Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta và những vấn đề xoay quanh thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa của nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.31 KB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Từ lâu, thủy sản là loại thực phẩm phổ biến được ưa chuộng ở nhiều quốc gia, nhất là các
quốc gia có biển hoặc có các thủy vực nội địa lớn. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, gia
tăng dân cư, nhu cầu về thủy sản ngày càng lớn để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng từ
cao cấp đến bình dân. Ngoài ra, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn
các loại thực phẩm khác, trong khi dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng
và càng làm cho nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới tăng mạnh. Tăng trưởng tiêu dùng
thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển, mà còn ở các nước đang
phát triển. Cùng với xu thế tiêu thụ này thì việc trao đổi xuất nhập khẩu thủy sản giữa các
quốc gia được đẩy mạnh và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó.
Nghiên cứu sự tăng trưởng xuất khẩu cá tra- basa Việt Nam ra thị trường thế giới nói
chung và trên các thị trường chủ lực nói riêng vẫn còn có những yếu tố bất ổn đe doạ đến
tốc độ tăng trưởng khó đạt được mục tiêu.
Với mong muốn đề xuất những giải pháp thích hợp cho việc phát triển xuất khẩu thủy sản
nói chung cũng như xuất khẩu cá tra –cá basa nói riêng nhóm chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu là: “Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta và những vấn đề xoay
quanh thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa của nước ta hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu lý luận:
- Nhận dạng rõ các thị trường xuất khẩu tiềm năng trên thế giới.
- Nghiên cứu kinh nghiệm mở rộng và xâm nhập thị trường trên thế giới từ vấn đề thực
tiễn và rút ra các bài học cho Việt Nam.
 Mục tiêu thực tiễn:
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các thị trường. Nghiên cứu nhiều
nhân tố tác động đến khả năng duy trì và mở rộng thị trường xuất thủy sản nói chung và
cá tra cá basa nói riêng.
- Đề xuất những giải pháp để giữ vững và gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên các
thị trường hiện nay.
KTNTTS 1
3. Phương pháp nghiên cứu


 Phương pháp phân tích thống kê: Đánh giá các số liệu thống kê lấy từ các nguồn:
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
- Từ báo cáo tổng kết của bộ thuỷ sản.
 Phương pháp giám sát: Theo dõi các biến động tình hình xuất khẩu cá tra- basa
của Việt Nam trên thế giới qua các năm.
 Phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan xuất khẩu cá tra basa, để đánh
giá phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra – basa của Việt
Nam sang các thị trường, bao gồm: Nhân tố tác động ở tầm vĩ mô, và nhân tố xuất
phát từ các nhà kinh doanh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng: các sản phẩm xuất khẩu thủy sản hiện nay và ví dụ cụ thể về xuất khẩu
cá tra, cá basa.
− Phạm vi nghiên cứu: thị trường thế giới.
B. NỘI DUNG.
I. Giới thiệu về các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2012 Việt Nam XK thủy sản đi 156 thị trường.Top 10 thị trường chính gồm
Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc & Hồng Kong, ASEAN, Australia, Canada,
Mexico và Nga chiếm 85% giá trị XK.Dưới đây là cơ cấu sản phẩm thủy sản XK sang 5
thị trường chính:
Mỹ: Vượt qua EU đứng đầu về NK thủy sản Việt Nam chiếm gần 19,4% tổng giá trị
XK với tổng giá trị NK 1,19 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2011.Mỹ đứng đầu về NK
cá ngừ của Việt Nam (chiếm 44% tổng giá trị XK cá ngừ) với doanh số năm 2012 ước
đạt 245 triệu USD, tăng 43% so với năm 2011. Là thị trường tiêu thụ tôm và cá tra đứng
thứ 2 sau EU. Trong đó NK tôm từ VN đạt khoảng 455 triệu USD, giảm 19% so với năm
2011, NK cá tra đạt khoảng 359 triệu USD, tăng 8% so với năm ngoái.
Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang Mỹ năm 2012
Sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%)
Tôm 454.570.174 38,1
Cá tra 358.864.975 30,1
Cá ngừ 244.734.269 20,5

