Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

3 báo trực tuyến và giải pháp tăng cường quản lý báo trực tuyến ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.38 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
KHOA BÁO CHÍ

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

BÁO TRỰC TUYẾN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
BÁO TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn :
Họ và tên

:

Lớp

:

HÀ NỘI - 2011


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài:
Báo trực tuyến (BCTT) là phương tiện truyền thông đại chúng ra đời
muộn hơn truyền hình, báo in, phát thanh. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra
thì (phát thanh đưa tin, truyền hình minh hoạ, báo in minh hoạ và giải thích".
Nhưng giờ đây báo trực tuyến có thế đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh,
truyền hình lan báo in một cách dễ dàng. Báo trực tuyến trở thành kênh truyền
thông vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông đại chúng


(PTTTĐC) truyền thống vào một cuộc đua quyết liệt. Bản thân nó mang trong
mình sức mạnh của PTTTĐC truyền thống, nhưng do kết hợp với mạng máy
tính mà nó có nhiều điểm ưu việt riêng.
Báo trực tuyến có nhiều ưu thế vượt trội so với các PTTTĐC khác ở
khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa báo chí - cơng chúng và giữa cơng
chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận, tạo điều kiện thuận lợi nhất tạo lên
diễn đàn báo chi; khả năng đa phương tiện; tính thời sự với khả năng cập nhật
thơng tin nhanh mới, nóng và nằm ở tâm điềm - tính thời sự của báo mạng
điện tử đạt đến tình phi định kỳ; ngồi ra báo trực tuyến cịn có khả năng lưu
giữ, tìm kiếm và truy xuất thơng tin nhanh nhất.
Tuy nhiên, cùng với những ưu việt trên của báo trực tuyến, thì vấn đề
xa rời tơn chi, mục đích, đối tượng bạn đọc; thơng tin cịn thiếu nhạy cảm
chính trị, thậm chỉ thiếu chính xác, sa đà vào chuyện đời tư, vô bồ... là mối lo
hàng đầu. Là bộ phận quan trọng của intemet, lại phát hành một băn cho triệu
triệu người đọc do đó vấn đề quản lý báo trực tuyến là hết cần thiết
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Sự phát triển báo chí trực tuyến đã kéo theo nhiều sự thay đổi trong tác
nghiệp báo chí theo lối cũ. Tuy nhiên, quá trình phát triển báo trực tuyến ở
Việt Nam cịn mang tính tự phát và những vấn đề lý luận về báo trực tuyến
chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là công tác quân lý.
2


Năm 1998, Nguyễn Hồng đang cơng tác tại Thời báo Kinh tế Việt
Nam, là người đầu tiên làm luận văn nghiên cứu về báo trực tuyến, khi đó
Intemet ở nước ta mới trịn 1 tuổi.
Ngày 22.7.2005, Ban Bí thư Tư Đăng đã ban hành Chỉ thị số 52CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay. Chỉ thị nêu rõ
một trong những nhiệm vụ để phát triển báo điện tử ở nước ta hiện nay là tăng
cường công tác quản lý nhà nước đối với báo điện tử và các mạng thông tin
điện tử. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính

sách phát triển, quản lý báo điện tử và mạng Intemet. Nâng cao năng lực quản
lý báo điện tử của các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan quản lý nhà
nước từ Trung ương đến địa phương... Ngay sau đó, Ban Tư tưởng - Văn hóa
Trung ương (Nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) phối hợp với Bộ Văn hóa Thơng tin đã tổ chức Hội nghị triền khai Chỉ thị này. Tại hội nghị, một số đại
diện cơ quan chủ quản báo điện tử đã kiến nghị nhiều giải pháp để phát triển
báo điện tử, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng cường công tác quản lý đề báo
điện tử thực sự là vũ khi chính trị tư tưởng quan trọng.
Ngày 12.6.2010, Ban Tuyên giáo Tư tổ chức hội thảo "Báo điện tử,
trang thông tin điện tử, ga me online - định hướng phát triển và quản lý". Hội
thảo đã chi ra nhũng hạn chế như nhiều tờ báo. Đồng thời, đề xuất nhiều ý
kiến vế vấn đề quân lý.
Nhìn chung tất cả những nghiên cứu, các văn bản chỉ đạo, các bài viết,
hội thảo, hội nghị... nêu trên rất có ý nghĩa trong việc hình thành cơ chế cho
cơng tác quản lý báo trực tuyến. Tuy nhiên, ở đó vẫn thiếu tính thực tiễn,
chuyên sâu và khoa học.
Từ những lý do nêu trên việc thực hiện đề tài "Báo trực tuyến và giải
pháp tăng cường quản lý báo trực tuyến ở nước ta hiện nay" có ý nghĩa lý
luận và ý nghĩa thực tiễn cấp bách, giúp cho việc điều hành, sử dụng, khai
thác loại hình báo chí này đạt hiệu quả cao hơn.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu sự ra đời, phát triển, khảo sát hoạt động, đánh
giá vị trí, vai trị của báo trực tuyến ở nước ta hiện nay, tác giả đề xuất các giải
pháp đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý chúng.
+ Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:

- Làm rõ những vấn đề lý luận vế báo trực tuyến;
- Phân tích lịch sử ra đời, phát triển, tính ưu việt và những hạn chế của
báo trục tuyến nước ta hiện nay
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý báo trực tuyến trong thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của báo trực tuyến; lịch sử ra
đời, phát triển, tính ưu việt và những hạn chế của báo trực tuyến nước ta hiện
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tiều luận thực hiện chủ yếu bằng cách ứng dụng kiến thức đã học
kết hợp với đọc, phân tích, tổng hợp thơng tin từ sách, báo, truy cập intemet
để nghiên cứu các nội dung của đề tài.
6. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 2 chương chính: Chương I: Cơ sở lý tuần báo trực tuyến. Chương II: Báo
trực tuyến và giải pháp tăng cường quân lý báo trực tuyến ở nước ta hiện nay.

