Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

8 vai trò các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc bảo vệ văn hoá dân tộc trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.58 KB, 29 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
VAI TRỊ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHÚNG
TRONG VIỆC BẢO VỆ VĂN HĨA DÂN TỘC TRONG
MƠI TRƯỜNG TỒN CẦU HÓA HIỆN NAY

0


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, tồn cầu hóa khơng cịn là hiện tượng mới mẻ, nó là xu thế
khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay khơng đều chịu sự tác động của nó.
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Tồn
cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước
tham gia, xu thế này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác
vừa có đấu tranh".
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức, tồn
cầu hóa đã trở thành xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ khơng chỉ trong
lĩnh vực kinh tế, mà còn ở các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa. Trong bối
cảnh quốc tế hiện nay văn hóa Việt Nam có cơ hội hội nhập và giao lưu với
các nền văn hóa khác nhau làm giầu hơn văn hóa dân tộc nhưng tồn cầu hóa
cũng đang đặt ra nhiều thách thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất
là trong lĩnh vực văn hóa.
Hơn nửa thế kỷ đã qua, văn hóa Việt Nam từng chứng kiến - trực tiếp
hoặc gián tiếp những biến đổi lớn lao của thời đại mà dấu ấn của nó vẫn cịn
thấm đẫm trong đời sống xã hội, trong văn học, nghệ thuật, trong đời sống
tinh thần của dân tộc ta. Nhưng chưa bao giờ văn hóa Việt Nam lại đứng trước
nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay, khi mà tồn cầu hóa kinh tế kéo theo


tồn cầu hóa văn hóa làm ảnh hưởng tới mọi khu vực và quốc gia trên thế
giới.
Xu thế hội nhập toàn cầu trong kinh tế đang thúc đẩy q trình nhất thể
hố mọi mặt trong đời sống của lồi người, trong đó có các phương tiện
truyền thơng đại chúng. Tồn cầu hố thơng tin là một thực tế, nó mang nhiều
tính tích cực đồng thời cũng hàm chứa nguy cơ cho mọi quốc gia. Các
phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam tham gia vào toàn cầu hố
thơng tin sẽ có cơ hội tiếp xúc, thùa hưởng những sản phẩm trí tuệ, những
1


sáng tạo văn hoá, những kinh nghiệm sản xuất vật chất của toàn nhân loại
trong thời gian ngắn nhất và ít tốn kém nhất giúp cho quá trình sản xuất và
lưu thơng hàng hố thuận lợi hơn. Tồn cầu hố cũng là một thách thức không
nhỏ đặc biệt là với chủ quyền thông tin và truyền thống bản sắc văn hố của
dân tộc Việt Nam. Các phương tiện truyền thơng đại chúng là những kênh
chuyển tải thông tin từ bên ngồi vào, cũng chính vì thế đạt ra câu hỏi các
phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam phải làm gì để giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc và giao lưu, hội nhập với thế giới, truyền bá văn
hóa Việt Nam ra tồn thế giới. Vai trị của các phương tiện truyền thơng đại
chúng là khơng thể phủ nhận trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa Việt Nam
trong mơi trường tồn cầu hóa hiện nay.
Tồn cầu hóa kéo theo bùng nổ thơng tin, nó địi hỏi thơng tin nước ta
phải nhanh chóng tiếp cận với những vấn đề mới để không bị tụt hậu và vẫn
giữ được đinh hướng phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước trong khuôn kho pháp luật. Các phương tiện truyền thông đại chúng của
Việt Nam đã, đang và phải làm gì để bảo vệ văn hóa dân tộc Việt Nam trong
tồn cầu hóa hiện nay?
Từ những thực tế nêu trên tôi xin chọn đề tài "Vai trị các phương tiện
truyền thơng đại chúng trong việc bảo vệ văn hố dân tộc trong mơi trường

tồn cầu hóa hiện nay" Do thời gian và khn kho tiểu luận có hạn, rất mong
được sự góp ý của thầy giáo để có thể nghiên cứu tốt hơn những vấn đề tiếp
theo.
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu về những thời cơ và thách thức của văn hóa Việt Nam trong
mơi trường tồn cầu hóa.
- Vai trị của các phương tiện truyền thơng đại chúng trong việc bảo vệ
văn hóa Việt Nam trong mơi trường tồn cầu hóa hiện nay.

2


Đề xuất một vài kiến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm, vai trị của các
phương tiện truyền thơng trong việc bảo vệ văn hóa dân tộc trong mơi trường
tồn cầu hóa.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần phải giải quyết một số nhiệm vụ
cơ bản sau:
- Làm rõ một số khái niệm được sử d~mg và liên quan đến đề tài
nghiên cứu: văn hóa, tồn cầu hóa, truyền thơng đại chúng...
Tìm hiểu những thời cơ, thách thức của văn hóa dân tộc trong mơi
trường tồn cầu hóa.
Đưa ra một số kiến nghị để nâng cao vai trị của các phương tiện truyền
thơng trong việc bảo vệ văn hóa dân tộc trong mơi trường tồn cau hóa.
3. Tình hình nghiên cứu:
Thực tế cho thấy, tồn cầu hóa đã khơng cịn là thuật ngữ mới mẻ và
tồn cầu hóa đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội của tất cả các quốc
gia trên thế giới. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật đó q trình tồn
cầu hóa đã tạo cho chúng ta những thời cơ thuận lợi để phát triển đất nước,

song cũng đặt ra nhiều thách thức, thách thức trong việc giữ vững độc lập tụ
chủ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bên cạnh đó cịn có nguy cơ
suy thoái về đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay. Nhận thức
được điều đó Đảng và Nhà nước đã ln có đường lối chỉ đạo kịp thời đúng
đắn trong mọi lĩnh vực và chính từng tập thể, cá nhân cũng ý thức được điều
này. Chính vì vậy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều hội thảo, sách báo
nói đến vấn đề bảo vệ van hóa dân tộc trong mơi trường tồn cầu hóa, song để
nghiên cứu về vai trị của truyền thơng trong việc bảo vệ văn hóa dân tộc lại
chưa được nghiên cứu cụ thể mặc dù hàng ngày chính các phương tiện truyền
thông đại chúng lại đưa đến mọi tầng lớp nhân dân những thơng tin về tồn
cầu hóa. Đề tài "Vai dị các phương tiện quyền thơng đại chúng trong việc bào

