Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề Công tác xã hội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.35 KB, 57 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: CƠNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CĨ VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG
BỞI HIV/AIDS
NGHỀ: CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP

Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB, ngày…….tháng….năm
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Ninh Bình

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được pháp dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Trên thế giới, HIV/AIDS đã trở thành đại dịch và là mối hiểm họa đối với
nhân loại. Nhận thấy tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, Đảng và nhà nước ta
đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng, chống HIV/AIDS


và đã thu được những kết quả nhất định, kiềm chế được tốc độ gia tăng số người
nhiễm HIV/AIDS. Tại Việt Nam hiện nay công tác chăm sóc về mặt y tế cho
người có H đã đang được quan tâm và cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên người có H
và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hiện nay vẫn đang phải sống trong tình trạng kỳ
thị phân biệt đối xử từ cộng đồng, họ cần được tham vấn, được cung cấp các
dịch vụ xã hội, được cung cấp thơng tin....từ phía những cán sự xã hội (nhân
viên cơng tác xã hội). Chính vì thế, các nhân viên cơng tác xã hội hiện nay cần
có sự hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS, các kiến thức về tham vấn cho người có
HIV, các kiến thức về việc truyền thông nhằm thay đổi thái độ kỳ thi của cộng
đồng với những người có HIV hiện nay.
Với nhận thức đó, dựa trên cơ sở chương trình khung đã ban hành của
Tổng cục dạy nghề về chương trình mơ đun cơng tác xã hội với người có và bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cũng như tham khảo một số tài liệu khác có liên
quan, chúng tơi đã biên soạn tập bài giảng môn học này để làm tài liệu nội bộ
trong trường và khoa để sinh viên ngành công tác xã hội thuận lợi hơn trong
việc học tập và nghiên cứu.
Tuy nhiên do mơn học này cịn khá mới mẻ, chương trình giáo trình, tài
liệu tham khảo cịn rất thiếu thốn. Mặt khác do năng lực cũng như thời gian của
giáo viên biên soạn còn nhiều hạn chế do vậy tập bài giảng này cịn nhiều thiếu
sót. Chúng tơi xin trân trọng cảm ơn và mong muốn nhận được nhiều sự đóng
góp từ các thầy cô giáo cũng như của các em sinh viên, để tập bài giảng được
chỉnh sửa, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!

3


MỤC LỤC
Bài 1: Kiến thức chung về HIV/AIDS
1. Tổng quan về đại dịch HIV/AIDS

2. Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
3. Kỳ thị phân biệt đối xử với những người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS
Bài 2: Truyền thơng phịng ngừa lây nhiễm HIV và sự kỳ thị phân biệt đối xử
với người có HIV/AIDS
1. Khái niệm, hình thức truyền thơng và thay đổi hành vi, giảm sự kỳ thị với
người có HIV17
2. Lập kế hoạch và thực hiện giám sát các hoạt động truyền thơng về HIV19
3. Hình thức truyền thơng phịng ngừa lây nhiễm HIV và giảm sự kỳ thị với
người có HIV/AIDS
Bài 3: Chăm sóc hỗ trợ người có và bị ảnh hưởng bởi HIV
1. Người có HIV/AIDS
2. Chăm sóc dinh dưỡng và y tế cho người có HIV
3. Chính sách pháp luật liên quan đến người có và bị ảnh hưởng HIV
Bài 4: Công tác xã hội với người có HIV/AIDS
1. Mục đích và các hoạt động trợ giúp người có HIV/AIDS
2. Chăm sóc hỗ trợ người có HIV/AIDS tại nhà42
3. Tham vấn cho người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS44
4. Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân với người có HIV/AIDS
5. Tiến trình cơng tác xã hội nhóm với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

MÔ ĐUN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG
BỞI HIV/AIDS
4


Mã mơ đun: MĐ 28
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
- Vị trí mơ đun: Cơng tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là
mô đun chuyên môn nghề quan trọng của chương trình đạo tạo nghề cơng tác xã

hội, liên quan tới các hoạt động cung cấp dịch vụ cho đối tượng đặc thù là người
có HIV hoặc là người có liên quan, chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Tính chất của mô đun: Là mô đun lý thuyết chuyên môn nghề bắt buộc.
Mục tiêu của mơ đun:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức chung về HIV/AIDS;
+ Trình bày được các đặc điểm, nguyên nhân sự kỳ thị và các biện pháp tuyên
truyền phòng ngừa HIV;
+ Nhận thức được các bước trong tiến trình cơng tác xã hội cá nhân và nhóm đối
với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
+ Nhận biết được các kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc y tế và đặc
biệt là chăm sóc đời sống tinh thần cho đối tượng.
- Kỹ năng:
+ Tham vấn được cho các đối tượng có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
+ Công tác xã hội cá nhân và cơng tác xã hội với nhóm người có HIV/AIDS;
+ Biện hộ, vận động nguồn lực chăm sóc người có và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cảm thông, cẩn thận, chia sẻ và sẵn sàng giúp
đỡ người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Nội dung của mô đun:
BÀI 1: KIẾN THỨC CHUNG VỀ HIV/AIDS
Mã bài: MĐ28-B01
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS trên thế giới và Việt
Nam;
+ Trình bày được ngun nhân lây truyền và cách phịng tránh; Kỳ thị
phân biệt đối xử, nguyên nhân và hậu quả.
- Kỹ năng: Vận dụng được những hiểu biết về HIV/AIDS trong cuộc sống
thường ngày, tránh sự kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV.
5



- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cảm thông, chia sẻ, khơng kỳ thị người
có HIV
Nội dung chính:
1. Tổng quan về đại dịch HIV/AIDS
1.1. Tổng quát về đại dịch HIV/AIDS trên thế giới
Kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm 1981
cho đến nay đã gần 40 năm, HIV/AIDS đã giết chết hơn 36 triệu người trên thế
giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm
2017, khoảng 36,9 triệu người đang phải sống chung với HIV. Trong năm 2017,
đã có 940.000 người thiệt mạng trên thế giới do các nguyên nhân liên quan đến
HIV và 1,8 triệu ca nhiễm mới. Trong khi đó, 59% số người lớn và 52% số trẻ
em sống chung với HIV đã được điều trị liệu pháp kháng retrovirus (ARV) suốt
đời.Khu vực châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 25,7 triệu người
sống chung với HIV trong năm 2017. Bên cạnh đó, khu vực này cũng chiếm hơn
2/3 tổng số ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu. 
Trong năm 2018, hội nghị AIDS quốc tế lần thứ 2 ngày 23-7 đã khai mạc
tại Amsterdam của Hà Lan. Hội nghị kéo dài trong 5 ngày (từ ngày 23 đến 27-7)
nhằm tập trung thảo luận các khoản đầu tư mới, các chính sách dựa trên khoa
học, cũng như ý chí chính trị cần thiết để đưa việc phịng chống HIV/AIDS trở
lại đúng hướng. Hội nghị nhấn mạnh HIV/AIDS vẫn là một vấn đề y tế cơng
cộng lớn của tồn cầu, không nên để bất kỳ ai không được điều trị hoặc chết vì
HIV/AIDS do việc thiếu tiếp cận với chăm sóc sức khỏe cơ bản.
Theo phân tích của các chun gia, số người mới nhiễm HIV hàng năm
mặc dù có giảm so với những năm trước nhưng trên toàn cầu vẫn ở mức cao.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, thế giới vẫn có khoảng 1,8 triệu người mới
nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV còn sống cũng tăng lên do kết quả tích cực
của các liệu pháp điều trị kháng vi rút (ARV). Tuy nhiên sự thiếu hụt ngân sách
cho cuộc chiến chống HIV/AIDS đang gây trở ngại trong việc xóa sổ căn bệnh

