Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tieu luan tac pham bao chi BÌNH LUẬN TRONG tác PHẨM báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.31 KB, 18 trang )

I . Giới thiệu vấn đề:
Đại từ điển Tiếng việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, định nghĩa bình
luận là: “Bàn và nhận xét, đánh giá về vấn đề gì đấy”. Trong đó bình là :
“tỏ ý khen chê, nhằm bình phẩm đánh giá; bàn bạc đánh giá để cân nhắc,
lựa chọn” và luận là: “bàn bạc, dựa vào lý lẽ mà suy ra”.
Như vậy, bình luận được hiểu là những đánh giá, phân tích, nhận xét
bàn bạc về một vấn đề nào đó. Nhưng có thể thấy, cách hiểu này thể hiện sự
thiếu rạch ròi, chưa thật sự phân biệt rõ hai yêu tố bình và luận, nếu ghép
chúng lại thành bình luận thì ý nghĩa của chúng cũng khơng khác nhau là
mấy. Nên phân biệt bình là nếu quan điểm thái độ; cịn luận là phân tích,
đánh giám bàn bac, suy luận. Bình có thể là tiền đề của luận, ngược lại
luận là cơ sở cho bình. Và bình luận là tổng hợp của hai yếu tố, tức là bao
hàm cả việc phaant ích, đánh giá và nêu quan điểm.
Trên thực tế, giữa bình và luận khơng có sự tách biệt tuyệt đối,
chúng đan xen với nhau , đi liền với nhau và trật tự sau trước giữa chúng
cũng hết sức tương đối, phụ thuộc vào chính bản thân sự phong phúc của
cuộc sống và các vấn đề cần bình luận.
Bình luận theo nghĩa thơng thường và đơn giản nhất còn được hiểu
là ý kiến, quan điểm của một người về một vấn đề nào đó. Nhưng để hiểu
về bình luận một cách đầy đủ thì phải ln gắn với sự lập luận đánh giá
trên cơ sở những lú lẽ, căn cứ logic, thuyết phục chứ không phải chỉ mang
tính cảm tính đơn thuần.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, bình luận là : “phân tích, nhận
định, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, kĩ thuật..) trên báo
đài, tivi để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người đọc, người nghe.Bình
luận chủ yếu là vận dụng trít uệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá.
Bình luận là vũ khí của báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng
khác khi thực hiện chức năng thông tin tuyên truyền”.
1



Trong định nghĩa này, bình luận được xếp vào mảng nội dung thơng
tin và được giải thích như một thể loại dành riêng và thuộc về báo chí. Đây
là định nghĩa khá đầy đủ và gần nhất.
Các tác giả Trần Quang. Trần Thế Phiết và nhóm tác giả của cuốn
“Giáo trình nghiệp vụ báo chí” và “ Nghề nghiệp và cơng việc của nhà
báo” cũng đều khẳng định có một số tên gọi khác của bình luận, phổ biến
nhất là nghị luận. Các tài liệu nghiên cứu trước đây đều sử dụng khái niệm
này và trong lịch sử báo chí Việt Nam người ta cũng đặt tên các bài viết
dạng này là văn nghị luận. Mặc dù vậy, đến nay, tên gọi bình luận đã được
thống nhất và được sử dụng khá nhất quán với các tiêu chí tương đối ổn
định trên cả phương diện lú luận và thực tiễn.
Trong tiếng Anh có nhiều từ được dung gần với nghĩa bình luận, đó
là critic với nghĩa “phê bình, quan sát, nhận xét, bình luận” ; analysis với
nghĩa phân tích nhận định; hay Point of view, Opinion với nghĩa “quan
điểm”…Các tên gọi khác nhau này được sử dụng rải rác trên các tài liệu
tiếng Anh vốn rất ít bàn đến thể loại và được dùng như tên các chuyên mục
bình luận trên báo.
Nhưng phổ biến và chính xác nhất để chỉ bình luận và thể loại bình
luận là commentary nghĩa là “ chú giải, giả thích nhận xét, bình luận, tác
phẩm bình luận” và Commentator, nghĩa là “ nhà bình luận, bình luận
viên”. Tuy nhiên, rất có thể do đặc thù của báo chí phương Tây về phương
diện lí luận thể loại mà người ta coi Commentary vừa là bình luận vừa là
tường thuật và commentator vừa là nhà bình luận vừa là người tường thuật.
Điều này, có lẽ đúng với các chương trinh tường thuật bóng đá mà ở đó
người ta vừa tường thuật vừa bình luận.
Căn cứ trên phương diện gốc của từ “ comment” trong tiếng Anh, có
thế hiểu bình luận với nghĩa đúng của nó là commentary. Tên gọi này cũng
được thông dụng trong một số văn bản, tài liệu bằng Tiếng Việt và trên các
phương tiện thông tin đại chúng
2



