Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Xu hướng của truyền hình hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.29 KB, 22 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Truyền hình ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX. Với những tính
năng ưu việt về âm thanh và hình ảnh của mình, ngay lập tức truyền hình
trở thành “một hiện tượng đặc biệt và thú vị” và làm lu mờ mọi loại
hình truyền thơng trước đó. Truyền hình gắn bó một cách chặt chẽ với
khoa học kỹ thuật và cùng với khoa học mở ra một thời kỳ mới trong lịch
sử phát triển của hệ thống các phương tiện thơng tin đại chúng. Cũng như
các loại hình báo chí khác, truyền hình mang trong mình những thuộc
tính cơ bản của báo chí. Đó là chức năng thơng tin, giáo dục, giải trí…
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, truyền hình ngày càng
được hồn thiện. Khơng chỉ đáp ứng được về chất lượng hình ảnh, hình
thức thể hiện, mà chất lượng thơng tin của truyền hình ngày càng đa dạng
và phong phú. Từ những hình ảnh đen trắng ban đầu, truyền hình ngày
nay đã có màu, thậm chí cịn đạt tới độ nét cao, âm thanh trung thực.
Truyền hình ln cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu tất cả công chúng. Chỉ
cần ngồi tại nhà, bạn có thể biết những thơng tin cách đó hàng ngàn
kilomet. Dường như mọi góc cạnh của đời sống xã hội đều được đưa lên
truyền hình, hay nói một cách khác truyền hình đề cập tới mọi vấn đề của
cuộc sống. Sự phát triển của truyền hình xuất phát từ sự phát triển của
những đòi hỏi, nhu cầu tự nhiên của xã hội.
Trải qua gần 100 năm phát triển của mình, truyền hình đã từng bước
hồn thiện mình hơn. Giờ đây, truyền hình khơng đơn thuần đóng vai trị
là một kênh cung cấp thơng tin, mà nó đã trở thành một phương tiện giải
trí hấp dẫn và độc đáo. Đã từ lâu, truyền hình trở thành “người bạn” thân
thiết, món ăn tinh thần không thể thiếu với tất cả mọi người. Thật khó
hình dung con người sẽ thế nào nếu một ngày truyền hình khơng cịn?


Tuy nhiên, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công
nghệ. Đặc biệt là vào những năm cuối của thế kỷ trước, khi internet có sự


bùng nổ mạnh mẽ trong thông tin truyền thông đã thực sự đặt truyền hình
trước những thách thức mới. Hàng loạt những câu hỏi được đặt ra: trong
tương lai truyền hình sẽ như thế nào; xu hướng của nó ra sao; con người
được hưởng những dịch vụ gì? …
Bên cạnh đó, đã từ lâu truyền hình đã trở thành một ngành công
nghiệp và vấn đề nghiên cứu dự báo luôn được xem là yếu tố quan trọng
hàng đầu. Do đó, việc tìm hiểu xu hướng phát triển của truyền hình là vấn
đề khơng phải bây giờ mới được đặt ra.. Nó có thể quyết định đến sự
thành bại của ngành truyền hình.
Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu mang tính
chính thức và cụ thể nào (hoặc vẫn chưa được cơng bố). Chính vì thế địi
hỏi cần có một tài liệu mang tính khoa học về vấn đề này. Từ đó, chúng
tồi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xu hướng của truyền hình hiện đại”.
Với với kiến thức nhất định, tiểu luận này chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì thế, tác giả rất mong có được sự góp ý của thầy cơ
giáo để tiểu luận thêm chỉnh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên yêu cầu thực tế, người viết với vốn kiến thức nhất định mong
muốn đi rút ra một lời giải mang tính tương đối, dựa trên những phân tích
và luận chứng khoa học.
Bên cạnh đó, là một sinh viên của Học Viện Báo Chí và Tuyên
Truyền, người viết cho rằng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về vấn đề dự
báo “xu hướng truyền hình hiện đại” là việc cần làm và mong rằng tiểu
luận này sẽ giá trị nào đó, phục vụ cho quá trình giảng dạy và thực tiễn
của Khoa Phát Thanh-Truyền Hình.


1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận này chủ yếu tập trung đi sâu vào tìm hiểu quá trình hình
thành và phát triển của ngành truyền hình. Tuy nhiên, những lĩnh vực liên

quan như công nghệ thông tin, truyền thơng hay các dạng báo chí khác
như báo in, báo nói, báo mạng… cũng được liên hệ sử dụng làm vấn đề
thêm sáng tỏ.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm của học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lê nin, người
viết sẽ sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp thống kê, phép biện chứng duy vật…
1.5.Kết cấu đề tài
Tiểu luận được chia làm 4 phần
Phần I: Mở đầu
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Ph ần III: Xu hướng phát triển của truyền hình
Ph ần IV: Kết luận