4


CHUƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO TRỰC TUYẾN
1.1. Khái niệm trực tuyến
Theo chọn bài giảng lý thuyết và thực hành báo chi trực tuyến của tác
giả Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Sơn Minh, ĐỖ Anh Đức: Hiện nay, việc sử dụng
thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được chuyển tải và tiếp
nhận qua mạng Intemet vẫn chưa thống nhất và đang là van đề gây nhiều
tranh cãi.
Trên thế giới, loại hình báo chí này có nhiều tên gọi khác nhau như
"onine Newspaper" (báo chí trên mạng, trực tuyến), e- joumal (electronic

joumal- báo chi điện tử), "e- zine" (electronic magazine- tạp chi điện tử)...
Ở Việt Nam, gần 12 năm kể từ khi xuất hiện, đến nay, loại hình báo chí
phát hành trên mạng Intemet, sử dụng công nghệ world wide web, với ngôn
ngữ HTML, van chưa có một tên gọi thống nhất.
Phổ biến nhất hiện nay là tên gọi "báo điện tử", "trang thông tin điện
tử" như: Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử... Ngoài ra, cịn có các tên gọi
khác như báo mạng điện tử" (tên gọi này hiện đang được sử dụng tại Học viện
Báo chí - Tuyên truyền). Cách gọi báo điện tử" thì đã đi vào nhiều văn bản
pháp quy của Nhà nước và gần như được thừa nhận trong thực tế. Điếu 3 luật
báo chí quy định: báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng
thơng tin máy tính.
Khái niệm "báo trực tuyến" được 2 trường đại học (KHXH&NV Hà
Nội và KHXH&NV TP.HCM) dùng chính thức.
Báo trực tuyến của nhiều cơ quan báo in ra đời sau 2002 thường dùng
khái niệm "online" gán kèm manchette cũ. Online dịch sang tiếng Việt là "trên
mạng" hoặc "trực tuyến". Thuật ngữ này phù hợp với việc tiếp nhận thông tin
trên mạng, vi muốn đọc được báo người đọc phải có một máy tính có khả
năng kết nối vào mạng ở tình trạng trực tuyến. Người khai thác, sử dụng báo
5


trực tuyến phải ở trong trạng thái "trực tuyến". Hay nói một cách nơm na, chỉ
có thể sử dụng báo trực tuyến với một thiết bị được kết nối với mạng Intemet.
Khái niệm "điện tử" có ý nghĩa khác với khái niệm "trực tuyến". Ví dụ thuật
ngữ "electronic publishing" (xuất bản điện tử) dùng để chỉ hình thức lưu trữ
thơng tin dưới nhiều chất liệu khác nhau như: băng từ, đã nhựa, đã CD, VCD,
DVD... Trong khi đó, khái niệm "online publishỉng" (xuất băn trực tuyến) chi
cách thức phát hành thơng tin thơng qua mạng Intemet (thơng tin được mã
hóa dưới dạng số) ở Việt Nam, một số báo lớn đã không sử dụng thuật ngữ
điện tử mà sử dụng thuật ngữ online như Thôi Trẻ Online, Thanh Niên

Onlme, Tiền Phong On/me... là ví dụ cụ thề.
Mặc dù khái niệm cửa loại hình báo chí phát hành qua mạng intemet
này còn nhiều điều phải tranh cãi nhưng việc định danh chính xác cho nó là
việc làm cần thiết để có cách hiệu thống nhất, thuận lợi trong học thuật,
nghiên cứa và trao đổi. Trong bài tiểu luận này, tôi thống nhất lấy tên gọi là
báo trực tuyến.
1.2. Đôi nét về q trình phát triển của máy tính và mạng Internet
Từ năm 1936, nhà phát minh Konrad Zuse phát minh ra máy tính Zl.
Máy tính đầu tiên có the lập chương trình và cài đặt cho nó hoạt động, đến
năm 1985 Microsoft bắt tay với Apple cho ra đời các model Microsoft
Windows cho đến hiện nay với công nghệ nang (siêu siêu nhỏ) chiếc máy tính
đã có những bước tiến dài trên lịch sử công nghệ.
Khi sự phát triển của khoa học cơng nghệ đã đạt đến một trình độ nhất
định, nhu cầu quyền các dữ liệu thông tin khoa học đó cũng ngày càng tăng
lên. Các hoạt động xử lý, thống kê, phân tích tính tốn của hệ thống máytmh
đã giúp đỡ rất nhiều cho các nhà khoa học trong cơng việc của họ. Nhưng có
một thực tế là các máy tính này lại là các thực thể độc lập, không thể cớ sự
chuyền giao, giao lưu với các máy tính khác.
Ý tưởng về một mạng của các nhà nghiên cứa xuất hiện, quốc gia đi
đầu trong hoạt động liên kết máy tính là Hoa Kỳ. Dưới sự bảo trở của Cơ
6


quan Dự án Nghiên cứu tiến bộ thuộc Bộ Quốc phịng Mỹ, các nhà nghiên
cứu đã tiến hành tìm ra cơng nghệ nhằm liên kết các máy tính cổ cau trúc
phần cứng khác nhau, sử dụng hệ điều hành khác nhau.
Những ngày đau của Intemet, máy tính và đường liên lạc có tốc độ xử
lý chậm, chỉ đạt tối đa 50 kilobits/giây. Số lượng máy tính nối vào mạng cũng
rất ít, chi có 213 máy.
Theo Google, từ giữa năm 2003 trên thế giới đã có khoảng 600 triệu

người sử dụng Intemet. Nhiều nhất Mỹ, khoảng 176 triệu người, chiếm 60,4%
dân số; Trung Quốc, chiếm khoảng 59,1 triệu người, chiếm 4,6%; Việt Nam
tuy nối kết vào Intemet có muộn hơn nhưng vào cuối năm 2002 đã tạo được
một sự bùng nổ thuê bao do hiện tượng Intemet cà phê, một máy chủ chia ra
nhiều máy nhỏ làm giảm giá thành, đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng.
Báo chí trực tuyến ngày nay là một trong nhũng tiện ích quan trọng
nhất và là bộ phận không thề tách rời của Intemet. Đây là giai đoạn phát triển
cao cửa loại hình báo chí mà thơng tin được truyền đi và thu nhận thơng qua
các thiết bị thu phát được dặt trong tình trạng "trực tuyến", kết nối.
Khái niệm trực tuyến lần đầu tiên được nhắc tới trong những năm 70
của thế kỷ XX, đế chỉ các dịch vụ cung cấp thông tin qua đường điện thoại
hoặc tin hiệu vô tuyến điện là teletex và videotext.
Videotext ra đời sau và là một bước phát triển của cơng nghệ teletext.
Nó cho phép xem văn bản, hình ảnh trên màn hình ti vi hoặc máy vi tính
Thơng tin được chuyến tải và thu nhận qua đường điên thoại, cáp hoặc mạng
máy tính. Videotext là tiền thân của công nghệ world wide web (www) là linh
hồn của báo chí trực tuyến sau này.
Năm 1995, nhà cung cấp dịch vụ mạng ở Mỹ là Prodigy đã thực hiện
bước đột phá vào lĩnh vực báo chí trực tuyến khi tung ra thị trường dịch vụ
(www). Lập tức, một loạt các tờ báo lởn của Mỹ đã xây dựng website của
mình trên mạng prodigy như: Los Angeles Times, USA To day, New york
Newsday... cùng trong năm 1995, 1 1 tờ báo khác ở châu á cũng xuất hiện trên
7


