Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan, lợi mật và độc tính cấp của bài thuốc dân gian “Bàn tay ma” vùng Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.39 KB, 5 trang )

Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Kỷ yếu khoa học

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN, LỢI MẬT VÀ ĐỘC TÍNH
CẤP CỦA BÀI THUỐC DÂN GIAN “BÀN TAY MA” VÙNG TÂY BẮC
Bùi Thanh Tùng1*, Dương Thị Duyên1, Hoàng Thị Thúy1,
Hồ Thị Hằng1, Đồng Thị Nhâm1, Phạm Thanh Hải1, Phạm Hùng Việt2
1
Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
2
Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
*
Tác giả liên lạc:
TÓM TẮT
Nhiều bài thuốc dân gian đã được sử dụng để điều trị các bệnh về gan mật tại
Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác dụng bảo vệ gan, lợi mật
và độc tính cấp của cao chiết nước của bài thuốc dân gian vùng Tây Bắc gồm ba
thành phần là: Bàn tay ma (Heliciopsis terminalis Kurz.), Giảo cổ lam
(Gynostemma pentaphyllum Thunb.) và Cà gai leo (Solanum procumbens Lour.).
Kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết nước của bài thuốc dân gian với liều 648
mg/kg và 1296 mg/kg đều có tác dụng bảo vệ gan trên mơ hình chuột bị tổn
thương gan do paracetamol liều 400 mg/kg thể trọng qua việc vừa làm giảm hoạt
độ enzym AST và ALT, giảm các chỉ số viêm malonyl dialdehyde (MDA), TNF-α
và IFN-γ, vừa làm giảm các tổn thương đại phẫu và vi phẫu trên gan so với nhóm
chứng bệnh. Bài thuốc còn cho thấy tác dụng lợi mật do khi uống cao thuốc lượng
mật tiết ra tăng.
Từ khóa: Bảo vệ gan, lợi mật, độc tính cấp, Bàn tay ma, Giảo cổ lam, Cà gai leo.
HEPATOPROTECTIVE, CHOLERETIC EFFECTS AND ACUTE
TOXICITY OF THE HERBAL FORMULATION “GHOST HAND”
(“BAN TAY MA”) COLLECTED IN THE NORTHWEST REGION


Bui Thanh Tung1*, Duong Thi Duyen1, Hoang Thi Thuy1,
Ho Thi Hang1, Dong Thi Nham1, Pham Thanh Hai1*, Pham Hung Viet2
1
School of Medicine and Pharmacy – VNU Ha Noi
2
University of Science – VNU Ha Noi
*
Corresponding Author:
ABSTRACT
In traditional medicine, many medicinal remedies have been used been used for
treatment of liver disease. In this study, we investigated the hepatoprotective,
choleretic effect and the acute toxicity of aqueous extract of the herbal
formulation containing Heliciopsis terminalis Kurz., Gynostemma pentaphyllum
Thunb. and Solanum procumbens Lour. Our results showed that the herbal
formulation at dose of 648 mg/kg and 1296 mg/kg has strong hepatoprotective in
mice model injured by paracetamol 400mg/kg bw by decreasing enzymes Alanin
Amino Transferase (ALT) and Aspartate Amino Transferase (AST), malonyl
dialdehyde (MDA), TNF-α và IFN-γ; significantly reducing macroscopic and
microscopic lesions in liver compared with the control group. The study also
demonstrated that the herbal formulation had choleretic effect by increasing bile
secretion and did not show the acute toxicity.
Keywords: Hepatoprotective, choleretic effect, acute toxicity, Heliciopsis
terminalis Kurz., Gynostemma pentaphyllum Thunb, Solanum procumbens Lour.
35


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gan là một trong những cơ quan lớn

nhất và đảm nhận những chức năng vô
cùng quan trọng đối với cơ thể như:
chuyển hóa thức ăn thành những chất
cần thiết cho sự sống; sản xuất nhiều
chất quan trọng cần cho các hoạt động
sống; giải độc và bài tiết các chất độc
trong cơ thể. Bên cạnh đó, gan cũng tạo
ra mật, một chất dịch cần thiết cho sự
tiêu hóa. Hiện nay tỷ lệ người mắc các
bệnh về gan mật ngày càng gia tăng và
mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng
tăng lên đáng kể. Y học cổ truyền từ
lâu đã sử dụng các loại thảo dược với
mục đích: kích thích tiêu hóa thơng qua
tác dụng tăng hoạt tính của men tụy
như Bạch truật, Phục linh, Trần bì…
bảo vệ tế bào gan: Sài hồ, Đương quy,
Đại táo, Glycyrrhizine của Cam thảo;
điều hòa chức năng miễn dịch: Sài hồ,
Đảng sâm, Bạch truật, Bạch thược...
Trong chương trình nghiên cứu các bài
thuốc dân gian có tác dụng điều trị
bệnh gan mật, chúng tơi đã sàng lọc
được hơn 150 bài thuốc dân gian ở
vùng Tây Bắc có tác dụng bảo vệ gan
và lợi mật. Trong các thuốc đã sàng
lọc, có bài thuốc dân gian gồm 3 thành
phần là: Bàn tay ma (Heliciopsis
terminalis Kurz.), Giảo cổ lam
(Gynostemma pentaphyllum Thunb.)

