Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tư tưởng triết luận trong tiểu thuyết của Hermann Hesse

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.87 KB, 6 trang )

Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

Kỷ yếu khoa học

TƯ TƯỞNG TRIẾT LUẬN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HERMANN HESSE
Nguyễn Hữu Minh*
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
*Tác giả liên lạc:
TÓM TẮT
Nội dung tư tưởng triết luận trong tiểu thuyết của Hermann Hesse rất phong phú, nhìn tổng
thể có thể quy về ba bình diện: triết luận về con người, triết luận về cuộc đời và triết luận về
tôn giáo. Ở mỗi bình diện, tác giả đã thể hiện cái nhìn triết lý, suy nghiệm của bản thân thơng
qua lớp hình tượng, biểu tượng nghệ thuật đặc sắc: từ những vấn đề thuộc bản thể con người
như tình yêu, hạnh phúc,…; những vấn đề thuộc phạm trù cuộc đời như sự dấn thân, trải
nghiệm,… cho đến những vấn đề thuộc phạm trù tơn giáo như hành trình con người từ tiểu
ngã đến đại ngã, duyên, nghiệp và luân hồi, giác ngộ và giải thốt,… Thơng qua việc phân
tích những tư tưởng triết luận trên, người đọc có thể khám phá được hành trình tự chứng
nghiệm tâm linh đầy tính nhân văn, nhân đạo của tác giả. Từ những khám phá đó đã mở ra
những chân trời tiếp nhận khác nhau, làm dày thêm những tầng bậc ý nghĩa của các tác
phẩm.
Từ khóa: Tư tưởng triết luận, con người, cuộc đời, tôn giáo.
THESE RESOLUTIONS IN HERMANN HESSE'S THEORY
Nguyen Huu Minh*
University of Education - Hue University
*Corresponding author:
ABSTRACT
The content of Hermann Hesse's fiction in the novel is plentiful, the whole view can be of
three dimensions: human philosophy, life philosophy and religious philosophy. At each level,
the author has expressed his philosophical views, his own reflection through the image class,
special art symbols: from issues of human nature such as love, happiness,... The life-related
issues such as commitment, experience, etc., to religious issues such as the human journey


from the sub-self to the great self, the karmic retribution, the enlightenment and the
reincarnation. escape,... Through the analysis of the above ideas, readers can discover the
process of spiritual self-experience, humanity, humanity of the author. From these discoveries
opened up different reception horizons, thickening the meaning of the works.
Keywords: Ideological thought, people, life, religion.
MỞ ĐẦU
Hermann Hesse là một trong những nhà thơ,
nhà văn viết bằng tiếng Đức được đọc nhiều
nhất trên thế giới. Năm 1946, ông nhận giải
Nobel văn học cho tác phẩm Das
Glasperienspiel17 nhưng trước đó với bốn
tiểu thuyết Tuổi trẻ và cơ đơn, Siddhartha,
Sói thảo ngun và Đơi bạn chân tình,
Hermann Hesse đã thể hiện cá tính riêng biệt
của mình qua phong cách sáng tác mang cảm
quan hậu – lãng mạn, suy đồi hiện đại ở
Châu Âu vào nửa đầu thế kỷ XX cùng sự
Das Glasperienspiel: Tạm dịch là “Trò chơi hạt
ngọc thủy tinh”. Ở Việt Nam, tác phẩm này được
Nguyễn Ngọc Minh chuyển tác từ bản Anh ngữ với
tên gọi “Tuồng ảo hóa” (1972), NXB Nguồn Sáng.
17

tổng hịa các nền văn hóa, tơn giáo, các tư
tưởng của phương Tây lẫn phương Đơng.
Cảm quan ấy chính là cơ sở của những tư
tưởng triết luận trong tiểu thuyết của
Hermann Hesse, khiến chúng trở nên sâu sắc,
có tính chu kỳ giữa các nhân vật và cũng là
“liều thuốc chữa bệnh” đầy hữu hiệu mà nhà

văn luôn hi vọng gửi gắm đến bạn đọc, vừa
cho chính bản thân ơng trong hành trình tự
suy nghiệm và chứng nghiệm bằng văn
chương.
TƯ TƯỞNG TRIẾT LUẬN TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA HERMANN
HESSE
Tư tưởng triết luận về con người