mạng intemet như Chính, Dai ly, Utusan (Malayxia), Kompas (Indonesia),
Asahi Simbun (Nhật Bản)...
Tính dấn ngày 23 tháng 10 năm 2001 đã có khoảng 12.594 địa chỉ trang
web truyền thơng trên mạng intemet, trong đó có 4.028 tạp chí, 4.918 địa chỉ
bảo, 2158 đài truyền thanh và 1428 đài truyền hình. Người ta ước tính mỗi

năm mạng tồn cầu này có thêm 1,5 triệu thành viên mới.
1.3. Tính chất nỗi trội của báo trực tuyến
1.3.1. Cập nhật từng giây
Với báo in, kỳ phát hành tối đa cũng chi dừng lại ở ba kỳ một ngày,
phát thanh truyền hình tiến xa hơn một bước, có the truyền, phát thơng tin
trực tiếp song song với sự kiện nhưng lại đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, công
phu về nhân lực và nhiều trang thiết bị cồng kềnh, tốn kém.
Báo trực tuyến đã vượt qua những rào cản này và tỏ rõ tính năng động,
linh hoạt có một khơng hai. Báo trực tuyến khơng mất thời gian chuẩn bị,
không bị chậm trễ trong khâu in ấn, tố chức phát hành...
Nội dung thông tin của báo trực tuyến không bị giới hạn trong khuôn
khổ cố định, hạn hẹp trên mặt giấy, cũng không bị chế ước bởi nguyên tắc bai
di bất dịch về thời gian và thời lượng phát sóng.
Thơng tin của báo trực tuyến được lưu giữ dưới dạng tập dữ liệu trên đã
từ nên có thế được bổ sung bất kỳ lúc nào, bất kể dung lượng bao nhiêu. Khả
năng này khẳng định thông tin của báo trực tuyến là thứ thông tin nóng nhất,
tươi mới nhất, đầy đủ nhất.
Thơng tin báo chí trực tuyến phá vỡ tinh định kỳ thường xuyên của các
loại hình báo chí truyền thống khác. Đó là thứ thông tin không chi được cập
nhật từng giây. Khi một sự kiện xảy ra, thông tin đầu tiên sẽ được thông báo
và sẽ đến với công chúng và tiếp theo đó sẽ là sự bồ sung những tình tiết mới.
Ví dụ: Trung bình, một chuyên mục của Vietnamnet thường xuất hiện
bài mới sau 1-2 giờ, Ở Tiền Phong là 4 giờ và Ở vnexpress.nét là 1 giờ, tuổi
trẻ 2 giờ/1ần.
8


1.3.2. Đa phương tiện
Đây là lợi thế cơ bản của báo chí trực tuyến. Nếu như khơng có sự hỗ
trợ của công nghệ lntemet, BCTT không thể tập trung tất cả ưu điểm của báo

in, phát thanh, truyền hình trong cái gọi là "Truyền thông đa phương tiện".
Đa phương tiện chính là khả năng kết hợp một cách tuyệt vời giữa ngơn
ngữ, âm thanh, hình ảnh (động và tĩnh), đồ hoạ, màu sắc. Các yếu tố này đều
có tầm quan trọng như nhau, liên kết chặt chẽ, tác động lẫn nhau và bồ sung
cho nhau. Mỗi yếu tố đấu giữ vị trí khơng thể thiếu trong việc cấu thành một
tờ báo trực tuyến hoàn thiện và đủ các chức năng.
Khả năng tích hợp âm thanh (audio): Phát thanh là một loại hình báo
chí đã có từ lâu đời, nhưng chi đến năm 1993, khi Intemet Tam Radio, đài
phát thanh trực tuyến đầu tiên ra mắt trên thế giới, khả năng đưa âm thanh đến
với cơng chúng thơng qua chính những tờ báo mạng điện tử mới chính thức
được cơng nhận. Nhưng những sản phẩm báo chí đa phương tiện có tích hợp
âm thanh khơng đơn thuần giống như phát thanh thông thường. âm thanh ở
đây, chi là một trong số những "phương tiện" đề truyền tải thông tin đến cho
công chúng, bên cạnh những phương tiện khác như hình ảnh, văn bản...
Việc vừa được "đọc" báo trực tuyến như thông thường, lại được (nghe"
những thông tin liên quan ấy, đã khiến việc khai thác âm thanh trên báo mạng
điện tử có một thời được coi như cơn sốt. Gần 10.000 đài phát thanh trên thế
giới đã có website riêng đề truyền tải chương trình của mình khơng chi trên
sóng phát thanh mà cả mạng Intemet. Bên cạnh việc cung cấp thơng tin, nhiều
website và các tờ báo mạng lớn cịn cung cấp các chương trình giải trí, các trị
chơi, âm nhạc... để cơng chúng có thế nghe hoặc tải về (download).
Khả năng tích hợp hình ảnh động (animation & video): Hình ảnh động
là một bước tiến lớn trong việc phát triển các trang web nói chung và báo trực
tuyến nói riêng. Việc tích hợp video (bao gồm hình ảnh động và âm thanh) là
một yêu cầu quan trọng giúp báo trực tuyến vượt qua được loại hình báo chí
tiền nhiệm. Bản thân những đoạn video đã mang tính đa phương tiện (gồm cả
9


hình ảnh động và âm thanh), được kết hợp thêm những "đặc sản" của báo in là

hình ảnh tĩnh và văn bản, có thề nói báo trực tuyến đã thâu tóm được tồn bộ
những phương tiện ưu việt nhất của tất cả các loại hình báo chí từng có trong
lịch sử.
Ngồi ra báo trực tuyến cịn có thể tích hợp hình ảnh động - là sự kết
hợp của nhiều hình ảnh tính thay đổi, gần giống với nguyên lý làm phim hoạt
hình và nó cho người xem một cảm giác chân thật hơn.
Khả năng tích hợp những chương trình tương tác khác: Với những
chương trình này, cơng chúng của báo mạng trực tuyến có thể trực tiếp tham
gia vào sân phẩm báo chí đa phương tiện đó, ví dụ tham gia chơi một trò chơi
(game), trả lời câu hỏi hay làm trắc nghiệm và có ngay đáp án, tham gia
những chương trình trực tuyến...
Đặc biệt, trong thời đại cơng nghiệp hiện nay, cơng chúng khơng thể có
thời gian đề xem, nghe hết các chương trinh phát thanh, truyền hình và như
thế một số lượng khơng nhỏ những chương trình hấp dẫn đã bị bỏ lỡ. Song
với những ưu điềm vượt trội của mình, báo trực tuyến khơng những có thề lưu
giữ và phát lại cho công chúng xem những chương trình hấp dẫn đó bất kỳ lúc
nào mà cịn giúp họ tự lựa chọn và sắp xếp những chương trình họ muốn xem
theo một thứ tự như ý muốn. Điều đó có nghĩa là mỗi người đã có một kênh
truyền hình của riêng mình - "Truyền hình theo yêu cầu.
1.3.3. Tính tương tác cao
Đây là điểm nỗi trội nhất cửa BCTT. Nếu như ở các loại hình báo chí
truyền thống, thông tin chủ yếu là một chiều (điều này đã được khắc phục
phần nào ở truyền hình cáp và truyền hình sổ), việc tiếp nhận thơng tin phản
hồi là rất khó khăn, sự giao lưu giữa tồ soạn và cơng chúng bị hạn chế... thì ở
BCTT, tất cả những nhược điểm trên đều bị dỡ bỏ. Đó chính là nhờ tính tương
tác cao của BCTT. Nó cho phép kết hợp nhiều chiều trong q trình truyền tải
và tiếp nhận thơng tin.

