BÀI TẬP 1
Hãy sao chép từ mạng bản đồ khuôn viên trường ĐHBK và nhận xét về điều
kiện môi trường, về điều kiện vệ sinh lao động của khu vực trường.
Bản đồ trường ĐH Bách Khoa :
1
Khuôn viên trường ĐH Bách Khoa TP HCM.
- Về nhiệt độ , độ ẩm :
+ Nhiệt độ : Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ,
đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm
và có hai mùa mưa - nắng rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh
2
quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất,
qua các yếu tố khí tượng chủ yếu cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành
Phố Hồ Chí Minh(ĐH Bách Khoa TPHCM) như sau:
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng
trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 27
0
C. Nhiệt độ
cao tuyệt đối 40
0
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8
0
C. Tháng có nhiệt độ trung
bình cao nhất là tháng 1 (31
0
C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là
khoảng giữa tháng 9 và tháng 10 (25,7
0
C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có
nhiệt độ trung bình 25-28
0
C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự
phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao;
đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất
thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
+ Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình
quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô
74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
- Về gió : Đại học Bách Khoa cũng như Thành phố Hồ Chí Minh chịu
ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và
Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa
mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi
mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ
biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ
trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam,
khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM
thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-
Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở
mức độ nhẹ.
Về vấn đề thông gió trong trường: các phòng học của trường có khả năng
thông gió tốt nhờ vào số lượng cửa nhiều, kích thước cửa rộng. Ngoài ra, ở
một số dãy nhà còn bố trí thêm quạt thông gió. Diện tích khuôn viên trường
tương đối rộng nên lượng gió lùa vào phòng học khá nhiều.Ngoài ra mỗi
phòng học còn bố trí quạt trần tạo thêm gió làm mát phòng học, tạo điều
kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và thầy cô giảng dạy.
- Về bụi bặm, khí độc, tiếng ồn: các phòng học bố trí xa đường xá,
nhà xưởng nên ít có bụi bặm, tiếng ồn. Đồng thời có nhiều cây xanh giúp
cho việc lọc khí độc, bụi bặm được tốt nên không khí trong trường khá trong
3
lành. Tuy nhiên còn một một số dãy phòng học ở gần đường Tô Hiến Thành
cũng khá ồn ào vào giờ cao điểm.
- Về rác, chất thải: đội ngũ lao công của trường tương đối nhiều nên
công tác đảm bảo vệ sinh cho khuôn viên trường và ở các phòng học rất tốt.
Sọt rác được bố trí khắp nơi trong trường nên việc xả rác bừa bãi ít xảy ra.
Bên cạnh đó, việc thu gom rác được thực hiện hàng ngày nên không có hiện
tượng rác bốc mùi gây khó chịu, ô nhiễm.
- Về cảnh quan trong trường:
Số lượng cây xanh nhiều được bố trí khá hợp lý dọc theo các lối đi giúp
cho việc đi lại được mát mẻ. Thêm vào đó, ghế đá được bố trí dọc theo các
hàng cây thích hợp cho việc nghĩ ngơi cũng như trao đổi học tập của sinh
viên trường. Các dãy nhà được bố trí khá hợp lý, các phòng ban gồm: phòng
hành chính, phòng đào tạo, hội trường … đều được bố trí ở khu trung tâm
còn các khoa được bố trí xung quanh thuận lợi cho việc liên lạc. Các nhà
xưởng được đặt cách xa phòng học nên không ảnh hưởng đến việc học tập
của sinh viên trường.
Tuy nhiên, một số dãy nhà chưa liên thông với nhau để tiện cho việc đi lại
mỗi khi trời mưa.
Qua việc phân tích và tìm hiểu ở trên cho thấy cảnh quan môi trường
và điều kiện vệ sinh lao động của trường cũng chỉ ở mức trung bình.
BÀI TẬP 2
Tìm hiểu về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
I.Tai nạn lao động
I.1 Khái niệm
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của
sự tác động đột ngột từ bên ngoài, làm chết hoặc tổn thương hay phá huỷ
chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể con
người.
I.2 Thống kê tai nạn lao động trong năm năm gần đây
a) Tình hình tai nạn lao động năm 2004(theo BLĐTBXH)
Theo số liệu thống kê báo cáo của 64 tỉnh, thành phố, trong năm
2004 (tính đến ngày 31/12) đã xảy ra 6026 vụ tai nạn lao động làm
6186 người bị nạn, trong đó có 85 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên;
561 vụ TNLĐ chết người làm 575 người bị chết.
Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ
Qua kết quả điều tra và phân tích cho thấy nguyên nhân chủ yếu của
các vụ TNLĐ xảy ra trong năm 2004 là do người sử dụng lao động
và người lao động vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn,
4
không có quy trình, biện pháp làm việc an toàn (có 2087 vụ chiếm
34,8% về số vụ).
Về phía người sử dụng lao động
- Không huấn luyện hoặc huấn luyện chưa đầy đủ về an toàn lao động
cho người lao động (206 vụ chiếm 3,4% về số vụ)
- Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an toàn
cho người lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn (chiếm 354 vụ
chiếm 5,9% về số vụ); Nhiều máy, thiết bị, công cụ sản xuất không
đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng;
- Không có quy trình biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối
với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (215 vụ chiếm
3,6% về số vụ).
- Nguyên nhân khác (2779 vụ chiếm 41,6% về số vụ): Không thường
xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của
Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; Không thực hiện đúng các quy
định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-
TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội } Bộ Y tế } Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng
dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Không trang bị đầy đủ các phương
tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và những nguyên nhân khách
quan khó tránh.v.v
Về phía người lao động
- Nhiều người lao động xuất phát từ các vùng nông thôn đi làm thuê
không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, khi vào làm việc lại chỉ
được hướng dẫn về các thao tác trong công việc vì vậy không hiểu
biết luật pháp an toàn lao động, không biết các mối nguy hiểm cần
phải đề phòng trong môi trường lao động của mình.Vì vậy người lao
động vi phạm các quy định về an toàn lao động cũng khá phổ biến.
- Một số người lao động mặc dù đã được đào tạo cơ bản, được huấn
luyện kỹ về an toàn lao động nhưng do chủ quan, chạy theo năng suất,
ý thức chấp hành kỷ luật kém nên đã gây ra những TNLĐ đáng tiếc
cho bản thân và những người làm việc bên cạnh.
- Không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao
động mặc dù đã được người sử dụng lao động cấp phát đủ và hướng
dẫn cách sử dụng.
Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
- Công tác chỉ đạo chưa thường xuyên, thiếu nhạy bén.
- Số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động với các
doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh
5
tra viên chưa tương xứng với yêu cầu. Nhiều địa phương do thiếu
thanh tra viên lao động nên hầu hết chỉ tiến hành các cuộc kiểm tra
liên ngành mà không tiến hành được các cuộc thanh tra lao động. Do
đó không kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật Lao động, dẫn
đến nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra.
- Một số lĩnh vực quản lý còn lỏng lẻo như: các doanh nghiệp tư nhân,
Công ty trách nhiệm hữu hạn, lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp,
các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề.