616


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

Mỗi nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết của
Hesse đều là một dụng ý, một sự gửi gắm về
mặt tư tưởng của con người nói chung trong
xã hội. Có thể thấy hai kiểu phạm trù về con
người được Hesse triết luận xuyên suốt trong
tiểu thuyết: con người bản thể và con người
tâm linh thể hiện qua hình tượng các nhân
vật từ Peter Camenzind (Tuổi trẻ và cô đơn)
cho đến Lundi Joseph Knecht (Das
Glasperienspiel). Đối với Hesse, trong khi
kiểu con người bản thể sống và hành động
theo theo bản ngã, hướng về đời sống thế tục,
ưa thích dấn thân và nếm trải mọi thứ trong
đời thì kiểu con người tâm linh lại thiên về
đời sống tôn giáo, hi vọng đạt được sự giải
thoát về cả thể xác lẫn tinh thần. Hai kiểu con

người ấy có khi xung đột lẫn nhau nhưng có
khi lại hịa quyện bổ sung vào nhau. Điều
này được thể hiện rất rõ qua các cặp nhân vật
vừa song trùng lại vừa lưỡng diện:
Siddhartha với Govinda (Siddhartha),
Narziss với Goldmund (Đơi bạn chân tình),
Harry Haller với Gustav (Sói thảo nguyên),
Emil
Sinclair
với
Max
Demian
(Demian18),… hoặc xung đột về tính cách và
nội tâm ngay bên trong mỗi nhân vật
(Siddhartha, Harry Haller, Emil Sinclair,
Narziss,…). Nhưng dù là triết luận về kiểu
con người nào đi nữa thì mục đích chính của
Hesse vẫn là khám phá tận cùng thế giới bản
ngã và thế giới tâm linh của con người,
hướng con người đến sự toàn thiện trong mỗi
cá thể và nhất thể với cuộc sống.
Để khám phá thế giới phức tạp bên trong mỗi
người, Hesse đã thể hiện các chủ đề chính
trong tiểu thuyết gắn với bản thể con người
như tình yêu, hạnh phúc, sự sống và cái
chết,... như những tư tưởng triết luận chính
được ơng gửi gắm thơng qua các hình tượng
nhân vật. Trước hết, đối với Hesse, các nhân
vật chính là những đại diện tiêu biểu thể hiện
tình u lớn của ơng. Đó là thứ tình yêu hết

thảy mộc mạc, giản dị thể hiện qua các mối
quan hệ tình cảm thơng thường như tình phụ
tử, tình bạn bè, tình thầy trị, tình u đơi
lứa,…. Bên cạnh đó, tình u trong các tiểu
thuyết của ơng cịn được thể hiện như một sự
cao thượng, từ bi, bác ái, hướng đến sự
thiêng liêng và tồn thiện: “tình u, Govinda
Demian: Ở Việt Nam, tác phẩm này được Hoài
Khanh chuyển tác với tên gọi “Tuổi trẻ băn khoăn”
(1968), NXB Hội Nhà Văn.
18

Kỷ yếu khoa học

ơi, theo tôi là điều quan trọng hơn hết thảy…
cịn tơi chỉ tha thiết một điều duy nhất thơi:
có thể u thương thế giới, khơng coi thường
nó, khơng thù ghét nó và tơi, có thể nhìn
ngắm nó và tơi cùng mọi vật với lịng thương
u, ngưỡng mộ và kính trọng.” [3, tr.211].
Đó là tình u thương hết thảy vạn vật, bất
kể đối tượng là ai, dù họ ở trong hồn cảnh
nào: là lịng bao dung của Đức Cồ Đàm
(Siddhartha) với tất cả những người đến tầm
đạo, dù ở lại hay ra đi; là Vasudeva
(Siddhartha) – hiện thân của bồ tát sẵn sàng
“đưa người sang bờ”, cứu giúp cuộc đời của
Siddhartha mà khơng địi hỏi gì; là Peter
Camenzind – hiện thân của thánh Francis khi
tự nguyện trở thành nguồn sống cho Boppi một người bị tật nguyền. Có thể thấy, triết lý

