Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

35 xây dựng tập đoàn báo chí ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.08 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG TẬP ĐỒN BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM


CHUN ĐÈ: XÂY DỰNG TẬP ĐỒN BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
I. Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Mơ hình tập đồn báo chí là một hướng phát triển tất yếu và có tính
chất chiến lược của nền báo chí Việt Nam trên lộ trình đổi mới, đã được xác
lập chính thức trong Quyết định số 219/2005/QĐ- TTg ngày 09/09/2005 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển thông tin đến năm
2010" và "Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền
thông Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020". Tuy nhiên, cho đến tận thời điểm này
(tháng 8/2011), ở nước ta vẫn chưa xuất hiện bất cứ một tập đồn báo chí nào.
Trên thế giới, tập đồn báo chí là mơ hình khá phổ biến và xuất hiện
được cả trăm năm, nhưng tại sao chúng lại chưa ra đời ở Việt Nam? Trăn trở
này đưa học viên tìm hiểu về tập đồn báo chí để trả lời cho câu hỏi: Tập đồn
báo chí là gì? Sức mạnh của tập đồn báo chí? Lịch sử hình thành và phát
triển của tập đồn báo chí? Triển vọng thành lập tập đồn báo chí ở Việt Nam.
Với tinh thần đó, trong khn khổ của một tiểu luận của mơn học Lịch
sử lý luận báo chí, học viên sẽ cố gắng đi tìm câu trả lời tốt nhất cho các câu
hỏi về tập đồn báo chí.
2. Ý nghĩa đối với lý luận và thực tiễn
Tập đồn báo chí là một vấn đề mới mẻ ở Việt Nam cả trong lý luận và
thực tiễn. Vì thế, tìm hiểu ve lịch sử phát triển, các yếu tố hình thành mơ hình
tập đồn báo chí, các điều kiện căn bản để hình thành tập đồn báo chí có ý
nghĩa quan trọng đối với sự ra đời và vận hành của tập đoàn báo chí.


II TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐỒN BÁO CHÍ
1. Khái niệm
News media group, media group và media conglomerate là những thuật
ngữ chung nhất chỉ tập đồn báo chí. Tập đồn báo chí là một tổ hợp bao gồm
các cơ quan - cơng ty báo chí hoạt động trong một hoặc nhiều lĩnh vực truyền
1


thơng đại chúng như báo in, truyền hình, phát thanh, intemet, xuất bản, phim
ảnh, trong đó thường có một ngành báo chí làm hạt nhân... Ở phạm vi một
quốc gia hoặc đa quốc gia. Ngồi ra, tập đồn báo chí cũng có thể kinh doanh
ở các lĩnh vực khác ngồi hoạt động truyền thông (non-media operations)
nhằm tăng cường khả năng tài chính. Tập đồn bao gồm một cơng ty mẹ nắm
quyền lãnh đạo, chi phối các công ty con về mặt định hướng tư tưởng chung
nhất, tài chính (thơng qua việc sở hữu toàn bộ hoặc một phần) và chiến lược
hoạt động. Các cơng ty con có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau và quan hệ tương đối
độc lập với công ty mẹ trong việc xuất bản, sản xuất các ấn phẩm, sản phẩm
truyền thơng, báo chí.
Tập đồn báo chí là một hình thức tổ chức quản lý vừa có chức năng
thông tin, định hướng tư tưởng và chức năng kinh doanh, liên kết sản xuất
nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực báo chí và kinh tế.
2. Lịch sử ra đời, phát triển của tập đồn báo chí:
Tập đồn báo chí đầu tiên trên thế giới là tập đồn báo chí của Edward
Willis Scripps (1854- 1926) ra đời ở Mỹ năm 1890.
B.W.Scripps khởi đầu sự nghiệp của mình năm 1878 với tờ Penny Press
(Báo 1 xu) ở vùng Cleveland - Mỹ. Đây là một dạng báo hướng vào những
độc giả đại chúng, những người lao động trong thành phố. Tên báo "1 xu"
cũng là giá cung cấp của tờ báo, rất dễ hiểu, văn phong ngắn gọn súc tích và
độc lập về chính trị. Nó nhanh chóng trở thành 1 kiểu mẫn báo chí dẫn đầu về
số lượng phát hành, tạo ra một cuộc cách mạng thông tin thực sự đầu tiên của