Cá các loại khác 64.010.841 5,4
Cua ghẹ và giáp xác khác 53.266.942 4,5
KTNTTS 2
Mực và bạch tuộc 9.797.877 0,8
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 6.964.446 0,6
Tổng cộng 1.192.209.524 100,0
EU: Chiếm 18,5% giá trị XK thủy sản của Việt Nam. NK thủy sản từ Việt Nam liên tục
giảm qua các tháng, cả năm đạt khoảng 1,135 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2011. Trong
đó, tôm giảm mạnh nhất (-24,5%) đạt 311 triệu USD, cá tra giảm 19% đạt 426 triệu USD,
mực, bạch tuộc giảm 19% đạt 100 triệu USD. Riêng cá ngừ Việt Nam XK sang thị trường
EU vẫn tăng trưởng tốt (+43%) với khoảng 114 triệu USD.
Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang EU năm 2012
Sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%)
Cá tra 425.836.279 37,5
Tôm 311.737.002 27,5
Cá ngừ 113.831.307 10,0
Cá các loại khác 108.726.837 9,6
Mực và bạch tuộc 99.607.140 8,8
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 52.552.670 4,6
Cua ghẹ và giáp xác khác 23.023.906 2,0
Tổng cộng 1.135.315.141 100,0
Nhật Bản: Năm 2012, NK thủy sản từ Việt Nam đạt gần 1,10 tỷ USD, tăng 9,3% so
với năm 2011. Là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, nhưng năm 2012 đã dựng
KTNTTS 3
lên rào cản Ethoxyquin đối với tôm NK từ Việt Nam, khiến cho kết quả XK sụt giảm
vào cuối năm. XK tôm sang Nhật cả năm đạt 618 triệu USD, tăng 1,7% so với năm 2011
do kết quả nửa đầu năm luôn tăng trên 20%. Ngoài ra, XK các mặt hàng chính khác như
mực, bạch tuộc, cá ngừ và chả cá surimi vẫn duy trì tăng trưởng khả quan (13 - 33%).
Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang Nhật Bản năm 2012
Sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%)

Tôm 617.747.203 56,3
Cá các loại khác 249.061.837 22,7
Mực và bạch tuộc 143.860.507 13,1
Cá ngừ 54.238.204 4,9
Cua ghẹ và giáp xác khác 21.379.923 1,9
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 7.935.017 0,7
Cá tra 2.886.765 0,3
Tổng cộng 1.097.109.455 100,0


Hàn Quốc: Chiếm 8,3% tỷ trọng XK thủy sản của Việt Nam, năm 2012 đạt giá trị NK
từ Việt Nam 509 triệu USD, tăng 6,5%so với năm 2011. Là thị trường ổn định và tiềm
năng đối với thủy sản Việt Nam, nhất là các mặt hàng mực, bạch tuộc, chả cá surimi,
tôm và cá ngừ. Là thị trường đứng thứ 5 về tiêu thụ tôm của Việt Nam, chiếm gần 8% tỷ
KTNTTS 4
trọng, nhưng từ cuối năm 2012, Hàn Quốc đã áp dụng kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm
NK từ Việt Nam, vì vậy XK tôm sang thị trường này năm 2013 sẽ khó khăn hơn.
Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang Hàn Quốc năm 2012
Sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%)
Tôm 171.400.264 33,7
Cá các loại khác 171.262.991 33,7
Mực và bạch tuộc 148.301.368 29,1
Cá ngừ 7.440.049 1,5
Cá tra 5.038.076 1,0
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 2.658.664 0,5
Cua ghẹ và giáp xác khác 2.657.131 0,5
Tổng cộng 508.758.544 100,0







Trung Quốc: Là thị trường đứng thứ 5, chiếm 6,7% tỷ trọng, đạt tăng trưởng khả
quan trên 26%, trị giá 419 triệu USD, nhưng tiềm ẩn mối lo ngại cho Việt Nam, vì Trung
Quốc đồng thời là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường XK thủy sản, nhất là
mặt hàng tôm. Trung Quốc đứng thứ 4 về NK tôm từ VN với 255 triệu USD, tăng 14%,
chưa kể đến việc thương lái Trung Quốc thu gom tôm nguyên liệu qua đường tiểu ngạch,
kể cả tôm có bơm chích tạp chất, gây xáo trộn thị trường tôm nguyên liệu trong nước,
ảnh hưởng đến chất lượng tôm của Việt Nam.
Cơ cấu sản phẩm thủy sản VN XK sang Trung Quốc năm 2012
Sản Phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%)
Tôm 255.431.528 60,9
Cá tra 72.966.792 17,4
Cá các loại khác 45.172.402 10,8
KTNTTS 5
Mực và bạch tuộc 24.381.568 5,8
Cá ngừ 13.728.754 3,3
Cua ghẹ và giáp xác khác 5.887.836 1,4
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 1.607.921 0,4
Tổng cộng 419.176.799 100,0


Năm 2013, tình hình xuất khẩu thủy sản nước ta cũng có khởi sắc, giá trị xuất khẩu
vào thị trường EU đạt 87 triệu USD, tăng 18,06 %. Còn thị trường Mỹ là trên 82 triệu
USD, tăng 17,02%.
STT Tỷ lệ GT (USD) Tỷ lệ GT(%)
1 EU 87.914.015 18,06
2 Mỹ 82.857.473 17,02
3 Nhật Bản 73.746.387 15,15