PHẦN II:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Khái niệm truyền hình
Theo từ điển kỹ thuật, thuật ngữ “vơ tuyến truyền hình” có nguồn gốc
từ hai từ ghép của tiếng Latinh và Hy Lạp. Thro tiếng Hy Lạp, “tele” có
nghĩa là “xa”, cịn từ “vedre” có nghĩa là “xem”. Một dạng khác cũng
thường gặp hiện nay, đó là từ “Vidio”, từ nà theo tiếng La tinh nghĩa là
“xem”. Cũng có giả thuyết cho rằng, thuật ngữ truyền hình – Television–
lần đầu tiên được mọi người biết đến nhờ một kỹ sư người Nga có tên là
K.D. Perski. Năm 1990, tại Hội nghị quốc tế được tổ chức tại Paris, trong
báo cáo của mình với tên gọi “Vơ tuyến điện”, kỹ sư Perski đã đưa ra
thuật ngữ này.
Chính vì thế, có rất nhiều định nghĩa về truyền hình. Tuy nhiên, truyền

hình hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là một phương thức chuyển tải các
thơng điệp bằng hình ảnh, thơng qua máy phát và nhận thơng tin.
2.2. Sơ lược q trình hình thành và phát triển
Sự phát triển của truyền hình gắn liền với sự phát triển của nhiều
ngành khoa học, trong đó ứng dụng vơ tuyến điện và viễn thơng đóng vai
trò chủ đạo.
Năm 1887, nhà khoa học người Đức, Heinrich Hertz đã chứng minh
tính chất của sóng điện từ. Những năm sau đó (1890-1895), các khoa học
Edouard Brandly (người Pháp), Oliver Logde (người Anh), Alexander
Popop (người Nga) đã hoàn chỉnh điện báo vơ tuyến. Từ đó, mở ra một
chương mới về ứng dụng vô tuyến điện.


Tháng 3/1899, con người lần đầu tiên thực hiện thành công việc liên
lạc xuyên Đại Tây Dương thông qua vô tuyến điện, dù chỉ là những tín
hiệu mc.
Năm 1903, một trạm vô tuyến điện báo được quân sự được thiết lập
trên tháp Eilffel (Pháp), dưới sự chỉ đạo của tưởng Ferrié.
1905-1914, ra đời những hãng lớn chuyên sản xuất thiết bị vô tuyến
điện như Marconi (Anh), Telefunkel (Đức)…
Năm 1929, chương trình phát hình đầu tiên của BBC do kết quả
nghiên cứu của John Baird về quét cơ học.
Tháng 4/1931, chương trình phát hiện ở Pháp, theo nghiên cứu của
Rene Barthelemy.
Năm 1939, truyền hình màu ra đời.
1949 ra đời Đài truyền hình RTF (Pháp).
Ngày 21/7/1961, Mỹ sử dụng hệ thống vệ tinh giữa Mỹ phát sóng
truyền hình phản ánh sự kiện lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt
trăng. Lúc này, tồn thế giới đã có khoảng 22.500 chiếc máy thu hình,
trong đó có hơn 2000 chiếc máy thu hình màu.

Tháng 7/1962, những hình ảnh đầu tiên được truyền qua Đại Tây
Dương bằng vệ tinh Telstar, bắt đầu cho sự ra đời hệ thống truyền hình
quốc tế qua vệ tinh (Mondovision). Đây được coi là thời điểm tạo ra bước
ngoặt, đưa ngành truyền hình lên tầm cao mới.
Thập niên 1970, theo đà phát triển của kỹ thuật vi điện tử, xuất hiện
máy thu hình bỏ túi. Năm 1982, một cơng ty Nhật bản sáng chế thành
cơng chiếc máy thu hình bé xíu đầu tiên trên thế giới với kích thước dài
2,5 cm, rộng 1,7 cm được lắp trên đồng hồ đeo tay.
2.3. Các hệ truyền hình:
Thế giới hiện nay sử dụng 2 hệ thống truyền hình: truyền hình Analog
và truyền hình kỹ thuật số (Digital).


2.3.1 Truyền hình Analog
Khái niệm: Khi ghi hình, nhờ đèn phân tích, máy quay video chuyển
những tín hiệu ánh sáng do vật kính thu được thành tín hiệu điện. Hình
ảnh là một tổng thể của những điểm sáng (điểm ảnh), bố trí theo những
đường nối tiếp nhau.
Khi thu hình, những đường tạo nên hình ảnh này được quyets bởi một
chùm electron phát ra từ ốn thu hình. Chùm electron đó qut tồn bộ
hình ảnh trong 2 lần (dịng lẻ rồi dòng chẵn), trong một thời gian xác định
(1/25 hoặc 1/30 giây), với một tần số lặp lại đủ để cho khán giả tạo được
hình ảnh một cách liên tục nhờ độ lưu ảnh trên võng mạc. Hệ thống
truyền hình đen trắng được xác định bởi số đường tạo nên hình ảnh (525
hoặc 625) và bởi tần số quét (1/25 hoặc 1/30 giây).
Truyền hình Analog gồm 3 loại: NTSC (National Television System
Committee) – Hệ thống truyền hình tiêu chuẩn quốc gia Mỹ. PAL: Hệ
truyền hình màu kiểu quyét luân chuyển pha, Đức. SECAM – Hệ thống
truyền hình màu của Pháp.
2.3.2: Truyền hình kỹ thuật số:

