Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CHỦ ĐỀ: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN TRONG VIỆC TIẾP CÔNG DÂN CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIẾN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.52 KB, 9 trang )

TỈNH ỦY BÌNH PHƯỚC
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

CHỦ ĐỀ:

VAI TRỊ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN
TRONG VIỆC TIẾP CÔNG DÂN- CƠ
SỞ LÝ LUẬN THỰC TIẾN TẠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC HƯNG

Họ tên học viên: Vũ Thị Thanh Loan
Lớp: TC 120 (Lộc Ninh)
Phần: 3.2 Những vấn đề cơ bản về Quản lý hành
chính nhà nước.
Bình Phước, năm 2021


1

PHẦN 1: CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ
1.1 Cơ sở lý luận:
1.1.1 Khái niệm tiếp công dân:
Điều 2 Luật Tiếp công dân 2013 định nghĩa như sau:
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tiếp cơng
dân đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân;
giải thích, hướng dẫn cho cơng dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản


ánh theo đúng quy định của pháp luật.
1.1.2 Vai trị của tiếp cơng dân:
Tiếp cơng dân có vai trị hướng dẫn và giải đáp cho các vấn đề của nhân dân:
Tiếp công dân hướng dẫn cơng dân thực hiện các quyền của mình: quyền khiếu tại,
tố cáo, khởi kiện... theo quy định của pháp luật
Không phải người dân nào cũng nắm rõ các thủ tục, quy định của pháp luật trong
các vấn đề trên cho nên việc tiếp cơng dân như đóng vai trị giải thích, đưa ra các quy
định pháp luật và hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục, quy trình theo đúng quy
định của pháp luật.
Tiếp cơng dân lắng nghe các phản ánh, khiếu nại của người dân để kịp thời bảo vệ
quyền lợi của họ.
Việc tiếp công dân giúp cơ quan nhà nước nắm được các thông tin, kiến nghị, phản
ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, của Đảng và chính sách,
pháp luật của nhà nước, công tác quản lý của cơ quan đơn vị, qua đó, nhà nước có biện
pháp, chủ trương phù hợp để điều chỉnh bổ sung chủ trương, chính sách, hồn thiện pháp
luật cũng như để khắc phục những bất cập hạn chế trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước.
Tiếp công dân là hoạt động nhằm hiện thực hóa quyền dân chủ của cơng dân, là sự
cụ thể hóa quyền tham gia quản lí nhà nước xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung
của nhà nước và xã hội của công dân, phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân
trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đồng thời, đây cũng là biểu hiện sinh động phản ánh
bản chất dân chủ của nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân.
Tiếp cơng dân nhằm đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã
được hiến pháp ghi nhận, để thực hiện mối quan hệ hài hòa Dân chủ nhà nước và người
dân, giúp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị được tiến hành một cách
kịp thời và đúng pháp luật.
Tiếp cơng dân là vai trị quan trọng hướng tới cơng dân thực hiện quyền khiếu nại,
tố cáo, khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của
mình, qua đó tun truyền giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu
nại, tố cáo của cơng dân nói riêng, góp phần giúp cơng dân hiểu biết thêm pháp luật nói

chung quyền nghĩa vụ cơng dân nói riêng tránh tình trạng khiếu nại kéo dài khiếu nại
vượt cấp.
Qua việc tiếp công dân cũng phần nào người dân nhìn nhận, đánh giá được trình độ,
năng lực, thái độ, phẩm chất đạo đức của những người cán bộ, cơng chức trực tiếp với
mình, qua đó có thơng tin tin cậy để phản ánh với cơ quan thẩm quyền cũng như để đánh
giá lựa chọn nhân sự thông qua các kỳ bầu cử.
1.1.3 Trách nhiệm của người tiếp công dân
- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải thực hiện đúng quy định về tác
phong, trang phục theo quy định tại cơ quan làm việc như: trang phục chỉnh tề, đeo thẻ
công chức, viên chức hoặc phù hiệu (nếu có),…..