về tình u của Hesse ln đa dạng trong
từng tiểu thuyết. Ở góc độ này, nó gắn liền
với yếu tố trần tục và mang tính bản năng của
con người. Ở một góc độ khác, nó lại gắn
liền với yếu tố tỉnh thức hay là những trải
nghiệm cần thiết để hiểu cuộc đời. Đặc biệt,
nhờ sử dụng “chất liệu” tình yêu mà tiểu
thuyết của Hesse chất chứa nhiều giá trị nhân
đạo, nhân văn sâu sắc.
Nhưng tình yêu cũng chỉ là một cơ sở trong
hành trình đi tìm hạnh phúc của các nhân vật.
Bàn về triết lý của hạnh phúc, Hesse cho
rằng: “Ngay cả cuộc sống bất hạnh nhất
cũng có những giờ phút rạng rỡ ánh hồng và
những đóa hoa hạnh phúc nở bừng giữa cát
sỏi” [4, tr.73]. Hạnh phúc có từ trong các mối
quan hệ giữa con người với vạn vật, khi con
người ý thức về sự tri nhận thế giới là lúc con
người đặt ra mục đích sống hạnh phúc cho
bản thân. Theo Daniel M. Haybron: “Hạnh
phúc là khi đạt tới trạng thái cảm xúc tốt
đẹp” [1, tr.30]. Những trạng thái cảm xúc tốt
đẹp đó đến từ sự thỏa mãn của con người về
bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống. Nhưng
điều mà nhà văn quan tâm khơng chỉ dừng lại
ở vấn đề con người có đạt được hạnh phúc
hay không. Quan trọng hơn, nhà văn nhấn
mạnh về cách thức, con đường dẫn đến hạnh
phúc và thái độ quý trọng từng khoảnh khắc
hạnh phúc mà con người đang có. Điều thú

vị, khơng chỉ tình u mà Hesse còn xem
hạnh phúc như một nghệ thuật sống, là con
đường dẫn đến nội tâm, khám phá bản thể
con người. Đơi khi triết luận về hạnh phúc,
Hesse cịn cho rằng con người có thể đạt

617


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

được hạnh phúc từ chính mặt đối lập với nó
là sự bất hạnh: những nỗi đau khổ, sự cô
đơn,... Từ trong những sự bất hạnh ấy, hạnh
phúc vẫn vươn lên tạo niềm tin, động lực
sống nhằm an ủi, chữa lành những vết
thương vơ hình.
Bên cạnh tình u và hạnh phúc, một trong
những tư tưởng triết luận chính mà Hesse
bàn đến là vấn đề sự sống và cái chết của con
người. Hai vấn đề này được nhà văn triết
luận nhằm thể hiện thái độ của con người
trước cuộc đời: có người xem đó là gánh
nặng, cũng có kẻ xem đó là niềm khinh
khối. Đối với Hesse, sự sống và cái chết
mang một nội hàm triết lý sâu xa, vượt lên ý
nghĩa vật lý đơn thuần: “một cái đồng nghĩa
với sự tách lìa khỏi tồn thể, và một cái là sự
trở về” [4, tr.101] và rằng vấn đề sinh tử là
một bản án khơng lối thốt của con người.