4 Hàn Quốc 37.075.108 7,62
5 ASEAN 35.799.392 7,36
6
Trung Quốc và
HongKong 42.418.924 8.72
7 Các thị trường khác 126.871.978 26,07
Nguồn: www.vasep.com.vn
II. Tình hình xuất khẩu cá Tra cá Basa của Việt Nam hiện nay.
1. Giới thiệu về cá Tra cá Basa.
Cá basa là một loại cá da trơn thuộc giống Panganinh được phân bố trên khắp thế
giới. Giống cá này có hơn 2500 loài cùng có chung tên tiếng anh là Catfish. Ở Việt nam,
KTNTTS 6
cá tra và cá basa là loài cá đặc hữu của sông MêKông, được người dân nuôi và trở
thànhmặt hàng xuất khẩu mạnh trong vài năm gần đây. Cá basa của ta được nuôi dưỡng
trong môi trường nước sạch, đảm bảo vệ sinh, cá lớn tự nhiên cho nên chất lượng tốt,
thịt thơm ngon, cơ thịt mềm mại. Vì vậy, cá basacủa Việt Nam ngày càng được ưa
chuộng và được basa là loài cá quý téc ở Mỹ và một số nước khác trên thị giới.
Cá tra dễ nuôi, dễ đánh bắt, cho nămg suất cao, thịt thơm .Cá tra ăn tạp, có ngưỡng
ôxi thấp, sức sống cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh, cá ít bệnh, nuôi trong vòng 8-10
tháng đạt trọng lượng 1kg/con.
Thế nhưng, một số Thượng NghịSỹMỹcho rằng: Cá da trơn của Việt nam nuôi ở
sông MêKông có thể chứa cả dư lượng chất độc màu da cam mà quân đội Mỹ đã rải
xuống đây trong thời gian chiến tranh và cá basa Việt nam được bán dưới cái tên catfish
làm cho dân Mỹ nuôi cá catfish không lại và có nguy cơ phá sản và họ kêu gọi Quốc hội
Mỹ thông qua dự luật H.R 2439 dưới tên gọi “ghi nhãn về nguồn xuất xứ” đối với cá
nuôinhập khẩu trong khâu bán lẻvới những lập luận công khai bôi nhọsản phẩm cá Việt
Nam.
Do vậy, Tổng thống Mỹ phê chuẩn luật 107-76 (gián nhãn cá catfish) gây trở ngại cho
việc xuất khẩu cá basa và cá tra của Việt Nam sang Mỹ. Cá basa và cá tra Việt Nam bị
cấm không được sử dụng tên gọi “catfish”. Vì vậy, theo Bộ thuỷ sản, từ ngày 1/8/2002

các doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu cá basa, cá tra sang thị trường Mỹ phải
thực hiện việc ghi tên thương mại cho hai loại cá này tên tất cả các bao bì carton, hộp
giấy và các tới PE đống gói nhỏ từ 1 kg trở xuống.
Cụthể, cá tra có thể dùng một trong các tên sau: Basa catfish, MeKong catfish, Pangas
catfish; cá basa dùng các tên sau: basa Bocourti,basa bocourti. Trên nhãn tất cả các loại
bao bì sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu phải ghi ‘’sản phẩm của Việt Nam’’ (product of
Vietnam), hoặc ‘’sản xuất tại Việt Nam’’ ( Made in Vietnam).
2. Thực trạng xuất khẩu cá Tra cá Basa.
Năm 2011:
KTNTTS 7
Nguồn: www.vasep.com.vn
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Chính phủ, Bộ NN-PTNT,
các bộ ngành liên quan, các tỉnh thành ĐBSCL và sự nỗ lực của người nuôi, các doanh
nghiệp… sản xuất và xuất khẩu cá tra năm 2011 đạt kết quả ấn tượng: Sản lượng cá thu
hoạch gần 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,8 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm
2010. Cá tra Việt Nam đã có mặt ở 135 thị trường trên thế giới, trong đó xuất khẩu sang
EU chiếm 29,1%; Hoa Kỳ chiếm 18,4% Tỷ trọng cá tra xuất khẩu năm 2011 đạt 29,5%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản; duy trì vị trí số 2 sau mặt hàng tôm.
Năm 2012:Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, năm 2012, xuất khẩu
cá tra đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2011 và thấp hơn so với mục tiêu 1,8 tỷ
USD do những khó khăn về nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu, thị trường tiêu thụ trầm
lắng, nguồn cung nguyên liệu không ổn định và giá trung bình xuất khẩu thấp.
THỊ TRƯỜNG
Giá trị xuất
khẩu
Tỷ lệ GT
(%)
So với cùng kỳ 2011 (%)
KTNTTS 8
EU 425,836 24,4 -19,1