này trên toàn cầu. Khu vực Tây và Trung Âu và Bắc Mỹ đạt nhiều thành công
nhất trong cuộc chiến này với tỷ lệ 78% số người nhiễm HIV/AIDS được điều
6


trị y tế, nhưng sự cải thiện chưa thấy rõ tại các nước Trung Đông và Bắc Phi khi
chưa tới 25% số người nhiễm bệnh được điều trị mặc dù khu vực này cũng
chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm HIV mới trên tồn cầu. Để duy trì sự tiến bộ và
đạt mục tiêu có 90% bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị thuốc ARV vào năm
2020, mỗi năm, tổ chức UNAIDS cần thêm 7 tỷ USD cho việc phòng, chống lây
nhiễm virus HIV và điều trị cho các bệnh nhân. Trong năm 2016, khoảng 21,3 tỷ
USD đã được giải ngân cho các chương trình phịng chống HIV/AIDS tại các
nước thu nhập thấp và trung bình.
Bên cạnh đó, dù đã có nhiều hoạt động tuyên truyền nhưng nhiều người
tiếp tục mất việc vì nhiễm HIV. Nghiên cứu mới nhất vừa được Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) và Mạng lưới Toàn cầu của Người sống với HIV (GNP+)
công bố, cho thấy mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong việc điều trị, cho phép
người có HIV có thể làm việc, song họ vẫn tiếp tục phải chịu phân biệt đối xử
khi tìm kiếm và giữ việc làm. Báo cáo dựa trên các cuộc điều tra do 13 nhóm
quốc gia trên tồn thế giới tiến hành với hơn 100.000 người sống chung với
HIV. Tỷ lệ những người đã làm việc nhưng bị mất việc làm hoặc mất nguồn thu
nhập do sự phân biệt đối xử của chủ hoặc đồng nghiệp dao động từ 13% ở Fiji
đến 100% ở Đông Timor. Trong bối cảnh đó, báo cáo cũng cho biết, nhiều
người khơng muốn tiết lộ tình trạng HIV của họ với chủ sử dụng lao động hoặc
thậm chí là đồng nghiệp. 
Theo các dữ liệu mới nhất về HIV và tình trạng phân biệt đối xử tại nơi
làm việc cung cấp trong báo cáo, những người sống chung với HIV đang thất
nghiệp chiếm tỷ lệ cao, từ khoảng 7% số người được phỏng vấn ở Uganda cho
đến 61% ở Honduras. 10 trong số 13 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp từ 30% trở lên
trong số những người được hỏi. Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy, những người

trẻ sống chung với HIV có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều, phụ nữ sống chung
với HIV cũng ít có khả năng được tuyển dụng hơn nam giới có HIV do cơng
việc nội trợ và việc gia đình khơng được trả lương. Tình trạng phụ nữ thiếu thu
nhập độc lập cũng rất phổ biến, có nghĩa là phụ nữ sống chung với HIV không
7


được hưởng quyền tự chủ kinh tế ở mức tương đương với nam giới. Thất nghiệp
giữa những người chuyển giới sống chung với HIV vẫn còn cao ở các quốc gia.
1.2. Tổng quan về đại dịch HIV tại Việt Nam
Tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2018 của Bộ Y tế ngày 19/1.Theo Bộ trưởng
Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện số người nhiễm HIV của cả nước hiện cịn sống là
209.450 nghìn người. Trong đó 90.100 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn
AIDS; số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là
94.620 người. Tiếp tục khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% và
giảm số người nhiễm mới.Ước tính năm 2017 phát hiện mới khoảng 9.800
người nhiễm và khoảng 1.800 người nhiễm HIV tử vong, số trường hợp nhiễm
HIV phát hiện mới giảm 1,1%, số bệnh nhân AIDS giảm 39% và người nhiễm
HIV tử vong giảm 15%.
Năm 2017 tiếp tục ghi nhận 9 năm liên tiếp giảm số phát hiện mới, số
chuyển sang AIDS và giảm số tử vong do AIDS.Về cơng tác phịng, chống
HIV/AIDS, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, Bộ trưởng Bộ
Y tế cho hay, tồn quốc đã có 294 cơ sở điều trị methadone với 52,8 nghìn bệnh
nhân. Đạt 65,2% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1008/QĐTTg, tiếp tục mở rộng cấp phát thuốc tại 216 điểm tại tuyến xã của 23 tỉnh, cấp
phát thuốc cho 22% tổng số bệnh nhân đang điều trị Methadone.Bộ Y tế đang
triển khai kế hoạch điều trị bằng thuốc Buprenophine, dự kiến năm 2018 sẽ thực
hiện tại các tỉnh miền núi Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An."Cũng trong
năm 2017, Bộ Y tế đã triển khai điều trị ARV ở tất cả 63 tỉnh/thành phố với 401
phòng khám điều trị ngoại trú ARV, triển khai cơ sở cấp phát thuốc điều trị

ARV tại 562 trạm y tế, trong trại giam. Triển khai chuyển giao và kiện toàn các
cơ sở điều trị ARV trên toàn quốc tiến tới kê đơn điều trị ARV bằng BHYT từ
tháng 01/2018".Bên cạnh đó, đã có 271 phịng khám điều trị ngoại trú đã tiến
hành thanh tốn các phí dịch vụ, thuốc liên quan đến điều trị ARV cho bệnh
nhân (chiếm 37,7%).
8


