Bài tập: Địa lý Việt Nam 3.
Câu hỏi:
Các nguồn lực để ĐBSCL trở thành vùng nông nghiệp trọng điểm của cả
nước?
Những vấn đề đặt ra trong phát triển của ĐBSCL dưới tác dụng của biến
đổi khí hậu?
Bài làm.
1. Các nguồn lực để ĐBSCL trở thành vùng nông nghiệp trọng điểm.
1.1. Vị trí địa lý.
ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh thành (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp,…)
với tổng diện tích tự nhiên 39 717,3 km
2
và dân số khoảng16,7 triệu người năm
2002, chiếm 12% diện tích và 21% dân số cả nước.
ĐBSCL là đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở khu vực và trên thế
giới. Phía Đông và Nam tiếp giáp với một vùng biển rộng và giầu có với đường
bờ biển dài trên 730km. Phía Bắc tiếp giáp với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế
phát triển nhất nước ta, sẽ là nơi tiêu thụ nông sản và là nơi cung cấp các thiết bị
và vật tư nông nghiệp cho ĐBSCL.
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Nghĩa. K56A.
1
Đồng bằng sông Cửu Long
Bài tập: Địa lý Việt Nam 3.
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1.2.1. Địa hình và đất đai.
Đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc không lớn, trung
bình 1cm/1km. Điều này rât thuận lợi cho việc thiết kế đồng ruộng và bố trí các
hoạt động nông nghiệp.
Diện tích đồng bằng khoảng 4 triệu ha, trong đó đất sử dụng vào mục đích
nông nghiệp 2,65 triệu ha, vào lâm nghiệp: 30 vạn ha, vào các mục đích khác:
33 vạn ha và số đất còn lại chưa khai thác: 67 vạn ha.
Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp, lại không bị con người can thiệp
quá sớm, đất đai ở đây nhìn chung khá màu mỡ. Đất trồng lúa ở ĐBSCL nhiều
gấp 3 lần mức bình quân đầu người so với đồng bằng sông Hồng.
Trong các nhóm đât của ĐBSCL (đât phù sa, đất phèn, đất mặn, đất xám,
các nhóm đất khác) thì nhóm đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất, khoảng 1,2
triệu ha (29,7% diện tích đồng bằng). Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho phát
triển nông nghiệp, có thể trồng được nhiều loại cây.
Nhìn chung đất đai ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với
cơ cấu nông nghiệp đa dạng và quy mô lớn.
1.2.2. Khí hậu.
ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo. Nhiệt độ
trung bình năm từ 24-27
0
C, biên độ nhiệt năm không cao, tổng nhiệt độ hoạt
động năm yừ 9500 – 10000
0
.
Nhiệt đới nóng quanh năm hầu như không có bão giúp nông nghiệp, đăc
biệt là cây lúaphát triển quanh năm và ổn định năng suất.
Các điều kiện khí hậu như trên làđiều kiện thích hợp cho sinh vật tăng
trưởng và phát triển. Đó là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ.
1.2.3. Nguồn nước.
ĐBSCL là đồng bằng châu thỏ hạ lưu của sông Mêkông chính vì vậy mà
nguồn nước ở đây rất dồi dào với sự phát triển chằng chịt của mạng lưới sông
ngòi và kênh rạch.
ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa. Cả hai nguồn này
đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông
Mêkông chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu
tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu
dài đã tạo nên Đồng bằng ngày nay.
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Nghĩa. K56A.
2
Bài tập: Địa lý Việt Nam 3.
ĐBSCL có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rất thuận lợi
cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông
Mêkông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng
năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây ĐBSCL đến 1.300 mm ở vùng
trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông.
Đồng bằng có khảng 0,5 triệu ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản,
trong đó có khoảng 10 vạn ha nước lợ muôi tôm xuất khẩu.
Hệ thống sông ngòi ở đây có nguồn lợi thủy sản rất phong phú. Vùng biển
rộng lớn phía Đông và Nam có nguồn lợi cá chếm khoảng 54% trữ lượng cá
biển của cả nước.
Cộng thêm điều kiện khí hậu ít nhiễu loạn thuận lợi cho nuôi trồng và
đánh bắt cá quanh năm.
Diện tích mặt nước ở đồng bằng còn được sử dụng vào phát triển đàn thủy
cầm với số lượng lớn nhất cả nước.