Tây Ban Nha 86,710 5,0 -20,3
Hà Lan 68,437 3,9 -22,3
Đức 57,435 3,3 -35,0
Anh 36,165 2,1 -2,2
Mỹ 358,865 20,6 +8,2
ASEAN 110,407 6,3 -0,4
Singapore 35,549 2,0 -3,0
Philippines 27,437 1,6 +11,7
Malaysia 22,062 1,3 +2,9
Mexico 101,506 5,8 -6,9
Brazil 79,099 4,5 -6,4
TQ và HK 72,967 4,2 +31,5
Hồng Kông 42,232 2,4 +7,9
Arập Xêut 52,295 3,0 -10,7
Colombia 52,291 3,0 -0,004
Các TT khác 491,503 28,2 +3,0
Tổng cộng 1.744,769 100 -3,4
Nguồn: www.vasep.com.vn
Năm 2013:Sẽ có thêm một số diện tích cá tra nuôi bị thu hẹp, đặc biệt là ở những hộ nuôi
nhỏ lẻ, và một số doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng. Điều này sẽ góp phần làm giảm
nguồn cung và đẩy giá cá tra nguyên liệu tăng, dự kiến dao động 24.000-26.000 đồng/kg,
cao hơn mức bình quân năm 2012.
THỊ TRƯỜNG
Tháng 12/2012
(GT)
Tháng 1/2013 (GT)
Tỷ lệ GT
(%)
So với cùng kỳ
2012 (%)

EU 34,160 37,206 22,8 +17,4
Tây Ban Nha 6,821 9,028 5,5 +49,1
Đức 5,468 5,954 3,6 +35,7
Hà Lan 4,807 5,096 3,1 -8,1
Ba Lan 2,119 2,372 1,5 -15,8
Mỹ 22,982 26,671 16,3 +31,3
Brazil 11,133 13,270 8,1 +86,7
Mexico 11,212 13,008 8,0 +2,0
ASEAN 9,222 11,307 6,9 +82,2
KTNTTS 9
Singapore 3,043 3,631 2,2 +72,5
Thái Lan 1,617 2,762 1,7 +112,6
Malaysia 2,457 2,370 1,5 +117,8
TQ và HK 7,063 7,363 4,5 +108,2
Hồng Kông 3,454 3,361 2,1 +15,6
Colombia 5,318 6,352 3,9 -0,8
Arập Xêut 4,674 4,641 2,8 +119,9
Các TT khác 41,988 43,450 26,6 +67,6
Tổng cộng 147,753 163,267 100 +40,7
GT: Giá trị (triệu USD)

Thể hiện tháng 1/2013 EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 37,205,895 (USD)
chiếm 22.79% tỷ lệ giá trị ,sau đó thị trường Mỹ với 26,670,504 (USD) chiếm 16.34%
GT, ASEAN với 11,306,956(USD.
3. Những vấn đề xoay quanh thị trường xuát khẩu cá Tra cá Basa
a. Khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu.
− Khó khăn về nguyên liệu : vì không tổ chức được liên kết nghành , nhiều doanh nghiệp
lớn đã tự đứng ra tổ chức chuỗi sản xuất của mình bằng việc mở rộng đầu tư đến những
khâu đầu tiên của chuỗi sản xuất :sản xuất giống , sản xuất thức ăn và nuôi cá. Nhưng
hầu hết các doanh nghiệp kiểu này cũng chỉ đáp ứng được vài chục phần trăm nhu cầu