Khái niệm: Hệ thống analog có tên như vậy là do sự biến điện tín hiệu
video tỷ lệ với sự biến điệu các cường độ ánh sáng do việc quét của chùm
electron. Truyền hình kỹ thuật số không dựa trên sự biến thiên liên tục
của cường độ ánh sáng, mà dựa trên nguyên lí đo cường độ mỗi điểm.
Giá trị của tín hiệu được cắt thành nhiều phần, được lượng hóa thành một
dãy số nối tiếp xung, biểu diễn bằng những số nhị phân. Các xung này
không đổi dù có những biến đổi trong tín hiệu ban đầu. Truyền hình kỹ
thuật số cho phép đạt được một tín hiệu ổn định, làm dễ dàng cho việc
tổng hợp các hình ảnh.
2.4. Truyền hình hiện đại
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin, truyền
hình cũng phát triển với tốc độ chóng mặt. Sự thống trị của truyền hình


phát sóng khơng cịn chiếm vị trí độc tơn mà hiện nay xuất hiện rất nhiều
dạng truyền hình.
Khi mới ra đời, truyền hình chỉ là những thước phim khơng lời. Hình
ảnh lúc này chỉ là những hình ảnh đen trắng. Đến năm 1936, truyền hình
màu xuất hiện giúp cho chất lượng hình ảnh trung thực và đa dạng hơn.
Tuy nhiên công chúng chỉ thực sự được thưởng thức những chương trình
truyền hình hấp dẫn từ những năm 50 và 60 thế kỷ trước. Khi mà các
ngành khoa học vũ trụ, viễn thông và công nghệ thông tin đạt được những
thành tựu nhất định. Truyền hình trở nên đa dạng, nhờ sự bổ sung của
những chương trình truyền hình trực tiếp, bên cạnh các chương trình
"nguội”, thơng qua vệ tinh nhân tạo.
Đến thời điểm này, sự xuất hiện của truyền hình cáp và truyền hình
Internet… khiến cho chất lượng của các kênh truyền hình ngày càng nâng
cao.



PHẦN III:
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN HÌNH
3.1. Một số nhận định về xu hướng của truyền hình trong thời
truyền thơng đa phương tiện
3.1.1 Thách thức của truyền hình trong thời truyền thơng đa
phương tiện
Hiện nay, truyền hình khơng những phải cạnh tranh với các loại
hình truyền thơng đại chúng như báo in và phát thanh mà truyền hình cịn
phải cạnh tranh với một loại hình truyền thơng đa phương tiện khác như
mạng Internet. Với những ưu thế hơn hẳn truyền hình cả về tính chất đa
phương tiện lẫn tính chất mới đó là tính tương tác, loại hình truyền thơng
đa phương tiện này liệu có thể đánh bại truyền hình, thay thế truyền hình,
chiếm lấy vị trí độc tơn của truyền hình khơng?
Theo thạc sĩ Đỗ Anh Đức: “Nhiều thống kê khác cũng cho thấy,
khán giả thường xuyên của màn ảnh nhỏ cũng bắt đầu giảm dần kể từ khi
họ bị cuốn hút với máy tính và mạng Internet, đặc biệt là lớp trẻ.”.
Tại sao lại có hiện tượng trên? Điều này được lý giải bằng hai nguyên
nhân sau:
3.1.2 Các nguyên nhân khiến truyền hình mất dần sự độc tơn
3.1.2.1 Xuất phát từ tình hình thực tế và xu thế của thời đại
Thế kỷ XXI là thế kỷ bùng nổ thơng tin. Con người ta có thể dễ
dàng tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn và đặc biệt nếu biết sử dụng máy
tính mà cụ thể là biết “lên mạng” và biết một chút tiếng anh thì thơng tin
gì cũng có thể tìm được. Tiến sĩ Dương Văn Quảng- tác giả cuốn “Báo
chí và Ngoại giao” nhận xét: “Thật vậy, ở thời đại ngày nay, bất cứ ai


cũng có thể tiếp cận được thơng tin do khối lượng thông tin quá lớn và
phương tiện truyền tin rất đa dạng.”
3.1.2.2 Xuất phát từ người tiếp nhận thông tin

Thêm vào đó cịn một lý do khác xuất phát từ phía người tiếp nhận
thơng tin. Đó là người tiếp nhận thông tin hiện nay rất độc lập và rất chủ
động trong việc tiếp nhận thơng tin. Giải thích cho nhận định này, thạc sĩ
Đỗ Anh Đức đưa ra ý kiến của chun gia thẩm định thơng tin của hãng
truyền hình AOL- ơng Turner: “Con người đang thay đổi, thốt khỏi sự
quyến rũ của các kênh chương trình truyền hình. Họ thích tự nghiên cứu
và tiếp cận với thơng tin hơn là bị chi phối bởi thông tin.”.
Thật vậy, với mạng Internet, cơng chúng được tự mình lựa chọn
thơng tin, lựa chọn chương trình giải trí mà mình ưa thích. Trong khi đó,
các kênh truyền hình chủ yếu lại cung cấp thơng tin theo một trật tự tuyến
tính thời gian.
Điều đó có nghĩa là thơng tin trên truyền hình thì được sắp xếp
theo một trật tự chương trình nhất định: có trước có sau, khơng thể thay
đổi. Các chương trình được bố trí theo một thứ tự nhất định, hết một
chương trình mới có thể chuyển sang một chương trình khác. Và như vậy
có nghĩa là cho dù người xem đã chán ngấy với chương trình đang xem
hoặc giả họ muốn xem ln chương trình kế tiếp mà họ biết rằng nó cũng
sẽ được phát tiếp trong chương trình thì họ cũng phải cố mà nán lại xem
cho đến hết hoặc chọn phương án khác là tắt đi và căn giờ đến chương
trình kế tiếp thì bật lên xem tiếp.
Trong khi đó một ngun tắc tối ưu của truyền thơng được tác giả
Loic Hervoet khái quát lên biểu thị một sự thật không thể phủ nhận được:
“Thông tin chỉ tồn tại khi nó được đọc”. Và Loic Horvoet giải thích rằng
sở dĩ đây là một sự thật vì: “ Đây chính là tiêu chí đầu tiên của truyền


