Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

chương trình phat thanh thời sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.65 KB, 20 trang )

PHẦN I
I. Mở đầu
Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, bảng tư
liệu âm nhạc trong một thời lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc hiệu, kết
thúc với lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan
báo phát thanh, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe.
Như vậy, với một cơ quan báo phát thanh, quá trình sản xuất bắt đầu
bằng việc sáng tạo các tác phẩm phát thanh. Một đài phát thanh thường bao
gồm 4 bộ phận chính: lãnh đạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật
viên, trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo những tác phẩm báo phát
thanh. Các sản phẩm báo chí này thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực nghiệp
vụ và trách nhiệm xã hội của nhà báo phát thanh. Uy tín, ảnh hưởng của một
đài phát thanh trước hết được quy định bởi khả năng nắm bắt thực tiễn, phát
hiện những vấn đề nổi cộm, có ý nghĩa và phản ánh chúng một cách tức thời
tới cơng chúng thính giả, góp phần nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết và
định hướng tư tưởng cho công chúng.
Tuy nhiên, tác phẩm tin, bài không trực tiếp đến với thính giả. Bằng
cách lựa chọn chương trình phát thanh, các tác phẩm được sắp xếp, bố trí hợp
lý giúp thính giả tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ thống, có chiều
sâu.
Nếu như phóng viên tập trung phản ánh sự kiện theo từng điểm thì biên
tập viên, người có trách nhiệm tổ chức kết nối tin bài… lại có nhiệm vụ mở
rộng diện phản ánh. Nghĩa là các tác phẩm phát thanh sẽ được sửa chữa, biên
tập hoàn chỉnh, được xâu chuỗi một cách khéo léo, tạo nên khả năng tiếp nhận
đầy đủ, sâu sắc cho người nghe. Như vậy chương trình phát thanh thể hiện
tính chất lao động tập thể của lao động báo chí, khơng chỉ của cơ quan Đài
phát thanh mà cịn cả cơng chúng nữa.
Chương trình phát thanh được coi như một số báo. Trong thực tế, tuỳ
theo tiêu chí phân loại, mỗi chương trình phát thanh có đối tượng tác động
1



riêng, có nội dung phản ánh cũng như phương thức thực hiện riêng. Dễ dàng
phân biệt tính đặc thù của chương trình phát thanh quân đội nhân dân và Câu
lạc bộ những người cao tuổi, hoặc chương trình Thời sự với Diễn đàn các vấn
đề xã hội… Sự phân công và chun mơn hố trong q trình phản ánh hiện
thực tạo cho các chương trình phát thanh có sự phân định rõ ràng, tránh được
tình trạng “lấn sân” hoặc “khung trời riêng”. Q trình tiếp nhận của cơng
chúng gắn liền với chương trình phát thanh. Người nghe có thể nắm được
thông tin thời sự một cách nhanh nhất qua chương trình phát thanh thời sự,
nhưng họ lại thực sự tin tưởng và chờ đợi những hướng dẫn cụ thể qua
chương trình chuyên đề một cách tỉ mỉ hơn.
II. Lấy tin - viết tin
Hầu hết ngơn ngữ chương trình chúng ta nghe qua đài phát thanh đều
được viết trước bằng văn bản, kể cả lời dẫn, nối giữa chương trình tới tin tức
thời sự, quảng cáo…. Do vậy kỹ năng của người viết văn bản phát thanh là rất
quan trọng.
Khi viết bài cho chương trình phát thanh thời sự, người viết thường
phải tự trả lời những câu hỏi có liên quan đến tác phẩm của mình như:
- Phải bắt đầu như thế nào để thu hút được sự chú ý của người nghe?
- Những thông tin nào là chủ yếu và quan trọng nhất?
- Chi tiết nào sẽ dẫn câu chuyện đến đỉnh điểm?
- Cái gì sẽ tạo ra sự hấp dẫn để duy trì sự thích thú của người nghe đối
với chương trình?
Điều cần được lưu ý là thơng tin nào cũng có đời sống riêng của nó. Có
nhiều thơng tin ra đời, sống động, nhạt dần rồi bị lãng qn chỉ trong vịng 24
tiếng đồng hồ. Nhưng cũng có những thơng tin sống được vài ngày và có
những thơng tin qua nhiều ngày vẫn cịn quan trọng. Một thơng tin nếu cịn
hấp dẫn người nghe tức là nó vẫn còn sống.

2



Một khi đã biết được điều mình muốn nói và thơng tin mình muốn
truyền đạt thì tiếp đến là cân nhắc làm sao để câu chuyện được kể ra một cách
tốt nhất.
Đối với một tác phẩm trước khi phát sóng, người biên tập phải tự trả lời
những câu hỏi sau đây:
- Thơng tin này có ý nghĩa gì đối với cơng chúng?
- Có mới khơng?
- Phần mở đầu có xi khơng?
- Cấu trúc có rõ ràng khơng?
- Có q nhiều hay q ít chi tiết khơng?
- Những sự việc và ý tứ có logíc khơng?
- Có câu nào dài dịng, rườm rà khơng?
- Câu viết có dễ đọc khơng?
- Có cần viết lại khơng?
Việc nói thành tiếng các từ trước khi viết sẽ giúp bạn rất nhiều. Không
những để nghe thấy chúng vang lên như thế nào mà còn biết xử lý về mặt âm
sắc, tránh vấp ở những nơi khó diễn đạt hoặc đuối hơi khơng đúng chỗ, tranh
được sai lầm do câu quá dài. Việc nói thành lời các từ cũng tránh được hiện
tượng líu lưỡi và có thể sẽ dẫn tới những hạt sạn không chủ tâm trong chỗi âm
thanh chuyển tới công chúng.
- Việc chọn lựa tin tức, sửa chữa, bổ sung và sắp xếp các tin bài theo
trật tự phù hợp với phát thanh là hết sức cần thiết với mỗi chương trình phát
thanh. Khi thực hiện một chương trình phát thanh, biên tập viên thường phải
đứng trước những câu hỏi như:
- Chương trình này đem lại điều gì cho người nghe?
- Phần mở đầu có hấp dẫn khơng, có mới khơng?
- Cấu trúc chương trình có rõ ràng khơng?
- Chương trình có q nhiều chi tiết không?


3


Hầu hết các hãng thông tấn đều dùng lối văn viết do được soạn cho
một đối tượng rất rộng. Người biên tập phải hiểu được các nguồn thông tin
không phải lúc nào cũng hồn tồn thích hợp với phát thanh. Do đó, việc viết
lại các tin, bài của các hãng thơng tấn là điều bình thường trong khi xây dựng
một chương trình phát thanh. Cơng việc này thường phải trải qua những bước
sau:
- Trước hết, loại bỏ những tin, bài không muốn dùng, giữ lại những cái
đáng chú ý, xếp thành từng loại trên bàn mình, ghi rõ chủ đề bằng chữ đậm
cho dễ thấy. Sau đó làm danh mục những tin bài vừa chọn và sắp xếp trình tự
cái quan trọng lên trước, cho các tin có liên quan với nhau vào từng nhóm.
- Đọc qua tất cả các tin bài, gạch dưới những đoạn quan trọng. Nếu có
nghi ngờ gì thì hỏi lại nguồn tin.
- Viết lại những tin, bài cần phải sửa chữa cho gọn hơn, sáng sủa hơn.
Nếu thấy khơng cần thiết phải viết lại thì thơi.
- Sau đó, hãy để tất cả sang một bên rồi cấu trúc lại tồn bộ chương
trình phát thanh, viết những lời giới thiệu và những đoạn bổ sung cho phù hợp
với văn phong của đài.
Đối với tin quan trọng thì cần phát nhiều lần, “ni” nó trong các buổi
phát thanh sau. Những tin hấp dẫn có thể phát ở nhiều buổi phát thanh, nhưng
cũng nên sửa sang lại trước mỗi lần phát sóng. Đối với những thơng tin có
sinh trưởng hay có khả năng đánh động dư luận mà lại khơng trực tiếp nói
diễn biến và sự phát triển của nó thì sẽ làm cho thính giả khó chịu. Vì thế, tin
tức phải có tính liên tục. Điều này có nghĩa là phải “ni tin”. Đối với một tin
đang “nuôi”, nên thường xuyên bổ sung thêm những chi tiết nhỏ sau mỗi lần
phát. Ít nhất cũng lên viết lại mào đầu.
Trong một chương trình phát thanh, nên kết hợp sử dụng nhiều thể loại

với những tính chất khác nhau để làm cho chương trình sinh động. Ví dụ:
trong một chương trình nên có sự phối hợp xen kẽ giữa bản tin với các thể
loại phỏng vấn, tường thuật phát thanh, ý kiến phát biểu, bình luận và kể cả
4


nhạc. Tiếng động minh hoạ nên dùng một cách hợp lý để chương trình khơng
bị hẫng mà vẫn giữ được mạch khẩn trương cần thiết.
Ngồi việc viết tin phóng viên cịn có thể hoặc phải ghi âm tin tức, ví
dụ: lời nói của nhân chứng - nhân vật - tiếng động thực tế… để lồng ghép vào
chương trình phát thanh thời sự. Tiếng động thực tế hoặc lời nói của người
dân. Nhân chứng trong các bài viết sẽ có ý nghĩa chứng minh rất cao cho
chương trình - Do vậy, phóng viên cần có kỹ năng ghi âm tốt, thiết bị tân tiến
và có kinh nghiệm.
III. Biên tập chương trình
Khâu quan trọng và quyết định đến chất lượng của một chương trình
phát thanh thời sự là biên tập chương trình - có nghĩa là người thực hiện
chương trình (có thể là phóng viên hoặc phát thanh viên) phải đọc lại tồn bộ
những nội dung chi tiết của chương trình muốn phát sóng - ví dụ như: tin tức tin nhanh - tin ngắn, tin vắn … Băng ghi âm phỏng vấn, toạ đàm, tường
thuật… chất lượng của âm nhạc (nhạc nền - nhạc hiệu - bài hát xen kẽ).
Biên tập chương trình phát thanh và việc nắm bắt nhu cầu đối tượng là
cụ thể hố tơn chỉ mục đích của đài.
Biên tập chương trình phát thanh là sáng tạo lần thứ hai các tác phẩm
phát thanh. Quá trình này thể hiện 4 đặc điểm sau:
- Thu ngắn tốc độ cần thiết các tác phẩm, bảo đảm các yêu cầu về đặc
điểm của hoạt động Nói - Nghe. Biên tập có mục đích làm đơn giản hố
những cách nói phức tạp, làm sáng tỏ những chỗ chưa rõ, làm cho việc trình
bày trở nên rành mạch, giúp chính giả dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo.
- Sắp xếp tin bài theo chủ đề hoặc phạm vi phản ánh; Căn cứ vào khung
chương trình đã được xác định để lựa chọn tác phẩm phù hợp đảm bảo hai

yêu cầu: Bám sát nhiệm vụ chính trị của bản đài và đáp ứng nhu cầu thơng tin
của cơng chúng trong hồn cảnh cụ thể.

5


- Hình thành đường dây thơng tin liền mạng thơng qua một kịch bản có
tính chất phác thảo. Lời chào thính giả, nghệ thuật tạo sự chú ý qua giới thiệu
tin quan trọng, trình bày chi tiết sự việc, nhắc lại qua hình thức tóm tin, duy
trì sự chú ý của thính giả từ phút đầu đến phút cuối. Lời dẫn là những điểm
nối quan trọng, thể hiện tài năng của biên tập viên.
- Khai thác tiếng động, xác định phẩm chất tiếng động và lựa chọn có
chú ý các đoạn nhạc cắt, nhạc xen, nhạc nền, các ca khúc... vừa là thao tác,
vừa là yêu cầu và cao hơn nữa là bộc lộ đặc điểm, tính chất nghề nghiệp của
biên tập viên. Biên tập viên chương trình phát thanh làm việc cẩn trọng theo
phương chậm: phải kiểm tra những gì có thể, trước khi phát sóng tới hàng
triệu người nghe.
1. Biên tập nội dung
Biên tập nội dung nhằm mục đích đảm bảo cho các tác phẩm được phát
trong chương trình phát thanh đạt được các yêu cầu cụ thể, thiết thực, chính
xác, rõ ràng, hướng vào việc thoả mãn u cầu tác động của cơ quan báo chí
tới cơng chúng.
Biên tập nội dung có nhiều cấp độ:
+ Góp phần nâng cao chất lượng, hồn chỉnh tác phẩm báo chí đơn lẻ.
+ Lựa chọn, liên kết các tác phẩm đơn lẻ, thành sản phẩm tổng hợp chương trình phát thanh để có thể xã hội hố - phát sóng.
Bổ sung, thẩm định các văn bản phát thanh, lựa chọn giọng đọc (khi
cần thiết).
- Biên tập hình thức: Tính tốn để đảm bảo thời lượng là yêu cầu quan
trọng của biên tập viên. Tuy nhiên, biên tập hình thức chương trình phát thanh
cao hơn nữa là xử lý khéo léo các hình thức thể loại, xây dựng các tiết mục

phù hợp, tạo ra mảng, miếng hợp lý, có hình thức sắp xếp trật tự tin bài hợp lý
sẽ cuốn hút sự chú ý của người nghe. Biên tập hình thức tạo cho chương trình
phát thanh sự cân đối về nội dung thơng tin và thời lượng phát sóng. Xây
dựng các tiết mục ổn định, ổn định hoá thời lượng trang tin, khống chế thời
6


gian của bài viết yêu cầu… mỗi biên tập viên phải có năng lực ngơn ngữ
riêng, có phong cách thể hiện riêng. Tất cả yếu tố đó làm nên sự phong phú
sinh động của hình thức chương trình phát thanh.
2. Biên tập tác phẩm.
Đối với biên tập viên các chương trình phát thanh thì cơng việc đầu tiên
là lựa chọn tin bài, tiếp theo là biên tập tin bài đã được lựa chọn đó và tổ chức
sắp xếp chúng trong một chương trình hồn chỉnh. Q trình biên tập tác
phẩm phát thanh chính là góp phần nâng cấp, hồn chỉnh tác phẩm. Những
câu hỏi đặt ra cho việc biên tập là:
Tin, bài này có ý nghĩa gì với cơng chúng khơng? tin, bài có mới
khơng?
Phần mào đầu của tin hoặc phần mở đầu của bài viết có đảm bảo nêu
bật được nét đặc sắc hoặc tạo sự chú ý với người nghe không?
Cấu trúc của tin rõ ràng không? Nếu là bài, có bố cục rõ ràng và hợp
logic, giúp thính giả tiếp nhận dễ dàng khơng?
Tin, bài có thêm nhiều chi tiết, sự việc khơng, có phù hợp với thời
lượng trung bình của tin, bài khơng?
Những sự việc, ý từ trong tin, bài có logic khơng?
Có câu văn nào rườm rà quá không?
Câu viết như vậy, phát thanh viên đọc có dễ dàng khơng?
Tin có cần viết lại khơng? Nếu là bài phải cắt phần nào, chi tiết nào?
Tiếng nói của nhân vật trong bài đã đảm bảo yêu cầu, ngắn gọn, rõ
ràng, trực tiếp chưa?

Nếu tin bài do phóng viên trình bày, biên tập viên có cần viết lời giới
thiệu và nghe lại không?
Trong trường hợp biên tập một tin cụ thể, cần vận dụng 9 thao tác:
Xoá bỏ từ rườm rà, vơ ích.
Loại bỏ những chỗ trùng nhau.
Bỏ các chi tiết phụ, dù ít nhiều có ý nghĩa.
7


Xố bỏ những gì nằm ngồi chủ đề của tin.
Cắt bỏ các chi tiết không mang lượng thông tin hoặc thiếu chính xác,
khơng đầy đủ, mơ hồ, khơng xác định.
Loại trừ các thông tin cũ mà công chúng đã biết trước đó.
Ưu tiên cho những chi tiết liên quan đến cái “chung” hơn đến cái
“riêng”
Không nên mở đầu bằng công thức biểu đạt hoặc một trích dẫn dễ gây
hiểu lầm hoặc khó hiểu với người nghe.
Gắng giữ khía cạnh con người của sự việc.
Nếu tin hoặc bài cần viết lại, biên tập viên chú ý 10 giới luật cho việc
viết lại:
Tôn trọng các thông tin, ý kiến, tên tác giả.
Cắt bỏ từng chi tiết hoặc ý theo 9 tiêu chí đã nêu ở trên
Đơn giản hố - nghĩa là khơng đào sâu các chi tiết không quan trọng.
Bổ sung đầy đủ các thông tin cần thiết để người nghe dễ tiếp nhận
hơn.
Gia công cấp độ đọc bằng cách viết lời dẫn.
Phát huy các yếu tố đắt giá của bài.
Làm cho văn bản vững chắc bằng cách tạo nhịp độ, phong cách, giọng
điệu phù hợp với vấn đề hoặc thể loại.
Cụ thể hố bằng các ví dụ, so sánh.

Sử dụng lời nói trực tiếp của con người tham gia sự kiện.
Kiểm tra các số liệu, tên riêng, thời gian, không gian và mâu thuẫn (nếu có).
3. Biên tập chương trình phát thanh.
Khung chương trình thời sự tổng hợp thường có kết cấu như sau.
Chương trình tổng hợp có thời lượng 30 phút được chia thành 4 phần
chính: phần tin; phần bài có tác dụng tổng kết, đánh giá chỉ đạo, tiết mục và
dự báo thời tiết.

8


NHẠC HIỆU CHƯƠNG TRÌNH
LỜI GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
PHẦN TIN

Tin trong nước
Tin thế giới

BÀI (PHÓNG SỰ, ĐIỀU TRA…..) THƯỜNG
THUẬT
TIẾT MỤC VĂN NGHỆ
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Trong quá trình biên tập phần tin, biên tập viên cần chú ý các yêu cầu
sau đây:
+ Tin phải mới, nóng hổi, cố gắng đưa tin khi sự kiện đang xảy ra hoặc
vừa xảy ra.
+ Sắp xếp các tin trong bản tin rõ ràng mạch lạc. Có thể theo thứ tự của
tầm quan trọng; hoặc nhóm tin theo chủ để: tin chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn
hố, TDTT. Theo vùng địa lý có tin địa phương, quốc gia, quốc tế, tránh nhảy

cóc từ chủ đề này sang chủ đề kia làm thính giả khó theo dõi cả dịng tin tức.
+ Giữa các trang tin có lời dẫn hoặc chuyển tiếp phù hợp, sử dụng nhạc
cắt ngắn (khoảng 20”) để phân cách các trang tin, tạo sự nghỉ ngơi tích cực
cho thính giả. Đồng thời tạo bố cục hợp lý cho phần tin.
Với chương trình thời sự tổng hợp phát trực tiếp, biên tập viên cần
nhạy cảm, biên tập nhanh, xác định thời lượng chính xác để bổ sung, thay thế
hoặc loại bỏ tin… bảo đảm sự ưu tiên, phong phú, toàn diện.
Với các bài viết như phóng sự, điều tra, bài thơng tấn…. cần viết lời
giới thiệu làm nổi bật chủ đề, ý nghĩa thực tiễn của bài viết, tạo sự chú ý ngay
từ đầu với thính giả. Trong trường hợp bài viết có tầm quan trọng đặc biệt,
biên tập viên nên viết lời nhắc lại, để thêm một lần nhấn mạnh tầm quan trọng
của vấn đề được nêu ra.
Phần tiết mục được biên tập ngắn gọn có khả năng góp phần làm nổi
bật chủ đề của chường trình phát thanh.

9


Những thông tin dự báo thời tiết được đưa ngắn gọn, rõ ràng, giúp
thính giả nắm bắt và điều chỉnh các hoạt động lao động sản xuất phù hợp.
Sau khi chuẩn bị các phần nội dung cho chương trình phát thanh, biên
tập nêu lên vỏ chương trình để chính thức hoá về mặt văn bản và xin lệnh
duyệt phát. Vỏ chương trình bao gồm những phần chính sai:
- Biên tập chương trình phát thanh chuyên đề.
Khung chương trình phát thanh chun đề thường có kết cấu như sau:
Nhạc chương trình
Giới thiệu
Phần tin chuyên đề
Bài chuyên đề
Diễn đàn hoặc phỏng vấn

Mẩu chuyện hoậc tiểu
Thời lượng dành cho dạng chương trình này có thể 30 phút (với đài
quốc gia) 15 phút (với đài địa phương)
Biên tập chương trình chuyên đề cần bảo đảm các bước thực hiện sau:
+ Xác định chủ đề, lập kế hoạch, đặt tên cho chương trình.
+ Lựa chọn tiết mục, xử lý thể loại, tổ chức lực lượng tham gia.
+ Xác định phạm vi của nội dung chương trình: có gì mới trong thơng
tin? Vấn đề có tính khu vực, quốc gia hay quốc tế, Có bị “lấn sân” các chương
trình khác khơng?
+ Hình thành văn bản - Lựa chọn người thể hiện chương trình.
Nên nhớ rằng phát thanh là tốc độ nhanh, là thông tin đúng hướng, là
tính liên tục, là chất lượng âm thanh cao, là phương tiện nghe giá rẻ với điều
kiện nghe thuận lợi. Những gì đi ngược với tiêu chí đó sẽ làm mất dần thính
giả.
* Khai thác triệt để các chất liệu ngôn ngữ âm thanh.
Phát thanh truyền thống chủ yếu thông tin một chiều:
Đài (nói) – thính giả (nghe). Phát thanh hiện đại có xu hướng tạo làn
sóng mở. Nghĩa là người nghe tham gia vào chương trình. Cơng nghệ hiện đại

10


cho phép người làm phát thanh của một quốc gia có thể thu được tiếng động
trên khắp hành tinh. Chính vì vậy, tiếng nói trong phát thanh hiện đại cũng đa
dạng, phong phú hơn.
Chú ý sử dụng triệt để các chất liệu - lời nói, tiếng động, âm nhạc, đặc
biệt là sự tham gia trực tiếp của công chúng để làm cho chương trình phát
thanh sinh động, thuyết phục.
* Ngắn gọn, đơn giản, trực tiếp, dễ nghe, dễ hiểu là u cầu có tính
ngun tắc với những người biên tập chương trình phát thanh. Người nghe chỉ

nhớ được những gì ngắn gọn dễ hiểu. Đồng thời họ cũng chỉ nghe được đầy
đủ khi có tốc độ nói phù hợp.
IV. Chuẩn bị ghi âm - phát sóng
Sự chuẩn bị của phóng viên - phát thanh viên.
Khơng bao giờ đến phịng thu mà khơng có sự chuẩn bị trước.
Đối với các phát thanh viên, công việc chuẩn bị chủ yếu và quan trọng
nhất là đọc và đánh dấu bản thảo sẽ trình bày trước micro.
Việc đọc trước bản thảo phải coi như một thao tác bắt buộc. Trước hết,
nó giúp người đọc nắm bắt được tính chất, ý nghĩa và chủ đề chung của
chương trình. Đồng thời, phát thanh viên có thể hình dung trước được cách
đọc đối với từng bài và những tin, bài quan trọng nhất.
Sau khi đọc xong toàn bộ chương trình, một phát thanh viên có kinh
nghiệm thường chủ động đánh dấu vào các bản thảo (hoặc ít nhất cũng phải
đánh dấu ở những tin bài quan trọng nhất) để tạo thuận lợi cho việc trình bày.
Phát thanh viên không được tự ý sửa chữa bản thảo, nhưng điều đó khơng
ngăn cấm họ đánh dấu vào các tin bài, để việc đọc được hiệu quả hơn.
Trong phát thanh hiện đại, thường các biên tập viên cũng đồng thời là
phát thanh viên. Họ vừa là người tổ chức xây dựng, đồng thời cũng là người
trực tiếp trình bày chương trình của mình trên sóng. Cơng tác chuẩn bị có thể
giữ vai trị quyết định sự thành cơng hay thất bại nếu chương trình (hoặc tác
phẩm) phát thanh được thực hiện theo lối nói “ứng khẩu” trên cơ sở một
11


cương sơ lược. Trong những trường hợp như vậy, những người có kinh
nghiệm sẽ khơng bao giờ bật micro cho đến khi xác định chính xác và rõ ràng
những điều gì họ muốn nói và điều cịn quan trọng hơn là ở mỗi phần sẽ nói
vấn đề gì? Một ngun tắc bao trùm là chỉ nói những điều cần thiết. Trình bày
trước micrơ dược coi là sự sáng tạo lần thứ hai.
Sự chuẩn bị xuất phát từ những gì bạn đọc trong những tờ nhật báo và

những điều thú vị trong kinh nghiệm cuộc sống của bạn. Và điều này, các nhà
nghiên cứu phát thanh trên thế giới đã từng có lời khuyên: “Bạn chuẩn bị cho
phát thanh như thể bạn chuẩn bị cho cuộc sống hàng ngày của mình”.
* Kỹ năng đọc và nói.
a. Khi đọc bất cứ một loại văn bản nào, điều quan trọng là chú ý điều gì
sắp được chuyển tải trên sóng. Hãy nhìn vào những đoạn chính hay những từ
chính mang lượng thơng tin chủ yếu có thể cắt nghĩa được cho thính giả. Sau
đó, thính giả hồn tồn phụ thuộc vào việc biên tập viên sẽ nói với họ một
điều thú vị nào đó, với một cách nói nào đó.
Khơng bao giờ cố định cách đọc mộc mạc, trong đó các từ ngữ chính,
các từ màu sắc và chuyển động bị bỏ phí và lãng quên. Tâm lý của người
nghe đài thường hướng tới sự đa dạng của màu sắc, của chuyển động…
Văn bản phải mang tính chất đối thoại. Trước khi đọc nên xem xét kỹ
lưỡng tất cả các trang cần phải đọc và chú ý tới chủ đề, tâm trạng, tốc độ và
phong cách của chúng. Hãy tôn trọng người nghe và chứng minh rằng những
điều bạn đang nói là đáng để họ lắng nghe và người nghe khơng gặp khó khăn
gì khi nghe và hiểu nó ngay.
b. Nếu bạn biết được bạn sẽ nói việc điều gì, nếu bạn hiểu rõ được ý
nghĩa của văn bản thì bạn hồn tồn tự tin trong việc thể hiện và chuyển tải
thông tin cho công chúng. Cần phải thật tự nhiên, thoải mái và tự tin về những
điều mà bạn đang nói. Thoải mái nhưng cũng phải sống động. Chất giọng và
phong cách phải có sức sống. Thậm chí, một người phát thanh viên kém sôi

12


nổi cũng có thể chuyển tải sự quan trọng và lịng nhiệt tình nhưng thủ thuật ở
đây là phải hồn tồn ý thức được mình đang nói và đọc gì.
Đừng đọc bắt chước theo những người khác – ngay cả những người mà
bạn coi là thần tượng. Hãy học tập họ ở những điểm cơ bản nhất và triệt để áp

dụng chúng trên cơ sở những khả năng của riêng mình. Chỉ có trên cơ sở khai
thác một cách tốt nhất giọng nói của chính mình mới có thể dần dần tạo ra
một giọng đọc có phong cách riêng trên sóng.
Tư thế ngồi đọc trong phịng thu cũng rất quan trọng. Khơng nên ngồi ở
rìa ghế và chúi người về phía trước micrơ. Điều này có thể tạo ra những ảnh
hưởng tiêu cực đến quá trình thở, lấy hơi. Tư thế đúng là ngồi vào đúng giữa
ghế, ngồi thật vững và cố gắng ở trạng thái thoải mái có thể được. Nếu bạn
cảm thấy giọng của mình q cao, khơng thoải mái và đó khơng phải là giọng
nói tự nhiên của bạn đừng có cố gắng gằn giọng xuống thấp. Việc gắn giọng
sẽ chỉ làm tăng sự lo lắng và căng thẳng về cơ bắp xung quanh cổ và họng của
bạn.
Để làm giảm bớt sự căng thẳng trong phòng thu, những người có kinh
nghiệm thường xuyên các phát thanh viên trẻ một số bài tập sau đây:
- Ngồi xuống, để đầu chúc nhẹ về phía trước như thế nó khơng thể nâng
đỡ. Nhắm mắt lại, đếm chận từ một đến năm theo chiều kim đồng hồ và sau
đó quay ngược lại. Tiếp tục quay đầu nhẹ nhàng cho đến khi bạn cảm thấy cổ
của bạn có thể cử động dễ dàng, khi đó các cơ bắp của bạn đã chùng xuống,
khơng cịn căng thẳng….
- Thở sâu và thoải mái cũng rất có hiệu quả. Thả lỏng hàm để bảo đảm
rằng khi nói hàm và miệng sẽ có thể rất linh hoạt. Khơng được nói rít qua kẽ
răng. Quai hàm linh hoạt và thả lỏng cũng sẽ giúp bạn khắc phục được giọng
mũi.
- Nếu giọng bị bẹt, đơn điệu hay ở tần số thấp, có thể thả lỏng người và
cố gắng đọc ở dung lượng hơi to hơn một chút để thổi thêm sắc màu và sức
sống vào trong tác phẩm.
13


Một người nói trên đài phát thanh thường tự hỏi: Mình đã nói rõ ràng
chưa? Mình có nói nhanh q khơng? Giọng mình có q dẹt khơng? Mình

có phát âm nhiều tiếng gió q khơng? Những chun gia có thể luyện cho
bạn nói thật tốt những cuối cùng kết quả vẫn phục thuộc vào sự tập luyện của
bạn. Hãy tìm cho mình một cái máy ghi âm và thử đọc một cái gì đó để thí
nghiệm xem các cách thể hiện giọng mình rồi nghe xem kết quả thế nào… Đó
cũng là một trong những cách rèn luyện giọng đọc nhằm đạt được hiệu quả
cao hơn.
c. Hiện nay có một xu hướng khá phổ biến trên báo nói (và kể cả báo
hình) ở nước ta là các phóng viên, biên tập viên trực tiếp trình bày các tác
phẩm của họ trên sóng. Do là người trực tiếp thu thập thơng tin nên khi nói
trên sóng, người phóng viên, biên tập viên có thể truyền đạt được một cách
sinh động hơi thở của cuộc sống đến với thính giả. Có thể coi đây là một cách
tốt nhất để cho tác phẩm phát thanh mang trọn vẹn cảm xúc của chính người
tham gia chứng kiến và thẩm định sự kiện. Giọng của phóng viên, biên tập
viên tuy khơng chuẩn xác như giọng của phát thanh viên chuyên nghiệp
nhưng lại có thể tạo ra sự đa dạng, sinh động của cảm giác gần gũi, khách
quan trong việc phản ánh cuộc sống.

14


V. Sau khi đã chuẩn bị các bước đầy đủ thì cơng việc thực hiện chương
trình phát thanh thời sự địi hỏi phóng viên - phát thanh viên phải hết
sức bình tĩnh- tự tin trước phịng thu để thực hiện chương trình theo
đúng kịch bản yêu cầu.
1. Sự mở đầu bằng nhạc hiệu, nhạc chương trình.
Thơng thường, người nghe nhận diện chương trình phát thanh ngay từ
phút đầu tiên thơng qua nhạc hiệu hoặc nhạc chương trình. Những chương
trình phát thanh thời sự, được coi như trang một của tờ báo. Các đài phát
thanh dùng nhạc hiệu. Nhạc hiệu được sử dụng như một thơng báo chính
thức, nó giúp người nghe phân biệt đài phát thanh của quốc gia này với quốc

gia khác hoặc đài phát thanh của tình này với tỉnh khác. Nhạc hiệu được lựa
chọn có khả năng tạo nên tâm lý tích cực cho q trình nghe.
2. Lời xướng của phát thanh viên.
Lời xướng đọc dùng như một thơng báo ngắn gọn cho tên của chương
trình phát thanh. Các đài phát thanh có cách lựa chọn riêng; lời xướng bao
hàm các yếu tố: tên chương trình, địa chỉ của đài, tần số phát sóng….
Ví dụ, Lời xướng của chương trình thời sự Đài tiếng nói Việt Nam
“Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội thủ đơ nước Cộng hồ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”
Lời xướng của chương trình thời sự Đài Tiếng nói nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh: “Đây là đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát
thanh trên sóng 610KHZ và FM 99,9 MHz mời các bạn nghe chương trình
thời sự.
3. Cấu trúc của chương trình phát thanh:
Mỗi chương trình phát thanh đều ổn định về cấu trúc. Với chương trình
thời sự thường có 3 phần: trang tin, bài, tiết mục được phân chia bằng những
đoạn nhạc cắt. Chương trình chun đề thường có 2 phần tiết mục trở lên
được phân cách bằng những nhạc cắt. Với các chương trình có thời lượng lớn,
số tiết mục có thể tăng. Vì vậy số lượng nhạc cắt cũng tăng lên.
15


4. Lời kết của chương trình hoặc chào thính giả: Thời lượng của chương trình
phát thanh ổn định và có hạn. Chính vì vậy, khi phản ánh những vấn đề lớn,
các chương trình phát thanh thường lựa chọn hình thức bài viết nhiều phần để
dùng cho những chương trình kế tiếp nhau. Như vậy, kết thúc buổi phát thanh
hôm nay là cơ hội để giới thiệu nội dung của buổi phát thanh sắp tới. Cách
chào và hẹn gắp lại tạo sự gắn kết thính giả với chương trình và duy trì sự chú
ý của người nghe với vấn đề mà họ quan tâm.


16


PHẦN II
Với kết cấu của chương trình phát thanh thời sự như trên, ưu điểm của
chương trình phát thanh thời sự là có thể thực hiện ở nhiều nơi - máy móc
khơng cồng kềnh, ít người thực hiện so với truyền hình.
Hiện nay các kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại đã hỗ trợ rất cao cho các
phóng viên - phát thanh viên trong các chương trình phát thanh thời sự. Về
nội dung chương trình thì có tính logic thống nhất và khoa học do phóng viên
- phát thanh viên thực hiện các bước chuẩn bị trước khi phát sóng theo kịch
bản.
Song với kết cấu trên của chương trình phát thanh thời sự - trong thực
tiễn thực hiện còn có những hạn chế về cách tổ chức - sắp xếp đó. Chương
trình phát thanh thời sự phải tn theo cấu trúc trình tự và kịch bản nghiêm
ngặt do đó phóng viên - phát thanh viên phải có khả năng tư duy tốt, chuẩn bị
bài viết, tư liệu - băng âm kỹ càng nếu một khâu nào thiếu sót sẽ phá vỡ
chương trình. Do đó địi hỏi người thực hiện chương trình phát thanh thời sự
phải có trí tuệ, sức khoẻ, bản lĩnh chính trị và tri thức văn hố, vốn sống, kinh
nghiệm. Với biên tập viên chương trình phát thanh, họ thường phải chịu áp
lực từ hai phía. Người quản lý và thính giả ngày càng thêm “khó tính”. Phóng
viên nếu có sai sót cịn có cơ hội sửa chữa (qua khâu biên tập). Song tin bài
qua tay biên tập là trực tiếp tới thính giả. Cơng việc khẩn trương nhưng u
cầu khơng để xảy ra sai sót. Cho nên nếu chỉ “nhanh” và thiếu “nhạy”, thiếu
sự vững vàng về bản lĩnh chính trị, thiếu năng lực thẩm định giá trị của tin
tức… sẽ để xẩy ra những hậu quả đáng tiếc.

17



PHẦN III
Văn bản chương trình phát thanh thời sự 15 phút

1. Nhạc chương trình - 15 giây.
2. Giới thiệu - 45 giây.
3. Tin:
• Tin trong nước: tin kinh tế - chính trị - xã hội - văn hố - thể thao (10’)
• Nhạc hiệu xen kẽ (15 giây).
• Tin thế giới: tin thời sự thế giới (3 phút)
• Nhạc hiệu xen kẽ (15 giây)
4. Dự báo thời tiết (hoặc nhạc hiệu) 50 giây. Nhanh từ các vùng và thủ đô
Hà Nội.
Phát thanh viên chào cảm ơn và hẹn gặp lại quý vị.

18


KẾT LUẬN
Sự sáng tạo và nhạy bén của biên tập viên chương trình phát thanh ln
có khả năng tạo sức hấp dẫn cho chương trình. Nhạy bén với các vấn đề mới
nảy sinh trong cuộc sống. Có khả năng phát hiện những gì tiêu tiểu, bản chất
của sự việc, hiện tượng. Chủ động bổ sung, điều chỉnh tin bài khi cần thiết.
Tác phong làm việc khoa học, chính xác, cụ thể và cầu thị. Rèn luyện
tác phong làm việc khoa học các biên tập viên có thể tránh những sai sót đáng
tiếc. Thời điểm và thời lượng phát sóng là pháp lệnh. Kỷ luật tuyên truyền
không cho phép lối làm việc luộm thuộm, tuỳ tiện. Thiếu cụ thể trong phân
công sẽ dẫn tới tình trạng bỏ sót hoặc chồng lấn cơng việc của các thành viên.
Gắn kết đội hình và thường xuyên học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp sẽ
tạo điều kiện để biên tập viên ngày càng vững vàng trong nhiệm vụ của mình.
Có mối liên hệ chặt chẽ với cơng chúng phát thanh.

Để biên tập các chương trình phát thanh đáp ứng ngày một tốt hơn nhu
cầu thính giả thì điều quan trọng hàng đầu là biên tập viên phải thường xuyên
nắm bắt được tình cảm, thái độ của họ với chương trình. Ngồi hình thức hộp
thư bạn nghe đài, các biên tập viên chú ý khai thác thông tin qua các cuộc
giao lưu. Đồng thời chủ động đến với thính giả để biết học cần nghe gì?
Chương trình phát thanh sản xuất ra là giành cho thính giả. Khi người nghe
thờ ơ hoặc khơng nghe chương trình thì khơng có lý do gì để chương trình tồn
tại.
Biên tập chương trình phát thanh là khâu cơng việc quan trong góp
phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng. Q
trình này địi hỏi tính tổ chức, tính tập thể rất cao. Có tác phẩm hay nhưng
thiếu một biên tập viên giỏi, tác phẩm ấy có thể bị vùi lấp giữa mênh mơng
đại dương âm thanh. Biên tập viên chương trình phát thanh cần khơng ngừng
nâng cao bản lĩnh chính trị, các kỹ năng nghiệp vụ sử dụng thành trục trang
thiết bị kỹ thuật phát thanh để ngày càng có những cải thiến nâng cao chất

19


lượng chương trình. Thường xun học tập khơng ngừng, nắm vững các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao sự hiểu biết tồn diện, có
kiến thức về âm nhạc… sẽ là những điều kiện tiên quyết để biên tập vien phát
thanh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Nói tóm lại, một nhà báo phát thanh trước hết cũng phải có những
phẩm chất của một nhà báo nói chung như: bản lĩnh chính trị vững vàng và
năng lực nghề nghiệp thể hiện ở sự nhạy bén trong việc phát triển cái mới,
khả năng quan sát, khám phá hiện thực, tinh thần dũng cảm, tính trung thực…
Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng của phương thức truyền thông radio nên
một nhà báo phát thanh còn phải đáp ứng được một số yêu cầu nghề nghiệp
khác. Những yêu cầu này gắn liền với đặc trưng của loại hình báo phát thanh

là thông tin bằng âm thanh và tiếp nhận bằng thính giác.
Kỹ năng của một nhà báo phát thanh được thể hiện trên nhiều yếu tố
như: khả năng đọc, nói; sự am hiểu các thiết bị kỹ thuật; khả năng biên tập, tổ
chức các chương trình; kỹ năng thực hiện các cuộc phỏng vấn thu thanh ý
kiến của các nhân chứng và thu tiếng động hiện trường; khả năng biên tập
băng v.v…
Ngoài tất cả những yếu tố nêu trên, cịn một yếu tố rất quan trọng và có
thể quan trọng nhất - đó là sự say mê nghề nghiệp, là sự gắn bó với loại hình
báo nói. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ giữa
các loại hình báo chí trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay.
Trong công cuộc đổi mới của Đảng ta hiện nay và trong cơ chế thị
trường xã hội chủ nghĩa, mỗi phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên cần
phải tự ý thức được bản thân và luôn nâng cao tinh thần học tập - rèn luyện
đạo đức - học tập - trau dồi trình độ chuyên môn để luôn tự tin trong công
việc và cuộc sống - cùng cả nước phấn đấu thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ văn minh.

20



×