nguyên liệu của mình.Sự biến động của giá bán cá tra ảnh hưởng lớn đến vùng nguyên
liệu.Năm 2008, khủng hoảng thừa nguyên liệu, người nuôi cá phải “đóng” ao vùng
nguyên liệu từ 6000 ha còn lại 4800.Sau đó thị trường xuất khẩu mở rộng, giá nguyên
liệu tăng trở lại, nhà máy không có cá để mua.
− Khó khăn về vốn: nhu cầu vốn để đầu tư vào vùng nguyên liệu và công nghệ vẫn là khó
khăn chủ yếu của doanh nghiệp.Hiện nay (6 tháng đầu năm 2012 ) do xuất khẩu xuống
thấp, thiếu vốn nợ dây chuyền giữa doanh nghiệp, người nuôi cá,đại lí cung cấp thức ăn,
thuốc thú y thủy sản, con giống ngân hàng đã tạo ra một bức tranh ảm đảm của nghành cá
tra. Các nhà máy sản xuất cầm chừng và trong thời điểm khó khăn nhất đã xuất hiện
những doanh nghiệp không đủ sức trả nợ, bên bờ vực phá sản.
KTNTTS 10
− Khó khăn về công nghệ :công nghệ chế biến của các doanh nghiệp không đồng bộ chỉ có
hơn chục “đại gia đầu tư cho nhà máy có thiết bị và công nghệ đáp ứng nhu cầu của
khách hàng (với loại sản phẩm hiện tại là cá filte). Còn lại ở qui mô nhỏ,công nghệ lạc
hậu dù tiếp cận được khách hàng nhưng khó đáp ứng được nhu cầu đối với các thị trường
khó tính như mỹ, EU.Chưa có đầu tư cho phát triển công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu sản
xuất sản phẩm sâu, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra hàng hóa có giá trị gia tăng cao, lại giá
trị xuất khẩu cao cho con cá tra.
b. Những khó khăn của thị trường xuất khẩu.
− Thiếu sự liên kết Hội ngành nghề. Hiện nay hai hội của ngành là Hội nghề cá Việt Nam
(tập hợp người sản xuất nguyên liệu là người nuôi cá, nghư dân) và Hội xuất khẩu thủy
sản (VASEP – tập hợp những doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu) chưa có sự liên kết. Về
quản lý nhà nước có quá nhiều cơ quan, đơn vị cùng quản lý ngành này. Ban điều hành cá
tra do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đứng đầu, chủ tịch hoặc phó
chủ tịch các tỉnh sản xuất cá tra làm ủy viên, nhưng cơ chế hành chính này không điều
hành được thị trường.
− Hoạt động xúc tiến thương mại yếu kém và chồng chéo. Đang có tình trạng tranh nhau
đưa doanh nghiệp đi tìm thị trường như giữa Cục xúc tiến thương mại (Bộ công thương),
Hội xuất khẩu thủy sản, Tổng cục thủy sản (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)…
Các chương trình xúc tiến thương mại hằng năm thường không sử dụng hết ngân sách

được cấp vì nhiều hoạt động phải hủy bỏ vào giờ chót do doanh nghiệp không tham gia.
Chưa xây dựng được thương hiệu chung của ngành để hợp lực, gia tăng sức cạnh tranh.
− Bán phá giá: Vụ việc này đã xảy ra trên nhiều thị trường. Đối với thị trường Mỹ, đây là
vấn đề mà trong 8 năm liên tiếp có 8 lần cá tra, cá basa nội địa đứng trước việc bị Mỹ áp
thuế chống phá giá, trong đó Việt Nam đều là bị đơn. Thuế chống bán phá giá lần thứ 8
được thực hiện từ năm 2011, mức thuế tạm thời đối với các doanh nghiệp có khối lượng
chiếm đa số trong tổng lượng cá tra, cá basa xuất khẩu vào Mỹ, được lựa chọn làm bị đơn
bắt buộc tham gia quá trình điều tra đều là 0 đôla/kg. mức thuế tạm thời cho các bị đơn tự
nguyện cũng là 0 đôla/kg, còn thuế toàn quốc là 2,11 đôla/kg. Trong 8 năm qua thì
Bangladesh được chọn là quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá áp dụng cá tra, cá
basa Việt Nam. Hiện nay thì bộ thương mại Mỹ đang tiến hành xem xét việc có thay thế
KTNTTS 11
bên thứ 3 là Philippin hoặc là Indonexia thay cho Bangladesh để làm căn cứ tính thuế
chống bán phá giá. Nếu phía Mỹ lựa chọn thay thế bên thứ 3 để làm căn cứ thì sẽ rất bất
lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta. Dự kiến, vào ngày 14/3 tới Bộ Thương
mại Mỹ sẽ có phán quyết về việc lựa chọn nước thứ ba làm căn cứ tính thuế chống bán
phá giá cá tra, cá basa Việt Nam.
Đối với thị trường Nga, vào năm 2008 xuất khẩu cá tra vào Nga phát triển mạnh, các
công ty Việt Nam đua nhau chào bán giá thấp, kéo theo chất lượng giảm sút khiến chính
phủ Nga ra lệnh cấm nhập khẩu cá tra Việt Nam một thời gian. Nhận định của ông Jean-
Charles Diener của nhà phân phối va nhập khẩu cá tra Việt Nam tại châu Âu, chiến lược
bán hàng kiểu phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam đã làm cho hình ảnh sản phẩm này
ngày càng đi xuống, nhà nhập khẩu không thích vì họ phải cạnh tranh, rất khó kiếm lời
khi luôn có người bán rẻ hơn và cho rằng lẽ ra cá tra Việt Nam được bán giá cao hơn từ
30-50% so với giá hiện tại nếu các nhà xuất khẩu trong nước có chiến lược tốt. Cá tra, cá
basa của Việt Nam chỉ được xuất khẩu vào thị trường Nga từ tháng 6-2009 nhưng khối
lượng tăng lên nhanh chóng, đây là một tín hiệu tốt. Trong năm 2009 kim ngạch xuất
khẩu đạt 70 triệu đô là Mỹ, cũng trong năm đó, giá xuất khẩu cá tra, cá basa vào các thị
trường khác giảm từ 10 đến 15%, trong khi giá cá bán tại Nga cao hơn 5 đến 7 % so với
năm 2008. Theo thứ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, để tránh cảnh cá

