Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

19 những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý internet và blog ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.84 KB, 26 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
INTERNET VÀ BLOG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


LỜI MỞ ĐẦU
Ý tưởng về Internet bắt đầu được nhắc đến vào năm 1962, lúc đó được
hiểu là mạng kết nối các máy tính với nhau. Trải qua một thời gian dài nghiên
cứu và ứng dụng, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, mạng Internet bắt đầu
được sử dụng rộng rãi với nhiều chương trình ứng dụng vơ cùng tiện ích.
Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức từ năm 1997,
cho đến nay theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông đã có khoảng 22
triệu người dân Việt Nam thường xuyên sử dụng Internet, đạt tỷ lệ 200/0 dân
số.
Internet ra đời thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại. Internet đã mang
lại cho chúng ta một kho kiến thức mà không một thư viện, một bộ bách khoa
toàn thư hay một hệ thống thư viện nào khác có thể so sánh được. Internet
cũng là môi trường kinh doanh nhanh - rẻ - hiệu quả nhất. Trong bối cảnh
tồn cầu hố và quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, thật khó có thể hình dung thế
giới sẽ ra sao nếu một ngày thiếu Internet. Internet ngày càng có vai trị quan
trọng trong đời sống xã hội; nhờ Internet, cả thế giới nắm bắt được thông tin
của nhau. Tất cả lợi thế của các phương tiện truyền thông khác đều tập trung
trên mạng Internet.
Internet có tính hai mặt, như con dao hai lưỡi. Nếu không quản lý tốt
thông tin trên mạng, sẽ gây tác động xấu; nhiều thế lực lợi dụng lợi thế này để
truyền bá thơng tin xấu, hình ảnh đồi truy, thông tin chống phá quốc gia; tội
phạm công nghệ cao cũng là vấn đề bức xúc, đang là thách thức không chỉ với


thột quốc gia dân tộc mà là phạm vi khu vực và trên toàn thế giới.
Đặc biệt, với sự ra đời của nhật ký trực tuyến (blog), một mặt nó là
“sân chơi" lành mạnh cho cơng chúng, nhất là thanh thiếu niên. Sự phát triển
của blog là điều hết sức tự nhiên bởi cá nhân mỗi người đều muốn bày tỏ
quan điểm của mình, và muốn ý kiến đó được nhiều người khác biết tới.

2


Do khả năng tự động nhận diện bạn bè trên các mạng xã hội, blog có
sức lan tỏa nhanh và tạo ra dư luận xã hội mạnh mẽ không kém báo chí chính
thống, và trong một số trường hợp cụ thể thì thậm chí cịn lớn hơn. Một bài
báo về một kẻ xấu có thể làm nhiều người đọc phẫn nộ, nhưng một bài viết
trên blog về kê xấu này tạo cơ hội để mọi người bày tỏ ý kiến trực tiếp, thông
tin thêm từ nhiều nguồn và phơi bày ln có những chi tiết khơng hề liên
quan đến vụ việc. Đó là chưa kể đến đa số blogger lợi dụng blog để đưa thông
tin xuyên tạc, phản động, lừa đảo, trục lợi, truyền bá văn hóa đồi trụy...
Internet và “con đẻ" của nó là blog đang thực sự trở thành một vấn đề
thời sự cần nghiên cứu, quân lý. Tuy nhiên quản lý "xã hội ăn này thực sự
không đơn giản, thậm chí có những ý kiến bi quan cịn cho rằng quản lý
Internet và blog là khơng khả thi!
Với phương châm, qn lý khơng có nghĩa hạn chế sự phát triển mà
định hướng, tạo hành lang pháp lý cho Internet và blog phát triển một cách
lành mạnh, tích cực, ngày 22-8-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định
97/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng địch vụ Internet và thông tin điện tử
trên Internet. Cùng với Quyết đinh số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10-10-2002
của Bộ Văn hố Thơng tin ban hành Quy chế quăn lý và cấp phép cung cấp
thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet, Nghị định 97/NĐ-CP
là cơ sở pháp lý nhằm tăng cường công tác quăn lý nhà nước trên lĩnh vực
này, “xốc" lại tình trạng phát triển một cách tự phát, tràn lan, thiếu lành mạnh

của Internet, khen thưởng, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
pháp luật liên quan đến Internet và các dịch vụ Internet, trong đó có blog.
Xung quanh Internet và blog, từ trước đến nay cô nhiều bài viết của các
nhà nghiên cứu, nhà báo, nhiều bài trả lời phỏng vấn của những quan chức có
trách nhiệm. Mỗi bài viết, mỗi bài trả lời phỏng vấn đều “mổ xẻ", nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, các bài viết này đều
tập trung ở 3 nội dung cơ băn, đó là: Internet, blog sự ra đời và vai trị của nó

3


trong đời sống xã hội; Sự phát triển của Internet và blog Ở Việt Nam; những
vấn đề đặt ra và công tác quản lý Internet và blog ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở tiếp cận này, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu vấn
đề: "Nhận diện Internet, blog ở nước ta hiện nay qua quan điểm của các
nhà nghiên cứu”
- Đối tượng nghiên cứu: Internet và hiện tượng blog ở Việt Nam
- Khách thể nghiên cứu: Các bài viết của các nhà nghiên cứu về
Internet và blog trong thời gian qua.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lịch sử ra đời của Internet và hiện
tượng blog; nghiên cứu vai trò của Internet và blog trong đời sống xã hội;
những vấn đề đạt ra và công tác quản lý Internet và blog ở nước ta hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Các bài nghiên cứu, các bài phát biểu, tham
luận, trá lời phóng vấn của các đồng chí lãnh đạo cơ quan chức năng. Thời
gian từ năm 2005 đến 10-2011.
- Tài liệu tham khảo chính: Các bài nghiên cứu, các bài phát biểu, tham
luận, trả lời phòng vấn của các đồng chí lãnh đạo Bộ Thơng tin - Truyền
thơng, đại biểu Quốc hội, các nhà báo và cộng đồng blogger.
- Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm
2 chương.

+ Chương I: Lịch sử phát triển của Internet, Blog ở Việt Nam và vai trò
của Internet và Blog trong đời sống xã hội
+ Chưa nó II: Mã số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về hoạt động Internet và blog hiện nay.
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở tiếp thu bài giảng của thầy giáo
trên lớp và sự tự nghiên cứu của bản thân. Mặc dù bản thân đã hết sức cố
gắng, nhưng vì thời gian dành cho việc tìm hiểu nghiên cứu chưa nhiều, hơn
nữa do trình độ cịn hạn chế, chắc chắn tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu
sót, sơ sài, kính mong nhận được ý kiến chỉ bảo của thầy giáo.