Báo chí Việt Nam hiện nay đang sử dụng hầu hết các thể loại như tin,
phỏng vấn , tường thuật, bài phản ánh, xã luận, phê bình và giới thiệu tác
phẩm, bình luận, điều trai, tiểu phẩm…Trước hết, những dấu hiệu chung có
ở tất cả các thể loại báo chí, đó là tính trung thực với chân lí cuộc sống, dựa
trên những tư liệu chính xác của hiện thực khách quan, miêu tả các hiện
tượng và quá trình của đời sống xã hội một cách chính xác, lập trường tư
tưởng chính trị rõ rang. Bởi vậy mọi sự kiện hiện tượng của đời sống xã hội
được làm sáng tỏ. Tất cả các thể loại báo chí đều có thái độ tích cực đối với
cuộc soongsm đều nhằm đạt được những kết quả tích cực trong xây dựng
đất nước, xã hội cơng bằng dân chủ văn minh
Nguồn gốc của bình luận là hình thức đơn giản đầu tiên trong thao
tác cua tư duy con người thể hiện thái độ khen chê trước một sự kiện, hiện
tượng, vấn đề…trong cuộc sống. Con người biết tư duy từ khi con người
biết nhận thức về thế giới xung quanh dưới hình thức đối chiếu hay so
sánh..để nhận thức về sự khác nhau của các sự vật. So sánh là phân biệt sự
khác nhau giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. So sánh
làm nảy sinh sự đánh gia. Sự đánh giá có thể coi là dấu hiện đầu tiên của
hoạt động tư duy bình luận. Vào thời kì đầu, khi chưa có tên gọi cho một kiểu
tư duy so sánh và rút ra những đánh giá để thể hiện thái độ, bình luận thường
được đan xen vào các hình thức văn hóa dân gian như hị đối đáp, vè,…
So với nhiều nước trên thế giới, báo chí Việt Nam ra đời muộn hơn,
cho nên cũng như các thể loại khác, thể loại bình luận xuất hiện trên báo
chí khi đã là một thể loại hồn chỉnh. Bình luận là một hoạt động tự nhiên
của lý tính. Con người có tri giác lành mạnh, đứng trước một hiện tượng,
một sự kiên hoặc một vấn đề xảy ra trong cuộc sống thường đều có bình
luận theo phạm vi, nội dung và hệ tư tưởng nhất định, khơng phải chỉ khi
có báo chí mới bình luận.
Vai trị của bình luận trong đời sống xã hội là phân tích tổng kết các

sự kiện điển hình rồi rút ra những vấn đề, những kinh nghiệm có tính lí
3


luận, giúp cho cơng chúng có cách nhìn nhận những vấn đề thực tiễn một
cách tổng quát hơn, hiểu thấu bản chất của sự kiện, vấn đề, quy luật vận
động và xu hướng phát triển của cuộc sống. Đó là cơ sở để cơng chúng
chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính.
I. Nội dung:
A. Khảo sát:
Trong bình luận báo chí, có nhiều loại bình luận khác nhau như bình
luận ngắn, bình luận dài, bình luận trong ngày, bình luận trong tuần. Dực
vào tính chất phương pháp thể hiện mà sử dụng từng loại bình luận một
cách hợp lí, hiện nay ở báo mạng nước ta, thể loại bình luận ngắn đang rất
được ưa chuộng vì sự ngắn gọn, xúc tích và nóng hổi của nó. Có thể định
nghĩa một cách cụ thể và đẩy đủ như thế này: “Bình luận ngắn là một dạng
tác phẩm thuộc thể loại bình luận báo chí. Dạng tác phẩm này có dung
lượng dưới 1000 chữ và chỉ tập trung làm sáng tỏ một sự kiện nóng, xuất
hiện thường xuyên trên báo. Bằng những phân tích, giải thích , bình chú
với lí lẽ ngắn gọn, súc tích, tác phẩm nhằm làm sáng tỏ bản chất của sự
kiện, đem đến cho công chúng báo chí một cách nhìn mới, đầy đủ và tồn
diện về sự kiện, có tác động trực tiếp làm thay đổi quan điểm và thái độ
của cơng chúng.”
Các bài bình luận ngắn khơng địi hỏi tính luận lý nhiều song có ý nghĩa và
vai trị rất quan trọng. Thường 1 bài báo bình luận ngắn chỉ cần 20-30 dịng
chữ, dẫn ra 1 sự kiện, 1 lời phát biểu và một vài câu bình luận. Thể loại này
rất phổ biến vì có thể sử dụng để viết về mọi lĩnh vực trong đời sống – xã
hội, đưa ra những vấn đề nóng hổi kịp thời.
Thể loại “Bình luận ngắn” có 4 đặc điểm chính như sau:
- “Bình luận ngắn” thường tập trung khai thác và thể hiện đề tài là những

sự kiện mang tính thời sự, nóng bỏng đang diễn ra trong đời sống xã hội.
- Bộc lộ chính kiến, quan điểm của tác giả và của cơ quan báo chí
4


