Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tieu luan TPBC vấn đề và việc phát hiện, phản ánh vấn đề trong tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.1 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
Đối với một nhà báo, tác phẩm báo chí chính là đứa con tinh
thần được sinh ra sau một quá trình ấp ủ, trăn trở và sáng tạo lâu dài
của họ. Đứa con tinh thần đó chính là cơng trình đầy tâm huyết của
bất kì một thư kí thời đại nào. Tác phẩm báo chí khơng thể hình
thành ngay một lúc mà phải trải qua một thời gian nghiên cứu, tìm
tịi, phát hiện, tiếp cận, thu thập, xử lý thơng tin, biên tập, xuất
bản,... gọi chung là quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí của nhà báo.
Một tác phẩm báo chí hay là tác phẩm phản ánh đúng, trúng và
trình bày một cách hấp dẫn những vấn đề mà công chúng độc giả
quan tâm, tạo được dư luận xã hội dẫn đến thay đổi nhận thức, thái
độ và hành vi của cơng chúng. Khi xem xét bất kì một tác phẩm báo
chí nào ta cũng cần xem xét đầy đủ cả hai mặt: nội dung (đề tài, chủ
đề, sự kiện, chi tiết, vấn đề, tư tưởng, nhân vật, chính kiến của tác
giả) và hình thức (kết cấu, ngơn ngữ, thể loại) của tác phẩm báo chí
ấy. Một tác phẩm báo chí khơng nhất thiết phải có đầy đủ các yếu tố
trên nhưng để có một tác phẩm báo chí hồn thiện, hay và hấp dẫn
cơng chúng thì nhất thiết phải nắm vững từng yếu tố và tuân thủ quy
trình sáng tạo tác phẩm báo chí.
Ngày nay, cuộc chạy đua thông tin khốc liệt đang khiến các nhà
báo phải làm việc cật lực hơn, nhanh hơn để bắt kịp dịng chảy thời
sự. Tuy nhiên, đây cũng chính là con dao hai lưỡi có thể giết chết
khả năng sáng tạo của nhà báo. Để khơng bỏ sót thơng tin, họ phải
viết, viết và viết mà vơ tình qn mất khâu tư duy đề tài, phát hiện
vấn đề và phản ảnh vấn đề sao cho hay, hấp dẫn được độc giả của
1


mình. Vấn đề dù chỉ là yếu tố rất nhỏ trong các yếu tố nội dung của
tác phẩm báo chí nhưng nếu thiếu nó tác phẩm báo chí sẽ trở nên
đơn điệu và vơ hình chung trở thành những tác phẩm vơ thưởng vơ


phạt, khơng có tác dụng đối với công chúng độc giả. Cuộc chạy đua
thông tin cũng vô tình khiến các nhà báo từ năng động trở nên chây
ỳ trong tư duy, tìm tịi dẫn đến việc phát hiện, phản ánh vấn đề trở
nên khơng cịn cần thiết nữa. Nhưng đó là quan điểm sai lầm, lệch
lạc, nhất là đối với lớp phóng viên trẻ mới vào nghề. Chính trong
cuộc chạy đua nước rút này mới là lúc cần đến những đầu óc tư duy,
nhạy bén trước thời cuộc, trước các vấn đề thời sự, các vấn đề mang
tính quyết định.
Trong phạm vi một tiểu luận của mơn học, tơi chỉ xin trình bày
ngắn gọn những quan điểm của mình về một khía cạnh nhỏ trong
các yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí dựa trên một số nguồn tài
liệu học tập, tham khảo sẵn có: “Vấn đề và việc phát hiện, phản
ánh vấn đề trong tác phẩm báo chí”.

2


NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG:
1.1.Tác phẩm báo chí:
Trước khi xem xét tác phẩm báo chí, ta cần hiểu Tác phẩm là gì?
Điều 9 Nghị định 100/200/NĐ-CP quy định Tác phẩm là sản phẩm sáng
tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ
phương tiện hay hình thức nào. Tác phẩm còn được thể hiện bằng các ký hiệu
thay cho chữ viết như chữ nổi, ký hiệu tốc ký, ký hiệu tương tự khác mà có
thể sao chép bằng nhiều hình thức khác nhau.
Các loại tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được nhà nước bảo
hộ gồm:
-


Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm

khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.
-

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được thể hiện dưới dạng

ngơn ngữ nói và được định hình dưới dạng vật chất nhất định (Điều 10 Nghị
định 100/2006/NĐ-CP).
-

Tác phẩm sân khấu bao gồm thuộc loại hình biểu diễn như kịch nói,

nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm
sân khấu khác (Điều 13 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
-

Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương

tự là tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu
ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện
trên chất liệu nhất định có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các
thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Tác phẩm điện ảnh gồm các loại phim truyện,
phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác
(Điều 16 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
-

Tác phẩm báo chí gồm: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng

vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, chun luận, ký báo chí và các thể loại


3


khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình báo, điện tử hoặc các
phương tiện khác (Điều 11 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
-

Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt

trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc khơng có lời, khơng phụ
thuộc vào việc trình diễn hay khơng (Điều 12 Nghị định 100/2006 NĐ-CP).
-

Tác phẩm kiến trúc là bản vẽ thiết kế thể hiện ý tưởng sáng tạo về

ngôi nhà, cơng trình xây dựng, quy hoạch khơng gian đã hoặc chưa xây dựng.
Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ, thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt,
phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp cơng
trình kiến trúc, tổ chức khơng gian, kiến trúc cảnh quan một vùng, đô thị, hệ
thống đô thị, khu chức năng, đô thị, khu dân cư (Điều 17 Nghị định
100/2006/NĐ-CP).
-

Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình

khối, màu sắc, bố cục như hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và
các hình thức thể hiện khác tồn tại dưới dạng độc bản. Đối với loại hình đồ
hoạ có thể thể hiện đến phiên bản thứ 50, có số thứ tự và có chữ ký của tác giả
(Điều 15.1 Nghị định 100/2006/Nđ-CP).