4


CHƯƠNG I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET VÀ BLOG Ở
VIỆT NAM
1. Lịch sử phát triển và vai trò của Internet
1.1 Lịch sự phát triển của Internet
Internet là một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể được truy nhập cơng
cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền
thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một
giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm
hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên
cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn
cầu.
Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan
quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phỏng Mỹ liên kết 4
địa điểm đầu tiên vào tháng 7-1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại
học California, Los Angeles; Đại học Utah và Đại học Califomia, San ta
Barbara. Đó chinh là mạng liên khu vực (Wide Area Networl~ - WAN) đầu
tiên được xây dựng.

Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1 974. Lúc đó
mạng vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức
được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối
với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia
ra thành hai phần: phần thứ nhất van được gọi là ARPANET, dành cho việc
nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng
cho các mục đích quân sự.
Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan
trọng nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng.
Chính điều này cùng với các chinh sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng
cho nghiên cứu và thương mại kết nối được với ARPANET, thúc đẩy việc tạo
5


ra một siêu mạng (SuperNetwork). Năm 1980, ARPANET được đánh giá là
mạng trụ cột của Internet.
Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên
1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các
trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã
chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động,
ARPANET khơng cịn hiệu quả dã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.
Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng
khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới
năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu cịn Internet thì vẫn
tiếp tục phát triển.
Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn
nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương
mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hố, xã hội... Cũng từ đó,
các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời
kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.

Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng,
một trong các tiện ích phổ thơng của Internet là hệ thống thư điện tử (email),
trò chuyện trực tuyến (chai), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ
thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh
từ xa hoặc tổ chức các lớp học do. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin
và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
Internet ngày càng có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, nở cung
cấp lượng thông tin khổng lồ, nhanh nhất, hiệu quả nhất, và có tác động lớn
nhất. Internet xố nhồ biên giới cứng giữa các quốc gia, nó làm cả thế giới
xích lại gần nhau. "Internet ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt
động của con người. Nó cho phép mọi người làm việc, giải trí, giao tiếp và
xây dựng các mối quan hệ ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào. Xu hướng dùng
Internet di động đang tăng nhanh và diều này sẽ đưa Internet trở nên phổ biến
6


trên toàn cầu - John Gantz, Giám đốc nghiên cứu của IDC (Mỹ) đã khẳng
định1.
1.2. Lịch sử phát triển Internet ở Việt Nam
Ngay từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, khi Internet
trên thế giới còn chưa "bùng nổ", Việt Nam đã quan tâm đặc biệt đến Internet
và vai trị của Internet. Năm 1994, chính Thủ tướng Võ Văn Kiệt là nguyên
thủ quốc gia đầu tiên ở Việt Nam trao đổi với nguyên thủ quốc gia nước ngoài
bằng thư điện tử, qua một bức email gửi tới Thủ tướng Thụy Điển. Ngay sau
khi Trung ương Dẳng đồng ý về nguyên tắc với Tổng cục Bưu điện: cho triển
khai Internet tại Việt Nam (thông qua Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII),
Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/CP ngày 5-3-1997 về "Quy định tạm
thời quản lý Internet", tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho các hoạt động Internet
tại Việt Nam.
17 năm qua, kể từ ngày chính thức được triển khai tại Việt Nam,

Internet đã phát triển với một tốc độ cực kỳ ấn tượng. Từ con số 0, chúng ta
đã vượt qua cả Thái Lan, Philippin... thậm chí cả Trung Quốc để đứng thứ 3
tồn khu vực về mật độ dân cư sử dụng Internet. Internet đã có mặt ở mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Những con số thống kê mới nhất của Bộ Bưu chính - Viễn thơng cho
thấy, Internet đã đi vào 100% các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao
đẳng, các bệnh viện trung ương, các tập đoàn và các tổng công ty Nhà nước,
99% các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, 980/0 các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, 80 % các trường trung học cơ sở, bệnh viện cấp
tỉnh, ở những vùng sâu, vùng xa, hài đào, Internet cũng đã có mặt để phục vụ
nhân dân.
Nếu như năm 2003 mới chỉ có 5,3 triệu người Việt Nam, 6,70/0 dân số
sử dụng Internet thì đến tháng 11-2010 đã có 27,3 triệu người sử dụng

1

“1/3 dân số onlien” - nguồn: 24h.com.vn ngày 21/7/2008

7


Internet, chiếm khoảng 31,7% dân số (theo Tổng cục Thống kê). Trong khi
đó, con số này ở Thái Lan chỉ có 7,08 triệu người, tức là hơn 10% dân số.
Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, Việt
Nam hiện đứng thứ 6 ở châu Á về số người kết nối Internet. Quốc gia này
cũng giữ ngôi vi á quân tại Đông Nam á, sau Indonesia.
Với những tín hiệu khả quan của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh
doanh viễn thơng nói riêng, hãng nghiên cứu Business Monitor Intemational
(Anh) cách đây 2 năm đã dự đoán Việt Nam sẽ đạt 31,5 triệu người kết nối
mạng vào năm 2011 và chứng ta đã đạt 30 triệu người kết nối Internet. Hãng

dịch vụ Internet Mỹ Yahoo mới đây cũng khẳng định Việt Nam là mục tiêu số
một của họ tại Đơng Nam Á.
Đó là những thành tích ngoạn mục khi q trình triển khai Internet từ
nước ta mới chỉ bắt đầu đụng 17 năm, thua kém nhiều nước trên thế giới đến
vài thập kỷ. Kết quả ấy, có được, do nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ ngun
nhân quan trọng nhất là vai trị của Chính phủ. Vai trò ấy đã được thể hiện kịp
thời, táo bạo và quan trọng là sự hợp lý.
Sự quan tâm đặc biệt đến Internet, coi Internet là một lĩnh vực cực kỳ
quan trọng của Chính phủ cịn được thể hiện ở việc Chính phủ đứng ra thành
lập Ban chỉ đạo quốc gia về Công nghệ Thông tin, từ năm 2002, do Phó Thủ
tướng Phạm Gia Khiêm chỉ đạo. Từ năm 2006, do đích thân Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp làm Trưởng ban.
1.3. Vai trò và tác động của Internet đối với đời sống xã hội
Khơng thể hình dung thế giới ngày nay lại thiếu công nghệ thông tin,
đặc biệt là Internet. Internet đã giúp thu hẹp khoảng cách không gian tối đa
giúp con người giao lưu dễ đàng, thuận lợi với thố giới ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, từ: giao lưu, kinh doanh, giải trí, nghiên cứu, học tập, hội thảo cho đến
mua sắm...
Với thế mạnh là siêu kênh thông tin tồn cầu, Internet ngày càng thể
hiện vai trị trong xã hội hiện đại. Internet đã và đang giải phóng sức lao động
8