- Dung lượng bài viết không quá 1000 chữ và được thể hiện theo lối diễn
dịch hoặc qui nạp.
- Phân tích, lập luận sâu sắc, chú thích, bình chú rõ ràng, đa dạng, lời văn
ngắn gọn, súc tích. mạch lạc, câu văn khúc chiết.
Để có thể hiểu sâu và rõ hơn đặc điểm cũng như tác dụng của thể loại bình
luận ngắn này, chúng ta sẽ đi sâu khảo sát những ví dụ lấy từ các trang báo
mạng có sử dụng thể loại bình luận ngắn thơng qua 3 trang báo mạng chính
là Tuoitre.vn – chuyên mục “Thời sự và suy nghĩ”; Vietnamnet – chuyên
mục “Tuần Việt Nam” và báo Quân đội nhân dân với chuyên mục “Cùng
bàn luận” .

1. Báo mạng Quân đội nhân dân – chuyên mục Cùng
bàn luận:
Trên các diễn đàn báo chí sơi động như tuoitre.vn, vietnamnet, vnexpress,
… các bài bình luận ngắn tỏ ra chiếm ưu thế về số lượng cũng như ngày
càng trưởng thành hơn về chất lượng. Các nhà báo ngày càng chủ động hơn
trong việc tiếp cận và xử lí đề tài, những vấn đề nóng hỏi của cuộc sống đa
màu sắc dưới con mắt và sự nhạy bén của các phóng viên đã trở thành
nguồn đề tài bất tận làm nên sự cuốn hút của các bài bình luận ngắn. Thậm
chí trên các trang báo ngành, báo chuyên môn,…số lượng bài bình luận
ngắn cũng tăng đáng kể, bởi các nhà báo, phóng viên đều nhận thấy những
ưu điểm khơng thể phủ nhận của thể loại bình luận ngắn. Tờ báo Quân đội
nhân dân, cũng thu hút đông đảo độc giả quan tâm chú ý bởi sự cởi mở và
tính cập nhật mà các bài bình luận mang lại, đặc biệt tại chuyên mục Cùng
bàn luận. Dường như, khoảng cách giữa độc giả với các tác giả khơng cịn

nữa, chỉ cịn những vấn đề, những sự kiện mà tất cả chúng ta đều quan tâm.
Trên báo QĐND mới gần đây nhất, có đăng bài viết của tác giả Manh

5


Hùng, bàn luận về “Đạo hiếu đời mới” trong thời hiện đại. Bài viết như
sau:
ĐẠO HIẾU ĐỜI MỚI
QĐND - Thứ Bẩy, 25/06/2011, 21:36 (GMT+7)
QĐND - Mới rồi, dự mấy đám hiếu, đám hỷ, tôi được nghe những người
cao tuổi truyền đọc cho nhau bài văn vần có tên "Mười thích". "Một thích
có một món tiền. Để lo hiếu hỷ chẳng phiền đến con...". Bài vè này chẳng
hay lắm, không thể mang so đọ với bài hát xẩm cổ truyền dân gian "Thập
ân" răn dạy con cháu phải nhớ đến công ơn cha mẹ. Thơi thì cũng là thứ
dân gian đời mới, do hoàn cảnh sống mới, nhu cầu mới sinh ra. Cái thích
đầu tiên của người đã có con cái trưởng thành nào cao xa đâu, chỉ là một
món tiền để lo việc hiếu, việc hỷ khỏi phải phiền đến con cái. Thực tế lắm,
mà cũng gắn kết tự nhiên lắm với cái đức truyền thống ông bà cha mẹ xưa
"Cá chuối đắm đuối vì con". Cả đời vì con, làm được gì, dành dụm được
chút gì cũng là để cho con cho cháu. Niềm hạnh phúc của các bậc sinh
thành là ở nơi con cháu, khơng địi hỏi, khơng cả muốn làm phiền dù con
cái đã trưởng thành, ăn nên, làm ra. Đức lớn ấy xưa nay vẫn vậy, vẫn được
các bậc ông bà, cha mẹ Việt Nam ta coi là lẽ thường, đương nhiên. Bởi thế
dân gian mới có lắm thứ ca dao tục ngữ răn dạy về đạo làm con-đạo hiếu.
Cũng bởi con cái là tương lai, là phần "động" so với phần "tĩnh" là cha mẹ,
ông bà cả về mặt giá trị và khả năng biến đổi. Con cái có thể và phải điều
chỉnh nên gia đình và xã hội ln phải dạy dỗ, định hướng nhiều bề cho thế
hệ sau, trong đó có nhắc nhở, khun răn làm trịn đạo hiếu.
Gia đình là tế bào của xã hội, chữ Hiếu là hạt nhân trong quan hệ gia đình,

xã hội. "Con hơn cha là nhà có phúc" - đạo hiếu Việt Nam "mở", nhìn
về tương lai chứ khơng "đóng" theo khn phép "tam tịng, tứ đức" của
Khổng giáo. Đạo Hiếu là nghĩa vụ, trách nhiệm nhưng cũng là quyền lợi,
nguyện vọng nhân ái, nghĩa tình, khơng vụ lợi. Đạo Hiếu là động lực giúp
6