2

- Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ thông tin nhân
thân gồm: họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có). Đồng
thời chỉ tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản; và
hướng dẫn công dân cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ
việc.
- Giữ thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
- Hướng dẫn và giải thích cho cơng dân thực hiện chấp hành chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan
có thẩm quyền. Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không
đúng với thẩm quyền giải quyết của cơ quan thì phải hướng dẫn họ đến đúng cơ quan
hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
- Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền để xử lý
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; sau khi có kết quả thì thực hiện thơng báo kết quả
xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho cơng dân.

- Khi cơng dân có hành vi vi phạm nội quy nơi tiếp cơng dân thì người tiếp cơng
dân có trách nhiệm u cầu người đó chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu xét thấy cần thiết
thì lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của
pháp luật.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
1.2.1 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân
* Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan mình.
- Ban hành nội quy, quy chế tiếp cơng dân;
- Bố trí địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân; bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ
việc tiếp công dân.
- Phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý
vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.
- Kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có trách nhiệm thuộc quyền
quản lý của mình thực hiện các quy định của pháp luật trong việc tiếp cơng dân.
- Có trách nhiệm bảo đảm an tồn, trật tự cho hoạt động tiếp cơng dân.
- Báo cáo tình hình, kết quả cơng tác tiếp cơng dân với cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền.
* Trực tiếp thực hiện việc tiếp cơng dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại địa điểm
tiếp công dân của cơ quan mình.
* Thực hiện tiếp cơng dân đột xuất trong các trường hợp sau đây:
- Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của
nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác
nhau.
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng
hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng,
tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an tồn xã hội.
* Khi tiếp cơng dân, người đứng đầu cơ quan phải có ý kiến trả lời về việc giải
quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ đạo cơ quan, tổ
chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình kịp thời xem xét, giải

quyết và thơng báo thời gian trả lời cho công dân.


3

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét,
giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc
thẩm quyền của mình hoặc thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp
dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột
xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân và kiểm tra, đôn đốc việc xử lý sau tiếp công
dân của các cơ quan, đơn vị.
Việc tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải được công chức, viên
chức giúp việc ghi chép đầy đủ vào Sổ tiếp công dân hoặc nhập thông tin vào Cơ sở dữ
liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân và được lưu tại nơi tiếp công dân. Ý kiến
chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân phải được lập thành văn bản và gửi cho các
cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung
chỉ đạo; ấn định thời gian giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật và cơ quan, tổ
chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết phải gửi kết quả giải quyết cho công dân được
biết.
Khi tiếp công dân, nếu vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở và thuộc thẩm quyền giải
quyết thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc
phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì nói rõ thời hạn giải quyết và người cần liên hệ để
biết kết quả giải quyết. Kết thúc việc tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị ra
thông báo kết luận việc tiếp công dân.
Đối với Ban tiếp công dân, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ giúp người
đứng đầu cơ quan, đơn vị tiếp công dân và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị liên quan có
trách nhiệm cụ thể là:

Ban tiếp cơng dân, cơng chức, viên chức được giao nhiệm vụ giúp người đứng đầu
cơ quan, đơn vị tiếp công dân và cơ quan Thanh tra nhà nước hoặc Văn phòng Ủy ban
nhân dân cùng cấp có trách nhiệm: Sắp xếp việc tiếp cơng dân của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị và thông báo cho cơ quan, đơn vị có liên quan biết; ưu tiên những vụ việc
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đông người, phức tạp, kéo dài; Cử người ghi chép
nội dung việc tiếp công dân; Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để người đứng đầu cơ
quan, đơn vị thực hiện việc tiếp công dân.
Cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có
trách nhiệm: Cử lãnh đạo cơ quan, đơn vị cùng tiếp công dân để thực hiện những yêu cầu
do người đứng đầu cơ quan, đơn vị giao; Cử công chức, viên chức để ghi chép nội dung
việc tiếp công dân, nhận các thông tin, tài liệu do công dân cung cấp; Chuẩn bị đầy đủ
những thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh mà người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ tiếp công dân.
Kết thúc việc tiếp cơng dân, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm giúp
người đứng đầu cơ quan, đơn vị chuẩn bị văn bản trả lời công dân. Trường hợp vụ việc
liên quan đến trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành thì cơ quan thanh tra nhà nước
cùng cấp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền nghiên
cứu, phân tích tính chất, mức độ, nguyên nhân của vụ việc để đề xuất các biện pháp giải
quyết, đồng thời chuẩn bị văn bản để người đứng đầu cơ quan, đơn vị trả lời công dân.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ CHỦ ĐỀ
2.1 Những kết quả đạt được:
Tiếp công dân là công tác quan trọng của Đảng, Nhà nước, và các cơ quan, tổ chức
trong hệ thống chính trị ở nước ta. Đó chính là thực hiện quan điểm “dân là gốc”, để