3


vệ văn hố dân ác trong mơi trường lồn cầu hóa hiện nay" là có tính mới mẻ
và thực tiễn cao.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Bảo vệ văn hóa dân tộc trong mơi trường tồn
cầu hóa (bản sắc văn hóa Việt Nam).
Khách thể nghiên cứu: Các phương tiện truyền thông đại chúng trong
việc bảo vệ văn hóa dân tộc
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam trong
mơi trường tồn cầu hóa và các phương tiện truyền thơng đại chứng (Báo in,
báo mạng, truyền hình, phát thanh, sách... )
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp luận:
Với những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên cần có một phương
pháp khoa học, chính xác vì vậy phương pháp luận được lựa chọn là phương
pháp luận duy vật biện chứng Mác để xem xét, xử lý tài liệu.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu là: tổng hợp,
phân tích tài liệu, so sánh- đối chiếu để làm rõ những vấn đề cơ bản trong vấn
đề bảo vệ văn hóa dân tộc của các phương tiện truyền thông đại chúng trong
bối cảnh tồn cầu hố.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Về mặt lý thuyết. Đề tải xác định tồn cầu hóa tác động tới việc gìn giữ
và bảo vệ văn hóa dân tộc cũng như vai trị của các phương tiện truyền thông;
chỉ ra những cơ hội và thách thức của tồn cầu hóa đối với việc bảo vệ văn
hóa dân tộc qua các phương tiện truyền thơng.
Về mặt thực tiến: Góp phận nhận thức vai trị của truyền thơng đối với
vấn đề bảo vệ văn hóa dân tộc trong mơi trường tồn cầu hóa và từ đó nâng
cao được hiệu quả của truyền thông trong mọi lĩnh vực xã hội nhất là trong
van hóa.
4


7. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo đề
tài chia làm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung.
Chương 2. Thực trạng văn hóa dân tộc trong mơi trường tồn cầu hóa
và vai trị của các phương tiện truyền thơng đại chúng trong việc bảo vệ văn
hóa. dân tộc trong mơi trường tồn cầu hóa.
Chương 3. Một vài kiến nghi nhằm nâng cao vai trị của truyền thơng
đại chúng trong việc bão vệ văn hóa dân tộc trong mơi trường tồn cầu hóa.

5



NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung
1.1. Văn hóa là gì
Văn hóa Việt Nam là thành quả ngàn năm lao động, sáng tạo, đấu tranh
kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là
kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để
khơng ngừng hồn thiện mình. Văn hố Việt Nam đã hun đúc lên tâm hồn, phí
phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rờ lịch sứ vẻ vang của dân tộc1.
Văn hóa ra đời trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại với tư cách
là một sản phẩm của hoạt động sống, hoạt động lao động sản xuất của con
người. Văn hóa khơng phải là một vật con người tự nhiên có được mà con
người chỉ có thể tiếp nhận được nó khi phải trải qua một quá trình giáo dục
(cả tự phát lẫn tự giác) lâu dài. Hầu hết các thuật ngữ chỉ khái niệm "văn hóa"
ở các nước phương Tây đều có chung một nguồn gốc La tinh cultus animi có
nghĩa là sự trồng trọt tinh thần, tức là giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người.
Theo người phương Tây, văn hóa gắn liền với giáo dục đào tạo con người,
một cộng đồng người hướng tới những giá trị, những phẩm chất tốt đẹp cần
thiết cho sự tồn tại và phát triền của cá nhân và của cả cộng đồng người đó.
Văn hóa cịn có ý nghĩa như là sự trồng trọt, sự thích ứng và khai thác tự
nhiên, qua đó giáo dục các cá nhân hay các cộng đồng người thốt ra khỏi
tình trạng tự nhiên thuần túy, đạt đến những phẩm chất tốt đẹp mang tính chất
người hơn.Trong quan niệm của người phương Đơng, văn hóa tức là "văn trị
giáo hóa ,với ý nghĩa là một đường lối cai trị mang tính chất đạo đức sâu sắc
có sự kết hợp với việc giáo hóa, giáo dục con người theo những chuẩn mực xã
hội nhất định. Như vậy, nhìn tổng thể chúng ta nhận thấy răng quan niệm của
phương Đông và phương Tây về văn hóa rất gần với nhau. Do đó, có thề hiểu

1

Nghị quyết Trung ương 5, trang 41


6


rằng, văn hóa chính là sự vun trồng, bồi dưỡng và phát huy nhân tính cho con
người.
Có rất nhiều cách định nghĩa về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người với sáng tạo và phát
minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tơng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn. "
Theo PGS.Viện sĩ. Trần Ngọc Thêm "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá tri vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trưng tự
nhiên và xã hội của mình"2
Ngồi ra cịn rất nhiều định nghĩa về văn hố như UNESCO, các nhà
khoa học trong và ngoài nước. Như vậy có thể nói, văn hố theo nghĩa chung
nhất là những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo nên trong
tiến trình lịch sử. Cịn theo cách hiểu thơng thường nhất, đó là tồn bộ đời
sống tinh thần của xã hội, bao gồm cả tư tưởng xã hội, tri thức xã hội, đạo đức
xã hội, đời sống và lối sồng xã hội.
Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề văn hoá, và coi là
nhiệm vụ then chốt nhất là trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay.Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, năm 1991 của Đảng nêu
rõ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những
nội dung cơ bản của việc xay dụng CNXH ở Việt Nam. Nghị quyết ĐH IX và
ĐH X của Đảng đều khẳng định: "Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao

chất lương nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc gắn kết
chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thơm
2

PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm. em về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 2001, tr.25

