Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC góp PHẦN xây DỰNG một nền văn hóa LÀNH MẠNH, PHONG PHÚ, SINH ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.02 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN MÔN:

LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI: TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG
MỘT NỀN VĂN HÓA LÀNH MẠNH, PHONG PHÚ, SINH ĐỘNG

0


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................……………2
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................4
5. Kết cấu.................................................................................................4

CHƯƠNG 1. TRUYỀN THƠNG VỚI VAI TRỊ
XÂY DỰNG VĂN HĨA LÀNH MẠNH.................................................5
1. Khái niệm truyền thơng (communication)........................................5
2. Khái niệm văn hóa..............................................................................6
3. Mối liên hệ giữa truyền thơng và văn hóa........................................7
4. Vai trị của truyền thơng tới việc xây dựng nền văn hóa

lành mạnh, phong phú, sinh động phù hợp với xu hướng
phát triển thời đại...............................................................................8
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CHUYÊN MỤC VĂN HÓA
TRÊN BÁO THANH NIÊN.............................................12
1. Văn hóa trên báo Thanhh Niên.......................................................12
2. Khảo sát báo Thanh Niên.................................................................13


TỔNG KẾT..............................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................17

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bằng những phương tiện truyền thơng đại chúng như sách, báo, truyền
hình, phát thanh, báo mạng điện tử...đã mang lại cho đông đảo công chúng
đón nhận thơng tin những luồng thơng tin mới mẻ. Bên cạnh đó cơng chúng
độc giả càng tham gia mạnh mẽ hơn vào q trình tiếp nhận thơng tin, điều
đó chúng tỏ sự tác động của truyền thông là điều không thể phủ nhận.
Truyền thông đã tác động vào ý thức xã hội và hình thành nên một hệ tư
tưởng đối với xã hội. Ngày nay truyền thông trở thành cầu nối quan trọng tác
động tới tồn xã hội hình thành và củng cố một hệ tư tưởng mới trong lối
sống. Chính điều đó làm nên những con người thời đại mới với những suy
nghĩ mới. Một phần lớn tạo nên những lối sống văn hóa mới so với trước
đây. Thể hiện rõ trong ứng xử mỗi con người với xã hội hiện nay.
Truyền thông đã kết nối mọi người đến lại với nhau, truyền tải thơng tin
với tồn thể những cá nhân trong xã hội mang đến những nguồn thông tin
lớn. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, vai trị của
thơng tin ngày càng có ý nghĩa to lớn trong xã hội. Sự hội nhập, tương tác,
liên thông giữa các lĩnh vực, các ngành trong đời sống xã hội diễn ra rất đa
dạng. Chính vì điều đó nền tảng văn hóa là điều khơng thể thiếu được trong
một xã hội hiện đại. Nó làm lưu giữ những nét đẹp của văn hóa con người
Việt Nam, khơng những thế nó cịn là điểm tựa cho sự phát triển của đất
nước trên con đường đi lên XHCN.
Điều đáng quan tâm chính là truyền thơng đã mang đến những luồng gió
phát triển thế nào tới nền văn hóa của chúng ta. Khi giao thoa đất nước thì

văn hóa cũng có sự mở rộng mới mẻ, nhưng nền văn hóa của một đất nước
thì khơng thể nào bị biến mất được. Chính vì thế, truyền thơng đang có
2


những tác động như thế nào đến nền văn hóa đó để có thể gìn giữ và bảo tồn
nền văn hóa lành mạnh, phát triển. Bài tiểu luận này sẽ làm rõ mối quan hệ
và những tác động của truyền thơng tới văn hóa, xây dựng văn hóa lành
mạnh, phong phú, sinh động.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Với chức năng truyền bá thơng tin, truyền thơng đang đóng một vai trị to
lớn tới sự tác động tới văn hóa xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu những tác động
của truyền thông vào nền văn hóa của đất nước, đặc biệt là văn hóa ứng xử
nhằm chứng tỏ tầm quan trọng của truyền thông trong đời sống, từ đó tìm
những hướng giải quyết phù hợp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm các tài liệu để hình thành những khái niệm cơ bản của vấn đề
- Phân tích những ảnh hưởng của truyền thơng vào nền văn hóa
- Chứng tỏ truyền thơng tác động lành mạnh đến nền văn hóa đất nước
- Đi sâu vào phân tích truyền thơng với văn hóa ứng xử hiện nay
- Đề ra các phương hướng giải quyết vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Nền truyền thơng của Việt Nam hiện nay
- Nền văn hóa của Việt Nam khi có sự tác động của truyền thơng
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Tìm các tài liệu có liên quan đến truyền thơng đại chúng
- Tìm các tại liệu đến nền văn hóa Việt Nam
- Khảo sát một số tờ báo về nền văn hóa của Việt Nam khi có sự tác động

của truyền thơng.