thông. Người nhận thông tin cũng quan trọng như người phát ra thông
tin”.
Thật vậy hãy tưởng tượng xem những thông tin mà đài truyền hình phát
mà cụ thể là sản phẩm của các phóng viên trong đài nỗ lực tìm kiếm, nỗ

lực sáng tạo mà lại chẳng có ai xem thì phỏng có ích gì? Tất cả những
chương trình, những chuyên mục, những thông tin mà chúng ta đem đến
trên sóng truyền hình chẳng phải vì một lý do duy nhất là vì cơng chúng
đó sao. Thế mà lại chẳng được đón nhận thì cịn ý nghĩa gì nữa. Có thể ví
điều này giống như một hình ảnh về một thuyết khách đứng ra hùng biện
trước một đám đông để thuyết phục cơng chúng, nhằm đạt được một mục
đích gì đó nhưng ngờ đâu sức thuyết phục khơng cao, cơng chúng đứng
nghe tản dần đi, chỉ còn mỗi thuyết khách nói cho chính mình nghe. Đối
diện với sự thực đó chúng ta sẽ cảm thấy thế nào? Chắc chắn là không
thoải mái rồi.
Trong khi với mạng Internet người truy cập có thể tuỳ chọn thơng
tin theo sở thích của mình, theo nhu cầu của mình mà khơng phụ thuộc
vào thời gian hãy bất cứ yếu tố gì miễn là có thơng tin từ phía nhà cung
cấp.
Đây là một thực tế nảy sinh mà chúng ta không thể nào phủ nhận
được. Xã hội hiện đại ngày nay với nhiều lo toan, con người không thể
dành nhiều thời gian để xem những thứ mà khơng thuộc sự quan tâm của
mình. “Người ta lựa chọn thơng tin theo mục đích, thậm chí cực đoan hố
duy nhất những thứ mà mình thích”. Đó là nhận định của thạc sĩ Đỗ Anh
Đức khi nói về nhu cầu thông tin của công chúng ngày nay.
Nhu cầu của cơng chúng ngày nay thì như vậy mà một phương tiện
mới ngày nay: Truyền thông đa phương tiện lại có thể đáp ứng được nhu
cầu đó của họ thì phải chăng cơng chúng truyền hình sẽ vứt bỏ sự quan
tâm với truyền hình để chuyển sang sử dụng một phương tiện mới mà có


thế cùng lúc đáp ứng được nhều đòi hỏi của họ, lại có thể cùng họ trao
đổi, bàn bạc những tâm tư nguyện vọng của họ, tạo điều kiện để họ bày
tỏ những suy nghĩ nguyện vọng của họ?
3.2. Truyền hình trước sự cạnh tranh khốc liệt với loại hình

truyền thông đa phương tiện.
Trước khi truyền thông đa phương tiện xuất hiện thì truyền hình
giữ một vị trí độc tơn, ảnh hưởng lớn đến đến nhu cầu tận hưởng thông
tin của công chúng. Nhiều người cho rằng với ưu thế của truyền hình thì
báo in rồi phát thanh sẽ biến mất, bởi vì chỉ cần truyền hình là đã đủ đáp
ứng được nhu cầu của cơng chúng rồi. Truyền hình là phương tiện tổng
hợp của phát thanh và báo in. Thế nhưng bất chấp những ưu thế của
truyền hình, phát thanh và báo in vẫn có được độc giả cho riêng mình và
vẫn cùng tồn tại song song với sự tồn tại của truyền hình.
Chính vì vậy khi đánh giá về xu hướng truyền thông trong kỷ
nguyên web, thạc sĩ Anh Đức đã nhận định.
“Lịch sử truyền thông đã chứng minh sự chao đảo của báo in khi
phát thanh đặc biệt là truyền hình ra đời. Khi đó nhiều tiên đốn kiểu này
rốt cục đã khơng thành hiện thực. Báo in vẫn tồn tại cùng các phương tiện
khác và mỗi loại hình kết hợp, bổ xung cho nhau tạo nên sự phong phú
của nghành truyền thơng đại chúng.”(84- Báo chí những vấn đề lý luận và
thực tiễn).
Lịch sử đã chứng minh sự đứng vững của báo in và phát thanh
trước sự xuất hiện của truyền hình, và bây giờ lịch sử cũng sẽ vẫn công
nhận sự cạnh tranh của truyền hình trước những thách thức của loại hình
truyền thơng đa phương tiện.
Nhưng nói như vậy khơng có nghĩa là truyền hình khơng chịu đổi
mới mình, khơng chịu phát huy những ưu thế của mình mà vẫn có thể