-

Mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình

khối, màu sắc, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với đồ vật hữu
ích, được sản xuất hàng loạt, bằng tay hoặc bằng máy như biểu trưng, hàng
thủ cơng mỹ nghệ, hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm (Điều
15.2 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
-

Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách

quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay
có thể tạo ra bằng bất cứ phương tiện kỹ thuật nào. Có thể là phương pháp hoá
học, điện tử, hoặc phương pháp khác (Điều 16 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
-

Bản hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, các loại

cơng trình khoa học (Điều 18 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
-

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
4


-

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (Điều 14 luật SHTT).


Từ khái niệm Tác phẩm ta có thể rút ra Tác phẩm báo chí chính là sản
phẩm sáng tạo của nhà báo, được đăng tải trên các phương tiện truyền thông
đại chúng và được pháp luật bảo hộ về quyền tác giả. Tuy nhiên, lao động nhà
báo nhằm sáng tạo ra tác phẩm báo chí cũng địi hỏi những quy chuẩn riêng
như bất kì một hình thức lao động sáng tạo nào khác. Đó là q trình lao động
lâu dài của một cá nhân hay của cá một tập thể để cho ra đời đứa con tinh thần
nhằm phục vụ nhu cầu thơng tin của cơng chúng, góp phần định hướng, giáo
dục nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng tiếp nhận thông tin.
Cho nên, xem xét một cách đầy đủ thì Tác phẩm báo chí là thuật ngữ
dùng để chỉ một sản phẩm tư duy của nhà báo, lấy hiện thực khách quan làm
đối tượng nghiên cứu và phản ánh, có hình thức tương ứng với nội dung
thơng tin. Thuật ngữ tác phẩm báo chí cịn được sử dụng để chỉ hình thức thể
loại tác phẩm báo chí được định danh cụ thể như: tin, tường thuật, phản ánh,
phỏng vấn, phóng sự, điều tra, bình luận xã luận, chuyên luận,… Tác phẩm
báo chí là bộ phận cấu thành một sản phẩm báo chí, được đăng tải trên các
phương tiện truyền thơng đại chúng. Nó có giá trị tạo lập dư luận xã hội, làm
thay đổi nhận thức và hành vi của người tiếp nhận thông tin. Tác phẩm báo
chí được pháp luật bảo hộ quyền tác giả và được trả nhuận bút.
Tác phẩm báo chí là một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa
nội dung và hình thức là quan hệ bên trong cơ bản của nó. Tính chất chỉnh thể
của tác phẩm báo chí mang ý nghĩa tương đối trong mối quan hệ với sản
phẩm báo chí hồn chỉnh. Một tác phẩm báo chí dù hay đến đâu, chất lượng
thơng tin cao như thế nào cũng khơng có ý nghĩa nếu nó khơng được chuyển
tải đến công chúng thông qua một sản phẩm báo chí hồn chỉnh. Tuy nhiên,
xét trong một sản phẩm báo chí hồn chỉnh thì tác phẩm báo chí lại có tính
độc lập tương đối. Tính độc lập tương đối đó thể hiện ở việc cơng chúng tiếp
nhận, đánh giá nó như một chỉnh thể riêng biệt và khả năng tác động của nó
đến cơng chúng, xã hội tùy thuộc vào thơng điệp mà nó mang lại. Chính mối
5



quan hệ giữa sản phẩm báo chí và tác phẩm báo chí tạo nên mối quan hệ và sự
gắn kết giữa các cá nhân và tập thể trong hoạt động báo chí.
1.2.Các yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí:
Khi xem xét một tác phẩm báo chí, người ta thường quan tâm đến hai
phương diện chủ yếu của nó là nội dung và hình thức. Hai phương diện này
gắn bó hữu cơ, chi phối lẫn nhau để tạo nên chất lượng chung của tác phẩm
báo chí.
Nội dung tác phẩm báo chí là một phạm vi, một bộ phận cuộc sống hiện
thực được phản ánh qua sự lựa chọn, nhận thức sáng tạo của nhà báo. Những
tiêu chí về nội dung có ý nghĩa quyết định trong việc đánh giá chất lượng tác
phẩm báo chí. Các yếu tố nội dung trong tác phẩm báo chí bao gồm: sự kiện,
chi tiết, chủ đề, đề tài, vấn đề, tư tưởng, nhân vật và chính kiến của tác giả.
Trước khi xem xét yếu tố vấn đề, ta cần tìm hiểu sơ lược các yếu tố khác
để có cái nhìn tổng qt về nội dung của tác phẩm báo chí cũng như đặt vấn
đề trong mối quan hệ với các yếu tố khác để làm rõ bản chất của nó.
1.2.1. Sự kiện:
Sự kiện được cho là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố nội dung.
Nó là chất liệu cơ bản nhất để sáng tạo nên tác phẩm báo chí, là tiêu chí đầu
tiên, quan trọng nhất để đánh giá chất lượng thông tin. Sự kiện chi phối các
yếu tố nội dung khác, là cơ sở hàng đầu trong việc vận dụng các yếu tố hình
thức nhằm tạo thành tác phẩm báo chí hoàn chỉnh.
Sự kiện bao gồm sự kiện bản thể và sự kiện nhận thức. Sự kiện bản thể
là một trạng thái hiện thực khách quan, một giai đoạn, một bộ phận tương đối
hồn chỉnh nào đó của các tiến trình vận động trong đời sống hiện thực.
Sự kiện nhận thức là phán đoán của nhà báo ghi nhận về một trạng thái
của hiện thực khách quan. Sự kiện nhận thức chỉ bao hàm một số khía cạnh,
phương diện nào đó của sự kiện bản thể, được nhà báo quan tâm chú ý vì
chúng có ý nghĩa đối với xã hội. Hàng ngày có vơ vàn sự kiện diễn ra nhưng
việc lựa chọn sự kiện để sáng tạo nên tác phẩm báo chí lại phụ thuộc vào ý