- Việc xử lý các vụ TNLĐ chết người đề nghị truy tố trước pháp luật
chưa kịp thời, chưa nghiêm. Việc xử lý hành chính theo thẩm quyền
đối với những người vi phạm để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cũng
chưa nghiêm, chưa kịp thời.
- Việc điều tra TNLĐ ở một số địa phương còn kéo dài do sự phối hợp
của các cơ quan chức năng chưa tốt; Một số vụ xác định nguyên nhân
gây tai nạn chưa chính xác nên chưa đưa ra đúng và đầy đủ các biện
pháp phòng ngừa TNLĐ tái diễn.
b) Tình hình tai nạn lao động năm 2005
Cho đến ngày 13/2/2006, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
nhận được báo cáo tai nạn lao động năm 2005 của 60/64 Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội. Theo số liệu thống kê của 60 tỉnh,
thành phố, tình hình tai nạn lao động trong năm 2005 như sau
- Tổng số vụ 4.050, trong đó có 443 vụ tai nạn lao động chết người,
59 vụ có 2 người bị nạn trở lên.
- Tổng số người bị nạn: 4.164, trong đó có 473 người chết, 1.026
người bị thương nặng.
Các loại yếu tố, thiết bị gây nhiều tai nạn lao động chết người
- Liên quan đến mặt bằng sản xuất 33 vụ chiếm 13,04% tổng số vụ
và 15,05% tổng số người chết
- Liên quan đến giàn giáo, sàn thao tác có 24 vụ chiếm 9,49% tổng
số vụ và 8,79% tổng số người chết,
- Liên quan đến đường dây tải điện các loại có 33 vụ chiếm 13,04
tổng số vụ và 12,46 tổng số người chết,
- Liên quan đến thiết bị nâng có 15 vụ chiếm 5,93% tổng số vụ và
5,86% tổng số người chết.
- Liên quan đến phương tiện vận tải có 16 vụ do ô tô chiếm 6,32%
và 12 vụ do xe máy chiếm 4.74%.
Các loại tai nạn lao động gây chết người nhiều nhất
- Điện giật có 46 vụ làm chế 46 người;
- Rơi ngã có 54 vụ làm chết 57 ngươì;
- Vật đổ, đè có 21 vụ làm chết 24 người;
6
- Vật văng bắn có 10 vụ làm chết 10 người.
Các nguyên nhân gây nhiều tai nạn lao động chết người nhất
- Người bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động: 69 vụ
làm 72 người chết;
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp an
toàn lao động có 52 vụ làm 58 người chết;
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động có 34 vụ làm 36 người
chết;
- Chưa huấn luyện an toàn lao động có 24 vụ làm 24 người chết.
c)Tình hình tai nạn lao động năm 2006
Theo số liệu thống kê, báo cáo của 64 tỉnh, thành phố, tình hình tai
nạn lao động trong năm 2006 như sau:
- Tổng số vụ tai nạn lao động: 5.881 vụ, trong đó có 505 vụ tai nạn
lao động chết người, 147 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên.
- Tổng số người bị nạn: 6.088 người, trong đó có 536 người chết và
1.142 người bị thương nặng.
Các loại yếu tố, thiết bị gây nhiều tai nạn lao động chết người.
- Liên quan đến mặt bằng sản xuất chiếm 21,72% tổng số vụ và
20,38% tổng số người chết.
- Liên quan đến Thiết bị nâng, thang máy chiếm 7,8% tổng số vụ và
7,55% tổng số người chết.
- Liên quan đến đường dây tải điện chiếm 6,15% tổng số vụ và
5,66% tổng số người chết.
- Liên quan đến máy hàn điện chiếm 4,92% tổng số vụ và 4,53%
tổng số người chết.
- Liên quan đến giàn giáo, sàn thao tác chiếm 4,1% tổng số vụ và
4,15% tổng số người chết.
Các yếu tố chấn thương gây tai nạn lao động
chết người nhiều nhất.
- Điện giật chiếm 20,1% tổng số vụ và 18,87% tổng số người chết.
- Ngã từ trên cao chiếm 16,4% tổng số vụ và 15,47% tổng số người
chết.
- Vật đổ, đè chiếm 7,78% tổng số vụ và 7,17% tổng số người chết.
- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 4,1% tổng số vụ và 4,15% tổng
số người chết.
- Vật văng bắn chiếm 2,87% tổng số vụ và 2,64% tổng số người
chết.
Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người.
- Người sử dụng lao động vi phạm Tiêu chuẩn, Quy phạm Kỹ thuật
an toàn: Chiếm 17,62% tổng số vụ và 16,23% tổng số người chết.
7
- Người bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động:
Chiếm 15,57% tổng số vụ và 15,47% tổng số người chết.
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động: Chiếm 13,11% tổng số
vụ và 12,45% tổng số người chết.
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm
việc an toàn: Chiếm 11,89% tổng số vụ và 11,32% tổng số người
chết.
- Chưa huấn luyện an toàn lao động, không có phương tiện bảo vệ
cá nhân: Chiếm 4,92% tổng số vụ và 4,9% tổng số người chết
d) Tình hình tai nạn lao động năm 2007
Theo báo cáo của 64 tỉnh, thành phố, tình hình tai nạn lao động
trong năm 2007 như sau:
- Tổng số vụ tai nạn lao động: 5.951 vụ, trong đó có 505 vụ tai nạn
lao động chết người, 78 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên, đặc biệt là
vụ sập 2 nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26/9/2007 làm chết 53 người,
bị thương 80 người và vụ sạt lở núi đá tại mỏ đá D3 công trình
Thuỷ điện Bản Vẽ (Nghệ An) ngày 15/12/2007 làm chết 18 người;
- Tổng số người bị nạn: 6.337 người, trong đó có 621 người chết và
2.553 người bị thương nặng.
Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động
chết người
Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 35,53% tổng số
vụ, do người lao động chiếm 30%, còn lại là do các yếu tố khách
quan hoặc không kết luận nguyên nhân cụ thể là 34,47% tổng số
vụ tai nạn lao động, cụ thể là:
- Người sử dụng lao động vi phạm Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ
thuật, Quy phạm an toàn chiếm 17,62% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp
làm việc an toàn chiếm 11,89% tổng số vụ;
- Chưa huấn luyện an toàn lao động, không có phương tiện bảo vệ
cá nhân chiếm 4,72% tổng số vụ;
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 1,7% tổng số vụ;
không có thiết bị an toàn chiếm 2,2% tổng số vụ;
- Người bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động
chiếm 25,3% tổng số vụ;
- Người bị nạn vi phạm không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
chiếm 4,7% tổng số vụ.
e)Tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2008
Theo báo cáo của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong
6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 2.497 vụ tai nạn lao động làm
8
2.574 người bị nạn, có 250 vụ TNLĐ chết người làm 266 người
chết, 546 người bị thương nặng.
Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ
*Về phía người sử dụng lao động
- Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động: 195
vụ (chiếm 7,94% tổng số vụ);
- Thiết bị không đảm bảo an toàn, nhiều máy, thiết bị, công cụ
sản xuất không đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng: 81 vụ
(chiếm 3,30% tổng số vụ);
- Không có thiết bị an toàn : 65 vụ (chiếm 2,65% tổng số vụ);
- Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động: 58 vụ (chiếm
2,36% tổng số vụ);
- Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an
toàn cho người lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn: 39 vụ
(chiếm 1,59% tổng số vụ);
- Do tổ chức lao động (bố trí lao động làm việc không có tay
nghề hoặc chưa phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào
tạo): 29 vụ (chiếm 1,18% tổng số vụ);
- Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động:
24 vụ (chiếm 0,97% tổng số vụ);
- Do yếu tố khách quan, khó tránh: 452 vụ (chiếm 18,41% tổng
số vụ);
- Nguyên nhân khác 486 vụ chiếm 19,81%: Do không thường
xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định
của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; không thực hiện đúng
các quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-
BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế – Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác
bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh…
* Về phía người lao động
- Có 825 vụ do người lao động vi phạm các quy định về an toàn
lao động (chiếm 33,60 % tổng số vụ). Nhiều người lao động xuất
phát từ các vùng nông thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ
bản qua trường lớp, khi vào làm việc lại chỉ được hướng dẫn về
các thao tác trong công việc nên không hiểu biết luật pháp an
toàn lao động, không biết các mối nguy hiểm cần phải đề phòng
trong môi trường lao động của mình…;
9
- Có 133 vụ (chiếm 5,42% tổng số vụ) do không sử dụng các
trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động mặc dù đã
được người sử dụng lao động cấp phát đủ và hướng dẫn cách sử
dụng.
- Có 68 vụ (chiếm 2,77% tổng số vụ) do người khác vi phạm quy
định về an toàn lao động. Một số người lao động mặc dù đã được
đào tạo cơ bản, được huấn luyện kỹ về an toàn lao động nhưng
do chủ quan, chạy theo năng suất, ý thức chấp hành kỷ luật
kém… nên đã gây ra những TNLĐ đáng tiếc cho bản thân và
những người làm việc xung quanh;
*Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
- Công tác thanh tra của Thanh tra Nhà nước về lao động chưa
thường xuyên, thiếu nhạy bén dẫn đến việc thực hiện công tác
bảo hộ lao động ở doanh nghiệp chưa tốt;
- Số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại
các doanh nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng, chất lượng
thanh tra viên chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các
doanh nghiệp cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh.
Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao động nên hầu hết
chỉ tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành, số cuộc thanh tra lao
động còn rất ít. Do đó không kịp thời phát hiện những vi phạm
pháp luật Lao động, dẫn đến nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đã
xảy ra.
- Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa được các cơ quan
quản lý Nhà nước thanh, kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, kịp
thời nên tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật, các Tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động còn phổ biến đặc biệt
tại các doanh nghiệp tư nhân; lao động làm việc trong lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề.
- Việc xử lý các vụ TNLĐ chết người đặc biệt nghiêm trọng chưa
nghiêm: 6 tháng đầu năm 2008 Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội nhận được 69 biên bản điều tra hoặc báo cáo nhanh tai
nạn lao động chết người của các địa phương trong đó chỉ có 1
trường hợp TNLĐ nghiêm trọng bị đề nghị truy tố trách nhiệm
hình sự (vụ TNLĐ sập lò gạch xảy ra tại cơ sở sản xuất gạch của
Ông Nguyễn Văn Đủ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây). Việc xử
lý hành chính theo thẩm quyền đối với những người vi phạm để
xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cũng chưa nghiêm, chưa kịp thời.
10
- Một số vụ xác định nguyên nhân gây tai nạn chưa chính xác nên
chưa đưa ra được các biện pháp phù hợp để phòng ngừa TNLĐ
tái diễn.
II. Bệnh nghề nghiệp
II.1 Khái niệm
Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần sức khoẻ dẫn đến gây bệnh tật cho
người lao động do tác động của các yếu tố có hai phát sinh trong quá trình
lao động sản xuất.
II. 2 Các loại bệnh nghề nghiệp
Hiện nay ở mỗi quốc gia điều công nhận những bệnh nghề nghiệp của
nước mình và ban hành chế độ đền bù hoặc bảo hiểm bệnh nghề nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay đã có 21 bệnh nghề nghiệp được nhà nước công
nhận và có chề độ bảo hiểm.
- bụi phổi do silic
- bụi phổi do amiang
- bụi phổi bông
- nhiễm độc chì và các hoá chất của chì
- nhiễm độc bezen và đồng đẳng của bezen
- bệnh nhiễm độc thuủy ngân và các hợp chất của thuỷ ngân
- bệnh nhiễm độc mangan và cá hợp chất của mangan
- bệnh nhiễm độc TNT(trinitrotoluen)
- bệnh nhiễm độc do các tia phóng xạ
- bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
- bệnh rung chuyển nghề nghiệp
- bệnh sạm da nghề nghiệp
- bệnh loét da, viêm da, loét vách ngăn mũi
- bệnh lao nghề nghiệp
- bệnh viêm gan do virut nghề nghiệp
- bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất của asen
- bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp
- bệnh nhiễm độc hoá chất trừ saau nghề nghiệp
- bệnh giảm áp nghề nghiệp
- bệnh viêm phế quảmg mãn tính nghề nghiệp
- bệnh do Leptopira nghề nghiệp
Trong 21 bệnh trên có trên 70% bệnh do nhiễm độc mãn tính khi tiếp
xúc với các hoá chất trong công việc.
II.3 Đặc điểm của một số bệnh nghề nghiệp
BỆNH BỤI PHỔI-SILIC
11
Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Bệnh bụi phổi-silic, là một trong các bệnh nghề nghiệp lâu đời nhất,
cho đến ngày nay hàng năm vẫn có hàng ngàn người bị chết vì bệnh này trên
khắp thế giới. Bệnh bụi phổi-silic là một bệnh nan y, do người lao động hít
phải bụi có chứa silic tự do. Đây là bệnh tiến triển không hồi phục, thậm chí
cả khi đã ngừng tiếp xúc với bụi. Nếu tiếp xúc với một lượng lớn bụi, có
hàm lượng silic tự do trong bụi cao, trong một thời gian ngắn đã có thể phát
sinh bệnh.
Bụi silic phát sinh ra trong hoạt động như là nghiền đá, nghiền quặng, phun
cát vv. Công nhân làm việc ở những nơi như là các mỏ, khu vực khai thác
đá, đúc, xây dựng, ở các phân xưởng kính, gốm , các phân xưởng mài, phân
xưởng nề có nguy cơ bị bệnh này cao.
Phun cát là một trong hoạt động có nguy cơ cao bị bụi phổi-silic. Các thiết bị
mài, thậm chí các thiết bị này không chứa silic, người công nhân vẫn có thể
bị bệnh do sử dụng để mài các vật liệu có chứa bụi silic, giống như khi
chúng ta mài các khuôn đúc vần còn cát chứa trên đó.