3


4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tập hợp, nghiên cứu các tài liệu
- Phân tích: phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài từ đó rút ra số liệu, dữ
liệu cho tiểu luận.
- Luận: các quan điểm vấn đề của văn hóa.
- Khảo sát trường hợp: tin, bài trên tờ báo cụ thể để rút ra đánh giá
- Thống kê: bằng các thơng số truyền thơng.
- Phân tích, tổ hợp: các thông tin, khái niệm liên quan tới đề tài.
5. Kết cấu:
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, tổng kết và tài liệu tham khảo, tiểu luận
được kết cấu thành 2 chương:
Chương 1: Truyền thơng với vai trị xây dựng văn hóa lành mạnh.
Chương 2: Khảo sát chuyên mục văn hóa trên báo Thanh Niên.

4


CHƯƠNG 1: TRUYỀN THƠNG VỚI VAI TRỊ
XÂY DỰNG VĂN HĨA LÀNH MẠNH
1. Khái niệm truyền thông (communication).
Truyền thông trong tiếng Anh hiện đại để chỉ sự truyền đạt, thông báo,
tuyên truyền, quảng bá thơng tin. Đó là q trình trao đổi thơng điệp giữa
các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết
lẫn nhau, để từ đó chia sẻ ý tưởng hay hành động vì một mục đích nhất định.
Hay truyền thơng là q trình trao đổi thơng tin giao tiếp, chia sẻ kỹ năng

và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người một cách tương đối bình đẳng
nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi theo hướng
tích cực hóa hoạt động thực tiễn.
Truyền thông đại chúng là hoạt động chuyển giao các thơng tin có tính phổ
biến trong xã hội một cách rộng rãi, công khai, thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng.
Ngày nay, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in,
đài phát thanh, đài truyền hình, báo mạng điện tử...đơng đảo cơng chúng
trong xã hội không chỉ nhận những thông điệp mà xu hướng tương tác cũng
mạnh hơn. Nghĩa là công chúng ngày càng tham gia nhiều hơn quá trình tạo
ra sản phẩm thông tin từ truyền thông đại chúng.
Truyền thông gồm các yếu tố tham dự là: nguồn phát, thông điệp, kênh, đối
tượng tiếp nhận, nơi tiếp nhận.
Nguồn phát (source) đây là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi phát
nên q trình truyền thơng, cung cấp nội dung thơng tin.
Kênh truyền thông (Channel) để chỉ sự thống nhất của phương tiện, đường
truyền, cách thức chuyển tải các thông điệp từ ngồn phát tới đối tượng tiếp
nhận. Phân thành kênh trực tiếp, kênh gián tiếp, kênh đa phương tiện.
5


Thông điệp (Message) là nội dung thông tin được trao đổi từ ngồn phát đến
đối tượng tiếp nhận – khách thể.
Đối tượng tiếp nhận, nơi tiếp nhận (Receiver, destination) là khâu cuối
cùng của một q trình truyền thơng, quyết định hiệu quả của truyền thơng,
bởi vì đối tượng tiếp nhận sẽ phân tích, xử lý, lưu trữ hay tiếp tục truyền
phát thơng điệp đi nơi khác bằng q trình mới. Nơi tiếp nhận đó được hiểu
là địa điểm, vị trí, toa độ, môi trường, xã hội của nguồn thu nhập, thâu giữ
thơng điệp.
2. Khái niệm văn hóa:

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội. Là một hệ
thống các giá trị, các cơ cấu, thể chế, ký thuật...được hình thành trong quá
trình sáng tạo của con người, được bảo tồn và chọn lọc để truyền lại cho thế
hệ sau. Hệ thống văn hóa có chức năng như là một khuôn mẫu chuẩn mực
các hành vi của xã hội.
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của cá nhân và cộng
đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạo ấy đã
hình thành các giá trị, các truyền thống và thị hiếu những yếu tố xác định
nên truyền thống của dân tộc.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn
hóa bao gồm cả hai giá trị: giá trị tinh thần như ngơn ngữ, tư tưởng,...đó là
sản phẩm tinh thần mà con người đã sáng tạo trong lịch sử và còn sử dựng
đến ngày nay và các giá trị vật chất được dùng trong đời sống hằng ngày như
nhà cửa, quần áo, các phương tiện,... Cả hai giá trị cần thiết để làm ra sản
phẩm và đó là một phần của văn hóa.

6


Văn hóa là sản phẩm của con người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại của con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo ra con người và duy trì sự bền vững, trật tự của xã hội. Văn
hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội
hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hoạt động và tương
tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và
toàn xã hội được biểu hiện trong các kiểu hình thức tổ chức đời sống và hoạt
động của con người.
3. Mối liên hệ giữa truyền thơng và văn hóa:

Truyền thơng ra đời với nhu cầu của xã hội với những yếu tố tích cực.
Chính vì thế khi truyền thơng được du nhập vào Việt Nam thì ngay lập tức
nó tác động tới xã hội những luồng gió mới. Với chức năng thơng tin đại
chúng mang đến cho con người nhiều điều mới mẻ trong mọi lĩnh vực của
xã hội. Như vậy truyền thơng có tác động tới văn hóa. Văn hóa vừa mang
một tư cách một biểu tượng của cộng đồng, một không gian, một thời kỳ lịch
sử,...những giá trị này tác động sâu sắc đến đời sống xã hội. Với hướng phát
triển đó, truyền thơng vừa là cơng cụ truyền bá văn hóa, vừa là sản phẩm của
văn hóa.
Như vậy truyền thơng là thành tố của văn hóa. Với vai trị cung cấp những
thơng tin đại chúng mới mẻ, mang tính thời đại thì sự phát triển của truyền
thơng làm tăng khả năng giao tiếp của văn hóa Việt Nam. Hơn thế nữa
truyền thơng chịu tác động to lớn đến nền văn hóa dân tộc và bao hàm trong
nó những nét bẳn sắc của nền văn hóa Việt Nam
Truyền bá văn hóa là một quá trình vận động tự nhiên của sự phát triển văn
hóa. Sự nhanh chóng và mạnh mẽ của truyền thơng là nhân tố tích cực nhất,
là ưu điểm khơng thể thay thế mang tới cho văn hóa sự phát triển không ngờ.

7


Truyền thơng tham gia tích cực trong việc lưu giữ và truyền bá làm giàu
kho tàng văn hóa dân tộc. Truyền thơng có khả năng thẩm định những giá trị
lịch sử văn hóa, tạo mơi trường hình thành ý thức lịch sử dân tộc. Thông tin
truyền thông tham gia đáng kể vào việc hình thành cách tư duy nhận thức,
hành động của con người và xu hướng vân động của toàn xã hội.
Trong mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thơng chịu ảnh
hưởng sâu sắc và cũng là phương tiện hữu hiệu có vai trị quan trọng trong
góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc Việt Nam.
4. Vai trị của truyền thơng tới việc xây dựng nền văn hóa lành mạnh,

phong phú, sinh động phù hợp với xu hướng phát triển thời đại.
a. Truyền thông giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống mang bản sắc
Việt Nam.
Đối với văn hóa Đảng chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đó đã định hướng cho truyền
thơng vào việc tham gia giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của thế hệ
ơng cha. Các giá trị văn hóa truyền thống đã tạo nên cốt cách con người Việt
Nam, hào khí Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc qua nhiều triều đại
và trong hịa bình xây dựng đất nước. Hệ thống giá trị văn hóa này vừa thể
hiện cái chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam, vừa thể hiện cái riêng của
các dân tộc anh em và các địa phương, vùng miền trên đất Việt. Các giá trị
văn hóa này vừa thể hiện tính thống nhất vừa bộc lộ tính đa dạng của sự phát
triển. Trước hết là phát hiện và nâng cao hệ thống văn hóa, muốn làm như
vậy thì phải bảo tồn được, truyền tải được giá trị văn hóa đó. Bởi vì trong hệ
thống giá trị văn hóa truyền thống được sử dụng để hình thành, bồi bổ nhân
cách con người Việt Nam.