6


thức, quan điểm chính trị - xã hội, trình độ nghề nghiệp của nhà báo hay tơn
chỉ, mục đích mà tòa soạn báo đặt ra.
1.2.2. Chi tiết:
Chi tiết hay còn gọi là tình tiết là bộ phận nhỏ nhất của sự kiện. Chi tiết
có thể là một hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con người hay một trạng
thái cụ thể của hồn cảnh diễn ra sự kiện.Thơng qua các chi tiết, nhà báo mô
tả, phản ánh sự kiện. Mối quan hệ giữa các chi tiết là chất liệu làm nên tính
logic của sự kiện.
Trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sự lựa chọn, xác định các chi
tiết diễn ra sau khi đã có sự lựa chọn sự kiện. Để phát hiện chi tiết “đắt” đòi
hỏi người làm báo phải có sự hiểu biết bao quát mọi khía cạnh, tìm hiểu một
cách tỉ mỉ với sự quan sát kỹ càng từng bộ phận, từng biểu hiện của sự kiện.
Từ đó đưa ra sự so sánh, phân tích để tìm ra những chi tiết có ý nghĩa đối với
nội dung tác phẩm báo chí.
1.2.3. Vấn đề:
Vấn đề trong tác phẩm báo chí được hình thành từ những tình huống có
vấn đề. Đó là những tình huống mà trong đó xuất hiện sự mâu thuẫn giữa thực
trạng và yêu cầu, giữa những chiều hướng vận động khác nhau của các tiến
trình xã hội hoặc mâu thuẫn giữa quy mơ, tính chất khách quan của sự kiện,
hiện tượng với nhận thức hiện thời về chúng.
Vấn đề có kết cấu nội dung phức tạp hơn sự kiện. Vấn đề không phản
ánh mối quan hệ mà là tổng hợp nhiều mối quan hệ, mâu thuẫn giữa các đối
tượng. Việc phát hiện và phản ánh vào trong tác phẩm báo chí những vấn đề
có ý nghĩa đối với đời sống xã hội là một biểu hiện về chất lượng của tác
phẩm báo chí.
1.2.4. Đề tài:
Đề tài là phạm vi đời sống hiện thực được phản ánh vào tác phẩm báo

chí. Trong báo chí, đề tài được hiểu theo hai cấp độ khác nhau: đề tài của tác
phẩm (chính là sự kiện hay vấn đề mà nhà báo hướng tới, nhận thức và phản
7


ánh vào tác phẩm) và đề tài của một hoặc một nhóm nhà báo được chun
mơn hóa (tương ứng với các lĩnh vực hoạt động trong đời sống hiện thực như
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc tế,...).
Đề tài giữ vai trò tiền tố trong mối quan hệ với các yếu tố nội dung của
tác phẩm báo chí. Về một mặt nào đó nó gần với khái niệm đối tượng phản
ánh của báo chí.
1.2.5. Chủ đề:
Chủ đề chính là ý đồ, ý định, ý tưởng của tác giả muốn chuyển tải đến
cơng chúng thơng qua tác phẩm của mình. Chủ đề thuộc về chủ quan nhưng
không phải là chủ quan thuần túy mà là kết quả nhận thức những vấn đề của
thực tiễn cuộc sống. Chủ đề bài báo tốt thường gắn với những vấn đề bức xúc,
những trăn trở, suy nghĩ hay mong đợi của công chúng độc giả, của nhiều
người trong xã hội.
1.2.6. Tư tưởng:
Tư tưởng là một thành tố có vai trị quyết định trong nội dung tác phẩm
báo chí, là quan điểm sống, nhân sinh quan, thế giới quan của tác giả được
phản ánh vào trong tác phẩm báo chí. Bản thân thành tố tư tưởng không hiện
diện như một bộ phận cụ thể của văn bản tác phẩm báo chí. Nó là sự thống
nhất của mọi thành tố nội dung biểu hiện qua các chi tiết cụ thể, qua mối quan
hệ giữa các chi tiết, các sự kiện.
Tất cả các yếu tố nội dung đều phục vụ cho sự biểu đạt tư tưởng nhưng
bản thân tư tưởng trong tác phẩm báo chí cịn mang tính phổ biến, có ý nghĩa
đối với đời sống xã hội. Tính thuyết phục của tư tưởng chỉ đạt được thơng qua
việc lựa chọn các chi tiết, trình bày sự kiện một cách khách quan, khéo léo,
phù hợp với yêu cầu của cơng chúng.

1.2.7. Nhân vật:
Trong tác phẩm báo chí, con người là đối tượng phản ánh chính. Có
nhiều nhân vật cùng xuất hiện trong một tác phẩm báo chí (nhân vật chính,
nhân vật phụ, nhân vật trung tâm).
8