của con người, mở ra vận hội mới cho các quốc gia, dân tộc trong quá trình
hội nhập và phát triển.
Internet có q nhiều những hữu ích đối với đời sống xã hội, nhưng
Internet cũng đã và đang mang đến khơng ít những hệ luỵ khó lường. Thứ
nhất, Internet chính là phương tiện để các nước phương Tây chi phối, can
thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia đang phát triển, các nước xã hội
chủ nghĩa. Internet là môi trường thuận lợi đề những tiêu cực, mặt trái, cái

xấu, du nhập. Chúng ta đã thấy hậu quả từ việc truyền bá, lây lan của văn hoá
đồi truỵ, luận điệu tuyên truyền phản động, xuyên tạc trên Internet thời gian
qua...
Khơng những thế, Internet cịn đang để ra những mối nguy cơ khó
lường về an ninh mạng; sự xâm nhập, phá hoại của tội phạm cơng nghệ cao,
virut máy tính... Tất cả những điều đó đang đặt ra hàng loạt những thách thức
cho các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Đối với Việt Nam, tuy là một nước dang phát triển, nhưng các đồng chí
lãnh dạo Đảng, Nhà nước ta đã sớm nhận thấy vai trò to lớn của Internet và
kịp thời đưa ra những quyết sách để Internet phát triển một cách mạnh mẽ,
vươn lên là một trong 10 nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Tác
dụng to lớn của Internet là tài chất xám, trí tuệ của nhân loại về Việt Nam, và
đưa Việt Nam ra với thế giới. Giờ đây, ngồi trước máy tính, chúng ta chỉ cần
nhấp chuột là có thể tiếp cận được với nguồn tri thức khổng lồ của cá nhân
loại.
Khi chúng ta gia nhập WTO, Internet góp phần gắn đất nước với toàn
cầu, gần thị trường của chúng ta với "chợ" quốc tế. Vài thập kỷ gần đây, thế
giới đã hướng tới nền kinh tế tri thức, người ta cũng gọi đó là nền kinh tế hậu
cơng nghiệp, trong thực tế đó là nền kinh tế mạng hay xã hội thông tin. Đối
với Việt Nam chúng ta, Internet cùng với sức trẻ, với giáo dục đào tạo sẽ là
phương tiện tốt nhất để đưa chúng ta vào xã hội thông tin.

9


Khi thông tin trở thành tài nguyên, trở thành lực lượng sản xuất và
động lực sản xuất, thì có thể n61 lntemet là lĩnh vực đưa chúng ta đi tắt đón
đầu, cho chúng ta có những cung cách quản lý mới, thay đổi cách ứng xứ của
con người trong một môi trường mới. Bản thân Internet cũng sẽ giúp Việt
Nam gần gũi hơn với các nước khác, các doanh nghiệp của nước ta cũng dễ

dàng đưa được thương hiệu của mình ra với thế giới.
Tuy nhiên, mặt trái của Internet cũng đã và đang hàng ngày hàng giờ
tác động tiêu cực đến cơng cuộc đổi mới, q trình hội nhập và phát triển của
đất nước. Cùng với những tiêu cực như đã phân tích ở trên, đối với nước ta,
Internet đã và đang là công cụ hữu hiệu để các thế lực thù địch và bọn phản
động thực hiện âm mưu "diễn biến hồ bình". Chúng xun tạc, vu cáo Đảng,
chính quyền, kích động nhân dân khiếu kiện, biểu tình. Cùng với hơn 300 đài
phát thanh và báo in phản động hàng ngày chín sóng" vào nước ta, Internet là
cơng cụ mà các thế lực thù địch, bọn phân động triệt để sử dụng tấn công, phá
hoại cách mạng nước ta trên lĩnh vực tư tưởng.
2. Lịch sử phát triển của blog
2.1. Lịch sử phát triển của blog trên thế giới
Blog, gọi tắt của weblog (tiếng Anh, “nhật ký web”), là một dạng nhật
ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990.
Từ điển Wikipedia định nghĩa: "Blog là một dạng nhật ký trực tuyến
(online diary). Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm,
đưa thơng tin lên mạng với mọi chủ đè, thơng thường có liên quan tới kinh
nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ
đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống. Được phần mềm hỗ trợ,
dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog
cho mình... ".
Có nhiều quan niệm về blog, nhưng trong thực tế có thề hiểu blog là sự
ghi chép của cá nhân và có nhu cầu muốn trưng tồn bộ những suy nghĩ,
những quan niệm của cá nhân để tất cả mọi người cùng có điều kiện trao đổi
10


lại sau khi đọc và chiêm nghiệm. Nó chính là Website của cá nhân, để người
ta có thể đăng các bài viết, các sự kiện theo dòng thời gian. Những người
khác có thể viết, gửi email, bình luận về các bài mình đã viết ra.