8


Đây là vấn đề liên quan đến năng lực phát triển đánh giá của truyền thông
đại chúng cũng như khả năng tập hợp nguồn lực trong cộng đồng. Trong xu
thế tồn cầu hóa hiện nay các giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ
đe dọa từ nhiều phía, nhất là việc du nhập văn hóa nước ngồi và năng lực
định hướng dư luận xã hội trong việc thẩm định vai trị truyền thơng.
Mặt khác, cùng với việc giữ gìn hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống
thì việc động viên, kích thích năng lực sáng tạo giá trị mới, truyền tải nhân
bản các giá trị văn hóa phù hợp với điều kiện và sự phát triển là vấn đề được
quan tâm. Bản thân các phương tiện truyền thơng đại chúng có năng lực và
điều kiện kích thích năng lực sáng tạo và huy động nguồn lực xã hội vào

việc bảo vệ, phát tán các giá trị văn hóa. Thơng thường khi các sản phẩm do
truyền thơng đưa ra thì cơng chúng có xu hướng đón nhận nhiều hơn. Vì thế
khi cơng chúng tiếp nhận cái hay, cái tốt thì một hành vi văn hóa thì tâm lý
lây lan, năng lực sáng tạo trong họ đang được khơi thức.
Luật báo chí được quốc hội nước CHXHCNVN thơng qua năng 1989 và
được sửa đổi bổ sung năm 1999 đã quy định rõ nhiệm vụ quyền hạn của báo
chí Việt Nam. Trong đó có nội dung “nâng cao dân trí đáp ứng nhu cầu văn
hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc”. Văn hóa khơng đơn thuần làm nhiệm vụ thơng tin cho truyền thơng
trên báo chí mà cịn có trách nhiệm, nghĩa vụ phát huy sức mạnh truyền
thống dân tộc.
b. Truyền thơng góp phần xây dựng nền văn hóa hiện đại lành mạnh:
Bảo tồn, giữ gìn văn hóa là một vấn đề lớn mang tính cộng đồng và xã hội.
Để bảo vệ truyền thống văn hóa đã khó, xây dựng và phát triển nền văn hóa
ấy cịn khó hơn. Điều đó đặt nặng trên vai nhiệm vụ của các cơ quan bảo tồn
và trách nhiệm của truyền thông. Làm sao để thay đổi được ý thức của mọi
người mới là vấn đề quạn trọng nhất. Chỉ khi nhận thức của mọi cá nhân
9


trong xã hội nhận thấy được tầm quan trọng của nền văn hóa Việt Nam thì
khi đó mới thực sự phát huy được được nền văn hóa lành mạnh và hiện đại.
Hiện nay có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của truyền thông đại chúng.
Việc truyền tải một thông điệp với sự lan nhanh của thông tin như vũ bão đã
mang đến những vấn đề đáng phải suy nghĩ. Văn hóa là một điều khơng thể
phủ nhận được, một xã hội có văn hóa là xã hội phát triển lành mạnh, con
người có văn hóa là con người sống tốt với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Nếu văn hóa được hiểu đơn giản là tri thức, là vơ thức, là nhận thức, là giá
trị, là thị hiếu, là truyền thống, là trình độ phát triển xã hội, các phong tục,
tập quan, lối sống nhân cách...thì sự phát triển văn hóa thực sự rộng lớn.

Làm thế nào để có thể mang văn hóa đến những sự phát triển của xã hội, vừa
gần gũi, vừa thấu đáo, mang bản sắc dân tộc?
Điều đó chỉ có thể là tác động của truyền thơng tới sự phát triển văn hóa.
Đó có thể trực tiếp, gián tiếp, chủ động hay khách quan nhưng vơ cùng cần
thiết cho văn hóa hiện nay. Bằng những quyền lực của mình trên báo chí,
truyền hình, băng rơn, khẩu hiệu...truyền thông mang đến từng người những
vấn đề nhức nhối hiện nay của xã hội. Tác động tới từng gia đình, từng cá
nhân những lối sống đẹp, những ý thức chung cần thiết của xã hội. Mang
đến cho con người những bài học quý giá của cuộc sống. Là một mơ hình
đặc thù ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội. Vai trị của truyền thơng
mang một ý nghĩa quan trọng: nó là cơng cụ truyền bá văn hóa vừa là sản
phẩm của văn hóa. Truyền thơng tham gia tích cực nhiệm vụ truyền bá kho
tàng văn hóa của Việt Nam. Mặc dù chỉ là một kênh thông tin nhưng truyền
thông tác động to lớn tới sự phát triển của nhân loại. Truyền thông tác động
mạnh mẽ nhận thức của con người từ văn thể mỹ, giao tiếp, giải trí, nghệ
thuật...