basa của nước ta bị cấm xuất khẩu vào Nga như năm 2008 thì các doanh nghiệp phải chú
trọng vào chất lượng sản phẩm.
Đối với thị trường châu Âu, đây là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt
Nam.Cá tra, cá basa của Việt Nam được đưa vào rộng rãi trên thị trường châu Âu từ năm
2003, khi mà xuất khẩu qua thị trường Mỹ gặp khó khăn.Trên thị trường châu Âu thì các
quy định về chống bán phá giá được đưa vào từ đầu những ngày thành lập và được xây
dựng trên cơ sở điều khoản của WTO về bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá.Ở
liên minh châu Âu thì quyền lợi người tiêu dùng được nghiêm ngặt, khác hẳn với những
nước đang phát triển.Để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các
sản phẩm từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên. Việc xuất
KTNTTS 12
khẩu cá tra, cá basa tại thị trường châu Âu khá thuận lợi, năm 2009 Tây Ban Nha chưa
phát hiện những vi phạm dẫn tới lệnh cấm nhập khẩu loại cá này, do đó không thể ngăn
việc nhập khẩu vào nước này. Sau một thời gian giảm hoặc dừng nhập khẩu cá tra từ Việt
Nam, hiện nay đã có nhiều nhà nhập khẩu châu Âu đã quay trở lại. Ông Trương Đình
Hòe (Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Vasep), cho biết
hiện có một số nhà nhập khẩu châu Âu đang liên hệ lại và đặt vấn đề sẽ nhận nhập khẩu
cá tra từ Việt Nam trong vài tháng tới, đây là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp lẫn nguời nuôi
cá hiện nay. Trong năm 2013 này các nhà bán lẻ tại Liên minh châu Âu có xu hướng chỉ
bán những sản phẩm cá tra có chứng nhận ASC (đến nay VN mới có 13 doanh nghiệp
được cấp chứng nhận ASC với sản lượng khoảng 10% tổng sản lượng cá tra toàn quốc),
đây là một khó khăn mới cho các doanh nghiệp nước ta.
Trên thị trường Ai Cập, vào năm 2009 thị trường này bất ngờ thông báo tạm ngừng nhập
khẩu cá tra, cá basa từ Việt Nam. Bên phía Ai Cập cho rằng sản phẩm của Việt Nam
không đảm bảo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản. Một nguyên nhân khác
đó chính là một số doanh nghiệp của nước ta bán sản phẩm với giá thấp, trong khi có
doanh nghiệp xuất khẩu với giá 2,6 USD/kg thì có doanh nghiệp chỉ xuất khẩu với giá 1,8
USD/kg. Việc hạ giá này gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời gây áp lực lên
giá mua nguyên liệu và ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ta.
4. Nguyên nhân

− Nguyên nhân chủ quan:
o Có nhiều Thị trường qúa rộng lớn, hệ thống pháp luật của nhiều nước qúa
phức tạp. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận với một số thị
trường này cho nên sự hiểu biết về thị trường, cách làm ăn của người nước
ngoài , kinh nghiệm tiếp cận về nó chưa nhiều…
o Có một số Thị trường quá xa với thị trường Việt Nam, do đó chi phí vận tải và bảo
hiểm chuyên chở xuất khẩu lớn, điều này làm cho chi phí kinh doanh hàng hoá từ Việt
Nam đưa sang thị trường các nước tăng lên. Hơn nữa, thời gian vận chuyển dài làm
KTNTTS 13
cho hàng thuỷ sản bị giảm chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng, đây cũng là một nguyên tố
khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường
các nước so với hàng hoá từ các nước Châu Mỹ la tinh.
o Tính cạnh tranh trên thị trường một số nước rất cao. Nhiều nước trên thế giới có lợi
thế tương tự ta đều coi thị trường Mỹ, thị trường EU và một số thị trường khác là thị
trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu cuả mình, cho nên Chính phủ và các nhà
doanh nghiệp của các nước này đều quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ thâm nhập,
dành thị phần trên thị trường thủy sản thế giới .
o Ta bước vào thị trường Mỹ chậm hơn so với các đối tác, khi mà thị trường đã ổn định
về người mua, mối bán, thói quen, sở thích sản phẩm thì đây cũng được coi là thách
đố đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ
o Mỹ và các nước EU thường gắn chính trị với nhập khẩu thuỷ sản với các biện pháp
như cấm vận, đưa vấn đề chống phá giá vào chính sách nhập khẩu thuỷ sản, các rào
cản thương mại khác như quy định về vệ sinh thực phẩm…
− Nguyên nhân khách quan:
o Những sản phẩm cá basa của ta đưa vào thị trường thủy sản chủ yếu là hàng sơ chế
xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến, hiệu quả thấp và giá cả thấp, bấp bênh,
trị giá xuất khẩu không ổn định.
o Tính cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của ta còn thấp trên cả hai khía cạnh:
giá cả và chất lượng.
o Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất bảo quản và chế biến còn nhiều hạn chế, tuy