Sông Cửu Long có lượng phù sa rất phong phú góp phần bồi đắp đồng
bằng them mầu mỡ, phần ven biển hàng năm được mở rộng thêm sẻ góp phần
tăng diện tích đất cho sản xuất của đồng bằng.
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Nghĩa. K56A.
3
Sông Hậu nhìn từ trên cao
Bài tập: Địa lý Việt Nam 3.
1.2.4. Sinh vật.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng có nguồn tài nguyên
sinh vật phong phú và đặc trưng ở nước ta. Trong đó nguồn sinh vật dưới nước
có ý nghĩa to lớn nhất đối với nông nghiệp của vùng.
Trữ lượng cá biển lớn nhất cả nước, phân bố chủ yếu ở vùng vinh Thái
Lan với khoảng 600 000 tấn cá đáy, chiếm 36% trữ lượng cá nổi cả nước, 275
000 tấn cá nổi, chiếm 20% trữ lượng, tôm 25 000 tấn chiếm 50% trữ lượng tôm
cả nước. Trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như tôm he, cá ngừ, cá thu,
…
Thủy sản nội địa cũng khá phong phú trong đó có một số loài có giá trị
kinh tế cao như tôm càng xanh, cá tra, cá chép,…
1.3. Điều kiện kinh tế xã hội.
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động.
Hiện nay đồng bằng sông Cửu Long có 16,7 triệu người, mật độ trung
bình 421 người/km
2
(2002).
Đồng bằng có cơ cấu dân số trẻ. Dân số dông cộng với dân số trẻ là nguồn
lao động dồi dao và là điều kiện thuận lợi tạo nên thị trường tiêu thụ các sản
phẩm nông nghiệp của vùng.
Dân cư đồng bằng sông Cửu Long có nhiều kinh nghiệm trong nông
nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước với các loại địa hình khác nhau và lựa
chọnnhững giống lúa đặc trưng và phù hợp với điều kiện sinh thái.
Người dân nơi dây cần cù trong lao động, trong cơ chế thị trường, việc
phát huy truyền thống sẵn có là động lực qua trọng để phát triển kinh tế - xã hội
vùng đất Tây Nam của Tổ quốc.
1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối phát triển có viện lúa Cần Thơ - viện lúa lớn
nhất nước ta, có các trạm trại nghiên cứu giống lúa mới các trung tâm chế biến
lúa gạo.
- Giao thông vận tải phát triển đa dạng các loại hình giao thông đường bộ và
đường sông.
- Thị trường: Thuận lợi cho xuất khẩu lúa gạo, giá lúa gạo tăng cao do nhu cầu
của thế giới
- Chính sách nhà nước: Ưu tiên phát triển cây lúa của đồng bằng với nhiều
chính sách khuyến khích như: miễn thuế thuỷ lợi, xuất khẩu lúa gạo là chiến
lược.
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Nghĩa. K56A.
4
Bài tập: Địa lý Việt Nam 3.
=> Với những điều kiện thuận lợi như trên, đồng bằng Sông Cử Long đã và
đâng phát huy vai trò là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Sự phát
triển mạnh mẽ của cây lương thực và thực phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm, trong đó chủ
yếu là các loại vật nuôi sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn như
chăn nuôi bò, gà, thủy cầm,…
1.4. Một số kết quả đạt được.
Sản xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long đã thu được nhiều thành
tựu lớn, xứng đáng là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng đã có sự chuyển dịch theo hướng
sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, ngành nghề gắn với nông
lâm thủy sản.
Trong cơ cấu nông nghiệp, cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối. Năm
2002, diện tích cây lương thực là 3,83 triệu ha, sản lượng 17,57 triệu tấn, chiếm
46,2% diện tích và 48,3% sản lượng lương thực của cả nước.
Sản lượng lương thực bình quân đầu người là 1051,6 kg/người, cao nhất
cả nước và gấp hơn 2 lần của cả nước, hơn 3 lần đồng bằng sông Hồng.
Cây lúa: Diện tích gieo trồng là 3,81 triệu ha, sản lượng 17,57 triệu tấn,
chiếm 51% diện tích và 51,5% sản lượng lúa cả nước.
Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi theo hướng tích cực với hai vụ chính trong
năm là vụ đông xuân và hè thu. Một số tỉnh còn gieo trồng được 3 vụ/năm
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Năm
1997 sản lượng gạo xuất khẩu của vùng đạt 2,89 triệu tấn, chiếm 91,4% sản
lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Nghĩa. K56A.