10


Xã hội càng phát triển, dân trí càng cao sự hình thành lối sống văn hóa
chịu chịu nhiều ảnh hưởng nhân tố xã hội và con người. Vấn đề của truyền
thông là trang bị một hệ thống tri thức văn hóa, xã hội phong phú, truyền
thống u nước, đức tính cần cù trung thực, phong tục tập quán tốt đẹp của
nhân dân. Hình thành dư luận xã hội lành mạnh, tạo cơ sở hình thành nhân
cách, con người xã hội thời hiện đại.
Truyền thơng đóng vai trị quan trọng trong giao lưu văn hóa. Sự du nhập
các nền văn hóa khác mang đến những cơ hội cũng như các thách thức cho
nền văn hóa chúng ta. Chính điều này truyền thông vừa là kênh phát vừa là
kênh kiểm tra những thông tin được du nhập, điều này tác động rất lớn tới sự

phát triển của xã hội, định hướng cho toàn bộ phát triển xã hội.

11


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CHUYÊN MỤC VĂN HÓA
TRÊN BÁO THANH NIÊN
1. Văn hóa trên báo Thanh niên.
Bản sắc văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, bao trùm và đan xen, có nhiều ý
nghĩa khác nhau. Vì thế các bài viết ở lĩnh vực này vừa phải thể hiện nội
dung phong phú với văn hóa, vừa lại phải thể hiện, vận dụng các yếu tố nghệ
thuật văn hóa vào trong tác phẩm. Sự kết hợp giữa nội dung và hình thức
nghệ thuật sẽ mang đến cho những tác phẩm mục văn hóa có sức hấp dẫn tới
người đọc. Sự giao lưu này làm cho văn hóa có được sự bền vững, khẳng
định vai trị của báo chí tới văn hóa.
Mặt khác, trong q trình vận động của văn hóa tạo nên những luồng gió
mới thổi vào xã hội, điều đó có nghĩa là nó tác động manh mẽ vào báo chí
truyền thơng, mang đến cho báo chí truyền thơng những vấn đề mang tính
thời đại và thời sự để phản ánh. Truyền thơng chịu ảnh hưởng sâu sắc tới văn
hóa vì vậy báo chí là một trong những đứa con của truyền thơng cũng khơng
ngoại lệ. Báo chí mang những hơi thở của văn hóa, phản ánh văn hóa và tác
động tới văn hóa. Báo chí viết về văn hóa nghệ thuật lại càng chịu ảnh
hưởng lớn đến điều đó.
Chuyên mục Văn nghệ của Thanh niên là một trong những chuyên mục
mang ảnh hưởng lớn đến văn hóa. Mặc dù có sự kết hợp của Văn hóa và
Nghệ thuật nhưng đó cũng là điều mang nhiều yếu tố văn hóa xã hội. Hơn
nữa báo Thanh niên là Diễn đàn của hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Tức
là tác động lớn và rộng tới thanh niên, những con người chủ nhân tương lại
đất nước. Chính vì thế, văn hóa càng là yếu tố không thể thiếu của tờ báo
Thanh niên.