7


sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội... ); "Xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội
và con người trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội
nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là
trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hoá - nền tảng tinh
thần của xã hội... ".
1.2. Tồn cầu hóa:
Tồn cầu hoá là thuật ngữ xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XX,
nhưng nó có nguồn gốc từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Tuy đánh giá và tiếp
cận tồn cầu hố ở các góc độ khác nhau nhưng tựu trung lại, tồn cầu hố là
q trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hướng, tác động lẫn nhau,
phụ thuộc vào nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế
giới, làm nổi bật lên hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó phát
sinh một loạt điều kiện mới. Ngày nay, thuật ngữ này trở nên rất phố biến trên
báo chí cũng như trong các nghiên cứa về quan hệ quốc tế và về kinh tế. Một
trong những lý do dân đến điều này là do sự ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ
của tồn cầu hố đến mọi mặt của đời sống, từ kinh tế, chính trị đặc biệt là
văn hố, Tồn cầu hố thường được nhìn nhận từ góc độ phát triển kinh tế,
thương mại và tài chính nhờ sự tiến bộ của khoa học và cơng nghệ. Từ kinh
tế, tồn cầu hố lan rộng ra các lĩnh vực khác trong cuộc sống, tồn cầu hố là
" một tiến trình lịch sử, là kết quả của những tiến bộ về cơng nghệ và đổi mới

của lồi người. Tồn cầu hố hàm ý sự gia tăng hội nhập của các nền kinh tế
trên thế giới, đặc biệt là thơng qua thương mại và các nguồn tài chính"3
"Tồn cầu hố là q trình phổ biến trên phạm vi tồn cầu những giá trị
hoạt động, mơ hình kinh tế, văn hố, chính trị, xã hội....Nó là xu hướng vận
động tất yếu khách quan của lịch sử và mang đậm dấu ấn chủ quan của con
người. Tồn cầu hố cịn thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia

3

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Tồn cầu hóa: Mối đe dọa hay cơ hội?"

8


dưới sức mạnh của làn sóng của cách mạng khoa học và công nghệ trong
quan hệ quốc tế hiện đại."4
Trong tác phẩm "Thế giới phẳng", tác giả là Nhà báo Thomas
Friedman, phóng viên The New York Times, đã miêu tả tồn cầu hố là một
q trình tất yếu của lịch sử với động lực cơ bản là kinh tế và có một sức
mạnh ghê gớm được thúc đay bởi những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực
công nghệ, truyền thơng, tài chính giao thơng vận tải...Tồn cầu hố cho phép
con người, hàng hố, thơng tin và các dịng vốn lưu chuyển xuyên biên giới
quốc gia với qui mô chưa từng thấy. Điều này làm thay đổi vị trí, vai trò của
từng con người, tổ chức, của quốc gia và của toàn bộ hệ thống thế giới. Thế
giới đang trở nên thống nhất và phụ thuộc nhau hơn.
Hiện nay, toàn cầu hoá đang là một sự thật hiển nhiên trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội mà khơng một ai có thể nghi ngờ. Tồn cầu hố
gắn liền với những thành tựu về mặt kinh tế, khoa học và công nghệ như:
thông tin cáp, kinh tế số, Intemet... Tồn cầu hố tạo ra các luồng hàng hố, tư
bản xuyên quốc gia và làm cho các không gian của các nền kinh tế, văn hoá

đang lồng vào nhau.Dưới tác động của tồn cầu hố, các dân tộc và các cá
nhân buộc phải xích lại gần nhau, liên kết với nhau trong sự tương tác và phụ
thuộc lẫn nhau cùng phát triển.
Có thể nói, mặc dù có nhiều cách tiếp cận về tồn cầu hố và chưa có
cách hiểu chung về khái niệm tồn cầu hố, nhưng đa số các nhà nghiên cứu,
phân tích đều có nhiều điểm thống nhất với nhau về tồn cầu hố. Trước tồn
cầu hố là một tiến trình lịch sử có q trình phát triển lâu dài và trải qua
nhiều giai đoạn. Trong đó, giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất bắt đầu từ
những năm 80 của thế kỷ XX, đến nay đã đạt được cường độ, phạm vi lớn
nhất. Tồn cầu hố là q trình phức tạp và ln có tác động ảnh hưởng hai
mặt, vừa tích cực, vừa tiêu cực, vừa cơ hội, vừa là thách thức. Tính tích cvc
của tồn cầu hố chủ yếu mang tính chủ quan, phụ thuộc vào góc độ, lĩnh
4

Tập bài giảng Quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Lao động - Xã hội
2006, tr.92.

9


vực, nội dung xem xét, vào chủ thế - đối tượng của tồn cầu hố, vào thời
gian và khơng gian diễn biến...Tồn cầu hố bắt đau từ kinh tế và hiện đang
diễn ra mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực này. Nhưng tồn cầu hố cũng đang lan
rộng ra các lĩnh vực khác như chính trị, xã hội, văn hố, mơi trường,... Tồn
cầu hố đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và tác động lớn lao đến mỗi cá
nhân, tổ chức, quốc gia và tồn bộ hệ thơng thế giới.
Chính vì thế, thách thức và thời cơ từ xu thế toàn cầu hoá là một tất yếu
trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
1.3 Mối quan hệ giữa truyền thơng đại chúng với quản lý văn hố
trong mới trường tồn cầu hố.

Truyền thơng đại chúng:
Theo Sibermann (1981) Truyền thơng đại chúng (mass communication)
đó là sự truyền bá với số lượng lớn những nội dung giống nhau cho những cá
nhân và những nhóm đơng người trong xã hội dựa trên kỹ thuật truyền bá tập
thể Truyền thông đại chúng là q trình truyền tải và phổ biến thơng tin xã hội
đến số lượng lớn công chúng. Các phương tiện truyền thơng đại chúng hiện
đại bao gồm. báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, sách, phim và vi deo, các
phương tiện truyền thông mới. Các phương tiện truyền thông mới là khái
niệm ra đời sau và được hiểu bao gồm việc truyền đạt thông tin thông qua
intemet, bao gồm các loại hình như: web, báo điện tử...
Truyền thơng đại chúng (TTĐC) là phương tiện đặc biệt có hiệu quả
thực hiện các chức năng của văn hoá, từ giáo dục, nhận thức thẩm mỹ, đến
giao tiếp giải trí vả dự báo. Báo chí là kênh trung tâm, biểu trưng cho khuynh
hướng, sức mạnh, bản chất của kênh truyền thông đại chúng. Do đó nói đến
truyền thơng đại chúng, trước hết là nói đến báo chí. Đơi khi dùng báo chí để
nói thay truyền thông đại chứng.
Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin. Dưới sự phát triển như
vũ bão cua cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (KHKT), thơng tín đại chúng
ngày càng phát triển và có vai trị với sự tác động và ảnh hưởng vơ cùng to
10