Thực hiện Quyết định số 2188/QĐ-TTg ngày 15/11/2016, tỷ lệ người
nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế tăng đáng kể, từ 50% vào tháng
10/2016 lên 82% vào tháng 9/2017.Toàn quốc hiện có 1.345 cơ sở y tế cung cấp
dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, có 136 phịng xét nghiệm HIV được phép
khẳng định các trường hợp HIV dương tính tại 63 tỉnh, thành phố, có 1.250
phịng xét nghiệm sàng lọc HIV ở tất cả các huyện trên toàn quốc.Bộ trưởng Y
tế nhấn mạnh, trong năm 2018, ngành y tế xác định đẩy mạnh và mở rộng các
hoạt động chun mơn trong dự phịng, can thiệp giảm tác hại và truyền thông
thay đổi hành vi, giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đặc biệt,
tập trung xét nghiệm, tư vấn, phát hiện mới người nhiễm HIV nhằm sớm đạt
mục tiêu đầu tiên trong mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc là 90% người
nhiễm HIV biết được tình trạng của mình.Mở rộng nâng cao chất lượng công tác
điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị ARV, cung cấp dịch vụ điều trị và chăm
sóc HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế, nhất là tại tuyến huyện, xã.
2. Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
2.1. Định nghĩa:
HIV là chữ viết tắt của virus gây AIDS bằng tiếng Anh Human-ImmunoDeficiency-Virus, có nghĩa là virus làm suy giảm miễn dịch ở người. Khi xâm
nhập vào cơ thể con người, HIV tìm cách tấn cơng vào bạch cầu gây tàn phá hệ
miễn dịch. Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt nhiều, khả năng
chống đỡ với mầm bệnh bị giảm. Cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn công sinh ra nhiều
chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết. 
AIDS (Acquired - Immuno - Deficiency - Syndrome) là hội chứng suy

giảm miễn dịch mắc phải. Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng và dấu hiệu
bệnh.Suy giảm miễn dịch: Suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn
công của các mầm bệnh (vi trùng, virus, vi nấm...) Mắc phải: Không phải do di
truyền mà do bị lây lan từ bên ngoài.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi
các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn
dịch dẫn đến tử vong.
9


Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc
vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong
khoảng thời gian trung bình là 5 năm.
2.2. Diễn biến của HIV/AIDS
Diễn biến của HIV/AIDS được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn cấp tính (cửa sổ).
Giai đoạn khơng triệu trứng.
Giai đoạn AIDS.
2.2.1. Giai đoạn cấp tính
Tùy theo thể trạng từng người mà có thể kéo dài từ 6 tháng tới 1năm, kèm
theo các triệu trứng như: ho, sốt phát ban, sưng tuyến nước bọt, đau khớp. Giai
đoạn này nếu xét nghiệm chưa tìm thấy kháng thể kháng lại HIV nên kết quả xét
nghiệm âm tính (cịn gọi là giai đoạn cửa sổ).
2.2.2. Giai đoạn khơng triệu chứng
Có thể kéo dài từ vài năm đến hơn 10 năm. Người bệnh khơng có biểu hiện
dấu hiệu lâm sàng như: nhiễm trùng cơ hội, u hạch, ung thu, ỉa chay, nấm...Nếu
xét nghiệm trong giai đoạn này người bệnh đã có kháng thể kháng vi rút HIV,
do đó kết quả sẽ là dương tính (+) nhưng khơng có triệu chứng gì. Trong giai
đoạn này người có HIV vẫn sống và lao động bình thường. Giai đoạn này HIV
không lây nhiễm qua các con đường thông thường mà chỉ có thể lây truyền qua

3 con đường cơ bản. Nếu họ được điều trị sẽ kéo dài thời gian chuyển sang
AIDS.
2.2.3. Giai đoạn AIDS:
Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tháng đến một năm tùy thuộc vào sức đề
kháng của bệnh nhân, tế bào bạch cầu và tải lượng của vi rút, thuốc điều trị
nhiễm trùng cơ hội....Các triệu chứng thường gặp có thể là: ỉa chảy, sút cân, ung
thư da, loét da, lao, nấm...giai đoạn này khơng lây nhiễm qua chăm sóc nếu sử
dụng đúng các dụng cụ bảo hộ (găng tay, kính...).
2.3 Các con đường lây truyền HIV
Không thể thông qua quan sát bề ngồi mà biết được một người có
nhiễm HIV hay khơng mà muốn biết cần phải xét nghiệm kháng thể kháng vi rút
HIV trong máu của bệnh nhân. Thông qua 3 lần xét nghiệm, nếu kết quả là
dương tính (+) nghĩa là người đó đã có HIV. Tuy nhiên nếu kết quả âm tính mà
10


người đó có nguy cơ cao thì cần phải làm xét nghiệm lại, vì rất có thể họ đang ở
giai đoạn cửa sổ, chưa có sự xuất hiện kháng thể kháng HIV trong máu. Nếu mẹ
là người có HIV, thì đẻ con ra sau 18 tháng kết quả xét nghiệm mới có giá trị.
HIV lây truyền qua 3 con đường: qua đường quan hệ tình dục khơng an
tồn, qua đường tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm HIV, qua đường
từ mẹ sang con.
Qua đường tình dục khơng an toàn
Đây là con đường phổ biến nhất chiếm khoảng 80% trên thế giới. Khi quan
hệ tình dục khơng an tồn (đồng giới hoặc khác giới) có thể gây nên các sây sát
li ti trên lớp niêm mạc bộ phận sinh dục, các tổn thương đó làm cửa ngõ cho
HIV xâm nhập một cách dễ dàng vào cơ thể, hoặc có thể qua các dịch tiết sinh
dục.
Lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu bị nhiễm HIV
Bệnh nhân được truyền máu hoặc các chế phẩm của máu như: huyết tương,

huyết thanh của người nhiễm HIV mà không biết. Con đường lây truyền này tỷ
lệ là rất cao có thể lên tới 90-100%.
Lây qua các dụng cụ tiêm chích hoặc các dụng cụ xuyên qua da như: dùng
chung bơm kim tiêm không sử dụng đúng cách, dùng chung các dụng cụ y tế,
xuyên lỗ tai...chưa được khử trùng đúng cách.
Khi tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm HIV ví dụ: dao cạo râu, bàn chải
đánh răng...
Lây truyền từ mẹ sang con
Người mẹ có HIV có thể lây truyền sang con khi có thai hoặc khi sinh nở
HIV khơng lây truyền:
Qua các con đường tiếp xúc thông thường như: quan hệ giao tiếp nắm tay,
bắt tay, ôm hôn, vuốt ve, ho, hắt hơi, nước bọt, nước dãi, nước mắt, mồ hôi, ngủ
chung giường hoặc mặc chung quần áo, dùng chung bát đĩa quần áo, cầm tay
hoặc ơm đứa người có HIV, sử dụng chung các cơng trình cơng cộng...
2.4. Các biện pháp phịng tránh lây nhiễm HIV
2.4.1 Quan hệ tình dục an tồn: là các cách quan hệ tình dục để giảm hoặc tránh
nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nguyên tắc cơ bản của quan hệ tình dục an tồn:

11


Không để máu, tinh dịch hoặc dịch âm đạo của bạn tình xâm nhập vào cơ
thể bạn trừ khi bạn biết chắc chắn rằng người đó khơng nhiễm HIV và mắc các
bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ln sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
Thủ dâm (tự mình kích thích các vùng nhạy cảm của bộ phận sinh dục để
đạt được khối cảm tình dục mà khơng cần giao hợp), hành vi này an tồn.
“Tình dục không giao hợp” là các động tác làm cho cả hai bên đạt tới cực
khối mà khơng có giao hợp và không tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết

âm đạo.
Khơng quan hệ tình dục: một biện pháp khuyến khích áp dụng cho thanh
thiếu niên và những người làm việc xa nhà.
Chung thủy trong quan hệ tình dục: quan hệ tình dục chỉ với một người
trong suốt một thời gian dài.
2.4.2. Qua máu và các dụng cụ xuyên trích qua da
Khơng dùng chung bơm kim tiêm, các dụng cụ xuyên chích qua da nếu
chưa được tiệt trùng cẩn thận .
Luộc sôi dụng cụ y tế và bơm kim tiêm trong vịng 20 phút.
Khơng nên dùng chung với người khác những đồ gây chảy máu như: lưỡi
dao cạo, bàn chải đánh răng.
Không nên truyền máu nếu thật sự không cần thiết, nếu buộc phải truyền
nên hỏi xem máu đó đã được xét nghiệm HIV chưa.
2.4.3. Từ mẹ sang con: tỷ lệ lây truyền 40%, nếu có HIV có ý định sinh con thì
nên đến các cơ sở y tế tin cậy để được tư vấn.
3. Kỳ thị phân biệt đối xử với những người có HIV/AIDS
3.1. Khái niệm kỳ thị và phân biệt đối xử
Một trong những vấn đề hiện người có HIV gặp phải đó chính là sự kỳ
thị từ chính cộng đồng.
Kỳ thị theo định nghĩa của UNAIDS: “Kỳ thị là một quá trình làm giảm
giá trị của một cá nhân dưới mắt của người khác”. Những đặc điểm gây ra kỳ thị
thường rất đa dạng, ví dụ: màu da, cách nói năng hoặc sở thích tình dục. Trong
một nền văn hóa hoặc một bối cảnh nào đó, một số đặc tính nhất định bị người
khác để ý và coi là đáng xấu hổ hoặc đáng bị coi thường.

12


Khi kỳ thị được thể hiện hành động thì đó là phân biệt đối xử... Phân
biệt đối xử bao gồm những hành động hoặc loại trừ do thái độ kỳ thị gây ra và

nhằm vào những cá nhân bị kỳ thị”.
Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tơn trọng người
khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc người đó có quan hệ gần
gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách
biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì
biết hoặc nghi ngờ người đó có nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ với
người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ có nhiễm HIV.
Như vậy kỳ thị là thái độ, phân biệt đối xử là hành vi hoặc hành động cự
thể đối với người nhiễm HIV. Muốn chống phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV phải bắt đầu từ việc chống kỳ thị với người có HIV.
3.2.  Những biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử
3.2.1. Biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử tại nhà người bệnh
Cho người nhiễm HIV ăn, ở riêng, hoặc nếu có ở chung thì miễn cưỡng
giao tiếp với người có HIV hoặc hạn chế cấm đốn người trong gia đình giao
tiếp với người có HIV. Hoặc hạn chế cấm đốn người khác tiếp xúc với người
nhiễm HIV.
Khơng muốn hoặc cấm người có HIV dùng chung các vật dụng sinh hoạt
hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh.
Chối bỏ người có HIV khơng nhận khơng cho ở trong nhà, tìm cách đưa
người nhiễm vào các cơ sở tập trung.
Tước quyền làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm vợ của người nhiễm HIV,
bị tước quyền sử dụng hoặc kế thừa tài sản, nhất là đối với phụ nữ nhiễm HIV.
3.2.2.Những biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử tại cộng đồng
Cấm hoặc hạn chế con cái, người thân họ hàng có tiếp xúc với người có
HIV/AIDS.
Khơng muốn hoặc cấm người có HIV dùng chung các vật dụng sinh hoạt
hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh công cộng, nhà ăn tập thể.
Cấm hoặc hạn chế người có HIV tham gia sinh hoạt tại cộng đồng, vui
chơi giải trí và thể thao.

Khơng sử dụng các dịch vụ mà người có HIV và gia đình họ cung cấp,
nhất là dịch vụ ăn uống.
13


Khơng muốn, khơng cho tổ chức tang lễ bình thường, hoặc khơng đến dự đám
tang của người có HIV.
3.2.3. Những biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử tại các cơ sở y tế
Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người có H hoặc chờ lâu, hoặc hẹn khám
bệnh đến lúc khác.
Gây khó khăn khi nhập viện điều trị.
Đùn đẩy bệnh nhân AIDS giữa các phòng khoa, giữa các bệnh viện.
Trì hỗn, từ chối phẫu thuật hoặc tiến hành các thủ thuật y tế.
Ngừng điều trị khi chưa khỏi bệnh, khi xuất viện sớm.
Đánh dấu hồ sơ giường nằm, đồ vải của người có HIV/AIDS.
Xét nghiệm phát hiện HIV trước khi phẫu thuật, khi sinh mà khơng có ý
kiến của bệnh nhân.
Từ chối điều trị người có HIV theo bảo hiểm y tế.
3.2.4. Biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi học tập và làm việc
Xa lánh, ngại tiếp xúc, không muốn làm việc, học tập cùng người có HIV.
Lấy máu xét nghiệm trước khi tuyển dụng hoặc trong q trình lao động
(nhưng khơng nói là lấy máu xét nghiệm HIV).
Tùy tiện thay đổi công việc của người có HIV.
Thuyết phục, hoặc lấy cớ gây sức ép buộc người lao động đang làm việc
bỏ việc hoặc học sinh, sinh viên đang theo học phải bỏ học.
Bắt buộc thơi việc, thơi học với lý do khơng chính đáng.
3.3. Nguyên nhân của kỳ thị và phân biệt đối xử
Kỳ thị và phân biệt
đối xử
Sợ hãi lây nhiễm quá

mức

Kiến thức, nhận thức về
HIV/AIDS thiếu sót
Thơng tin - Giáo dục Truyền thông sai lệch

Ghét bỏ người nghiện
ma tuý và mua bán
dâm
Đồng nhất HIV với ma
tuý và mại dâm
Nhận thức, quan điểm
không đúng
14


Luật pháp
Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
3.4 Những yếu tố ảnh huởng tới kỳ thị và phân biệt đối xử.
3.4.1. Do đặc điểm của người có HIV
HIV/AIDS hiện đang là một đại dịch, có khả năng truyền nhiễm nguy
hiểm.Căn bệnh này hiện nay lại chưa có thuốc chữa, do vậy dẫn đến cái chết.
3.4.2. Do thiếu hiểu biết, hiểu biết không đúng hoặc không đầy đủ về HIV
Do thông tin hạn chế, hiểu biết kiến thức hạn chế, có nhiều người hiểu
khơng đúng HIV là rất dễ lây truyền, là một tệ nạn xã hội, người có HIV là
những người có tội lỗi...
3.4.3. Do truyền thông không đầy đủ và không phù hợp
Truyền thông không cụ thể, khơng giải thích rõ ràng, nhất là các đường
lây truyền và không lây truyền của HIV/AIDS.
Chưa quan tâm đầy đủ đến phổ biến pháp luật.

