Quản lý chiến lược là gì?
Một công ty cho dù có nguồn tài chính phong phú đến đâu, máy móc kỹ thuật
hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô ích nếu phương thức quản lý không phù hợp.
Chính những phương thức quản lý hiệu quả sẽ tạo ra bộ mặt của công ty, tạo ra bầu
không khí vui tươi phấn khởi thay cho sự căng thẳng, u ám trong công ty.Và quản lý
chiến lược là một trong số đó.
Quản lý chiến lược đề cập tới nghệ thuật hoạch định kế hoạch kinh doanh tại
mức cao nhất và hiệu quả nhất có thể. Đó là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo trong công
ty. Quản lý chiến lược tập trung vào việc xây dựng một cấu trúc nền tảng vững chắc
cho hoạt động kinh doanh của công ty, theo đó các vấn đề mới không ngừng được bổ
sung thông qua những nỗ lực phối kết hợp của các nhân viên trong công ty.
Quản lý chiến lược có mối liên hệ mật thiết với việc trả lời ba câu hỏi then chốt
sau:
Ø Mục tiêu kinh doanh của công ty là gì?
Ø Đâu là những cách thức hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu đó?
Ø Những nguồn lực nào sẽ cần đến trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
kinh doanh?
Việc trả lời câu hỏi thứ nhất yêu cầu ở bạn những suy nghĩ nghiêm túc về các
mục tiêu sau cùng của bạn cho công ty là gì. Bạn đang nỗ lực những gì để đạt được
mục tiêu đó? Bạn đang cố gắng tối ưu hoá hay khắc phục điều gì? Đâu là những kết
quả hợp lý nhất mà công ty của bạn có thể mong đợi?
Quản lý chiến lược bắt đầu từ giai đoạn xây dựng các mục tiêu và xác định các
nguồn lực, biện pháp cần thiết để thực hiệu các mục tiêu đã đề ra. Giai đoạn này còn
bao gồm cả việc làm thế nào để thúc đẩy các quá trình cải tiến mẫu mã sản phẩm. Ví
dụ, công ty A đặt ra chỉ tiêu doanh số bán ra hàng năm phải tăng được ít nhất là 15%.
Đặc biệt, đối với những sản phẩm có mặt trên thị trường chưa quá 5 năm, công ty A
đặt ra doanh số bán phải tăng lên 30% mỗi năm, đồng thời xác định tỷ lệ thành công
của những mặt hàng mới thường là 90% chủ yếu là nhờ kế hoạch chuẩn bị chu đáo, kỹ
lưỡng cho việc tung ra các sản phẩm mới.
Việc đào sâu để tìm hiểu kỹ lưỡng về các mục tiêu cốt lõi của công ty có thể có
một vài khía cạnh cạnh cần quan tâm:
Ø Đánh giá bao quát công ty với những công việc, nhiệm vụ chính sẽ được
thực hiện bởi công ty, và công thức hoá cách thức công ty xem xét vai trò của mình
trong những đánh giá tổng quan đó. Điều này thường được biết đến như bản tuyên bố
nhiệm vụ.
Ø Thiết lập các mục tiêu để đáp ứng một vài nhu cầu chưa được quan tâm,
nhìn nhận cả trong ngắn hạn và dài hạn về những công ty có thể đưa ra. Điều này
thường được biết đến như bản tuyên bố viễn cảnh.
Ø Đặt ra các mục tiêu cho công ty, bao gồm cả các mục tiêu tài chính và mục
tiêu chiến lược.
Một khi những bước đi trên được thực hiện, kế hoạch chiến lược nên bắt đầu
xuất hiện - đặt ra chặng đường để trả lời câu hỏi thứ hai, hay “Làm thế nào để chúng ta
hoàn thành các mục tiêu nhanh nhất và hiệu quả nhất?”. Giai đoạn hai của hoạt động
quản lý chiến lược thành công sẽ vạch ra một kế hoạch để công ty hoàn thành những
mục tiêu đã đề ra.