lớn. Mỗi quốc gia cũng như cả cộng đồng quốc tế khơng thể khơng căn cứ
vào thơng tin có tính tồn cầu đe hoạch định các chính sách của mình. TTĐC
điều chỉnh hành vi của một người và toàn xã hội, người ta thừa nhận TTĐC
như là một bộ phận cấu thành đời sống tinh thần của xã hội. Trong bối cảnh
của cuộc cách mạng tồn cầu hố, cũng như nhiều lĩnh vực khác của đời sống
xã hội, văn hoá phát triển rộng lớn hơn chứ khơng phải khép kín. Văn hố
cũng phải vận động khơng ngừng vì ngừng đọng có nghĩa là lụi tàn, giam hãm
có nghĩa là bóp chết văn hố. Hay như cách nói của Thomas Friedman, để

phát triển trong sự tác động của tồn cầu hóa, chúng ta phải cố gắng vươn lên
thành những chủ thể - tạo lập chứ không thể mãi là những chủ thê - thích
nghi5. Nếu khơng làm được như vậy nếu chỉ biết học hỏi và áp dụng máy móc
những thành tựu của người khác, chỉ mãi là những chủ thế - thích nghi mà
khơng có những sáng tạo riêng, những thành quả mang đậm chất Việt Nam thì
cũng giống như việc đánh mất bản sắc dân tộc của mình, chúng ta sẽ bị "hịa
tan" trong q trình tồn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.
TTĐC với vai trò của mình, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin
hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng phát huy vai trị
to lớn của mình đối với văn hoá và sự phát triển của văn hoá cũng chính vì
vậy truyền thơng đại chúng phải biết lựa chọn thơng tin, hình thức đưa tin để
phù hợp với thời đại, gìn giữ và phát huy văn hố dân tộc.

5

Xem. Thomas Friedman. Chiếc Lexus và Cây Oliu. Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 2005

11


Chương 2. Thực trạng văn hóa dân tộc trong mơi trường tồn cầu hóa và
vai trị của các phương tiện truyền thơng đại chúng trong việc bảo vệ văn
hóa dân tộc trong mơi trường tồn cầu hóa.
2.1. Văn hóa dân tộc trong mơi trường tồn cầu hóa
2.1.1. Những thuận lợi của văn hóa dân tộc trong mơi trường tồn
cầu hóa
Q trình tồn cầu hố kinh tế kéo theo nó sự biến đổi sâu sắc hầu khắp
các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá làm thay đổi bộ mặt thế giới. Tồn cầu
hố thúc đẩy văn hố nhân loại phát triển với nhịp độ một ngày bằng cả thế kỷ
trước đây, ngày càng tạo lập trên thực tế một mặt bằng chung cho nền văn

minh tinh thần của nhân loại, điều sẽ là khơng tưởng một khi văn hố cịn bị
ngăn cách bởi ranh giới quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, hệ tư tưởng.
Để tránh những mặt tiêu cực của văn hố trong tồn cầu hố khơng
phải là sự khép kín nền văn hố của mình mà đó là sự giao thoa nhưng vẫn
phải bảo tồn những giá trị truyền thống của mình. Truyền thống lịch sử hay
truyền thống văn hố chính là những gì đang tồn tại hơm nay và cả những gì
đang bị thải loại hơm nay, bởi mỗi dân tộc đều có những đặc trưng mang tính
bền vững, hình thành truyền thống trong sự lựa chọn di sản, cần gìn giữ cái gì
và đưa ra khỏi đời sống của mình cái gì. Truyền thống là những giá trị tinh
thần vừa ổn định vừa vận động không ngừng. Bảo vệ các giá trị văn hoá
truyền thống trong thời đại ngày nay là q trình thơng thương với văn hố
tồn nhân loại, loại bỏ những gì tiêu cực, tiếp thu và bản địa hoá để những
tinh hoa văn hoá nhân loại trở thành truyền thống mới của dân tộc, từ đó tiếp
tục hội nhập ở một trình độ cao hơn.
Qui luật tồn tại của văn hoá trong xu thế hội nhập cũng là qui luật tồn
tại và phát triển của thông tin đại chúng, một lĩnh vực của văn hoá vừa là
động lực vừa là sản phẩm của hội nhập.

12


Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại, đặc biệt là cơng nghệ
thơng tin trong bối cảnh tồn cầu hoá đã tạo ra những cơ hội, trở thành cầu
nối cho các quốc gia, dân tộc mở rộng giao tiếp, sự hiểu biết và xích lại gần
nhau hơn. Chính nhờ cơ hội này mà nền văn hoá Việt Nam có điều kiện giao
lưu rộng rãi với nhiều nền văn hố khác trên thế giới. Thơng qua đó, con
người Việt Nam có điều kiện học tập, tiếp thu những giá trị, tinh hoá của các
dân tộc để làm phong phú thêm các nền văn hố của dân tộc mình.
Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là
truyền hình là một thực tế, truyền hình có điều kiện giao lưu với quốc tế, thiết

lập được với cầu truyền hình của một số nước như Trung Quốc, Liên bang
Nga trong những dịp lễ hội, các lồi hình báo chí khác cũng phát triển nhanh
chóng, ln có sự tiếp thu, sứa đổi cho phù hợp, thông tin ngày càng được cập
nhật nhanh chóng và đầy đủ. Sự phát triển của Intemet cũng là một thực tế
không thể phủ nhận và đóng góp một phần khơng nhỏ cho sv Phát triển chung
của các loại hình truyền thơng Việt Nam.
2.1.2. Những thách thúc của văn hóa dân tộc trong mơi trường tồn
cầu hóa
Q trình tồn cầu hố kinh tế kéo theo nó sự biến đổi sâu sắc hầu khắp
các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hố làm thay đổi bộ mặt thế giới, nhưng
mặt khác, tồn cầu hố cũng đang trở thành hiểm họa của khơng ít nền văn
hố dân tộc, văn hoá địa phương bởi sự xâm nhập của các nền văn hoá của
các nước khác nhau, của thương mại hoá văn hoá, một trong những mặt trái
của tồn cầu hố và sự suy thối của những nền văn hố yểu trong q trình bị
hồ tan. Khi văn hoá của từng dân tộc, của từng địa phương trên thế giới bị
mất đi bản sắc riêng của nó, bị nhất thể hố thì nền văn hố nhân loại- một thể
thống nhất trong đa dạng của tập hợp các nền văn hố riêng biệt- cũng vì thế
mà trở nên nghèo nàn, đơn điệu.
Truyền thông đại chúng của nước ta mấy năm qua đã đăng tải rất nhiều
những bài viết, những nghiên cứu về thách thức của văn hoá dân tộc trong
13


