Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận nhập môn báo ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.2 MB, 19 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ & TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

TIỂU LUẬN

NHẬP MÔN BÁO ẢNH
Đề bài:
1. Chụp 4 bức ảnh báo chí và có chú thích cụ thể
2. Nhận xét về thực tiễn ảnh báo chí hiện nay (chướng minh
bằng những tác phầm đã đăng tải)
3. Những bài học bổ ích qua môn học?
Sinh viên thực hiện

:

Lớp

: Truyền hình 29a1

Hà Nội, Tháng 6/2012

1


BÀI LÀM
Câu 1: Chụp 4 bức ảnh báo chí:

Học sinh tiểu học Trường Thực nghiệm đá bóng
Ai: Học sinh tiểu học trường Thực Nghiệm
Ở đâu: Sân bóng trường Thực nghiệm
Thời gian: 03/3/ 2012


Diễn biến: Trong buổi học thể dục, thầy hướng dẫn tổ chức cho các
em học sinh Nam trong lớp 2E, trường tiểu học Thực nghiệm chơi bóng
đá. Các em háo hức tranh nhau trái bóng tròn.
Kết quả: Buổi học đã tạo được niềm vui và hứng khởi cho các em
học sinh.

2


Trẻ em vùng cao vui chơi
Ai: Trẻ em Xã Thịnh Lang
Thời gian: 13/4/2012
Địa điểm: Kim Bo – Sơn La.
Diễn biến: Điêm trường trung tâm xã Thịnh Lang là 1 trong những
điểm trường khó khăn của xã. Nhờ chính sách hỗ trọ vùng cao của nhà
nước, xã đã đầu tư đươc một chiếc đu quay cho các em nhỏ vui chơi.
Điều này, không chỉ gây hứng thú với các em nhỏ mà còn là niềm vui của
gia đình các em. Những người đúng xung quanh là đang chờ cho các em
chơi trên Đu quay xuống để đến lượt mình.
Kết quả: Các em có 1 buổi vui chơi ý nghĩa.

3


Mua sen tại Hưng Yên ( ảnh chụp ngày 25/5/2012)
Ai: Người qua đường
Thời gian: 25/5/2012
Địa điểm: Hưng Yên
Diễn biến: Một cửa hàng bán sen dựng tạm trên đường được một
người dân địa phương khi đi ngay qua đã dừng lại mua Sen. Tuy nhiên,

lúc này người bán Sen không có mặt tại địa điểm nên chị ta ngoái đầu lại
nhằm tìm kiếm người mua Sen.
Kết quả: Một lúc sau chị này cũng mua được Sen của bà chủ quán.

4


Trẻ em vùng cao tan học trên đường về nhà.
Ai: Học sinh huyện Văn chấn đi học về
Thời gian: 3/5//2012
Địa điểm: Xã Suối Bu – Huyện Văn Chấn – Tỉnh Yên Bái
Diễn biến: Trong chuyến đi tiền trạm cho Mùa hè Xanh của đội
Thanh Niên tình nguyện Sông Mã. Chúng tôi đã được gặp gỡ và giao lưu
với các em nhỏ nơi đây. Sauk hi trao đổi về công việc, trên đường về
chúng tôi đã gặp lại các em.
Câu 2:
I. Mở đầu
Trong thời đại hiện nay, báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến,
là sản phẩm của văn hoá nhân loại. Xuất phát từ nhu cầu trao đổi thông
tin, báo chí đã ra đời và ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu của
trong đời sống kinh tế - chính trị - văn hoá của một quốc gia cũng như
của toàn thế giới.
5


Cũng với xu thế toàn cầu, báo chí Việt Nam đã và đang phát triển
mạnh mẽ. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu “ nghe nhìn” của con
người càng nhiều. Chính vì vậy, bây giờ mở báo ra người ta xem nhiều
hơn là đọc. Nên nhiệm vụ của phóng viên, nhà báo ngày càng nặng nề
hơn. Muốn thu hút được độc giả không phải chỉ cần viết 1 bài viết hay là

được mà cần có những bức ảnh thật đẹp, thật độc và ý nghĩ để dáp ứng thị
hiếu của công chúng. Đây không chỉ là xu thế của báo chí Việt Nam mà
là xu thế chung của toàn thế giới. Người phóng viên – đặc biệt là phóng
viên ảnh cần phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề
để đáp ứng với như cầu thực tiễn.
II. Phân tích
1.

Trước đổi mới

Từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ rồi khi bước vào công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, mỗi bức ảnh báo chí mang đến cho bạn
đọc một cảm xúc riêng. Thông qua ảnh báo chí người ta có thể thấy được
thông tin về sự kiện mà đó còn là ống kính của nhà báo không tô vẽ và
thêm bớt.
Chúng ta không quên những tác phẩm thời sự nổi tiếng có giá trị lịch
sử và nghệ thuật cao như:“O Du kích nhỏ” của Phan Thoan, “Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước” của Minh Trường, “Chiếm Căn cứ Đầu Mầu”
của Đoàn Công Tính, “Tải đạn” của Lê Chí Hải, “Phúc Tân kêu gọi trả
thù” của Vũ Ba,“Chạy đâu cho thoát” của Mai Nam, “Nhằm thẳng quân
thù mà bắn” của Vũ Tạo, “Tiểu đội nữ thanh niên xung phong ngã ba
Đồng Lộc” của Văn Sắc và hang trăm bức ảnh thời sự nổi tiếng khác.
Những tác phẩm đó không chỉ có giá trị lịch sử cao mà còn có giá trị
nghệ thuật lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ không chỉ ở trong nước, mà còn
ra thế giới. Tuy nhiên, thời đó các nhà báo cầm máy ảnh của chúng ta chỉ
dùng phương tiện thô sơ, in tráng bằng tay, giấy và thuốc ảnh chất lượng
6


thấp lại hiếm và đắt, được phân phối với số lượng ít ỏi theo quy đinh của

cơ quan báo chí. Vượt qua những trở ngại đó, họ đã để lại một di sản vô
giá cho dân tộc ta.
2.

Sau đổi mới

Sau chiến tranh, nhất là từ khi đổi mới đường lối của đảng, chính
sách của đất nước. Nên kinh tế của nước ta ngày càng phát triển mạnh
mẽ. Phương tiện kĩ thuật hiện đại hơn, đời sống nhân dân ngày càng được
cải thiện và nhu cầu thông tin báo chí càng lớn nhất là nhu cầu “Nghe,
nhìn”.
Khảo sát một số tờ báo cho thấy, trên báo chí hiện nay số lượng ảnh
sử dụng là không ít: Báo Phụ Nữ Thủ Đô số 07 ngày 15/2/2012 có 64 bức
ảnh (kể cả những ảnh quảng cáo. Số 08 ra ngày 22/2/2012 có tổng cộng
60 tấm ảnh. Cũng tại báo này số 09 ra ngày 29/2/2012 cả tờ báo sử dụng
70 tấm ảnh. Riêng tuần san Hoa Học Trò của thời báo sinh viên số với
mỗi số ra hơn 80 trang báo thì trang nào cũng có ít nhất một ảnh mình
họa cho bài viết. Trang nào nhiều ảnh thì số lượng này lên tới con số 8
bức. Như vậy, tính trung bình có ít nhât gần 300 bức ảnh được sử dụng
trong mỗi chuyên san. Đối với các trang báo mạng điện tử như
Vietnnamnet, Dan trí hay Tuoitre online mỗi ngày có thêm khoảng 50
bức ảnh cho trang mạng của mình. Như vậy mới thấy, ảnh báo chí đã
thâm nhập sâu như thế nào tới đời sống nhân dân, cũng như vai trò to lớn
của nó trong mỗi bài báo.
Tuy nhiên, trái ngược với thế hệ nhà báo cầm máy ảnh trước đây
chúng ta không khỏi chạnh lòng khi nhắc đến ảnh báo chí hiện nay. Mặc
dù, phương tiện kĩ thuật hiện đại hơn, kĩ thuật tiên tiến, chi phí làm ảnh
không đắt nhưu trước kia. Nhưng chất lượng ảnh báo chí ngày càng đi
xuống trầm trọng. Chúng ta không phủ nhận, ảnh báo chí hiện nay đa
dạng phong phú hơn, cách sử dụng linh hoạt hơn, mang nhiều cảm xúc,

7


thông tin và có thông điệp hơn. Ví dụ: Báo phụ nữ thủ đô số ra ngày
29/02/2012 có bài “Biến tướng ShiSha trong giới trẻ: Từ sành điệu đến tệ
nạn” Bài viết được đặt làm ved cho số báo đó và với các hình ảnh được
sắp xếp sáng tạo cùng cách phối màu linh hoạt bài báo đã gây nhiều ấn
tượng cho độc giả khi xem ảnh.

Với cách sắp xếp xem kẻ ảnh toàn là những bức ảnh cận cảnh như
thế này cho độc giả cảm giác như đang đứng tại hiện trường – nơi xảy ra
vụ việc.
Cũng báo này số ra ngày 14/03/2012 có bài “Chào mừng Đại hội đại
biểu phụ nữa toàn quốc lần thứ XI” – Đây cũng là bài viết được chọn làm
ved cho cả trang báo. Thường khi nhắc đến họp hành, hội nghị, hội thảo
là công chúng thường hay nghĩ tới sự khô khan và nhàm chán. Nhưng với
cách sử dụng ảnh linh hoạt như thế này thì chính những bức ảnh đã đề lại
cho độc giả ấn tượng. Gây hứng thú cho bài viết ngay từ trang đầu.

8


Những hình ảnh liên quan đến đại hội được sắp xếp liên hoàn làm
cho độc giả có cảm giác sục sôi, háo hức bởi những hoạt động đầy ý
nghĩa.
Và đặc biệt, chúng ta có một đội ngũ làm báo ảnh chuyên nghiệp
hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm hơn trước đó thì lại có
rất nhiều hạn chế.
Thứ 1: Các cơ quan báo chí chưa coi trọng ảnh báo chí.
Điều đầu tiên phải kể đến là việc chưa coi trọng ảnh báo chí của đại

đa số cơ quan, toàn soạn của các tờ báo giấy và báo mạng điện tử hiện
nay. Do chạy theo thị hiếu của thị trường và lợi nhuận cá nhân, nhiều tòa
soạn báo đã không quan tâm đến việc các phóng viên nhà báo sử dụng
ảnh như thế nào? Không quan tâm đến chất lượng ảnh cũng như không
quan tâm đến việc chọn lọc phóng viên ảnh ra sao? Mà họ chỉ quan tâm
rằng ảnh đó có “câu” khách hay không? Và đôi khi còn xem ảnh báo chí
chỉ dùng để minh họa cho bài viết, làm bài viết đẹp hơn về hình thức
trong mắt độc giả. Chính các cơ quan báo chí, tòa soạn báo đã không chú
trọng trong việc kiểm duyệt chất lượng của ảnh thì dẫn đến sự dễ dãi
trong việc sử dụng ảnh trên báo của phóng viên. Điều này dễ thấy ở
9


những chuyên mục như tình yêu – giới tình, hay mục sức khỏe trong mỗi
tờ báo. Cũng số báo ra ngày 14/03/2012 của báo Phụ Nữ thủ đô có bài
“Tình yêu chết vì được … ăn no”. Nội dung bài báo đề cập tới vấn đề
sống thử trong tình yêu của giới trẻ hiện nay. Với cách sống của người
con gái là luôn chăm sóc chu đáo cho người con trai, lúc nào cũng quan
tâm và khư khư ở bên anh ta. Đó cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến đỗ vỡ trong tình yêu.

Hình ảnh cô gái đang làm việc nhà ngán ngẩn nhìn người yêu mệt
mỏi. Tuy nhiên, khi sử dụng hình ảnh tác giả không có chú thích ảnh.
Dẫu rằng xem bức ảnh này, độc giả nhận thấy nó có chút giống với
nội dung bài viết. Nhưng thực sự tính báo chí ở đó thì chẳng thấy đâu.
Hình ảnh này chỉ mang tính chất minh họa cho bài báo, ảnh cũng không
hề có chú thích rõ ràng. Cũng vấn đề sử dụng ảnh minh họa cho bài viết,
trên trang báo vietnamnet ngày 19/6/2012 có bài viết “ Mua nợ xấu: Cứu
ai và cứu vì cái gì?” Khác với bài viết trước ở báo phự nữ thủ đô, bài viết
này không phải là bài mang tính chất yêu đương không liên quan gì nhiều

tới vấn đề thời sự. Bài viết này là bài viết hoàn toan mang tính thời sự rất
cao khi đề cập tới vấn đề “tiền nợ” của các doanh nghiệp nhà nước. Vấn
đề nợ nần này, không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của một doanh
10


nghiệp, ảnh hưởng đến công việc của vài trăm công nhân trong doanh
nghiệp đó. Mà nó ảnh hưởng đến ngân sách của cả một quốc gia, nếu
như không có biện pháp thì vấn đề này sẽ gây tổn thất rất lớn cho đất
nước là ảnh hưởng tới cả một dân tộc. Ấy vậy mà, trong nhiều vấn đề lớn
đặt ra đó thì thật không hay khi tác giả bài viết đã đưa ra hình ảnh chỉ
dùng để minh họa cho bài viết. Với 2 người đang kéo cưa con lợn đất như
thế này.

Hình ảnh này không hề có chú thích ảnh trong 1 bài báo khá quan
trọng.
Câu hỏi đặt ra: chẳng nhẽ chụp 1 bức ảnh cho bài báo với vấn đề lớn
như vậy khó đến thế sao? Và nếu nhà báo chỉ dùng bức ảnh này chỉ với
mục đích duy nhất là minh họa cho bài báo thì có nên dùng hay không?
Phải chăng anh ta đang coi thường sự có mặt của ảnh báo chí ở đây? Hay
do sự cẩu thả vô ý của cá nhân người viết bài hoặc là của cả 1 toàn soạn
báo?
Thứ 2: Tính chân thật ảnh báo chí chưa cao
Một thực trạng phổ biến ở các ấn phẩm dạng tạp chí, đặc san là ảnh
khá đẹp về hình thức, lòe loạt, bắt mắt nhưng ít thông tin báo chí, hầu hết
mang tính chất minh họa, trang trí, thậm chí lấp chỗ trống và không ít
11


được xử lý photoshop với trình độ cao. Còn phổ biến tình trạng trang bìa

của những số đặc biệt là những hình ảnh được sắp đặt, lắp ghép, bố trí sao
cho đẹp như một tác phẩm hội họa hoặc tranh cổ động, nhiều khi công
thức đến mức nhàm chán, chứ không phải là một tác phẩm ảnh báo chí
điển hình cho chủ đề của ấn phẩm đó.

Những hình ảnh này, đều đã được chỉnh sửa photoshop
Một điều dễ nhận thấy với những trang bìa của các tờ báo, tạp chí
hay tuần san này. Tất cả ảnh được sử dụng ở đây đều là những bức ảnh đã
thông qua chỉnh sử photoshop. Đối với tuần san Hoa học trò của báo sinh
viên Việt Nam thì việc sử dụng photoshop là rõ nhất. Không chỉ có dùng
ở trang bìa mà ngay cả những trang giữa và những trang báo khác việc
photoshop dường như quá bình thường. Hoặc nếu không phải là ảnh đã
qua photoshop thì là tranh vẽ minh họa hay hình ảnh ca sĩ, diễn viên. Gần
300 bức ảnh trong mỗi tuần san, nhưng bạn đọc chỉ có thể thấy những
tấm ảnh mang chút báo chí khi tờ tuần san có vài trang đề cập đến các
bạn học sinh ở các vùng miền trên tổ quốc. Ví như: trong số 862 của tờ
tuần san có bài viết: “Tràn lan Trung tâm luyện thi chui” và trong số 836
có bài “ Không có chỗ cho học sinh nghèo trong “ngôi trường ước
mơ”?”. 2 bài viết này, đã có sử dụng một số ảnh mang chất báo chí.
12


Nhưng so sánh con số 1 vài ảnh trong bài viết này với số lượng gần 300
ảnh trong tờ tuần san thì quả là quá khập khễnh.
Thứ 3: Chất lượng ảnh báo chí chưa có
Với tần suất 50 – 70 bức ảnh xuất hiện mỗi ngày đối với mỗi tờ báo
mạng và khoảng 300 ảnh đối với tuần san như hiện này thì phải nói tỉ lệ
ảnh được sử dụng trên báo khá cao ( nếu không muốn nói đang lợi dụng
ảnh quá nhiều trên báo). Nhưng thực tế về ảnh trên báo chí thì. Trong 64
bức ảnh trên báo Phụ Nữ Thủ Đô số ra ngày 15/2/2012 có tới 25 ảnh chỉ

mang tính chất minh họa, riêng trang nhất có 9 ảnh thì trong đó có tới 2
ảnh là chỉ mang tính chất minh họa. Trong số ra ngày 22/02/2012 có 60
tấm ảnh thì có tới 15 ảnh mang tính chất minh họa. Còn trong số ra ngày
29/02/2012 thì tờ báo này sử dụng 70 bức ảnh trong đó có 30 ảnh là mang
tính chất minh họa. Mới chỉ có một vài cơ quan báo chí quan tâm đến
việc này, mà đó lại là các tạp chí chuyên ảnh như Báo ảnh Việt Nam
chẳng hạn. Ngoài ra, một điều đáng liêu tâm, ở hầu hết những bức ảnh sử
dụng trong bài báo đó đều không sử dụng chú thích ảnh. Đối với các bài
báo mạng thì việc sử dụng ảnh báo chí có lẽ còn cẩu thả hơn. Bài viết:
“Nữ sinh buôn chiến tích phòng the” của báo điện tử Vietnamnet kể về
câu chuyện của 3 nữa học sinh quân Thanh Xuân đi uống trà đá và rôm rả
buôn những câu chuyện thầm kín mà không ngại đám đông. Tác giả bài
báo đã sử dụng hình ảnh, 2 cô gái mặc áo dài cũng những người bạn trai
đàng hoàng đang ngồi bên quán trà đá. Dưới hình ảnh có ghi dòng chữ
“ảnh minh họa”.

13


Nội dung bức ảnh này không hề liên quan tới nội dung bài viết.
Chưa kể về bố cục bức ảnh, chưa nói đến hình thức bên ngoài bức
ảnh. Chỉ cần nhìn ảnh, độc giả cũng có thể dễ nhận ra sự cẩu thả trong
cách chọn ảnh của nhà báo, phóng viên. Thứ 2 với nội dung bài viết đó,
việc chọn 1 bức ảnh như thế để minh họa thì hoàn toàn chauw phù hợp
với nội dung của bức ảnh.
Thứ 4: Kĩ năng tác nghiệp của phóng viên ảnh còn hạn chế.
Nếu nói ở ta không có sự kiện tầm cỡ để phóng viên tác nghiệp là
sai! Phóng viên VN cũng không thiếu sự nhiệt tình trong nghề, nhưng kỹ
năng tác nghiệp còn những hạn chế, chế độ bảo hiểm vào vùng nguy
hiểm chưa có và lợi nhuận ảnh thường chưa xứng đáng.

Một thực tế đáng buồn, nhiều phóng viên ảnh trong toà soạn vẫn
mặc cảm so với phóng viên viết, hầu hết các báo chưa có biên tập ảnh
riêng, và khả năng chọn ảnh của biên tập hay bất đồng với phóng viên.
Một thực tế khác là nhiều phóng viên ảnh không chú ý đúng mức đến
phần ghi chú cho ảnh, nên chú thích không đầy đủ... Dạng phóng sự ảnh,
ký sự ảnh đúng tính chất của nó - rất ít phóng viên ảnh VN làm tốt - mà
hầu hết chỉ là những ảnh đơn lẻ ghép lại mà thiếu một móc xích kết nối
chặt chẽ. Đó là chưa kể một số phóng viên ảnh vẫn quen dàn dựng, sắp
đặt vì thiếu tính kiên nhẫn hoặc chậm chân. Hay như việc sử dụng ảnh 1
14


cách tùy tiện trên báo chí hiện nay. Đó là hiện tượng copy ảnh của bài
viết này dùng cho bài viết kia. Báo điện tử tinmoi ngày 27/5/2012 có bài:
“Khi sinh viên thành gái bán dâm” có sử dụng hình ảnh 3 cô gái đang
ngồi trước bàn thẩm tra. Và bôi mờ hình của các cô đi. Tuy nhiên, hình
ảnh đó lại 1 lần nữa xuất hiện trên trang báo này vào 23/6/2012 với bài
viết “ Mại dâm giảm, cá độ bóng đá tăng”, nhưng lần này hình ảnh 3 cô
gái không còn bị bôi mờ đi như trước đó. Mà rõ nguyên 3 cô gái trẻ đang
ngồi trước bàn thẩm tra với chú thích ảnh “ Cơ quan chức năng tiếp tục
đấu tranh, triệt phá mại dâm có dấu hiệu giảm”.

Trong cùng một trang báo điện tử, hình ảnh này được sử dụng lặp đi
lặp lại 2 lần. Chỉ khác là việc bôi mờ hình của những gương mặt xinh xắn
này. Lại một câu hỏi nữa đặt ra: Chỉ cách chưa đầy 1 tháng, tại sao trong
bài viết kia tác giả đã làm mờ những hình ảnh này đi. Nhưng đến bài viết
này lại không làm mờ? Nếu ai đó trong số nhà báo chúng ta, nghĩ đến
việc bôi mờ hình ảnh những cô gái này để sau này khi ra đời họ sẽ không
bị xã hội kì thị. Thì tại sao sau chưa đầy 1 tháng hình ảnh của các cô lại
sáng rõ trên mặt báo như thế này?


15


Tất cả đó cho thấy kĩ năng tác nghiệp cũng như sử dụng ảnh của
phóng viên Việt Nam còn hạn chế.
Ngoài ra, hàng năm chúng ta tổ chức biết bao nhiêu cuộc thi ảnh,
biết bao cuộc triển lãm ảnh rồi có biết bao người với chức danh nghệ sĩ
nhiếp ảnh gửi ảnh đi dự thi đâu đó. Nhưng thực tế, trong những năm qua
ảnh báo chí Việt Nam chưa có một vị thế trong làng ảnh báo chí thế giới.
Thứ 5: Sự kém hiểu biết về ảnh báo chí.
Có nhiều quan điểm sai lầm về hình ảnh trên báo chí: trong khi một
số người coi hình ảnh là thứ nghệ thuật, có thể đứng độc lập với vai trò
quan trọng chẳng kém gì bài báo, thì đa phần cho rằng hình ảnh chỉ là thứ
minh họa thêm cho bài báo. Thậm chí có người cho rằng hình ảnh không
khách quan vì phóng viên ảnh chỉ chọn một thời điểm cụ thể và một góc
máy để chụp. Hậu quả của suy nghĩ theo cách nào cũng đều dẫn đến việc
thiếu sự phối hợp trong việc chọn ảnh đi kèm với bài viết. Không ít
trường hợp một bài viết về tình trạng lan truyền HIV/AIDS hay truy quét
mại dâm lại được gắn với hình ảnh đôi nam nữ tung tăng ở công viên
hoặc một cô gái duyên dáng làm điệu với chiếc nón trên tay.
Ngay cả khi hình ảnh phù hợp với bài báo thì sự tùy tiện khi chọn
lựa cũng khiến cho nó chẳng còn tác dụng gì. Đồng ý là thời buổi thông
tin ào ạt như hiện nay, việc phóng viên tin vác luôn theo cái máy ảnh số
để lấy hình là điều rất phổ biến, nhưng dù vì bất cứ lý do nào cũng không
thể hy sinh chất lượng - hay nói đúng ra là phải đạt tới những tiêu chuẩn
nhất định.
III. Giải pháp và Kết luận
Việt Nam chúng ta những năm gần đây đang vươn lên như một hiện
tượng về sự trỗi dạy của nền kinh tế, sự ổn định chính trị, điểm đến an

toàn cho du khách quốc tế, địa chỉ đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư
nước ngoài… Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh, những vấn đề về môi
trường đang là những thách thức to lớn đối với con người trên mảnh đất
16


này. Tất cả những điều đó đang trở thành những sự kiện, hiện tượng quan
trọng có thể làm chất liệu rất tốt cho sự ra đời những tác phẩm ảnh báo
chí có chất lượng cao. Vậy xin nêu ra một vài giả pháp để nâng cao chất
lượng ảnh báo chí.
-

Chọn đầu vào với tiêu chí sau khi ra trường phải là phóng viên
ảnh chuyên nghiệp, tăng cường chất lượng các bài giảng, nâng
thêm số giờ thực tập và đi cơ sở.

-

Các biên tập viên, thư ký toà soạn phải được trang bị kiến thức
về ảnh.

-

Các phóng viên viết cũng phải có kiến thức về ảnh.

-

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về ảnh báo chí cho các
tòa soạn báo (do Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam tổ
chức).


-

Giải thưởng Hội nhà báo Việt Nam hàng năm cần có bổ xung,
cải tiến tiêu chí thi và tuyển chọn sao cho tất cả các nhà nhiếp
ảnh trong cả nước có ảnh báo chí tốt được tham dự.

-

Hội Nhà báo Việt Nam và Hội NSNA Việt Nam phối hợp
nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ảnh, tổ chức
các cuộc thi ảnh báo chí, tài liệu và nghệ thuật ở mọi cấp tỉnh,
khu vực và quốc gia. Các ảnh tốt, đoạt giải ở các cuộc thi này
được quyền tham dự vòng chung khảo ảnh báo chí quốc gia.

Đây là một vài ý kiến sau khi tham khảo nhiều tài liệu sách báo mà
tôi đã đúc rút với mục đích nâng cao đồng bộ chất lượng ảnh báo chí của
chúng ta, đặc biệt khi hội nhập quốc tế.
Ảnh báo chí Việt Nam trước đây đã góp phần cho thế giới hiểu về
Việt Nam anh hùng, ảnh báo chí, báo chí Việt Nam hôm nay phải để cho
thế giới hiểu thêm nữa về Việt Nam yêu hòa bình, có năng lực vượt khó
và phát triển xã hội, một Việt Nam đẹp, giàu bản sắc văn hóa và có tiềm
năng mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực.
17


Câu 3:
Thật may mắn, trước khi học nhập môn Báo Ảnh tôi đã từng có thời
gian dài tham gia tinh nguyện. Ở đó, tôi phụ trách mảng Truyền thông mà
cụ thể tôi tham gia nhiều hoạt động quay phim, chụp ảnh để lưu giữ hình

ảnh về cho Đội tình nguyện Vì vậy, ngay từ năm nhất – khi tham gia tình
nguyện tôi đã tìm tòi rất nhiều vể ảnh. Nhưng, tôi nhận thấy những kiến
thức tôi học được ở các trang báo mạng và một vài cuốn sách cũng không
bằng 1 ngày tôi được học chuyên sâu về kĩ năng chụp ảnh trên lớp. Tuy
rằng, môn học không có nhiều điều mới so với kiến thức tôi tìm tòi,
nhưng thông qua cach giả bài nhiệt tình của các thầy thì kiến thức cũng
như thay nghề của tôi được nâng cao rất nhiều.
Thời gian, tôi được tiếp cận với môn học không phải là nhiều, nhưng
những kiến thức tôi thu lại thì là vô giá. Tôi đã học được nhiều điều từ
giảng viên: Bố cục khuôn hình, chế độ iso, độ mở ống kính, cách lấy
sáng, chọn góc chụp, cách tạo hình trong nhiếp ảnh,….. Tất cả đó đều là
kiến thức bổ ích và quan trọng với tôi. Nhưng, nói về điều quan trọng
nhất qua môn học thì tôi xin trả lời: Đó không đơn giản là những là
những phần lí thuyết về nhiếp ảnh cũng không phải là những kĩ thuật
chụp ảnh hóc búa. Mà đó là tình yêu nghề và thái độ làm việc, nhất là
việc ứng dụng nhiếp ảnh trong hoạt động nghề nghiệp.
Chỉ qua một buổi học ngoài trời, ở vườn Bách Thảo – được giao lưu
nới chuyện với giảng viên về kĩ thuật chụp ảnh, những hướng dẫn tận tình
của thầy và những bức ảnh lưu niệm mà thầy chụp cho chúng tôi. Tôi đã
hiểu hơn về những kinh nghiệm có từ thực tiễn, hiểu hơn về tình yêu
nghề mà thầy dành cho nghề, sự tận tình với mỗi sinh viên của thầy.
Cùng với những kiến thức tôi tìm hiểu được từ cách trang báo mạng, báo
in trong bài tiểu luận này. Tôi đã đi sâu và hiểu hơn về tầm quan trọng
của ảnh báo chí trong sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới.

18


Là một phóng viên, nhà báo tương lai, tôi hiểu và xác định hướng đi cho
mình từ những kiến thức thu nhặt được từ thầy cô và bạn bè.

Tôi xin trân thành cảm ơn thầy cô – những giảng viên đã giúp đỡ
chúng tôi trong quá trình học Nhập môn báo ảnh. Trên đây là bài tiểu
luận mà tôi đã đúc rút được qua quá trình khảo sát các trang báo mạng
điện tử cũng như báo in. Bài viết còn nhiều thiếu sót nên tôi rất mong
nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô.

19



×