Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vận dụng phần mềm thiết kế phim hoạt hình Animaker trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.48 KB, 5 trang )

Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Kỷ yếu khoa học

VẬN DỤNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ PHIM HOẠT HÌNH ANIMAKER
TRONG DẠY HỌC MƠN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở LỚP 1
Đào Lê Minh Thảo*
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
*Tác giả liên lạc:
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu về các cơ sở lý luận của việc vận dụng phim hoạt hình trong
dạy học nói chung và việc vận dụng phần mềm làm phim hoạt hình ANIMAKER
trong dạy học mơn Tự nhiên – Xã hội nói riêng trong dạy học ở Tiểu học như:
công nghệ điện tóa n đám mây; cách sử dụng phần mềm Animaker; đặc điểm về
tâm sinh lý của học sinh Tiểu học; quá trình dạy học ở Tiểu học; lý thuyết mã hóa
kép của Allan Paivio; hiệu ứng hoạt hình trên não trẻ em và tác dụng của phim
hoạt hình đối với việc giáo dục trẻ em; chương trình mơn Tự nhiên - Xã hội ở
Tiểu học, đặc biệt là môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. Nghiên cứu về thực trạng vận
dụng phim hoạt hình trong dạy học cũng như thực trạng ứng dụng phim hoạt hình
trong dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 tại các trường tiểu học đại bàn TP
Đà Lạt hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu về cách thức vận dụng phần mềm làm
phim hoạt hình ANIMAKER vào dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. Mục đích
nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, giúp học sinh tích cực,
hứng thú trong các hoạt động học.
Từ khóa: Animaker, phần mềm.
APPLYING ANIMAKER SOFTWARE IN TEACHING THE NATURAL
AND SOCIAL AT GRADE 1
Dao Le Minh Thao*
Da Lat Education College
*Corresponding Author:
ABSTRACT


The research on the theoretical foundations of using animation in teaching in
general and the application of ANIMAKER animation software in teaching
natural and social subjects in particular in teaching in primary school such as:
cloud computing technology; how to use Animaker software; psychological
characteristics of primary school pupils; teaching process in primary school;
Allan Paivio's double encryption theory; animation effects on children's brains
and the effects of animation on the education of children; Natural and social
subjects in primary school, especially Grade 1 Natural and Social subjects.
Research on the situation of using cartoon in teaching as well as reality of
applying cartoon in teaching subjects. Natural and social class 1 at the primary
schools of Da Lat city today. At the same time, study on how to use animation
software ANIMAKER in teaching natural and social class 1. The purpose of the
research is to improve the effectiveness of teaching, to help students actively,
interested in learning activities. Throughout the project, the necessary conditions
for effective use of animation in teaching must come from the teachers themselves
and the facilities and equipment of information technology.
Keywords: Animaker, software.
329


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

TỔNG QUAN
Phim hoạt hình vốn được sử dụng với
mục đích giải trí là chính. Song, hiện
nay nó cịn được phát triển và sử dụng
như những công cụ giảng dạy và học
tập. Việc đưa phim hoạt hình vào giảng
dạy trong nhà trường thực ra không
mới. Nhiều nước trên thế giới đã sử

dụng phim hoạt hình như một cơng cụ
giáo dục bên cạnh sách giáo khoa để
học sinh có thêm kênh tiếp thu kiến
thức.
Phim hoạt hình với những lợi thế về âm
thanh, hình ảnh đẹp, màu sắc phong
phú, sinh động, ăn sâu vào giác quan,
nhận thức, kích thích trí não phát triển,
phù hợp với ước mơ và phát triển trí
tưởng tượng của các em học sinh. Đối
với các em học sinh tiểu học, các em
vẫn bị thu hút rất mạnh bởi âm thanh,
hình ảnh, màu sắc. Sự sinh động, linh
hoạt của phim hoạt hình ln thu hút
các em. Giờ học thoải mái hơn, thư
giãn hơn, hứng thú hơn và các em tiếp
thu kiến thức cũng chủ động, say mê
hơn thông qua các thước phim. Tránh
cho học sinh cảm giác khô khan, cứng
nhắc khi phải tiếp thu lượng kiến thức
lớn; với đặc trưng biến ảo, diệu kỳ có
khả năng tái hiện những hình ảnh phức
tạp, cụ thể hóa những kiến thức của các
mơn khoa học trừu tượng thành hình
ảnh trực quan, sinh động. Phim hoạt
hình có thế mạnh trong việc tái hiện bất
kỳ không gian, thời gian trong quá khứ
hoặc tương lai một cách cụ thể nhất,
chân thực và linh hoạt nhất so với các
hình thức thể hiện khác.