mơi trường tồn-cầu hố, tồn cầu hố cũng đang trở thành hiểm họa của
khơng ít nền văn hố dân tộc, văn hoá địa phương bởi sự xâm nhập của các
nền văn hoá của các nước khác nhau, của thương mại hố văn hố, một trong
những mặt trái của tồn cầu hoá và sự suy thoái của những nền van hoá yểu
trong q trình bị hồ tan. Khi văn hố của từng dân tộc, của từng địa phương
trên thế giới bị mất đi bản sắc riêng của nó, bị nhất thể hố thì nền văn hố
nhân loại- một thể thống nhất trong đa dạng của tập hợp các nền văn hoá

riêng biệt- cũng vì thế mà trở nên nghèo nàn, đơn điệu.
Thực tế cho thấy, rất nhiều sản phẩm về văn hoá được du nhập vào Việt
Nam qua những con đường khác nhau, khơng ít sản phẩm chứa đựng nội dung
độc hại ảnh hưởng rất lớn đến thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Thế hệ trẻ
sùng bái phong cách văn hoá, văn nghệ phương Tây, dẫn đến một số thanh
thiếu niên có lối sống bng thả, bạo lực, tiềm ẩn nguy cơ tha hoá đạo đức, lối
sống. Sự xuống cấp nghiêm trọng của lối sống vật chất, lấy đồng tiền làm
mục đích sống của khơng ít cán bộ, lãnh đạo trong đó cịn có một bộ phận nhỏ
là các nhà báo, phóng viên tống tiền người dân, doanh nghiệp...
Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương VIII "tệ
sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối
sống thực dụng, cá nhân, và kỷ... đang gây hệ đến thuần phong mỹ tục của
dân tộc. Khơng " trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình
nghĩa gia đình, quan hệ thầy trị, đồng chí, đồng nghiệp. Bn lậu và tham
những phát triển. Ma tuý, mại dâm và Các tệ nạn xã hội khác gia tăng 6. Hàng
loạt các vụ án đã được báo chí đưa tin một cách rất chi tiết cho thấy mức độ
tội phạm nguy hiểm đã xuất hiện như khủng bố, buôn bán phụ nữ, bắt cóc trẻ
em, tống tiền, mơi giới, bn bán chất ma t...Bước vào tồn cầu hố chúng
ta chấp nhận một cuộc chơi chung cùng phát triển với thế giới nhưng cũng có
thể cùng suy thối với thế giới, khủng hoảng kinh tế trên thế giới tác động
6

Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị 1ần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khố VIII.Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà.Nội, 1998, tr. 46

14


không nhỏ đến kinh tế Việt Nam kéo theo nhiều hệ luỵ. Văn hố dân tộc từ đó
bị ảnh hưởng khơng nhỏ.

Từ những thực tế trên cho thấy, tồn cầu hoá đã tác động đến những giá
trị văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
Như vậy, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hố truyền thơng của dân tộc
trong xu thế tồn cầu hố hiện nay là một nhu cầu tất yếu, là nhiệm vụ nặng
nề và cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng. Tồn cầu hố giúp ta tăng trưởng về
kinh tế nhưng cũng không thể để cho bản sắc văn hoá dân tộc bị mai một như
Đảng ta khẳng định, "Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những
tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sự
hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước...". Việc gìn giữ bản sắc
văn hố trong mơi trường tồn cầu là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, tập thể, của
Đảng và Nhà nước, trong đó một phần rất quan trọng là các phương tiện
truyền thông. Bởi các phương tiện truyền thông hàng ngày đem đến chúng ta
những thông tin đa dạng và phong phú về mọi mạt của xã hội. Những thơng
tin đó phải được đăng tải thế nào để khơng vơ tình tiếp tay cho việc tun
truyền những thơng tin độc hại ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, văn hố dân
tộc. Các phương tiện truyền thơng sẽ phải ý thức hơn việc chọn lọc những
thông tin để đăng tải. Có như vậy mới gìn giữ và phát huy được văn hố dân
tộc bao đời nay.
2.2. Vai trị cua các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc
bảo vệ văn hóa dân tộc trong mơi trường tồn cầu hóa.
2.2.1. Trong việc truyền tải thơng tin:
Ngày nay, thơng tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã
hội, là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương
tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là
nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển
kinh tế - xã hội. Hoạt động thông tin ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
nhân dân trong việc nắm bắt tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc tế,
15



những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, cơng
nghệ và mọi mặt của cuộc sống: Tính hai chiều, tính cơng khai, minh bạch,
dân chủ trong hoạt động thông tin ngày càng được coi trọng.
Trong những năm qua các phương tiện truyền thông đại chúng trong đó
phải kể đến các loại hình báo chí: phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện
tử... đã thơng tin nhanh nhạy tình hình kinh tế - xã hội trong, ngồi nước và đề
xuất những giải pháp tích cực với các cơ quan chức năng. Tham gia vào xây
dựng lối sống, nếp sống văn hố mới bằng việc thơng tin tun truyền những
chủ trương, chính sách của Dịng, nhưng gương điển hình, tiên tiến đã được
đăng tải đầy đủ. Sức mạnh thơng tin của báo chí có anh hưởng rất lớn đến đời
sống xã hội. Bước vào thời kỳ hội nhập, văn hố nước ta có sự giao lưu mạnh
mẽ với các nền văn hố khác, báo chí là cần nối cho các hoạt động văn hoá.
Hàng loạt những chương trình mới được ra đời trên phát thanh, truyền hình.
Trong điều kiện tồn cầu hố, nhất là Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội được
tiếp cận với văn hoá các nước được dễ dàng hơn, từ đó rút ra được những
kinh nghiệm quý báu, nhiều chương trình truyền hình trực tiếp về hành trình
văn hố cũng như các buổi giao lưu văn hoá với các nước khác nhau như:
Trung Quốc, Nhật bản, Nga... làm cho cơng chúng có cái nhìn tồn diện từ đó
học hỏi tiếp thu các nền văn hoá khác cũng như tự hào về truyền thống văn
hố dân tộc mình để từ đó ý thức được việc gìn giữ giá trị văn hố dân tộc để
khơng bị "hồ tan" trong mơi trường tồn cầu. Hàng ngày, các trang báo in,
báo điện tử cũng thông tin rất đầy đủ các sự kiện văn hoá diễn ra trong nước.
Đứng trước những thơng tín thất thiệt gây ảnh hưởng đến văn hoá, đời sống
tinh thần của nhân dân cũng đều được báo chí kịp thời gặp gỡ các cơ quan
chức năng thông tin làm và được đăng tải kịp thời trên các phương tiện truyền
thông đại chúng.
2.2.2. Trong việc định hướng tư tưởng
Các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trị rất quan trọng trong
việc định hướng tư tưởng. Trong những năm qua nước ta đã gặp nhiều những
16



