Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận nhập môn báo in việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.53 KB, 14 trang )

Nội dung chính của bài………………………….
Lời giới thiệu.
Nội dung chính
Khái quát báo in ở Việt Nam- xưa và nay
Báo in Việt Nam,vững bước phát triển trong thách thức
1. Báo in Việt Nam trong cuộc cạnh tranh đầy quyết liệt với các loại hình
I.
II.

báo chí – truyền thông mới.
1.1
Báo in là gì?
1.2
Điểm mạnh và hạn chế của báo in so với các loại hình báo chí
truyền thông khác.
2. Xu hướng phát triển của báo in – thay đổi để sinh tồn
II.1. Hướng đi mới cho ngành báo in.
II.1.1.
Từ những thách thức…Đến những cơ hội.
II.1.2.
Và đâu là con đường cần hướng đến?
II.2. Một số quan điểm của bạn trẻ về báo in.
3.
Tài liệu tham khảo.

Báo in ( hay còn gọi là báo viết, báo giấy ) là một loại hình báo chí ra đời
từ rất sớm, có thể nói rằng, chính nó là cội nguồn, là “ khởi thủy” cho nền
báo chí nhân loại trong đó có cả nền báo chí Việt Nam. Báo in chứa đựng

1



những đặc điểm mang bản sắc riêng biệt mà những loại hình báo chí khác
không có hoặc không bằng được.
Cùng với sự phát triển của khoa hoc kĩ thuật, sự bùng nổ của công nghệ
thông tin, nhiều người đã không khỏi lo ngại, đặt ra những dấu hỏi lớn
cho tương lai của báo in. Liệu nó có đủ sức mạnh để đứng vững trước sự
cạnh tranh đầy quyết liệt với các loại hình báo chí, truyền thông khác ?
Đâu là thách thức, cơ hội, xu hướng phát triển của báo in ?
Hi vọng với sự cố gắng của mình trong quá trình thu thập thông tin sẽ
giúp các bạn phác họa phần nào đó cho câu trả lời.

2


I.

Khái quát về báo in Việt Nam – xưa và nay

So với các loại hình khác, báo in nước ta ra đời từ rất sớm. Ban đầu chỉ là dưới
hình thức đơn giản như 1 cách để lan truyền, phổ biến thông tin cho mọi người
cùng biết. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng đầu tiên là sự xuất hiện của tờ “Gia
Định báo” năm 1865, tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên. Cùng với sự phát triển
của lịch sử, về sau báo mang một sứ mạng mới, công cụ đắc lực cho cách mạng.
Nó bắt đầu bằng sự kiện ngày 21/6/1925 Nguyễn Aí Quốc cho thành lập báo “
Thanh niên”, khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đây mỗi nhà báo,
phóng viên luôn tâm niệm lời dặn dò của Bác :“ Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ
CM, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”…Dưới ánh sáng của Đảng, báo
chí cách mạng đã đạt được những chiến công vẻ vang trong lịch sử dân tộc và là
tiền đề để cho báo in tiếp tục phát triển trong những giai đoạn tiếp theo.
Ngày nay, dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của việc baó in thế giới đang suy

giảm và đúng trước không ít khó khăn thì báo in nước ta vẫn có những bước
đi khá vững chắc. Số lượng các cơ quan, tổ chức của báo in đông đảo với qui
mô lớn nhỏ. Một số tờ báo lớn như : Công an nhân dân, Tiền phong, Thanh
niên…đã và đang tìm cho mình chiến lược phát triển mới trong bối cảnh có
sự cạnh tranh đầy quyết liệt với các loại hình khác.
II.
1.
1.1.

Báo in Việt Nam, vững bước phát triển trong thách thức
Báo in trong cuộc đua đầy quyết liệt với các loại hình báo chí- truyền
thông mới.
Báo in là gì?

Đó là một lọai hình báo chí hiện đại thông tin thời sự cập nhật, chân thực, khách
quan các sự kiện được chuyển tải qua ngôn ngữ văn tự và phi văn tự được
xuất bản định kì và phát hành phổ biến trong đời sống xã hội. Có 3 loại hình
báo in là : báo, tạp chí và các loại ấn phẩm báo chí ( tuần san, nguyệt san…)

3


Tạp chí

Hình ảnh tuần san

Báo Thanh Niên

1.2.


Điểm mạnh và hạn chế của báo in.