10



Thứ nhất, đặc điểm này cho phép cơng chúng có thế tiếp nhận thông tin
một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chi cần một máy tính nối mạng, một địa
chỉ chính xác của tờ báo, cơng chúng hồn tồn có thể tiếp cận với những
thơng tin mới nhất mà mình quan tâm ngay lập tức chỉ bằng những thao tác
đơn giản.
Thứ hai, tờ báo sẽ rất thuận lợi trong việc thu nhận phản hối. Thơng
thường, mỗi tờ báo, thậm chí mỗi chuyên mục đều thiết lập hệ thống Email để
công chúng góp ý kiến. Với nhũng thơng tin nổi bật, đang gây tranh cãi, thậm
chí ngay sau khi được tồ soạn đưa lên mạng đã có thư phản hồi. Cơng chúng
có thể gửi thư điện tử trực tiếp để bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá của
mình về nội dung, hình thức, cách thức tổ chức trang báo. Quá trinh gửi và
nhận thư mất tối đa là 2 phút, điều này sẽ tiết kiệm thời gian cho công chúng,
không cịn tình trạng thư thất lạc hoặc chậm tre khi gửi qua đường bưu điện
cho các cơ quan báo in, phát thanh, truyền hình. Với hệ thống này, ý kiến
phản hồi sẽ được tiếp nhận nhanh chóng, tồ soạn sẽ dễ dàng hơn trong việc
điều chỉnh, nâng cao chất lượng cho tờ báo một cách nhanh nhất.
Thứ ba, cung cấp thông tin theo yêu cầu là một bộ phận quan trọng của
tính tương tác. Đặc tính này cho phép cơng chúng u cầu tồ soạn cung cấp
băn tin tóm tắt của từng số báo về địa chỉ Email của mình. Sự ứng dụng này
khiến cho mối liên kết giữa công chúng và tờ báo trở nên sâu sắc hơn. Đây là
điều mà khơng một loại hình báo chí truyền thống nào có được.
Thứ tư, tồ soạn hồn tồn có cơ sở để thiết lập các diễn đàn tranh luận
(Forum) hay thảo luận (Discussion) để công chúng bày tỏ ý kiến, quan điềm
một cách thoải mái và không hạn chế về một vấn đề bất kỳ đang gây tranh cãi
mà ban biên tập đưa ra.
Thứ năm, nhờ hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm mà tồ soạn đưa ra để
thăm dị ý kiến bạn đọc về một vấn đề quan trọng, chưa đi đến chỗ ngã ngũ,
cơng chúng có điều kiện trực tiếp gửi lựa chọn của mình trực tiếp cho tồ
soạn. Điều này khiến cho cơng việc thu thập các kết quả điều tra xã hội học

11


trở nên đơn giản, nhanh chóng, chính xác và tiện lợi hơn rất nhiều. Những tổn
kém trong việc in ấn tài liệu, phát câu hỏi, ghi chép thu thập ý kiến và tong
hơn cả một núi dữ liệu theo cách làm truyền thống đã trở nên lỗi thời nhờ ứng
dụng mới này.
Những ngày đau tháng 11/2006, báo trực tuyến VietnamNet đã đưa lên
mạng lời chào mời cho một diễn đàn: "Bây giờ! sau 11 năm đăm phán, cánh
cửa WTO đã mở, chào đón Viết Nam! Đất nước chúng ta đã bước lên con tàu
để ra biển lớnn! Vận hội rất to lớn, nhưng thách thức cũng hết sức gay gắt!
Bạn nghĩ gì lúc này? Sẽ phải làm gì khi bước vào ngôi nhà mới! Mời quý vị
bày tỏ ý kiến tại đây, Diễn đàn này đã nhanh chóng đớn nhận hàng trăm lượt ý
kiến từ nhiều nơi trên thế giới sau vài ngày ra thơng báo.
Cách đó vài tháng, báo Tuổi trẻ online đã nhận được hơn 2000 ý kiến từ
diễn đàn ruồi trê và lễ chào cờ", Diễn đàn nước Việt Nam ta nhỏ hay không
nhỏ?" Thanh Niên mở ra từ ngày 27/3 - 30/6/2006, thu hút hàng vạn lượt ý
kiến trong và ngoài nước, thể hiện tâm huyết, sự trăn trở của mọi tầng lớp
người Việt Nam mong muốn đạt nước ngày càng hùng mạnh (trong đó, số
lượt ý kiến đóng góp qua Thanh niên online là 9276). Đã có 200 ý kiến được
đăng báo và Nhà xuất bản Thông tấn in thành sách. Điều thú vị là những ý
kiến đó khởi đi từ khắp nơi trên thế giới để đến với tòa soạn chi vài giờ sau
khi báo mở ra diễn đàn và đóng góp nhiều ý kiến hết sức sâu sắc đến không
ngờ. Chỉ sau khi đi vào hoạt động không lâu, VietnamNet đã mở ra chuyên
mục phỏng van trực tuyến, rồi bàn tròn trực tuyến; Tuổi trẻ online hiện nay có
trang giao lưu trực truyền...
VietnamNet từ đầu năm 2006 đến nay được tạo ấn tượng với độc giả
của mình qua các bàn trịn trực tuyến với các nhân vật nồi tiếng hoặc các bàn
trịn "Góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng XI": Tận dụng thời cơ vàng đề đột
phá Điều đáng nói là nhiều "bàn tròn trực tuyến" của VietnamNet đã thực hiện

bằng cả phát thanh, truyền hình và văn bản trên mạng. Người khai thác
Intenet có thề nghe (như nghe phát thanh), xem như xem truyền hình trực tiếp
12