Phim hoạt hình có thể được sử dụng ở
tất cả các bước lên lớp như: Nêu vấn đề
(xây dựng những tình huống có vấn đề
để dẫn dắt, lôi cuốn các em vào bài
học); hình thành những khái niệm, tri
thức mới; để giải quyết một vấn đề nào
đó trong bài học, giúp học sinh khắc
sâu kiến thức; củng cố kiến thức trong
bài; mở rộng kiến thức.

Kỷ yếu khoa học

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng
cho đề tài và kiểm tra tính khả thi của
việc vận dụng phần mềm ANIMAKER
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
1, chúng tôi sử dụng những nhóm
phương pháp như nhóm phương pháp
nghiên cứu lý luận, nhóm phương pháp
nghiên cứu thực tiễn và nhóm phương
pháp hỗ trợ.
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý
luận
Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài
liệu, sách báo, cơng trình nghiên cứu
và các website về phần mềm
ANIMAKER, cách vận dụng phần
mềm ANIMKER vào thiết kế phim
hoạt hình trong dạy học mơn Tự nhiên

– Xã hội, tâm sinh lý học sinh tiểu học
và chương trình mơn Tự nhiên và Xã
hội lớp 1.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn
Phương pháp quan sát
Quan sát và sử dụng nhật kí để ghi chép
kết quả quan sát các phương pháp,
phương tiện giáo viên sử dụng trong
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
và quan sát tính hứng thú và hiệu quả
dạy học của một tiết dạy khơng ứng
dụng phim hoạt hình hoặc có ứng dụng
những bộ phim hoạt hình trên mạng.
Phương pháp điều tra
Sử dụng câu hỏi phỏng vấn và phiếu
điều tra anket để thu thập ý kiến của
giáo viên và học sinh.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thiết kế những câu hỏi và phiếu điều
tra cho giáo viên và học sinh nhằm thu
thập thông tin để đánh giá chất lượng
và tính hiệu quả của phần mềm làm
phim hoạt hình ANIMAKER. So sánh
phần mềm ANIMAKER trong đề tài
nghiên cứu này với các phần mềm làm
phim hoạt hình khác được sử dụng tại
một số trường tiểu học tại địa bàn thành
phố Đà Lạt.


330


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

KẾT QUẢ
Thực trạng sử dụng phim hoạt hình
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 1
Việc vận dụng phim hoạt hình trong
dạy học ở Tiểu học hiện nay vẫn cịn
rất hạn chế, chưa thường xun và có
hiệu quả một phần do đội ngũ giáo viên
chưa nắm rõ đặc điểm, nguyên tắc ứng
dụng hoạt hình, thiếu kiến thức công
nghệ thông tin, trang thiết bị công nghệ
thông tin chưa đáp ứng.
Nội dung các bộ phim hoạt hình được
sử dụng đa phần chưa phù hợp với mục
tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng
của bài học; chưa phù hợp đặc điểm
tâm sinh lí của học sinh Tiểu học.
Phim hoạt hình có gắn với nội dung
giáo dục khơng nhiều, thời lượng dài,
kiến thức khơng khoa học và phần lớn
phim hoạt hình có thể dạy học lại là các
video nước ngồi chưa được việt hóa.
Nếu có video Việt Nam thì khơng đa
dạng, phủ rộng nội dung dạy học và
không phù hợp với tâm lí học sinh tiểu

học khiến các em khơng nhớ lâu.
Cách xây dựng một đoạn phim hoạt
hình ứng dụng trong dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 1
Các bước tiến hành
Bước 1: Lên kịch bản, nội dung. Căn
cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung
chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Dựa trên đặc điểm, khả năng, trình độ
nhận thức của học sinh.
Bước 2: Xây dựng bối cảnh, nhân vật,
câu chuyện. Bối cảnh là những cảnh

