Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Hãy phân tích các tính chất của ngôn ngữ báo chí qua khảo sát ngôn ngữ báo chí trong các bài xã luận, bình luận của nhà báo hoàng tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.8 KB, 11 trang )

Đề:
Hãy phân tích các tính chất của ngơn ngữ báo chí qua khảo sát ngơn ngữ
báo chí trong các bài xã luận, bình luận của nhà báo Hồng Tùng
Bài làm
1.Vài nét về nhà báo Hoàng Tùng
Nhà báo Hoàng Tùng, tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh ngày 14.1.1920,
tại xã Nhân Hồ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ơng tham gia hoạt động cách
mạng từ thuở niên thiếu, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng. Hồng
Tùng có đời làm báo hơn 70 năm, ông là Tổng Biên tập Báo Nhân Dân gần 30
năm liền.
Nhà báo Hoàng Tùng mất ngày 29.6 vừa qua, hưởng thọ 91 tuổi
Bút danh Hoàng Tùng của ông Trần Khánh Thọ xuất hiện lần đầu
khoảng 1948 - 1949 tại Chiến khu Việt Bắc, trên trang bìa báo Sự Thật, cơ
quan của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, với tư cách chủ nhiệm báo. Từ năm
1951, Báo Nhân Dân ra đời, ơng là người phụ trách chính, làm tổng biên tập
hơn 30 năm, trừ vài quãng thời gian ngắn gián đoạn.
Là cây chính luận chính của báo, ông đã viết nhiều trăm bài. Tên ký bài
báo nói lên trách nhiệm của người viết đối với bạn đọc. Nhưng hai chữ Nhân
Dân đi kèm các bài xã luận đã q đủ. Ơng cũng có viết nhiều chun luận,
tiểu phẩm..., các tên ký thay đổi tuỳ nội dung và thời cuộc: Người bình luận,
Người quan sát, Chính Nghĩa, Chân Lý..., hoặc ngẫu hứng, nếu là tiểu phẩm.
PGS,TS. NGUYỄN VĂN DỮNG và TRẦN MINH TUẤN viết về nhà
báo Hoàng Tùng như sau:
“Đặc điểm nổi bật của phong cách chính luận Hoàng Tùng là nắm chắc
vấn đề và thể hiện rất nhanh ý đồ của tập thể lãnh đạo. Ở cương vị trọng yếu
tại một tờ báo Đảng uy tín, ơng ln chịu những sức ép hiện hữu. Đó là đa số
các cuộc họp của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đều kết thúc muộn vào cuối
ngày, mà nội nhật sáng mai báo nhất thiết phải có bài. Sức ép ấy cũng là một


thử thách và rèn luyện tài năng. Một số bài ông viết thời kỳ kháng chiến


chống Mỹ, về Đảng, về Bác Hồ… vẫn được bạn bè, báo giới xếp vào hàng
“kim cổ hùng văn”: hùng hồn mà không sáo rỗng nhờ lập luận chặt chẽ, cứ
liệu không ai phản bác nổi. Tính cổ động và sức tập hợp cao, khơng ngờ văn
chính luận những tưởng khơ khan, hóa ra vẫn có khả năng đi thẳng vào lịng
người. Ngơn luận của báo Đảng có sứ mệnh thơng tin, thuyết phục cơng
chúng đã đành, đơi khi nó cịn đồng thời là lời cảnh cáo những ai đó có toan
tính ngược vịng quay lịch sử, viết khơng “kín nhẽ” sao xi…”
Bước đầu, có thể nêu ra mấy đặc trưng chính luận báo chí của Hồng
Tùng như sau.
Thứ nhất, đó là tác phong viết nhanh, viết khỏe, viết trúng những vấn
đề đang đặt ra, phục vụ mục tiêu cách mạng của từng thời kỳ, từng thời đoạn
và thậm chí từng ngày, từng tuần. Với cương vị của người tổng biên tập,
Hồng Tùng có điều kiện nắm bắt nhanh các chủ trương, hiểu sâu các quan
điểm của Đảng cùng với những yêu cầu tuyên truyền cụ thể của cuộc đấu
tranh tư tưởng; nhưng năng lực, năng khiếu viết của ơng đã tạo nên bút lực
chính luận dồi dào sức sống, sức chiến đấu và ở tầm cao trí tuệ và cảm xúc đã
tạo nên năng lực cụ thể qua từng trang viết, mỗi bài viết. Muốn khắc phục
được mâu thuẫn trong hoạt động báo chí, nhất là nhật báo, là yêu cầu viết
nhanh, thông tin nhanh, đánh giá nhanh, giải thích và giải đáp nhanh các sự
kiện và vấn đề thời sự,.…nhưng phải đúng và trúng, thì căn yếu nhất là cần
quan điểm chính trị đúng, có hệ kiến thức nền tảng đủ sâu, rộng và có phương
pháp khoa học – thực tiễn chuẩn xác cùng với năng khiếu nghề nghiệp rõ nét
mới có thể giúp nhà báo xử lý nhanh và trúng các yêu cầu thời sự. Những
phẩm chất này, theo chúng tôi, đều hiện hữu rõ nét và vượt trội ở Hoàng
Tùng; và chính những yếu tố này đã tạo nền tầm cao chính luận Hồng Tùng.
Thứ hai, hầu tất các bài viết của Hồng Tùng, có thể là xã luận, bình
luận, luận văn tuyên truyền hay các bài viết khai thác các giá trị tư tưởng, đạo
đức từ các nhà cách mạng, các nhà kinh điển (có thể gọi chung là các tác



phẩm chính luận) để cho mọi người suy ngẫm và học tập, đều nhằm phục vụ
nhiệm vụ chính trị của tờ báo, phụng sự sự nghiệp cách mạng của nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Các tác phẩm chính luận của Hồng
Tùng trải dài từ cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chống Bành trướng
xâm lược cho đến sự nghiệp đổi mới cùng đều thể hiện rõ tính mục đích và
nhiệm vụ chính trị của mỗi giai đoạn cụ thể.
Thứ ba, các bài báo chính luận của Hoàng Tùng đều thể hiện rõ các
luận điểm, luận cứ và luận chứng với cách lập luận chặt chẽ, logic với đầy đủ
chứng cứ từ trong tầng sâu lịch sử tới hiện tại, với những dẫn chứng ví von
sinh động và dễ hiểu đã tạo nên phong cách chính luận Hoàng Tùng sâu lắng,
sắc nhạy mà sinh động, hùng hồn – có lúc như tiếng kèn xung trận, tràn đầy
niềm tin và nhiệt huyết, giàu đức hy sinh; có lúc thâm thúy, chua cay như
những cái đinh đóng vào tận xương tủy kẻ thù,… Có được nét đặc trưng này,
theo quan sát của chúng tơi, Hồng Tùng là nhà báo chịu đọc, chịu học, chịu
tích lũy “thiên kinh vạn quyển” một cách cơ bản và hệ thống.
Thứ tư, những tác phẩm chính luận của Hồng Tùng đều đề cập tới
những đề tài gần gũi mà nổi bật, giản dị mà sâu sắc với văn bút giàu chất trí
tuệ, đậm chất logic – lịch sử, nhưng tràn đầy khí thế và hơi thở cuộc sống
cùng với cảm xúc sâu lắng. Sức truyền cảm, sức thuyết phục và khả năng lay
đọng lịng người qua các tác phẩm chính luận Hồng Tùng là điều mà người
đọc nào, ở cung bậc văn hóa nào cũng đều có thể cảm nhận được khá rõ ràng.
Những người được tiếp xúc nhiều với nhà báo Hoàng Tùng đều có thể
nhận ra rằng văn phong nói chuyện trong sinh hoạt với văn phong chính luận
của ơng khác xa nhau. Có lẽ bởi ơng là nhà báo – con người từng trải, dân dã
rất đời thường, lại chịu tích lũy học hành trong thực tiễn cách mạng, được đào
luyện và thử thách nghiêm ngặt,… cho nên vừa rất đời thường trong cuộc
sống, lại vừa ngự chiếm ở đỉnh cao tư tưởng và trí tuệ của tính chuyên nghiệp
và cách mạng của báo chí Việt Nam, như một cây bút chính luận xuất sắc tầm



cao hàng đầu của báo Nhân Dân – ngọn cờ tư tưởng chính trị của Đảng và
Nhà nước Việt Nam.
2.Các tính chất của ngơn ngữ báo chí
a. Tính chính xác, khách quan
Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính
xác. Nhưng với ngơn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư ln xã hội. Chỉ cần một sơ
suất dù nhỏ nhất về ngơn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu
sai thơng tin, nghĩa là có thể gây ra những gây hậu quả xã hội nghiêm trọng
không lường trước được. Chẳng hạn, sau chuyến tháp tùng một quan chức cao
cấp sang thăm trung quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có
câu: “Chúng tơi đã chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt Trung ”. Rõ ràng, từ “với” ở đây là khơng thể chấp nhận được (vì cụm từ
“chia tay với...” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã "), cần phải thay nó bằng từ
"trong" Muốn sử dụng ngơn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tn thủ ít
nhất 2 yêu cầu. Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ, nói cụ thể là: nắm
vững ngữ pháp; có vốn từ vựng rộng, chắc, và khơng ngừng được trau dồi;
thành thạo về ngữ âm; hiểu biết về phong cách. Thứ hai, phải bám sát các sự
kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt. Hai
yêu cầu này có quan hệ qua lại hết sức mât thiết. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời
hiện thực thì ngơn ngữ có thể "kêu" những rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng
của cuộc sống vốn là thứ có sức chinh phục mạnh mẽ đối với độc giả. Ngược
lại, biết rõ hiện thực nhưng kém về ngôn từ thì cũng khơng thể chuyển tải
thơng tin một cách hiệu quả như mong muốn, thâm chí đơi khi cịn mắc lỗi tới
mức gây hại cho người khác hoặc xã hội.
Sử dụng ngơn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ
đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà cịn góp phần khơng nhỏ vào việc giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt. Vì số lượng người tiếp nhân các sản phẩm của báo
chi đông tới mức không xác định được và họ (nhất là trẻ em) lại luôn xem các



cơ quan báo chí là "ngọn đèn chỉ dẫn" trong việc dùng ngơn từ, cho nên ngơn
ngữ báo chí càng hồn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển.
b. Tính đại chúng
Báo chí là phương tiện thơng tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã
hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa
tuổi, giới tính..., đều là đối tượng phục vụ của báo chí: đây vừa là nơi họ tiếp
nhân thơng tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì thế,
ngơn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có
tính phổ câp rộng rãi. Tuy nhiên, phổ câp rộng rãi khơng có nghĩa là dễ dãi,
thấp kém. Vì, nói như nhà nghiên cứu ngơn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga
V. G. Kostomarov: " Ngơn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công
chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm
thấy chán và một em bé có trình độ cịn non nớt cũng khơng thấy khó hiểu "
Với ngơn ngữ khơng có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho một đối
tượng hạn hẹp nào đó, báo chí khó có thể thực hiện được chức năng tác động
vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Và đây chính là
lý do khiến cho trong tác phẩm báo chí người ta ít dùng các thuât ngữ chuyên
ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay mượn
từ tiếng nước ngồi.
c.Tính ngắn gọn, hàm súc
Ngơn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dịng có thể làm lỗng
thơng tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhân của người đọc, người nghe.
Thêm vào đó, nó cịn làm tốn thời gian vơ ích cho cả hai bên: cho người viết,
vì anh ta sẽ khơng đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh chóng, kịp thời;
cho người đọc ( người nghe ), vì trong thời đại bùng nổ thông tin, người ta
luôn cố gắng thu được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian càng
tốt. Đấy là còn chưa kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi khác nhau,
nhất là các lỗi về sử dụng ngôn từ ( thực tế khảo sát của chúng tôi cho thấy
một tỉ lệ khá lớn các câu sai về ngữ pháp trong các tác phẩm báo chí có liên



quan tới việc nhà báo quá ham mở rộng các thành phần phụ mà quên mất các
thành phần chính của câu ).
Câu nói nổi tiếng của đại văn hào Nga A. P. Chekhov có lẽ chính xác
hơn cả với phong cách ngơn ngữ báo chí: " Ngắn gọn là chị của thành cơng "
d. Tính định hướng
Các tác phẩm báo chí thường bị giới hạn về mặt thời gian hay diện tích
xuất hiện trên báo, đó là tính định lượng. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối
với lĩnh vực trên truyền hình. Vì vậy, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố
ngơn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lí để phản ánh đầy đủ lượng sự kiện mà không
vượt quá khung cho phép về không gian và thời gian.
e. Tính hấp dẫn, biểu cảm
Tính biểu cảm trong báo chí nói chung và ghi nhanh nói riêng gắn liền
với việc sử dụng từ ngữ mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn của cá nhân.
Nếu ngôn ngữ ghi nhanh báo chí khơng có tính biểu cảm thì nó chỉ tồn
tại là những chuỗi thơng tin khơ khan và khó thu hút được độc giả. Tính biểu
cảm tác động mạnh đến tâm hồn người nghe, làm cho họ có những trạng thái
cảm xúc nhất định theo hướng mà người viết mong đợi.
3.Xã luận là gì?
Theo Nguyễn Bùi Khiêm thì xã luận là một bài báo quan trọng nhất
trong một số báo, nêu lập trường, quan điềm của một tờ báo (tức là của chính
đảng hay đồn thể mà tờ báo đó là cơ quan ngơn luận) về một vấn đề quan
trọng.
Xã luận thường là một bài bàn luận có tính chất tổng quát, đồng thời đề
ra những nhiệm vụ công tác cần kíp phải làm ngay.
Về đại thể, có mấy thứ xã luận như sau:
- Xã luận bình luận về thời cuộc và đề ra nhiệm vụ trước mắt.
- Xã luận nêu rõ nội dung tư tưởng của một nghị quyết, một chỉ thị của
cơ quan lãnh đạo và nhấn mạnh nhiệm vụ thi hành.



- Xã luận tổng kết kinh nghiệm và nêu ra những bài học về đấu tranh,
sản xuất, công tác hay là học tập.
- Xã luận tổng kết tình hình và có bình luận một cách khái qt.
- Xã luận chun đề bàn riêng về một vấn đề sốt dẻo nào đó.
- Xã luận kêu gọi, ví dụ cổ vũ thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất, thực
hành tiết kiệm hoặc đoàn kết chiến đấu, quyết giành thắng lợi trong một chiến
dịch.
- Xã luận đập lại kẻ thù về một âm mưu, thủ đoạn, chính sách nào đó
của chúng…
4.Bình luận là gì?
Bình luận là một thể tài báo chí, nó có nhiệm vụ diễn đạt tư tưởng của
cơ quan báo chí và một vấn đề đời sống nào đó, rút ra được kết luận để từ đó
giúp người đọc hiểu và hành động theo một quan điểm hệ thống nhất định.
Nhưng cũng có quan điểm cho rằng bình luận là một cách bàn luận về một
vấn đề thời sự nào đó bằng tổng hợp các phương pháp như phân tích, giải
thích, chứng minh…nhằm định hướng cho cơng chúng theo một quan điểm
nhất định
Xuất phát từ vai trò thể loại này mà nhiều ý kiến cho rằng bình luận là
thể loại hữu hiệu để giáo dục. Như vậy, bình luận được hiểu trước hết là một
thể tài độc lập, nó sử dụng phương pháp thơng tin tổng hợp. Mục đích của nó
là tạo ra một cách hiểu chung nhất cho cơng chúng về vấn đề thời sự xã hội.
Như vậy, bình luận là phương pháp vừa là một cách đánh giá, bàn luận
về một vấn đề sự kiện, vừa là thể tài báo chí có khả năng chỉ ra bản chất của
quan hệ nhằm định hướng hành vi cho công chúng


5.Phân tích tính chất ngơn ngữ báo chí trong một số tác phẩm của
nhà báo Hồng Tùng
Tác phẩm bình luận: Sự nghiệp một con người (trang 409)

Trong tác phẩm sự nghiệp một con người nhà báo Hoàng Tùng đã nhắc
đến cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trường Chinh gắn liền với sự
nghiệp cách mạng của đất nước ta
Ông đã nêu lên cuộc đời con người cũng như sự nghiệ, những cống
hiến to lớn của Tổng Bí thư Trường Chinh trong hơn bốn mươi lăm năm đối
với sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách chính xác, khách quan mà không
mang quá nhiều thiên kiến cá nhân của mình vào bài viết. Hồng Tùng đã
bình luận về Trường Chinh qua những giai đoạn lịch sử nhất định cho nên
trong tác phẩm con người ấy hiện lên một cách chân thực, khách quan tạo nên
sự hấp dẫn, giàu cảm xúc cho người đọc ấn tượng về một con người cách
mạng đã hi sinh hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
Đối với ngơn ngữ báo chí, sự chính xác khách quan là tính chất quan
trọng, đặc biệt là khi viết về các nhân vật đã có cơng lớn với lịch sử của đất
nước
Trong bài viết đã sử dụng các chi tiết dấu mốc lịch sử quan trọng của
đất nước như: cao trào cách mạng 1929 – 1930, cao trào cách mạng 1936
-1939, các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương.
Tác phẩm bình luận: Cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của đồng
bào ta ở Miền Nam nhất định thắng lợi
Cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào ta ở miền Nam chống bọn can
thiệp Mỹ và chính quyền Ngơ Đình Diệm, nhằm thực hiện hịa bình và thống
nhất đất nước trên cơ sở Hiệp nghị Gionevo, bắt đầu từ cuối 1954, đến nay đã
phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng chống bọn đế quốc Mỹ xâ m
lược.
Tác giả đã nêu lên những luận điểm, luận cứ rõ ràng rằng chiến tranh
của đồng bào ta ở miền Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, ngồi ra tác giả


đã nêu ra những thắng lợi chính trị và quân sự của quân và dân ta trên chiến
trường miền Nam, cũng như các đặc điểm của cuộc đấu tranh cách mạng của

nhân dân ta ở miền Nam và sự sa lầy của của Mỹ trong cuộc chiến tranh này
Tác phẩm mang tính chất phổ cập đại chúng cung cấp thơng tin về một
tương lai không xa xủa miền Nam Việt Nam sẽ hồn tồn được giải phóng,
đất nước được thơng nhất. Phổ quát quốc gia về cuộc chiến tranh của Mỹ ở
Miền Nam để mọi người đều biết.
Tác giả cũng đã tập trung làm nổi bật sự kiện cốt lõi đó là những nhân
tố đảm bảo sự thắng lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của đồng bào ta ở miền
Nam để định hướng đến công chúng
Tác phẩm: Mở rộng chiến tranh là con đường chết của Mỹ
“Bọn đế quốc Mỹ đã dùng không quân tiến hành chiến tranh với nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, một nước có chủ quyền và là một thành viên
của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Từ tháng tám năm ngoái đến nay ,
không quân Mỹ và hải quân Mỹ đã xâm phạm đến nước ta ba mươi lăm lần,
ném bom và bắn phá mười bốn lần”. Mở đầu của tác giả đã đi thẳng vào vấn
đề chiến tranh của Mỹ đối với Việt Nam một cách ngắn gọn, dễ hiểu là trong
vòng chưa đầy 1 năm mà đã 35 lần xâm phạm đến nước ta, 14 lần ném bom
và bắn phá
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam Mỹ đã mất nhiều hơn được, nhưng
vẫn cố lún sâu, khiến cho Mỹ ngày càng đi tới con đường chết
Tác phẩm là sự phân tích bình luận ngắn gọn về sự sa lầy của Mỹ ở
Việt Nam, các luận điểm được phân tích rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, cung cấp
lượng thông tin cao, có sự hấp dẫn về các thơng tin, con số trong bài. Sự phân
tích của tác giả cũng đúng với hiện thực lịch sử lúc bấy giờ.
Tác phẩm xã luận: Bác Hồ
Ai trong chúng ta cũng biết, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân
tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của người gắn liền với sự nghiệp giải phóng đất
nước. Trải qua 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người trở về nước,


triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ tám, quyết định

đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật thành lập mặt trận Việt Minh, gấp rút xây
dựng lực lương vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần
chúng, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Bài viết ngắn gọn ngay từ tựa đề cho đến nội dung khái quát cuộc đời
hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, chuyển tải đến lớp lớp thế hệ con
người Việt một vị lãnh tụ tài ba, giản dị, ham làm, ham học hỏi, một con
người vẹn toàn về cả tài lẫn đức.
Tác giả viết về Bác với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, yêu quý và bằng cả
tình yêu dành cho Bác đến với người đọc.
Các câu chuyện về Bác được tác giả ghi lại moojy cách chân thực, sống
động, hấp dẫn tạo ra những nốt lặng về cảm xúc, khiến người đọc xúc động.
Tác phẩm: Tiến lên với khí thế mới
Khí thế mới này được bắt đầu từ mùa xuân mới, tạo nên những chuyển
biến to lớn trên con đường giải phóng dân tộc của đất nước ta. Đó là ý chí của
hàng chục triệu con người, là một sức mạnh muốn xoay trời chuyển đất.
Bài viết giàu cảm xúc của “cái tôi” cá nhân nhưng lại hịa lẫn vào “cái
ta” chung. Ý chí của hàng triệu con người trong đó có tác giả
“Người ta hơn nhau ở chí lớn, khơng phải ở bạc vàng. Chí lớn là bạc, là
vàng, làm nên tất cả. Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đã từ chí lớn
mà làm nên sự nghiệp lớn. Chí sinh ra lực. Ngày nay chúng ta đã có chí lại có
lực. Chí lực vẹn tồn là nguồn gốc của mọi thắng lợi.” Những câu văn ngắn
gọn nhưng đầy cảm xúc, sức biểu đạt cao như thôi thúc và khẳng định thế hệ
ấy sẽ giành thắng lợi nếu có chí và lực trong tay
Tác phẩm: “Học thuyết Ních xơn” nhất định phá sản
‘Học thuyết Ních xơn’ là một chiến lược tồn cầu phản cách mạng của
đế quốc Mỹ, dựa vào lực lượng quân sự và các phương tiện chiến tranh của
Mỹ, thực hiện sự liên minh các lực lượng phản cách mạng từng khu vực, chia
rẽ các nước xã hội chủ nghĩa , lôi kéo bộ phận này đối lập với bộ phận kia



chống lại phong trào giải phóng dân tộc, diễn biến hịa bình phản cách mạng
đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Học thuyết Ních xớn rất quỷ quyệt và
thâm độc, gặp phải sự phản đối gay gắt của các nước trên thế giới. Dân tộc
Việt Nam anh hùng, các lực lượng vũ trang quân dân Việt Nam bách chiến,
bách thắng dưới sự lãnh đạo của một đảng mascxit lenin triệt để cách mạng,
không ngừng giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tự chủ, tinh thần tự lực
cánh sinh, được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội
chủ nghĩa anh em và của nhân dân tiến bộ thế giớ nhất sẽ đánh thắng hồn
tồn “Học thuyết Ních Xơn” nhất định sẽ phá tành cái chiến lược toàn cầu
phản cách mạng của chúng
Bài báo rất cụ thể và chi tiết về Học thuyết Ních xơn của Mỹ, giải
thích rõ ràng, ngơn ngữ mang tính đại chúng, phổ quát quốc gia, quốc tế.



×