12


2. Khảo sát báo Thanh Niên (từ 21/5/2012 đến 26/5/2012).
Để làm rõ tính văn hóa ảnh hưởng đến truyền thơng, tôi đã khảo sát các tin,
bài trong chuyên mục văn nghệ (văn hóa – nghệ thuật) trong báo Thanh Niên
online (thanhnien.com.vn) trong khoảng thời gian 1 tuần từ 21/5/2012 đến
26/5/2012.
Trong 1 tuần với biết bao sự kiện và nhiều biến đổi thì văn hóa vẫn chiếm
số lượng lớn trong tổng số các tin, bài được cập nhật. Tôi khảo sát trong 11
chuyên mục chính của báo Thanh Niên gồm: Chính trị - xã hội, công nghệ
thông tin, đời sống, giáo dục, khoa học, kinh tế, sức khỏe, thế giới, thư giãn,
thế giới trẻ, văn hóa – nghệ thuật.
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
Chính trị - Xã hội
Công nghệ thông tin
Đời sống
Giáo dục
Khoa học
Kinh tế
Sức khỏe
Thế giới
Thư giãn
Thế giới trẻ
Văn hóa - Nghệ thuật

21/5
30
8

5
5
5
10
7
24
5
7
18

22/5
35
9
9
9
5
14
14
22
7
8
15

23/5
30
7
4
6
3
20

10
22
6
6
18

24/5
31
5
5
7
3
17
17
17
7
5
15

25/5
35
9
3
5
3
11
10
21
4
5

15

26/5
24
7
15
9
6
7
8
22
2
4
12

Trong 1 tuần từ 21/5/2012 đến 26/5/2012 có tổng 769 tin, bài được đăng.
Trong đó chuyên mục Văn nghệ (Văn hóa – Nghệ thuật) có tổng 93 tin, bài
trong tuần, chiếm 12,1% tổng số bài. Số lượng tin, bài cũng khá đa dạng và
được cập nhập liên tục, thường xuyên. Trung bình một ngày có 15 đến 16
tin, bài được đăng trong chuyên mục Văn nghệ.

13


Trong ngày thứ 2 (21/5) có tất cả 18 tin, bài được đăng, chiếm 2,3% số
lượng bài trong tuần, chiếm 14,5% bài trong ngày (trong tổng 124 bài).
Ngày thứ 3 (22/5) có 15 tin, bài được đăng, chiếm 2% trong tổng bài trong
tuần, chiếm 10,2% tin, bài trong ngày (147 tin, bài).
Ngày thứ 4 (23/5) có 18 bài, chiếm 2,3% lượng bài trong tuần và chiếm
15,8% số lượng tin, bài trong ngày (15,8 tin, bài).

Trong ngày thứ 5 (24/5) có tất cả 15 tin, bài về Văn nghệ, chiếm 2% tổng
tin, bài trong tuần, chiếm 11,6% tin, bài trong ngày (trong tổng 129 tin, bài).
Ngày thứ 6 (25/5) có 15 tin, bài được đăng, chiếm 2% số lượng trong tuần,
chiếm 12,4% số lượng trong ngày (trong tổng 121 tin, bài).
Ngày thứ 7 (26/5) có 12 tin, bài (ít nhất trong tuần) chiếm 1,6%, nhưng cũng
chiếm đến 11,2% tin bài trong ngày (trong tổng 107 tin, bài được cập nhật).
Như vậy, chúng ta có thể thấy số lượng của tin, bài trong chuyên mục Văn
nghệ là không nhỏ trong số lượng tin, bài được đăng hàng ngày hay tổng số
lượng trong 1 tuần. Điều đó chứng tỏ là chuyên mục Văn hóa khá được quan
tâm trong tờ báo Thanh niên, nó là một yếu tố không thể thiếu được trong xã
hội, tức là một yếu tố quan trong góp phần vào sự thành công của tờ báo.
Khi những lượng thông tin được cập nhật liên tục và mang nhiều yếu tố tác
động đến đời sống bạn đọc thì thực sự Thanh niên đã mang đến những định
hướng cho xã hội trong từng bài viết. Tức là khi những thông tin được đưa
đến với những giọng điệu riêng, nhưng đều mang tích chất phê phán những
sai lầm, khuyến khích những hành động tốt đẹp, cao cả. Thì đó chính là định
hướng cho con người sống tốt hơn, nhân văn hơn. Báo Thanh niên đã thành
công trong việc truyền tải lối sống cao cả, khẳng đinh truyền thống của văn
hóa Việt Nam.
Dù thể hiện qua các thể loại báo chí khác nhau: tin, phóng sự, phỏng vấn,
ký sự, trần thuật...nhưng các thơng tin vẫn mang tính khách quan, chính xác,
14