4

Nhân dân thực hiện quyền cơng dân và lợi ích hợp pháp, được làm chủ, đấu tranh với các
hiện tượng tiêu cực. Thông qua hoạt động tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ
chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan

đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử
lý, khắc phục kịp thời. Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của
dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước;
giúp cho Đảng, Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn
đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lịng
dân.
Thực hiện tốt cơng tác tiếp cơng dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ hạn chế được
cơ bản những vụ việc bức xúc, phức tạp, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị,
giữ vững sự ổn định phát triển đất nước, củng cố và tăng niềm tin của Nhân dân vào
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản
pháp luật về tiếp công dân.
Công tác tiếp công dân đã có sự đổi mới rõ nét, việc thực hiện tiếp công dân tại
Trụ sở, địa điểm tiếp công dân tại các cấp, các ngành nghiêm túc, trách nhiệm, sâu sát;
đội ngũ công chức tiếp công dân cơ bản đã được kiện toàn và nâng cao chất lượng. Việc
tiếp nhận, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều chuyển biến tích cực; UBND
các cấp, các sở, ngành đã tích cực triển khai thực hiện đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo về
thời gian, đúng thẩm quyền, công khai, khách quan trong thẩm tra, xác minh; quan tâm,
chú trọng đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại, đặc biệt cơng tác hịa giải ở cơ sở
đã phát huy tác dụng thiết thực góp phần giải quyết những vụ việc, mâu thuẫn mới phát
sinh trong nhân dân. Một số vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã được cấp ủy Đảng,
chính quyền các cấp, các ngành tập trung giải quyết dứt điểm. Việc ban hành các Quyết
định và công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cơ bản đã được các cấp, các ngành
thực hiện đảm bảo, đúng quy trình, quy định của pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra
trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được cơ quan Thanh tra các cấp
chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về khiếu nại, tố cáo và tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, đôn
đốc xử lý, không để các vụ việc tồn đọng, kéo dài; các vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải
quyết dứt điểm tại địa phương, cơ sở, khơng có vụ việc khiếu nại, tố cáo ở cấp Trung
ương.

2.2 Những hạn chế tồn tại:
2.2. Một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động tiếp công dân
Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song thực tiễn công tác tiếp công dân
trong thời gian qua cho thấy tồn tại một số vướng mắc, bất cập: Chế độ thông tin về tình
hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn
vị chưa được đầy đủ, kịp thời; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân chưa được quan tâm đúng mức.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chưa coi đây là một trong những nhiệm vụ chính
trị của mình. Nhiều đồng chí lãnh đạo chưa trực tiếp tiếp công dân đầy đủ theo quy định,
cịn có tư tưởng khốn trắng cho một số cơ quan chuyên môn; chưa tổ chức đối thoại, chỉ
đạo giải quyết các vụ việc phức tạp ngay từ nơi phát sinh; chưa chấn chỉnh những việc
làm sai trái của cán bộ, cơ quan cấp dưới; còn yếu trong hướng dẫn cơng dân thực hiện
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhiều nơi chưa ban hành nội
quy, quy chế tiếp cơng dân; việc bố trí cơng chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, đầu tư cơ