có được cải tiến nhưng vẫn còn thấp hơn so với các nước có hàng thuỷ sản khác như
Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia,…
o Khả năng cung cấp chưa lớn lắm, sản phẩm chưa đa dạng về hình thức thương hiệu
và chủng loại cũng không phong phú của các sản phẩm qua chế biến. Các kênh phân
phối đối với hàng thuỷ sản Vệt Nam chưa nhiều và không đồng bộ.
o Nhiều nước nhập khẩu có những quy định khắt khe chẳng những đối với chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn có các quy định bảo vệ môi trường sinh thái, đây
cũng được coi là các rào cản kỹ thuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thuỷ sản nói
chung cũng như cá ba sa nói riêng của Việt Nam.
KTNTTS 14
o Các yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thuỷ sản ổn định và lâu dài như quy hoạch,
giống nuôi trồng đánh bắt cá basa …còn mang nhiều yếu tố tự phát chưa trở thành quy
trình công nghệ hoàn chỉnh mang tính công nghiệp ở tầm vĩ mô. Mặt khác nắm bắt
thông tin ở thị trường các nước nhập khẩu còn ít , các doanh nghiệp chưa chủ động
nghiên cứu để tiếp cận kịp thời với thị trường này.
o Những giới hạn về nguồn lợi và năng lực quản lý trong điều kiện của kinh tế thị
trường: Một bộ phận của nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang bị khai thác cạn kiệt, khả
năng tái tạo nguồn lợi thấp, năng suất đánh bắt giảm trong khi chúng ta chưa đủ năng
lực làm chủ vùng biển xa bờ. Nghề nuôi tôm và nuôi cá đang phát triển tự phát, thiếu
quy hoạch, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh mà chưa có biện pháp phòng
ngừa. Hiệu quả đầu tư cho sản xuất khai thác, nuôi trồng và chế biến ngày một thấp
dần, khiến lợi thế trong đầu tư của ngành này một ít hấp dẫn hơn. Nguy cơ ô nhiễm
môi trường nuôi trồng thuỷ sản do việc sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ
sản, thuốc trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp…
o Sự thiếu hụt ngày càng gay gắt nguồn nhân lực được đào tạo, hệ thống các cơ quan
quản lý Nhà nước về thuỷ sản cả ở trung ương và địa phương chuyển đổi chậm, chưa
đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh, yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc
tế. Sự phát triển nhanh của lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thuỷ sản kéo theo sự thiếu
hụt cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi và công nhân lành nghề. Hàng chục vạn nông
dân ở các vùng từ nông nghiệp sang nuôi tôm đang hết sức bỡ ngỡ với nghề mới. Đội

ngũ ngư dân trên các con tàu đánh bắt xa bờ chưa được đào tạo và huấn luyện để có
thể tiến ra khai thác có hiệu quả các ngư trường xa bờ. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, các
nhà khoa học ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp
cũng chưa được đổi mới tương xứng…
5. Cơ hội và thách thức
− Cơ hội:
1. Nhiều loại thủy sản chế biến thuế giảm theo hiệp định.
2. Thủy sản là loại thực phẩm ngày càng ưa chuộng, ngày nay có xu hướng người dân
chuyển sang dùng thủy sản thay thế dần cho thịt.
KTNTTS 15
3. Những bước tiến tích cực trong quan hệ ngoại giao và thương mại song phương đa
phương giữa ta và các nước khác.
4. Năng lực nhập khẩu giữa các nước càng ngày càng lớn.
− Thách thức:
1. Cạnh tranh gay gắt với các nước như Canada, Thái Lan ,Trung Quốc.
2. Một số thị trường ngày càng thắt chặt kiểm soát chất lượng về thủy sản, an toàn vệ sinh
thực phẩm, các biện pháp phòng vệ thương mại.
3. Sự cản trở từ thị trường Mỹ đối với mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam là cá tra
và cá basa.
4. Thiếu hụt ngày càng gay gắt nguồn nhân lực được đào tạo.
5. Hạ mức giới hạn phát hiện dư lượng kháng sinh còn 0,03 ppb.
6. Hiệu quả đầu tư ngày càng thấp.
III. Dự báo thị trường
1. Nhận diện thị trường trong những năm tới: kinh tế thế giới tiếp tục có khó khăn nhưng
ngành thủy sản nói chung và ngành cá tra, cá basa nói riêng cũng sẽ có cơ hội phát triển
vì có sức mạnh cạnh tranh trong ngành thực phẩm, hình ảnh các sản phẩm thủy sản của
Việt Nam cũng được cải thiện, như việc tổ chức WWF công nhận cá tra, cá basa là loại
thủy sản nuôi trồng bền vững, khuyến khích người tiêu dùng thế giới sử dụng. Tuy nhiên
cũng sẽ có một biến động như thị trường Mỹ sẽ có xu hướng giảm do Cục quản lý dược
phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) siết chặt kiểm tra hàng lương thực thực phẩm nhập vào.