Blog là một hiện tượng xã hội có ảnh hưởng to lớn! Điều đó là một
thực tế khơng cần phải bàn cãi. Nó khơng cịn là nhật ký trực tuyến mang tính
cá nhân thuần túy vào năm 1994 của những blogger đầu tiên như Justin Han
hay Jerry Pournelle.
Tung ra dịch vụ 360o, Yahoo đã biến blog thành trò chơi phổ biến của
thanh thiếu niên.
Blog cũng phát triển với tốc độ khó ai tưởng tượng được. Năm 1997,
chỉ có khoảng 100 nhật lý trực tuyến, nhưng đến tháng 12-2005, đã có tới 20
triệu blog. Theo ước tính từ Bộ Thông tin và truyền thông, hiện ở Việt Nam
(tháng 7- 2011) có khoảng hơn 3 triệu blog vvàsố 1lượngkhông ngừng tăng
lên. Sự phát triển của blog là điều hết sức tự nhiên bởi cá nhân mỗi người đều
muốn bày tỏ quan điểm của minh, và muốn ý kiến đó được nhiều người khác
biết tới. Patsi Kral~off, chủ nhân của The Blog Squad, nói rằng với blog, "mỗi
người có cơ hội chứng tỏ mình là ai, mình quan tâm tới vấn đề gì theo cách
thức khơng the áp dụng với một website thông thường." Xét từ yếu tố chi phí,
cách thức "quăng bá" này càng hấp dẫn hơn ở chỗ nó chẳng hề tốn kém.
Thiết lập dễ dàng, chẳng mất tiền (chỉ mất công sức) nhưng tác động
lan toả lại vô cùng to lớn. Kết quả là nhiều blogger hoạt động chẳng khác gì
phóng viên, họ dược mệnh danh là những nhà báo công dân", blog của họ
được xem 'à "báo chí cơng dân". Sau thâm họa sóng thần Ở Nhật Bản (3-20 1
1), thế giới có được nhiều hình ảnh và thơng tin cập nhật về tình hình là nhờ
blog chứ không phải các hãng tin lớn hay các đài truyền hình. Khi Mỹ tiêu
diệt trùm khủng bố Bin la-đen (5-201 1), thông tin sớm nhất đến với toàn cầu
cũng là từ weblog.
Blogger thường vạch rõ ranh giới giữa họ với giới báo chí chính thống
(mainstream) trong khi nhiều nhà báo dùng blog như một kênh khác để họ
11


thông tin. Nhiều tổ chức coi blog là cách thức để "né tránh bộ 1ọc" và đưa

thông điệp trực tiếp dấn với công chúng. Một số blog phát triển mạnh thậm
chí cịn trở thành đối tác của các hãng tin lớn, chẳng hạn như trường hợp giữa
Global Voices và Reuters. Xét về góc độ báo chí, blog đang thực sự tạo ra một
cuộc cách mạng về cái gọi là "citizen joumalism" - tồn dân làm báo.
Nhiều blogger chỉ bình luận về các sự kiện nhưng cũng có những
blogger thực sự đưa tin (reporting) và cách họ đưa tin thì khác hẳn với kiểu
đưa tin truyền thống. Xét cho cùng, đa số các blogger không phải là nhà báo
và họ không dược đào tạo về các kỹ năng đưa tin truyền thống. Nhưng cách
blogger kể chuyện cũng khác, và rất có tính cách.
Có lẽ lời phàn nàn nhiều nhất mà giới nhà báo truyền thống thường
dành cho các blogger là: Một số blogger quà vội vã công bố những thông tin
họ nắm được, chẳng cần biết hậu quả của diều đó ra sao, chẳng cần thẩm định
tính chính xác của nó. Đôi khi, việc đăng tin cẩu thả như thế gây tác tác hại
nghiêm trọng. Tuy nhiên, các blogger lại lập luận rằng trong thời buổi hiện
nay, độc giả thừa đủ thơng minh đe phân tích, vì thế chi cần cung cấp thông
tin dưới dạng "thô" mà thôi. Nếu chờ "đánh bóng" tin thì tinh nhanh nhạy sẽ
bị giảm và trong một số trường hợp các tin tức này thậm chí có phần méo mó
hơn so với nguyên bản.
Một lập luận khác của họ là nếu đưa tin sai thì... đính chính. Với các
blogger, chuyện xin lỗi xem ra rất đơn giản và họ thực hiện rất nhanh chóng
chứ khơng rắc rối vì lo ngại giăm uy tín như chuyện đính chính trên báo chính
thống. Một vấn đề khác khiến blog như con đao hai lưỡi là việc thu thập
thông tin từ những trao đổi riêng tư. Một cuộc trò chuyện giữa hai người bạn,
một đoạn chatting vu vơ, câu nói vui trong lúc hứng khởi tại một bữa tiệc rất
có thể xuất hiện chỉ vài chục phút sau trên một blog nào đó dưới dạng một câu
phát ngơn chính thức về một vấn đề nhất định. Kiểu lấy thông tin này khiến
người dùng Internet nghi ngờ tính tin cậy của các thông tin đăng trên blog

12



cũng như việc các blogger xâm phạm đời tư bởi một trong những nguyên tắc
của báo chí là những ý kiến off-record đều không thể đăng tải.
2.2. Lịch sử phát triển và tác động của cuộc cách mạng blog" ở Việt
Nam
Blog được "du nhập" vào Việt Nam từ năm 2005, cho đến nay theo ước
tính từ Bộ Thơng tin và truyền thơng, hiện ở Việt Nam (tháng 7-2011) có
khoảng hơn 3 triệu blog và số lượng không ngừng tăng lên, "thi Phần" chia
cho cả 3 loại dịch vụ là: 3600.yahoo, 360plus và Mỹ opera, trong đó 3600 của
Yahoo chiếm trên 90%.
Khi mới ra đời, blog được coi như là một loại nhật ký, website cá nhân,
dần dần, sự phát triển mạnh mẽ của nó đã khiến cho blog phát triển thành một
loại hình báo chí mới, báo chí cơng dân".
Những trang viết bằng tiếng Việt với những quan sát tinh tế của Joseph
Ruelle, một người Canada đến Việt Nam chỉ mới ba năm, đã thu hút gần 3
triệu lưu người truy cập. Nhờ viết blog, Joseph, tên gọi thân mật là Joe đã trở
thành MC của đài VTV6 và cộng tác viên của báo Lao Động. Không chỉ
truyền tin, các bloggers đã giúp chỉ ra sự tắc trách, những sai sót của báo chỉ
chun nghiệp, khơng chỉ Ở Việt Nam, mà cả ở những cơ quan báo chí lừng
danh như truyền hình CBS.
Hiện nay, trong số hơn 3 triệu blog Việt, mặc dù có nhiều blog có hơi
hướng báo chí, nhưng chưa thấy blog nào nổi lên theo đúng khía cạnh báo chí
và cuộc đua nóng bỏng giữa blog và báo chí chính thống trên thế giới vẫn
đang nguội lạnh trên các blog Việt. Có một số weblog "chất lượng" của một
số nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu như nhà sứ học Dương Trung Quốc, nhà
văn Nguyễn Quang Lập, nhà báo Huy Đức (ôsin'blog), nhà báo Vũ Mạnh
Cường... và cả những cá nhân bình thường song chủ yếu là đăng các bài nhận
định, bình luận.
Nhiều người lập blog, từ trê em cho đến người lớn, và cả đại biểu Quốc
hội, nhưng phần lớn các blog Việt chỉ dừng ở việc nêu ý kiến cá nhân dưới