và đọc văn bản cuộc trò chuyện. Mỗi cuộc băn tròn của VietnamNet thu hút
hàng trăm lượt ý kiến. Các bài tổng thuật sau đó phải chia thành nhiều kỳ để
đăng tải lại. Nhân mùa 20/11/2006, đầu tháng, Tuổi trẻ online phát động viết
bài về chủ đề biết ơn thầy cơ mang tên người đưa đị thầm lặng". Chi trong
một tuần đầu phát động, báo đã nhận được hàng 215 bài gửi tới tịa soạn.
Cơng nghệ cịn giúp báo trực tuyến hỗ trợ khả năng giao tiếp hai chiều
với công chúng trở nên cực kỳ thuận lợi mà không một loại hình truyền thơng
nào có được Người sử dụng có thể gửi ngay ý kiến bình luận hay nhận xét cá
nhân vào bất cứ một vấn đề, một bản tin, một bài viết nào đã được đăng tải.
Tin tức được phát hành trên báo trực tuyến có thể nhanh chóng nhận ngay
phản hồi của rất nhiều người về nội dung thơng tin, chia sẻ tình cảm với
người trong cuộc hoặc thậm chi phân ứng ngay về cách đưa tin của báo.
Hiểu theo nghĩa rộng, báo in cũng có khả năng tương tác qua việc xây
dựng các hình thức trả lời thư bạn đọc, ý kiến độc giả v.v... Phát thanh, truyền
hình với cơng nghệ trực tiếp cũng tạo được khả năng tương tác cao đặc biệt
trong các chương trình giao lưu, tọa đàm (talkshow). Thính giả, khăn giá được
mời gọi điện thoại trực tiếp đến phòng thu, trường quay đề trao đổi với nhà
Đài, và khách mời. Hoặc hình thức phỏng vấn dư luận (vox-pop) trên phát
thanh, truyền hình trong chừng mực nào đó cũng có ý nghĩa tương tác.
Tuy nhiên, so với báo trực tuyến, khả năng tương tác của báo in, phát
thanh, truyền hình đều có giới hạn. Đó là sự giới hạn về dung lượng, giới hạn
về không gian giao tiếp, giới hạn ve tần suất và mức độ dân chủ trong giao
tiếp. Với 1 đến 2 line điện thoại, phát thanh - truyền hình khơng thề cùng một
lúc đón nhận nhiều ý kiến vào chương trình (vốn bị giới hạn về thời lượng của
mình). Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn khán thính giả khác trong cả nước sẽ

khơng có cơ hội tham gia chương trình khi "đường dây đã bận" do một khăn
thính giả nào đó đang sử dụng. Trong thực tế vì an tồn trên sóng, nhiều biên
tập viên đã ((giả lập, các cuộc điện thoại gọi đến đế tạo sắc thái giao lưu cho
chương trình. Cuộc điện thoại đó khơng thực sự đại diện cho ý kiến khán
13


thính giả, mà là ý chí chủ quan của những người làm chương trình. Loại hình
phỏng vấn trực tuyến thể hiện rõ nét nhất tính ưu việt của báo mạng: không
giới hạn số người tham gia, số lượng câu hỏi phỏng vấn và nhất là giới hạn
khoảng cách địa lý cũng bị loại bỏ. Hiện nay trên thế giới, nhiều báo trực
tuyến đã nhận cả câu hỏi, lời bình luận của cơng chúng qua webcam, hoặc
video clip (ghi hình ảnh và tiếng nói của họ).
Đứng ở góc độ quản lý, đặc trung này giúp báo trực tuyến dễ dàng
thăm dò dư luận (và thống kê, xử lý kết quả thăm dị) ngay trên mặt báo" của
mình - điều mà các loại hình báo chí cũ khó có thể làm: Người đọc có thể
điền thơng tin và hồi âm lại chỉ bằng vài động tác cách chuột. Với báo trực
tuyến, có thể đếm chính xác số lượt người truy cập đối với tùng trang báo,
từng bài báo... một cách cụ thể và khách quan. Chỉ cần nhũng thống kê đó,
Ban biên tập có thể kịp thời chấn chỉnh cho phù hợp đối với từng trang báo.
Việc điều tra này diễn ra hết sức khách quan, chính xác mà khơng mất nhiều
thời gian, công sức.
Với thế mạnh này, báo trực tuyền thực sự tạo ra một cách "đọc" mới
của công chúng truyền thơng. Tác phẩm báo chí giờ đây khơng cịn ý nghĩa là
một sáng tạo cửa một nhà báo cụ thề mả là sân phẩm tập thể, trong đó, cơng
chúng báo trực tuyến là đồng chủ thể sáng tạo. Khả năng tương tác cao của
báo trực tuyến không chỉ tạo cảm giác gần gũi hơn giữa cơng chúng báo chí
và tịa soạn mà nó có ý nghĩa dân chủ trong thơng tin và tiếp nhận thơng tin.
1.3.4. Tính thời sự và tính phi định kỳ
Với khả năng truyền tải thơng tin nhanh chóng của các phương tiện

truyền thơng hiện đại, và sự ra đời của Intemet đã xố nhồ ranh giới truyền
thống giữa các quốc gia. Khái niệm về sự cách biệt khơng gian, thời gian
khơng cịn, thơng tin được phát tăn nhanh chóng.
Trong thời đại bùng nổ thơng tin, báo in - phát thanh truyền hình với
những hạn chế cơ bản về số trang, chuyên mục, thời điểm phát hành; bị giới
hạn về dung lượng, thời lượng và thời điềm phát sóng - phát hình... thì BCTT
14


cơ bản đã đáp ứng dược việc truyền tải thông tin nóng nhất, mới nhất theo
đúng nghĩa cửa nó. Nếu công chúng vào cùng một trang báo ở những thời
điểm khác nhau trong ngày thì có thể dễ dàng nhận ra một kết cấu trang hồn
tồn mới vì thơng tin ln dược cập nhật từng giờ, thậm chí là từng phút, đáp
ứng cao nhất nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng. Như vậy, BCTT đã
trở thách lá cờ tiên phong trong việc đưa tin. Đây chính là sức hút to lớn của
BCTT với bạn đọc.
1.3.5. Khả năng truyền tải thông tin không hạn chế
Ngôn ngữ của Intemet là ngôn ngữ siêu văn bản. Với hệ thống siêu liên
kết, liên kết siêu văn bản, mỗi trang thông tin được định vị bằng một địa chi
và được nối với các trang thơng tin khác qua các siêu liên kết. Vì vậy, có thể
coi trang web là một "hệ thống mở" vì nó ln có đường kết nối với vơ văn
các trang khác.
Nhờ nhũng siêu liên kết, một bài báo, một mẩu tin có the có nhiều
đường dẫn đến những bài báo khác có chủ đề liên quan với lượng câu chữ
khơng hạn chế. Cơng chúng có thể tìm lại một trang báo đã đưa trước đó rất
lâu có nội dung liên quan mà không phải mất công lục lọi trong hàng đống tư
liệu đồ sộ. Người ta có thể đưa lên tất cả những gì mà báo in, phát thanh,
truyền hình khơng có điều kiện đãng tải vì những hạn chế về thể loại, mà chi
phí cho phát hành thì lại vô cùng kinh tế.
1.4. Công chúng báo điện tử:

Theo nghiên cứu của Hiệp hội báo chí Mỹ Newspaper Association of
America: Cơng chúng thường xun của báo trực tuyến có tuổi đời rất trê,
40% trong số họ ở độ tuổi từ 18-34.
Cơng chúng báo trực tuyến thường có trình độ văn hoá cao hơn so với
độc giả báo in và thu nhập bình quân của họ cũng cao hơn so với các đối
tượng độc giả khác.