con cháu vươn lên đền đáp công cao đức dày của ông bà, cha mẹ, đền
đáp hy vọng, mong mỏi của gia đình, dịng họ. Do vậy, thế hệ này nối tiếp
thế hệ khác, con người Việt Nam, từ gia đình ra xã hội đã và ln góp phần
mình thúc đẩy xã hội vượt qua khó khăn thử thách, đổi mới đi lên.
Cuộc sống đổi thay, Đạo Hiếu cũng có nhiều thay đổi. Con cái bận việc,
không thể ngày ngày chăm sóc cha mẹ, lo việc nhà nên sinh ra chuyện thuê
người giúp việc hoặc người chăm dưỡng ở bệnh viện. Con cháu không
cùng ông bà, cha mẹ đi thăm nom người thân, bạn bè, lên chùa, hành
hương hay du lịch thì nhờ hàng xóm láng giềng, cơ dì chú bác hay các cụ
bạn bầu cùng đưa đi, biếu quà, tiền tàu xe, ăn ở... Ấy là những biến thái
trong biểu hiện Đạo Hiếu hợp với thực tế, có thể cảm thông. Song, đáng
tiếc cuộc sống đâu chỉ dừng lại ở những điều phải phép như thế. Kinh tế thị
trường làm cho người ta sành sỏi hơn trong những ứng xử thực dụng.
Nhiều người không tự thân vươn lên trong học hành, nghề nghiệp lại giỏi
lợi dụng quyền thế hoặc tiền của của bố mẹ để tiến thân, làm giàu. Có kẻ
nhẫn tâm tranh giành của cải làm gia đình tan cửa nát nhà. "Các cụ cổ rồi,
cũ lắm. Cứ tốt mãi như các cụ thì bao giờ ngẩng mặt lên được" - người ta
phủ nhận những quan niệm sống của thế hệ trước để bon chen, giành giật
lấy phần hơn ở đời. Nói đâu xa, ngay đám hiếu này, đám hỷ kia, cả lễ mừng
thọ nữa, họ làm thật to, thật linh đình đâu phải vì "các cụ", họ vì mình,
được thêm tiếng, thêm tiền.
Cuộc sống đổi thay, nhu cầu cũng đổi thay, trong đó có những nhu cầu mới
của cả người trẻ, người già. Nhu cầu chỉ cần có một ít tiền để đi việc hiếu,

việc hỷ là nhu cầu giản dị, khiêm nhường. Nhưng nhu cầu của người cao
tuổi, người già ở ta bây giờ cũng đa dạng hơn, cao hơn. Theo kiểu cũ, nếp
xưa thì ơng bà, cha mẹ vẫn cứ thích con cháu sum vầy hằng ngày trong
ngôi nhà chung "tứ đại đồng đường" hay "có phúc gả con chồng gần, có bát
canh cần nó cũng mang cho"... Mới hơn thì là nhu cầu du lịch đó đây thăm
7


đất nước, thăm thế giới. Cao hơn nữa, ngày càng có nhiều người khát khao
lao động bằng nhiều cách để đóng góp cho gia đình và xã hội... Những nhu
cầu đa dạng ấy, thế hệ sau cần biết đến, cảm thơng và tạo điều kiện trong
khả năng của mình. Xứng với ông cha, quan tâm tới thế hệ trước - Đạo
Hiếu đời mới là thế, là nấc thang mới cao hơn của đời sống xã hội.
Mạnh Hùng

Nhận xét: Trong xu hướng phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như
hiện nay thì dường như việc báo hiếu báo ơn của con cái khi trưởng thành
đã trở thành mối quan tâm của công chúng . Thế hệ trẻ bây giờ dường như
họ đã quên mất cách báo hiếu thế nào cho phải đạo, chỉ mải mê chạy theo
xu hướng thương mại hóa, theo nhịp độ làm việc nhanh mà quên mất đạo
làm con, làm cháu. Mở đầu bài viết, tác giả đã có những câu tâm sự trị
chuyện, bài vè về cơng ơn của cha mẹ. Thơi thì cũng là thứ dân gian đời
mới, do hoàn cảnh sống mới, nhu cầu mới sinh ra. Cái thích đầu tiên của
người đã có con cái trưởng thành nào cao xa đâu, chỉ là một món tiền để lo
việc hiếu, việc hỷ khỏi phải phiền đến con cái”. Điều đó vốn đã tồn tại như
một nét văn hóa đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt của những thế hệ
trước. Cả đời vì con, làm được gì, dành dụm được chút gì cũng là để cho
con cho cháu. Niềm hạnh phúc của các bậc sinh thành là ở nơi con cháu,
khơng địi hỏi, khơng cả muốn làm phiền dù con cái đã trưởng thành, ăn
nên, làm ra. Đức lớn ấy xưa nay vẫn vậy, vẫn được các bậc ông bà, cha mẹ