13


dạng bình phẩm mà thơi. Nhưng điều cũng cần phải bàn là bên cạnh những
quan điểm cá nhân nghiêm túc và những câu chuyện riêng khá hấp dẫn đăng
trên blog Việt thì có rất nhiều bài có thể coi là "rác" Khơng ít người coi blog
như một cơng cụ để họ thể hiện minh. Blog vốn là nhật ký cá nhân trực tuyến,
nhưng nhiều người viết ra không phải đáp ứng nhu cầu bày tỏ ý kiến của băn
thân mà là cho người khác đọc. Sự gia tạo đang tràn lan, và do tính kết nối
của Internet, nó cũng có tác động lớn tới cộng đồng.
Blog phát triển tự phát và đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Bằng chứng là
số lượng các blog đáng tin cậy quá nhỏ so với những trang nhật ký điện tử giả
dạng báo chí đang nở rộ. Do khả năng tự động nhận diện bạn bè trên các
mạng xã hội, blog có sức lan tịa nhanh và tạo ra dư luận xã hội mạnh mẽ
không kém báo chí chính thống, và trong một số trường hợp cụ thể thì thậm
chí cịn lởn hơn. Chúng ta cịn chưa qn vụ sập cầu Cần Thơ kinh hồng hồi
tháng 11 -2007, khi đó cộng đồng blog đa làm cư dân mạng xúc động với
hàng loạt những bài viết, hình ảnh từ vụ tai nạn; cổ vũ và làm dấy lên phong
trào quyên góp ủng hộ chia sẻ với các nạn nhân. Năm 2007, blog của một số
bệnh nhân ung thư, chạy thận nhân tạo cũng tạo tiếng vang, làm bao trái tim
thổn thức và rơi lệ khi họ viết và đăng trên blog những tâm sự, những khổ
đau, dằn vặt về bệnh tật nhưng vẫn ngời sáng niềm lạc quan, tin yêu vào cuộc
sống.
Khó có thể thống kê đe biết đã có bao nhiêu cơng dân Việt Nam thiết
lập blog. Người viết tiểu luận này cũng là một blogger, trở thành công dân của
blog từ 2 năm nay. Thật vô cùng thú vị khi thâm nhập vào cộng đồng này.
Nhiều người Việt Nam, chắc chắn, đa số là bạn trẻ, vào blog như đi vào chính
ngơi nhà của mình. Số lượng bạn bè phát triển qua blog tăng lên mỗi ngày.
Mức độ tiếp nhận thông tin, giao lưu và chia sẻ tình cảm thơng qua blog là
khơng thể nào đo đếm được. Thế giới blog dang làm giàu đời sống tinh thần

của giới trẻ.

14


Không phải ngau nhiên mà các blog mang danh Thủ tướng. Người Tiền
Nhiệm, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước, vừa xuất hiện đã có hàng chục
nghìn lượt truy cập ngay. Cộng đồng bloggers, từ ngạc nhiên, tìm thấy ở đó sự
gần gũi. Thật khơng có gì thú vị bằng, khi những cơng dân trê tuổi có thể
"comment" một cách trực tuyến với các nhà lãnh đạo thuộc một thế hệ khác.
Khơng chỉ có những nhà lãnh đạo bị mượn đanh làm blog. Gần đây,
một diễn viên múa được nhiều người biết đến, cơ Linh Nga, cũng có một blog
riêng mà khơng hiểu do ai lập ra. Blog có tên, Linh Nga Dancer. Theo Linh
Nga thì blog này đăng tải nhiều hình ảnh, bài viết về cơ. Cũng chưa có gì quá
đáng được post lên Linh Nga blog. Nhưng, Linh Nga trả lời phỏng vấn trên
Dân Trí nói rằng, người lập blog cịn dùng tên cơ để "comment" với khán giả.
Cô cho biết: tôi không thoải mái chút nào khi liên tục phát đính chính chuyện
này".
Sự kiện người mẫu Xuân Lan địi khởi kiện phóng viên tờ Tiếp thị &
Gia đình về việc sử dụng thơng tin trên blog làm tài liệu báo chí đã tạo nên
một tình huống mới trong ứng xử pháp lý tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong tình
huống này, cũng có hai luồng dư luận, người đồng tình, kê phản đối, và đến
nay cũng chưa có được những thống nhất mang tính pháp lý.

15


CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHẰM TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
INTERNET VÀ BLOG HIỆN NAY

1. Dự báo tình hình phát triển và những vấn đề đặt ra đối với
Internet và blog ở nước ta
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển
như vũ bão và xu hướng tồn cầu hố, quốc tế hố mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội như hiện nay, Internet và blog chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ
mang tinh bùng nổ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nhu cầu ngày càng
cao của con người. Internet đã và đang giải phóng sức lao động của con
người, mở ra vận hội mới cho các quốc gia, dân tộc trong q trình hội nhập
và phát triển. Thơng tin nói chung, Internet nói riêng sẽ trở thành tài nguyên,
trở thành lực lượng sản xuất và động lực sản xuất, làm thay đổi cả thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Với những tín hiệu khả quan của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh
doanh viễn thơng nói riêng, hãng nghiên cứu Business Monitor Intemational
(Anh) năm 2010 đã dự đoán Việt Nam sẽ đạt 31,5 triệu người kết nối mạng
vào năm 2011. Hãng dịch vụ Internet Mỹ Yahoo mới đây cũng khẳng định
Việt Nam là mục tiêu số một của họ tại Đơng Nam Á2.
Internet đem lại nhiều những hữu ích đối với đời sống xã hội, nhưng
Internet cũng đã và đang mang đến khơng ít những hệ luỵ khó lường. Trước
hết nó là cơng cụ hữu hiệu để các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện chiến
lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ. Mặt khác, Internet cịn đang đặt ra
những mối nguy cơ khó lường về an ninh mạng; sự xâm nhập, phá hoại của
tội phạm công nghệ cao, vinh máy tính...
Sự bùng nổ của blog trong thời gian vừa qua gây nhiều bất cập. Các
blog tồn tại tự do và vưu ngồi sự kiểm sốt. Trong khi đó, các qui định,
2