15


Cơng chúng báo trực tuyến thường khơng có nhiều thời gian và họ
chọn cách cập nhật thông tin về các lĩnh vực khác nhau từ nhiều nguồn mà
không chú trọng đến những bài phân tích sâu.
Cơng chúng báo trực tuyến thường không bị phụ thuộc bởi quy luật
không gian hay thời gian. Họ có thể tự do chọn lựa tin bài câm thấy hứng thú
để đọc trước
Công chúng báo trực tuyến thường đọc lướt qua các chuyên mục, đầu
đề ở trang chính, tuỳ thuộc nội dung có hấp dẫn hay không họ mới quyết định
đọc những bài báo cụ thể.
Công chúng báo trực tuyến thường theo dõi theo ý kiến chủ quan của
mình, quan tâm và đọc kỹ hơn đền những lĩnh vực mà mình u thích trước
tiên rồi mới đến những mục khác.
Tính tương tác giữa các Cơng chúng báo trực tuyến thường rất cao. Nói
cách khác họ có nhu cầu trao đổi, chia sẻ, ngôn luận rất lởn, đặc biệt là thông
qua "mạng xã hội ân (virtual social network).

16


CHƯƠNG 2

BÁO TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM
VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ BÁO TRỰC TUYẾN
2.1. Sự hình thành và phát triển của báo trực tuyến ở Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 1997 nước ta hoà nhập siêu lộ cao tốc thông tin
mạng intemet từ năm 1997, gần một năm sau, tháng 2 năm 1998 tạp chí Quê
Hương cơ quan của uỷ ban về người nước ngoài được đưa lên mạng intemet
và trở thành tờ báo trực tuyến đau tiên của Việt Nam.
Sự kiện cô ý nghĩa mở đường này được ghi nhận như một dấu ấn quan
trọng trong lịch sử báo chí nước ta. Từ đây, hệ thống các phương tiện truyền
thơng đại chúng ở Việt Nam có thêm một thành viên mới, một loại hình báo
chí mới, hiện đại và đặc biệt hữu ích trong khả năng tuyên truyền đồi ngoại.
Nhận thay thế mạnh có một khơng hai của báo trực tuyến, ngay sau khi tạp
chí Quê hương trực tuyến xuất hiện, một loạt các cơ quan báo chí tiến hành
hoạt động thử nghiệm và lần lượt xuất bản ấn phẩm báo chí của minh trên
mạng Intemet.
Ngày 19/12/97, mạng thông tin trực tuyến VNN, tiền thân của VASC
ORIENT ra đời. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho ngày 2/9/2001, trang
chủ: www vnn.vn lần đầu tiền ra mắt công chúng mang tên VASC ORIENT
Trên nền mạng VNN. Sau đó khơng lâu, Lao Động cũng đã rất nhanh nhạy
khi cho ra mắt tờ báo điện tử của mình với địa chỉ: www.lao dong.com.vu.
Ngày 25 tháng 11/2002, tờ Tin nhanh Việt Nam 26/2/2002 chính thức
hoạt động và trở thành tờ báo trực tuyến độc lập đầu tiền của Việt Nam.
Đến nay, cả nước có 34 báo điện tử, 1 80 trang tin điện tử cửa các cơ
quan tạp chí, báo, đài và hàng ngàn trang thông tin điện tử (l) có nội dung
thơng tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các đồn thế, hội,
hiệp hội và các doanh nghiệp... Với sự tăng trưởng như hiện nay, trong tương
lai báo trực tuyến sẽ trở thành một thị trường sơi động và đầy tính cạnh tranh.
17



2.2. Tính ưu việt và hạn chế của báo trực tuyến ở Việt Nam
2.2.1. Tính ưu việt
Ở Việt Nam, sự ra đời của báo trực tuyến làm thay đổi thói quen tiếp
nhận thông tin trước đây của một bộ phận công chúng. Nếu như trước đây
công chúng phải chờ đến một thời điểm nhất định trong ngày, thường là buổi
sáng để cầm một tờ báo in trong tay và đọc nó, hoặc phải chờ đến một giờ
nhất định để xem một chương trình trên ti vi hay trên đài phát thanh. Thi nay,
với sự ra đời và phát triển vượt bậc của cơng nghệ intemet, báo trực tuyến có
thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng vào bất cứ thời điểm nào trong
ngày chi qua một cái kích chuột.
Báo trực tuyến là một phương tiện truyền thông hữu hiệu chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhũng thành tựu lớn lao của
công cuộc đổi mới với bạn bè quốc tế cũng như với 2.5 triệu kiều bào xa Tồ
quốc.
Báo trực tuyến có thể cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của mỗi
người nhờ khả năng liên kết. Khả năng này cho phép tạo ra nhiều tầng nhiều
lớp thông tin không giới hạn- một siêu thị thông tin vô tận.
Hầu hết các báo trực tuyến đã khai thác triệt để tính tương tác - một lợi
thế so với các loại hình báo chí khác - mở ra nhiều diễn đàn đối thoại sinh
động như về các vấn đế lao động việc làm, chống tiêu cực, tham nhũng, giáo
dục đào tạo Bạn đọc có thề trao đồi,góp ý kiến với tịa soạn, phóng viên qua
thư điện tử rất nhanh chóng và tiện lợi.
Trong các năm qua, dù Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm, có nhiều
chủ trương chính sách tích cực nhưng việc gửi báo chí ra nước ngồi vẫn cịn
rất hạn chế vì giá cước cao, các địa chỉ lại phân tán. Để có một cuốn sách, tờ
báo, người Việt ở Châu âu phải chờ 1 tuần, thậm chí nửa tháng. Giờ đây, chi
cần một thao tác vi tính là người ta có thề biết được thông tin cập nhật mọi
mặt của đất nước từ chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa, khoa học. Báo trực