Kỷ yếu khoa học

vật quen thuộc, xung quanh cuộc sống
các em, nhân vật phải phù hợp và phản
ánh được nội dung câu chuyện.
Những lưu ý khi xây dựng một đoạn
phim hoạt hình trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 1
Khi xây dựng một bộ phim hoạt hình
ứng dụng trong dạy học mơn Tự nhiên
và Xã hội lớp 1 cần: đảm bảo phù hợp
với đặc trưng môn Tự nhiên và Xã hội
lớp 1; đảm bảo phù hợp với học sinh
lớp 1; đảm bảo phù hợp với thực tiễn
giáo dục Tiểu học.
Ví dụ minh họa vận dụng phần mềm
ANIMAKER thiết kế một số phim hoạt

hình ứng dụng trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 1
Tên video: “Tớ là người chủ cơ thể
mình”.
Thời lượng: 2 phút.
Nhân vật: Hoa.
Bối cảnh: Nhà của Hoa, trường học,
bãi biển.
Mục đích: Video được thiết kế nhằm
vận dụng trong phần mở rộng kiến thức
cho học sinh ở bài 1 – Cơ thể chúng ta
môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. Thông
qua câu chuyện của Hoa giáo dục các
em biết được ích lợi của các bộ phận
trên cơ thể, phải biết chăm sóc u
thương và bảo vệ cơ thể mình. Và các
em có thể ghi nhớ được rằng chính các
em là người chủ của cơ thể mình và
khơng ai có quyền làm chủ cơ thể của
người khác.
Nội dung chi tiết và một số hình ảnh
trích xuất từ video

Hình 1. Cảnh 1
331


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

Lời dẫn: “Chào các bạn! Tớ là Hoa, tớ


Kỷ yếu khoa học

là người chủ của cơ thể mình”.

Hình 2. Cảnh 2
Lời dẫn: “Các bạn biết không, cơ thể tớ giúp tớ làm rất nhiều việc khác nhau
của tớ rất đặc biệt và khơng ai có một như: hít thở”.
cơ thể giống hệt cơ thể tớ. Cơ thể của

Hình 3. Cảnh 3
những hiểu biết và nhận thức về phim
hoạt hình thì người giáo viên cần phải
có sự nhiệt tình, năng động, tâm huyết
KẾT LUẬN
Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy với nghề, có trách nhiệm và kỹ năng sư
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, phạm.
giáo dục học sinh thực hiện chương Ngoài ra, bên cạnh các phương pháp
trình giáo dục. Giáo viên trực tiếp lựa dạy học đang được sử dụng trong nhà
chọn, xác định nội dung tổ chức cho trường thì phương pháp dạy học vận
học sinh xem các bộ phim hoạt hình dụng phim hoạt hình đang là một
trong dạy học các mơn học ở trường phương pháp mới, có tác động tích cực
nói chung và dạy học môn Tự nhiên và đến quá trình tiếp thu tri thức của các
Xã hội lớp 1 nói riêng. Do đó, giáo viên em. Do vậy, giáo viên phải có tư tưởng
phải là người có nhận thức đầy đủ về đổi mới và tiếp thu vận dụng các
vai trị, tác dụng của phim hoạt hình phương pháp dạy học tích cực một
đối với việc giáo dục các em, cách thức cách nhanh chóng.
tiến hành xây dựng các bộ phim hoạt Điều kiện cơ sở vật chất
hình và các bước tổ chức dạy học vận Để có thể vận dụng phim hoạt hình vào
dụng phim hoạt hình, sao cho giờ học dạy học, các yếu tố về cơ sở vật chất,

đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh trang thiết bị công nghệ thông tin là
Lời dẫn: “Hay đi tới trường”.

332


Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018

điều kiện không thể thiếu được. Việc
đảm bảo các yếu tố này thể hiện vai trò
chủ đạo của nhà trường trong việc tổ
chức các hoạt động dạy học cho học

Kỷ yếu khoa học

sinh. Điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi
sẽ mang lại hiệu quả tốt để các em tìm
hiểu các sự vật, hiện tượng trong quá
trình học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
HÀ THU HƯƠNG (2016). Vận dung phương pháp giáo dục trải nghiệm trong
dạy học môn Khoa học lớp 4. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, Hà Nội.
NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN (2016). Vận dụng phương pháp mơ phỏng
trong q trình dạy học ở trường Tiểu học khu vực miền núi phía Bắc. Báo
cáo tóm tắt Đề tài khoa học và cơng nghệ cấp Đại học, Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên.
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN, NGUYỄN VIỆT DŨNG (2017). Giáo dục kỹ
năng phịng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 – 6 tuổi qua mơ phỏng tình

huống bằng video hoạt hình với sự hỗ trợ của cơng nghệ điện tóa n đám
mây. Tạp chí Giáo dục (số 418, Kỳ 2 – 11/2017), tr 54-57.

333



×