nước Mỹ.
Một số tập đồn truyền thơng đã ra đời trước tập đồn báo chí của
Scripps, tiêu biểu như Tập đoàn Hachette (1826), Havas (1832) của
Pháp...Tuy nhiên, những tập đồn này ngay từ đầu khơng hoạt động chun
về báo chí mà ở các lĩnh vực truyền thơng khác.
Ngay sau thời điểm tập đoàn của Scripps được thành lập và hoạt động
cho đến giai đoạn trước Thế chiến lần thứ nhất, tập đồn báo chí ở nhiều nước
2


cũng ra đời với số lượng ngày càng lớn. Ở Anh, các tập đồn báo chí lớn
thường thuộc sở hữu của một số huân tước thuộc giai cấp quý tộc, trong đó
nổi bật nhất là Huân tước Northeliffe với tập đồn báo chí có hạt nhân là tờ
Times. Ở Pháp, tập đồn điển hình nhất là của Jean Dupuy xoay quanh tờ
nòng cốt là Le Pelit Parzsien cũng là tên của tập đồn. Năm 1910, Mỹ có 13
tập đồn báo chí sở hữu 63 nhật báo, trong đó quan trọng nhất là tập đồn báo
chí đầu tiên Scripps - Mac Rae như đã nêu trên và tập đồn báo chí nổi tiếng
của William Randolph Hearst. Năm 1930 tăng lên 55 tập đồn kiểm sốt 311
nhật báo, năm 1945, 56 tập đoàn sở hữu 300 tờ.
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX đến nay, chế độ tham dự của các thế lực
tư bản công nghiệp, nhất là giới tư bản tài chính- ngân hàng vào hoạt động
của các tập đồn báo chí thế giới ngày càng mạnh mẽ. Sự tham gia này trở
nên dễ dàng bởi đặc điểm cơ bản của conglomerate báo chí là hoạt động mở
rộng phạm vi kiểm sốt tài chính nên bắt buộc nó phải có mối quan hệ rất chặt
chẽ với các ngân hàng nhằm tạo dựng một nền tảng chắc chắn về tài chính để
hoạt động. Ngược lại, sự tham gia của giới công nghiệp - tài chính vào báo
chí một mặt vì lợi nhuận, mặt khác nó muốn sử dụng báo chí như một công cụ
tạo nên những ảnh hưởng đối với xã hội phục vụ cho các mục đích kinh tế chính trị của mình.
Tóm lại, mơ hình tập đồn báo chí chính là một trong những động lực
quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của nền báo chí thế giới cũng

như mỗi quốc gia. Sự phát triển này có những ngun nhân của nó.
3. Các hình thức tập đồn báo chí
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, tập đồn báo chí được phân chia thành
nhiều loại hình.
3.1. Căn cứ vào chủ thể sở hữu, tập đồn báo chí có thể phân chia
thành:
Tập đồn thuộc sở hữu tư nhân: Là do các nhà tư bản tư nhân cùng
nhau góp vốn đầu tư và kiểm sốt cổ phần của mình. Các tập đoàn này hoạt
3


động kinh doanh hoàn toàn tụ chủ và chỉ gián tiếp chịu tác động của chính
quyền sở tại qua các quy định mang tính pháp luật hoặc các ảnh hưởng chính
trị bất thành văn.
Tập đồn thuộc sở hữu nhà nước: Là hình thức tập đồn báo chí do nhà
nước sở hữu (sở hữu tồn bộ hoặc có số cổ phần đủ để chi phối) và quản lý.
Nhà nước sở hữu các tập đồn này thường nhằm mục đích muốn nắm giữ và
kiểm sốt thị trường truyền thơng trong nước vì các mục tiêu kinh tế cũng như
các mục đích chính trị.
3.2. Căn cứ vào hình thức sở hữu, tập đồn báo chí phân chia thành:
Tập đồn đơn sở hữu: Tập đồn báo chí loại hình này khép kín quyền
sở hữu trong tay một cá thể hoặc một nhóm giới hạn các nhà tư bản. Nó
thường tồn tại dưới dạng cơng ty cổ phần hữu hạn (Limited partnership), sở
hữu hữu hạn (Proprietary limited company)...
Tập đồn đa sở hữu: Là loại hình tập đồn mở có sở hữu thuộc về đơng
đảo cơng chúng các nhà đầu tư. Nó thường tồn tại dưới loại hình của cơng ty
cổ phần với hình thức góp vốn chung (partnership) của một số lượng không
giới hạn nhà đầu tư và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khốn. Loại
hình tập đồn này là xu thế phát triển chung và phổ biến nhất hiện nay do
những ưu điểm của nó trong việc huy động vốn, hiệu quả quản lý...