Một số hoạt động như là làm sạch cát hoặc bê tông hoặc làm sạch các chỗ nề
bằng thổi khí nén có thể tạo ra các đám bụi lớn, đây có thể là các nguyên
nhân gây bệnh.
Tác động đến sức khỏe:
Bệnh bụi phổi-silic gặp ở cả các nước phát triển và đang phát triển, tiếp xúc
với bụi silic qua đường hô hấp năm này qua năm khác, có thể bị bệnh từ
mức độ nhẹ đến mất khả năng lao động, và chết.
Bệnh bụi phổi-silic là kết quả của quá trình xơ hóa phổi. Thể loại và mức độ
bệnh phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với bụi: có thể mãn tính
hoặc cấp tính. Giai đoạn muộn có thể dẫn đến các rối loạn làm mất khả năng
lao động và muộn nữa là tử vong. Nguyên nhân tử vong thường do các biến
chứng như là lao phổi , phổi bị xơ hóa và khí thũng, suy tim phải.
Vào thế kỷ thứ 16 Tác giả Agricola viết tại các ảo ở vùng núi Carpathian của
Châu Âu: những người phụ nữ đã được pháthiện là cưới tới 7 lần, tất cả
chồng của họ đều bị mắc bệnh bụi phổi-silic có kèm theo lao mà chết. Chỉ
12
vài năm sau ở một số ngôi làng ở phía bắc Thái Lan đã được mệnh danh là
ngôi làng của các bà góa bởi vì một số lượng lớn đàn ông đã bị chết sớm vì
bệnh bụi phổi- silic .
·Giai đoạn 19951-1995, Trung Quốc đã ghi nhận 500.000 trường hợp
mắc bệnh bụi phổi-silic, số mới mắc bệnh hàng năm khoảng 6000
người và trên 24.000 người chết môi năm.
·Tại Ấn Độ trong một nghiên cứu xác định khoảng 55% số công nhân bị
mắc bệnh bụi phổi silic. Phần lớn trong số họ là nhưng người trẻ tuổi
làm việc tại một mỏ đá (loại đá trầm tích) với điều kiện thông gió rất
kém. Trong một số nghiên cứu tại miền trung cho thấy tỷ lệ tử vong
do bụi phổi rất cao, tuổi thọ của những người mắc bệnh này chỉ là 35
và tuổi nghề là 12 năm
·Còn ở Brazil, tại bang Minas Gerais đã có hơn 4500 người được chẩn
đoán bị bệnh bụi phổi silic. Khu vực đông bắc của nước này người lao
động thường xuyên đào các giếng nước xuyên qua tầng đá có thành
phần là hạt quartz trên 97% và tỷ lệ mắc bệnh là trên 26%. Nhiều ca
trong số đó có tiển triển bệnh rất nhanh.
·Còn ở Hoa Kỳ theo ước đoán có khoảng trên 1 triệu có tiếp xúc nghề
nghiệp với bụi silic, (khoảngtrên 100.000 người làm nghề phun
cát)trong số đó có khoảng 59.000 người sẽ có thể bị bệnh bụi phổi-
silic. Báo cáo của Hoa Kỳ xác nhận thì số mới mắc bệnh bụi phổi-silic
mỗi năm vào khoảng 300 người. Nhưng thực tế số này còn cao hơn rất
nhiều.
·Còn tại Quebec của Canada, từ năm 1988-1994, có hơn 40 trường
hợpmắc bệnh bụi phổi-silic, và có 12 người trong số đó chết trước tuổi
40.
·Còn theo báo cáo của Colombia có khoảng 1,8 triệu người công nhân có
nguy cơ măc bệnh bụi phổi- silic.
·Còn tại Việt Nam đến nay có khoảng trên 17.000 người mắc bệnh bụi
phổi- silic đã được phát hiện.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chúng ta hay sử dụng các biện pháp dự
phòng để tránh hít phải bụi có chứa silic tự do.
Người dịch
ThS. Nguyễn Văn Sơn
Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
13
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM BỤISILSÍC
BẢO VỆ SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG
ThS Đinh Xuân Ngôn
Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
Ở Việt Nam, bệnh bụi phổi silíc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các
bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Bệnh gây nên bởi sự hít thở phải bụi có
chứa tinh thể dioxyt silíc, thông thường nhất là thạch anh. Người lao động
làm việc trong các ngành, nghề có nguy cơ cao mắc bệnh bụi phổi silíc là
khai thác mỏ, đào đường hầm, sản xuất vật liệu xây dựng, đúc, làm công
việc mài mòn (phun cát), đồ gốm, khai thác khoáng sản và làm thuỷ tinh.
Cho đến nay, bệnh bụi phổi silíc vẫn là bệnh không chữa được nên biện
pháp dự phòng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Dưới đây là một số biện pháp dự phòng cơ bản, tuỳ từng ngành nghề,
công việc, điều kiện sản xuất mà có thể áp dụng biện pháp phù hợp để bảo
vệ sức khoẻ người lao động.
Các biện pháp kỹ thuật làm giảm ô nhiễm bụi
-Biện pháp thay thế: thay thế những nguyên liệu độc hại bằng những nguyên
liệu ít hoặc không độc hại.Có thể thay thế cát silíc bằng olivine (Mg,
Fe)
2
SiO
4
ít độc hại hơn.
-Thay đổi quy trình sản xuất để hạn chế phát sinh bụi. Cơ giới hoá, tự động
hoá để tránh tiếp xúc với bụi.
-Biện pháp thông khí: bao gồm thông khí chung (đưa không khí sạch vào để
hoà loãng không khí bị ô nhiễm rồi sau đó hút không khí bị pha loãng đó
ra bằng quạt hút) và thông khí hút cục bộ (hút bụi bằng một chụp hút rồi
đẩy không khí có chứa bụi ra ngoài qua các ống dẫn bằng quạt đẩy).
-Biện pháp cách ly: những nguồn phát sinh nhiều bụi được che chắn, cách ly
để hạn chế bụi phát tán ra các công đoạn, bộ phận khác.
-Biện pháp làm ẩm: những nơi bụi nhiều (bộ phận xay, nghiền, khoan, )
nếu điều kiện kỹ thuật cho phép có thể phun nước, tưới ẩm nguyên, vật
liệu; dùng quạt phun sương làm ẩm không khí nhằm làm giảm nồng độ
bụi môi trường.
Biện pháp hành chính
14
-Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý. Bố trí nơi làm việc gọn gàng, ngăn
nắp. Làm vệ sinh mặt bằng sản xuất thường xuyên.
-Tổ chức các lớp về vệ sinh an toàn lao động cho người sử dụng lao động và
người lao động, khuyến cáo các tác hại do bụi silíc gây ra và các biện
pháp bảo vệ.
-Thường xuyên kiểm tra môi trường lao động. .Đo nồng độ bụi, đặc biệt là
nồng độ bụi hô hấp. Phân tích hàm lượng silíc tự do trong bụi.