18



tuyến cũng là một kênh quan trọng giúp chúng ta tăng cường giao lưu văn hóa
với các nước trên thế giới.
Báo trực tuyến có sức chứa to lởn ca vế không gian và thời gian, tức
dung lượng của thông tin gần như không hạn chế. Mỗi một tờ báo trực tuyến
là một cấu trúc rộng về không gian với nhiều mảng khác nhau, mỗi mảng gần
như một tờ báo riêng. Chẳng hạn như về thời sự quốc tế, thời sự trong nước,
giáo dục, khoa học, thể thao, văn hoá, văn nghệ, âm nhạc, cơng nghệ thơng
tin, giải trí....Với lợi thế nhanh và mạnh, sức chứa thông tin khổng lồ và khả
năng tương tác nhiều chiều giữa toà soạn và bạn đọc, Báo trực tuyến đang
"chiếm ngôi" của báo giấy.
2.2.2. Hạn chế và thách thức của báo trực tuyến
Hiện nay, số lượng các sản phẩm báo chí trực tuyến Việt Nam phần
nhiều mang tính giải trí. Trong khi những thơng tin chính trị xã hội gần như
khơng có thì những chương trình như âm nhạc, phim truyện, hài hước...lại rất
nhiều. Trên Tuổi trẻ Online có chương trình tin tức về giới trẻ chỉ phát sóng 1
số/1tuần, cịn chương trình âm nhạc lại ln cập nhật bài hát và có tới 3
số/1tuần. Điều này khác hẳn với những tờ báo trực tuyến nước ngồi có khai
thác tính đa phương tiện. Ví dụ như CNN, những sản phẩm báo chí đa
phương tiện chủ yếu là nhằm cung cấp tin tức thời sự. Gần như ngay lập tức
cùng với những mẩu tin ngắn bằng văn bản là những đoạn hình ảnh, âm thanh
được truyền trực tiếp trên trang chủ com đã tạo ra sự hấp dẫn, sống động cho
công chủng. Hơn nữa, các tờ báo trực tuyến Việt Nam có q ít sản phẩm đa
phương tiện tự thực hiện mà chủ yếu vẫn là biên tập, sưu tầm, phát lại các
chương trình của nhiều kênh truyền hình, các trang wch chia sẻ video... Điếu
này cũng làm giảm tính chuyên nghiệp, tính hấp dẫn của hưởng khai thác mới
này. Nhiều người vẫn chỉ coi tính đa phương tiện trên báo trực tuyến như là
một hình thức vay mượn" của phát thanh, truyền hình.
Ví dụ như trang vtc.vn có khá nhiều chương trình nhưng tất cả đều lay

từ đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Nhiệm vụ của phóng viên báo mạng điện
19


tử VTC News chỉ là thêm tính minh hoạ và phần văn bản chú thích cho các
chương trình đó.
Chất lượng về mặt kỹ thuật của các sản phẩm báo chí đa phương tiện
trên báo trực tuyến Vụn Nam chưa cao cũng là một hạn chế. Phần âm thanh
được xem là khá ồn với tốc độ nén 128 kb/s, tuy nhiên một số tờ vẫn sử dựng
độ nén 32 kh/s dẫn tới khơng đảm bảo chất lượng cho các chương trình, đặc
biệt là các chương trình âm nhạc.
Về phần video, độ phân giải cho file video thông thường trên nhiều tờ
báo mạng điện tử Việt Nam là 320x240 pixel, độ nén 416 kb/s cho chất lượng
hình ảnh ở mức trung bình nếu xem khơng hình nhỏ, nhưng rất tệ nếu muốn
xem ở độ phân giải cao hay xem tồn màn hình (full screen). Để vượt được
truyền hình, phần chất lượng hình anh video trên báo mạng điện tử còn cần
phải cải thiện nhiều, ít nhất phải ngang bằng với truyền hình phát sóng
analog.
Hiện nay ở Việt Nam đã bắt đầu cung cấp dịch vụ ADSL 2+ với tốc độ
tải lên tới 22 Mb/s đủ sức cho việc xem những video có độ phân giải cao với
tóc độ nén khoảng dưới 3 Mb/s. Tuy nhiên, dịch vụ này còn chưa phổ biến mà
chủ yếu đang sử dụng dịch vụ ADSL thông thường với tốc độ chỉ khoảng
2Mb/s.
Báo trực tuyến ở nước ta cịn nhiều bất cập về trình độ và trang bị kỹ
thuật chưa theo kịp trình độ chung của châu lục và thế giới. 75% phóng viên
đang hoạt động trong các tòa soạn báo trực tuyến hau hết đều từ báo giấy
chuyền sang, 23% từ các ngành nghề khác và 2% được đào tạo thực sự
chuyên nghiệp. Tốc độ truy cập cịn chậm, an ninh mạng chưa cao, thơng tin
cịn trùng lắp...
Mơ hình tố chức bộ máy chưa rõ ràng, đống bộ, thiết kế tờ báo cịn đơn

điệu lạc hậu, có nơi tuỳ tiện, chắp vá, chưa chú ý tới tầng lớp bạn đọc là người
cao tuổi. Tính tư tưởng, tính định hưởng chính trị, tinh chiến đấu, tính khoa
học, tính chuyên nghiệp ở một số tờ báo trực tuyến chưa cao. Một số báo
20


thiếu cân nhắc khi đưa tin, bài về các vấn đề trong nước và thiếu chọn lọc khi
khai thác tư liệu, bài viết ở bên ngoài; một số tin, bài chạy theo thị hiếu tầm
thường, giật gân, câu khách.
Chất lượng thơng tin cả về nội dung và hình thức cịn sơ suất, nhiều khi
thiếu chính xác thiếu khách quan; ít chú ý đến việc bồi dưỡng những nét đẹp
về nhân cách, lối sống, phát hiện, có vũ, biểu dương những tấm gương người
tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đồi mới,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bng lỏng tính định hướng dư luận, dẫn dắt
quần chúng, làm "nóng" lên những vấn đề khơng đăng "nóng". Cơng việc của
phóng viên báo trực tuyến chỉ là việc đăng lại nhũng thơng tin đã có trên báo
giấy hoặc cắt, dán từ các báo khác và trở lại sản phẩm của chính mình. Chính
vì vậy, thơng tin trên mạng tràn lan nhưng trùng lắp, và nếu có sự khác nhau
thì đó chi là cách giật tít. Tin tức trên báo điện tử đôi khi chỉ chuẩn ở khái
niệm "đưa tin nhanh nhất chứ chưa chắc đã đúng nhất, hoặc có văn phong hay
nhất". Các mầu tin viết vội mang tính thời sự cao được viết theo kiểu tin thư
đã phá bỏ hầu hết các niêm luật khơng có trọng chúng, chưa mang đay đủ tinh
đạo đức của báo chí truyền thống. Với báo mạng phóng viên đơi khi cũng
chính là các biên tập viên. Như tồ soạn Lao động điện tử có 4 phóng viên
chủ yếu làm công việc biên tập nội dung báo giấy rồi đưa lên Intemet. Những
tin tự đi lăm, hay tin từ các hãng thông tấn chi chiếm một ti phần nhỏ.
Thêm vào đó, các thế lực thù địch, phản động vẫn đang tiếp tục chống
phá Đảng và Nhà nước ta dưới nhiều hình thức, cách thức, trong đó, intemet
được sử dụng như một kênh thông tin hữu hiệu, và báo điện tử là một địa hạt
quan trọng được chúng hướng tới. Báo trực tuyến phát triền đồng thời với