3.3. Căn cứ vào tính chất chun mơn hố:
Tập đồn chun ngành hẹp: Là những tập đồn truyền thơng chỉ hoạt
động trong một lĩnh vực báo chí duy nhất. Sự mở rộng lĩnh vực kinh doanh
của loại hình tập đồn nếu có cũng mang tính chất phụ trợ. Các tập đoàn dạng
này thường tận dụng tối đa kinh nghiệm, nguồn lực để chiếm lĩnh và phát
triển bền vững trong một lĩnh vực báo chí.
Tập đồn đa ngành: Là những tập đồn báo chí hoạt động đa dạng trong
nhiều lĩnh vực truyền thơng, thậm chí trong cả những ngành khơng hề có quan
hệ với báo chí. Các tập đồn này thường chia làm hai loại: Tập đoàn kinh
doanh đa ngành nhưng xoay quanh một ngành chủ chốt, hạt nhân và những
4


tập đồn hoạt động ở nhiều ngành có vai trị như nhau. Tập đồn báo chí đa
ngành là xu hướng phát triển chủ đạo hiện nay bởi nó giảm thiểu được rủi ro
từ sự bù trừ giữa các ngành, tranh thủ mối liên kết hỗ trợ của các công ty
thành viên, tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có...
3.4. Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
Tập đoàn quốc gia: Có hoạt động chủ yếu trong phạm vi một nước nhất
định, bao gồm 3 loại: Tập đồn báo chí của một địa phương (tỉnh, thành phố
tập đoàn vùng và tập đồn tồn quốc. Các tập đồn báo chí này thường có xu
thế độc quyền khu vực truyền thống và bành trướng hoạt động ra các khu vực
khác song hạt nhân vẫn dựa vào những khu vực địa lý hành chính quen thuộc
do có lượng độc giả ổn định và kinh nghiệm hoạt động lâu dài ở địa bàn đó.
Tập đồn thuộc loại hình này đa số có quy mơ trung bình, một số có quy mơ
lớn.
Tập đồn đa quốc gia: Là tập đồn báo chí có hoạt động ở nhiều quốc
gia mà trong thực tiễn nhiều khi khó xác định được chủ sở thuộc nước nào.
Những tập đoàn này thường có quy mơ lớn, sử dụng hình thức xuất khẩu tư
bản sang nhiều nước như một biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tối

đa hoá lợi nhuận... Hoạt động kinh doanh đa quốc gia là một mục tiêu phát
triển mà tập đồn báo chí ln hướng tới.
3. 5. Căn cứ vào kiểu liên kết.
Tập đoàn liên kết ngang: Là tập đồn có các cơng ty con hoạt động
trong cùng một ngành. Ví dụ, tập đồn A chun hoạt động trong ngành báo
in được hình thành là do cơng ty Ai chuyên kinh doanh báo in liên kết với
công ty A2, A3... cũng kinh doanh về ngành này.
Tập đoàn liên kết dọc: Là tập đồn báo chí có các công ty con hoạt
động ở các ngành khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hoặc
trong cùng một dây chuyền sản xuất mà trong đó mỗi cơng ty đảm nhận một
bộ phận hoặc một số công đoạn nào đó. Ví dụ, tập đồn báo in bên cạnh bộ
phận chuyên chịu trách nhiệm về nội dung các ấn phẩm cịn bao gồm cơng ty
5


in, công ty phát hành, công ty quảng cáo - là các lĩnh vực tham gia trong các
công đoạn sản xuất nên một tờ báo. Hiện nay, tập đồn có kiểu liên kết này
cũng được hiểu là tập đoàn hoạt động trong nhiều ngành đều thuộc lĩnh vực
truyền thông như báo in, truyền hình, phát thanh, xuất bản, Intemet, điện ảnh,
sản xuất phim...
Tập đoàn liên kết kiểu hỗn hợp: Là tập đồn có các cơng ty con kết hợp
cả liên kết ngang và dọc, hoạt động trong rất nhiều ngành khác nhau, ít, thậm
chí khơng có mối quan hệ trực tiếp. Đó là sự liên kết đa ngành, đa lĩnh vực,
trong đó ngồi truyền thơng cịn hoạt động trong các ngành phi truyền thơng
3.6. Căn cứ theo trình độ liên kết và hình thức biểu hiện
Hình thức phổ biến trong lịch sử phát triển của tập đồn báo chí có thể
sắp xếp tương đối theo trình tự: league, syndicate, cartel, consortium, trust,
concern, conglomerate.
League (liên minh): Đây là loại hình tập đồn báo chí được hình thành
do sự liên minh hợp tác giữa các cơng ty báo chí nhằm hỗ trợ nhau tăng