Biện pháp cá nhân
-Đeo khẩu trang ngăn bụi (loại có hiệu suất lọc bụi hô hấp cao ). Nơi làm
việc có nồng độ bụi và hàm lượng silíc tự do trong bụi cao thì phải sử
dụng bán mặt nạ hoặc mặt nạ lọc bụi .
Biện pháp y tế
-Tổ chức khám tuyển công nhân vào lao động trong những ngành nghề tiếp
xúc với bụi nhiều theo đúng những tiêu chuẩn khám tuyển đã qui định.
-Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm. Những bộ phận sản xuất mà
công nhân phải tiếp xúc với bụi nhiều và hàm lượng silíc trong bụi cao
thì phải khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần, khám phát hiện sớm
bệnh bụi phổi silíc nghề nghiệp.
Trong các biện pháp trên, các biện pháp kỹ thuật là mong muốn nhất và
hiệu quả nhất, có thể kiểm soát được ô nhiễm bụi tại nguồn để làm giảm tiếp
xúc cho người lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thực hiện được
các biện pháp này bởi các lý do về kinh tế, kỹ thuật và điều kiện sản xuất.
Ở nước ta hiện nay, biện pháp cá nhân sử dụng khẩu trang chống bụi
được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên hiệu quả ngăn
bụi của khẩu trang cần phải xem xét bởi người lao động chủ yếu sử dụng
khẩu trang bằng vải thông thường hoặc màn xô. Ưu điểm của các loại khẩu
trang này là giá thành rẻ, trở lực hô hấp thấp, có thể sử dụng được nhiều lần
nhưng hiệu suất lọc bụi không cao. Một số loại khẩu trang nhập ngoại hoặc
sản xuất trong nước có hiệu suất lọc bụi cao thì giá thành lại đắt (15-
20.000đồng/chiếc), chỉ sử dụng được một lần hoặc trở lực hô hấp cao gây
khó thở cho người lao động khi làm việc thể lực nặng nhọc. Để sử dụng
khẩu trang có hiệu quả, cần nghiên cứu để lựa chọn loại khẩu trang thích
hợp cho mỗi loại ngành nghề.
Những người làm công tác y học lao động, trong quá trình giám sát, đánh
15
giá môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ đề xuất, khuyến nghị các biện
pháp dự phòng phù hợp, khả thi cho từng cơ sở sản xuất để bảo vệ sức khoẻ
người lao động.
Qua tìm hiểu về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể thấy rằng tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là một trong những hết sức quang trọng,
đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải hết sức quan tâm. Cần nghiên cứu và đưa
ra cá giải pháp khắc phục và hạn chế tối đa nó. Một đất nước hay một xã hội
sẽ không phát triển được nếu số người tàn tật, bệnh nghề nghiệp quá lớn.
Về phía những người lao động thì không nên chủ quan mất cảnh giác trong
quá trình tham gia lao động sản suất. Nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt
các quy định an toàn trong lao động sản xuất.
Mỗi người khi tham gia lao động sản suất phải biết tự ý thức về hành vi,
quan tâm tới những người xung quanh mình, nhắc nhở họ khi vi phạm quy
định an toàn dù là nhỏ nhất.
Một khi tai nạn xảy ra thì hậu quả của nó thật khó lường. Vì vậy chúng ta
nên đề phòng, ngăn ngừa nó “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Đừng để những giọt nước mắt rơi trong muộn màng, những nổi đau mà
không gì bù đắp được.
BÀI TẬP 3
Nhận xét về tình hình môi trường của Việt Nam trong những năm gần đây
với sự phát triển kinh tế xã hôi có những thay đổi gì?
I- Dự đoán của các chuyên gia về tình hình môi trường trong năm 2009.
Nhìn chung, các chuyên gia đều dự đoán về những diễn biến môi trường khả
quan hơn khi sự tuân thủ pháp luật môi trường được nâng lên
PGS., TS Phạm Gia Điền – Chuyên gia về Hoá dược và Hoá sinh hữu cơ:
“Năm 2009 sẽ có nhiều sự kiện về môi trường. Năm 2008, là một năm phát
hiện ra nhiều vụ vi phạm. Năm 2009, sẽ có nhiều vi phạm nữa được phát
16
hiện, số vụ vi phạm gia tăng cả về hình thức và tính chất vi phạm. Các nước
sẽ tích cực chấp hành nghiêm chỉnh Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu
toàn cầu. Dự báo, tình hình ô nhiễm môi trường sẽ càng được các tầng lớp
nhân dân, cộng đồng chú ý nhiều hơn."
TSKH Phạm Hoàng Hải – Chuyên gia về địa lý và tài nguyên thiên nhiên:
"Năm 2009, sẽ là năm các doanh nghiệp tích cực tuân thủ trong lĩnh vực môi
trường. Các vi phạm không chỉ trong lĩnh vực ô nhiễm nguồn nước mà còn
mở rộng sang cả ô nhiễm không khí, suy thoái các nguồn tài nguyên thiên
nhiên".
Anh Tạ Anh Quang – Chuyên gia về kiểm soát độc chất và phòng ngừa rủi
ro về ô nhiễm môi trường: "Năm 2009, ý thức bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp của cộng đồng sẽ được nâng cao. Luật Bảo vệ môi trường sẽ
được tuân thủ triệt để hơn. Các doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn trong việc
bảo vệ môi trường. Các cơ quan quản lý môi trường sẽ phải bận rộn hơn.
Trên bình diện quốc tế, thì sau tình hình suy thoái kinh tế thế giới, các nước
sẽ có nhiều điều chỉnh về chính sách kinh tế. Sự suy giảm kinh tế dẫn tới
việc khai thác các nguồn tài nguyên cũng hạn chế. Việc phát thải các loại khí
gây hiệu ứng nhà kính cũng giảm bớt".
II- Báo cáo.
Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong các KCN trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 9 tháng đầu năm 2008
1. Tình hình chung về các KCN:
Cho đến nay, có 11 KCN được thành lập, tổng diện tích 6.350 ha. 06
KCN đã đi vào hoạt động gồm: Đông Xuyên, Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A, Mỹ
Xuân A2, Mỹ Xuân B1-Conac và Cái Mép; 03/06 KCN cơ bản đã lấp đầy
gồm: Đông Xuyên, Phú Mỹ I và Mỹ Xuân A. 05 KCN còn lại hiện đang
thực hiện công tác bồi thường, GPMB gồm: Phú Mỹ II, Phú Mỹ III, Mỹ
Xuân B1- Tiến Hùng, Mỹ Xuân B- Đại Dương và KCN dầu khí Long Sơn
(thành lập tháng 6/2008). Tính đến 30/8/2008 có 181 dự án đầu tư còn hiệu
lực, trong đó có 108 dự án đã đi vào hoạt động, 73 dự án đang trong giai
đọan đầu tư xây dựng hoặc mới được cấp phép đầu tư. 88/181 dự án đầu tư
trong nước, 93 dự án đầu tư nước ngòai với số vốn đầu tư quy đổi là 11.808
triệu USD.