Trong khi sự sống là những gì tinh túy nhất
thuộc về thế giới bản thể và tâm linh của con
người, là sự dung hịa giữa đời sống tinh thần
và thế tục thì motip cái chết trong tiểu thuyết
mang ý nghĩa làm nổi bật giá trị sự sống,
thức tỉnh lương tri con người.
Nghệ thuật thể hiện tư tưởng triết luận về con
người của Hesse không chỉ được thể hiện qua
những phát ngôn trực tiếp từ điểm nhìn trần
thuật ngơi thứ ba một cách khách quan với
giọng điệu và ngơn ngữ mang tính triết luận
mà còn thể hiện qua hệ thống biểu tượng
trong các tiểu thuyết: núi và hồ, bão và nắng,
tuyết và mây, đá, rượu (Peter Camenzind);
khu rừng, khu vườn, con chim (Siddhartha);
sói, tiếng cười (Sói thảo ngun); người mẹ
(Đơi bạn chân tình);… Tất cả những biểu
tượng ấy ẩn chứa nhiều ý nghĩa, đi sâu khám
phá thế giới phức tạp bên trong con người,
giữa những xung đột và sự hòa quyện giữa
con người tâm linh và con người bản thể.
Tư tưởng triết luận về cuộc đời
Một trong những motip xuất hiện hầu như
trong tất cả các tiểu thuyết của Hermann
Hesse chính là motip hành trình trải nghiệm.
Đó là những chuyến hành trình của cuộc đời
mang chiều sâu triết học được nhà văn
chuyển tải qua hình tượng cuộc đời của các
nhân vật. Mỗi nhân vật đều có những chuyến
hành trình trải nghiệm về cuộc đời khác biệt,

mang đậm dấu ấn cá nhân. Ban đầu vì mục
đích sống của bản thân, có người muốn tìm
kiếm chân lý của sự giác ngộ (Siddhartha),

Kỷ yếu khoa học

có người đơn giản muốn được đặt chân đến
mọi miền trên thế giới và trở thành một trong
những kiều dân được phép cư trú trên mỗi
vùng đất ấy (Peter Camenzind), hoặc có kẻ
ơm trong mình khát vọng trải nghiệm mọi
thứ, muốn hiểu về cuộc sống, về thiên nhiên
theo cách riêng của mình (Goldmund),… Để
đạt được những điều ấy, một yêu cầu bắt
buộc: họ phải biết dấn thân vào thế giới mà
Hesse gọi là “vịng tục lụy”. Đó là triết lý
mang tư tưởng hiện sinh rất tích cực trong
tiểu thuyết của Hesse.
Ý nghĩa cuộc đời từ góc độ những cuộc hành
trình có thể bắt đầu vì nghĩa vụ hoặc có thể
do sự tự nguyện nhưng rồi cái mà con người
đạt được sau mỗi lần dấn thân trải nghiệm dù
cố ý hay vô tình là sự hiểu biết, trưởng thành,
lịng quả cảm và ước mơ của bản thân. Hơn
thế, đằng sau những cuộc hành trình cịn là
triết lý về nghệ thuật sống và về sự dung hòa
giữa đời sống và nghệ thuật, nghệ thuật và
tâm linh.
Ngoài ra, khi Hesse triết luận về cuộc đời, ta
dễ nhận ra ông cũng đang triết luận về những

chọn lựa và từ bỏ. Khi chuyến hành trình này
kết thúc là lúc một chuyến hành trình mới bắt
đầu cho đến khi nhân vật đã về già hay đã đạt
được ước mơ trong đời. Ngay lúc con người
đạt được điều gì, họ lại muốn đặt ra những
mục đích sống khác cho bản thân. Vì vậy họ
cần phải chọn lựa và từ bỏ những khả năng
trước mắt. Nhưng dù là chọn lựa hay từ bỏ
thì đều có những ý nghĩa nhất định. Con
người lựa chọn vì nhận ra điều đó phù hợp
với bản thân mình nhưng từ bỏ bởi nhận ra
sự chọn lựa kia khơng cịn phù hợp với mình
nữa hay có những chọn lựa khác tốt hơn. Sự
chọn lựa ấy cũng đồng nghĩa với việc con
người sẽ từ bỏ một giá trị sống cũ để đón
nhận một giá trị sống mới. Nhưng tất cả đều
chỉ mang tính tương đối. Cả hai vấn đề này
có thể tích cực hay tiêu cực cịn tùy thuộc
vào đối tượng, vấn đề, hồn cảnh và thời
điểm cụ thể xảy ra. Ngồi ra, Hesse cịn nhấn
mạnh đến yếu tố tự do thực hiện mục đích
sống của bản thân mỗi người, bất chấp những
hệ lụy xấu có thể xảy đến trong tương lai.
Bởi trên hành trình con người đi khám phá
bản thể và tâm linh của mình, yếu tố tự do là
một trong những điều tiên quyết ảnh hưởng
đến khả năng tri nhận toàn bộ nhận thức về
cuộc đời. Nhìn chung, hành trình cuộc đời