đứng vững được trước đối thủ cạnh tranh mới: truyền thơng đa phương
tiện. Đó là điều khơng tưởng. Ngay cả báo in và phát thanh khi phải cạnh
tranh với truyền hình, khơng phải là những loại hình này khơng chịu đổi
mới mình mà vẫn có thể đững vững được mà ngược lại. Những phương
tiện truyền thông đại chúng này đã phát huy hết sức những ưu thế của nó

mà truyền hình khơng có được và đổi mới cả về nội dung và hình thức
của thơng tin mà nó chuyển tải tới công chúng. Chả thế vậy sao mà khi
nhắc tới mối quan hệ giữa phát thanh, báo in và truyền hình, giới báo chí
đều nhắc đến một câu nói: “ Phát thanh đưa tin, truyền hình diễn giải và
báo in phân tích.”.
Thật vậy, về xu thế của truyền thơng trong kỷ nguyên web, tác giả
Anh đức nhận xét: “Các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo
in, nếu không đánh giá đúng, không điều chỉnh chiến lược để thích ứng
với một thời đại mới, sẽ khó có thể tồn tại trước sự tấn cơng của các loại
hình trao đổi thơng tin cơng nghệ Internet mà đến nay cịn chưa hình
dung hết về sự phát triển của nó.”.
Vậy để tồn tại và phát triển được trong thế kỷ 21 này, các hãng
truyền hình phải làm gì?
3.3. Giải pháp của các hãng truyền truyền hình trong thời
truyền thơng đa phương tiện
3.3.1 Đổi mới công nghệ
Trong thời đại truyền thông đa phương tiện hiện nay, nhiều hãng
truyền hình, để cạnh tranh trong nghành cũng như là cạnh tranh với các
phương tiện truyền thơng khác đã liên tục cử phóng viên đến trực tiếp nơi
xảy ra sự kiện để đưa tin. Hãng truyền hình nào cũng muốn hãng mình là
người đưa tin nhanh nhất. Vì thơng tin là vàng nếu đưa tin kịp lúc. Người
ta thậm chí cịn mua bán thơng tin nếu thơng tin đó phục vụ đắc lực cho


công việc và nhu cầu của họ. Chẳng phải vậy sao mà hãng truyền hình
CNN mặc dù ra đời vào những năm 80 của thế kỷ 20, muộn hơn rất
nhiều so với các hãng thông tấn khác và hãng truyền hình khác như AP,
BBC nhưng lại vượt lên đứng đầu thế giới về công nghệ đưa tin. Rất
nhiều hãng truyền hình trên thế giới đều phải mua tin từ CNN. Có thể nói
nhiều tin tức, sự kiện mà CNN chuyển đến người xem là đồng nhất về

mặt thời gian diễn ra sự kiện và thời gian phát tin từ hãng truyền hình
CNN đến cơng chúng. Ví dụ như sự kiện Mỹ tấn công Irac năm 2002 là
được phát trực tiếp từ hiện trường vụ việc. Thậm chí có tổng thống Mỹ đã
từng nói khơng thể đưa ra quyết định gì nếu như chưa xem chương trình
của CNN trong ngày. Có thể nói nhờ cơng nghệ đưa tin nhanh mà hãng
truyền hình CNN đã đóng một vai trị rất quan trọng trong đời sống nước
Mỹ nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung. Chính nhờ ưu thế
đưa tin nhanh như vậy mới có thể giúp CNN có thể cạnh tranh nổi với hệ
thống đưa tin qua mạng Internet hiện nay.
Để có thể đưa tin cập nhật như vậy, các phóng viên truyền hình, khi
đến nơi diễn ra sự kiện, đã sử dụng phương tiện làm tin điện tử có thiết bị
biên tập hình kèm theo. Các tư liệu liên quan được ghi hình bằng Camera
xách tay và được biên tập ngay tại hiện trường. Nhờ hệ thống này, toàn
bộ chuyên mục được hình thành ngay tại chỗ và sau đó được chuyển về
trung tâm truyền hình nhờ máy phát Radio lưu động.
Để có được cách đưa tin như vậy, các hãng truyền hình phải trơng
đợi rất lớn vào sự đổi mới của cơng nghệ. Chính sự cải tiến liên tục cơng
nghệ đã giúp cho con người nói chung và các hãng truyền hình nói riêng
nâng cao được đời sống văn hoá xã hội. Như vậy là nẩy sinh từ nhu cầu
của đời sống xã hội mà con người phát minh, sáng chế những công nghệ
mới và công nghệ mới khi ra đời lại tác động đến đời sống của con người
bằng cách phục vụ, nâng cao đời sống của con người và bắt con người


phải thay đổi lối sống, lối làm việc khác với trước kia. Đánh giá về điều
này, tác giả người Nga N. N Tsurxin trong cuốn sách “Thông tin học đại
chúng” viết: “Sự bùng nổ thông tin và các hiện tượng khủng hoảng liên
quan với nó là hậu quả trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật,
biến khoa học thành đối tượng tham gia trực tiếp vào sản xuất.”.
3.3.2 Đổi mới nội dung