thảm hoạ về thiên tai như lũ lụt, tai nạn giao thông, những nạn nhân ảnh
hưởng chất độc da cam... Các phương tiện thông tin đại chúng đã vào cuộc
tạo nên sức mạnh dư luận các bài báo có sức mạnh lây lan, đánh thức hàng
triệu con tim của đồng bào trong và ngoài nước cứu trợ kịp thời, nêu cao tinh
thần "lá lành đùm lá rách" của dân tộc ta bao đời nay.
Truyền thơng đại chúng tham gia tích cực vào việc xây dựng và tuyên
truyền chiến lược, chính sách, các van bản qui phạm pháp luật trong các lĩnh
vực văn hố xã hội, cung cấp thơng tín khách quan, tồn diện về thực trạng
văn hố xã hội của đất nước, giúp Đảng và nhà nước có căn cứ khoa học
trong việc hoạch định chính sách về văn hố xã hội. Bên cạnh đó cịn truyền
tải những ý kiến đóng góp tích cực của nhân dân để xây dựng chính sách văn
hố xã hội, tích cực thơng tin, tun truyền đường lối chính sách xã hội.
Định hướng tư tưởng cho nhân dân tin tưởng vào Đảng và Nhà nước
không bị cách thế lực thù địch, chống phá nhà nước làm ảnh hưởng đến tư
tưởng của quần chúng nhân dân. Các phương tiện truyền thơng có vai trị tạo
ra dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội trong một xã hội bùng nổ
thông tin, hội nhập với thế giới là hết sức quan trọng. Trong đó báo chí là
cơng cụ tun truyền tập thể có vũ tập thể là cơ quan ngơn luận của Đảng,
chính quyền và là diễn đàn tiếng nói của các giai tầng xã hội. Do đó, các
phương tiện truyền thơng cũng cần chủ động, tích cực tạo ra dư luận xã hội,
nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin, các thế lực thù địch đang tìm cách
chống phá cách mạng Việt Nam bằng âm mưu "Diễn biến hồ bình"; trong đó
mặt trận thông tin tuyên truyền được kẻ thù triệt đe khai thác nhằm tạo những
làn sóng dư luận làm xói mịn niềm tin của nhân dân với Đảng, tạo ra sự mất
ổn định xã hội. Hoạt động truyền thông cần bám sát hiện thực xã hội, phản
ánh một cách khách quan, trung thực những vấn đề xã hôi, tạo ra luồng dư
luận xã hội chính thống, vạch trần những mưu đồ đen tối của các thế lực thù
địch.


17


Mặt trận tư tưởng-văn hoá, hơn bao giờ hết là nơi đầy thử thách và cam
go, rất cần sự sáng suốt, bản lĩnh chính trị của đội ngũ những người làm cơng
tác tư tưởng mà báo chí là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, xung kích, các
nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận này. Thơng tin báo chí vừa phải đảm bảo
nhanh nhạy vừa phải đảm bảo khách quan trung thực mới tạo nên thế chủ
động tiến công. Bởi nếu thơng tin báo chí khơng phản ánh kịp thời theo đúng
bản chất vấn đề, để trống mặt trận tư tưởng thì các phương tiện truyền thơng
của các thế lực thù địch sẽ nhảy vào thông tin sai lệch, tạo thành những luồng
dư luận không tốt, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị-xã hội, hoặc kẻ xấu
lợi dụng phao tin đồn nhảm làm rối lòng dân; hậu quả lúc đó sẽ khơn lường.
Trong việc quản lý- giám sát xã hội:
Truyền thông đại chúng tham gia vào việc quản lý, giám sát xã hội,
truyền thông đại chúng giám sát thực hiện pháp luật nhằm thiết lập trật tự kỷ
cương trong hoạt động văn hoá xã hội (chống kinh doanh văn hoá phẩm bất
hợp pháp, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội, cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín dị
đoạ, chống thương mại hố giáo dục...). Trước mọi vấn đề xã hội, truyền
thông đại chúng phải kịp thời vào cuộc, nhìn nhận đánh giá vấn đề hết sức
khách quan như bản chất vốn có của nó. Khi Đảng, Nhà nước đề ra một chủ
trương, chính sách, nhiệm vụ của hoạt động thơng tin báo chí là phải tạo ra sự
đồng thuận xã hội, tạo nên "hợp lực mạnh" của quần chúng nhân dân.
Bên cạnh đó cịn tạo ra các diễn đàn cho nhân dân bày tỏ ý chí, nguyện
vọng của mình, tham gia quản lý các vấn đề văn hố xã hội. Truyền thơng đại
chúng cịn tham gia hoạch định đường lối, xây dựng chính sách trong các lĩnh
vực văn hố xã hội. Trong mơi trường tồn cầu hố hiện nay, hoạt động tin
vừa phải góp phần quảng bá giá trị văn hoá dân tộc, vừa phải bảo vệ văn hoá
dân tộc tránh sự xâm hại của những luồng van hoá đồi truy. Tiếp thu và sàng

lọc những thơng có giá trị, đóng góp cho sự phát triển của văn hoá dân tộc,
song cũng phải nhận biết những thơng tin khơng có lợi cho đất nước.