Việt Nam ta coi là lẽ thường, đương nhiên. Bởi thế dân gian mới có lắm thứ
ca dao tục ngữ răn dạy về đạo làm con-đạo hiếu. Những câu bình luận,
đánh giá rất xác đáng về xu hướng mà giới trẻ hiện nay đang có, về những
suy nghĩ về con cái, về thân phận của những người làm cha, làm mẹ. Đúng
là họ chỉ sống là để vì con cái, khơng địi hỏi gì cả, chính vì thế, mà con
cháu, trong thời đại ngày nay, khi tiếp xúc với vô vàn những thú vui khác,
8


mải mê với những công việc khác, những mối lo khác, vốn đã thờ ơ với cha
mẹ mình, nay cịn lãnh đạm và thờ ơ hơn. Cái nhìn của tác giả thật sâu sắc,
thể hiện một con người có hiểu biết xã hội sâu sắc, đặc biệt là về văn hóaxã hội. Ở đoạn tiếp theo, tác giả đã khéo léo phân tích vai trị của gia đình,
họ hàng, và đặc biệt, ơng có những đánh giá nhận định rất xác đáng về tính
“mở” của đạo hiếu ở Việt Nam trong thời kì. Đạo Hiếu là nghĩa vụ, trách
nhiệm nhưng cũng là quyền lợi, nguyện vọng nhân ái, nghĩa tình, không vụ
lợi. Đạo Hiếu là động lực giúp con cháu vươn lên đền đáp công cao đức
dày của ông bà, cha mẹ, đền đáp hy vọng, mong mỏi của gia đình, dịng họ.
Đáng buồn là thái độ của tác giả với đạo hiếu thời nay ở nhiều gia đình là
khơng đồng tình, những dẫn chứng rất rõ ràng, cụ thể “…Con cái bận việc,
khơng thể ngày ngày chăm sóc cha mẹ, lo việc nhà nên sinh ra chuyện thuê
người giúp việc hoặc người chăm dưỡng ở bệnh viện. Con cháu không
cùng ông bà, cha mẹ đi thăm nom người thân, bạn bè, lên chùa, hành
hương hay du lịch thì nhờ hàng xóm láng giềng, cơ dì chú bác hay các cụ
bạn bầu cùng đưa đi, biếu quà, tiền tàu xe, ăn ở... Ấy là những biến thái
trong biểu hiện Đạo Hiếu hợp với thực tế, có thể cảm thơng. Song, đáng
tiếc cuộc sống đâu chỉ dừng lại ở những điều phải phép như thế. Kinh tế thị
trường làm cho người ta sành sỏi hơn trong những ứng xử thực dụng.
Nhiều người không tự thân vươn lên trong học hành, nghề nghiệp lại giỏi
lợi dụng quyền thế hoặc tiền của của bố mẹ để tiến thân, làm giàu. Có kẻ
nhẫn tâm tranh giành của cải làm gia đình tan cửa nát nhà. Nói đâu xa,

ngay đám hiếu này, đám hỷ kia, cả lễ mừng thọ nữa, họ làm thật to, thật
linh đình đâu phải vì "các cụ", họ vì mình, được thêm tiếng, thêm tiền…”,
hiện thực 2 chữ “báo hiếu” ở nước ta là như thế đấy. Những dẫn chứng đắt
đã lột tả được một cách chân thực tình trạng đối xử của con cái với cha mẹ
trong cuộc sống bận bịu này,…và đó là điều cần phải khắc phục, để có thể
giữ được đạo làm con cho trịn chữ hiếu. Thái độ, quan điểm khơng đồng
tình của tác giả là rất rõ rệt. Đoạn cuối, thay vì đưa ra giải pháp khắc phục,
9


hay luận bàn mở rộng, tác giả đã khéo léo lựa chọn cách đưa thái độ của
cha mẹ, sự thay đổi trong suy nghĩ và hướng chấp nhận thực trạng báo hiếu
hiện nay của những bậc làm cha mẹ, để thấy được sự khoan dung và cao cả
của họ, từ đây, ỹ nghĩa và giá trị của bài viết lại được nâng lên rất nhiều
lần,.Tất cả đã để lại dư ấm sâu sắc trong lòng bạn đọc nhờ những lập luận
giàu chất triết lí nhân sinh, gắn với dẫn chứng gần gũi, chân thực nhưng có
giá trị.
Bên cạnh những vấn đề có ý nghĩa văn hóa và giáo dục, các tác giả
còn rất quan tâm khai thác những vấn đề chính trị-xã hội nóng hổi hiện nay.
Đó là các tệ nạn xã hội, là vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền
quốc gia,…và mới đây nhất, trên chuyên mục Cùng bàn luận có đăng một
bài viết đã gây xơn xao dư luận, bài bình luận ngắn về việc “Bảo vệ nhà
báo” trong quá trình tác nghiệp. Trước khi có những đánh giá, cụ thể về vấn
đề này, tác giả đã khéo léo mở đầu bằng một dẫn chững cụ thể có thật vừa
xảy ra trước đó về việc hành hung nhà báo tại địa bàn Hà Nội: “Trung tuần
tháng này tại Hà Nội, các lực lượng chức năng đã phối hợp kiểm tra, xử lý
tình trạng lấn chiếm, vi phạm hành lang an tồn giao thơng tại một “điểm
nóng”. Khi phóng viên các cơ quan báo chí đang quay phim, chụp ảnh hoạt
động của đoàn kiểm tra liên ngành tại hiện trường, thì một số đối tượng vi
phạm đã xơng vào hành hung, cản trở. Một phóng viên Đài truyền hình