Không phủ nhận một điều, công nghệ đóng một vai trị rất quan
trọng trong đời sống của con người, tạo ra rất nhiều sự thay đổi lớn đối
với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Đối với các hãng thơng tin thì cơng
nghệ càng có tác động lớn. Tuy nhiên, cơng nghệ dù có giúp ích cho nhà
báo bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng chỉ giúp được về mặt hình thức, giúp
được về mặt xử lý thơng tin, điều kiện làm việc của nhà báo. Cịn cái
chính vẫn là nội dung của chính những thơng tin về sự kiện mà nhà báo
chuyển đến công chúng như thế nào? chuyển tải dưới hình thức như thế
nào sao cho hấp dẫn nhất?
Chính vì vậy tiến sĩ Dương Văn quảng đã nhận xét: “ Đối với
chúng tôi, điều quan trọng khơng phải là xem xét có bao nhiêu phương
tiện truyền thơng đại chúng mà là nghiên cứu chính bản thân truyền thơng
đại chúng được nhìn nhận dưới góc độ hành vi chứ không phải là phương
tiện. Phương tiện quan trọng nhưng vẫn chỉ là công cụ”
Quả thật công nghệ dù quan trọng đến đâu thì nó cũng chỉ là hình
thức, là cơng cụ mà cái chính là cái nội dung mà nó chứa đựng. Chính vì
vậy mà Nhân dân ta đã khái quát nên một câu tục ngữ: “ Tốt gỗ hơn tốt
nước sơn”. Do đó, để đảm bảo cho nội dung của một tác phẩm truyền
hình tốt thì chỉ có cách là người làm ra tác phẩm đó phải có sự đầu tư cho
tác phẩm của mình. Vậy phóng viên truyền hình phải đầu tư thế nào cho
tác phẩm của mình để có thể cạnh tranh được với các phương tiện truyền
thông khác trong thời truyền thông đa phương tiện này?


PHẦN IV: KẾT LUẬN
Từ những nhận định trên, rõ ràng truyền hình sẽ ngày càng đổi mới
và phát triển từ hình thức chuyển tải đến nội dung thơng tin. Trong một
xã hội hiện đại, không phải lúc nào con người cũng có thời gian để người
trước máy thu hình. Chính vì thế, các dạng khác của truyền hình như
truyền hình internet, truyền hình khơng dây, truyền hình có mùi… sẽ

đóng vai là “người dẫn đường”, đối thủ quan trọng với những loại hình
báo chí khác.
4.1. Chức năng cung cấp thơng tin
Trong tương lai, chức năng cung cấp thông tin của truyền hình dù
có thay đổi về mức độ (nhiều ít…), nhưng nó sẽ vẫn là chức năng nổi bật
nhất. Chắc chắn, các phương thức chuyển tải của truyền hình sẽ ngày
càng

trở nên đa dạng như: truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp,

truyền hình có độ nét cao…
Cơng nghệ viễn thơng và điện tử phát triển giúp cho truyền hình
ngày càng trở nên gần gũi hơn với khán giả. Công chúng vừa là khán giả
vừa là người tham gia sản xuất trong các kênh truyền hình tương tác sẽ
dần trở nên quen thuộc.
Bên cạnh đó, truyền hình Internet với những khả năng ưu việt của
mình sẽ giúp truyền hình khơng bị lỗi so với các loại hình truyền thơng
khác, nhất là báo Mạng điện tử. Ngồi bất cứ đâu bạn cũng có thể trở
thành khán giả truyền hình với một chiếc máy tính cá nhân có kết nối
Internet.
4.2 Chức năng giải trí
Ngay kể từ khi ra đời, truyền hình đã chú ý tới chức năng giải trí.
Các trị chơi, các chương trình giao lưu, tọa đàm…. sẽ được tổ chức


thường xun hơn trên truyền hình. Hay nói một cách khác, truyền sẽ là
một sân chơi bổ ích cho cơng chúng…
Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là các tác phẩm truyền
hình phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí để phục vụ cơng chúng. Cụ thể như
sau:

4.3 Những tiêu chí cơ bản đảm bảo nội dung các tác phẩm
truyền hình
Như trên đã nói, để có một tác phẩm truyền hình tốt, nhà báo
truyền hình phải có sự đầu tư thích đáng vào cho tác phẩm truyền hình
của mình. Tiêu chí thì rất nhiều, tuỳ theo quan niệm và cách đánh giá của
từng người mà mỗi người có thể đưa ra tiêu chí của riêng mình với mỗi
một tác phẩm truyền hình. Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tơi,
nhà báo truyền hình phải chú ý đến 3 khía cạnh sau cho tác phẩm truyền
hình mà mình làm ra:
Tính chân thực
Tính thời sự
Tính hấp dẫn
4.3.1 Tính chân thực
Khơng chỉ riêng với các nhà báo truyền hình mà với tất cả các nhà
báo của các loại hình của các phương tiện thơng tin đại chúng khác, tiêu
chí này cũng rất được coi trọng. Đối với truyền hình tiêu chí này lại càng
được coi trọng. Vì đài truyền hình nào đó ln nằm trong tương quan với
các đài tổ chức truyền thơng khác, đài truyền hình là cơ quan ngơn luận
của một tổ chức, đảng phái nào đó, quốc gia nào đó…
Thêm vào đó, truyền hình phải ln ln đảm bảo tiêu chí này vì
đây sẽ là con át chủ bài của các đài truyền hình trong cuộc chiến tranh