Tại EU, tình hình nợ công vẫn chưa khắc phục nên thị trường chưa có chuyển biến tích
cực, đồng EUR mất giá so với đồng USD sẽ khiến các nhà nhập khẩu EU bị lỗ tỷ giá. Và
hàng rào kỹ thuật sẽ ngày càng tăng tại EU. Vì vậy những thị trường mới có tiềm năng
như Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương cần tập trung khai thác.
2. Nhận diện đối thủ cạnh tranh: hiện nay, ngoài bốn nước trong hạ lưu sông MeKong là
Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam có nghề nuôi thủy sản truyền thống thì nay có
thêm Malaysia, Indonesia. Vì vậy, các doanh nghiệp chúng ta phải gấp rút hình thành
thương hiệu và thị trường vững chắc.
3. Nhận diện những rào cản khác: sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta luôn đứng
trước nguy cơ bị một số tổ chức, quốc gia đe dọa bằng các biện pháp chống bán phá giá,
chống trợ cấp và phòng vệ. Nay lại thêm việc đưa vào danh sách “khuyến cáo người tiêu
dùng”, hạn chế hay cấm nhập khẩu như họ đã làm trước đây.
IV. Một số giải pháp.
KTNTTS 16
− Ổn định chính sách vĩ mô, tăng cường vai trò quản lý, điều hành, giám sát của cơ quan
quản lý nhà nước.
− Tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn, xây dựng quỹ phát triển thị trường.
− Tổ chức lại sản xuất và xuất khẩu theo hướng “liên kết chuỗi giá trị ngành hàng”, trong
đó doanh nghiệp là mắt xích chủ yếu đóng vai trò dẫn dắt và hỗ trợ người nuôi cá.
− Tập trung đầu mối xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá hình ảnh cho các sản
phẩm thủy sản.
− Tăng khả năng phòng vệ trước các rủi ro, hoạt động xuất khẩu có tính chuyên nghiệp
hơn.
V. Kết luận và kiến nghị.
1. Kết luận
Sản phẩm cá tra, cá basa được Bộ Thủy Sản xem là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam sau tôm. Sự tăng trưởng của xuất khẩu cá tra, cá basa là do nhu cầu tiêu dùng
của người dân về loại sản phẩm này, và cũng do con cá tra, cá basa của Việt Nam bị kiện
tại thị trường Mỹ làm cho sản phẩm cá da trơn của Việt Nam được nhiều người biết đến.
Để nâng cao sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa thì cần phải thực hiện một số giải

pháp thích hợp từ việc tận dụng những cơ hội, những thuận lơi đang có, đồng thời hạn
chế tối đa các đe dọa nhằm xây dựng hình ảnh cho việc xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị
trường các nước với số lượng lớn nhất, chất lượng tốt nhất.
2. Kiến nghị
- Nhà nước cần quy hoạch xây dựng vùng nuôi cá tra, cá basa nguyên liệu theo hướng tập
trung để dễ kiểm soát. Khuyến khích các công ty đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ chế
biến và đa dạng hóa các sản phẩm. Đổi mới các phương thức quản lý ngành và doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh. Tăng cường công tác lãnh đạo và phát
triển nguồn lực và ổn định cuộc sống cho người lao động. Đẩy mạnh hoạt động nghiên
cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trường. Thành lập các
hiệp hôi, ngành chế biến thủy sản, liên kết các tỉnh nằm trong vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long để tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất.
- Chính phủ cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích và giúp đỡ các
doanh nghiệp khi bị nước ngoài kiện.
- Nghiên cứu tạo ra giống mới có chất lượng cao…
KTNTTS 17
Bảng viết tắt
GT : Giá trị
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu
VN : Việt Nam
Bộ NN-PTNT : Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn
ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long
VASEP : tập hợp những doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
WWF :Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
FDA : Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ
Vasep : Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
ASC: Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trang web của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam:
www.vasep.com.vn
2. Trang web:
3.
4.
5. www.gso.gov.vn/

KTNTTS 18
KTNTTS 19

×