Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận nhập môn báo ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 26 trang )

Lời mở đầu :
Hiện nay, việc sử dụng ảnh đi kèm bài viết là việc không thể thiếu đối với
mỗi tờ báo. Ảnh đăng báo trước hết được khẳng định là quyền của mỗi tờ
báo, mỗi tòa soạn. Song, sử dụng ảnh đăng báo lại phải dựa trên nguyên tắc
của ảnh báo chí, nghĩa là ảnh phải mang được một lượng thông tin nhất định
đến cho độc giả, người xem. Nói một cách nơm na, ảnh báo chí là ảnh phản
ánh được hơi thở cuộc sống, mang hơi thở cuộc sống; phản ánh những hoạt
động của các sự kiện, con người và thiên nhiên diễn ra hàng ngày, hàng giờ
của cuộc sống. Vì vậy, ảnh báo chí phải chứa đầy tính nhanh, nhạy, tính thời
sự nóng hổi của cuộc sống. Đề tài tiểu luận này khảo sát việc sử dụng ảnh
trong các bài viết của một số tờ báo ở Việt Nam hiện nay : sử dụng nhu thế
nào? Đã hiệu quả chưa? Cần phải thực hiện những biện pháp như thế nào để
nâng cao chất lượng ảnh báo chí hiện nay. Ba tờ báo được khảo sát là Thanh
Niên, Tuổi Trẻ và Tiền Phong.
Kết cấu của tiểu luận :
I.

Tổng quan về ảnh báo chí :

_Khái niệm ảnh báo chí.
_Sử dụng ảnh báo chí trong trong chiến tranh ở Việt Nam.
_Sử dụng ảnh báo chí hiện nay.
II.

Khảo sát việc sử dụng ảnh của các tờ báo.

_Khảo sát trên báo Thanh Niên.
_Khảo sát trên báo Tuổi Trẻ.
_Khảo sát trên báo Tiền Phong.
III. Nhận xét chung về cách sử dụng ảnh của cả ba tờ báo :
IV.Một số giải pháp nâng cao chất lượng ảnh báo chí hiện nay.




I.

Tổng quan về ảnh báo chí.
1. Khái niệm ảnh báo chí.
Nhà báo Trung Nghĩa : “Ảnh báo chí là ảnh chụp tại chỗ phản ánh sự
kiện với những con người, bối cảnh, nội dung (5W + 1H) cụ thể. Ảnh báo
chí là ảnh khơng dàn dựng, “có sao để vậy người ơi””.
Ảnh báo chí là một trong những hình thức thơng tin của báo chí,thơng
qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, bằng
những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm mang lại cho
người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng và thẩm mĩ nhất
định.
( Cơ sở lí luận ảnh báo chí_ThS Nguyễn Tiến Mão_Học viện báo chí
tuyên truyền_Nhà xuất bản thơng tấn ).
Có nhiều định nghĩa khác nhau về ảnh báo chí, song tựu chung lại ảnh
báo chí phải đảm bảo hai yếu tố :
Thứ nhất : ảnh phải đảm bảo tất cả tính chất tự nhiên của ảnh :tính
chính trị, tính xác thực và chân thật, tính thời sự thời điểm, tính đại chúng
và giá trị tài liệu của ảnh.
Thứ hai là ảnh phải được xã hội hóa_tức là được sử dụng trên các
phương tiện thơng tin đại chúng.

2. Sử dụng ảnh báo chí trong chiến tranh.
Trên thế giới, nhiếp ảnh báo chí ra đời sớm từ những thập kỉ cuối của thế
kỉ XIX đã ghi dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực thơng tin bằng hình ảnh.
Cịn ở Việt Nam thì nhiếp ảnh báo chí ra đời muộn hơn. Phải đến năm 1938
trở đi, báo Dân chúng_cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Đông Dương
ra số 21 ngày 1.10.1938 mới xuất hiện hình ảnh những người dân khơng có

chỗ ngủ,khơng có nhà ở và số 22 ra ngày 5.10.1938 đăng ảnh đảng viên,


nhân sĩ trí thức tranh cử Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, ảnh chân dung các lãnh
tụ Quốc tế Cộng sản… Đó cũng là tín hiệu đáng mừng cho nền nhiếp ảnh
báo chí nước nhà.
Sau cách mạng tháng Tám 1945 và trong hai cuộc kháng chiến thần
thánh ; khi đất nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam hay chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại của giặc Mỹ, mỗi bức ảnh báo chí, hay lúc đó cịn gọi ảnh thời sự, đều
mang đến cho bạn đọc một cảm xúc bị thuyết phục bởi tính chân thật và
thơng tin mà nó mang đến. Người đọc khơng chỉ đọc những thơng tin về sự
kiện mà cịn được nhìn thấy sự kiện qua ống kính của các nhà báo, khơng tơ
vẽ, them bớt. Ngày đó chưa có truyền hình thì ảnh thời sự quả là vũ khí
truyền thơng sắc bén.
Nó ln giữ vai trò nòng cốt cho nghệ thuật nhiếp ảnh thời kỳ đó. Đã
có một thời ảnh báo chí của chúng ta được đặt ở vị trí xung kích, có vai trị
to lớn trong các thể loại báo chí.
Chúng ta khơng quên những tác phẩm ảnh thời sự nổi tiếng có giá trị
lịch sử và nghệ thuật cao, như “ O du kích nhỏ” của Phan Thoan, “ Phúc Tân
kêu gọi trả thù” của Vũ Ba, “Chạy đâu cho thoát” của Mai Nam, “Nhằm
thẳng quân thù mà bắn” của Vũ Tạo, “Tiểu đội nữ thanh niên xung phong
ngã ba Đồng Lộc” của Văn Sắc và hàng trăm bức ảnh thời sự nổi tiếng khác.


Phúc Tân kêu gọi trả thù.

Tiểu đội nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc

Ảnh : Vũ Ba


Ảnh: Văn Sắc

Nhìn lại những năm kháng chiến, sự nghiệp nhiếp ảnh Việt Nam đã
không ngừng lớn mạnh và gặt hái nhiều thành tích. Nhiếp ảnh Việt Nam liên


tục đạt được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.Những tác phẩm đó
khơng chỉ có giá trị lịch sử cao mà cịn có giá trị nghệ thuật lớn, có sức lan
tỏa mạnh mẽ khơng chỉ ở trong nước, mà cịn ra thế giới
Có được như vậy cũng khẳng định rằng, thời kỳ đó Đảng và Nhà nước
chỉ đạo rất chặt chẽ hoạt động ảnh báo chí. Giới phóng viên nhiếp ảnh cũng
được coi trọng thật sự, họ luôn giữ vững vai trò cao cả, sẵn sàng hi sinh cho
sự nghiệp tuyên truyền bằng hình ảnh. Năm tháng đã qua đi nhưng những
thời khắc lịch sử ấy đã đi vào nhiếp ảnh.
3. Sử dụng ảnh báo chí hiện nay.
Thực trạng sử dụng ảnh báo chí hiện nay là đang có những vấn đề đáng
quan tâm đang được đặt ra. Đó là chất lượng ảnh báo chí.
Phải chăng ngày nay phương tiện nghe nhìn hiện đại, cập nhật thường
xuyên hang giờ, thậm chí hằng phút, nhiều khi trực tiếp, nên ảnh báo chí
khơng cịn độc tơn chiếm lĩnh tâm hồn và xúc cảm của cơng chúng? Phải
chăng cũng chính vì thế mà nhà báo chúng ta coi nhẹ ảnh báo chí, coi nó chỉ
là chi tiết minh họa trong một tác phẩm báo chí?

Tại Giải báo chí tồn quốc trước đây hay Giải báo chí quốc gia 2 năm
2006 và 2007, mặc dù được quan tâm dành riêng một loại giải, nhưng số
lượng ảnh báo chí gửi đến tham dự giải cũng rất ít và chất lượng chưa được
như mong đợi. Vì lẽ đó mà những tác phẩm báo chí đoạt giải cũng chưa
ngang tầm với báo chí hiện đại và chưa đáp ứng được yêu cầu của Hội đồng
Giải, hoặc là có tác phẩm đoạt giải nhưng chưa có giải cao.


Bên cạnh đó, trong khi ảnh nghệ thuật của Việt Nam hằng năm gửi
tham dự các cuộc thi quốc tế đã đoạt nhiều giải cao, đưa Việt Nam lên hang


“cường quốc” về ảnh nghệ thuật thì ảnh báo chí của chúng ta hầu như khơng
có giải cao, trừ một số rất ít tác giả, như nhà báo Phạm Việt Thanh ở Thông
tấn xã Việt Nam đã giành được một số giải thưởng quốc tế, trong đó có tác
phẩm ảnh báo chí “Ti vi về bản” được nhận giải nhất cuộc thi ảnh châu Á –
Thái Bình Dương.

Tivi về bản. Ảnh : Phạm Việt Thanh.

Nhìn chung tỷ lệ ảnh sử dụng trên các báo khá cao. Nhưng có một
nhận xét: hầu hết ảnh đăng báo của chúng ta hiện nay là ảnh kèm theo tin,
bài; có tính chất bổ trợ trực quan cho tin, bài, minh họa cho tin, bài chứ chưa
được các cơ quan báo chí và các nhà báo chúng ta tao nên những tác phẩm
ảnh báo chí độc lập, có sức nặng như khẳ năng có thể của thể loại báo chí


này. Mới chỉ có một vài cơ quan báo chí quan tâm đến việc này, mà đó lại là
các tạp chí chuyên ảnh như Báo ảnh Việt Nam chẳng hạn.
Ảnh đăng báo trước hết được khẳng định là quyền của mỗi tờ báo,
mỗi tòa soạn. Song, sử dụng ảnh đăng báo lại phải dựa trên nguyên tắc của
ảnh báo chí, nghĩa là ảnh phải mang được một lượng thông tin nhất định đến
cho độc giả, người xem. Nói một cách nơm na, ảnh báo chí là ảnh phản ánh
được hơi thở cuộc sống, mang hơi thở cuộc sống; phản ánh những hoạt động
của các sự kiện, con người và thiên nhiên diễn ra hàng ngày, hàng giờ của
cuộc sống. Vì vậy, ảnh báo chí phải chứa đầy tính nhanh, nhạy, tính thời sự
nóng hổi của cuộc sống.

Ảnh đăng báo ở một số tờ báo hiện nay có vẻ đăng quá nhiều và dày
đặc hơn trước, nhưng tính thơng tin của ảnh lại q ít và nghèo nàn, ít có sự
tìm tịi, sáng tạo (mặc dù phương tiện cũng như cơng nghệ in báo và gia
công một tấm ảnh là rất hiện đại và thuận lợi hơn rất nhiều so với trước
đây)..Ảnh thường ghi lại bằng sự sao chép đơn thuần, ảnh hội nghị (ảnh báo
chí thường hay “kiêng” sử dụng ảnh hội nghị đơn thuần). Ở đây, một số tờ
báo đã lẫn lộn hoặc do sức ép thiếu tin, bài mà đánh đồng làm một giữa ảnh
báo chí và ảnh minh họa. Ảnh báo chí là ảnh có chú thích rõ ràng, có khơng
gian và thời gian, nội dung ảnh là gì, ở đâu, kết quả của sự việc, con người
trong ảnh ra sao... Còn ảnh minh họa chỉ cần chú thích chung chung hoặc
khơng cần chú thích và nó phải đi kèm với bài viết. Cịn ảnh báo chí, tức là
đã trở thành tác phẩm báo chí thì tự nó có thể đứng độc lập và khơng cần
phải đi kèm với bài viết. Cịn việc trình bày ảnh là cơng việc của họa sỹ trình
bày, đặt ảnh ở đâu, trang nào, nếu kết hợp trình bày phù hợp với chủ đề trang
báo thì càng tốt. Tóm lại, ảnh minh họa rất ít dùng hoặc hạn chế dùng càng ít
- càng tốt trên một tờ báo hiện đại, vì xét về mặt thơng tin nó khơng có ý


nghĩa gì. Đặc biệt là các dạng tạp chí, đặc san. Ảnh khá đẹp, bắt mắt nhưng
chỉ mang tính chất minh họa, trang trí, thậm chí lấp chỗ trống và khơng ít
được xử lý photoshop với trình độ cao. Cịn phổ biến tình trạng trang bìa của
những số đặc biệt là những hình ảnh được sắp đặt, lắp ghép, bố trí sao cho
đẹp như một tác phẩm hội họa hoặc tranh cổ động, nhiều khi công thức đến
mức nhàm chán, chứ khơng phải là một tác phẩm ảnh báo chí điển hình cho
chủ đề của ấn phẩm đó.
Việt Nam chúng ta những năm gần đây đang vươn lên như một hiện
tượng về sự trỗi dạy của nền kinh tế, sự ổn định chính trị, điểm đến an tồn
cho du khách quốc tế, địa chỉ đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước
ngồi… Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh, những vấn đề về môi trường đang
là những thách thức to lớn đối với con người trên mảnh đất này. Tất cả

những điều đó đang trở thành những sự kiện, hiện tượng quan trọng có thể làm
chất liệu rất tốt cho sự ra đời những tác phẩm ảnh báo chí có chất lượng cao.
Trong thời gian gần đây, một số tờ báo có uy tín thường rất dày cơng
sử dụng ảnh đăng báo. Họ kiên quyết không sử dụng ảnh hội nghị đơn thuần,
ảnh mang tính hiếu hỷ, ảnh minh họa... Họ có chuẩn bị kỹ càng, có đầu tư và
tạo ra động lực khuyến khích cho người cầm máy bằng việc trả nhuận ảnh
cho từng tác phẩm ảnh báo chí là rất cao...
Dưới đây là bài khảo sát, phân tích, đánh giá việc sử dụng ảnh của 3 tờ
báo : Tuổi trẻ Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Phong và Thanh niên trong số ra ngày
28.5.2010.

I. Thanh niên _ Diễn đàn của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Thanh niên số ra ngày 28.5.2010 có 63 tin bài, có 36 ảnh kèm theo.
Trong đó có 14 ảnh tin, 16 ảnh minh họa, 4 ảnh chân dung và 1 ảnh tư
liệu.


Bảng khảo sát :

STT
1

Tên bài sử dụng ảnh
Bài toán nợ quốc gia

Thể loại ảnh
Số lượng
Ảnh minh họa, 3

2


ảnh chân dung
Phải kiểm soát chặt chẽ các dự án khai Ảnh tin

1

3
4

thác khống sản, rừng
Đội thanh niên xung kích đường dài
Ảnh tin
Dịch tai xanh đe dọa đàn heo ở Tp. Hồ Chí Ảnh minh họa

1
1

5
6
7

Minh
Nhiều cơ hội đầu tư y tế ở Việt Nam
Ảnh minh họa
Mua thiếu, bán khống
Ảnh minh họa
Sở GD_ĐT phải chấn chỉnh việc cấm trại Ảnh tin

1
1

1

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

ôn thi
Những “mái tóc mặt trời”
Hà Nội em u anh
Mùa hè có ích cho trẻ
Đến nước Anh “mục kích” Rooney
Phải tốt từ y’ thức đến chất lượng
Tăng cường sức khỏe trí não cho mùa thi
Hấp dẫn tour hè
Hàn gắn vết thương, hóa giải hận thù
Thay lời muốn nói _gửi con yêu
Diễn viên Hai Nhất : Súyt mất mạng vì

1
1
1
1
1

1
1
1
1
1

18

đóng phim
Rich Ting sẽ đóng phim “Huyền sử thiên Ảnh chân dung 1

19
20
21

đô”
Sự thay đổi cần thiết của tuyển Pháp
Ảnh tin
“Hà Lan bay” trở lại
Ảnh minh họa
Quảng Nam gây sốc trên thị trường Ảnh minh họa

1
1
1

22
23
24
25

26

chuyển nhượng
Thái Lan vượt trội
Trạm rác sát trường học
Gặp tai nạn, ôm hàng bỏ trốn
Xe container gặp nạn
Gã chồng man rợ

1
1
1
1
1

Ảnh minh họa
Ảnh tin
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh tin
Ảnh minh họa
Ảnh chân dung

Ảnh minh họa
Ảnh tin
Ảnh tin
Ảnh tin

Ảnh tin


27
28
29
30
31
32

Nỗi khổ hai vợ
Cướp hết thời
Kỳ nhân của làng báo Anh

Ảnh tin
1
Ảnh tin
1
Ảnh minh họa, 2

Thủ tướng cũng bị cắt điện thoại
Hàn Quốc tập trận chống tàu ngầm
Iran_Nga đấu khẩu kịch liệt

ảnh tư liệu
Ảnh chân dung 1
Ảnh minh họa 1
Ảnh minh họa 1

1. Nhận xét :

_Ảnh phân bố chưa đồng đều giữa các chuyên mục :
Thời sự : 4 ảnh.
Kinh tế : 2 ảnh.
Thanh niên và cuộc sống : 2 ảnh.
Văn hóa_nghệ thuật : 4 ảnh.
Thể thao : 4 ảnh.
Cịn lại là phân bố đều cho các chuyên mục khác.
_Những mục có nhiều ảnh thời sự ,ảnh đi kèm bài viết và có chú thích
đầy đủ, rõ ràng là mục thời sự, kinh tế, tiền tệ_chứng khoán,thanh niên và
cuộc sống, giáo dục,tin tức 24h và thời sự quốc tế.
_Các mục khác như hơn nhân gia đình, văn hóa_nghệ thuật, du lịch…thì
chủ yếu là ảnh minh họa và ít có chú thích.
_Ảnh khá sát với nội dung bài viết.
_Hầu hết các bức ảnh đi kèm bài viết đều có chú thích. Cụ thể trong tổng số
36 ảnh thì có 27 ảnh kèm tin bài có chú thích đầy đủ, rõ ràng.
_Ảnh chụp tự nhiên, ít có yếu tố dàn dựng : như bức ảnh “Chiến sĩ đi tuần
tra” trong bài viết “Những mái tóc mặt trời” của Bảo Thiên.
Tuy nhiên, chúng ta cũng khơng thể khơng nhận thấy cịn một số hạn chế
trong việc sử dụng ảnh của Thanh Niên.


_Chú thích ảnh cịn viết tắt nhiều gây khó hiểu, hay khơng ghi rõ tên tác
giả bức ảnh mà tồn viết tắt.
_ Tuy là diễn đàn của hội thanh niên Việt Nam song Thanh Niên còn hạn chế
số lượng bài viết về thanh niên, về giới trẻ nên kéo theo đó những hình ảnh
về giới trẻ, về thanh niên hầu như không xuất hiện trên mặt báo mà chỉ là
ảnh đi kèm bổ trợ cho bài viết. Trong đó cũng khơng có nhiều ảnh bộ.
2. Phân tích một số ảnh :
Trong bài viết “Sở GD_ĐT phải chấn chỉnh việc cấm trại ôn thi” của
tác giả Tuệ Nguyễn đề cập tới việc một số trường THPT tổ chức ôn thi tốt

nghiệp cho học sinh rất căng thẳng : học sinh nội trú khơng được về nhà
vào cuối tuần, có trường ơn thi từ 7h sáng đến 23h đêm. Ảnh đi kèm bài
sát thực với nội dung bài viết đề cập.

Học sinh trường Dân lập Thái Bình (Tp HCM) trả bài tại lớp.

Bức ảnh miêu tả khơng khí học tập rất căng thẳng tại lớp học. Góc
chụp chếch xi hướng vào đối tượng chính là các em học sinh. Cậu học
sinh đeo cặp kính cận dày cộp với khn mặt già trước tuổi đang trả bài,


đứng ngay bên cạnh là cơ giáo, phía dưới lớp các học sinh khác vẫn cắm
cúi vào sách vở như chuẩn bị tới lượt mình. Dưới nền lớp học là những
giỏ sách vở đầy ắp mà các em phải mang theo tới lớp. Góc chụp hơi hẹp
cho người xem có cảm giác phịng học cũng rất chật chội, bí bách…Tất
cả diễn đạt một điều đó là khơng khí ơn tập căng thẳng trước ngày thi tốt
nghiệp. Đồng thời ảnh cũng mang đầy đủ thơng tin hình ảnh và thơng tin
bằng lời. Có chú thích đầy đủ, rõ ràng.
Trong bài viết “Những mái tóc mặt trời” của tác giả Bảo Thiên viết về
những chiến sĩ ở đảo Đá Lớn B và đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường
Sa do thời tiết khắc nghiệt của gió, của nắng nên tóc chiến sĩ nào cũng đỏ
hoe như là nhuộm. Và họ gọi vui đó là “những mái tóc mặt trời”. Bức
ảnh trong bài là hình ảnh các chiến sĩ đang đi tuần tra dọc bờ biển. Về
hình thức, màu sắc ảnh khá đẹp, toàn bộ là màu xanh : xanh của trời,
xanh của nước biển và màu xanh của áo lính, góc độ chụp đẹp,bố cục của
bức ảnh khá hài hòa, mở ra một khơng gian mênh mơng của trời và nước,
song hình ảnh con người lại không nhỏ bé chút nào, các chiến sĩ đi tuần
tra cho người đọc thấy con người làm chủ thiên nhiên đó. Song thơng tin
phần lời lại chưa đầy đủ. Với lời chú thích “ chiến sĩ đi tuần tra” mà
khơng nói tuần tra ở đảo nào, nếu tách riêng bức ảnh ra thì có thể khiến

độc giả liên tưởng đến bất cứ vùng miền nào có biển của đất nước chứ
khơng riêng gì Trường Sa. Và bức ảnh cũng chỉ minh họa cho bài viết
chứ chưa khắc họa được “những mái tóc mặt trời” như thơng tin đã đưa
ra trong bài.


Chiến sĩ đi tuần tra

II.

Ảnh : Bảo Thiên.

Tiền Phong _cơ quan trung ương của Đồn TNCS Hồ
Chí Minh.
Tiền Phong số ra ngày 28.5.2010 có 64 tin bài, có 33 ảnh kèm theo tin

bài. Trong đó có 13 ảnh tin, 8 ảnh minh họa, 12 ảnh chân dung.
Bảng khảo sát :

STT
1

Tên bài sử dụng ảnh
Nợ cơng cao, tài ngun thất thốt

Thể loại ảnh
Số lượng
Ảnh minh họa, 4

2


ảnh chân dung
Nếu chỉ hô hào, chẳng ai dám chống Ảnh chân dung

1

3
4
5
6
7
8
9
10

tham nhũng
Không nên quá sợ tai xanh
Sản xuất cà phê sạch
Mỗi nơi một giá
Củ khoai lạ
Lúng túng hịa giải một gia đình
Qua đường phải leo dải phân cách
Gia đình ơng Y Nhớp cần sự giúp đỡ
Nông dân bị o ép đủ đường

1
1
1
1
1

1
1
1

Ảnh tin
Ảnh tin
Ảnh minh họa
Ảnh tin
Ảnh tin
Ảnh minh họa
Ảnh tin
Ảnh minh họa


11

Hội sinh viên Việt Nam đón nhận Ảnh tin

1

12

Huân chương sao vàng
Hậu trường hoa khơi ét_vê

13

ảnh chân dung
Vũ Ngọc Kí : Cứ tưởng trượt Sao Mai Ảnh chân dung


1

14

vì thấp bé
Đạo diễn Lê Qúy Dương : Festival Ảnh chân dung

1

15

Huế lần này sẽ gây bất ngờ
Jesse James tạo scandal níu kéo Ảnh minh họa

1

16
17
18
19

Sandra Bullock
Đỗ Việt Khoa : Người hùng thất bại
Học chữ trong sương mù
Cán bộ đánh vợ, dân phẫn nộ
Tê giác một sừng chết tại VQG Cát

2
1
1

1

20

Tiên : Phát hiện dấu vết săn trộm
Hải quân Hàn Quốc tập trận quy mô Ảnh tin

2

21

lớn
Thái Lan yêu cầu Interpol giúp bắt Ảnh chân dung

1

22
23
24

giữ ơng Thaksin
Nữ hồng sắc đẹp bn ma túy
Ảnh chân dung
Châu Á mong khẳng định tầm vóc
Ảnh minh họa
Vịnh Lăng Cô : Ồ ạt xây nhà chờ đền Ảnh tin

1
1
1


25


Giám sát thu phí bằng camera : Lái xe Ảnh tin

1

Ảnh minh họa, 3

Ảnh chân dung
Ảnh tin
Ảnh tin
Ảnh tin

vẫn bức xúc
1. Nhận xét :
_Ảnh phù hợp với nội dung tin, bài đã đưa.
_Hầu hết ảnh đều có chú thích, mang đầy đủ thơng tin hình ảnh và thơng
tin bằng lời. trong số 27 ảnh đó thì có 25 ảnh có chú thích, cịn lại 2 ảnh
khơng có chú thích.


_Ảnh được phân bố khá đồng đều giữa các chuyên mục của tờ báo :
Thời sự : 3 ảnh.
Kinh tế_xã hội : 4 ảnh.
Thế giới trẻ : 4 ảnh.
Tuổi trẻ_pháp luật : 3 ảnh
Quốc tế : 5 ảnh.
Văn hóa_văn nghệ : 2 ảnh.

Số ảnh còn lại phân bố đều cho các chuyên mục khác.
_ Ảnh phục vụ đắc lực cho nội dung bài viết .
_Ảnh được chú thích rõ, mang đầy đủ thơng tin hình ảnh và thơng tin
bằng lời.
2. Phân tích một số ảnh.
Trong bài viết “Ứng dụng chế phẩm sinh hoc :Sản xuất cà phê sạch”
của tác giả Ngun Khanh có sử dụng ảnh tin “Ơng Đồn Nam Sinh
hướng dẫn bà con nông dân sử dụng chế phẩm sinh học của công ty Tam
Nông” đi kèm bài.


Ơng Đồn Nam Sinh hướng dẫn bà con nơng dân sử dụng chế phẩm sinh học
của Cty Tam Nông.

Đây là bức ảnh khá cụ thể đi kèm bài, ánh sáng tốt, màu sắc rõ nét, bố
cục chặt chẽ thể hiện rõ y’ đồ của tác giả. Trong cái nắng gay gắt của Tây
Nguyên, bà con nông dân trồng cà phê vẫn chăm chú ngồi xem nhà khoa
học Đoàn Nam Sinh hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học để sản
xuất cà phê sạch. Điều đó cho thấy phương pháp này đã có hiệu quả bước
đầu khi thu hút được người trồng cà phê học tập.
Trong bài viết “Học chữ trong sương mù” viết về thầy trò trường Tri
Lễ 4 (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) vượt khó khăn với thời tiết sương
mù dày đặc quanh năm. Bức ảnh đi kèm bài khá sát với nội dung của bài
viết, song góc độ chụp lại khơng đẹp, bố cục khơng chặt chẽ, tác giả đã
chọn góc độ chụp chéo ngơi trường từ phía sau, cảnh học sinh trong giờ
ra chơi bị che gần hết bởi mái của ngôi trường và hàng rào gỗ bao xung
quanh. Ảnh đen trắng khiến cho độc giả không nhận biết được màn
sương mù bao quanh trường học, qua đó khơng thấy rõ được những khó
khăn mà thầy trị nơi đây gặp phải. Nếu chụp thì nên chụp ở phía chính
diện, lấy tồn cảnh ngơi trường và học sinh đang chơi trên sân trường

trong màn sương mù thì sẽ thuyết phục độc giả hơn.


Giờ ra chơi bên ngôi trường Tri Lễ 4.

III. Tuổi trẻ _cơ quan của Đồn Thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh TP. HCM.
Tuổi trẻ số ra ngày 28.5.2010 có 64 tin bài, có 38 ảnh kèm tin, bài. Trong
đó có 14 ảnh tin, 10 ảnh chân dung và 14 ảnh minh họa.

Bảng khảo sát :
STT
1
2
3
4

Tên bài sử dụng ảnh
Điện cúp, chịu hết nổi
Thêm một voi rừng bị chết
Kinh tế phát triển nhưng chưa an tâm
Sẽ xây dựng mới chiến lược nợ quốc

5
6
7

gia
Đại lễ Phật đản thành ngày hội chung
Ảnh tin

4
Xót xa thầy giáo trẻ vắn số
Ảnh tin
2
Hoàn vốn trong 8 – 10 năm mới hiệu Ảnh chân dung 1
quả

Thể loại ảnh
Ảnh tin
Ảnh tin
Ảnh chân dung
Ảnh chân dung

Số lượng
3
1
2
1


8
9
10
11
12
13

Tiếp sức học sinh nghèo ở Trà Vinh
Mất giấy báo thi vẫn được dự thi
Sát kỳ thi là dịp nghỉ ngơi

Mùa hè sôi động
Thành phố màu xanh của em
Cuộc điều tra cân não

Ảnh tin
Ảnh tin
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh
chân

14

dung, ảnh tin
Quyên góp sách giáo khoa cũ tặng bạn Ảnh tin

1

15
16
17
18

nghèo
Nghịch nước
Hoa rơ-bốt
Bức tranh tồn cảnh khơng hấp dẫn
Nguyễn Du khơng chỉ “đau” vì phận


1
1
1
1

19

nàng Kiều
Dự án 35.000 tỉ đồng phải xin phép Ảnh chân dung 1

20

Quốc hội
Saigon Co.op cam kết tiêu thụ rau ở Ảnh minh họa

1

21

Lâm Đồng
Tăng giá bán, doanh nghiêp thép lãi Ảnh minh họa

1

22
23
24
25
26
27

28
29
30

lớn
Tiền? Có nhiều cách kiếm tiến
Tơi khơng muốn là người về nhì
Ghana thấp thỏm chờ Essien
Nhiều người thương tiếc Ntshebe
FIFA thẳng tay với lỗi thô bạo
Quyền thừa kế tài sản ảo
Cười lên đi
Bắt “nữ hoàng ma túy ở Colombia
Indonesia ngừng chặt phá, đốt rừng

1
1
1
1
1
1
1
1
1

Ảnh minh họa
Ảnh chân dung
Ảnh minh họa
Ảnh chân dung


Ảnh minh họa
Ảnh chân dung
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh chân dung
Ảnh minh họa

trong 2 năm
1. Nhận xét :
_Số ảnh phân chia cho các chuyên mục không đồng đều nhau :
Thời sự : 7 ảnh

1
1
1
1
1
2


Đời sống đô thị : 2 ảnh
Giáo dục : 1 ảnh.
Nhịp sống trẻ : 6 ảnh.
Thể thao : 5 ảnh.
Số ảnh còn lại chia đều cho các chuyên mục khác.
_Ảnh được sử dụng mang tính thời sự cao, đi cùng tin bài là những sự
kiện mới diễn ra. Như bộ ảnh về đại lễ Phật đản.

_Các ảnh đều có chú thích rõ ràng, mang đầy đủ thơng tin bằng lời và
thơng tin hình ảnh, kể cả những ảnh ở chun mục nhỏ.
_Ảnh thể hiện được chủ đề bài viết .
_Ảnh đi kèm tin, bài của Tuổi trẻ khá phù hợp với nội dung bài viết,
mang tính thời sự cao.
2. Phân tích một số ảnh
Trong số này, Tuổi trẻ đăng một số ảnh bộ : “ Đại lễ Phật đản thành
ngày hội chung” phản ánh về khơng khí ngày lễ Phật đản ở Tp.Hồ Chí
Minh và Tp. Huế ; “Điện cúp, chịu hết nổi” phản ánh tình trạng cúp điện
liên tục ở Tp. Hồ Chí Minh khiến cho sinh hoạt của người dân thành phố
bị đảo lộn.
Mỗi bộ ảnh đều có 3_4 ảnh trở lên, ảnh chụp khá chân thực, sắc nét,
khơng mang yếu tố dàn dựng. Song chưa tồn diện. Bởi chủ yếu là ảnh
chụp về khơng khí ngày lễ Phật đản ở Tp Huế, khơng có bức ảnh nào
chụp tại Tp. Hồ Chí Minh. Như vậy, ảnh sát với nội dung bài viết song
chưa trọn vẹn, thuyết phục được độc giả.


Lễ diễu hành mừng ngày Phật đản trên đường phố Huế.

Ảnh : Thái Lộc.

Gia đình ơng Nguyễn Văn Vinh, 75/2 Thơng Tây Hội, P.10, Q.Gị Vấp, TP.HCM,
vật vã trong cái nóng vì cúp điện (ảnh chụp chiều 27-5) - Ảnh: Hoàng Thạch Vân.

_Một số bài viết sử dụng ảnh minh họa song khá sát với nội dung bài
viết.


Ảnh “Học sinh rất cần những giây phút vui chơi thư giãn như thế này

mới học tốt được” trong bài viết “ Sát kỳ thi là dịp nghỉ ngơi”. Bức ảnh
cho thấy sự hào hứng của các em học sinh khi được vui chơi thoải mái
trước ky thi. Tâm điểm của bức ảnh là nụ cười tươi của cô học sinh, mặc
dù là con gái song em rất hào hứng và vẫn cười rất tươi khi tham gia trò
chơi kéo co_một trò chơi đòi hỏi thể lực tốt. Tác giả đã chọn góc chếch
xi, hướng ống kính vào đối tượng, chộp được khoảnh khắc cô bé cười
rất tươi và đang cố kéo dây về phía mình, phía sau là tồn bộ đội chơi, a
cũng đang ra sức kéo, sau nữa là khán giả cổ đang cổ vũ cho đội chơi.
Một bức ảnh mang được nhiều tầng thông tin.

Học sinh rất cần những giây phút vui chơi thư giãn như thế này mới học tốt được
- Ảnh: H.T.Vân.

III. Nhận xét chung :
_Nhìn chung, các báo đều sử dụng ảnh trong bài viết của mình, song
đó mới là ảnh đi kèm, có tính chất bổ trợ cho nội dung bài viết, chứ chưa
thực sự mang đầy đủ các tiêu chí của ảnh báo chí.


_Thể loại ảnh chủ yếu là ảnh tin, ảnh chân dung và ảnh minh họa.
Song ảnh tin vẫn là ảnh chiếm số lượng nhiều nhất bởi nó phù hợp với
tiêu chí làm nổi bật nội dung, chủ đề mà bài báo muốn đề cập.
_Ảnh minh họa cũng còn chiếm khá nhiều trong bài viết.
_Nhiều ảnh đi kèm tin, bài song khơng phải do tác giả bài viết đó
chụp mà lấy tư liệu từ nguồn khác.
_Cịn nhiều ảnh chưa có chú thích rõ ràng, tức là khơng mang đầy đủ
phần thơng tin hình ảnh và thơng tin bằng lời.


III. Một số giải pháp nâng cao chất lượng ảnh trên báo hiện

nay :
Việc sử dụng ảnh đăng báo là quyền của mỗi tờ báo, mỗi tịa soạn.
Song cần có những giải pháp nhất định để nâng cao chất lượng ảnh đăng báo
hiện nay. Làm được điều này phải có sự kết hợp từ hai phía : tịa soạn báo và
phóng viên.
Trước hết, về phía tịa soạn báo : mỗi tịa soạn báo phải có định hướng
rõ ràng trong việc sử dụng ảnh, đầu tư thích đáng khơng chỉ bằng phương
tiện, công nghệ mà phải bằng cả chuẩn mực của thể loại ảnh báo chí. Khơng
nên dễ dãi trong việc sử dụng ảnh. Trong quá trình duyệt ảnh phải chú ý đến
nội dung của ảnh, cắt cúp ảnh, chú thích ảnh, hình thức ảnh...
Yếu tố thứ hai khơng thể xem nhẹ, đó là cơng việc của người cầm
máy, của người phóng viên. Đó là tính sáng tạo, tìm tịi khi bấm máy trước
một sự kiện, một sự việc nào đó. Để tăng tính hiệu quả ảnh đăng báo thì sự
chỉ đạo phối hợp giữa Ban biên tập và phóng viên, cộng tác viên là không
thể tách rời. Thường các báo hiện nay hay sử dụng ảnh đơn, tin - ảnh, bài ảnh, ảnh nhóm, ảnh phóng sự (hai ảnh trở lên). Đối với bất kỳ một tờ báo
nào cũng phải chú ý đến ảnh bìa, ảnh trang nhất. Các thể loại ảnh này
thường gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc, người xem khi mở báo ra.
Vì vậy, người cầm máy phải biết cái “gu” của báo mình để xây dựng ý tưởng
công tác. Một kinh nghiệm thực tế cho thấy, người cầm máy muốn thành
cơng thì phải có lịng đam mê và sự quyết tâm, thường xuyên lăn lộn với
cuộc sống, sống cùng sự kiện, nắm bắt được sự kiện, dự đốn được những gì
sẽ xảy ra (thời tiết, mùa vụ, đặc điểm vùng miền, phong trào nổi bật, nhân tố
mới...). Chỉ bằng cách ấy, người cầm máy mới ghi lại được những hình ảnh
sống động nhất, có sức thuyết phục nhất. Và nhờ đó mà tờ báo mới nâng lên


được tính hấp dẫn, tính hiệu quả và uy tín của tờ báo với công chúng, bạn
đọc. Nếu mở một tờ báo ra tồn thấy những hình ảnh hội nghị, những hình
ảnh minh họa mang nặng tính hình thức, nghèo nàn về nội dung thì tờ báo
đó sẽ dần đánh mất tính hiệu quả của nó. Muốn có hình ảnh sống động nhất

thì người cầm máy phải theo dõi, nắm bắt được cái “hồn” của sự kiện, sự
việc (cho dù đó là hình ảnh của hội nghị, của một cuộc gặp gỡ, trao đổi nào
đó. Như chúng ta đã biết, mỗi sự kiện, sự việc hay hoạt động của một phong
trào, của một con người, một hiện tượng... thì đều diễn biến đến một cao
trào, nếu người cầm máy ghi lại được cao trào đó (khoảnh khắc bấm máy)
thì tấm ảnh đó sẽ trở thành tác phẩm có giá trị nhân lên gấp bội. Chính vì
vậy mà người cầm máy phải biết kiên nhẫn, chờ đợi; phải biết dự đoán, dự
báo để “chớp” lại được cái khoảnh khắc diệu kỳ đó. Cịn thiếu sự đam mê,
thiếu tính kiên nhẫn, cốt là chụp cho xong, cộng với sự dễ dãi trong vấn đề
sử dụng ảnh thì tất nhiên là chất lượng ảnh, chất lượng của tờ báo sẽ muôn
thủa bàng bạc, nhàm chán, khơng có sức thuyết phục người đọc, người xem.
Như thế, nghiệp ảnh sẽ dần mai một đi, thật đáng tiếc.
Ảnh đăng báo, một thể loại của ảnh báo chí thơng tấn có sức truyền
cảm ấn tượng nhất nếu biết sử dụng, khai thác thể loại đó một cách hiệu quả.
Cộng với cách đưa thông tin bằng các thể loại báo chí khác sát với hơi thở
của cuộc sống, chắc chắn tờ báo đó sẽ được bạn đọc đón nhận một cách
nhiệt tình nhất. Mong sao, ảnh sẽ góp phần tích cực vào sự mong mỏi đó.


Danh mục tài liệu tham khảo :
1.

Cơ sở lí luận ảnh báo chí _ThS Nguyễn Tiến Mão ( Nhà xuất
bản thông tấn ).

2.

Website :

3.


Website :

4.

Tham luận tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng ảnh báo chí” Hội
nhà báo Việt Nam của tác giả Lê Quốc Trung_Phó chủ tịch
thường trực Hội nhà báo Việt Nam.

5.

Các tờ báo được khảo sát : Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ số
ra ngày 28.5.2010.


×