Trong đó, nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác
phẩm báo chí, với hình dáng riêng, tính cách riêng, hành động riêng, số phận
riêng. Nhân vật chính bao gồm nhân vật chính diện (gương người tốt việc tốt),
nhân vật phản diện (cần phê phán, loại bỏ), nhân vật nổi tiếng mà cơng chúng
tị mị muốn biết, nhân vật có số phận thiệt thịi cần được cảm thơng, chia sẻ.
Nhân vật phụ là những người có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến
nhân vật chính, nằm trong mối quan hệ chung – riêng với nhân vật chính.
Những người này đóng vai trị cung cấp thơng tin, đánh giá, dự đốn,... về
nhân vật chính.
Nhân vật trung tâm là nhân vật quan trọng nhất, có liên quan, chi phối
nhiều nhất đến nhân vật chính, tạo ra những bước thăng trầm, có thể làm thay
đổi số phận của nhân vật chính (như lãnh đạo, chuyên gia, người đỡ đầu,...)
1.2.8. Chính kiến của tác giả:
Mỗi nhà báo đều có quan điểm cầm bút riêng của mình, có cách phân
tích, lý giải, bình bàn về sự việc theo cách nhìn, cách hiểu của riêng mình.
Tuy nhiên, quan điểm riêng của nhà báo được “hòa chung” vào quan điểm của
tòa báo mà anh ta làm việc, nền báo chí mà anh ta phục vụ. Ý kiến chủ quan
của nhà báo bị chi phối bởi sự thật khách quan mà anh ta đang khám phá. Nhà
báo khơng có quyền bóp méo hay tơ phồng sự thật. Ý kiến của nhà báo chỉ
góp phần làm rõ thêm bản chất sự thật vốn có.
2. VẤN ĐỀ TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ:
2.1.Khái niệm:
Theo từ điển Tiếng Việt, vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu và

giải quyết. Có những vấn đề tồn tại hàng trăm năm mà bản chất có thể khơng
thay đổi hoặc đã nâng cấp lên trình độ mới, được biểu hiện ở một hình thức
mới. Chẳng hạn vấn đề tệ nạn xã hội, giá cả, văn hóa ứng xử,...
Trong tác phẩm báo chí, vấn đề được hình thành từ những tình huống
cần được xem xét, nghiên cứu và tìm hướng giải quyết. Đó là những tình
huống mà trong đó xuất hiện những mâu thuẫn khó giải quyết như mâu thuẫn
9


giữa thực trạng và yêu cầu, giữa những chiều hướng vận động khác nhau của
các tiến trình xã hội hoặc mâu thuẫn giữa quy mơ, tính chất khách quan của
sự kiện, hiện tượng với nhận thức hiện thời về chúng.
Thời gian gần đây, dịch sởi ngày càng lan rộng trên cả nước. Theo báo
cáo của Bộ Y tế, ngày 3/5 cả nước có thêm 52 trường hợp mắc sởi, nâng số
người bị sởi từ đầu năm 2014 đến nay lên 3.982 người. Trước tình hình đặc
biệt nghiêm trọng như vậy phía Bộ Y tế lại thể hiện những thái độ hết sức thờ
ơ, đưa ra những nguyên nhân không thuyết phục như “bệnh sởi bùng phát
mạnh là do biến đổi khí hậu”,... Đây chính là vấn đề cần được xem xét,
nghiên cứu và giải quyết bởi nó chứa đựng mâu thuẫn giữa thực trạng và yêu
cầu. Cả xã hội mà đặc biệt là những gia đình có bệnh nhi mắc sởi đang cần
những phương pháp trợ giúp hữu hiệu hay ít nhất là những lời động viên, an
ủi, trấn an lịng dân chứ khơng phải là thái độ thiếu trách nhiệm của các cấp
lãnh đạo. Báo chí đã đi sâu xem xét vấn đề này, thể hiện ngòi bút đấu tranh vì
một xã hội tiến bộ hơn. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc để tạo nên sự hài hòa
giữa nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhu cầu của cơng chúng.

10


Hàng loạt những bài báo về vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu ngành Y tế trên báo Tuổi Trẻ


Vấn đề trong tác phẩm báo chí cịn là kết quả của những tình huống có
vấn đề và được biểu hiện dưới dạng câu hỏi mang tính logic. Việc tìm ra câu
trả lời cho vấn đề đặt ra là một yêu cầu rất lớn đối với không chỉ những người
cầm bút mà cịn đối vời tồn xã hội. Nói cách khác, vấn đề là tri thức về các
phương diện, bộ phận của thực tiễn mà bản chất, đặc trưng của nó chưa được
biết đến, nhưng sự hiểu biết về chúng là cần thiết nhằm thực hiện các chức
năng của báo chí.

11


Phịng cấp cứu Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM – Nguồn: Tuổi Trẻ

Trở lại với câu chuyện của ngành Y tế, thời gian qua báo chí đã điểm
danh hàng loạt những bê bối, những tình huống có tính vấn đề như nhân bản
kết quả xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức; Thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết
người, vứt xác phi tang; Y tá rút bớt vắc xin trẻ em ở 70 Nguyễn Chí Thanh –
Hà Nội; 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ở Quảng Trị; Điều dưỡng làm rơi 5 trẻ
sơ sinh; Trưởng khoa Nhi làm chết trẻ tại phòng khám riêng;... Và rất nhiều
câu chuyện đau lòng khác mang tên Y Đức. Báo Tuổi Trẻ Tp. HCM đã thực
hiện bài viết Lòng tin và Ngành y tế để bàn về vấn đề này. Trong đó, tác giả
Trần Khuê đặt ra câu hỏi: “Mối quan hệ giữa chủ thể “dân” và định chế xã hội
thường mang tính bất cân xứng vì chủ thể “dân” thiếu kiến thức chuyên môn,
thiếu tài lực, bị hạn chế và lệ thuộc vào định chế xã hội. Vậy làm thế nào để
cân bằng”. Đây có lẽ là câu hỏi khơng chỉ tác giả Trần Khuê hay báo Tuổi Trẻ
trăn trở mà là sự trăn trở của cả xã hội. Bởi không đâu thể hiện “tình trạng
lịng tin” rõ nét hơn ngành y tế. Mối quan hệ giữa người bệnh (chủ thể dân) và
người cung cấp dịch vụ y tế (định chế xã hội) luôn luôn mất cân xứng bởi bên
cung cấp dịch vụ y tế là bên nắm ưu thế vượt trội hơn về chuyên môn, cơ sở

vật chất, quyền tiếp nhận điều trị, quyền định đoạt chất lượng dịch vụ dành
cho người bệnh cần chăm sóc y tế. Vậy để điều hịa mối quan hệ này thì cần