và Cà gai leo (Solanum procumbens
Lour.) (nguồn: ông lang Nguyễn Quyết
Thắng - Hội YHCT Bắc Kạn) cho kết
quả khả quan về nguồn dược liệu dễ
kiếm và theo thống kê đã chữa bệnh
cho số lượng lớn bệnh nhân. Tuy
nhiên, các bằng chứng khoa học chứng
minh tác dụng của bài thuốc này hiện
chưa được tiến hành. Do đó, trong
nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác
dụng bảo vệ gan và lợi mật của một bài
thuốc dân gian này.

Kỷ yếu khoa học

Nguyên liệu
Các mẫu cây nghiên cứu gồm bàn tay
ma, giảo cổ lam, cà gai leo được thu hái
từ huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn,
được định danh bởi PGS.TS Trần Văn
Ơn, Đại học Dược Hà Nội. Cao đặc
chiết nước của bài thuốc được điều chế
như sau: Gộp dịch 3 lần chiết nước của
dược liệu khô với tỷ lệ (30 g lá bàn tay
ma, 5 g lá giảo cổ lam, 10g thân cà gai
leo), lọc và lấy phần dịch lọc. Cô quay
chân không để loại nước đến khi khối
lượng rắn không đổi thu được cao chiết
nước với hiệu suất khoảng 6%.
Đối tượng nghiên cứu

Chuột nhắt trắng chủng swiss, cả 2
giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 25.0 ±
2.0 gam để nghiên cứu tác dụng bảo vệ
gan do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương cung cấp. Động vật được ni
thích nghi trong điều kiện đầy đủ thức
ăn và nước uống tại phịng thí nghiệm
từ 3 - 5 ngày trước khi nghiên cứu và
trong suốt thời gian nghiên cứu tại
Khoa Y Dược, ĐHQG Hà Nội.
Hóa chất: Paracetamol (A7085 –
Sigma Aldrich) dạng bột tinh khiết;
Silymarin; Formol; Kít định lượng
ALT, AST của hãng Human (Đức).
Dụng cụ nghiên cứu: Máy định lượng
sinh hóa bán tự động HumaLyzer 2000
(Đức), các dụng cụ thí nghiệm thơng
thường của Khoa Y Dược, ĐHQG Hà
Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thử tác dụng bảo vệ gan
của bài thuốc: Chuột nhắt trắng chủng
swiss được chia ngẫu nhiên thành 5 lô,
mỗi lô 10 con. Chuột được uống
nước/thuốc liên tục trong 8 ngày. Ngày
thứ 8, sau uống thuốc 1 giờ, chuột nhịn
đói từ 16-18h, gây tổn thương gan từ lơ
2-5 bằng paracetamol (PAR) liều
400mg/kg với thể tích uống là 0,2
ml/10g. Sau khi gây độc 48 giờ, chuột

được lấy máu động mạch cảnh để định
lượng AST, ALT và quan sát mô bệnh

NGUYÊN
VẬT
LIỆU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
36


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Kỷ yếu khoa học

học. (đại thể và vi thể). Gan chuột thí C(+)): Chuột uống PAR mà khơng có
nghiệm sau khi mổ được cố định bằng điều trị.
formol 10%, xử lí và nhuộm Lơ 3 (Silymarin): Chuột được cho
Hematoxylin-Eosin và được thực hiện uống silymarin 70mg/kg + PAR.
tại bộ môn Y Dược học cơ sở, Khoa Y Lô 4 (BT-L1): Chuột được cho uống
Dược, ĐHQG HN.
cao chiết bài thuốc - liều 1 + PAR.
Lô 1 (chứng sinh học, C(-)): Chuột Lô 5 (BT-L2): Chuột được cho uống
được cho uống nước cất.
cao chiết bài thuốc - liều 2 + PAR.
Lơ 2 (chứng bệnh, mơ hình viêm gan, Các liều được tính như sau:
Bảng 1. Liều bài thuốc trong nghiên cứu dựa trên quy đổi từ liều dùng trên
người
Liều 1 trên
chuột nhắt 25g Liều 2 trên

