Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TL tác PHẨM BC đại CƯƠNG KHẢO sát vấn đề NGÔN NGỮ TRONG VIỆC đặt tít TRÊN báo MẠNG điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.04 KB, 18 trang )

KHẢO SÁT VẤN ĐỀ NGƠN NGỮ TRONG VIỆC
ĐẶT TÍT TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

TIỂU LUẬN

Mơn: TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐẠI CƯƠNG

1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………3
Chương 1: NGƠN NGỮ TÍT BÁO TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ….5
1.1.

Ngơn ngữ tít báo và những khái niệm cơ bản……………………..5

Chương 2: KHẢO SÁT CÁC LOẠI TÍT PHỔ BIẾN TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ……………………………………………………..……8
2.1.

Dùng con số để nhấn mạnh…………………………………………8

2.2.

Dùng cấu trúc bỏ lửng………………………………………………8

2.3.

Đầu đề kích thích…………………………………………………….9



2.4.

Dùng ngơn ngữ dân gian…………………………………………..10

2.5.

Tít có danh từ riêng………………………………………………..12

2.6.

Tít có dạng đặc biệt………………………………………….……..13

2.7.

Các dạng tít mắc lỗi………………………………………………..13

TỔNG KẾT………………………………………………………………..17
MỤC LỤC……………………………………………………………..…..18

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tít là linh hồn của mỗi tác phẩm báo chí, nội dung chi phối giá trị tác
phẩm, nhưng chỉ có tít mới làm được nhiệm vụ lơi kéo độc giả cho tác phẩm
đó. Như vậy, tít sẽ quyết định tới việc bài báo đó được đón nhận như thế nào
từ cơng chúng và độc giả.
Công chúng của báo mạng điện tử đa phần là đối tượng khơng có nhiều

thời gian để đọc kĩ từng bài, chỉ thường lướt qua tít để cập nhật thơng tin
cũng như quyết định sẽ đọc bài nào. Điều đó chứng minh rằng, việc đặt tít
trong một bài báo mạng ngày càng trở nên rất quan trọng. Nhưng trên thực
tế, trên báo mạng điện tử thông tin được cập nhật từng giờ từng phút khiến
áp lực đặt tít sao cho hấp dẫn được độc giả luôn đè nặng đội ngũ phóng viên,
biên tập viên. Đó là lí do dẫn đến thực trạng nhiều tít được đặt rất tầm
thường, ngơn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo, cùng với đó là sự xuất hiện
ngày càng nhiều những tít với ngơn từ rối răm, khó hiểu, khơng gần gũi với
cơng chúng.
Nhận biết được tầm quan trọng của tít, chúng ta càng phải hiểu sự cần
thiết của một tít hay, hấp dẫn đối với bài báo. Thế nên, việc đặt tít khơng
phải là một việc dễ dàng tùy tiện, đòi hỏi người làm báo phải suy nghĩ, tìm
tịi, cân nhắc thật kĩ. Bên cạnh đó, tiến hành một cuộc khảo sát nhằm đánh
giá về thực trạng và chất lượng của tít trên báo mạng điện tử để từ đó có thể
rút ra những ưu, nhược điểm là điều thực sự cần thiết đối với báo chí hiện
nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Mục đích nghiên cứu.

3


Mục đích nghiên cứu của đề tài là trình bày cách sử dụng ngơn ngữ trong
việc đặt tít.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trình bày những vấn đề lí luận về ngơn ngữ, cách đặt title trong tác
phẩm báo chí, nêu ra những loại tít thường gặp. Khảo sát thực tế trên các
báo và rút ra nhận xét.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu.

Ngơn ngữ tít, cách rút tít trên báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói
riêng.
- Phạm vi nghiên cứu.
Khảo sát một số tác phẩm các thể loại trên báo mạng điện tử.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm tài liệu liên quan đến vấn đề.
- Phân tích, đánh giá dựa trên cơ sở các vấn đề tìm được.
- Tổng hợp, bình luận, rút ra các quan điểm, nhận xét và bày tỏ ý kiến
cá nhân.
- Khảo sát thực tế, khảo sát các trường hợp cụ thể.
- So sánh, thống kê, đối chiếu.
5. Kết cấu của tiểu luận
Bài tiểu luận gồm phần mở đầu, kết thúc và những chương sau:
-

Chương 1: Ngơn ngữ tít báo trong tác phẩm báo

-

Chương 2: Khảo sát các loại tít phổ biến trên báo mạng điện tử

4


CHƯƠNG 1

NGƠN NGỮ TÍT BÁO TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ
1.1.