5

sở, trang thiết bị cho Trụ sở, công tác tiếp công dân chưa hợp lý. Một số địa phương chưa
chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tiếp công dân cho đội ngũ cán
bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân ở các cấp, các ngành.
Việc tiếp dân định kỳ tại một số nơi còn chưa đảm bảo đúng quy định của Luật
Tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền tại một số địa phương cịn
chậm, chưa đúng trình tự, thủ tục, chính sách pháp luật và chưa phù hợp với thực tiễn.
Đáng chú ý, vẫn cịn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu quyết tâm trong việc
tiếp công dân, đối thoại với dân, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc
có tính chất phức tạp. Ngoài ra, tỷ lệ giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền đạt hiệu quả thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Một số địa phương chưa quyết liệt
trong giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

Có nhiều cơng dân đến chọn cơ quan tiếp công dân theo ý mình, mặc dù đơn thư
đó khơng đúng thẩm quyền giải quyết của cơ quan được chọn đó; cơng tác phối hợp của
các cơ quan tiếp công dân xử lý những tình huống này cịn hạn chế, dẫn đến gia tăng đơn
thư gửi lịng vịng, vượt cấp, khơng đúng thẩm quyền.
2.3 Nguyên nhân:
Do nhận thức của một số lãnh đạo bộ, ngành, địa phương chưa đúng mức, chưa thực
sự coi công tác tiếp dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả
giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định chính trị, xã hội, phát huy quyền dân chủ
của công dân.
Do pháp luật tiếp công dân còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu đồng bộ nên chưa đáp
ứng được yêu cầu một số công việc cụ thể trong hoạt động tiếp công dân; chưa phân định
rõ việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh; chưa quy định rõ việc
tiếp công dân của người đứng đầu với việc tiếp công dân của công chức; giữa việc tiếp
công dân thường xuyên với việc tiếp công dân theo yêu cầu cần thiết đối với vụ việc
phức tạp, có nhiều người tham gia.
Do công tác tiếp công dân là hoạt động phức tạp, đòi hỏi vừa linh hoạt, mềm dẻo
vừa đúng nguyên tắc, đúng quy định pháp luật; trong khi năng lực, trình độ và kỹ năng
của một bộ phận cán bộ tiếp cơng dân cịn yếu, chưa đáp ứng được u cầu thực tiễn nên
việc giải thích, trả lời cho cơng dân gặp nhiều vướng mắc.
Do việc tiếp công dân chưa gắn với việc xem xét, giải quyết vụ việc của các cơ quan
nhà nước. Việc tiếp công dân của các Trụ sở chưa gắn với việc theo dõi, kiểm tra, đôn
đốc, giải quyết của các cấp, các ngành; vì vậy, hiệu quả công tác tiếp công dân chưa cao.
Do việc triển khai cơ chế, chính sách đến các cơ sở chưa tốt; ý thức người dân chưa
cao; có sự kích động của các nhóm phản động; việc tiếp cơng dân của người đúng đầu
chưa đầy đủ; quy chế phối hợp không đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; các cơ
quan tiếp cơng dân địa phương phối hợp cịn mang tính hình thức; chưa có sự chỉ đạo
thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong hoạt động tiếp công dân; chưa có sự phối
hợp các cơ quan tiếp cơng dân thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Do chưa giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; do chưa
có “cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo”; do các cơ quan tiếp dân chỉ có chức

năng tiếp cơng dân, khơng có chức năng giải quyết.
Vẫn cịn tình trạng một số ít công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cố tình
khơng hiểu hoặc hiểu sai về chính sách, pháp luật; mặc dù đã được phân tích, giải thích
trước và sau khi các vụ khiếu nại, yêu cầu, kiến nghị, phản ánh đã được các cơ quan Nhà
nước giải quyết đúng pháp luật, nhưng công dân vẫn cho rằng giải quyết chưa đúng,
quyền lợi còn bị thiệt thòi, nên tiếp tục khiếu nại, yêu cầu, kiến nghị, phản ánh.