Trong giai đoạn này, một chuỗi các yêu cầu, mệnh lệnh nên được đặt ra, liên
kết các nhân viên với những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm thích hợp nhất với nhu
cầu và mục tiêu kinh doanh. Từ đó, các trách nhiệm và nhiệm vụ nên được phân bổ
trong toàn bộ chuỗi các yêu cầu, uỷ thác công việc cho những tập thể và cá nhân để
các mục tiêu của công ty có thể được hoàn thành thông qua những nỗ lực phối kết hợp
của toàn thể nhân viên. Điều này bao gồm truyền đạt các trách nhiệm và nhiệm vụ
(những gì cần được hoàn thành, và kết quả việc thực hiện nhiệm vụ sẽ được đánh giá
như thế nào) cho nhân viên.
Nhà quản lý chiến lược sẽ kiểm tra, theo dõi quá trình hoạt động của công ty
thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường, đánh giá
và thu thập các thông tin nhằm xử lý điều chỉnh các hoạt động của công ty sao cho quá
trình thực hiện phù hợp với mục tiêu chung đã đặt ra. Để có thể thực hiện các điều
chỉnh cần thiết, các nhà quản lý chiến lược luôn theo dõi các hoạt động đang diễn ra,
so sánh kết quả với tiêu chuẩn. Chẳng hạn, để đạt được mục tiêu lợi nhuận, các nhà
quản lý chiến lược phải luôn theo dõi sát các chi phí, nỗ lực giám sát chất lượng, cải
tiến sản phẩm.
Bên cạnh đó, hoạt động quản lý chiến lược coi việc tổ chức trong công ty là quá
trình gắn kết, phân công và phối hợp các nhân viên trong công việc nhằm thực hiện
những mục tiêu đã được đặt ra; trong đó bao gồm tổ chức con người, tổ chức công
việc, phân bổ các nguồn lực v.v Chính nhờ chức năng này mà công ty quyết định
được những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành, làm thế nào để kết hợp nhiệm vụ vào
những công việc cụ thể; làm thế nào để phân chia công việc thành những công đoạn
khác nhau tạo nên cấu trúc của công ty.
Cuối cùng, quản lý chiến lược đòi hỏi việc phân bổ một lượng thích hợp các
nguồn lực tới các bộ phận khác nhau của công ty để những ai được phân công các mục
tiêu cụ thể đều có những thứ họ cần nhằm hoàn thành nhiệm vụ giao phó. Công việc
này bao gồm từ chỗ cung cấp cho các nhân viên những nguồn lực thích hợp tới việc
thực thi các hệ thống mà tại đó nhân viên nhận được những đào tạo cần thiết, tất cả các
quy trình công việc được kiểm tra, và tất cả các thông tin và dữ liệu đưa ra được lưu
trữ. Để quản lý hoạt động kinh doanh một cách chiến lược và hiệu quả, từng cm của
công ty bạn phải có các nhu cầu được đáp ứng theo nhiều cách khác nhau, vì thế tất cả
các bộ phận có thể làm việc cùng nhau như một tập thể chức năng hoàn chỉnh.
Một khía cạnh quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong quản lý chiến lược đó
là nhu cầu quản lý có kế hoạch lẫn không có kế hoạch. Các nhà lãnh đạo công ty phải
chủ động thực thi những sáng kiến trong việc đặt ra cách thức công ty nên được vận
hành và hoạt động như thế nào, nhưng họ cũng phải năng động phản ứng với các nhu
cầu và đòi hỏi khi chúng phát sinh. Quản lý chiến lược không phải là một quy trình
tĩnh. Thông thường, các kết quả ngoài dự đoán sẽ xảy ra sau đó (cả tích cực lẫn tiêu
cực) và các nhà quản lý chiến lược phải có khả năng phản ứng với những sự kiện bất
ngờ như vậy.
Có thể nói, quản lý chiến lược hiệu quả sẽ giúp công ty nhanh chóng phản ứng
với các thách thức mới, đồng thời thay thế những ý tưởng và hoạt động đã lỗi thời
bằng các quy trình giúp đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh.