Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TTHCM cơ sở hình thành (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.86 KB, 3 trang )

Đề: Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng HCM. Nhân tố nào quan trọng nhất & tại
sao?
Bài làm
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hịa giữa chủ nghĩa Mác - Lê nin,
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt và tinh hoa văn hóa nhân loạ, từ
đó tạo ra một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng thể hiện rõ những
phẩm chất tốt đẹp của Người cùng với tầm nhìn vượt thời đại, dẫn lối cho Đảng
và Nhà nước dẫn dắt Việt Nam phát triển đi lên.
Tình hình Việt Nam và thế giới vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là một
trong những cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Về tình hình tại Việt
Nam, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược nước ta từ năm 1858. Triều đình
nhà Nguyễn từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp thông qua các hiệp
ước đầu hàng đã ký kết. Nhưng cũng trong khoảng thời gian đó, nhân dân Việt
Nam liên tục tạo ra các phong tranh chống thực dân Pháp xâm lược, điển hình là
phong trào “Cần Vương” do vua Hàm Nghi khởi xướng. Tuy nhiên, những cuộc
khởi nghĩa đấu tranh chống quân xâm lược dưới ngọn cờ “Cần vương” đều thất
bại. Từ đó có thể kết luận tư tưởng phong kiến không phải là con đường cứu nước
phù hợp với Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Lúc này, khi đã căn bản hoàn
thành việc bình định Việt Nam về mặt quân sự, thực dân Pháp tiến hành khai
thác thuộc địa và từng bước biến nước ta thành nước “thuộc địa nửa phong kiến”
dẫn tới sự biến đổi về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Xã hội Việt Nam xuất
hiện thêm một số giai tầng mới, bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và
tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị. Sự thay đổi trong tầng lớp xã hội dẫn đến sự
xuất hiện của các mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam
với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân
Pháp. Cũng từ đây, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
tại Việt Nam từ đầu thế kỷ XX do Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,...khởi xướng
xuất hiện và nhận được sự ủng hộ từ đông đảo người Việt. Tuy nhiên, các phong
trào này đều thất bại khiến khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam ngày
càng trầm trọng. Trước bối cảnh này, sự xuất hiện của giai cấp công nhân và


phong trào đấu tranh của giai cấp này đã làm cho con đường giải phóng dân tộc
ở Việt Nam bước sang trang mới. Nhờ phong trào công nhân và các phong trào
yêu nước tại nước ta đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Marx - Lenin đã thuận lợi xâm
nhập vào Việt Nam. Đây là tiền đề giúp Hồ Chí Minh chuẩn bị về lý luận chính trị,
tư tưởng và tổ chức để sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt sự khủng
hoảng về con đường cứu nước. Từ đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt
Nam về cơ bản đã hình thành. Đối với tình hình thế giới, trong khoảng thời gian
từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa. Những mâu thuẫn vốn có giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô
sản ở các nước tư bản, mâu thuẫn giữa các nước với nhau và mâu thuẫn giữa các
dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc ngày càng trở nên sâu
đậm. Trong giai đoạn này, một điểm sáng của lịch sử thế giới là cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917 thành công, đánh dấu thắng lợi đầu tiên của chủ
nghĩa Mác - Lê nin. Cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa lịch sử nhân loại bước
sang giai đoạn mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, các


dân tộc bị đàn áp trên thế giới tìm thấy con đường giải phóng cho chính mình. Sự
thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga, sự ra đời của nhà nước Soviet, quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở LIên Xô cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
phong trào cộng sản, cơng nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thoàn thế
giới đã ảnh hưởng sâu sắc dến Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người.
Ngồi cơ sở thực tiễn, tư tưởng Hồ Chí Minh cịn có cơ sở lý luận gắn chặt
với giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại
cùng chủ nghĩa Marx - Lenin, vốn là nền tảng quan trọng cho tư tưởng của Người.
Trong những giá trị truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là giá
trị mà Hồ Chí Minh chú trọng nhất. Chủ nghĩa yêu nước chính là xuất phát điểm
và là động lực thúc đẩy Người ra đi tìm đường cứu nước. Truyền thống của dân
tộc Việt Nam còn luôn gắn liền với niềm tự hào về lịch sử, văn hóa, ngơn ngữ,
phong tục, tập qn và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc. Đây là cơ sở hình

thành nên tư tưởng, phẩm chất của Hồ Chí Minh với chủ trương văn hóa là mục
tiêu, động lực của cách mạng. Với tinh hoa văn hóa nhân loại, Người dung hòa
được vẻ đẹp của cả giá trị phương Đơng và phương Tây. Ở Nho giáo, Hồ Chí Minh
khơng chỉ kế thừa mà còn đổi mới việc quản lý đất nước, xã hội bằng nhân trị,
đức trị. Với Phật giáo, Người chú ý và phát triển tư tưởng yêu thương con người,
khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác, đẩy mạnh quyền con người, sống
hịa đồng, gắn bó với đất nước. Trong Lão giáo, Hồ Chí Minh chú trọng tu tưởng
của Lão Tử về việc sống gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên, quan trọng hơn hết là
phải biết bảo vệ mơi trường sống xung quanh mình. Người cũng kế thừa những
quan điểm nhân quyền, dân quyền trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
Mỹ, bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất
quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc. Hồ Chí
Minh cũng trực tiếp nghiên cứu các tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước
pháp quyền của các nhà khai sáng phương Tây như Vonte, Rousseau,
Montesquieu,...
Dù vậy, nền tảng quan trọng nhất, cơ sở lý luận mang tính chất quyết định
sự phát triển vượt bậc trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa Marx Lenin. Hồ Chí Minh từng khẳng định “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều,
nhưng chủ n ghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa
Lenin”. Người đã kế thừa triệt để, thay đổi, phát triển chủ nghĩa Marx - Lenin
trong thời đại mới. Vận dụng và áp dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx - Lenin trước
tình hình đất nước, Hồ Chí Minh đã kết thúc cuộc khủng hoảng đường lối cứu
nước và người lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
Với Hồ Chí Minh, thế giới quan và phương pháp luận dẫn lối tư tưởng cùng các
hoạt động cách mạng cho Người chính là chủ nghĩa Marx - Lenin. Trên cơ sở lập
trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Marx - Lenin, Hồ Chí Minh đã
đổi mới và làm phong phú những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại cùng với thực tiễn cách mạng trong nước và
ngoài nước, từ đó hình thành một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về
cách mạng Việt Nam. Qua việc tiếp nhận chủ nghĩa Marx - Lenin, Hồ Chí Minh đã
trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Việt Nam trên quốc tế. Người không

ngừng vận dụng sáng tạo và bổ sung cho chủ nghĩa Marx - Lenin trong quá trình
lãnh đạo cách mạng dân tộc Việt Nam. Với những vấn đề dân tộc và cách mạng
giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;


các vấn đề xây dựng Đảng, Nhà nước, văn hóa, con người, đạo đức,... Hồ Chí
Minh đều có những luận điểm bổ sung, phát triển sáng tạo thêm cho chủ nghĩa
Marx - Lenin. Có thể thấy, dù chủ nghĩa Marx - Lenin là nền tảng cho tư tưởng Hồ
Chí Minh, nhưng những sáng tạo đổi mới không ngừng nghỉ trong cách vận dụng
chính là điểm nhấn tạo ra bước nhảy vọt trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Ngoài cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận cho tư tưởng Hồ Chí Minh, những vẻ
đẹp về phẩm chất và tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
của Người đã góp phần tạo nên một tư tưởng Hồ Chí Minh đầy tiến bộ và tồn
diện. Lý tưởng cao cả và hoài bão lớn lao về việc giải cứu đất nước thoát khỏi
cảnh thuộc địa, phát triển với các cường quốc năm châu là động lực cho Người
luôn phấn đấu khơng ngừng tìm ra con đường cứu nước trên khắp chặng đường
bôn ba trên thế giới. Đặc biệt, Hồ Chí Minh cịn có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ,
sáng tạo, vận dụng đúng quy luật chung của xã hội loài người, của cách mạng
thế giới vào thực tiễn cụ thể của Việt Nam. Tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh
đã đưa cách mạng Việt Nam tham gia cùng với tiến trình của cách mạng thế giới.
Hồ Chí Minh cịn là người suốt đời tận trung với nước với dân, đấu tranh cho sự
nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng thế giới. Không
chỉ vậy,vốn sống và thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh cũng vơ cùng phong
phú, phi thường. Những điều trên đã góp phần giúp Hồ Chí Minh trở thành lãnh tụ
cao cả của cách mạng Việt nam.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×