1
2.2
2.3
3
3.1

Nội dung

Đơn vị

Nguyên, vật liệu
Cá Rô phi hương
Vạn
Cá Tra giống nhỏ
vạn
Thức ăn nuôi cá giống
Tấn
(15 tấn cá)

Thức ăn viên nuôi cá
Tấn
thương phẩm
Thức ăn tự phối chế
Tấn
Hóa chất khử trùng
Kh/Lồng
Thuốc phịng bệnh
Kh/Lồng
Test mơi trường
Bộ
Dụng cụ, phụ tùng
Lồng lưới (2x2x2m)
Chiếc
Lồng lưới (3x4x2m)
Chiếc
Khung cụm lồng
Chiếc
Năng lượng nhiên liệu
Xăng dầu chạy máy
Tấn
Cộng

Số
Đơn
lượng giá
60
1

Thành

tiền

1.101,0
2,5
150,0
16,5
16,5

Trong đó
NS
NS
Vốn huy
TW
ĐF
động
781,0
320,0
150,0
16,5

20

7,5

150,0

150,0

60


6,5

390,0

390,0

80
35
35
100

4,0
0,7
1,0
0,15

320,0
24,5
35,0
15,0

102
37
35

0,40
0,70
1,60

4


20

9,0

119,0
40,8
25,9
52,3
36,0
36,0
1.256,0

320,0
24,5
35,0
15,0

119,0
40,8
25,9
52,3
900,0

36,0
36,0
36,0

320,0



KHOẢN 3. THIẾT BỊ, MÁY MÓC CHUYÊN DÙNG
Nội dung

1
2

3
4

Máy chế biến thức ăn
Máy so màu quang phổ
phân tích thủy hóa
LaMotte SMART 2 C
olorimeter
Máy phát điện 5KW
Thuyền máy chuyên chở

(Triệu đồng)

Đơn
vị

Số
lượng

Đơn
giá

Thành

tiền

Bộ
Chiếc

2
1

15,0
40,0

30,0
40,0

NS
TW
30,0
40,0

Chiếc
Chiếc

1
1

10,0
60,0

10,0
60,0


10,0
60,0

Cộng

140,0

140,0

KHOẢN 4. XÂY DỰNG CƠ BẢN
TT
1
2

Nội dung
Chi phí xây dựng 40m2 nhà quản lý, bảo vệ.
Chi phí xây dựng 40 m2 kho chứa thức ăn
Cộng

Kinh
phí
60,0
40,0
100,0

TT
1
2
3

4

Nội dung
Kỹ sư chỉ đạo chung
Kỹ sư chỉ đạo chun đề
KTV thực hiện ni cá
Chăm sóc ni cá
Cộng

Số
tháng

1
2
4
10

16 T
16 T
16T
17T

21

Đơn
giá
1,5
1,25
1,0
0,8


Khác

(Triệu đồng)
Nguồn vốn
NSTW
ĐP
Khác
60,0
40,0
100,0

KHOẢN 5. CƠNG LAO ĐỘNG
Số
người

Nguồn vốn
NS
Tự
ĐF


Tổng
kinh
phí
24,0
40,0
64,0
136,0
264,0


(Triệu đồng)
Nguồn vốn
NSTW

NSĐP

24,0
40,0
8,0
8,0
80,0

56,0
56,0

Khác

128,0
128,0


KHOẢN 6. CHI KHÁC
TT
1
2

3
4


5
6
7
8
9

Kinh
phí

Nội dung
Xây dựng hồ sơ dự án
Cơng tác phí
Xăng xe đi cơng tác Hà Nội : 7 chuyến x 1,0tr
Cơng tác phí đi Hà Nội:4người x 7ch x 3ng x 70.000đ
Tiền ngủ: 4 người x 7 chuyến x 2 đêm x 150.000đ
Đi công tác nội tỉnh
Quản lý cơ sở: 2 năm x 10tr/năm
Chi phí đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu
- Chi phí kiểm tra, đánh giá dự án
- Chi phí nghiệm thu nội bộ
Hội nghị đầu bờ: 2 cuộc x 5tr.đ/cuộc
Thơng tin, tun truyền
Ấn lốt tài liệu, văn phòng phẩm
Viết báo cáo tổng kết
Phụ cấp Chủ nhiệm DA 24 tháng x 0,5 tr đ/tháng
Cộng

22

(Triệu đồng)

Nguồn vốn
NSTW ĐP Khác

2,0
32,0
7,0
5,88
8,4
10,72
20,0
15,0
10,0
5,0
10,0
12,0
10,0
7,0
12,0

2,0
32,0
7,0
5,88
8,4
10,72
20,0
15,0
10,0
5,0
10,0

12,0
10,0
7,0
12,0

120,0

120,0



×