12


giải quyết như thế nào? Đó chính là câu chuyện về y đức, về giá trị phục vụ
và niềm tin của người bệnh khi đến với các cơ sở y tế mà báo chí đã đề cập
khá rõ ràng trong thời gian vừa qua. “Xây dựng hay làm xói mịn niềm tin đều
phụ thuộc vào sự chủ động "tận tâm phục vụ" của nhân viên y tế”.
Từ ví dụ trên có thể thấy, vấn đề trong tác phẩm báo chí ln xuất phát
từ những tình huống cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết và được đặt
dưới dạng những câu hỏi. Vấn đề phản ánh những tính chất và đặc điểm của
tình huống có vấn đề. Ý nghĩa của vấn đề bị quy định bởi vai trị của nó đối
với việc giải quyết các nhiệm vụ do thực tiễn xã hội đặt ra và cơng chúng bạn
đọc chỉ có thể nhận thức được tính chất, đặc điểm của vấn đề ngay trong tình
huống hình thành ra nó. Việc phát hiện và phản ánh vào tác phẩm những vấn
đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội là một biểu hiện về chất lượng của tác
phẩm báo chí.
2.2.Tiêu chí của vấn đề:
Vấn đề chỉ là một yếu tố rất nhỏ trong 8 yếu tố nội dung của tác phẩm báo
chí. Thế nhưng, để nhận biết vấn đề và làm rõ chúng khơng phải là điều dễ dàng,
đó là cơng việc khó khăn địi hỏi người cầm bút phải có cái nhìn tồn cục, bao
qt, có kiến thức chun mơn vững vàng và kinh nghiệm thực tiễn dày dạn.
Dưới đây là một số tiêu chí để nhận biết vấn đề trong tác phẩm báo chí:
Thứ nhất, vấn đề gồm nhiều sự kiện có cùng bản chất hợp thành (mang
tính khái qt). So với sự kiện, vấn đề có kết cấu phức tạp hơn. Vấn đề không
phản ánh một mối quan hệ mà là tổng hợp nhiều mối quan hệ, mâu thuẫn giữa
các đối tượng.


13


Hai trong số những vụ tham nhũng lớn nhất năm 2013

Năm 2013 là một trong những năm có nhiều sự kiện tham nhũng gây
chấn động dư luận nhất. Phải kể đến là sự kiện Cựu cục trưởng Hàng Hải
14


Dương Chí Dũng bị đề nghị án tử hình, Truy tố Bầu Kiên với hàng loạt tội
danh, vụ Huyền Như lừa đảo gần 5.000 tỉ đồng, vụ án tham nhũng ở Cơng ty
ALC II: Tồ tun 2 án tử hình,... Đây là hàng loạt những sự kiện mang cùng
một bản chất hợp thành vấn đề tham nhũng hay chính là vấn đề ln ln
được báo chí quan tâm, đấu tranh hàng đầu. Thông qua từng sự kiện riêng lẻ,
người ta chỉ biết đến từng đối tượng cụ thể, đặt trong từng hoàn cảnh, điều
kiện cụ thể. Nhưng nếu đặt các sự kiện này theo các tiêu chí đặt ra như mức
độ nghiêm trọng, chức vụ quyền hạn, tính chất kiện,... thì sẽ hình thành nên
vấn đề mà thơng qua các tác phẩm báo chí cơng chúng độc giả có thể dễ dàng
nhận biết vấn đề đó.
Ngày nay, trình độ của công chúng độc giả ngày càng được nâng cao.
Người ta tiếp nhận thông tin từng giây từng phút và mỗi người đều có cách xử
lý thơng tin, thâu tóm thơng tin riêng. Vì vậy, đơi khi các tịa soạn báo, cơ
quan báo chí cũng căn cứ vào phản hồi của bạn đọc qua từng sự kiện để xâu
chuỗi thành vấn đề sao cho phù hợp với lòng dân và cân bằng với nhiệm vụ
chính trị đã được đặt ra.
Thứ hai, vấn đề chứa đựng mâu thuẫn, gồm cả bề rộng lẫn bề sâu, cần
được giải quyết nhưng có thể giải quyết ngay hay không thể giải quyết ngay
lập tức mà cần có thời gian để nghiên cứu và giải quyết, cần có sự vào cuộc
và phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan chức năng.


15


Câu chuyện làm ăn của các tập đoàn kinh tế nhà nước và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Câu chuyện về các tập đoàn kinh tế nhà nước được đầu tư vốn lớn nhưng
làm ăn thua lỗ có thể xem là vấn đề chứa đựng mâu thuẫn trong cả bề rộng lẫn

16


bề sâu. Đề tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, cứu vãn tình thế và cải thiện
tình hình thực tại khơng phải là vấn đề có thể giải quyết một sớm một chiều
mà cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, có lộ trình và có sự đồng thuận
của tất cả các bên liên quan. Tác phẩm “Tập đoàn kinh tế nhà nước – Những
lát cắt thời sự” trên báo Công an Nhân dân và các tác phẩm trên báo
Vietnamnet,... là những tác phẩm nêu lên được vấn đề mang tính mâu thuẫn
này. Tuy nhiên, việc giải quyết hay không giải quyết lại tùy thuộc vào các cơ
quan chức năng.