VTC bị giằng giật máy quay phim và một phóng viên Báo An ninh Thủ
đơ bị lăng mạ và hành hung. Vụ việc diễn ra trước sự chứng kiến của các
lực lượng bảo vệ pháp luật và đông đảo nhân dân”. Đặc biệt, tác giả Mai
Nam Thắng đã thể hiện rõ sự hiểu biết của mình khi liên tiếp có những dẫn
chứng liên tưởng khác về những sự kiện tương tự diễn ra trước đó đối với
các nhà báo, để hiện thực về tình trạng hành hung người làm cơng tác báo
chí hiện nay được biểu lộ một cách rõ rệt:

10


Đặc biệt mới đây, tại một hội chợ thương mại ở phía Nam, một
phóng viên đã bị lực lượng bảo vệ trật tự còng tay áp giải khi đang tác
nghiệp đúng quy định pháp luật …
Cắt nghĩa nguyên nhân của tình trạng trên, tác giả đã nói rõ quan điểm của
mình với thái độ rất dứt khốt và am hiểu: “Điều đó dễ hiểu vì báo chí đang
là một trong những công cụ đắc lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong
cuộc đấu tranh phòng, chống tiêu cực xã hội và các hành vi phạm pháp,
đương nhiên sẽ phải đối mặt với những thành phần tiêu cực, những đối
tượng tội phạm. Có điều, những vụ việc như trên lâu nay chưa được xử lý
đúng mức và triệt để, thậm chí có vụ việc cịn bị làm ngơ hoặc bao che. …”
Cái hay của bài viết, là tác giả liên tục đan xen bình luận, đánh giá bằng lí
lẽ kết hợp với đưa dẫn chứng, làm cho từng ý diễn đạt trở nên vừa sáng rõ,
lại rất mạch lạc, cụ thể, khiến người đọc vừa thấy, vừa hiểu, mà còn có thể
vừa suy ngẫm ln bởi những ý kiến đúng đắn mà tác giả đã đưa ra….Bài
viết cịn có một đặc điểm riêng, đó là bên cạnh việc đưa dẫn chứng là sự
kiện cụ thể, tác giả còn dùng quan điểm, ý kiến của người khác để làm bàn
đạp nâng đỡ cho quan điểm của mình thêm chắc chắn…Đây chính là cách
tạo nên độ đáng tin cậy của thông tin, làm cho ý diễn đạt khách quan hơn.
Kết thúc bài viết, theo đúng tiêu chuẩn về ý của một bài bình luận ngắn là

phải đưa ra được những giải pháp, kiến nghị để khắc phục hoặc phát huy
những gì mà vấn đề đặt ra, thì tại bài viết này, điều đó cũng được thể hiện
chân thực. Đó là những “phương cách tự bảo vệ” đã được thể hiện trong
quy định về đạo đức nhà báo và xin được bàn vào một dịp khác”. Có thể
nói, việc vận dụng những ưu điểm về mặt lí luận của thể loại bình luận
ngắn, một vấn đề tưởng chừng như rất khó hình dung cũng đã được đưa lên
mặt báo qua những lời bình luận ngắn sắc sảo. Nếu khơng có thể loại bình
luận, liệu người viết có thể bộc lộ thái độ một cách trung thực và có hướng
xây dựng như thế này hay khơng? Và độc giả, liệu có diễn đàn để, bàn luận,
và trao đổi hay không?. Tuy nhiên, bài viết vẫn cịn hơi khơ cứng, phong
11


cách viết chưa có gì nổi bật, từ ngữ chưa thực sự gây dấu ấn mạnh, tuy
nhiên, hạn chế về mặt dung lượng có thể là nguyên nhân khiến khả năng
sáng tạo và tính cá nhân của mỗi tác giả bị giới hạn, điều này cũng phụ
thuộc phần nhiều vào năng lực của mỗi người viết.