Không làm rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc những người nhiễm.
3.4.4. Do đặc điểm tâm lý xã hội
Kỳ thị phân biệt đối xử trong nhiều trường hợp: trọng nam khinh nữ,
người giàu, người nghèo, kỳ thị phân biệt đối xử với người tiêm chích ma túy,
mại dâm, kỳ thị với những người mắc các xã hội, hay những người bị bệnh
phong, lao...
3.4.5. Do sự bất bình đẳng về giới
Phụ nữ có HIV thường chịu nhiều sự thiệt thòi hơn nam giới, họ bị lên án
nhiều hơn vì thế sự kỳ thị phân biệt đối xử cũng nhiều hơn.
3.5. Tác hại của việc kỳ thị, phân biệt, đối xử với những người có HIV
Gây khó khăn cho các hoạt động phịng chống HIV/AIDS: do sợ bị kỳ thị
nên những người có H thường dấu diếm, che dấu tình trạng bệnh của mình, vì
thế cán bộ chun mơn khó tiếp cận để quản lý và chăm sóc được. Sẽ khơng dự
báo được chính xác con số ca bệnh chính xác và dự báo được tình hình dịch
bệnh.
Khơng phát huy được tiềm năng của người có HIV: tăng tác động đến gia
đình, đến kinh tế xã hội của đất nước, làm mất đi một lực lượng phòng chống
15


HIV/AIDS có hiệu quả, mất đi lực lượng người chăm sóc có tiềm năng, mất đi
lực lượng lao động trong đó có cả những người được đào tạo.
Bị hạn chế một số quyền cơ bản của công dân: quyền được chăm sóc sức
khỏe, tự do đi lại, quyền được bảo vệ...
Làm giảm vai trị của gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc và
phịng chống HIV

BÀI 2: TRUYỀN THƠNG PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM HIV VÀ SỰ KỲ
THỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI CÓ HIV
Mã bài: MĐ22 _B02

Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những hiểu biết về truyền thơng thay đổi hành vi;
+ Trình bày được khái niệm và các nội dung của sự kỳ thị phân biệt đối xử với
người có HIV.
- Kỹ năng: Lập kế hoạch thực hiện và đánh giá một chương trình tun truyền
phịng ngừa HIV/AIDS; giảm kỳ thị với người sống chung với HIV/AIDS.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tuyên truyền vận động cộng đồng
phòng ngừa lây nhiễm HIV và kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV.
Nội dung chính:
1.Truyền thơng thay đổi hành vi
1.1. Định nghĩa truyền thông thay đổi hành vi
Truyền thông thay đổi hành vi giảm kì thị phân biệt đối xử (KTPBĐX) là q
trình dùng các kỹ năng để chia sẻ các thơng tin, kiến thức về Sự thật Người em và
HIV; đường lây truyền HIV và cách phòng tránh.v.v. nhằm giúp các cán bộ giáo
viên, gia đình và cộng đồng có nhận thức, thái độ, hành vi đúng, giảm KTPBĐX
đảm bảo các quyền cơ bản của người có HIV/AIDS.
1.2. Mơ hình truyền thông thay đổi hành vi

16


1.3. Các điều kiện thúc đẩy sự thay đổi hành vi
- Đối tượng được truyền thơng tin rằng lợi ích của việc thực hiện hành vi nhiều
hơn nhược điểm của nó.
- Đối tượng nhận thức là có áp lực xã hội mạnh mẽ yêu cầu thực hiện hành vi.
- Đối tượng nhận thức là hành vi tương thích với hình ảnh của anh ta và không
ảnh hưởng tới các nguyên tắc của bản thân anh ta.
- Việc thay đổi hành vi này không gây tốn kém.
1.4. Truyền thông thay đổi hành vi phòng ngừa lây nhiễm HIV và giảm kỳ thị

phân biệt đối xử
Hiện nay nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng trong truyền thơng trực
tiếp hoặc gián tiếp tại cộng đồng để giảm sự kỳ thị với người có HIV và bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS. Nhân viên cơng tác xã hội có thể sử dụng các phương
pháp truyền thông tại các trường học, tại các thôn xóm, trong các buổi sinh hoạt
cộng đồng, trong các dịp sinh hoạt tập thể tại địa phương kỷ niệm ngày phòng
chống AIDS, ngày người khuyết tật Việt Nam, ngày thành lập Đồn...
Hai hình thức truyền thơng trực tiếp mà nhân viên công tác xã hội cần thực
hiện để thay đổi hành vi giảm kỳ thị với người có HIV và phịng chống
HIV/AIDS ở cộng đồng cho các nhóm gia đình hoặc các nhóm đối tượng có nguy
cơ cao bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là Truyền thơng nhóm nhỏ và Sinh hoạt câu lạc
bộ tại địa phương.
2. Lập kế hoạch và thực hiện giám sát các hoạt động truyền thông về HIV
2.1. Xây dựng kế hoạch truyền thông
17


Các bước xây dựng kế hoạch:
Bước 1: Xác định mục tiêu truyền thông (Objectives )
Bước 2: Xác định đối tượng truyền thơng (Audiences)
Bước 3: Xây dựng thơng điệp chính (Messages)
Bước 4: Xác định kênh truyền thông và tổ chức các hoạt động truyền thông
(Tools and activities)
Bước 5: Xác định nguồn lực (Resources )
Bước 6: Lộ trình tổ chức thực hiện (Timescales)
Bước 7: Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh nội dung truyền thơng (Evaluation and
Adjustment ).
2.2. Giám sát lộ trình và đánh giá thực hiện kế hoạch
2.2.1. Lập bảng phân cơng Quản lý và Lộ trình thực hiện các hoạt động cụ thể
Các hoạt động cụ thể


Thời gian Đơn vị/ Người Dự kiến Dự kiến
thực hiện
chịu
trách kết quả kinh phí
nhiệm
đầu ra

1.Tuyên truyền giáo dục:
+ Hđ. 1:.......
+ Hđ. 2:.......