618



Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

chính là con đường, là phương tiện để con
người khám phá bản thể và tâm linh, từ đó
vươn đến sự toàn thiện và nhất thể với cuộc
sống.
Triết luận về cuộc đời thơng qua tiểu thuyết,
Hesse cịn nhắc đến niềm hy vọng như một
sự cứu rỗi con người trong cuộc sống. Trên
chuyến hành trình cuộc đời, các nhân vật của
Hesse không ngừng đối mặt với những
chướng ngại: sự mất mát về vật chất lẫn tinh
thần, bệnh tật, tuổi già,… nhưng quan trọng
hơn, họ không đánh mất sự tin tưởng của
mình vào cuộc đời. Niềm hy vọng ấy khơng
dễ đạt được nếu con người khơng ngừng nỗ
lực, phấn đấu vì lý tưởng. Bởi niềm hy vọng
cũng được xem như thành quả của quá trình
khám phá thế giới ngoại vi lẫn bản thể nội
tại. Thông qua Harry Haller - nhân vật chính
của Sói thảo ngun bị cả xã hội ruồng bỏ
bởi lối sống kì dị, cơ độc; Hesse gửi gắm đến
bạn đọc “một thế giới của niềm tin tích cực,
vui tươi, vượt khỏi phạm vi cá nhân và phi
thời gian” [4, tr.10]. Qua tiểu thuyết này,
Hesse trở thành vị thầy bốc thuốc, chẩn bệnh
cho mọi người khi phát hiện căn bệnh của
thời đại lúc bấy giờ: “Đời người chỉ thật sự

thống khổ, thật sự biến thành địa ngục, khi
hai thời đại… chồng chéo lên nhau… Có
những thời kỳ mà cả một thế hệ lạc loài vào
giữa hai thời đại, giữa hai phong cách sống
như thế, khiến nó mất đi mọi khả năng thấy
mình đương nhiên được quyền hiện hữu, mất
đi mọi tập tục, cảm tưởng được bao bọc và
mất đi tính hồn nhiên vô tư” [4, tr.5-6]. Bởi
nhờ phát hiện bệnh mà ông thể hiện sự hy
vọng vào bản thân mỗi người phải tự thấy
được sự bất an trong chính tâm hồn mình, để
chính sự bất an ấy giục giã người ta tìm cách
chữa bệnh. Như vậy, điều mà Hesse triết lý
về niềm hy vọng khơng ngồi một ý tưởng
nào khác: cuộc đời phải gắn liền với sự hy
vọng thì cuộc đời mới có ý nghĩa, có giá trị
tích cực đối với bản thân mỗi người.
Tư tưởng triết luận về tôn giáo
Hermann Hesse là một trong những nhà văn
đặc biệt say mê tìm hiểu các tơn giáo trên thế
giới. Cuộc hành trình sang Đơng phương đã
giúp ơng tìm thấy những gì phương Tây
thiếu. Đối với Hesse, tôn giáo vừa là nơi trú
ẩn an toàn cho đời sống tinh thần của con
người, vừa có thể là kim chỉ nam giúp chúng
ta trả lời những câu hỏi về bản ngã và tâm