18


Các kênh truyền thơng đã góp phần nâng cao dân trí và chất lượng cuộc
sống bằng việc phổ biến các kiến thức văn hoá xã hội cũng như giám sát các
cơ quan, tổ chức cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản lý các lĩnh vực
văn hoá xã hội thực hiện tốt chức năng quản lý văn hoá xã hội.
2.4. Trong việc giáo dục.
Giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc trong bối cảnh tồn cầu
hố hiện nay là việc làm rất thiết thực. Các phương tiện truyền thông đại
chúng những năm qua đăng tải đầy đủ về cuộc thi "Kể chuyện về tấm gương
đạo đức Hồ Chính Minh", "Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh";
biểu dương những gương tốt trong lĩnh vực văn hoá xã hội để tạo sự ảnh
hưởng như Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc...Đông đảo bạn bè thế giới đã
biết đến việt Nam không phải là một đất nước nghèo nàn lạc hậu mà là đất
nước có truyền thống đấu tranh anh dũng, những gương anh hùng đó cịn sống
mãi cho đến ngày nay. Bạn bè biết đến một Việt Nam đổi mới trong mơi
trường tồn cầu hố kinh tế phát triển, nếp sống văn minh, tác phong công
nghiệp, khoa học kỹ thuật tiến bộ, đời sống văn hoá đa dạng và phong phú,
đời sống tinh thần được nâng cao, đời sống văn học- nghệ thuật sôi động hơn
và khẳng định với thế giới những giá trị truyền thống dân tộc, bản sắc văn hố
Việt Nam khơng gì có thể thay thế được.
Tồn cầu hố đem đến những thời cơ và cũng như những thách thức,
các phương tiện truyền thông đại chúng lại là mặt trận đi đầu đón nhận.
Những thông tin sai lệch, thiếu chọn lọc, quá nhiều những trang thông tin điện
tử gây nhiễu loạn thông tin với người nhận. Sự lạm phát thông tin gây ảnh
hưởng không nhỏ tới văn hố xã hội. Truyền thơng đại chúng cịn để lọt

những thơng tin xấu trong lĩnh vực văn hoá xã hội dẫn đến tiêu cực và tệ nạn
xã hội gây khó khăn cho qn lý văn hố, ảnh hưởng không tốt đến đời sống
tinh thần của quần chúng nhân dân, làm băng hoại giá trị truyền thống gia
đình, truyền thống văn hoá dân tộc.

19


Các phương tiện truyền thơng đại chứng nước ta có khả năng và điều
kiện để đáp ứng yêu cầu hội nhập và giao lưu hợp tác quốc tế, cũng từ đó đấu
tranh có hiệu quả với các thơng tin sai trái, các quan điểm xuyên tạc của các
thế lực thù địch. Chính trong hồn cảnh như vậy các phương tiện truyền thơng
đại chúng càng ý thức vai trị, trách nhiệm của mình trong việc truyền tải
thơng tin đề thơng tin thực sự là công cụ cung cấp tri thức, dự báo sự phát
triển đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Vấn đề biển đông, biển đảo Việt Nam, Trường Sa, Hoàng Sa đang gây
sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước.Thời gian qua các phương tiện
truyền thông của nước ta đã thông tin một cách đầy đủ, thường xun. Từ đó
đơng đảo quần chúng nhân dàn có cái nhìn tồn diện hơn, từ đó ý thức được
vấn đề bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ cũng như có ý thức tìm lại những giá tri văn
hố, truyền thống của ơng cha để lại để làm căn cứ chứng minh chủ quyền
dân tộc, điều đó thể hiện qua việc báo chí thơng tin một gia đình đã lưu giữ lại
những sắc phong của vua ban. Điều đó đã khẳng định một phần nào đó những
chứng cứ rất quan trọng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Cũng từ đó
tranh thủ sự ảnh hưởng của quốc tế với Việt Nam.

20


Chương 3. Một vài kiến nghị nhằm nâng cao vai trị của truyền thơng đại

chúng trong việc bảo vệ văn hóa dân tộc trong mơi trường tồn cầu hóa.
3.1. Tăng cường sự quan tâm của Nhà nước với hoạt động báo chí.
Để các phương tiện truyền thơng đại chúng làm tốt vai trị của mình với
việc bảo vệ văn hố dân tộc trong mơi trường tồn cầu hố, thì trước hết phải
có sự quan tâm của cơ quan quản lý Nhà nước về truyền thông, chủ động xây
dựng chiến lược thơng tin quốc gia trong điều kiện mới. Bố trí hợp lý mạng
lưới truyền thông để huy động đúng mức sức mạnh của thông tin xã hội trong
việc tham gia vào xây dựng bảo vệ văn hoá dân tộc trong mơi trường tồn cầu
hố.
Xây dựng trách nhiệm từng ngành, địa phương, từng cơ quan truyền
thông, làm chủ thông tin, ngôn luận của mình, góp phần xây dựng một đời
sống văn hố thơng tin mang đầy đủ bản chất cách mạng và khoa học, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc không bị mọi thế lực thù địch làm ảnh hưởng đến
truyền thống sự ổn định kinh tế, chính trị ở nước ta.
3.1. Truyền thông đại chúng tham gia vào tuyên truyền giáo dục
truyền thống lịch sự văn hoá dân tộc.
Động trong mơi trường tồn cầu hố, rất nhiều người có nghệ rằng văn
hoá thế giới đang đi tới chỗ đồng nhất, nghĩa là xố nhồ các bản sắc riêng.
Chính vì vậy các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải định hướng
tun truyền một cách đúng đắn về tồn cầu hố. Vì tồn cầu hố hồn tồn
khơng dẫn đến xố bỏ văn hoá dân tộc, mà đặt ra những yêu cầu mới và nâng
văn hoá của dân tộc lên một tầm cao mới. Hơn nữa, những giá trị chung,
những nét mới đó được đưa vào vàn hố dân tộc, liên kết với các yếu tố dân
tộc, lại làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc văn hố dân
tộc lên tầm cao mới.
Tồn cầu hố các phương tiện truyền thông đại chúng là không thể phủ
nhận và ở một khía cạnh nào đó sự khơng kiểm sốt được nội dung mà các
21