2. Đào tạo tập huấn:
- Hđ. 1:...... Hđ. 2:......
2.2.2. Lập bảng theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
Các hoạt động
của Kế hoạch

Đầu vào
(đầu tư ban
đầu)

Quá trình
thực hiện

Kết quả đầu
ra

Hiệu quả/
Tác động


Liệt kê thứ tự các
hoạt động/mục tiêu
của CT/Dự án/ KH
PCTNTT
người
em của địa phương

Bao
gồm
các thành tố
của nguồn
lực
(5Ms):Tài
chính, nhân
lực,
vật
lực...

Nêu tồn bộ
các hoạt động,
CT
chính
sách ...đã được
thực hiện dựa
theo mục tiêu

Kết quả đơn
lẻ mang tính
trực tiếp ,cụ

thể đạt được
của từng hoạt
động

Kết quả đạt
được
tổng
hợp từ các
kết quả đơn
lẻ dựa theo
các chỉ số mà
mục tiêu đề
ra

Truyền thông:

18


+ Phát thanh,
+ Truyền hình:....
+ In ấn tài liệu...
Đào
tạo,
huấn:......

tập

3. Hình thức truyền thơng phịng ngừa lây nhiễm HIV và giảm sự kỳ thị với
người có HIV

3.1.Truyền thơng trực tiếp
Truyền thơng trực tiếp là quá trình trực tiếp đối thoại, trao đổi thơng tin
hoặc đưa các thơng điệp bằng lời nói, hành động, cử chỉ, dáng điệu giữa người
truyền tin và người nhận tin, trong đó người truyền tin cũng là người nhận tin và
ngược lại, người nhận tin cũng là người truyền tin. Truyền thơng trực tiếp có ưu
thế là người phát tin đầu tiên có thể biết được người tiếp nhận các thơng điệp ra
sao nên có thể điều chỉnh nội dung thông điệp và cách thức tuyền đạt cho phù
hợp với yêu cầu và trình độ của người nhận; Tuy nhiên, các hình thức truyền
thơng trực tiếp là chỉ có thể chuyển tải thơng điệp đến một số lượng người hạn
chế và mất nhiều thời gian, công sức. Truyền thơng trực tiếp có các hình thức:
truyền thơng nhóm nhỏ, sinh hoạt Câu lạc bộ và tổ chức hội thảo, tập huấn, diễn đàn.
=> Muốn thay đổi hành vi của mọi người dân để giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với
người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cần tác động đến kiến thức, nhận thức, thái
độ, lòng tin và hỗ trợ kỹ năng cho các cán bộ giáo dục, giáo viên, học sinh, các bậc
cha mẹ và mọi người dân trong cộng đồng thông qua công tác truyền thông.
3.2.Truyền thông gián tiếp (truyền thông đại chúng)
Truyền thông gián tiếp là truyền thông mà nội dung thông tin về giảm
KTPBĐX được thực hiện qua đài phát thanh, vơ tuyến truyền hình, báo chí,
Pano-áp phích, tranh gấp...
Truyền thơng đại chúng có ưu điểm là nội dung truyền thơng thống nhất,
nhanh, đến nhiều người và tạo được dư luận. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là
khó thu được thơng tin phản hồi và địi hỏi phải có phương tiện. Mỗi loại phương
tiện truyền thơng đại chúng lại có những ưu thế và hạn chế riêng.
Nhu cầu nắm bắt thông tin của con người cũng có sự phát triển nhanh
chóng và ngày càng đa dạng. Hiện nay, các phương tiện truyền thơng đại chúng
như báo in, phát thanh, truyền hình, internet quảng cáo, các loại băng, đĩa âm
19


thanh, hình ảnh… đã trở thành nhu cầu “khơng thể thiếu” trong đời sống của đại

đa số người dân trên toàn cầu. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Xuất bản –
Báo chí thế giới (WAN-IFRA), hơn 3 tỷ người, hoặc 72% số người lớn biết chữ
trên toàn thế giới đọc, theo dõi thường xuyên các phương tiện thông tin đại
chúng. Vì thế một nhân viên cơng tác xã hội về HIV cần có những hiểu biết cần
thiết trong việc truyền thơng đại chúng về vấn đề này.
Các hình thức và những lưu ý khi truyền thông đại chúng về HIV/AIDS
như:
3.2.1. Các hình thức truyền thơng đại chúng
a.Tun truyền
* Mít tinh, Diễn văn, Diễu hành:
Tổ chức các buổi diễu hành, tập họp đông đảo dân chúng vào một khu
công cộng để nghe tuyên truyền như thường tổ chức các buổi mít tinh kỷ niệm
ngày phịng chống AIDS thế giới ngày 1/12 hàng năm, trong buổi mít tinh đó sẽ
có diễn văn, có diễu hành và các hoạt động kèm theo.
* Báo chí, TV, Radio, Internet:
Các cơ quan truyền thơng như báo chí, radio và website do nhà nước quản
lý sẽ đưa tin tức về HIV, về thái độ kỳ thị của cộng đồng, tuyên truyền nhằm
giảm sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV, cung cấp thơng tin có lợi cho
người có HIV.
*
Phim ảnh, Văn nghệ, Nghệ thuật: có thể sử dụng những bộ phim, sản phẩm âm
nhạc, nghệ thuật, hoặc các hình thức sân khấu hố với nội dung tuyên truyền
kiến thức về HIV/AIDS, giảm sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV.
b. Cổ động trực quan:
Tuyên truyền, cổ động trực quan là phương thức  tác động trực tiếp vào
giác quan, tạo cho người xem những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc vì “trăm nghe
khơng bằng một thấy”; có khả năng tun truyền sinh động, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ
hiểu, dễ làm… Nhờ vậy mang lại hiệu quả to lớn trong công tác tuyên truyền.
Các hình thức cổ động trực quan phổ biến hiện nay là: băng rơn, khẩu hiệu,
tranh áp phích, biển quảng cáo… Trên những phương tiện cổ động trực quan

này có thể là những cụm từ ngắn gọn về HIV/AIDS; hình ảnh về hiểm hoạ của
HIV, hay các thông tin về phòng tránh về khám, tư vấn điều trị HIV…
3.2.2. Các kỹ năng truyền thông đại chúng
a. Chuẩn bị đề cương có nội dung truyền thơng
20