2. Báo mạng Vietnamnet – chuyên mục “Tuần Việt Nam”
Tiền ảo hay rửa tiền?
Tác giả: EBEN HARRELL
Bài đã được xuất bản.: 25/06/2011 05:00 GMT+7
Một dạng tiền mới đang xuất hiện trên mạng, cho phép mọi người mua
sắm mà hồn tồn khơng cần tiết lộ danh tính.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mọi người có thể dùng Internet để tạo ra một dạng
tiền mới, không liên quan tới chính phủ hay ngân hàng trung ương và có
thể sử dụng nặc danh giống như tiền mặt?
Đó là ý tưởng đằng sau Bitcoin, một đồng tiền ảo đang thu hút sự chú ý của
các chuyên gia máy tính, các nhà đầu cơ tài chính và các tay bn bán ma
túy. Đây là lần đầu tiên bạn có thể mua bất kỳ thứ gì trên mạng mà khơng

cần số thẻ tín dụng hay thơng tin tài khoản ngân hàng - tức là khơng để lại
bất kỳ dấu vết gì.
Hàng trăm người mua hàng chấp nhận dùng Bitcoin để mua sách, máy tính
hoặc sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp khác. Đồng tiền được trao đổi trên
rất nhiều sàn giao dịch Bitcoin. Tại đây, giá trị của Bitcoin dao động tùy
thuộc vào nhu cầu. Cách đây không lâu, một đồng Bitcoin có giá dưới 1 đơ
la. Nhưng trong những tháng gần đây, giá Bitcoin đã tăng lên 8 đôla, sau đó
là 20 đơla, tiếp theo lên tới hơn 30 đơla, trước khi tụt xuống mức hiện tại là
18 đôla.

12


Thượng nghị sỹ New York Charles Schumer gần đây đã gọi Bitcoin là "một
dạng rửa tiền trực tuyến" sau khi biết chuyện một nhà kho trực tuyến có tên
Con đường tơ lụa đang bày bán hàng loạt mặt hàng trái phép - cần sa, thuốc
lắc, cơ-ca-in, heroin. Tại đó đồng tiền duy nhất được chấp nhận là Bitcoin.
(Con đường tơ lụa hiện đang đóng cửa mặc dù nhà quản lý giấu tên khẳng
định sẽ sớm mở lại trang web.)
Hiện nay có khoảng 6,5 triệu đồng Bitcoin đang lưu hành trên thị trường.
Nguồn cung tiền do các thuật toán phần mềm kiểm soát và tổng lượng cung
đạt mức cao nhất là 21 triệu đồng. Bạn có thể thay đổi Bitcoin trên máy
tính nhưng đó là một cơng việc địi hỏi kiến thức máy tính chun sâu và
ngày càng trở nên khó khăn hơn khi số lượng Bitcoin tăng dần. Một số
người đã gộp hàng trăm máy tính lại để "khai thác" Bitcoin. Phần lớn mọi
người thường mua Bitcoin qua các sàn giao dịch.
Một số người đã tích trữ Bitcoin với hy vọng rằng bong bóng Bitcoin
sẽ làm giá trị đồng tiền này tăng lên vài trăm, thậm chí là vài nghìn đôla.
Bitcoin Consultancy là một công ty tại London chuyên tư vấn cho những
người muốn tham gia giao dịch bằng đồng tiền này. Theo Donald Norman,

người điều hành công ty, người tích trữ tiền lớn nhất hiện có khoảng
300.000 đồng Bitcoin, tương đương với 6 triệu đô la.
Norman cho biết, sức mạnh của Bitcoin là chúng giải phóng con người
khỏi sự chuyên chế của các tổ chức môi giới như ngân hàng, cơng ty thẻ tín
dụng và các cơng ty chuyển tiền như Western Union. Những cơng ty này
tính phí q cao cho một nhiệm vụ khá đơn giản.
Tuy nhiên đối với nhiều người, sự hấp dẫn lại nằm ở cơ hội làm giàu nhanh
chóng bằng cách đón đầu cơn sốt tiếp theo trên Internet. Tuy nhiên đầu
tư vào Bitcoin là một hành động cực kỳ mạo hiểm. Bạn không biết ai đang
điều hành các sàn giao dịch và bạn không thể chắc chắn rằng những người
này sẽ không ôm tiền của bạn chạy mất.
13


Nguy hiểm hơn nữa, các nhà chức trách có thể ra tay can thiệp bất kỳ lúc
nào. Tuy nhiên nếu Bitcoin biến mất thì các đồng tiền tương tự cũng
sẽ sớm xuất hiện. Norman nói: "Cịn cơng nghệ để tạo ra các đồng tiền phi
tập trung thì chúng chắc chắn sẽ mãi có mặt trong cuộc sống của chúng ta."
Linh Giang