Thứ ba, vấn đề mang tính thời đại, giai đoạn lịch sử.
Những nhà báo hiện đại có lẽ khơng ai không biết đến loạt 15 bài “Đêm
trước đổi mới” của nhóm tác giả Hồng Chức Ngun – Xn Trung – Quang
Thiện đăng trên báo Tuổi Trẻ Tp. HCM năm 2006. Đó là loạt bài phản ánh

17


thời kỳ bao cấp ở Việt Nam trước năm 1986. Loạt bài đã gợi lại những hình

ảnh về sổ gạo, tem phiếu, bù giá vào lương,... mà ngày nay đã trở thành ký ức.
Đó cũng là loạt bài để người đọc nhìn lại cơng cuộc đổi mới, để thấy được sự
nghiệp đổi mới vĩ đại của Việt Nam. Ngay sau loạt bài này, rất nhiều bạn đọc
đã gọi đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ yêu cầu đăng lại bài ký sự “Cái đêm hơm
ấy... đêm gì?” của tác giả Phùng Gia Lộc đăng trên báo Văn Nghệ một thời
gây sóng gió trong dư luận. “Đó là những ngày âm ỉ mà nóng cháy của “Đêm
trước”, và Thanh Hóa là một trong những điểm nóng nhất. Ở đấy cuộc đấu
tranh giữa các lực lượng bảo thủ và các lực lượng đòi hỏi đổi mới có thể nói
đã đến mức sống mái, thậm chí theo nghĩa đen của từ này. Một khơng khí
khủng bố thật sự, uy hiếp đến cả tính mạng của nhiều người dũng cảm đấu
tranh, trong đó có nhiều anh chị em cầm bút”.
Đó chính là những tác phẩm thể hiện được những vấn đề mang tính chất
quyết định của một giai đoạn lịch sử cụ thể hay thay đổi vận mệnh của cả một
dân tộc, quốc gia mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Tất nhiên, đây
là những vấn đề rất khó phản ánh mà khơng phải nhà báo nào cũng có thể đưa
vào tác phẩm của mình. Những vấn đề này thường gắn liền với các mốc lịch
sử, các sự kiện mang tính quốc tế và mang tầm vĩ mơ. Tuy nhiên, dưới ngịi
bút của các nhà báo_những thư kí thời đại, người đọc vẫn tiếp nhận dễ dàng
bởi cách tiếp cận và cách sử dụng ngơn ngữ đại chúng, bình dân của tác giả.

18


.
3. VIỆC PHÁT HIỆN – PHẢN ÁNH VẤN ĐỀ TRONG TÁC
PHẨM BÁO CHÍ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÀ BÁO:
3.1.Phát hiện – phản ánh vấn đề trong tác phẩm báo chí:
3.1.1. Phát hiện – phản ánh vấn đề đặt trong mối quan hệ với các
yếu tố nội dung khác:
Vấn đề khi đặt trong mối quan hệ với các yếu tố nội dung khác của tác

phẩm báo chí ln đóng một vai trị rất quan trọng, góp phần hình thành nên
một tác phẩm báo chí hay và hấp dẫn người đọc. Vì vậy, trước khi xác định
vấn đề và đưa nó vào tác phẩm của mình, nhà báo cần nắm rõ được các yếu tố
nội dung của một tác phẩm báo chí. Từ các yếu tố đó, nhà báo có thể dễ dàng
tìm ra được vấn đề cần phản ánh và thể hiện vào tác phẩm. Điều này không
chỉ mang lại linh hồn cho tác phẩm báo chí mà cịn tránh việc viết sai định
hướng, lạc đề khi sáng tạo tác phẩm báo chí của nhà báo.

19


Một số nhà nghiên cứu cho rằng vấn đề nằm trong đối tượng phản ánh
của tác phẩm báo chí (hay còn gọi là đề tài) cùng với sự kiện, hiện tượng và
nhân vật (hay chân dung con người). Lúc này, để trả lời cho những câu hỏi
Viết về ai? Viết về cái gì? Về lĩnh vực nào trong cuộc sống? Nhà báo phải tìm
tịi, nghiên cứu để phát hiện ra đề tài. Chính trong q trình tìm đề tài vấn đề
sẽ xuất hiện. Hay khi nhà báo phát hiện ra một vấn đề nào đó thì tất yếu sẽ có
đề tài. Cho nên, đôi khi đề tài trùng với vấn đề bởi đề tài nằm ngay trong cuộc
sống, xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, có thể ẩn sâu dưới nhiều tầng sự kiện,...
Mà bất cứ một sự kiện trong cuộc sống xung quanh con người đều ẩn chứa
trong đó những vấn đề nhất định. Chẳng hạn, cùng một đề tài mơi trường
nhưng có rất nhiều vấn đề được nêu ra bàn luận như vấn đề xử lý nước thải,
vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề đa dạng sinh học và sử dụng đất, giải quyết
vấn đề khan hiếm nguồn nước,... Việc lựa chọn vấn đề để khai thác có thể tùy
thuộc vào hồn cảnh cụ thể của địa phương, phụ thuộc vào mức độ thời sự
của vấn đề đó,... Nhà báo cần dựa vào những tiêu chí này để cân nhắc trước
khi lựa chọn vấn đề để phản ánh trong tác phẩm của mình.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, vấn đề bắt nguồn từ
những sự kiện và nhỏ hơn nữa là những chi tiết, tình tiết. Sự kiện trong tác
phẩm báo chí giống như những hàng gạch đầu tiên của những phương tiện

diễn tả sơ đẳng. Sự kiện là một yếu tố của hiện thực, của nhận thức và là một
yếu tố của bài báo. Hay nói cách khác, sự kiện là nguồn gốc của thông tin, là
đối tượng của nhận thức và là phương tiện giúp các nhà báo nhận thức. Nhờ
có sự kiện mà nhà báo có thể chỉ ra những mối liên hệ giữa hoàn cảnh cụ thể
với vấn đề có quy mơ lớn, vạch rõ mối quan hệ nhân quả của sự việc xảy ra,
chỉ ra mức độ hội nhập của mình vào tình huống, chỉ ra phương án phát triển
của sự kiện trong nững điều kiện tương đương xảy ra. Tùy theo đó mà trong
bài báo sẽ có mức độ cụ thể nhiều hay ít. Hay khi theo dõi diễn biến của bất kì
một sự kiện nào, nhà báo sẽ phát hiện ra được những chi tiết, tình tiết hay, hấp
dẫn để đưa vào bài viết. Từ những sự kiện, những chi tiết, những viên gạch
20