giành công chúng với các phương tiện truyền thông đa phương tiện. Bởi
vì trong xu thế hiện nay, các đài truyền hình khơng thể cạnh tranh với các
báo mạng về mặt đưa tin. Các báo mạng khơng những có khả năng đưa
tin nhanh mà lại cịn hơn truyền hình ở một khía cạnh khác là có thể đưa
thêm rất nhiều thơng tin khác mà truyền hình khơng thể đưa lên trên sóng
truyền hình. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó. Thơng tin nhanh là
ưu điểm nhưng cũng chính là hạn chế của loại hình này. Vì hiện nay có

nhiều thơng tin trên mạng là thơng tin có độ tin cậy khơng cao vì khơng
có khả năng kiểm chứng.
Chính vì vậy, trong xu thế của thời đại, các đài truyền hình càng
cần phải coi trọng tiêu chí này.
4.3.2 Tính thời sự
Hiện nay, các truyền hình đã có sự thay đổi rất nhiều về phương
thức làm việc của nhà báo so với trước kia, đặc biệt là chuyên mục thời
sự. Tuy nhiên để ngày càng đứng vững và phát triển, ngoài chuyên mục
thời sự, các chuyên mục khác của truyền hình cũng phải quan tâm đến
tiêu chí này chứ khơng thể để tình trạng nhiều chun mục thực hiện song
lâu rồi mới đem phát trên truyền hình (truyền hình Việt Nam vẫn cịn tình
trạng này). Nhất là đối với các quốc gia đang phát triển, để cạnh tranh với
các báo mạng, các đài truyền hình nên tạo điều kiện để các phóng viên
đài mình có cách tác nghiệp như cách tác nghiệp của đài truyền hình
CNN đã nêu ở trên. Có như vậy truyền hình mới có thể cạnh tranh được
với các loại truyền thông đa phương tiện về tính thời sự của thơng tin.
4.3.3 Tính hấp dẫn
Đây là một tiêu chí hết sức quan trọng và là một tiêu chí khơng thể
thiếu với bất cứ loại hình văn hố nghệ thuật nào. Một tác phẩm báo chí
cho dù có chân thật, có thời sự đến mấy mà lại không hấp dẫn công chúng


thì sẽ khơng bao giờ có thể tồn tại được. Trong khi đó, tiêu chí này thì lại
phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thể hiện tác phẩm của nhà báo nói
chung và nhà báo truyền hình nói riêng. Để làm được điều này, người làm
báo truyền hình phải khơng ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và ngày
càng phải đổi mới mình, đặc biệt là phải đọc nhiều các tác phẩm văn học
để thể hiện tốt hơn nữa các tác phẩm của mình. Ngồi ra, nhà báo truyền
hình nói riêng và các nhà báo khác nói chung phải có một tinh thần lăn xả
vào cuộc sống để tìm ra càng nhiều đề tài mới lạ để phục vụ công chúng.

Có sự gắn kết với cuộc sống, trải nghiệm trong cuộc sống, nhà báo truyền
hình mới có thể đem đến những tác phẩm hay cho cơng chúng được. Đó
mới là những chất liệu của cuộc sống, chất liệu mang tính thời sự, chất
liệu hấp dẫn người xem. Đó là yếu tố bắt buộc với nghề báo mà còn là
yếu tố đảm bảo cho vai trị của nhà báo nói chung nhà báo truyền hình nói
riêng
5. Một vài nhận định về đài truyền hình Việt Nam trong thời
truyền thơng đa phương tiện
Ngay từ trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, một ban
biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam được tách ra và thành lập đài truyền
hình ngày 7 tháng 9 năm 1970. Năm 1987 đài lấy tên chính thức là Đài
Truyền hình Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của Đài trải qua
các mốc quan trọng:


Ngày 7 tháng 9 1970: VTV được thành lập từ một ban biên tập của
Đài Tiếng nói Việt Nam



Năm 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa
điểm mới



Ngày 30 tháng 4 1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền
Hình Việt Nam





Ngày 1 tháng 1 1990: Bắt đầu phát sóng song song 2 kênh: VTV1
và VTV2



Tháng 2 1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa
phương thu và phát lại nhằm phủ sóng tồn quốc



Tháng 4 1995: Bắt đầu phát chương trình VTV3, và chương trình
này được tách thành 1 kênh riêng và được phát sóng vệ tinh vào
tháng 3 năm 1998



Ngày 27 tháng 4 2000: VTV4 được chính thức phát trên mạng tồn
cầu qua 3 quả vệ tinh phủ sóng tồn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi,
Bắc Mỹ và Tây Bắc Úc



Tháng 3 2001: Chuẩn DVB-T được chính thức chọn làm chuẩn
phát sóng số mặt đất của VTV



Ngày 10 tháng 2 2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào thiểu
số bằng tiếng dân tộc




Tháng 10 2004: Mạng DTH được chính thức khai trương song
song với mạng truyền hình cáp và MMDS