Kỷ yếu khoa học

linh chính mình, hướng tất cả đến với sự toàn

thiện, với nhất thể như thế giới Thiên Đường
trong Thiên Chúa giáo hay cõi Niết Bàn
trong Phật giáo. Hesse từng cho rằng: “khơng
ai được ban cho giải thốt qua lời thuyết
giảng!” [3, tr.58]. Như vậy, điều mà nhà văn
muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng mỗi người
phải tự tìm cho mình con đường để tự chứng
nghiệm và đạt được giải thốt.
Bàn về tư tưởng triết luận tơn giáo trong tiểu
thuyết của Hesse, ta khơng khó bắt gặp hình
tượng nhân vật trên con đường tự chứng
nghiệm. Đó là hành trình đi từ tiểu ngã
(atman) đến đại ngã (brahman) (từ dùng
trong Bà La Môn giáo) hay từ ngã (Atman)
đến vô ngã (anatman) (từ dùng trong Phật
giáo). Xuất phát điểm của những cuộc hành
trình ấy xoay quanh vấn đề sinh tử rằng:
“Mọi sinh nở đều có nghĩa chia lìa với tồn
thể, có nghĩa xác định ranh giới, tách rời
khỏi Chúa, có nghĩa một sự tạo dựng mới
đầy đau khổ” [4, tr.101]. Đức Phật cũng cho
rằng con người khi ra đời đã mang trong
mình tội lỗi. Vậy tội lỗi ấy đến từ đâu? Cả
hai tơn giáo đều cho rằng nó bắt nguồn từ
lịng tham dục của con người, từ vơ minh.
Bởi vì mang trong mình tội lỗi, con người
trơi dạt trong “vịng tục lụy”, trong sáu nẻo
luân hồi không thấy điểm kết thúc. Việc các
nhân vật tìm cách thốt khỏi “vịng tục lụy”,
tìm đến với sự giác ngộ để được giải thốt

chính là con đường đi từ thể xác đến linh
hồn, hay nói theo cách nhà Phật đó là con
đường diệt ngã. Thơng qua hình tượng nhân
vật Siddhartha, Hesse đã tái hiện lại con
đường ngộ đạo của Đức Phật. Ngài đã từng
là một người phàm như bao người khác, từng
là một hoàng tử, cưới vợ, sinh con. Nhưng
khi cảm nhận được sự vô thường, vô minh
của thế giới, Ngài từ bỏ tất cả để chuyên tâm
tu tập Trung đạo và đã đắc được Niết bàn.
Qua việc thể hiện này, Hesse cho thấy con
đường đi đến bờ giác ngộ và giải thốt khơng
hề dễ. Nhưng điều đáng chú ý: “câu chuyện
về Ấn Độ của Hesse dựa trên sự phát triển
tâm linh nghịch lý của một người Bà La Môn
trẻ tuổi theo đạo Phật. Siddhartha, một phần
nào đó, là một người chống đạo Phật …
Siddhartha đã chống lại Đức Cồ Đàm và bài
thuyết giáo điển hình của Ngài” [dẫn theo 7].
Bởi anh là mẫu người lý luận, khơng dễ gì
thừa nhận một giáo lý ngay khi mới tiếp

619


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

nhận, chỉ có con đường tự nghiệm mới giúp
họ đạt được giải thốt.
Nhìn chung, để tìm đến sự giác ngộ, giải