Ngơn ngữ title báo và những khái niệm cơ bản.


1.1.1. Khái niệm tít.
“Đặt đầu đề cho bài báo là việc làm có tính chất quyết định số phận của
bài báo. Bài báo rất hay, nhưng có đầu đề dở thì có thể làm mất ít phút của
một nửa số độc giả”. (2)
Xét về mặt khái niệm riêng, tít (hay cịn gọi là đầu đề, tiêu đề, nhan đề)
vừa là một thuật ngữ báo chí, vừa là một từ nghề nghiệp. Thuật ngữ này
được sử dụng và thậm chí khá phổ biến trong làng báo Việt Nam từ những
năm đầu của thế kỉ XX, trong một chừng mực nào đó, tít (title) cịn có tính
quốc tế. Ngồi ra, từ tít cịn có khả năng phát sinh cao, nói cách khác, nó tiện
lợi cho việc gọi tên các thao tác xử lý tít. Mỗi loại tít như thế có đặc điểm và
tính chất riêng, giúp độc giả nhận diện ngay được nội dung và chủ đề mà bài
báo thể hiện, đồng thời nó chế định và địi hỏi sự trình bày theo kiểu chữ và
tơng màu nhất định.
Tít là linh hồn của mỗi bài báo. Với một tác phẩm báo chí ở bất cứ loại
hình nào thì phần mở đầu ln là phần quan trọng trong việc thu hút cơng
chúng. Nếu Truyền hình có thể thể hiện được nội dung bằng hình ảnh độc
đáo, hay Phát thanh dùng lời nói thú vị để tạo ấn tượng ban đầu thì Báo
mạng điện tử, Báo in laị phải tập trung làm nổi bật tít sao cho thật hấp dẫn
để lôi kéo độc giả vào nội dung bài viết. Hàng trăm bài báo được xuất bản
mỗi ngày trên báo mạng cũng như báo in, tương đương với một số lượng rất
lớn những tít báo. Chính vì số lượng lớn như thế nên ngoại trừ những tít rất

5


đặc biệt, rất hấp dẫn thì cịn lại các tít bình thường khó có thể được độc giả
lưu nhớ và nhắc lại, bên cạnh đó, tít báo khơng có được “sức sống” bền lâu
như sách hay truyện, nó chỉ thực sự có giá trị lớn nhất trong một khoảng thời
gian ngắn ngủi là giữa hai kì ra báo. Người đọc báo, nhất là độc giả báo

mạng hầu như khơng có thời gian đọc kĩ, họ thường chỉ lướt qua và điểm vài
nội dung có tít bài được cho là khá hay. Thế nên, nếu khơng phải là một tít
thực sự hấp dẫn và lơi cuốn thì nội dung có hay đến mấy cũng có thế làm
mất đi một nửa độc giả, cũng tức là sẽ bị giảm đi một nửa giá trị bởi ngay từ
bước đầu, bài báo đó đã khơng thành cơng trong việc níu mắt đọc giả.
“Như đã nói, tít báo là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí, cho
nên nó cũng có những chức năng chung của báo chí” (3). Nhưng vì tít báo là
phần tồn tại tương đối độc lập với bài nên nó có những chức năng riêng, đặc
thù – chức năng định danh thông tin. Để thực hiện yêu cầu này đối với tác
phẩm báo chí, tít phải thõa mãn ít nhất hai yêu cầu, đây cũng là điều kiện
cần và đủ. Thứ nhất, tít phải khái quát được nội dung của cả bài báo trong
một cấu trúc ngôn ngữ định danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể
phải có sức biểu cảm. Điều này thực sự là lưu ý rất quan trọng trong việc đặt
tít, “những tít tốt khơng chỉ thể hiện được hết nội dung mà cịn có tác dụng
nâng bài lên một tầm cao mới” (4). Thứ hai, tít phải được trình bày hấp dẫn.
Hai u cầu này tưởng chừng như đơn giản nhưng để thực hiện tốt lại hồn
tồn khơng hề là chuyện nhỏ.
1.1.2. Chức năng và các loại tít trong bài.
Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên
sáu chức năng chủ yếu của tít: Thu hút sự chú ý vào trang giấy; Cung cấp

6


thơng tin chính trong một cái liếc mắt; Giúp độc giả lựa chọn bài; Khiến độc
giả muốn đọc; Tổ chức trang; Sắp xếp thơng tin.
Các loại tít:
- Tít chính: là đầu để của tác phẩm, nêu lên nội dung bao qt của tồn bộ
tác phẩm.
- Tít phụ: thường đóng vai trò định vị sự việc: chỉ rõ thời gian và địa điểm

hoặc đưa ra miền thông tin. Đôi khi chỉ rút lại thành một từ.
-

Tít: trình bày cỡ to, chứa đựng những từ khóa.

-

Tít nhỏ: bổ xung thơng tin cho tít (như thế nào, tại sao).

-

Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo
hoặc trong chùm bài.

7


CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT CÁC LOẠI TÍT PHỔ BIẾN TRÊN BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ
2.1. Dùng con số để nhấn mạnh.
VnExpress, Dân trí (20/10/2012): Công an từ chối nhận hối lộ 5 triệu
đồng, 400 sinh viên đồng diễn flatmod, Giá vàng giảm về 46,5 triệu đồng,
Tín dụng Hà Nội tăng 4,7% so với đầu năm, Yêu cầu làm rõ vụ sử dụng
sai mục đích gần 60.000 m2 giữa Thủ đơ…đây là những kiểu tít sử dụng
con số để nhấn mạnh cho nội dung của bài báo, các con số chính là phần
trọng tâm mà ý đồ của tác giả muốn bạn đọc lưu ý ngay từ đầu. Ở trong
trường hợp này, con số chính là mắt xích trong quan trọng nhất của tác
phẩm. Các tít nhấn mạnh con số được được sử dụng nhiều nhất trong các

chuyên mục Chính trị, Kinh tế, Xã hội…
2.2. Dùng cấu trúc bỏ lửng.
Trẻ 5 tuổi được cấp…sổ đỏ (Dân trí 19/10/12), Con trồng cần sa, bố
mẹ tưởng…cây cảnh (VNN 19/10/12), Ca sĩ ra đĩa để…chẳng ai mua
(VNN 20/10/12), Trà Ngọc Hằng, Phương Trinh: Cởi giày và…xé váy
(VNN 9/9/12), Tuổi Teen…tuyển chồng (Thanhnienoline 30/1/10). Dấu
lửng thường xuất hiện ở giữa tít, với tác dụng gây sự chờ đợi, như một ám
hiệu tiếp theo sẽ có một yếu tố bất ngờ, độc đáo phía sau. Cịn trong trường
hợp dấu lửng ở cuối câu, thông báo vấn đề vẫn chưa kết thúc: “Đại học về
đi cấy, thà nghỉ từ lớp 9…” (VNN 20/10/1), Hồ Tây và 4 nguy cơ… (VNN
20/5/09).

8


Với mục đích để tạo yếu tố bất ngờ, nhiều nhà báo cũng sử dụng cấu trúc
bỏ lửng vào tác phẩm của mình nhưng sử dụng khơng phù hợp, khơng nêu
bật được nội dung và trọng tâm độc giả cần hướng vào: 113 vụ việc khiếu
kiện tồn đọng được…sửa sai; “Mắc võng” trên đê bao để chống chọi
với…nước (Dân trí 18/10/12), Khi học trị xem nhẹ…tính mạng (Dân trí
20/10/1), Hãi hùng nghe kế chuyện mắc kẹt trong…thang máy (Dân trí
24/9/11). Trong những ví dụ này, sau dấu ba chấm (…) là các yếu tố chưa
chưa tạo được sự thu hút thật sự, đơi lúc cịn làm đọc giả hiểu nhầm ý đồ của
người viết và cố đi tìm một ý nghĩa khác, đặc biệt hơn ẩn giấu trong bài báo.
2.3. Đầu đề kích thích
Để đáp ứng yêu cầu thứ hai của cách đặt tít (độc đáo, hấp dẫn), nhiều
người viết báo hiện nay thường bị các xu hướng rẻ tiền lấn át, sa đà với các
loại tít giật gân, câu khách. Các tít báo cũng có tính cạnh tranh cao, nhà báo
đã tìm ra những tít mà một khi đã đọc được thì khơng thể khơng xem nội
dung bài báo.

Có thể thấy, phần nhiều trong các tít rơi vào tình trạng trên chủ yếu thuộc
các chuyên mục Giới trẻ, Sao, Điện ảnh, Âm nhạc....và xuất hiện với cường
độ cao trên mặt báo, đặc biệt là báo mạng điện tử. Kênh 14, 2Sao, Ngôi sao,
Tiin, Zing…là các trang báo điện tử hàng ngày hàng giờ lôi kéo độc giả bằng
nhiều thông tin lá cải, những tít vơ tội vạ với cách sử dụng ngơn từ gây phản
cảm, thiếu văn hóa và thậm chí khơng liên quan đến nội dung bài viết, gây
hiểu nhầm khơng đáng có cho độc giả. Lưu Diệc Phi diện váy hở trước, lộ
sau (Kenh14 26/8/12), Những chân dài có vịng 1 “khủng” nhất Cbiz
(Kenh14 25/8/12), Thu Minh có nhiều quần đùi nhất giới ca sĩ (2Sao
11/1/12), Vịng 1 của Hồng Quế lúc phồng lúc…xẹp (24H 29/8/12), Sao

9


Hoa ngữ phản cảm với mốt “thả rong” ngực (2Sao 15/4/12), Sao Việt nào
“nếm trái cấm” sớm nhất? (2Sao 19/10/12), Tâm tít khéo “úp mở” vịng 1
no trịn (Baothethaovietnam 17/10/12), Can Lộ Lộ phủ nhận “nẫng”
chồng già của đồng nghiệp (Ngoisao.net 28/8/12), Chuyện tình lãng mạn
của Ái Phương và Thanh Thức (Kenh14 18/10/12), Phương Vy bất chợt
quên một người (Kenh14 17/10/12). Ngay cả tờ báo mạng chính thống như
VietNamNet, cũng khơng đứng ngồi cuộc với cuộc chiến giật tít này: Siêu
mẫu mặc áo lót 50 tỉ sexy (17/10/12), Quang Hà cơng khai tình tứ với bạn
gái (17/10/12), Xn Lan khơng bình luận gì về ảnh “nóng” của Thùy
Trang (Dân trí 25/10/12)…Những cái tít giật gân ln được gắn với một số
động từ, tính từ nhất định như “chống váng, sốc, kinh hồng, hoảng
hồn…”. Càng ngày, tít trên báo mạng điện tử càng lố lăng và câu kéo người
đọc tới mức vượt quá cả ranh giới của báo chí. Tít báo tưởng chừng vơ
thưởng vơ phạt nhưng có thể khiến độc giả mơ hồ, khơng tin vào sự thống
nhất giữa tít và nội dung bài báo dẫn đến nghi ngờ mục đích thơng tin của
bài báo và tác giả.

Sức hấp dẫn của tít báo đến bài báo chiếm phải gần 50%, nhưng việc
khai thác, lạm dụng, chỉ quan tâm tới khía cạnh câu khách của tít báo chỉ dẫn
đến phản tác dụng.
2.4.

Đặt dấu câu trong tít.
Để người đọc có ấn tượng sâu hơn với tít bài, người viết thường dùng

các từ lóng để gây chú ý hoặc dùng những từ bình thường nhưng mang hàm
ý, hay nói cách khác, tác giả muốn hướng độc giả theo nghĩa bóng hơn là
nghĩa đen của câu. Và những câu mang hàm ý đặc biết đó thường được đặt
vào dấu ngoặc kép. Sử dụng dấu ngoặc kép: Bão gây hỏa hoạn, “nuốt

10


trọn” 50 căn nhà ở Newyork (Dân trí 30/10/12), Chủ trọ méo mặt vì người
thuê nhà “chơi đểu” (VNN 30/10/12), Đi chợ đầu mối “săn” thực phẩm
bẩn (VNN 30/10/12), Xe máy, xe đạp điện liệu “chạy đâu cho thoát” ( Dân
trí 30/10/12)…Trong nhiều trường hợp khác, dấu ngoặc kép được sử dụng
khi tít trích dẫn một câu nói nhấn mạnh của một nhân vật nào đó: “Tham
nhũng, lãng phí là hai anh em sinh đơi” (VNN 30/10/12), “Hồng Sa,
Trường Sa như chất men yêu nước” (VNN 27/10/12)…
Đặt ra câu hỏi: Sẽ chuyển mạng giữ số từ năm 2015? (VNN 20/10/12),
Động đất sông Tranh hay “động đất của EVN”? (VNN 20/10/12), Con trai
Gadhafi tử nạn sau trận đấu súng? (Dân trí 21/10/12), Bảo hành nhà:
Nên hay không? (VNN 19/10/12). Với kiểu đặt tít như trên, thứ nhất là
người viết đang thực sự đặt ra nghi vấn cho vấn đề chưa được giải quyết.
Thứ hai, có thể trong nội dung của tác phẩm đã làm rõ nghi vấn, nhưng vẫn
đặt tít ở câu hỏi để tạo hứng thú và tò mò với độc giả. đây được coi là thủ

pháp của người viết khi khéo léo đưa độc giả vào dụng ý có sẵn của mình.
VD: "Khơng xử lý biệt thự hoang khác gì thừa nhận nó hợp lý?" (VNN
30/8/12), Văn Phú Victoria “ép” khách đóng tiền nhà? (VNN 29/8/12)…
Những bài báo có tít sử dụng các kiểu chấm câu này thường là những bài
bình luận, đánh giá, tác giả đưa ra dự đoán để thu hút sự chú ý của người đọc
và lôi kéo họ vào phần tiếp theo hoặc kết quả của thơng tin đã nêu.
Ngồi việc sử dụng dấu hỏi (?), các loại tít cũng thường có xuất hiện dấu
chấm than (!):Có một Hà Nội như thế…! (Baomoi.vn 27/9/12), hoặc đúp
dấu (!?): Đàm Vĩnh Hưng: Có chết cũng hát nhạc giao hưởng!? (VNN
4/6/11), Nên hiểu thế nào là “đóng góp tự nguyện”!? (Baomoi 14/9/12),
Chó, mèo hay “thượng đế” ?! (antg.com 28/5/10).... để biểu đạt một cảm
xúc bất thường, một trạng thái đặc biệt nào đó của sự vật hiện tượng đang
11


được nói tới. Tuy nhiên, đây khơng phải là kiểu tít dễ sử dụng, nếu khơng có
kiến thức về ngơn ngữ vững vàng thì rất dễ sa vào việc dùng sai dấu câu,
biểu đạt sai cảm xúc hay các dấu câu đưa ra hồn tồn khơng phù hợp.
2.5. Dùng ngơn ngữ dân gian.
Một số chủ đề đời sống xã hội được tác giả biến hóa bằng những kiểu tít
sử dụng các đơn vị của ngôn ngữ dân gian (thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân
ca) rất sinh động nhằm để người đọc dễ dàng liên tưởng và nắm bắt. Thứ
nhất, dùng ngun dạng như nó vốn có: Dậu đổ bìm leo (Phapluattp.vn
7/10/12), “Sao” chê giao lưu: Cháy nhà ra mặt chuột (VNN 24/7/12),
“Khôn 3 năm dại 1 giờ” (24h 27/7/12)… Thứ 2, chỉ sử dụng một vế của câu
tục ngữ, ca dao: Muốn con hay chữ…(Nhandan.com 14/10/12), Gần mực
thì đen… (Cand.com 6/3/12), Lửa gần rơm... (Baomoi 22/9/12)… Thứ 3,
dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian đồng thời thêm, bớt, thay đổi thành tố của nó
cho phù hợp với nội dung bài báo. Thủ pháp này được cho là phổ biến hơn
cả, tần số xuất hiện cũng dày đặc hơn: Những sai lầm của Laurent blanc:

Kiếm củi 2 năm, thiêu…1 trận (Bongda.vn 25/6/12), Trăm dâu đổ đầu…
xe buýt (VNN 1/11/01), Đồng tiền đi liền điều kiện (Qdnd.vn 8/7/12), Sỏi
mật “trọng nữ khinh nam” (Thanhnienonline 21/10/12)…
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao luôn mang tính dân tộc đại chúng và có tính
biểu cảm rất cao, thế nên, việc sử dụng chất liệu này là một trong những
cách tạo tính thẫm mỹ, giá trị biểu cảm cũng như cảm xúc cho tít báo.
Khơng những thế, yếu tố dân gian giúp cho ngôn ngữ báo chí trở nên gần gũi
với độc giả, có khả năng biến những câu văn thơng tấn cầu kì, xa lạ trở nên
đơn giản và dể hiểu hơn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao khi lựa chọn thành

12


ngữ tục ngữ vào tít, nhà báo cần phải biết cách khai thác và vận dụng phù
hợp với cả nội dung tác phẩm.
2.6. Tít có danh từ riêng.
Đưa tên riêng lên đầu tít, dành phần cịn lại để khái qt về đặc điểm,
tính chất nổi bật của tên riêng đó mà tác giả đang muốn đề cập tới. Đây là
kiểu đặt tít khá nghèo nàn về ý tưởng, với dạng này, tác phẩm thường là bài
phản ánh về thực trạng nào đó ở địa phương: Khám phá tây bắc mùa thu
(VNE 17/10/12), Đề nghị hồ Dầu tiếng ngưng xả để giảm ngập Tp HCM
(VNE 15/10/12), Quảng Nam: Một vụ động đất mạnh vừa xảy ra ở khu
vực sông Tranh, Vườn thú Thủ Lệ: ngạt thở, hỗn loạn và nhếch nhác
(Baomoi 3/9/12)…Đối tượng tiêu cực trong xã hội: Gia đình ơng Vươn xin
xóa nợ ngân hàng (Dân trí 10/5/12), Đang làm rõ những đối tượng liên
quan đến “bầu” Kiên (Dân trí 22/10/12)… hoặc tấm gương người tốt việc
tốt: GS Trịnh Xuân Thuận được tặng Giải thưởng Cino del Duca 2012
(Dân trí 10/5/12), GS Ngô Bảo Châu được vinh danh ở Canada
(Giaoduc.net 17/10/12)…
2.7.


Các tít dạng đặc biệt.

Dùng các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, chơi chữ…) để tăng
phần hấp dẫn cho tít: Phim Việt “giờ vàng”: như nhai sạn (Laodong
12/10/12), Bi kịch ở một khu rừng (congan.com 20/10/12), Tây Nguyên...
“khát” (Thethaovanhoa 13/3/11)…
Tạo ra mệnh đề có vẻ ngược đời làm cho độc giả tị mị tìm hiểu: Chết
khát thảm khốc giữa biển cả (Nld.com 12/7/12), Tệ nạn nguy hiểm từ…
thuốc ho (News.zing 14/10/12)…

13


Dùng các từ ngữ khá lạ lẫm với phần lớn độc giả: Kì lạ phiên chợ
“người đứng cá nằm” (VNN 21/10/12), Tập đồn: “Dấu ấn” thí điểm và
đặc thù” (VNN 21/10/12), “Hóa kiếp” xe gian (Thanhnienonline 28/9/12),
Nước mắt huệ mộc (Doanhnhansaigon 6/7/12)…Một triệu tín đồ, một vạn
phụ nữ, năm nghìn trí thức và một bé gái Hoa Kỳ (Tennguoidepnhat.net)

Chơi chữ độc đáo, dùng từ đồng âm trong tít: Xăng dầu: bất lực hay
tiêu cực? (VNN 31/10/12), Trình diễn đa thoại của Đặng Thân: Mới
nhưng “chưa tới” (VNE 20/10/12),
Các kiểu tít này địi hỏi độc giả phải có trình độ hiểu biết nhất định về
vấn đề thì mới hiểu được ý đồ của tác giả cũng như mối liên hệ giữa tít và
nội dung tác phẩm. Thế nên, các tít này thường chỉ được sử dụng phổ biến
hơn ở báo in, với báo mạng, người ta vẫn ưu tiên cho những tít dễ cảm nhận
hơn.
2.8. Các loại tít mắc lỗi.
Tít phản ánh được đầy đủ nội dung của bài, như đã nói, một tít tốt có thể

nâng tác phẩm đó lên một tầm cao mới. Nhưng nếu không biết cách đặt tít
cho phù hợp, chính nó lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến bài.
Dưới đây là một số trường hợp tít mắt lỗi.
Tít rập khn, đi theo những lối mịn có sẵn: Bi kịch của người phụ nữ
hai lần bị chồng thiêu (VNE 14/10/12), Bi kịch thôn nữ sa chân làm gái
gọi (VNE 12/10/12), Bi kịch đường và muối: sắp hết thời “tự sướng”
(VNN 22/10/12)…Đất nước tơi có một thời như thế (Dân trí 30/4/12), Có
một vị bộ trưởng như thế (Petrotimes.vn 1/9/12)… Người thổi hồn cho

14


sân cỏ Việt: những nhịp trống có ma (vtc.vn 12/10/12), Người “gieo” chữ,
thổi hồn vào đá (congly.vn 2/9/12), Thổi hồn vào vỏ sị, ốc (nld.vn 6/10/12)

Sai lỗi chính tả: Con gái mất đểm trước con trai vì… (Muctim 15/8/11),
Honda future 2020 được chào bán giá 80 triệu dồng (trong bài lại là
future 2002) (Zingnews 24/10/12). Sai lỗi chính tả là tình trạng xảy ra khá
nhiều trong những văn bản báo chí trên báo mạng, và tít cũng khơng phải là
ngoại lệ (Vietnamnet, Vietbao, 24h đều có tỉ lệ trên 20%). Để xảy ra bất cập
này, là sự thiếu hiểu biết về ngôn ngữ của tác giả, cũng như sự kiểm tra qua
loa của biên tập. Đó khiến độc giả ln tự đặt câu hỏi: “ý thức, trách nhiệm
nghề nghiệp của nhà báo ở đâu…?”.

15


Tít mơ hồ, khó hiểu: Ngỡ ngàng online (Baomoi 14/9/12), Nghe tiếng
chuột, chó cũng nghi vợ ngoại tình (VNN 4/6/11), Mỹ tâm ngất xỉu –
Thanh Hằng trầy da tróc vảy (2sao 31/5/11)…Ví von, so sánh, ẩn dụ là một

trong những thủ thuật được sử dụng khá nhiều cho việc đặt tít, các thủ thuật
này có thế nâng tầm bài báo nhưng cũng có thể hạ gục nó. Như những ví dụ
trên, một tít bài khiến độc giả mơ hồ, khơng hiểu ý thì rõ ràng đã thất bại
ngay từ đầu.

16


TỔNG KẾT
Qua hệ thống lí thuyết và khảo sát thực tế, đã cho chúng ta thấy một
phần thực trạng sử dụng ngơn ngữ trong việc đặt tít trên báo mạng điện tử
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Hiểu rõ được tít báo có tầm quan trọng như thế nào đối với một tác
phẩm, biết cách rút tít sao cho gây được hiệu quả, hấp dẫn đến độc giả nhiều
hơn, nhưng khơng phải cố tình giật tít để câu view. Để từ đó, nhấn mạnh
việc tít phải đạt được những u cầu sáng sủa, ngắn gọn nhưng dễ hiểu; độc
đáo, thu hút nhưng chính xác, trung thực; mạnh, trực tiếp nhưng phải đi vào
lòng người; phù hợp với thể loại và có tính thơng tin cao. Hạn chế tối đa
tình trạng đặt tít kiểu giật gân câu khách, biến tít thành một mớ hỗn độn tầm
thường khơng có giá trị như nhiều tờ báo mạng điện tử hiện đang mắc phải.
Bài tiểu luận với những ví dụ cụ thể chỉ là một góc nhìn nhỏ về tình
trạng chung nhưng cũng phần nào cho thấy được ưu điểm, hạn chế của việc
đặt tít trên báo mạng, từ đó mới có thể đưa ra giải pháp cụ thể giải quyết vấn
đề.

17


MỤC LỤC


(1) Tác phẩm báo chí đại cương – Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Thị Hằng
Thu.
(2) Viết cho độc giả - Hội nhà báo Việt Nam xuất bản.
(3) Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí
tiếng Anh hiện đại – Nguyễn Thị Thanh Hương.
(4) Ngơn ngữ báo chí – Vũ Quang Hào.

18



×