Bài “Số người sử dụng Internet ơ Việt Nam tăng gấp 100 lần sau 8 năm” đăng trên 24h.com.vn

16



nguyên tắc dành cho phương thức truyền thông cá nhân mới mẻ này chưa có
chế tài điều chỉnh.
Mấy năm gần đây, xuất hiện hiện tượng một số vun nghệ sĩ, nhà báo,
chuyên gia, nhà quăn lý... lập blog cá nhân và nổi tiếng từ blog với lượng truy
cập không kém gì báo điện tử. Tuy nhiên, khơng ít người đã để cho blog của
mình trở thành nơi phát tán những luồng gió độc, gây hại Gạo xã hội và cộng
đồng...
Với tư cách là một trang ghi chép cá nhân trên Internet, việc tạo lập dễ
dàng, miễn phí, có thể đưa được nhiều bài, ảnh, phim, nhạc, tạo diễn đàn...
blog có sức hút rất lớn.
Song cũng chính từ đây, đã có khơng ít blog đã trở thành nơi phát đi
những luồng gió độc. Bên cạnh những bài có nội dung tốt có khơng ít bài với
nội dung xấu, thiếu đúng đắn cả về lập trường chính trị, văn hóm lời lẽ có khi
khơng khác một tờ báo hải ngoại phản động. Một nhà thơ khá nổi tiếng lập ra
một blog với 13 chun mục khác nhau, có nhiều thơng tin rất đáng đọc,
nhiều bài khá hay. Nhưng thật tiếc, thỉnh thoảng trong vườn hoa nhiều sắc
màu ấy lại len lôi những cây nấm độc. Có khi là một bài báo kích động hận
thù dân tộc, có khi lại là một bức thư ngỏ kèm lời bênh vực một nhân vật
phạm pháp, thậm chí có cả những bài với nội dung rất xấu độc được "copy"
về từ một trang web hải ngoại.
Chủ nhân của những blog kiểu như trên, có cả những người hiện vẫn
đang công tác tại các cơ quan Nhà nước, đồn thể xã hội hoặc các cơ quan
báo chí. Đáng buồn hơn, có người là nhà báo, bình thường vẫn tác nghiệp,
viết bài theo chuẩn mực chính thống cho đăng lên báo của mình. Nhưng rồi, ở
phía sau, qua blog cá nhân, chính họ lại có những bài viết khác, bộc lộ những
thơng tin với quan điểm hồn tồn trái ngược, thậm chí có những "bi mật" mà
lẽ ra với lương tâm, trách nhiệm, dạo đức nghề nghiệp, họ khơng nên cơng bồ.
Khơng ít người, bản chất vốn khơng phải là người xấu và cũng khơng hề có
quan hệ với các thế lực phản động nhưng chỉ vì sĩ diện cá nhân, muốn được

17


nổi tiếng thơng qua blog, muốn blog của mình cũng có số má" bằng lượng
truy cập lên tới hàng triệu lượt nên đã cố tình tìm kiếm, đưa những thơng tin
giật gân, hậu trường chính trị, lá cải... mà khơng lường hết hậu quả của chúng.
Thật động tiếc, hiện nay, trên nhiều trang web, diễn đàn phản động từ
nước ngoài, các thế lực thù địch đã "đánh hơi" thấy sự nở rộ các loại blog
kiểu này và lập tức quăng bá, giới thiệu một loạt danh sách các blog "hoi" từ
Việt Nam. Trong danh sách mà chúng cho là "cùng hội cùng thuyền" đó, thật
đáng buồn có cả những văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà khoa h9c nổi tiếng trong
nước. Họ có thể khơng hề tiếp tay cho các thế lực đó, song đã bị lợi dụng bởi
những bài viết vơ tình phát đi "luồng gió độc".
2. Bài học quản lý, 1ương tâm và trách nhiệm
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 288-2008 về quăn lý, cung cấp, sứ dụng dịch vụ Internet, trong đó có các quy
định rõ đối với việc quản lý blog và cũng đã có một vài chủ blog phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm pháp luật nhưng thế giới
blog hiện vẫn là "miền cỏ hoang" cần thanh lọc hơn nữa. Vẫn biết rằng, blog
là mơi trường mang tính tự do cá nhân cao và hoạt động cửa các văn nghệ sĩ,
nhà khoa học cũng đòi hỏi tư duy độc lập sáng tạo, mang đậm dấu ấn phong
cách cá nhân... nhưng khơng thể vì thế mà để blog trở thành nơi tùy tiện phát
đi những nội dung xấu độc Hiện nay, vẫn còn nhiều "lỗ hổng" xung quanh
vấn đề này. Ở Việt Nam, có tới 70% người dùng sứ dụng blog từ nhà cung cấp
Yahoo và hiện nay, một số lượng lớn khác sử dụng từ nhà cung cấp Google.
Tuy nhiên, hai nhà cung cấp này lại đều là nhà cung cấp nước ngoài, chưa
phải chịu những cam kết phối hợp quăn lý chặt chẽ với các cơ quan chức năng
trong nước.
Có thể tham khảo kinh nghiệm quản lý từ những nước từng quản blog
"rất chặt" như Trung Quốc và Ma-lai-xi-a, họ đều yêu cần chủ nhân blog cơng
bố danh tính, nơi ở cùng nhiều quy định chặt chẽ khác. Gần đây, đã có bạn

