Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hoàn thiện hình thức tiền lương tại Công ty TNHH Sơn Tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.68 KB, 15 trang )

Bài thảo luận Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết trong cơ chế thị trường như hiện nay, lao động là một yếu
tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Nó là hoạt động có ý thức của con người và luôn mang tính sáng tạo. Đi đôi với lao
động là tiền lương. Công cụ này nếu được nhà quản lý sử dụng đúng đắn sẽ là đòn
bẩy kích thích người lao động phát huy hết khả năng và sự nhiệt huyết của mình trong
công việc. Theo đó sẽ nâng cao được hiệu quả và năng suất lao động - đây là điều mà
các doanh hướng đến.
Với tầm quan trọng đó, nhóm 9 – K6HK1D đã nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện
hình thức tiền lương tại Công ty TNHH Sơn Tùng”.
Nội dung nghiên cứu đề tài gồm 3 phần:
- Phần I: Lý luận về tiền lương trong doanh nghiệp thương mại (DNTM)
- Phần II: Thực trạng các hình thức tiền lương tại Công ty TNHH Sơn
Tùng
- Phần III: Những phương hướng, biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách
tiền lương tại Công ty TNHH Sơn Tùng
Tuy nhiên với khả năng chuyên môn và kiến thức hạn hẹp vì vậy những nội
dung trong chuyên đề này không thể tránh khỏi được các thiếu sót hạn chế nhất định.
Nhóm 9 rất mong nhận được những ý kiến nhận xét và đánh giá của GVHD TS.Chu
Thị Thủy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Nhóm 9 xin chân thành cảm ơn !
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D
-1- Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Bài thảo luận Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ
PHẦN I:
LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là một hình thức trả công lao động hay chính là số tiền thù lao đóng
góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ


trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo khái niệm trên, ta thấy:
- Tiền lương là phần thu nhập chính của người lao động;
- Tiền lương là một phần chi phí của doanh nghiệp;
- Tiền lương biểu hiện giá cả của sức lao động;
- Tiền lương là thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động;
- Tiền lương được căn cứ theo các quy định của Nhà nước về tiền lương các
quy luật của thị trường.
2. Chức năng của tiền lương
a, Chức năng kinh tế xã hội:
Tiền lương là phương tiện để tái sản xuất sức lao động xã hội. Để tái sản xuất
sức lao động tiền lương phải đảm bảo tiêu dùng cá nhân của người lao động và gia
đình họ. Để thực hiện nguyên tắc này trong chính sách tiền lương phải:
- Nhà nước phải quy định các mước lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu phải
đảm bảo nuôi sống người lao động và gia đình họ. Mước lương tối thiểu là nền tảng
cho các chính sách tiền lương và việc trả lương trong các doanh nghiệp. Để xác định
mức lương tối thiểu đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ các yếu tố hợp thành tiền lương
như nhà ở, BHXH, BHYT, học phí, đi lại, ...
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D -2- Trường ĐH Thương mại Hà Nội
Tiền lương thực tế =
Tiền lương danh nghĩa
Chỉ số giá tiêu dùng
Bài thảo luận Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ
Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao
động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức
lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được
làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.
- Mức lương cơ bản phải xác định trên cơ sở mức giá hàng vật phẩm tiêu dùng
trong từng thời kỳ một, bởi vậy khi giá cả có biến động, đặc biệt khi tốc độ lạm phát
cao phải điều chỉnh tiền lương cho phù hợp để đảm đời sống của người lao động.

b, Chức năng kinh tế:
- Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích lợi ích vật chất với
người lao động, làm cho họ vì lợi ichs vật chất của bản thân và của gia đình mình mà
lao động một cách tích cực với kết quả và chất lượng ngày càng cao.
- Để trở thành đòn bẩy kinh tế, việc trả lương phải gắn với kết quả lao động
theo phương trâm:“làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, người có sức lao động
không làm không hưởng”.
II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ
1. Trả lương theo thời gian
Áp dụng hình thức này tiền lương được trả cho người lao động trên cơ sở thời
gian làm việc thực tế và trình độ thành thạo nghề nghiệp của họ. Để trả lương theo
thời gian, người ta căn cứ vào 3 yếu tố:
- Ngày công thực tế của người lao động;
- Đơn giá tiền lương tình theo ngày công;
- Hệ số tiền lương (hệ số cấp bậc công việc).
Tiền lương theo thời gian cũng có 2 loại: trả lương theo thời gian giản đơn và
tiền lương theo thời gian có thưởng.
- Tiền lương theo thời gian giản đơn là tiền lương mà mỗi nhân viên thương mại
nhận được do mức lương cấp bậc và thời gian làm việc nhiều hay ít quyết định.
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D
-3- Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Bài thảo luận Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ
- Tiền lương theo thời gian có thưởng là tiền lương được trả cho nhân viên
thương mại được kết hợp giữa lương theo thời gian giản đơn vầ những những khoản
tiền thưởng do đạt được hoặc vượt quá chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định.
Hình thức trả lương theo thời gian có ưu, nhược điểm và đối tượng áp dụng như
sau:
- Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán, thu nhập của người lao động ổn định.
- Nhược điểm: việc trả lương không gắn với kết quả lao động do đó không kích