17
2. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN:
a. Kết quả rà soát, thanh kiểm tra:
Hiện nay, nhiệm vụQLNN về BVMT của Ban quản lý các KCN vẫn
thực hiện theo cơ chế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc
thanh, kiểm tra các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước. Từ tháng 6 –
9/2008, Ban tham gia 02 đoàn thanh tra, khảo sát về Tài nguyên nước; chủ
trì 01 đoàn làm việc rà soát hồ sơ môi trường với chủ đầu tư hạ tầng và một
số doanh nghiệp tại KCN Mỹ Xuân A và Mỹ Xuân A2; tham gia 01 đoàn
kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trên lưu vực sông Thị Vải do Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì.
Trong 9 tháng đầu năm 2008, qua công tác rà soát, phối hợp thanh
kiểm tra và tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp cho thấy công tác bảo vệ
môi trường còn một số mặt tồn tại sau:
a1- Đối với Doanh nghiệp trong KCN:
Đa số các DN trong KCN đã thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo
vệ môi trường, nhưng chỉ có tính chất đối phó, một số DN còn xem nhẹ công
tác bảo vệ môi trường. Cụ thể như:
- Chưa thực hiện thủ tục pháp lý về môi trường: Công ty TNHH thủy
sản Đông Nam (KCN Mỹ Xuân A), trạm phân phối khí, Công ty Happro,
nhà máy sản xuất bình Gas (KCN Phú Mỹ I)…
- Chưa thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ hàng năm theo
quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005.
- Chưa thực hiện đúng nội dung về đầu tư xử lý nước thải, khí thải
như đã cam kết.
- Các Doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc quản lý chất thải nguy hại
từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý, nhiều Doanh nghiệp đã có
phân loại và ký hợp đồng vận chuyển chất thải nguy hại cho đơn vị có chức
năng xử lý nhưng chưa thực hiện đăng ký chủ nguồn thải theo quy định tại
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Rác thải công nghiệp
tạm lưu chưa có biện pháp che chắn, bảo quản.
- Một số Doanh nghiệp chưa có biện pháp tách, xử lý nước mưa chảy
tràn nhiễm dầu mỡ.
18
- Việc đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định
67/2003/NĐ-CP của Chính phủ giảm so với các năm trước do các Doanh
nghiệp tự kê khai, chưa tập trung về một đầu mối là chủ đầu tư hạ tầng nên
chưa hiệu quả trong công tác kê khai và thu phí.
a2- Đối với chủ đầu tư hạ tầng KCN
Nhìn chung, các chủ đầu tư hạ tầng KCN chấp hành chưa tốt về các
nội dung sau:
- Chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo giám sát môi trường định kỳ 02
lần/năm
- Các KCN chưa hòan thiện hệ thống thu gom tòan bộ nước thải sản
xuất, nước thải sinh hoạt của các DN trong KCN để xử lý nên vẫn còn hiện
tượng đấu nối ống xả nước thải vào hệ thống thoát nước mưa chung.
- Chưa chú trọng đến việc phân khu chức năng hợp lý giữa các lọai
hình sản xuất trong quá trình thu hút đầu tư nên chưa đảm bảo giảm thiểu
được việc phát sinh ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dự
án và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, dẫn đến tình trạng
phát sinh khiếu nại, tố cáo về môi trường giữa các dự án trong KCN.
- Chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi
trường trong quá trình xây dựng cũng như trong giai đoạn đi vào hoạt động
như cam kết trong báo cáo ĐTM.
- Chưa đầu tư xây dựng khu tập kết rác thải sinh hoạt, rác thải công
nghiệp, rác thải nguy hại nên chưa thống kê, quản lý đầu ra chất thải phát
sinh.
- Chưa thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác
BVMT của các Doanh nghiệp trong KCN.
b-Kết quả tham gia hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của tỉnh
Ban quản lý các KCN đã cử cán bộ tham gia hội đồng thẩm định báo
cáo ĐTM của tỉnh, góp phần trong việc đánh giá phê duyệt dự án và thu thập
ý kiến đóng góp của các thành viên trong hội đồng để giúp Lãnh đạo Ban
quyết định trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong thời gian từ tháng
6 đến tháng 9/2008, Ban đã tham gia thẩm định 4 dự án đầu tư vào KCN.
Đồng thời tham gia HĐTĐ cho 01 đề án xả thải tại KCN Mỹ Xuân A do
Công ty IDICO làm chủ đầu tư.
3- Tình hình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường các KCN:
19
a-Tình hình thu gom và xử lý nước thải tập trung:
Lượng nước thải phát sinh từ 06 KCN đang hoạt động khoảng 11-
13.050m
3
/ngày đêm. Trong đó, lượng nước thải được thu gom và xử lý
khoảng 7.900m
3
/ngày, đạt 60,5% gồm: KCN Mỹ Xuân A2 đã đầu tư hệ
thống xử lý nước thải công suất 2.500m
3
- 3000m
3
/ngày đêm, KCN Cái Mép:
1.000m
3
/ngày đêm và các doanh nghiệp KCN đầu tư hệ thống xử lý cục bộ
công suất khoảng 4.400 m
3
/ngày đêm.
Ngoài trách nhiệm bảo vệ môi trường, tuân thủ theo đúng luật định,
việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung còn là một trong những tiêu
chí bắt buộc phải hoàn thành trước khi mở rộng và phát triển KCN. Do đó,
Ban quản lý các KCN đã có nhiều văn bản và tổ chức họp để đôn đốc, nhắc
nhở và xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện của các Công ty phát
triển hạ tầng. Kết quả đầu tư xây dựng HTXLNT đến thời điểm hiện nay
như sau:
- KCN Mỹ Xuân A2 do Công ty phát triển Quốc tế Formosa làm chủ
đầu tư hạ tầng KCN trên tổng diện tích 312,8 ha, đã đầu tư và vận hành hệ
thống xử lý nước thải tạm thời cho KCN với công suất xử lý khoảng 2.500 –
3000 m
3
/ngày đêm và đang tiến hành đầu tư hệ thống nước thải với công
suất xử lý 15.000m
3
/ngày đêm .
b-Tình hình xử lý khí thải:
Hiện nay, phần lớn các KCN trên địa bàn tỉnh chưa lấp đầy diện tích
nhưng vấn đề ô nhiễm không khí cũng đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm.
Nguồn gây ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp chủ yếu tập
trung ở các KCN: Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A, từ họat động của các nhà máy sản
xuất phân bón, sản xuất thép và sản xuất vật liệu xây dựng như trạm trộn bê
tông, gạch men…Một số dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không
khí như Nhà máy Đạm Phú Mỹ (nguy cơ rò rỉ khí amoniac), Nhà máy phân
bón Baconco (phát sinh bụi)…. Đa số các dự án sử dụng nhiên liệu than đá
hoặc dầu FO, DO, hoặc trong sản xuất có sử dụng các dung môi hữu cơ (chế
biến da thuộc), hơi hóa chất acid (công nghệ xi mạ, tẩy gỉ trong cán thép…).
Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải hoặc có
đầu tư nhưng chưa vận hành tốt hệ thống xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi
trường.