B. Yêu cầu:
Sau khi đã khảo sát những ví dụ từ những trang báo mạng , chúng ta
sẽ rút ra được những nguyên lí cũng như yêu cầu và những mặt ưu
điểm hạn chế của thể loại này.
Trước tiên chúng ta sẽ đến với ưu điểm:
+ Ưu điểm:
- Dung lượng bài viết không quá dài, chỉ khoảng dưới 1000 từ giúp
cho người đọc tiết kiệm được thời gian tiếp cận thông tin nhưng vẫn
thể hiện rõ chủ đề và quan điểm về sự kiện mà người đọc đang quan
tâm. Cũng như lời văn thường cơ đọng, ngắn gọn, súc tích, câu văn

khúc chiết. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, các luận điểm, luận cứ liên
quan chặt chẽ với nhau.
- Quan điểm và lập trường của tác giả bài viết về những vấn đề
nóng hổi được thể hiện rất rõ ràng thơng qua tác phẩm với việc phân
tích chun sâu, lập luận chặt chẽ, ngắn gọn, súc tích.
- Người viết có thể nêu lên những suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của
mình về một vấn đề đang được quan tâm. Chính vì vậy sẽ thu hút được
mọi người cùng tham gia đóng góp ý kiến và thể hiện quan điểm của cá
nhân, tạo ra một môi trường mở để mọi người cùng bàn luận, xây dựng
và đóng góp về một vấn đề thời sự, tạo thêm nhiều kênh thông tin phong
phú và đa dạng.
+ Nhược điểm:
14


- Thể loại này rất kén người đọc thì nếu muốn đọc nó, độc giả phải
là người có trình độ hiểu biết, vốn sống đa dạng thì mới có thể “ngẫm”
được những gì mà tác giả muốn truyền tải để có thể có được những
thơng tin đắt giá và thú vị nhất
- Bên cạnh việc sẽ tạo được nhiều luồng thơng tin thì thể loại bình
luận ngắn này nhiều khi sẽ mang tính chất chủ quan vì người viết được
quyền nêu lên suy nghĩ, ý kiến riêng của mình làm cho bài viết không
được khách quan và không được mọi người ủng hộ

Ngun lí của Bình luận ngắn:
Phân tích thể loại “Bình luận ngắn” để nắm được ngun lí của nó
chủ yếu dựa vào chính tiêu đề của thể loại báo chí này. Ngun lí
gồm có 2 phần Bình - Luận liên quan chặt chẽ vào bổ sung hợp lí cho
nhau để tạo nên một tác phẩm báo chí hay và để lại nhiều ấn tượng
trong suy nghĩ của mỗi người đọc.

Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần “Luận”. Luận ở đây có
nghĩa là lý luận, là đánh giá, tác giả sẽ sử dụng những kiến thức mà
mình có để lập luận, phân tích, đánh giá về một vấn đề hay một sự
kiện nào đó và thơng qua bài viết của mình giúp cho người đọc hiểu
và có thêm thông tin về vấn đề sự kiện đang quan tâm. Tiếp theo là
phần “Bình”, là lúc đưa ra những quan điểm, ý kiến riêng của nhà
báo đối với sự kiện, vấn đề nóng mà tác giả định thơng tin đến cho
công chúng. Tác giả sẽ nhận xét, đánh giá như: đồng tình, ủng hộ, lên
án, phê phán, phản đối đối với sự kiện và vấn đề đang quan tâm điều
đó sẽ giúp cho tác phẩm trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn, giúp cho
người đọc có những cái nhìn chân thực và rõ nét thông qua những
quan điểm, ý kiến của tác giả. Vậy nguyên lí của thể loại “Bình luận
ngắn” chính là người viết sẽ tìm hiểu và thu thập thông tin về sự
15


kiện, sau đó sẽ suy nghĩ, đánh giá về sự kiện, nêu lên những quan
điểm, ý kiến và thái độ của mình đến với cơng chúng thơng qua tác
phẩm có sử dụng các phương pháp phân tích, lập luận sắc sảo, ngắn
gọn, súc tích, cùng với các giải thích, bình chú rõ ràng, thiết lập bố
cục bài viết hợp lí nhằm mục đích cuối cùng là đưa đến cho người
đọc cái nhìn nhiều chiều, khách quan, chân thực và tồn diện về vấn
đề họ đang quan tâm đồng thời xây dựng được trọng tâm bài viết hay,
có nhiều dẫn chứng có giá trị, giàu hình ảnh nhằm thuyết phục được
cơng chúng báo chí.

16


III. Kết luận:

Khi một sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội, được các phương tiện truyền
thông loan báo rộng rãi, trong cơng chúng sẽ có những cách hiểu khác nhau
tùy theo trình độ hiểu biết và lợi ích của mỗi người. Điều chắc chắn là mỗi
người đều sẽ có những cách giải thích riêng và cách hiểu riêng. Trước tình
trạng đó, bài bình luận phải có đủ lí lẽ và chứng cứ để làm sáng tỏ bản chất
của vấn đề, thuyết phục người đọc. Và chúng ta có thể thấy rằng thể loại
bình luận ngắn tuy vẫn cịn có nhiều nhược điểm nhưng đã phần nào đáp
ứng được nhu cầu của bạn đọc. Thể loại bình luận ngắn thực sự đang trở
nên vơ cùng cần thiết và có tác dụng lớn đối với cơng chúng nói riêng và
báo chí nói chung, nó tạo ra một mơi trường mở, tương tác cao giữa những
người yêu báo và làm báo trong xã hội hiện đại ngày nay.

17


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................................18

18



×