việc phân hóa hai cực một cách nhanh chóng, xét từ phương diện văn hóa,
kinh te. Ngày nay, trực tuyến tuy là kênh dẫn hiệu quả nhất cho q trình tồn
cầu hóa truyền thông đại chúng, nhưng cũng là kênh tiềm ẩn những nguy cơ
biến thành cơng cụ can thiệp chính trị, xâm lăng văn hóa từ nước mạnh, nước
giàu sang các nước nghèo và những nước đang phát triển.
21


2.3. Để xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản tỷ báo trực
tuyến ở Việt Nam
2.3.1. Quy hoạch, định hướng sự phát triển của hệ thống báo trục
tuyến.
Đây là giải pháp cơ bản nhất, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong
việc quản lý hệ thống báo trực tuyến. Giải pháp này được thể hiện cụ thể ở
một số khía cạnh sau:
Hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để lãnh đạo, quản lý
chặt chẽ hệ thống báo chí nói chung, báo trực tuyến nói riêng; có văn bản quy
định riêng phù hợp với thực tiễn hoạt động của hệ thống bám rực tuyến, tạo
thành hệ thống pháp luật quy định đối với hoạt động của loại hình báo trực
tuyến.
Quản lý chặt chẽ việc đăng ký, cấp phép hoạt động cửa hệ thống báo
trực tuyến. Xây dựng chiến lược quản lý tài nguyên thông tin, quản lý tên
miền, bản quyền tên và thiết kế báo, bảo đảm an ninh và an toàn mạng đối với
hệ thống báo trực tuyến. Cơ quan quân lý báo chi và các cơ quan liên quan
cần nhanh chóng rà sốt, điều chỉnh hợp lý quy hoạch phát triền hệ thống báo
trực tuyến, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triền; xác định tính hợp pháp,
sự phù hợp về tơn chi, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của một số tờ báo trực
tuyến, trang thông tin trực tuyến, các chuyên đề trực tuyến... đề sắp xếp lại
theo đúng quy định của pháp luật và phương châm phát triền phải đi đôi với
lãnh đạo, quản lý tốt

- Nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn nghiệp
vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo nói chung, báo
trực tuyến nói riêng, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo các báo trực tuyến, những
người trực tiếp quyết định chất lượng của báo trực tuyến. Nhanh chóng hình
thành đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên... báo
trực tuyến có phẩm chất chính trị vững văng, có trình độ nghiệp vụ và kỹ
thuật đáp ứng yêu cầu đặt ra.
22


- Lãnh đạo, quản lý tốt việc xây dựng và thực hiện quy trình làm báo
trực tuyến một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo chất lượng, tốc độ và độ chinh
xác của thông tin.
2.3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp của báo
trực tuyến
Trong bối cảnh bùng nổ thơng tin hiện nay, báo chí nói chung, báo trực
tuyến nói riêng, dù phát triển đến đâu vẫn rất cần bảo đảm tính chun mơn
hóa cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu độc giả của mình.
Sự chuyên mơn hóa của hệ thống báo trực tuyến tập trung ở một số vấn
đề cơ bân sau:
- Xác định rõ và tn thủ đúng tơn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ,
cũng như đối tượng độc giả của mình, trên cơ sở đó, xây dựng cơ cấu, hệ
thống tổ chức, số lượng chuyên mục, trang chuyên đề, nội dung, lĩnh vực
phản ánh, phạm vi phản ánh... cho phù hợp.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo trực tuyến cũng như tính
chuyên nghiệp và yêu cầu về các kỹ năng cần có, khả năng tác nghiệp đối với
phóng viên, biên tập viên báo trực tuyến.
- Thực hiện tốt chức năng tương tác xã hội, trở thành diễn đàn, tiếng
nói hiệu quả của đối tượng công chúng mà báo đã xác định. Gắn kết sự phát
triển về nội dung với sự phát triển về hạ tầng để thu hút đội ngũ bạn đọc ngày

càng đông đảo
- Quản lý chặt chẽ việc tuân thủ tơn chỉ, mục đích đã xác định của các
tờ báo trong q trình hoạt động, có các biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp đối
với các cơ quan báo chí vi phạm pháp luật, khơng thực hiện đúng tơn chỉ, mục
đích, để xảy ra sai phạm...
- Quan tâm phát triển về hạ tầng và kỹ thuật của báo trực tuyến, cụ thể
là: sớm "chuẩn hoá" một số tiêu chí về hạ tầng của hệ thống báo trực tuyến
Việt Nam như: tên miền, hosting, nhà cung cấp, các tiêu chí về mạng nội bộ,
phần cứng... đảm bảo cho một tờ báo điện tử hoạt động; trang bị kỹ thuật
23


công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đa dạng hố khả năng lưu trữ thơng tin
chính thống của trực tuyến, tạo khả năng liên kết, trao đổi thông tin thuận
tiện, dễ dàng.
- Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với các nước vế
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật và quản lý báo trực tuyến.

24


KẾT LUẬN
Ở nước ta, báo trực tuyến trở nên không thể thiếu trong đời sống báo
chí nước nhà, có ảnh hưởng sâu rộng tới công chúng độc giả. Đặc biệt báo
trực tuyến đã trở thành kênh thông tin đổi ngoại hiệu quả, đưa tiếng nói chinh
thống của Đảng và Nhà nước tới bạn bê thế giới cũng như đồng bào xa Tồ
quốc. Điển hình là tờ Vietnamnet đã được lựa chọn trở thành tờ báo trực tuyến
thông tin đối ngoại của đất nước
Với những điếu kiện thuận lợi như hệ thống hạ tầng công nghệ đang
được đầu tư mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước có chinh sách trong việc phát triển

báo trực tuyến, loại hình báo chí mới mê này đang hứa hẹn phát triển và song
song tồn tại với báo chí truyền thơng, bổ sung cho những khiếm khuyết mà
các loại hình báo chí truyền thống chưa khắc phục được.

25


×