4


Những ưu thế?
Trước hết, phải nói đến khả năng lưu trữ thông tin. Đây là đặc điểm nổi
bật của báo in, có 2 loại lưu trữ : lưu trữ cơ học và trí não. Với truyền
hình, mỗi chương trình ta chỉ có thể xem lại 1 chương trình khi nhà đài
phát lại, người xem xem 1 cách thụ động, không thể lưu trữ, chính điều
này cũng tương tự với phát thanh. Báo mạng tuy có khả năng lưu trữ
nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn, những bài cũ sẽ bị thay thế. Với báo in
lại khác, 1 bài báo cất giữ trong mấy năm là chuyện bình thường và đây
chính là khả năng lưu giữ cơ học mà ta đang nói đến. Còn lưu trữ trí não
là việc báo in cho phép ta đọc đi đọc lại 1 thông tin, qua đó có thể ghi nhớ
và nghiên cứu kĩ hơn. Không giống như các loại hình báo khác, người đọc
nhớ thông tin một cách khó khăn hoặc không đầy đủ, dẫn đến việc hiểu
sai lệch.
Báo in có khả năng phân tích bình giải thông tin rất tốt, đặc biệt với
những bài bình luận, phân tích có chiều sâu. Có thể nói rằng, nếu báo
mạng là sự lựa chọn số 1 khi tìm kiếm thông tin thì báo in sẽ là lựa chọn
không thể thay thế khi người đọc muốn tìm kiếm 1 thông tin có chiều sâu,
đáng tin cậy. Chẳng hạn, ngay sau khi thất bại của U23 Việt Nam ít phút
trên mạng đã có đầy rẫy thông tin phản ảnh, nhưng hôm sau người hâm
mộ vẫn đổ xô mua báo vì có những bài bình luận, đánh giá chiều sâu vấn
đề.
Hơn nữa, chi phí sản xuất báo in rẻ hơn những loại khác, do đó nó mang
tính phổ cập cao. Nếu như với truyền hình, phát thanh để tạo ra một sản
phẩm tốn nhiều tiền bạc và công phu ( thông thường cần cả 1 êkip ), và
trên thực tế nhiều chương trình chúng ta phải bỏ tiền ra mới xem được.

Thì báo in cơ bản chỉ viết rồi đem in, đỡ tốn kém hơn nên giá thành rẻ,
mọi người đều có thể mua được.
5


Ngoài ra, báo in cũng có rất nhiều loại, bao gồm báo, tạp chí, và các ấn
phẩm báo chí khác. Vì vậy, bạn đọc hoàn toàn có thể lựa chọn loại phù
hợp với mình ở mọi lĩnh vực, độ tuổi khác nhau. Báo in cũng cho thấy sự
tiện lợi của mình khi bạn có thể mang đi bất cứ đâu một cách dễ dàng.
Đặc biệt, trong những hoàn cảnh khó khăn như : bão, lụt… mọi phương
tiện truyền thông khác có thể bị gián đoạn ( mất điện) thì báo in là giải
pháp truyền thông số 1 để truyền tải thông tin.

Và có cả những hạn chế
Phải kể đến đều tiên là khả năng phát tán thông tin chậm, nó phụ thuộc
vào cơ sở hạ tầng và phương tiện của mỗi quốc gia. Chính đây là hạn chế
lớn nhất của loại hình báo chí này, đặc biệt thua kém báo mạng. Cùng một
sự kiện xảy ra nhưng báo mạng có thể đăng tải ngay thông tin, còn báo in
phải chờ in, ngày hôm sau người đọc mới biết thông tin. Không những
thế, khả năng tương tác giữa người đọc và người viết rất chậm, chủ yếu
qua thư từ hoặc gọi điện. Không như báo mạng có thể trực tiếp comment
ngay sau khi đọc được mọt thông tin naò đó.
Những năm gần đây, dù đã cố gắng cải tiến công ngệ làm báo nhưng cơ
bản báo in vẫn đơn điệu về mã, hình ảnh, chữ viết. Về mặt này nó đặc
biệt thua kém truyền hình là loại hình truyền tải thông tin sinh động, hấp
dẫn. Chính vì thế nó đáp ứng được nhu cầu thông tin và giải trí của con
người, thu hút khán giả. Khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh vốn có
6



đang là một trong những yêu cầu cần thiết để báo in khẳng định vị thế của
mình trong cuộc chạy đua đầy quyết liệt cạnh tranh với các loại hình báo
chí khác.
2.

Xu hướng phát triển mới của báo in – thay đổi để sinh tồn.
2.1.

2.1.1.

Tìm con đường đi mới để tồn tại

Từ những thách thức…đến những cơ hội
Mỗi loại hình báo chí ra đời lại phù hợp với từng hoàn cảnh nhất
định. Theo lập luận của Triết học thì sự ra đời của cái mới ắt sẽ xóa bỏ cái
cũ, vì cái mới ra đời bao giờ cũng tốt hơn cái có trước đó. Chẳng hạn, khi
ti vi mới ra đời người ta đã dự đoán cho 1 cái “chết” của phát thanh, ấy
vậy mà nó vẫn tồn tại với phương thức hoạt động phong phú hơn, hấp dẫn
hơn. Thay đổi để trụ vững, đó là điều mà phát thanh đã làm được. Vậy
còn báo in ?
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của báo mạng, đã đặt ra nhiều vấn đề cần
giải quyết cho báo in. Đặc biệt, trong bối cảnh có nhiều tờ báo trên thế
giới sụp đổ. Đây có lẽ là câu hỏi không dễ trả lời (!)

Sức mạnh của công nghệ có làm báo in hết thời?

7


Thực tế thì ngành báo in nước ta không phải không lao đao. Theo cục báo

chí (Bộ TT & TT) trong năm 2009, có 4 tờ xin ngừng hoạt động, 5 báo
xin giảm kì, 6 báo xin giảm trang; nhiều tờ báo cũng cắt giảm nhân viên,
nợ lương phóng viên…Đó là chưa kể số lượng độc giả cũng phần nào
giảm, đặc biệt là giới trẻ vì sức mạnh của internet. Điều này như một gáo
nước lạnh với làng báo in…
Tuy vậy, một điều may mắn khi ở nước ta, những tờ báo có tôn chỉ, mục
đích rõ ràng thì dù số lượng có giảm nhưng là không nhiều. Không những
thế, chính sự cạnh tranh đầy khốc liệt, đặc biệt với báo mạng cũng tạo ra
những cơ hội mới để báo in phát triển.
Có thể nói, dù báo mạng đang được ưa chuộng nhưng vai trò của báo in
vẫn chưa thể thay thế khi chính nó là nền tảng để phát triển các loại hình
khác. Ngay cả nguồn nhân lực của báo mạng ban đầu cũng do báo in
chuyển sang, hiện nay, hầu như phóng viên vừa làm báo mạng vừa làm
báo in. Thực tế thì dù phát triển nhanh nhưng chỉ có 4 cơ quan thuần túy
là báo điện tử : báo điện tử ĐCS, Vietnamnet, VN Express, VnMedia.
Còn lại là do tờ báo in phát triển rộng ra, “ sống” nhờ vào báo in. Ông
Hoàng Hưu Lượng, Cục trưởng cục Báo chí, Bộ TT và TT, khẳng định “
chính báo điện tử, nếu xem xét một cách kĩ lưỡng thì nó lại đang giúp cho
sự phát triển của báo in. Nó có sự cạnh tranh nhưng chỉ trong thời gian
đầu tác động khiến cho báo in suy giảm song chỉ sau một thời gian ngắn
chính nó lại giúp báo in phát triển bằng cách đưa sự kiện, tạo sự quan tâm
với những bài phân tích, bình luận sự kiện đó trên báo in”
Không phủ nhận khi có khá nhiều luồng ý kiến trái chiều về số phận của
báo in trong tương lai nhưng trên hết vẫn là những luồng ý kiến lạc quan.
Như một blogger khi nói về sự tồn tại của báo in trong thời đại internet đã
hóm hỉnh “ báo in không bao giờ “sập”, không “mất mạng”
8


Qủa thực, hiện tại báo in vẫn chiếm một vị thế khó có thể thay thế trong

mắt bạn đọc, nó có thể đi cùng bạn khắp mọi nơi một cách ngắn gọn, tiện
ích mà không cần laptop, PDA,…trong bất cứ hoàn cảnh nào khi đang ăn,
đang uống cà phê, đang đi xe buýt…Không những thế, với ưu điểm là
tính phổ cập rộng rãi khi ứng vào điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh cụ thể ở
nước ta thì đây được xem như thêm một cơ hội dành cho báo in. Bởi
những vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, những vùng mà muốn đạt tới
việc sử dụng công nghệ để lướt mạng đọc tin vẫn còn là một thời gian dài.

Đặc biệt với Việt Nam, nông thôn chiếm 80% dân số sẽ là một thị trường
tốt cho báo in tấn công. Đó còn chưa kể tại các môi trường ngoài văn
phòng như : công nhân, lao động trong các ngành phục vụ, người hay phải
chuyển…thì sự lựa chọn số 1 của họ vẫn là báo in. Mặt khác, văn hóa đọc
cũng đã ăn sâu, trở thành thối quen của mỗi người dân Việt. Thế nên chắc
chắn báo in sẽ không mất đi mà có chăng sẽ chuyển sang một hướng đi
mới, thay đổi để tồn tại. Đây là những yếu tố nội lực, nền tảng mở ra
những cơ hội cho báo in.
Bên cạnh những yếu tố nội lực thì không thể không kể đến những yếu tố
ngoại lực mà đầu tiên phải kể đến công nghệ máy tính. Trong phong cách
tác nghiệp của người làm báo thế kỉ XXI, đây được coi là phương tiện
không thể thiếu, nó giúp cho phóng viên viết bài, thiết kế trang bài 1 cách
nhanh chóng và hiệu quả. Đi liền với máy tính là mạng, nhờ có internet
việc viết bài, gửi bài, lấy thông tin được rút ngắn thời gian một cách đáng
9


kể. Cùng với ngọai ngữ thì việc thành thạo công nghệ thông tin là một yêu
cầu cấp thiết và cũng là thế mạnh của những nhà báo trẻ. Ngoài ra, thành
quả của khoa học kĩ thuật còn ban tặng cho báo in một món quà mang tên
“ công nghệ in”. Những chiếc máy in hiện đại đang dần thay thế vai trò
thủ công của con người với năng suất và hiệu quả cao. Hứa hẹn trong

tương lai, đây sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho báo in trụ vững và
phát triển. Cuối cùng là nguồn nhân lực với đội ngũ các nhà báo, phóng
viên, biên tập viên…trẻ trung, năng động, có trình độ, nhiệt huyết với
công việc sẽ làm tăng thêm nguồn sức sống cho báo in Việt Nam.
2.1.2. Và đâu là con đường mà báo in phải hướng đến?

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng một tín hiệu đáng mừng thì theo số
liệu thống kê: số lượng báo bán ra trên toàn cầu tăng 2,3% trong năm
2006 và 9,48% trong 5 năm từ 2003-2007 (thông tin từ Hội nghị thường
niên của Hiệp hội báo tin thế giới- WAN-và diễn đàn thế giới của các
Tổng biên tập – WED, năm 2007). Điều đó cho thấy, việc quan tâm lúc
này không phải là báo in sẽ “sống” hay “chết” mà là phải tìm xem đâu là
con đường mà nó cần đi để tồn tại.
Trên thực tế, nhiều tờ báo đã thay đổi trong tư duy làm báo. Thay vì mở
rộng qui mô, họ đầu tư vào phương tiện kĩ thuật, trình độ chuyên môn,
nâng cao tay nghề cho phóng viên, đổi mới nội dung và phương thức đưa
tin. Có thể trong thời gian không xa 1 tờ báo in hằng ngày sẽ hiện trên
màn hình vi tính, đây sẽ là một dạng mới cuả nhật báo và chúng ta hoàn
toàn có thể đọc nhật báo trên internet.
Mấy năm gần đây, công nghệ in của làng báo in nước ta không ngừng tiến
bộ, thể hiện rõ nhất ở các tòa soạn lớn (báo Đầu tư với máy in hàng chục
tỉ đồng). Trước đây, một số báo khổ lớn như : Lao động, Nhân dân…
được coi là bề thế thì nay đang có xu hướng giảm khổ giấy để vừa tiết
10


kiệm chi phí lại tăng tính tiện dụng hơn. Ngoài ra, cần phải tăng kì, tăng
số lần in để đảm bảo tính thời sự, tăng khả năng phát tán thông tin tốt hơn.
Một số tờ báo đã đi đầu trong vấn đề này như : báo Thanh niên, Tuổi
trẻ…khi chuyển từ báo tuần lên thành báo ngày

Sự chuyển biến cũng diễn ra ở công đoạn in, thông qua internet một tờ
báo thay vì in ở một nơi rồi mới chuyển đi thì nó sẽ được in ở nhiều nơi,
rút ngắn thời gian trong việc phát hành báo. Việc thay đổi chất liệu của tờ
báo in cũng tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó,việc phân luồng bạn đọc cũng là hướng đi đúng đắn cho
ngành báo in nước ta hiện nay. Cho đến nay, hầu hết các tờ báo đều
hướng đến mục tiêu trở thành một tờ báo tổng hợp. Điều này dẫn đến
việc người đọc mua 3-4 tờ báo cũng không khác gì mua một tờ báo vì hầu
hết tin tức trên các báo là giống hoặc tương tự nhau. Do đó,thông tin
chung thì thừa mà những thông tin theo nhu cầu của từng đối tượng lại vô
cùng thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Để bù đắp cho điều
đó, trong thời gian tới số lượng phụ san của các báo sẽ phát triển mạnh.
Không những thế nội dung của báo cũng phải thiết thực hơn với đời sống,
đặc biệt là những nội dung về dịch vụ, thị trường.
Không chỉ thế những năm tới hứa hẹn sẽ có một cuộc cách mạng của báo
in trong khâu phát hành. Sẽ không phải là cảnh báo nằm ở sạp chờ đợi
khách đến mua mà báo sẽ được đem đến tận nhà. Điều này đã được áp
dụng thành công ở nhiều nước, ở nước ta tuy đã có nhưng chưa phổ biến,
trong tương lai sẽ được đẩy mạnh để kích thích độc giả đến với báo in.
Cũng phải hướng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên
tập viên,…Mỗi tòa sọan báo phải luôn chú trọng kích thích sự sáng tạo và
lòng đam mê với nghề báo ở họ. Bên cạnh đó cần chú ý đến đội ngũ cộng
11


tác viên vì đây cũng là một yếu tố giúp cho mỗi tờ báo thêm sinh động và
bám sát đến những thông tin thiết thực hơn với bạn đọc.
Nếu ai đó đã hoặc đang lo lắng cho tương lai của ngành báo in nước nhà
thì chắc hẳn sẽ vui mừng biết bao khi biết kết quả trong giải Báo chí quốc
gia 2010. Niềm tự hào trào dâng khi cả 2 giải A đều thuộc về thể loại báo

in. Đó là bài viết về Lý sơn – Bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền
của Việt Nam tại Hoàng sa và Trường Sa của tác giả Nguyễn Đăng Lâm
(TTXVN) và loạt bài Vụ tổ chức cướp than động trời ở Quảng Ninh của
nhóm tác giả báo Lao động. Đây như là một sự khẳng định sự tồn tại vững
chắc, một sức sống mãnh liệt và không ngừng phát triển trong những
thách thức của báo in. Và với những gì báo in đã, đang và sẽ làm được
cho sự phát triển của báo chí Việt Nam như chứng minh rằng “ báo in sẽ
không chết”
2.2 . Một số ý kiến của giới trẻ về báo in

Để các bạn vững tâm hơn cho tương lai của báo in tôi xin trích một vài ý
kiến của một số bạn về vấn đề này. Đây thay cho lời kết mà tôi- 1 sv báo
in- muốn gửi tới các bạn, hãy luôn giữ cho mình một niềm tin dành cho
báo in !
“Báo in vẫn sẽ được mọi người yêu thích nhưng các bài viết trên báo cần
ngắn gọn, xúc tích hơn nữa mà vẫn phải đảm bảo đầy đủ thông tin” ( Bạn
Nguyễn Thị Hồng, ĐH Phương Đông)
“ Theo tôi, báo in ngày càng ít người đọc đặc biệt là giới trẻ vì họ chủ
yếu tìm kiếm thông tin trên mạng” ( bạn Nguyễn Trung Kiên, ĐH GTVT)

12


“Tiện ích, nó phát triển cùng văn hóa đọc, tuy nhiên không được mạnh
lắm. Cần phải có sự điều chỉnh trước sự cạnh tranh của các loại hình báo
chí khác” ( Cao Thị Hường, ĐH KHXH&NV)
“ Thông tin trên mạng nhiều nhưng đôi khi không đáng tin cậy vì nhiều
trường hợp họ chỉ “giật gân câu khách”, tôi ngĩ trong thời gian sắp tới báo
in vẫn sẽ phổ biến và là sự lựa chọn của mọi người” ( Phùng Thị Mai
Hương, CĐSP Hà Nội)

3.

Tài liệu tham khảo
-

Báo chí truyền thông hiện đại, Nguyễn Văn Dững, HVBCTT

-

Baomoi.com

-

Laodong.com.vn

-

Songtre.vn

-

Google.com.vn…

13


MÔN: NHẬP MÔN BÁO IN

Đề tài:
BÁO IN VIỆT NAM TRONG CUỘC CẠNH TRANH VỚI

CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI

-

14



×