đọc phản ánh việc có blog yahoo 360plus đưa tin phản động. Bạn đọc dã dùng
18


chức năng báo cáo của blog 360plus để báo cáo về những blog này, nhưng có
5 lần thực hiện đều không thấy phản hồi mà nhà cung cấp lại gửi bản tin tự
động yêu cầu phải báo cáo bằng... tiếng Anh và theo luật pháp của... Xin-gapo, do nhóm phát triển dịch vụ nằm ở Xin-ga-po. Đó là điều vơ lý vì yahoo
plus là một sản phẩm chỉ dùng cho thị trường Việt Nam, do Yahoo Việt Nam
quản lý thì phải tuân thủ đầy đủ luật pháp của Việt Nam. Khơng thể để các
nhà cung cấp đứng ngồi cuộc và thiếu trách nhiệm như vậy!
TS. Nguyễn Tử Quăng, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng BKIS từng
cho biết, về mặt kỹ thuật, hoạt động của những chủ nhân blog trong nước, nếu
tham gia những việc phạm pháp, dù tinh vi đến đâu cũng đều có thể bị phát
hiện nhờ biện pháp kỹ thuật. Thế nhưng, với những blog có "rác đen", nấm
độc" mà chúng tôi đề cập trong bài viết này, ranh giới giữa vi phạm pháp luật
và vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trái lương tâm, đạo lý đôi khi là khá mong
manh. Có thể có những sai phạm do vơ tình, có thể có những sai sót chưa đến
mức độ truy cứu pháp luật.
Vì vậy, diều quan trọng nhất là mỗi chủ nhân blog, nhất là với danh dự,
uy tín của người nổi tiếng, càng phải đề cao trách nhiệm trước cộng đồng,
trước xã hội cũng như trước cơ quan, đơn vị nơi mình đang cơng tác. Chỉ có
sự tự giác "tự thanh lọc" của họ mới là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất
giúp blog không cịn "nấm độc".
Về phía các cơ quan, đồn thể, hội nghề nghiệp... cũng cần phải quan
tâm hơn trong việc quản lý blog cá nhân thành viên trong đơn vị mình, nhất là
khi có nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quản lý. Ở một khía cạnh
khác, cùng với xử lý, ngăn chặn cái xấu thì đã đến lúc biểu dương, khen
thưởng những blogger nổi tiếng và có đóng góp tích cực cho cộng đồng, nhân
lên nhiều blog hay và đẹp cũng là việc cần làm.
Với nhiều vấn đề nảy sinh hiện nay trên blog liên quan đến các yếu tố

chính trị, pháp lý, văn hố đặt ra u cầu đối với việc kiểm sốt blog thơng
qua một phương thức hợp lý. Vấn đề đặt ra là kiểm soát nhưng vẫn phải tôn
19


trọng quyền tự do và ý kiến cá nhân. Kiểm sốt là đặt ra một khn khổ,
phạm vi hợp lý cũng như định hướng để blog phát triển lành mạnh, có hiệu
quả.
3. Mã số giải pháp và kiến nghi nhằm tăng cường công tác quăn lý
Nhà nước về hoạt động Internet và blog
Phải thừa nhận rằng quản lý Internet và blog là một vấn đề cực kỳ nhạy
cảm và không đơn giản thực hiện bằng các biện pháp hành chính hay kỹ thuật
đơn thuần. Hầu hết các nước phát triển đều khơng có chế tài quản lý blog
cũng như "ngăn cấm" người dân tiếp cận với Internet. Với sự phát triển của
khoa học - công nghệ, Internet ngày càng cho chúng ta thấy năng lực kinh
ngạc của mình. Mỗi ngày, trên thế giới, có hăng trăm nghìn blog mới xuất
hiện.
Trong thực tế, một số chinh phu tính đến việc kiểm sốt blog nhưng
khơng thể làm nổi. Singapore đã rút lại lệnh bắt các blogger đăng lý với cơ
quan chức năng từ thăng 7-2006. Bản thân giới blogger cũng nhận thấy vấn
đề này.
Với phương châm, quản lý khơng có nghĩa hạn chế sự phát triển mà
định hướng, tạo hành lang pháp lý cho Internet và blog phát triển một cách
lành mạnh, tích cực, Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở pháp
lý nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.
Nhóm các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động của Internet và blog:
Một là, phải có kế hoạch xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược và
quy hoạch phát triển Internet và blog. Ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động

Internet và dịch vụ Internet. Việc thiết lập trang thông tin điện tử, việc cung
cấp, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin điện tử trên Internet phải tuân thủ
các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, pháp luật về sở hữu trí tuệ,

20


pháp luật về báo chí, pháp luật về xuất bản, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà
nước, pháp luật về bản quyền, pháp luật về quảng cáo, v.v...
Hai là, tăng cường các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh thông tin trong
lĩnh vực Internet bao gồm các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ,
chủ động phòng, chống tội phạm đối với hoạt động Internet;
Thứ ba, Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung
cấp và sử dụng dịch vụ Internet, blog đồng thời tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về Internet và blog. Có biện pháp để
ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet và blog gây ảnh hưởng đến an ninh
quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định của
pháp luật và để bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của Internet và blog.
Thú tư, khẩn trương xây dựng quy chế mang tính định hướng cụ thể
nhằm bảo đảm có chế tài xử lý kịp thời khi phát hiện những nội dung xấu trên
blog. Quy chế hoạt động blog cần lưu tâm đến cả hai mặt đang tồn tại đối với
blog, mặt tích cực và tiêu cực, khuyến khích mặt tích cực của blog và hạn chế
đến mức tối đa những mặt tiêu cực của blog.
Blog là loại hình cung cấp và trao đổi thơng tin của cá nhân với đơng
đảo cá nhân trong xã hội. Bởi vì, bản thân chủ thể của blog là cá nhân - vừa
soạn ra thông tin, cung cấp thông tin. Cho nên, trách nhiệm của cá nhân đối
với thơng tin đó rất lớn, phải chịu trách nhiệm toàn bộ từ khi soạn thảo thông
tin đến khi cung cấp thông tin với xã hội. Khác với báo chí, trang tin - chủ thể
cung cấp thông tin lớn hơn, blogger là người duy nhất chịu trách nhiệm ở đây.
Chính vi vậy, vấn đề then chốt để quản lý nội dung blog là quăn lý

được các weblog chính thống, có đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng.
Từ đó, sẽ quản lý được nội dung của các blog và blogger phải tuân thủ. Khi
blogger hoạt động tại weblog đó, mở hoạt động phải thơng qua sự kiểm duyệt
của quản trị. Khi có gì sai phạm, chính weblog đó là người chịu trách nhiệm
với cơ quan quản lý. Cơ quan quăn lý chỉ cần chú ý đến các trang do cá nhân,
nhằm nhỏ thành lập và lo điều kiện cho các weblog chính thống phát triển.
Điều này giúp cho cơ quan chức năng không phải lập ra bộ máy quản lý mà
chỉ cần một nhóm giám sát hệ thống blog.
21