thích kịp thời đối với người lao động. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ không tính đúng
tính đủ các hao phí lao động sống vào giá thành sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng áp dụng: Nhân viên hành chính sự nghiệp, nhân viên văn phòng
hoặc những công việc đòi hỏi chất lượng nhiều hơn số lượng.
2. Trả lương theo sản phẩm
Tiền lương trả cho người lao động được tính toán căn cứ vào số lượng và chất
lượng công việc đã hoàn thành. Tiền lương theo sản phẩm được xây dựng trên cơ sở
định mức lao động, đó là mức sản xuất trung bình tiên tiến mà phần đông những
người lao động có thể đạt tới, đảm bảo tốc độ tăng tiền lương tương xứng với tốc độ
tăng năng suất lao động tiên tiến, nhằm thúc đẩy người lao động chậm tiến và kích
thích người lao động quan tâm tới kết quả lao động của mình, tìm mọi cách tăng năng
suất lao động và hiệu quả lao động để tăng thu nhập, …
Có 2 hình thức trả lương theo sản phẩm:
- Khoán theo sản phẩm: được áp dụng trong điều kiện có định mức lao động,
trên cơ sở định mức lao động giao khoán cho cá nhân người lao động và tính cho
nhiều khâu trong kinh doanh như bảo quản hàng hóa, phân loại hàng hóa, chọn lọc,
chỉnh lý và vận chuyển hàng hóa, ... Và thường được áp dụng đối với những doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh một loại hay một số loại sản phẩm có thể quy đổi được
như: xi măng, vật liệu xây dựng, điện, thép, rượu bia, xăng dầu, ...
Quỹ tiền lương được khoán và trả như sau:
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D -4- Trường ĐH Thương mại Hà Nội
Bài thảo luận Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ
Tổng số lương phải trả = Số sản phẩm × Đơn giá tiền lương
Đơn giá tiền lương:
V
đ
= V
giờ
× T
sp

Trong đó:
V
đg
: Đơn giá tiền lương (đơn vị tính là: đồng/1 đơn vị hiện vật)
V
giờ
: Tiền lương giờ được tính trên cơ sở bình quân và mức lương tối thiểu của
doanh nghiệp.
T
sp
: Mức lao động của 1 đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi (tính theo
giờ/người).
- Khoán lương theo khối doanh nghiệp: được thực hiện trong điều kiện không
có định mức lao động và không khoán đến tận người lao động. Trong các doanh
nghiệp thương mại hình thức này được áp dụng phổ biến dưới hình thức trả lương
theo doanh số.
Tổng quỹ lương được tính như sau:
Tổng quỹ lương phải trả = Doanh số thực hiện × Đơn giá tiền lương
Trong đó đơn giá tiền lương được tính trên cơ sở doanh số định mức giao đầu
năm (doanh số kế hoạch):
Đơn giá tiền lương =
Tổng quỹ lương kế hoạch = { L
đb
× TL
mindn
× ( H
cb
+H
pc
) + V

vc
} × 12
Trong đó:
L
đb
: Lao động định biên của doanh nghiệp
TL
mindn
: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung kế hoạch
H
cb
: Hệ số bậc công việc bình quân
H
pc
: Hệ số các khoản phụ cấp bình quân
V
vc
: Quỹ tiền lương bộ máy gián tiếp trong một tháng
Hình thức trả lương theo sản phẩm có ưu, nhược điểm và đối tượng áp dụng
như sau:
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D
-5- Trường ĐH Thương Mại Hà Nội
Tổng quỹ lương kế hoạch
Tổng doanh số kế hoạch
Bài thảo luận Kinh tế doanh nghiệp thương mại dịch vụ
- Ưu điểm: kết hợp được việc trả lương theo trình độ chuyên môn của người lao
động với kết quả lao động của họ. Vừa kích thích người lao động không ngừng phải
nâng cao tay nghề để nâng cao bậc lương cơ bản, vừa làm cho người lao động quan
tâm nhiều hơn tới kết quả lao động của mình.
- Nhược điểm: Áp dụng chính sách này dễ khiến người lao động chạy theo

doanh số, xem nhẹ việc kinh doanh những mặt hàng giá trị thấp, hao phí lao động.
- Điều kiện áp dụng: Thị trường ổn định, giá cả không có sự biến động mang
tính đột biến.
3. Hình thức trả lương hỗn hợp
Đây là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa 2 hình thức trả lương theo thời
gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Áp dụng hình thức trả lương này, tiền
lương của người lao động được chia thành 2 bộ phận:
- Một bộ phận cứng: Bộ phận này tương đối ổn định nhằm đảm bảo thu nhập
tối thiểu cho người lao động, ổn định đời sống của ngườ lao động và gia đình họ. Bộ
phận này sẽ được quy định bậc lương cơ bản và ngày công làm việc của người lao
động trong mỗi tháng.
- Bộ phận biến động: Tùy thuộc vào năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động
của từng cá nhân người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo cách tính này, quỹ lương khoán được tính như sau:
Quỹ tiền lương
phải trả
=
Thu nhập tính
lương thực tế
×
Đơn giá tiền
lương
Đơn giá tiền lương =
Trong đó:
Thu nhập tính
lương kế hoạch
(hay thực tế)
=
Tổng doanh
thu kế hoạch

(hay thực tế)
-
Tổng chi phí vật chất
ngoài lương kế hoạch
(hay thực tế)
Nhóm 9 – Lớp K6, HK1D -6- Trường ĐH Thương mại Hà Nội
Tổng quỹ lương kế hoạch
Thu tính lương kế hoạch

×