6

Tình hình dịch bệnh COVID-19 cịn diễn biến phức tạp, đợt bùng phát dịch trong
thời gian qua đã ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đời sống xã hội; để ổn định tình hình
kinh tế xã hội tại địa phương lãnh đạo các cấp, các ngành phải tiếp tục duy trì tập trung
chỉ đạo phịng, chống dịch, nên việc tiếp công dân định kỳ của Lãnh đạo tại một số đơn
vị cịn chưa đảm bảo duy trì đúng theo lịch tiếp đã đề ra; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo
giải quyết chưa đúng hạn theo quy định, do phải tuân thủ thực hiện các biện pháp giãn
cách xã hội nhằm đảm bảo tốt cơng tác phịng, chống dịch bệnh.
Việc phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo giữa các cơ quan, đơn vị,
địa phương một số nơi vẫn chưa chặt chẽ; bên cạnh đó cơng chức phải làm việc trong
điều kiện thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống đại dịch Covid-19 nên việc thu thập
và cung cấp chứng cứ, tài liệu có liên quan để phục vụ cho việc xem xét kết luận của
Lãnh đạo chưa kịp thời, dẫn đến một số vụ việc giải quyết còn kéo dài.
PHẦN 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ BÀI HỌC GẮN VỚI CÔNG VIỆC CỦA
HỌC VIÊN
3.1 Giải pháp, kiến nghị:
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tiếp công dân
Cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách Đảng,
pháp luật của Nhà nước nhất là pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đến từng người dân nhằm
giúp người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ công dân theo hình thức lồng ghép với các
chương trình khác, phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng, có nhiều nội dung phong

phú, thiết thực để thu hút được nhiều người nghe nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đối với các trường hợp lợi dụng
khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối thì phải tiến hành làm rõ, xử lý nghiêm minh theo
pháp luật.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính khả thi, hiệu
lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm
trong việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, giải quyết KNTC. Nâng cao chất lượng, hiệu
quả phối hợp giữa các cấp, các ngành về tiếp dân, giải quyết KNTC. Quan tâm đầu tư cơ
sở vật chất, phương tiện và kinh phí phục vụ cơng tác tiếp dân, giải quyết KNTC.
Giải pháp giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài: Giải quyết
đúng pháp luật; giải quyết đúng pháp luật nhưng đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của
dân; đối với vụ việc đã có hiệu lực của pháp luật cần xem xét theo hướng: nếu đúng pháp
luật mà dân vẫn thiệt thì giải quyết lại; trái pháp luật giải quyết lại; hướng dẫn người dân
hiểu pháp luật để không khiếu nại tiếp mà khởi kiện ra tòa; giải quyết vụ việc xảy ra ở
thời kỳ nào thì theo pháp luật thời kỳ đó; có chính sách đền bù phù hợp với quy định và
tình hình thực tế; ban hành chế tài xử lý người giải quyết trái pháp luật và công dân gây
rối.
Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân theo qui định của Luật Tiếp công dân,
gắn việc tiếp công dân với xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh. Chú
trọng tiếp công dân tại cơ sở, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân. Chú động đối
thoại, vận động, thuyết phục công dân để giải quyết triệt để khiếu kiện, bức xúc của nhân
dân không để xẩy ra tụ tập đông người; khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Đồng thời kiên quyết
từ chối tiếp đối với những người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị,
người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội qui tiếp
công dân; người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật,
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra rà sốt, thơng báo bằng văn bản và đã
được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;