thoát về bản ngã lẫn tâm linh; các nhân vật
trong tiểu thuyết của Hesse đều phải trải qua
con đường nhập thế đầy khắc nghiệt theo
cách riêng của mình. Tuy nhiên, sự giác ngộ
ấy không đến từ những nghi lễ của Bà La
Môn giáo hay cách thức diệt Khổ của Kỳ na
giáo, cũng khơng hẳn là con đường Bát
Chính Đạo của nhà Phật. Đối với Hesse, con
người hướng đến sự giải thốt khi trải qua
mọi hình thái của sự sống, khi đối mặt với
chính những nỗi đau khổ nhất của con người
về mặt tinh thần, thậm chí là kề cận với cái
chết. Suy cho cùng triết lý về sự giải thoát
trong tiểu thuyết của Hesse theo như nhà
Phật nghĩa là vượt lên trên quy luật sinh tử,
trở về trạng thái ban sơ (trạng thái vô ngã)
hay theo như cách nói của Bà La Mơn giáo là
khi những tiểu ngã tập hợp đủ các điều kiện
để nhập trở về đại ngã; cũng có thể hiểu căn
bản vấn đề này thuộc về cách tiếp cận và tự
chứng nghiệm của bản thân mỗi người hoặc
là vơ minh hoặc giải thốt.
Trên con đường tiến đến sự giải thoát, duyên
và nghiệp cũng là một trong những vấn đề
được Hesse quan tâm triết luận. Nói đến
duyên, nghiệp là nói đến luật nhân quả của
nhà Phật. Không tự thân mọi sự trên đời này
xảy ra mà khơng có nhân và đã có nhân thì ắt
có quả. Quy luật nhân quả và sự vô thường
của vạn vật khiến một duyên khởi có thể là

một duyên tốt hay duyên xấu, có thể nghiệp
khởi là nghiệp lành hay nghiệp ác. Phật giáo
khơng tách biệt tính lưỡng diện của chúng
mà ln nhắc đến như cách nói nước đơi.
Điều này được Hesse thể hiện qua cuộc đời
của các nhân vật như một chuỗi tuần hoàn.
Mỗi sự gặp gỡ giữa các nhân vật đều khiến
họ lạc lối trong bản ngã của chính mình. Khi
nhân duyên kết thúc, sự ràng buộc ấy tạm
thời chấm dứt và tiếp tục bắt đầu cho một
duyên khác. Điều này tương tự đối với tư
tưởng về nghiệp trong tiểu thuyết của Hesse
rằng bất cứ một hành động diễn ra trong quá
khứ đều có thể phải trả giá hoặc được phúc
đáp ở tương lai một cách cơng bằng.
Ngồi ra, để thể hiện tư tưởng triết luận về
tôn giáo, cũng như các tư tưởng triết luận
thuộc phạm trù khác, Hesse đã sử dụng thành
công các biểu tượng mang yếu tố tôn giáo:

Kỷ yếu khoa học

biểu tượng Đức Chúa Trời Abraxas (Demian)
- thần Mặt Trời (theo người Hy Lạp); biểu
tượng cặp đối lập thần Apollo và thần
Dionysus được thể hiện qua hàng loạt các
nhân vật nhằm diễn tả hai mặt đối lập giữa
một bên là “tinh thần hóa cao nhất… về sự
siêu thăng của con người” [8, tr.23] và một
bên là “sức mạnh sự sống muốn vượt lên trên

mọi gị bó, mọi giới hạn” [8, tr.261]; biểu
tượng dịng sơng (Siddhartha); biểu tượng
bức tượng về Đức Thánh Mẫu Maria (Đơi
bạn chân tình);… Tất cả các biểu tượng ấy
được Hesse sử dụng mang nhiều ý nghĩa
khác nhau nhằm thể hiện sự đa dạng trong tư
tưởng triết luận về tôn giáo, tạo nên một
phạm trù tơn giáo của riêng Hermann Hesse.
Nhìn chung, tiểu thuyết của Hesse in đậm
dấu ấn tư tưởng tôn giáo Tây phương lẫn
Đơng phương một cách sâu sắc. Đó là nhờ sự
không ngừng học hỏi và trải nghiệm trong
cuộc đời của ông. Thông qua các hình tượng
nhân vật, Hesse gửi gắm tư tưởng triết luận
về con người, về cuộc đời,… dưới góc nhìn
tơn giáo, thể hiện tính triết lý về tâm linh, tư
duy vươn đến sự toàn thiện trong nội tại vạn
vật. Nhưng tư tưởng triết luận về tôn giáo
qua văn chương của Hesse không chỉ dừng
lại ở một hay hai tơn giáo mà cịn có sự gặp
gỡ, giao thoa, thậm chí đối nghịch giữa các
tơn giáo. Tất cả khơng nhằm mục đích thể
hiện sự hiểu biết hay hướng đến chân lý tuyệt
đối của bất cứ tôn giáo nào. Hesse hướng bạn
đọc đến những chọn lựa giữa Đông và Tây,
bổ sung những gì mà con người cảm thấy
thiếu và cần thiết. Đó chính là liều thuốc tinh
thần đầy hữu hiệu mà nhà văn luôn hy vọng
bạn đọc sẽ đồng cảm và tri nhận.
Mối quan hệ giữa các tư tưởng triết luận