20
Ngoài ra, ô nhiễm không khí tại các KCN còn bắt nguồn từ bụi phát
sinh từ các hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên,
đây chỉ là nguồn ô nhiễm mang tính tức thời và tồn tại trong thời gian ngắn.
Trong đợt điều tra, khảo sát thực tế của Ban tại thời điểm tháng
8/2008 trong KCN Mỹ Xuân A đã phát hiện Nhà máy kéo cán thép của
DNTN Liêm Chính không có biện pháp thu hồi chất thải nguy hại (dầu nhớt
cặn trong quá trình vận hành thiết bị nung chảy tràn theo hệ thống thoát
nước mưa), dùng xỉ than làm nhiên liệu đốt kéo cán thép, do đó gây ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường không khí, mất mỹ quan và ảnh hưởng đến các dự
án lân cận.
c-Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn:
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: hầu hết các nhà máy đều hợp đồng
các Công ty công trình đô thị thu gom và vận chuyển đến xử lý tại bãi chôn
lấp rác thải của tỉnh theo đúng quy định.
- Đối với các chất thải rắn công nghiệp (chủ yếu xỉ lò luyện, vảy
thép, bao bì hỏng, giấy vụn, bùn thải,…): đặc tính của các loại chất thải
công nghiệp thông thường là các hợp chất vô cơ, ít gây mùi hôi, trong đó có
nhiều loại chất thải có khả năng tái sử dụng như xỉ thép của ngành thép có
thể sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy luyện phôi thép, tuy
nhiên một số nhà máy trong dây chuyền công nghệ chưa đầu tư công đoạn
tái sử dụng chất thải này vì kinh phí đầu tư lớn và hiệu quả kinh kế không
cao. Bên cạnh đó, tỉnh vẫn chưa có nhà máy xử lý rác thải công nghiệp
thông thường, một phần nhỏ được xử lý chung với rác thải sinh hoạt. Phần
lớn chất thải rắn thông thường (tại các Công ty thép) đang tập kết trong
khuôn viên nhà máy chờ thu gom, xử lý nhưng không có biện pháp che
chắn, bảo quản. Đây là nguồn gây ô nhiễm do tác động của các tác nhân:
nước mưa, oxi hoá…nếu không có biện pháp ngăn ngừa.
Theo thống kê sơ bộ, lượng chất thải rắn trong các KCN thải ra khoảng
276 tấn/ngày. Cụ thể như sau:
+ KCN Đông Xuyên: khoảng 5,67 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 2,8
tấn; rác thải công nghiệp 2,4 tấn, rác thải nguy hại 0,47 tấn)
+ KCN Phú Mỹ I: khoảng 187 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 4 tấn, rác
thải công nghiệp 181, rác thải nguy hại 2 tấn). Chủ yếu phát sinh từ các
21
Công ty: Thép Miền Nam với khối lượng 170 tấn/ngày và Công ty thép tấm
lá Phú Mỹ 2 tấn/ngày (xỉ lò luyện, vảy thép…)
+ KCN Mỹ Xuân A: khoảng 75,5 tấn/ngày (rác sinh hoạt 2,5 tấn, rác
công nghiệp 72 tấn, rác thải nguy hại 1 tấn)
+ KCN Mỹ Xuân A2: khoảng 4,5 tấn/ngày (rác sinh họat 1,5 tấn, rác
công nghiệp 2,2 tấn, rác thải nguy hại 0,3 tấn)
+ KCN Mỹ Xuân B1-Conac: khoảng 1,9 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt
0,3 tấn/ngày, rác công nghiệp 1,5 tấn, rác nguy hại 0,1 tấn)
+ KCN Cái Mép: khoảng 2 tấn/ngày (rác thải sinh hoạt 0,35 tấn, rác
thải công nghiệp 1,5 tấn, rác thải nguy hại 0,1 tấn)
- Đối với chất thải nguy hại: trong thời gian qua, rác thải nguy hại phát
sinh trên địa bàn tỉnh phần lớn được vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải
công nghiệp tại xã Phước Hòa, huyện Tân Thành của Công ty TNHH Sông
Xanh để xử lý, phần còn lại được thu gom, vận chuyển về các Công ty có
chức năng tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang để xử lý. Tuy
nhiên, hiện nay do Công Ty TNHH Sông Xanh đang tạm thời ngưng hoạt
động để giải quyết các tồn tại về môi trường theo chỉ đạo của UBND tỉnh,
do đó việc xử lý chất thải nguy hại sẽ do các Công ty khác xử lý. Mặt khác
việc quy họach, đầu tư các công trình cho việc xử lý chất thải công nghiệp
đặc biệt là chất thải nguy hại chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng
mức. Hiện nay, tỉnh đã có quy họach bãi đổ chất thải rắn 100 ha ở Tóc Tiên
huyện Tân Thành, tuy nhiên công tác đầu tư triển khai chậm.
4-Biện pháp giải quyết:
- Rà soát, kiểm tra lập danh sách các Doanh nghiệp chưa thực hiện tốt
công tác bảo vệ môi trường, các Doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng: hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, khí thải, các Doanh
nghiệp gây ô nhiễm môi trường đã nhắc nhở nhưng không khắc phục để đề
xuất hướng xử lý theo quy định pháp luật.
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường
định kỳ.
- Phối hợp với các Đoàn của Bộ và Sở Tài nguyên và Môi trường tiến
hành thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp KCN.
- Chỉ đạo các Công ty đầu tư hạ tầng nâng cao vai trò theo dõi, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp KCN. Hoàn thành hệ thống xử lý nước thải theo đúng tiến độ, thực
hiện tốt việc thu gom tòan bộ nước thải phát sinh về khu xử lý tập trung.
22
III-Môi trường TPHCM: Quá nhiều bụi
TPHCM có 6 trạm quan trắc chất lượng không khí giao thông đặt tại
vòng xoay Hàng Xanh, ngã tư Đinh Tiên Hoàng-Điện Biên Phủ, vòng xoay
Phú Lâm, vòng xoay An Sương, ngã 6 Gò Vấp, ngã tư Nguyễn Văn Linh-
Huỳnh Tấn Phát. Kết quả quan trắc tại 6 trạm này đều cho thấy ô nhiễm do
bụi là vấn đề đáng ngại nhất trong 5 thông số quan trắc bao gồm: khí oxít-
cacbon (CO), oxít-nitơ (NO2), tiếng ồn, bụi, chì.
Bụi: luôn ở mức nguy hại
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM - cơ quan quản lý và điều
hành các trạm quan trắc, ô nhiễm do bụi nhiều trong năm qua luôn ở trạng
thái nguy hại cho không khí thành phố. Số liệu quan trắc cho thấy, chúng
luôn ở trong mức từ 0,43-0,93 mg/m³, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,43-3,1
lần, cá biệt có thời điểm giá trị quan trắc lên tới 1,36mg/m³, vượt tiêu chuẩn
cho phép 4,5 lần.
Cũng theo Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM, đây là hậu quả tất yếu
của tình trạng hạ tầng giao thông lạc hậu, quá tải. Đặc biệt là việc phải đào
đường liên tục trong môi trường khô, nóng của thành phố và “điểm nóng”
nhất về ô nhiễm bụi của thành phố là khu vực ngã tư An Sương với 100%
giá trị quan trắc không đạt tiêu chuẩn cho phép. Mức độ ô nhiễm do bụi ở
đây có lúc lên tới 1,44mg/m³, vượt tiêu chuẩn cho phép 4,8 lần. Ô nhiễm do
bụi có thể gây ra nhiều căn bệnh về đường hô hấp cho người như viêm phế
quản, viêm phổi…
Tiếng ồn: cũng đáng lo
Không xấu như tình trạng ô nhiễm do bụi, nhưng tình trạng ô nhiễm
do tiếng ồn cũng rất đáng lo ngại. Kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi
trường TPHCM cho thấy, mức độ ô nhiễm tiếng ồn luôn dao động ở mức
cao: 100% giá trị Max “lớn nhất” vượt tiêu chuẩn cho phép, 90% giá trị Min
“nhỏ nhất” vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trong cả 3 năm 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009, tình
trạng này vẫn không được cải thiện là bao. Ngã tư An Sương lại cũng là địa
điểm ô nhiễm về tiếng ồn nhiều nhất (100% số liệu quan trắc về ô nhiễm
tiếng ồn ở đây đều vượt tiêu chuẩn cho phép). Đây cũng là hậu quả của tình
trạng giao thông còn nhiều bất cập, song không chỉ do hạ tầng giao thông lạc
hậu mà chủ yếu do ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận không
nhỏ người dân chưa tốt. Tiếng còi, tiếng động cơ xe… là nguyên nhân quan
trọng gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
Ô nhiễm do chì, NO2, CO đang có dấu hiệu tăng
Những tháng đầu năm 2009, nồng độ chì đo được tại các trạm quan
trắc dao động trong khoảng 0,22-0,38µg/m³, trong đó nồng độ chì tại khu
23
vực Gò Vấp trung bình 0,38µg/m³, cao nhất so với các trạm còn lại. So với
những tháng đầu năm 2008 mức độ ô nhiễm chì có giảm từ 1,1-2,1 lần trên
cả 6 trạm, tuy nhiên so với những tháng cuối năm 2008 mức độ ô nhiễm chì
lại tăng từ 1,1-1,5 lần ở 5 trạm.
Một trạm có giá trị quan trắc ô nhiễm chì không thay đổi là ngã tư
Hàng Xanh. Đây là một việc khá bất thường, vì Nhà nước đã có chủ trương
không cho sử dụng xăng pha chì do chì rất độc hại với sức khỏe con người.
Như vậy chỉ có một khả năng là trong xăng, dầu đang được sử dụng cho các
phương tiện giao thông không hoàn toàn “hết” chì như quy định của Nhà
nước - một cán bộ của Chi cục Bảo vệ môi trường đã nhận xét như vậy.
Nồng độ NO2 đo được tại tất cả 6 trạm dao động trong khoảng từ
0,19-0,34mg/m³, trong đó số liệu NO2 đo được tại trạm quan trắc ngã tư
Điện Biên Phủ-Đinh Tiên Hoàng cao nhất, trung bình đạt khoảng
0,34mg/m³. Tại trạm này, nồng độ NO2 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,7 lần và
tất cả giá trị quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Các trạm còn lại, số lần
quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép vào khoảng 68% và điều đáng lo ngại là
số lần vượt tiêu chuẩn cho phép như vậy đang có xu hướng tăng. Nồng độ
NO2 tăng chứng tỏ các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố sử
dụng động cơ đốt trong thải chất gây ô nhiễm môi trường đang có xu hướng
tăng. Nồng độ CO trung bình dao động trong khoảng 9,93-21,37mg/m³, về
cơ bản nó vẫn nằm trong mức cho phép. Tuy nhiên, vẫn có 4 trong tổng số 6
trạm quan trắc có từ 3%-17% giá trị quan trắc không đạt tiêu chuẩn cho
phép.
IV-Hậu Vedan: Sông Thị Vải chưa mừng hồi sinh lại đến lo khí thải .
Dòng sông đang dần hồi sinh
Dòng sông Thị Vải là con sông nước mặn, ngắn (dài khoảng 76km), lòng
sông khá sâu (có chỗ sâu đến 60m). Với dòng chảy 4 lần đổi chiều trong
ngày nên khả năng tự làm sạch của sông kém, chất ô nhiễm khó thâm nhập
vào và ngược lại các chất bẩn thải ra cũng khó thoát ra ngoài để có thể được
pha loãng.
Đa số những hộ dân sống dọc theo sông này làm nghề chài lưới vì khi Vedan
và những khu công nghiệp chưa mọc lên bên dòng sông Thị Vải thì đây là
con sông vô cùng trù phú, tôm cá đầy sông, dòng nước xanh biếc. Chính vì
vậy, từ khi Vedan âm thầm biến sông Thị Vải thành màu cà phê, cuộc sống
của những người dân sống dọc con sông này không ít lần sóng gió. Nhiều
người đành bỏ nghề chài lưới kiếm bước mưu sinh.
24
Niềm vui có thực sự quay trở lại với những ngư dân
sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản ven
sông Thị Vải?
Ngư dân Nguyễn Ngọc Tám, 32 tuổi, ngụ ấp 1B xã Phước Thái, huyện Long
Thành cho biết: Từ khi khu công nghiệp mọc lên ở khúc sông này, đặc biệt
là Vedan, nước sông càng ngày càng giống màu cà phê, không con tôm, con
cá nào sống nổi… đành bỏ nghề chài lưới đi làm công nhân. Nay con cá đã
trở lại, nước đã trong, quay lại nghề cha ông cảm thấy thoải mái, đây là nghề
cha truyền con nối của gia đình”.
“Dù không được như xưa, nhưng bây giờ một ngày lênh đênh trên “dòng
sông chết” cũng đánh bắt được một vài chục ký tôm cá. Mỗi chuyến đi đánh
bắt như vậy, trừ chi phí xăng dầu cũng lời 200 – 300 ngàn đồng, cũng có bữa
chỉ đủ tiền xăng dầu. Hiện trên sông Thị Vải, đánh bắt được chủ yếu là cá
đối, cá dứa, cá chẽm, tôm…” – ông Dương Văn Phát, 48 tuổi, 3 đời làm
nghề đánh bắt kể.
Gặp chúng tôi khi vừa trở về sau một đêm giăng câu trên sông Thị Vải, nhìn
ông Trần Văn Khít có vẻ mệt mỏi, nhưng trên nét mặt vẫn hiện lên sự vui
mừng vì đêm giăng câu tối qua thắng lớn. Ông khoe cái đêm bội thu của ông
đã đem về cho ông 500 ngàn đồng. Rồi ông trầm ngâm “nghề sông nước
không phụ ai cả chú ạ, nó luôn ưu ái những người bám trụ lấy nghề và sống
chết cùng nó”.
25