5
Hoạt động xuất khẩu gạo tại cảng Sài Gòn
Bài tập: Địa lý Việt Nam 3.
Cây hoa mầu: Chủ yếu là cây ngô với diện tích khoảng 25,8 nghìn ha năm
2002. Ngoài ra còn có khoai lang và sắn.
Cây ăn quả và cây lâu năm: Diện tích cây ăn quả rất lớn được trồng theo 3
dạng là vười tạp, vườn hỗn hợp và vườn chuyên. Hiện nây đồng bằng sông Cửu
Long là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước.
Ngành chăn nuôi: Có nhiều điều kiện để phát triển đặc biệt là gia súc, gia
cầm và thủy sản. trong đó đàn trâu rất đông đảo với khoảng 36,6 nghìn con, đàn
bò 278,2 nghìn con (2002), đàn lợn 3,15 triệu con chiếm 13,6% đàn lợn của cả
nước.
Đàn gia súc, gia cầm: Trong 34,9 triệu gia cầm thì đàn vịt là chủ yếu. Số
lượng đàn vịt đồng bằng sông Cửu Long chiếm 26% đàn gia cầm của cả nước
(2002).
2. Các vấn đề đặt ra trong phát triển của đồng bằng sông Cửu Long dưới
tác động của biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là
vài thập kỷ hoặc dài hơn.một khoảng thời gian d i, thà ường l v i thà à ập kỷ hoặc d ià
hơn.
2.1. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam và tại
ĐBSCL.
Theo nghiên cứu do Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, số đo từ các trạm quan trắc đặt suốt từ Bắc vào Nam và
số liệu vệ tinh trong 50 năm qua (1951 - 2000) cho thấy, nhiệt độ trung bình
năm đã tăng 0,7
0
C, trung bình mỗi năm nước biển dâng 3mm.
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Nghĩa. K56A.
6
Nước biển dâng cao
Bài tập: Địa lý Việt Nam 3.
Số lượng những đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ
rệt trong 2 thập niên gần đây, như năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15 - 16 đợt
không khí lạnh (bằng 56% trung bình nhiều năm).
Đồng thời số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch
chuyển dần về các vĩ độ phía nam, mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão
có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. Sau bão thường là mưa lũ, sạt lở đất, lũ
quét, lũ ống.
Theo tính toán, dự báo xu thế BĐKH ở Việt Nam những năm tới như sau:
+ Nhiệt độ trung bình có thể tăng lên 3
0
C vào năm 2100;
+ Lượng mưa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng, có
thể tăng từ 0% đến 10% vào mùa mưa và giảm từ 0% đến 5% vào mùa khô, tính
biến động của mùa tăng lên;
+ Mực nước biển trung bình trên dải bờ biển có thể dâng lên 1m
vào năm 2100.
Trong khi đó ĐBSCL chịu một tác động kép của BĐKH: Tác động từ
nước ở thượng nguồn đổ về và tác động từ biển. Trong đó sự hoạt động của biển
sẻ ảnh hưởng vô vùng to lớn đến diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phù sa
bị chìm ngập trong nước sẽ tăng lên gây nên nhiều khó khăn cho việc phát triển
kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng,
2.2. Những vấn đề đặt ra trong phát triển ĐBSCL dưới tác động của BĐKH.
Thứ nhất, cần tiến hành các biện pháp bảo vệ đất , nhất là đối với các
vùng đất thấp, đất ven biển, những vùng đất này sẻ bị ảnh hưởng đầu tiên và
mạnh mẻ nhất có thể bị ngập nước hoặc xói mòn.
Thứ hai, thực hiện các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu như nâng
cao kết cấu hạ tầng hoặc tạo ra các kết cấu có thể di chuyển được.
Thứ ba, di dời dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng, đồng thời thực hiện việc tái
định cư đối với các khu vực bị tác động của lũ lụt bằng cách di dân hoặc thôi vụ
hoặc vĩnh viễn. Sau khi di dời, có thể tận dụng các vùng đất này làm đất nông
nghiệp hoặc dùng vào các mục đích khác phù hợp hơn.
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Nghĩa. K56A.
7
Bài tập: Địa lý Việt Nam 3.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý kinh tế - xã hội Việt
Nam. NXB Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2004.
2. Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh,… Địa lý 12. NXB Giáo dục, năm 2007.
3. Các trang wed:
(Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam)
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Nghĩa. K56A.
8