đầu tiên đó, nhà báo dễ dàng xâu chuỗi, kết nối lại thành vấn đề một cách
logic, hợp lý nhất.
Bản thân sự kiện ln hàm chứa một ý nghĩa chính trị - xã hội nào đó,
bởi nó là kết quả hoạt động của những con người cụ thể hoặc liên quan chặt
chẽ với đời sống xã hội. Hơn nữa, khi lựa chọn phản ánh một sự kiện nào đó
nhà báo bao giờ cũng xét đốn ý nghĩa của nó trên cơ sở quan điểm chính trị,
khả năng tiếp cận, nhận thức cũng như định hướng sáng tạo của mình. Vì vậy,
việc căn cứ vào sự kiện, chi tiết để phát hiện ra vấn đề là việc làm vô cùng
quan trọng đối với nhà báo trong quá trình tác nghiệp, hành nghề.
Chẳng hạn sự kiện Việt Nam đăng cai ASIAD 18 đã gây ra rất nhiều
tranh cãi trong dư luận. Ngay khi Việt Nam được chọn là chủ nhà của sự kiện
thể thao lớn thứ hai thế giới, nhiều ý kiến đã cho rằng nên rút lui bởi chi phí
150 triệu USD là khơng khả thi. Báo chí đã vào cuộc ngay khi thơng tin này
được cơng bố bởi họ nhìn thấy ở đó những vấn đề mang ý nghĩa dân sinh và
những vấn đề mang tầm vĩ mô. Những câu hỏi được đặt ra như Cơ sở hạ tầng
có đủ cho việc đăng cai ASIAD? Có nên bỏ ra số tiến 150 triệu USD để tổ
chức ASIAD khi mà nhân dân cịn nghèo? Nếu tổ chức ASIAD xong thì khối

cơ sở vật chất ấy có tái sử dụng được hay không?,... Căn cứ vào một vài sự
kiện hay những chi tiết, phản hồi của bạn đọc, nhà báo hoàn toàn có thể rút ra
vấn đề mấu chốt để đưa vào bài viết của mình hay dựa vào đó mà thể hiện
chính kiến của mình trong tác phẩm báo chí.

21


3.1.2. Phát hiện – phản ánh vấn đề đặt trong quy trình sáng tạo tác
phẩm báo chí của nhà báo:
Mỗi một tác phẩm báo chí hay sản phẩm báo chí trước khi đến với công
chúng độc giả đều phải trải qua một quá trình lao động, làm việc miệt mài,
nghiêm túc, sáng tạo của nhà báo và của cả cơ quan báo chí. Q trình đó gọi
chung là quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí hay quy trình sản xuất sản phẩm
báo chí. Theo đó, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí là trình tự các bước tiến
hành cần trải qua để có được một tác phẩm báo chí. Nó bao gồm nhiều bước và
nhà báo cần tn thủ các bước trong quy trình ấy. Người ta gọi các bước đó là
quy trình tác nghiệp. Quy trình này địi hỏi nhà báo cần phải thật tinh thơng và
chính sự tinh thơng, khéo léo đó là các kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo

22


Các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí gồm:
1. Nghiên cứu, nắm bắt tình hình thực tiễn đang vận động.
2. Phát hiện chủ đề, đề tài cho bài viết – săn tin.
3. Tiếp cận nguồn tin, thu thập dữ liệu – thông tin.
4. Thể hiện tác phẩm.
5. Biên tập, lên trang, duyệt, in ấn.
6. Tổ chức, phát hành, lên sóng.

7. Theo dõi, xử lí phản hồi từ công chúng và dư luận xã hội.
Căn cứ vào các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí trên đây
có thể thấy rằng, phát hiện vấn đề có thể nằm trong các bước nghiên cứu, nắm
bắt tình hình thực hiện đang vận động; phát hiện chủ đề, đề tài có bài viết –
săn tin; tiếp cận nguồn tin, thu thập dữ liệu – thông tin; theo dõi, xử lý phản
hồi từ công chúng và dư luận xã hội. Trong khi đó, việc phản ánh vấn đề nằm
trong bước thể hiện tác phẩm về cả nội dung và hình thức.


Nghiên cứu, nắm bắt tình hình thực tiễn đang vận động là công việc

hàng ngày, thường xuyên, liên tục của nhà báo. Cơng việc này khơng chỉ giúp
nhà báo có cái nhìn tổng quát về tình hình thực tiễn mà cịn giúp nhà báo có
thể nhanh chóng phát hiện ra đề tài, chủ đề, vấn đề cho tác phẩm báo chí. Việc
nắm vững tình hình, nắm được “mạch đi nhịp thở của cuộc sống” sẽ giúp nhà
báo sớm “ngửi” được những gì đang và sắp diễn ra, đang cựa quậy trong “vỏ
trứng” để săn chờ. Xuất phát từ hiện thực khách quan, nhà báo quan sát,
nghiên cứu, tìm tịi, từ đó phát hiện ra những vấn đề vốn ẩn sâu trong mọi
khía cạnh của cuộc sống. Chẳng hạn, khi quan sát một cơ sở sản xuất thức ăn
mất vệ sinh, nhà báo có thể nghĩ ngay đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hay khi nghiên cứu tài liệu về biển Đơng, nhà báo cũng có thể nghĩa đến vấn
đề chủ quyền biển đảo, kinh tế biển,...