KẾT LUẬN
Sự xuất hiện của blog cũng là một loại hình ứng dụng CNTT và
Internet, là cơ sở tạo điều kiện cho người dân sứ dụng Internet. Có thể nói
blog có đóng góp rất lớn vào ty lệ dân số trên 3 1,7% sử dụng Internet với
khoảng 27,3 triệu người dùng, đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ sử
dụng Internet cao trên thế giới. Hơn nữa, với khả năng truyền tải thông tin
nhanh, thuận lợi đáp ứng trao đổi chia sẻ, và cung cấp thông tin ngày càng lớn
của người dân, việc blog bùng phát là phù hợp với quy luật chung. Nhưng mặt
tiêu cực của nó cũng rất lớn. Khi các phương tiện càng hiện đại, sức phổ cập
càng rộng lớn, nhanh nhạy, nếu bị lợi dụng thì tác động của nó rất lớn, hậu
quả khơn lường. Blog cũng như báo chí trực tuyến hay Internet nói chung, là
săn phẩm của văn minh nhân loại, nó cần được khai thác tốt để phục vụ cuộc
sống trên mọi lĩnh vực. Định hướng tốt, quân lý và khai thác tốt thế mạnh và
hiệu quả của blog sẽ góp phần rất lớn trong công tác tuyên truyền, trong việc
đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, đặc biệt, trong việc đấu tranh
chống các luận điệu thù nghịch; góp phần mở rộng và phát triển nền dân chủ,
nâng cao dân tri và tạo cơ hội hưởng thụ thông tin bình đẳng cho người dân.
Là hình thức truyền thơng ra đời muộn nhưng dựa trên nền tảng
Internet, hiện tượng blog trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có sự phát

triển "Phù Đồng bởi nó tích hợp sức mạnh cơng nghệ của truyền thơng hiện
đại. Nó đem đến những đặc điểm mới, rất mới về phương diện truyền thơng.
Mơ hình truyền thơng thế hệ mới đang tạo điều kiện cho mỗi người hình
thành một kênh liên lạc riêng. Hiện tượng này về lâu dài sẽ tạo ra những biến
đổi sâu sắc trong hoạt động truyền thơng nói riêng và tồn bộ xã hội nói
chung.
Sự bùng nổ của blog với khối lượng thông tin, tri thức khổng lồ và tốc
độ nhanh đã thực sự tác động đến các cơ quan truyền thông đại chúng, tác
động đến các hoạt động quảng cáo, PR, tác động đến dư luận xã hội, hình
22


thành nên một thế hệ công chúng truyền thông mới năng động, tích cực hơn.
Một vấn đề khác của blog là khơng ít blog trong số 60 triệu blog hiện có được
xây dựng vì những mục tiêu khơng tốt đẹp. Đồng thời, tồn tại nhiều hành vi
sai trái trên mạng, chẳng hạn như chép bài của người khác đưa lên trang blog
và coi đó là của mình (ăn cắp trên mạng), thậm chí có những trường hợp bêu
xấu người khác (vu khống trên mạng), và những hành vi vu cáo này, ở mức
độ cực đoan, có thể dẫn tới những sự hậu quả nghiêm trọng về mặt danh dự,
uy im, hay sinh mạng chính trị của người bị vu cáo.
Suy đến cùng thì cơng nghệ thơng tin và tiến bộ của khoa học kỹ thuật
chỉ là những phương tiện, và bên cạnh những ích lợi mà chúng có thể đem lại
thì bao giờ cũng có những mặt tiêu cực, và mặt nào chiếm ưu thế phụ thuộc
rất nhiều vào những người sử dụng. Rơ ràng là khó có the trơng chờ vào việc
cộng đồng mạng có thể có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ uy tín của tập
thể và cho mỗi thành viên. Xã hội ngày càng mở, con người ngày càng mở
rộng khoảng khơng gian của mình, khơng chỉ trong khơng gian vật lý mà cịn
trong khơng gian mạng. Dù thế nào đi chăng nữa, thì việc xuất hiện và phát
triển của blog cũng là một phát triển hợp quy luật, thỏa mãn được một số nhu
cầu rất cơ bản của con người, và vì thế là một xu hướng không thể và không

nên cưỡng lại.
Vấn đề là làm thế nào để khai thác được mặt tích cực, đồng thời giảm
thiểu được những tác hại tiêu cực do blog có thể đem lại.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghi định 97/2008/NĐ-CP, ngày 28-8-2008 của Chính phủ về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
2. Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT, ngày 10-10-2002 của Bộ Văn
hố - Thơng tin ban hành Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin,
thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet.
3. Phấn đầu để báo chi nức ta phải triển đúng ảnh hưởng, mạnh mẽ,
vững chắc trong thời gian tới của đồng chí Tơ Huy Rửa đăng trên Tạp chí
Cộng sản số ra ngày 15-1-2007.
4. "Mã số vấn đề về phát triển báo chị hiện nay', Tạ Ngọc Tấn, đăng
trên Tạp chí Cộng sản ngày 28-1 1-2006.
5. "Mã số vấn đề về lãnh đạo, quăn lý báo chí trong tình hình hiện nay"
của tác giả Trần Đăng Tuấn đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 20-1 1-2007.
6. "Quản lý blog khơng có nghĩa là thắt cho, mà tạo hành lang pháp ty
cho phát triển - Bài trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông Đỗ Quý Dỗn với phóng viên VTC News.
8. "Quản lý blog như trói chân chim trời" của nhà báo Huy Đức, đăng
trên Vietnam Joumalism ngày 21-8-2007.
9. “Blog và cuộc đua với báo chi chính thống" của nhà báo Huy Đức,
đăng trên Vietnam Joumalism ngày 23-8-2007.
10. "Giải pháp nào đe ngăn chặn blog đen, blog bẩn?" đăng trên
Vietnamnetngày 23-10-2007.
11. "Vơ tình phát tán luồng gió đức" của tác giả Nguyễn Văn Minh

năng trên Báo Quân đội Nhân dân điện từ, ngày 17-7-2011.
12. “Internet. Vận hội và cũng là ông trách của thế hệ trẻ.!” - Bàn tròn
trực tuyến của Vietnamnet với GS-TS ĐỖ Trung Tá, Bộ trưởng Bộ Bưu chính
viễn thơng.

24


13. Lịch sử nghiên cứu lý tuần báo chí ở Việt Nam. PGS, TS Trần Thế
Phiệt, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 1998-2008.
14. Báo chí thé giỏi xu hướng và phát triển, Đinh Thị Thấy Hằng, NXB
Thông tấn 2008.
15. Cơ sở lý luận của báo cả(, E.P. Prôkhôrốp, (tập 1,2) NXB Thông tấn
2004.
1 6. Một số bài báo đăng trên Nghe bao. Com, Vietnam- Journlism.

25


×