Liều trên Liều quy đổi
Dược liệu khô
(mg), tương chuột nhắt 25g
người
trên chuột
(mg/ngày/người)
đương với liều (mg) (gấp đôi
(mg/kg/ngày) (mg/kg/ngày)
sử dụng trên
liều 1)
người
270 (tương ứng 540 (tương ứng
45000
900
10800
16,2mg cao
32,4mg cao
chiết)
chiết)
Phương pháp nghiên cứu các chỉ số
marker sinh học phân tử liên quan đến
quá trình viêm của bài thuốc: Chuột
được chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi
lô 10 con:
Lô 1 (chứng sinh học, C(-)): chuột
được cho uống nước cất.
Lơ 2 (chứng bệnh, mơ hình viêm gan,
C(+)): Chuột được cho uống PAR mà
khơng có điều trị.
Lơ 3 (Silymarin): Chuột được cho

uống silymarin 70mg/kg + PAR.
Lô 4 (BT-L2): Chuột được cho uống
cao chiết bài thuốc - liều 2 + PAR.
Chuột được uống nước/thuốc thử liên
tục trong 8 ngày. Ngày thứ 8, sau uống
thuốc 1 giờ, chuột được nhịn đói 16 18 giờ trước đó, gây tổn thương gan
chuột ở các lô từ lô 2 đến lô 5 bằng
uống PAR liều 400mg/kg với thể tích
0.2ml/10g. 48 giờ sau gây độc bằng
paracetamol, giết chuột, lấy gan, bỏ
vào nitrogen lỏng và bảo quản ở -80oC.
Mô gan được cân và đồng nhất trong
hệ đệm lạnh Nonidet-P40 (NP40) gồm

(150 mM sodium chloride, 1.0%
Triton X-100, 50 mM Tris, pH = 8.0).
Sau đó, ly tâm ở điều kiện (12000g,
4oC) trong 15 phút rồi thu lấy phần
dịch nổi phía trên và bảo quản ở nhiệt
độ -80oC đến khi phân tích.
Xác định hàm lượng MDA
Khả năng ức chế quá trình peroxy hóa
lipid của các chất được đánh giá thơng
qua việc xác định hàm lượng malonyl
dialdehyde (MDA) - sản phẩm của q
trình oxy hóa lipid màng tế bào.
Định lượng nồng độ TNF-alpha, INFgamma bằng phương pháp ELISA
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc
là kháng nguyên đã hòa tan trong dung
dịch đệm thích hợp có thể phủ lên bề

mặt plastic (như polystyrene).
Nghiên cứu tác dụng lợi mật của bài
thuốc trên mô hình in vivo:
Tiến hành: Dùng 30 chuột nhắt trắng
chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 10
con. Theo phương pháp của Rudi.
+ Lô thử 1: chuột uống cao nước liều
thứ 1.
37


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Kỷ yếu khoa học

+ Lô thử 2: chuột uống cao nước liều xác định liều thấp nhất gây chết 100%
2.
chuột và liều cao nhất không gây chết
+ Lô 3 (đối chứng sinh lý): chuột uống chuột (gây chết 0% chuột). Lô thử
NaCl 0,9%.
uống thuốc với các mức liều tăng dần
Chuột ở 3 lô được uống mẫu thử theo đến khoảng 80000 mg cao/kg với cùng
liều qui định trong 3 ngày liên tục, thể tích uống 1,2 ml. Nước cất và thuốc
ngày thứ 4 sau khi uống thuốc 30 phút thử được đưa thẳng vào dạ dày chuột
tiến hành gây mê bằng ether ethylic và bằng kim cong đầu tù. Theo dõi tình
mổ bụng để thắt ống dẫn mật rồi khâu trạng chung của chuột, quá trình diễn
thành bụng lại, sau 30 phút bóc tách túi biến bắt đầu có dấu hiệu nhiễm độc
mật, thấm qua giấy lọc, cân ngay được (như co giật, kích động, run rẩy, lờ
m1 (mg).
đờ,…) và số lượng chuột chết trong