trong tiểu thuyết của Hermann Hesse
Dù Hesse triết luận về con người, về cuộc
đời hay về tơn giáo thì những tư tưởng ấy
đều có mối liên hệ chặt chẽ, chi phối lẫn
nhau theo một hệ quả, quy luật mang tính
tầng bậc cao hơn. Đối tượng mà Hesse thể
hiện những tư tưởng triết luận ấy chính là
con người thơng qua các hình tượng nhân vật
và các biểu tượng. Tự trong mỗi tư tưởng
triết luận có những móc xích tác động lẫn
nhau và giữa mỗi phạm trù triết luận ln có
những mối quan hệ nhất định. Tất cả chúng
góp phần tạo nên chiều sâu và màu sắc triết
lý đa dạng trong các tiểu thuyết của ông.

620


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần XIX năm 2017

KẾT LUẬN
Triết luận là một trong những đặc điểm quan
trọng và nổi bật nhất trong tiểu thuyết của
Hermann Hesse. Thông qua các tư tưởng triết
luận, nhà văn gửi gắm đến bạn đọc giá trị đạo
đức, giá trị xã hội trong bối cảnh giữa hai thế
chiến và những xung đột nội tâm trong con
người như một sự khuyên răn nhưng không
giáo điều. Hơn thế, bởi những tư tưởng mà
Hesse thể hiện trong tiểu thuyết mang tính


Kỷ yếu khoa học

cốt lõi của vấn đề nên đặc biệt chúng còn
mang tầm dự báo trong tương lai. Bằng ngịi
bút cá tính, Hesse “bất chấp thị hiếu công
chúng” đương thời, thể hiện các tư tưởng
triết luận theo cách riêng của mình. Đó cũng
chính là cách ứng xử của nhà văn trước cuộc
sống, là cách ơng thể hiện tình u của mình
với cuộc đời và mọi người: “Dù bị đau đớn
quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần
gian điên dại này”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANIEL M. HAYBRON (2016). Dẫn luận về hạnh phúc, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
THÍCH NỮ TRÍ HẢI (2003). Nguồn mạch tâm linh, NXB Tôn Giáo, Hà Nội.
HERMANN HESSE (Lê Chu Cầu dịch) (2014). Siddhartha, NXB Văn Học, Hà Nội.
HERMANN HESSE (Lê Chu Cầu dịch) (2013). Sói thảo nguyên, NXB Văn Học, Hà Nội.
HERMANN HESSE (Vũ Đình Lưu dịch) (1969). Đơi bạn chân tình, NXB Ca Dao, Sài Gịn.
HERMANN HESSE (Vũ Đình Lưu dịch) (1972). Tuổi trẻ và cơ đơn, NXB Ca Dao, Sài Gịn.
STEFAN BORBELY (Ngơ Thị Thu Thủy dịch) (2011). “Cơng trình tâm linh của Hermann
Hesse”, 29-10-2011, marjoriethuy.blogspot.com
JEAN CHEVALIER VÀ ALAIN GHEERBRANT (Nhiều người dịch, Phạm Vĩnh Cư chủ
biên) (2015). “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, NXB Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

621




×