Tháng 12 2005: Dịch vụ Internet băng thơng rộng được chính thức
khai trương trên mạng DTH và Truyền hình cáp
Từ 2006 – nay: VTV đã tăng thêm 2 kênh quảng bá VTV9 (phát

sóng tại TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ) và VTV6 (đang phát
sóng thử nghiệm trên truyền hình Cáp VCTV, đã phát một số chương
trình đặc sắc trên các kênh quảng bá và dự kiến sẽ sớm lên sóng quảng bá
trong năm 2009), hàng chục kênh trả tiền và vẫn đang tiếp tục thực hiện
lộ trình tăng kênh và số hóa. Đài cũng đang xúc tiến để phát sóng truyền
hình số độ phân giải cao HDTV
VTC là một đài truyền hình mới, độ chuyên nghiệp có thể chưa
bằng, nhưng các chương trình dường như phong phú hơn với thời lượng
dài hơn. Ví dụ, cùng là một bản tin thể thao nhưng của VTC dài tới


khoảng 20 phút với quảng cáo, còn của VTV chỉ dài 5 tới 10 phút với một
ít các thơng tin chính qua loa, lí do của VTV đưa ra là "cần phải ngắn để
dành thời gian cho các chương trình tiếp theo". VTV cịn để làm mất
nhiều chương trình thể thao trước đây đã có của mình vào tay VTC, bởi
thái độ chậm chạp không nhanh nhạy cũng như bị mất lịng tin bởi các
đối tác nước ngồi bằng những chương trình thể thao kém chất lượng.
Điển hình là Giải bóng đá ngoại hạng Anh, Copa America,...

Thực tế trên cho thấy, ngay cả các đài truyền hình trong phạm vi
một quốc gia cũng có những sự cạnh tranh khốc liệt. Có lẽ câu nói của
một người làm truyền hình nhiều năm của đài truyền hình Việt Nam rằng:
“Khi chương trình được phát sóng, người làm truyền hình sợ nhất chiếc
điều khiển tivi trên tay công chúng” dường như đã lột tả phần nào những
thách thức của truyền hình trong thời kỳ mới.
Và theo xu thế chung của thời đại, truyền hình Việt Nam cịn phải
đối diện với 1 đối thủ đáng gờm khác đó là truyền thơng đa phương tiện.
Cũng giống như các đài truyền hình khác trên thế giới, bên cạnh việc đổi
mới về cơng nghệ, truyền hình Việt Nam còn phải ngày càng đổi mới về
mặt nội dung của các chương trình truyền hình mà cụ thể là đầu tư cho
nội dung từng tác phẩm truyền hình.
Khơng phủ nhận, truyền hình đang phải đối mặt với rất nhiều thách
thức và khó khăn. Tuy nhiên, nói như thế khơng có nghĩa truyền hình
khơng cịn chỗ đứng trong mối tương quan với các loại hình truyền thơng
khác.
Lịch sử đã chứng minh, truyền hình đã có những bước tiến vượt
bậc từ chất lượng hình ảnh, đến nội dung cung cấp thơng tin. Số lượng
các Đài truyền hình tăng lên chóng mặt. Song song với nó là chất lượng
cũng được thay đổi, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, thị hiếu của công
chúng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo chí truyền thơng và kinh tế, văn hố và xã hội, Lê Thanh Bình,
NXB Văn hố Thơng tin 2005.
2. Bách khoa tồn thư mở Wikipedia ( />3. Những vấn đề của báo chí hiện đại, TS Hồng Đình Cúc, TS Đức
Dũng, NXB Lý luận chính trị, 2007.
4. Báo chí và Ngoại giao, Dương Văn Quảng, NXB Thế giới, 2002.

5. Truyền thông đại chúng, Tạ Ngọc Tấn, NXB Chính trị Quốc gia, 2002.
6. Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia,
2005.
7. Truyền thông theo dấu lịch sử truyền thông, NXB Kim Đồng, 2002.
8. Sức mạnh của truyền thông, Micheal Schudson, NXB Chính trị Quốc
gia, 2003
9. Viết cho độc giả- Loic Hervoet- Hội nhà báo Việt Nam 1999


Mục lục
Phần I: Mở đầu...............................................................1
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn..............................4
2.1. Khái niệm truyền hình......................................4
2.2. Sơ lợc quá trình hình thành và phát triển........4
2.3. Các hệ truyền hình...........................................5
2.4. Truyền hình hiện đại.........................................6
Phần III: Xu hớng phát triển của truyền hình...........8
3.1. Một số nhận định về xu hớng của truyền hình
trong thời....................................................................8
3.2. Truyền hình trớc sự cạnh tranh khốc liệt với loại
hình truyền thông đa phơng tiện..................11
3.3. Giải pháp của các hÃng truyền hình trong thời
truyền thông đa phơng tiện............................12
Phần IV: Kết luận..........................................................15
4.1. Chức năng cung cấp thông tin...........................15
4.2. Chức năng giải trí.............................................15
4.3. Những tiêu chí cơ bản đảm bảo nội dung các
tác phẩm truyền hình......................................16
5. Một vài nhận định về đài truyền hình Việt
Nam trong thời truyền thông đa phơng tiện......18

Tài liệu tham khảo........................................................21



×