Sau khi nghiên cứu, nắm bắt tình hình cuộc sống, nhà báo có thể có ý

tưởng mới, nảy ra chủ đề nóng nhưng sẽ không sáng tạo nên tác phẩm nếu
không phát hiện được đề tài, vấn đề và sự kiện có khả năng phát biểu chủ đề
23



ấy. Nhà báo nói bằng sự kiện, thơng qua sự kiện mà truyên tải thông điệp đến
công chúng chứ không thể nói bằng lý thuyết chung chung. Nhưng khi phát
hiện được đề tài, sự kiện mà không nảy sinh được vấn đề, không phát hiện
được điều cốt lõi nằm sâu trong sự kiện, không nắm được mạch đi, nhịp thở
của cuộc sống thì cũng khơng thể khai thác hết được vào bài viết và khơng thể
có bài viết sâu sắc, hấp dẫn công chúng. Chẳng hạn, sau sự kiện học sinh
trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11 – Tp. HCM) xé đề cương mơn lịch sử ném
tung tóe xuống sân trường, nếu nhà báo không tư duy, nhanh ý phát hiện vấn
đề thì tác phẩm chỉ đơn thuần là đưa tin, tường thuật sự kiện mà không mổ xẻ
được vấn đề ẩn sau đó như: Phương pháp giảng dạy mơn lịch sử như thế nào
khiến học sinh có thái độ khơng đúng với môn lịch sử? Phải chăng người Việt
đang quay lưng lại với sử Việt?,...
Việc tìm ra chủ đề, đề tài cũng chính là bước đệm giúp nhà báo phát hiện
ra vấn đề. Bằng cách đặt các câu hỏi và tìm câu trả lời hay thông qua các sự
kiện, chi tiết, nhà báo đều có thể dễ dàng tìm ra được vấn đề cần phản ánh cho
tác phẩm báo chí của mình.


Trong q trình săn tin, tiếp cận nguồn tin, thu thập dữ liệu – thông

tin, nhà báo phải sử dụng một số phương pháp như quan sát, phỏng vấn, khai
thác qua tài liệu, văn bản, điều tra xã hội học,... Tất cả những phương pháp
này vừa là nghiệp vụ hành nghề của nhà báo, vừa là phương pháp giúp nhà
báo định hình, phát hiện ra vấn đề mà có thể trong quá trình tìm đề tài, chủ đề
tác giả chưa phát hiện ra.


Khi tác phẩm đã được xuất bản, đã đến với công chúng, nếu tác động


đến dư luận xã hội chắc hẳn tác phẩm đó sẽ nhận được sự phản hồi từ phía độc
giả. Nhà báo cũng có thể phát hiện ra được những vấn đề mới thông qua phản
hồi của độc giả. Ngày nay, việc tổ chức diễn đàn trên báo trực tuyến hay các
trang bạn đọc trên báo in rất được chú trọng. Đó khơng chỉ là nơi tương tác
giữa tòa soạn và bạn đọc mà còn giúp nhà báo, tịa soạn khai thác thơng tin,
xem xét phản ứng của dư luận để kịp thời điều chỉnh mọi vấn đề nếu thiếu sót.
24




Thể hiện tác phẩm sao cho hay, hấp dẫn là một cơng việc khơng hề

đơn giản đối với bất kì một nhà báo nào. Vấn đề càng bức xúc, sự kiện càng
nóng hổi và càng khó xảy ra nhưng lại xảy ra, có thật thì độ hấp dẫn lại càng
cao. Muốn phản ánh vấn đề vào tác phẩm hay nhất trước hết phải phản ánh
đúng bản chất hiện tượng, phải chính xác, trung thực, đúng pháp luật, phù hợp
với quan niệm giá trị văn hóa cộng đồng, đúng với lợi ích của nhân dân, đất
nước,... Bài báo đề cập trúng vấn đề tức là giải thích và giải đáp được câu hỏi
trung tâm, cốt lõi, nóng hổi của vấn đề ấy trong sự quan tâm của dư luận xã
hội và đạt được mục đích cần nói, trúng vào dịp cần thơng tin, tức là thời
điểm thơng tin, vấn đề có khả năng gây được hiệu ứng xã hội mạnh mẽ nhất.
Tuy nhiên, việc phát hiện ra vấn đề và phản ánh vấn đề vào tác phẩm báo
chí là cả một quá trình và cần được xem xét lỹ lưỡng. Bởi vấn đề mà nhà báo
chọn để phản ánh cần phải phù hợp với nhu cầu của công chúng, đồng thời
phải hài hòa với yêu cầu của cấp trên, của tòa soạn, cơ quan chủ quản và cao
hơn nữa là theo sự chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Vì vậy, địi hỏi
nhà báo phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khi
hành nghề.
3.2.Yêu cầu đối với nhà báo:

Để có thể phát hiện vấn đề, yêu cầu đặt ra đối với nhà báo là phải có
những tri thức đầy đủ về lĩnh vực mình quan tâm, bám sát thực tiễn, hiểu biết
rõ những mối quan hệ khác nhau giữa các yếu tố, các bộ phận trong lĩnh vực
đó. Mặt khác, nhà báo phải nhanh nhạy nắm bắt kịp thời các chiều hướng vận
động cũng như những yêu cầu, đòi hỏi đang đặt ra.
Phạm vi của một vấn đề trong báo chí có thể được hạn chế bởi quan
niệm về đề tài. Đó là những vấn đề trong các lĩnh vực cụ thể như kinh tế,
chính trị, an ninh – quốc phịng, văn hóa, khoa học,... Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp, vấn đề phản ánh mối quan hệ giữa một số lĩnh vực khác nhau, là
biểu hiện tập trung, khái quát của một cụm các vấn đề liên quan với nhau. Đó
thường là những vấn đề lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội.
25


×