- Đề cương tuyên truyền, cổ động là loại văn bản sử dụng ngơn ngữ viết để phân
tích, giải thích, minh họa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, nhằm giúp cho cán bộ tuyên truyền, cổ động có nội dung tư
tưởng về HIV/AIDS thống nhất, có những thơng tin cần thiết để tiến hành tuyên
truyền, cổ động. Nó giúp cho đối tượng nhận thức đúng đắn, chính xác các quan
điểm của Đảng, định hướng suy nghĩ, hành động theo mục tiêu đề ra.
b. Các bước xây dựng đề cương tuyên truyền, cổ động
Xác định rõ mục đích, yêu cầu đạt được về mặt nhận thức và tạo chuyển
biến về tư tưởng, hành động phù hợp với đối tượng về HIV/AIDS.
Thu thập thông tin từ các nguồn: văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về HIV/AIDS. Chú ý những thơng
tin chính thống, thơng tin có tính thời sự. Ngồi ra, cần sưu tầm các thơng tin về
việc điều trị, về các tình huống cụ thể.
Phân tích, xử lý thông tin, chọn lọc những thông tin càn thiết, quan trọng,
có giá trị, sắp xếp tư liệu theo trình tự nội dung của đề cương về vấn đề
HIV/AIDS .
Xác định dạng và bố cục đề cương tuyên truyền, cổ động tùy theo nội
dung và nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động đối tượng. Xây dựng dàn ý chi tiết, chú
trọng luận đề, luận điểm, luận chứng, luận cứ của đề cương. Số liệu nêu trong đề
cương phải tiêu biểu, làm luận chứng để chứng minh cho luận đề. Xác định rõ
vấn đề trọng tâm của đề cương, cấu trúc của đề cương phải hợp lý, chặt chẽ.
Xác định ngôn ngữ thể hiện, ngôn ngữ phải phổ thông, trong sáng, dễ
hiểu, phù hợp với trình độ và quá trình nhận thức của đối tượng.

Chọn phong cách thể hiện làm sao đạt được hiệu quả tuyên truyền, cổ động. Tùy
theo từng chủ đề, đối tượng và điều kiện ở cơ sở mà sử dụng phong cách thể
hiện phù hợp. Có thể sử dụng phong cách cởi mở thân thiện, hoặc nghiêm trang,
lịch sử v.v… Có thể dùng phương pháp diễn giảng, quy nạp, hoặc kết hợp cả hai
v.v…
Đề cương tuyên truyền cần có sự tham gia của các ban, ngành và được
cấp ủy có thẩm quyền duyệt và được dùng cho nhiều người tuyên truyền.
c. Tổ chức hoạt động truyền thanh ở xã, phường, thị trấn
Hoạt động truyền thanh, xã, phường, thị trấn có vai trị, vị trí rất quan
trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của
21


Đảng và Nhà nước, các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền địa
phương về các lĩnh vực của đời sống ở cơ sở.
Truyền thanh ở xã, phường, thị trấn có chức năng như một tờ báo (báo
nói), là cơ quan ngơn luận của cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn, là tiếng
nói của nhân dân ở cơ sở, hoạt động dưới sự chỉ đạo của đảng ủy, Ủy ban nhân
dân. Ban Tuyên giáo cơ sở tham mưu và trực tiếp giúp cấp ủy cơ sở chỉ đạo về
nội dung tư tưởng chính trị của các hoạt động truyền thanh. Vì thế việc sử dụng
truyền thanh ở xã, phường, thị trấn về nội dung HIV/AIDS, giảm sự kỳ thị tại
cộng đồng với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là rất cần thiết. Một
nhân viên công tác xã hội tại xã phường cần có kỹ năng truyền thanh về chủ đề
này tại địa phương.
Những chủ đề truyền thanh về nội dung này như:
Tóm tắt những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
mới ban hành, nhất là những chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan trực
tiếp đến người có HIV.
Truyền đạt các chủ trương, nghị quyết, quyết định mới của đảng ủy và
chính quyền địa phương. Thơng báo nội dung sinh hoạt của các tổ chức đảng,

đoàn thể ở địa phương liên quan đến người có HIV.
Phổ biến thơng tin về việc khám, chữa trị, tư vấn, hỗ trợ về y học và về
kinh tế cho người có HIV tại địa phương. Những gương người có HIV vượt qua
hồn cảnh thành cơng hoặc lan toả lối sống tích cực với cộng đồng.
Các tiết mục văn nghệ do người địa phương thực hiện.
Liều lượng của các nội dung nói trên được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp
với tình hình của địa phương trong từng thời gian.
Các tin, bài của buổi phát thanh cần ngắn gọn, dễ hiểu, thiết thực, sát với
thực tế địa phương và phải được duyệt trước khi phát. Cán bộ đài truyền thanh
phải được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết, có trình độ lý luận chính
trị nhất định, có thể thay nhau đảm nhiệm việc duyệt tin, bài khi có người đi
vắng.
BÀI 3: CHĂM SĨC HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI
HIV/AIDS
Mã bài: MĐ28 _B03
Mục tiêu:
- Kiến thức:
22


+ Cung cấp kiến thức dinh dưỡng, chăm sóc y tế và chăm sóc đời sống tinh thần
cho người có HIV;
+ Chính sách và luật pháp đối với phịng ngừa, hỗ trợ người có HIV và bị ảnh
huởng bởi HIV.
- Kỹ năng : Thực hành chăm sóc hỗ trợ người có HIV và người bị ảnh hưởng
bởi HIV.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tôn trọng quyền được chăm sóc, phục hồi của người có HIV;
+ Khơng phân biệt đối xử, không kỳ thị và tạo điều kiện để người có HIV
hịa nhập cộng đồng.

Nội dung chính:
1.Người có HIV/AIDS:
1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của người nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bới HIV
1.1.1. Đặc điểm sinh lý
Đối với người có HIV: Thời kì ủ bệnh kéo dài, phần lớn những người có
HIV trong thời kì trong giai đoạn này vẫn khỏe manh, sinh hoạt và làm việc bình
thường trong gia đình và xã hội. Họ vẫn sống chung với gia đình.
Bệnh nhân AIDS: đây là giai đoạn cuối của bệnh, các bệnh nhiễm trùng
cơ hội, do giảm sức đề kháng của cơ thể nên khó chữa, tiến triển xấu. Đa số phải
nằm viện điều trị trong các bệnh viện ở nhiều chuyên khoa khác nhau.
Khi mới nhiễm HIV: một vài tuần đầu khi virut mới xâm nhập vào cơ
thể, bệnh chỉ có một số các rối loạn chức năng tạm thời như sốt nhẹ, uể oải.
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hoặc giảm nhẹ cường độ lao động.
1.1.2. Đặc điểm tâm lý
Diễn biến tâm lý của một người, từ khi biết tin, từ khi biết tin đã nhiễm
HIV, xảy ra trạng thái sau: sốc, lo lắng, phủ nhận sự thật, sự tức giận, cảm giác
tội lỗi, trầm uất và cơ đơn, nỗ lực tìm cách tự cứu, chấp nhận.
Sốc là trạng thái thường xảy ra ở ngay tại thời điểm con người bị nhiễm
HIV. Sốc thường có biểu hiện như: im lặng, tê cóng người, khơng tin điều đang
xảy ra là sự thật.
Người mới nhiễm HIV thường rơi vào trạng thái ban đầu: sốc vì nhiều
nguyên nhân. Nguyên nhân thường tập trung vào thường nghĩ đến cái chết
không tránh khỏi. Đây là hệ quả của thông tin truyền thông sai lệch, cho rằng
HIV là vô phương cứu chữa, người nhiễm HIV đồng nghĩa với nhận bản án tử
23