Rạch túi mật cho mật chảy ra hết rồi vòng 72 giờ sau khi uống thuốc.
thấm dịch mật còn lại vào giấy lọc và Xử lý số liệu
cân lại khối lượng túi mật được m2 Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê
(mg).
theo phương pháp t-test và test “trướcKhối lượng mật mỗi con là m = m1- sau”. Số liệu được biểu diễn dưới dạng
m2 (mg)
X ± SD. Sự khác biệt có ý nghĩa khi
Lượng sinh mật ở lô thử tăng hơn so p<0.05.
với lơ chứng tính theo cơng thức:
𝑚𝑡 − 𝑚𝑐
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
𝐿% =
× 100
𝑚𝑐
Tác dụng bảo vệ gan
Phương pháp đánh giá độc tính cấp: Kết quả định lượng men gan
Trước khi tiến hành thí nghiệm, cho AST và ALT là các enzym
chuột nhịn ăn qua đêm. Chuột được transaminase tìm thấy nhiều ở tế bào
chia thành các lơ khác nhau (mỗi lô 10 gan. Khi gan bị tổn thương, các enzym
con). Cho chuột uống cao chiết liều này được giải phóng vào trong máu
duy nhất với liều tăng dần đến khoảng làm cho hàm lượng của chúng trong
80000 mg cao/kg (gấp 62 lần liều 2) máu tăng lên. Đây là hai enzym chính
(liều cao nhất được thiết kế bằng cách dùng để đánh giá các tổn thương gan.
thêm dần nước vào cao đặc đến khi thể Kết quả tác dụng lên các enzyme gan
chất cao có dạng lỏng để có thể cho của các nhóm nghiên cứu được trình
chuột uống, cho chuột uống 1,2 ml bày trong Bảng 2.
dịch đặc) trong cùng một thể tích để
Bảng 2. Ảnh hưởng của cao thuốc lên hoạt độ AST và ALT trong huyết thanh
chuột bị gây độc bằng paracetamol
C (-)

C (+)
Silymarin
BT-L1
BT-L2
AST
60.16 ±
176.96 ±
105.68 ±
148.38 ± 124.4 ± 7.33
*
(UI/L)
14.43
32.13
7.58*
13.42
ALT
156.89 ±
102.54 ±
133.81 ±
111.99 ±
97.33 ± 4.02
(UI/L)
12.42
7.48*
12.35
6.9*
: Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng bệnh C (+)

*


Lượng enzym gan của lơ C (+) cao hơn
hẳn so với lô C (-), điều này cho thấy
paracetamol đã làm tăng đáng kể
enzym gan so với nhóm chứng đối

chứng sinh lý. Thêm nữa là kết quả
định lượng enzyme gan của lô
Silymarin cho thấy silymarin đã làm
giảm enzym gan đáng kể (p < 0,05).
38


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Như vậy mơ hình nghiên cứu là phù
hợp để đánh giá tác dụng của bài thuốc
nghiên cứu trong bảo vệ gan.
Kết quả giải phẫu bệnh
Tác dụng bảo vệ gan của bài thuốc cịn
được đánh giá thơng qua kết quả giải
phẫu bệnh đại thể và vi thể của chuột
được gây độc bằng paracetamol.
Tác dụng lợi mật
Tác dụng lợi mật được đánh giá thông
qua lượng mật tiết ra sau quá trình cho
chuột uống thuốc. Lượng mật tiết ra
nhiều hơn thơng thường chứng tỏ
thuốc có tác dụng lợi mật.
Độc tính cấp
Sau khi cho uống, tất cả chuột giảm

hoạt động, đi lại chậm chạp (sau 15
phút), chuột nằm cụm lại (sau 30 phút),
chuột ít ăn uống, có vẻ mệt (sau 45
phút), sau 60 phút một nửa số chuột bắt
đầu ăn uống khá hơn và linh hoạt trở
lại, sau 90 phút chuột hoạt động và ăn

Kỷ yếu khoa học

uống bình thường, khảo sát đến 72 giờ
khơng có chuột chết.
KẾT LUẬN
Cao chiết nước của bài thuốc nghiên
cứu với liều 648 mg/kg và 1296 mg/kg
đều có tác dụng bảo vệ gan trên mơ
hình gây tổn thương gan bằng
paracetamol liều 400 mg/kg ở chuột
nhắt trắng. Tác dụng ấy thể hiện thông
qua sự giảm hoạt độ enzym AST và
ALT, giảm các chỉ số viêm TNF-α,
IFN-γ, MDA, cùng với đó là sự giảm
tổn thương gan trên kết quả giải phẫu
bệnh đại thể và vi thể. Bài thuốc cũng
cho thấy tác dụng lợi mật rõ rệt khi làm
tăng lượng mật tiết ra so với nhóm đối
chứng sinh lý. Trong điều kiện cho
phép về liều phù hợp có thể cho chuột
uống, cao thuốc khơng thể hiện độc
tính cấp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỖ TRUNG ĐÀM. Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc. NXB Y học
– Hà Nội, 1996.
HÀ VÂN OANH AND ĐIỀN VŨ VĂN. Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng
lợi mật của bài thuốc BG. Tạp chí Dược học, 2017. 57(7): p. 57-59.
SCOTT LUPER. A review of plants used in the treatment of liver disease: part 1.
Alternative medicine review. A journal of clinical therapeutic, 1998. 3(6):
p. 410-421.
TUNG BUI THANH, ET AL,. Protective effect of Tetracera scandens L. leaf
extract against CCl4-induced acute liver injury in rats. Asian Pacific
Journal of Tropical Biomedicine, 2015. 5(3): p. 221-227.

39



×