phương tiện truyền thơng chuyển tải đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc nhận thức
các giá trị văn hoá truyền thống. Các phương tiện truyền thơng có thể vơ tình
đưa những thông tin làm ảnh hưởng đến lối sống truyền thống, văn hoá truyền
thống của dân tộc. Do vậy, "tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng,
truyền thống lịch sử vun đắp và phát huy niềm tự hào dân tộc cho nhân
dân,đặc biệt là cho lớp trẻ- những người chủ tương lai của đất nước, hướng họ
đến với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc- cội nguồn tạo nên bản sắc
văn hoá, cốt cách và sức mạnh của con người Việt Nam"7
3.2. Truyền thông đại chúng tham gia vào tuyên truyền giáo dục
pháp luật
Đây là việc làm vô cùng cần thiết, cần phải giáo dục ý thức pháp luật
cho mọi tầng lớp nhân dân nhất là với lớp trẻ, giúp họ hiếu luật và tránh có
những hành vi vi phạm pháp luật khơng đáng có. Trong mơi trường tồn cầu
hố sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề khó lường trước và khơng thể nắm bắt được
ngay, tun truyền pháp luật để tránh vơ tình vi phạm pháp luật một cách
đáng tiếc. Nhưng người làm truyền thông cũng phải ý thức được trách nhiệm
của mình để khơng tun truyền những thơng tin sai lệch ảnh hưởng đến lợi
ích quốc gia. Hiểu được những văn bản pháp luật một cách có hệ thống để từ
đó hướng dư luận đến những giá tri chân- thiện- mỹ, ngăn chặn cái ác, cái xấu
ảnh hưởng tới xã hội, tiến tới một xã hội lành mạnh hơn, khoẻ mạnh hơn để
vững vàng tồn tại trong mơi trường tồn cầu hố, có tư tưởng, niềm tin vững
vàng vào Đảng và Nhà nước để sống và làm việc theo pháp luật.
3.3. Truyền thông đại chúng xác lập bản tính văn hố Việt Nam
trong mơi trường tồn cầu hố.
Tồn cầu hố đang tạo ra những thay đổi, thậm chí phái hoại bản sắc
văn hố dân tộc, sự thay đổi này thường là ngấm ngầm, dần dần, và thường
diễn ra một cách vô thức. Nhận thức được xu hướng này Đảng và Nhà nước
phải có những sách lược phát triển văn hố nhằm ứng phó với những biến đổi
7


Phạm Văn Đức. Tồn cầu hóa trong bối cảnh Châu Á - Thái Bình Dương, Nxb. Khoa học xã hội, 2007

22


như vậy. Đối với Việt Nam, tồn cầu hố cũng đang có những tác động lớn
lao đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội. Bản sắc văn hoá đang đứng
trước những thách thức và vận hội mới. Với mục đích xây dựng nền văn hố
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng và Nhà nước ta cho rằng:
cần phải có thái độ đối thoại và tơn trọng lẫn nhau giữa các nền văn hóa, bảo
vệ và phát huy những giá trị tích cực của văn hoá dân tộc, vừa tiến hành loại
bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu kìm hãm sự phát triển hội nhập quốc tế. Cụ
thể là kết hợp hài hoà truyền thống với hiện đại trên cơ sở bảo tồn bản sắc văn
hoá dân tộc, giữ lấy những tinh hoa văn hoá dân tộc, loại trừ dần những yếu tố
lỗi thời, tăng cường giao lưu với văn hố bên ngồi, tiếp thu những tinh hoa
văn hoá thế giới, đong thời tiến hành bản địa hoá,dân tộc hoá chúng để làm
giàu văn hoá bản địa, nhằm thúc đay sự phát triển của dân tộc. Đó là cách ứng
xử đúng đắn nhất mà chúng ta cần thực hiện.Trong điều kiện hiện nay chúng
ta khơng những giữ gìn mà quan trọng hơn là phải làm giàu bản sắc văn hoá
dân tộc.
3.4. Vấn đề đào tạo người làm truyền thơng trong mơi trường tồn
cầu hố
Những người làm truyền thơng đặc biệt là các nhà báo trong thời kỳ
này có bước phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng. Ngày càng có nhiều
nhà báo được đào tạo cơ bản, được qua các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ ở trong
nước và nước ngoài. Trong quá trình phát triển, bên cạnh việc chú trọng nâng
cao chất lượng chính tri, chất lượng van hố, chất lượng khoa học, chất lượng
nghiệp vụ, vấn đề đang được nhiều cơ quan báo chí quan tâm là chính sách
kinh tế đối với hoạt động báo chí: Trong cơng tác quản lý và đào tạo những
người làm truyền thông cần cải tiến lại chương trình, phương thức đào tạo,

đầu tu kinh phí cho nghiên cứu và trang thiết bị giảng dạy. Chú trọng đào tạo
cả vi tính và ngoại ngữ, sử dụng.thành thạo Intemet. Đào tạo tồn diện cả
nghiệp vụ báo chí và kiến thức chuyên môn. Các nhà làm truyền thông ln
phải ý thức được trách nhiệm của mình trong mơi trường tồn cầu hố để đem
23


thông tin đến với công chúng một cách chân thật nhất nhưng vẫn đảm bảo lợi
ích quốc gia, dân tộc. Phải ln ý thức giá trị văn hố dân tộc là cốt cách là
con người Việt Nam. Từ đó góp phần vào việc giữ gìn và phát huy được giá
trị văn hố của dân tộc mình.
Những người làm truyền thơng trong thời kỳ này cũng phải luôn giữ
vừng lập trường chính trị vững vàng đề khơng bị các thế lực thù địch lôi kéo
"Trong sự hỗn loạn ầm ĩ của một thế giới số hố, tồn cầu hố trong sự lẫn
lộn giữa sự thật khách quan, trong ranh giới mập mờ giữa thơng tin và giải trí
và trong sự chuyển đồi từ khai trí sang vai trị biện hộ, chúng ta, các nhà báo
chưa bao giờ có vai trị thiết yếu hơn thế"8

8

Samuel G. Freedman, Thế gọi Nhà báo trẻ, Nxb Trí thức. 2009

24


×