hình. Ngày nay, y học hiện đại đã có thuốc điều trị ngăn chặn sự phát triển của
HIV, tuy không loại bỏ dứt điểm được HIV ra khỏi cơ thể, song cũng giúp con
người kéo dài sự sống. Có những người điều trị thuốc, kèm với chế độ dinh

dưỡng tốt có thể kéo dài sự sống đến 20 năm hoặc lâu hơn.
Lo lắng là trạng thái căng thẳng và sợ hãi xảy ra khi con người hoàn
toàn biết đã nhiễm HIV. Trạng thái này biểu hiện trong hành vi và sự thay đổi
thể chất. Về mặt thể chất: tăng áp lực máu, căng cơ, đau bụng, thay đổi khẩu vị,
đi tiểu nhiều lần, đau đầu, căng thẳng...Hành vi: giảm năng suất hoạt động, khó
tập trung, sử dụng chất kích thích nhiều hơn, mất hứng thú với các hoạt động
hằng ngày, bỏ bê công việc...
Trạng thái lo lắng thường xảy ra với người bị nhiễm HIV sau khi trải
qua giai đoạn sốc. Có tâm trạng lo lắng, bởi vì có nhiều thời gian hơn để suy
nghĩ về những điều khác ngoài cái chết. Sợ hãi cho những gì thực tế sắp diễn ra
với bản thân, sau khi con người biết đã bị nhiễm HIV. Các biểu hiện cụ thể:
Lo sợ lây nhiễm cho gia đình.
Lo sợ bị mất việc làm.
Lo sợ vì khơng có thuốc chữa.
Lo sợ vì khơng đủ tiền mua thuốc.
Lo sợ hàng xóm, bạn bè biết sẽ xa lánh, kỳ thị.
Lo sợ bị gia đình bỏ rơi.
Những lo lắng của người nhiễm HIV khơng phải là khơng có căn cứ. Họ
rất cần sự giúp đỡ của nhân viên cơng tác xã hội để có thể lấy lại được tinh thần,
tiếp tục cho cuộc sống chung với HIV.
Có người phủ nhận sự thực có HIV khi tâm trạng lo lắng đã lên quá cao
hoặc kéo dài quá lâu vượt khỏi sức chịu đựng, con người biết đã bị nhiễm HIV
chuyển sang phủ nhận sự thực. Trong khi muốn phủ nhận, người nhiễm HIV có
thể giấu kín những kết quả thử máu và khơng muốn nhắc đến, cố tình lờ đi và
giấu mọi người xung quanh những biểu hiện triệu chứng của HIV.
Phủ nhận thực sự là một cách tự đối phó của những con người biết đã bị
nhiễm HIV. Người nhiễm HIV coi sự phủ nhận như một "cứu cánh" để tạm thời
thoát khỏi trạng thái lo lắng quá mức, đồng thời cũng để tránh khỏi bị người
khác phát hiện ra tình trạng của bản thân.
Tuy nhiên phủ nhận không phải là một giải pháp tốt. Chỉ sau một thời

gian ngắn, người biết đã bị nhiễm HIV sẽ trở lại với tâm trạng lo lắng rối bời,
24


hoặc trạng thái lo lắng và phủ nhận sự thực xảy ra luân phiên nhau. Nếu không
được hỗ trợ để giải tỏa tâm lý theo cách tích cực hơn, người biết đã bị nhiễm
HIV sẽ chuyển sự lo lắng của bản thân lên người khác và trở nên rất giận dữ và
hung bạo, hoặc thậm chí khơng tự kiềm chế được cảm xúc có thể tự tử hoặc có
hành vi làm hại bản thân.
Tức giận là cách thức mà người biết đã bị nhiễm HIV chuyển những cảm
xúc bất an ra bên ngoài. Khi giận dữ, người ta thường đỏ mặt, nói to, quát mắng
những người xung quanh. Lúc này người nhiễm HIV thường cảm thấy bất yên,
đi đi lại hoặc im lặng một cách bất thường, tránh nhìn mọi người, tự hành hạ bản
thân. Người nhiễm HIV có thể trở nên tức giận với mọi lý do, đôi khi khơng có
lý do chính đáng. Đơi khi, trong trạng thái giận dữ, người biết đã bị nhiễm HIV
cịn có thể có hành vi bạo lực với người khác hoặc tỏ ra không hợp tác.
Trái với thái độ tức giận vô cớ với tất cả các thành viên khác trong gia
đình, đơi khi họ tự cảm thấy tức giận với chính bản thân. Họ tự trách mình đã
gây nhiễm cho người yêu, vợ, chồng hoặc con cái, hoặc làm khổ gia đình. Họ
cịn thấy tức giận với người đã làm lây nhiễm HIV. Đối với những người nhiễm
HIV đã tiết lộ trạng thái cơ thể với người khác, họ có thể tức giận với những
hành vi, cử chỉ của người khác tạo ra cho người nhiễm HIV có cảm giác bị kỳ
thị, hay tức giận với gia đình vì gia đình đã chối bỏ, khơng chấp nhận hoặc kỳ
thị.
Người có HIV sẽ cảm thấy tội lỗi sau khi trải qua trạng thái tức giận, một
số trường hợp biết đã bị nhiễm HIV do các hành vi không đúng đắn trong quá
khứ. Người biết đã bị nhiễm HIV cảm thấy có lỗi với bản thân, với gia đình vì
sống bng thả hoặc không cẩn thận. Điều này thường không xảy ra .
1.2. Các nhu cầu của người có HIV
Nhu cầu an tồn: được khám chữa bệnh, được

người thân quan tâm
Tự khẳng định mình: được làm việc, thể hiện
mình trong cơng việc
Nhu cầu được coi trọng: được tơn trọng, khơng
phán xét đến tình trạng bệnh tật
Nhu cầu xã hội: hòa nhập cùng xã hội
Nhu cầu về vật chất: ăn uống, mặc, ở, đi lại

25


×