định hướng cho người đọc. Tác giả đã dung ngôn ngữ của bản thân mà
khơng ảnh hưởng tới sự chính xác của bài viết mà lại mang đến những nét
tinh hoa của văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Từ báo Thanh niên (Diễn đàn của hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam) thì
chúng ta cũng có thể đưa ra đánh giá rằng tờ báo đang là đúng nhiệm vụ của
chính mình. Mang đến những luồng gió thức tỉnh nhận thức của thanh niên,

cũng là phần lớn nhân dân, nguồn lực phát triển của xã hội.
Từ đó, chúng ta cũng có thể thấy, Văn hóa trong truyền thơng đóng vai trị
quan trọng trong sự phát triển và truyền thơng góp phần xây dựng nền văn
hóa lành mạnh, phong phú và sinh động. Hai yếu tố này có mỗi liên hệ hữu
cơ với nhau, bởi vì truyền thơng vừa là một sản phẩm của văn hóa cũng là
cơng cụ để truyền bá cho văn hóa.

TỔNG KẾT
Việt Nam là một dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời. Nó được thể hiện
qua cách sống, ứng xử của con người hằng ngày. Điều đó cũng là truyền
thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa với cộng đồng 54 dân tộc an
15


hem thì văn hóa Việt Nam càng đa dạng và phong phú. Trải qua hàng nghìn
năm bị đơ hộ và áp bức nhưng nền văn hóa Việt Nam vẫn khơng suy chuyển,
trái lại tiếp thu nền văn hóa tiên tiến và có sự thay đổi phù hợp với dân tộc
chúng ta lại càng có nền văn hóa đầy màu sắc.
Trong thời đại kinh tế hiện này thì văn hóa càng là sợi dây kết nối các dân
tộc. Văn hóa chính là điểm sáng của mỗi đất nước để thi thố với các bạn bè
trên thế giới. Chính vì thế, cần phải có sự bảo tồn và phát huy những giá trị
tốt đẹp của văn hóa. Chọn lọc các nền văn hóa nước ngồi đang ồ ạt vào Việt
Nam, từ đó phát huy theo nền văn hóa dân tộc.
Nhiệm vụ quan trọng đó gắn chặt với truyền thơng. Mối quan hệ với truyền
thơng đại chúng với văn hóa nói chung xã hội nói riêng. Truyền thơng ra đời
là do nhu cầu tất yếu của xã hội, vì vậy chức năng của nó chính là tác động
vào ý thức của xã hội để hình thành một hệ tư tưởng mới, hiện đại mà vẫn
mang những nét truyền thống.
Vì vậy, truyền thơng có trách nhiệm liên kết từng thành viên con người
trong xã hội thành một khối đồn kết. Bằng sức mạnh thơng tin đại chúng

của mình, truyền thơng tạo nên một chỉnh thể về thái độ, tư tưởng, định
hướng chính trị, xã hội hội nhập thế giới. Giữ được bản sắc tốt đẹp của đất
nước, đấu tranh với tư tưởng sai trái, lạc hậu và phản động. Một nền văn hóa
được hình thành đã khó, một nền văn hóa được bảo vệ và giữ gìn cịn khó
khăn hơn. Truyền thơng và văn hóa tuy là 2 lĩnh vực hồn tồn khác nhau
nhưng lại bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ cùng phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, TS Tạ Ngọc Tấn (chủ biên): Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Lý luận
chính trị, H. 2007.

16


2. PGS, S Nguyễn Văn Dững: Báo chí truyền thơng hiện đại, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội, H.2011
3. PGS, TS Lê Thanh Bình: Truyền thơng đại chúng và phát triển xã hội,
Nxb chính trị quốc gia, H.2008.
4. Đỗ Huy (chủ biên): Văn hóa mới Việt Nam sự thống nhất và đa dạng,
Nxb Khoa học xã hội, H.1996.
5. Viện sĩ Hồ Sĩ Vịnh: Giao lưu văn hóa thời hội nhập, Nxb Chính trị
quốc gia, H.2008
6. E.P.Prơkhơrốp: Cơ sở lý luận của báo chí, Nxb. Thơng tấn, H. 2004.
7. Philippe Gaillard: Nghề làm báo, Nxb. Thơng tấn, H. 2007.
8. Phó Tiến sĩ Vũ Hiền; Giáo sư, tiến sĩ Ngô Mạnh Lân: Vấn đề dân tộc,
giai cấp và toàn nhân loại, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1995.

17




×