7


Kiện tồn, bồi dưỡng đội ngủ cán bộ, cơng chức làm cơng tác tiếp cơng dân
khơng chỉ có phẩm chất đạo đức tốt mà cịn có khả năng giao tiếp, nắm được tâm lý của
từng đối tượng hướng dẫn, gải thích, thuyết phục để cơng dân hiểu và chấp hành đúng
pháp luật;
3.2 Bài học gắn với công việc:
Tại trường tiểu học Lộc Hưng nơi tôi đang công tác công tác tiếp cơng dân cũng
được Hiệu Trưởng và phó hiệu trưởng thực hiện rất tốt.
- Trường đã trang bị một hòm thư góp ý. Trang facebook các nhân ln tiếp nhận
thơng tin từ mọi nơi thắc mắc phản ảnh về GV công nhân viên trong nhà trường cũng như
giải đáp mọi thắc mắc của PHHS về việc học của con em.
- Luôn minh bạch trong mọi hoạt động của nhà trường.
- Hiệu trưởng ln kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp
luật đối với những giáo viên khơng hồn thành nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm,
sách nhiễu, gây phiền hà, trong việc giải quyết công việc với PHHS bị phản ánh của
người dân.
- Lập ra quy chế đảm bảo yêu cẩu giải quyết những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
của công dân về công tác giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Ban giám hiệu, trực tiếp tiếp công dân định kỳ vào các ngày trong tuần theo lịch
niên yết. Nếu đúng vào ngày Lễ thì được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp. Hiệu
trưởng trực tiếp tiếp công dân theo định kỳ, trường hợp bận công việc quan trọng thì Phó
Hiệu trưởng hoặc trưởng ban thanh tra nhân dân tiếp dân khi được phân cơng.
- Ngồi lịch tiếp công dân theo định kỳ, BGH cũng vẫn thực hiện việc tiếp công
dân trong trường hợp yêu cầu khẩn thiết theo quy định.
- Khi làm nhiệm vụ cán bộ tiếp công dân cán bộ lãnh đạo trường tôi luôn ăn mặc
trang phục chỉnh tề. trực tiếp tiếp công dân tại cơng sở ( Văn phịng, phịng BGH), khơng
tiếp tại nhà riêng hoặc địa điểm khác.
- Luôn tiếp nhận đơn, thư và tài liệu giấy tờ liên quan đến nội dung khiếu nại, tố
cáo của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Trường xử lý đơn, thư theo trình tự,
thủ tục và trả lời kết quả giải quyết cho công dân theo thời gian quy định.

- Hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết những đơn, thư
khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giáo dục và Đào tạo.
- Trả lời rõ và yêu cầu công dân chấp hành Quyết định hoặc kết luận của cơ quan
có thẩm quyền đã giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng theo quy định của pháp luật.
- Không tiếp và nhận đơn của những trường hợp đã được kiểm tra, xem xét có
Quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự.
- Không tiếp những người đang trong tình trạng say rượu (người có hơi men), tâm
thần và người có hành vi vi phạm Quy chế, Nội quy nơi tiếp cơng dân;
- u cầu cơng dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung kiến nghị, khiếu nại,
tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu, chứng cứ có liên quan
đến việc kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Trường hợp công dân trình bày bằng miệng nếu
thấy cần thiết thì yêu cầu viết thành văn bản và ký tên xác nhận.
PHẦN 4: KẾT LUẬN
Trong cuộc sống chúng ta, những xích mích cá nhân, xã hội là những điều không
thể tránh khỏi. Để giải quyết những cơng việc đó, cần phải đến chính quyền, những người
có trách nhiệm được nhà nước giao phó và giải quyết. Những người có nhiệm vụ tiếp
cơng dân được nhà nước ủy quyền, các cơ quan tập thể, ln sẵn sàng lắng nghe, đón tiếp


8

nhiệt những câu chuyện, nguyện vọng của dân chia sẻ. Đó là một trong những cơng việc
mà tiếp cơng dân cần làm.
Việc tiếp công dân sẽ giúp cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ
quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành một cách hiệu quả. ... Những kiến nghị, phản ánh từ
thực tiễn xã hội sẽ là cơ sở giúp cho các cơ quan có thẩm quyền phát hiện và tìm ra
những bất cập tồn tại trong hoạt động tổ chức và quản lý. Tiếp công dân sẽ giúp cho công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành một cách
hiệu quả. Bởi vì, tiếp cơng dân là điểm khởi đầu, là một trong những khâu quan trọng của

công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời hướng dẫn công dân thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khắc
phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của cơng dân.
Qua đó nhằm tun truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật
khiếu nại, tố cáo của cơng dân nói riêng đối với quần chúng nhân dân.
Tiếp công dân thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với nhân dân, tác động tích
cực đến tình cảm, thái độ của người dân, củng cố niềm tin của người dân vào chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước; khơi dậy tiềm năng, trí tuệ của nhân dân vào các
nhiệm vụ chính trị chung của Đảng và Nhà nước thông qua việc thu thập được những
thông tin, phản hồi về những vấn đề phát sinh trong cuộc sống, từ đó đề ra những chính
sách, chủ trương, quyết định đúng đắn, hợp lòng dân.



×