cường sức mạnh. Mặc dù việc liên minh này đã thực hiện thông qua các thoả
thuận kinh tế song nhìn chung trình độ tổ chức - quản lý cịn thấp, trình độ
liên kết cịn lỏng lẻo.
Syndicate trong lĩnh vực báo chí khác biệt so với syndicate kinh tế nói
chung. Đây là hình thức tập đồn chun nhiệm vụ bán và cung cấp tin, bài,
tranh ảnh, ý kiến công chúng... cho các phương tiện truyền thông đang tải. Sự
phát triển của hình thức này theo hai nhánh, nếu phát triển thêm nó chính là
tiền thân của các hãng thơng tấn sau này (Agency), nếu giữ nguyên hình thức
cũ thì ngày nay syndicate là các hãng cung cấp không chuyên về tin tức mà
chủ yếu là tranh ảnh biếm hoạ, hoạt hình, ý kiến cơng chúng, thiết kế cột-mục
báo chí...
Cartel báo chí. Là loại hình tập đồn được hình thành thơng qua mối
liên kết giữa các công ty hoạt động trong cùng một ngành báo chí bằng hợp
đồng hoặc thoả thuận nhằm giảm cạnh tranh khơng cần thiết, chun mơn hố
6


sản xuất các sản phẩm báo chí, phân chia thị trường tiêu thụ... Trong cartel,
các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về pháp lý, thương mại
nhưng yếu tố nội dung - tu tưởng phải tuân theo chiến lược chung của cả
cartel và yếu tố kinh tế đã được điều hành bằng hợp đồng. Cartel rất dễ dẫn
tới độc quyền trong lĩnh vực báo chí.
Consortium: Nếu như consortium trong lĩnh vực kinh tế nói chung là
hình thức tập đoàn đứng đầu là ngân hàng chuyên hoạt động mua bán các loại
tư bản giả (chứng khoán, trái phiếu...) trên thị trường qua đó nắm giữ cổ phiếu
trong các cơng ty đầu tư thì ở lĩnh vực báo chí hồn tồn khác. Consortium
báo chí là hình thức phát triển cao hơn cartel, nhất là về mặt thương mại phát hành.
Mặc dù các cơng ty báo chí này vẫn độc lập với nhau về pháp lý song
nhiều khâu trong quá trình sản xuất báo, nội dung và đặc biệt là về mặt
thương mại - phát hành báo chí đã được thực hiện thống nhất thơng qua một

văn phịng phát hành chung.
Trust báo chí gồm nhiều cơng ty hoạt động trong cùng một ngành báo
chí hợp nhất lại thành 1 tổ chức tập đồn. Trust báo chí trong q khứ thường
hoạt động chủ yếu trong một lĩnh vực báo chí nhất định, bành trướng mạnh
mẽ để thâu tóm lĩnh vực đó. Song hiện nay trust báo chí cũng có xu hướng
phát triển thêm các ngành khác. Các công ty thành viên khi đã hợp nhất vào
tập đồn khơng cịn độc lập hoàn toàn về tất cả các mặt: nội dung, pháp lý,
sản xuất, thương mại. Trust báo chí thường có xu hướng thâu tóm sản phẩm,
thị trường, khu vực đầu tư nhất định nào đó nhằm thu lợi nhuận độc quyền.
Concern báo chí: Là hình thức tập đồn phát triển cao và phổ biến hiện
nay. Concem báo chí bao gồm một hệ thống công ty thuộc nhiều ngành truyền
thông và phi truyền thơng khác nhau, nhưng trong đó thường có 1 ngành báo
chí truyền thống làm hạt nhân chủ chốt, các ngành khác được phát triển như
sự mở rộng thêm cần thiết của tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh của tập
đoàn. Các thành viên trong tập đoàn vẫn giữ nguyên tính độc lập tương đối
7


song có 1 cơng ty mẹ điều hành các cơng ty khác về mặt tư tưởng - quan
điểm, tài chính và chiến lược thơng qua việc sở hữu tồn bộ hoặc nắm giữ cổ
phần biểu quyết của các công ty con. Riêng về mặt nội dung tư tưởng, các
công ty con phải thống nhất với quan điểm chung của tập đồn, thực chất là
của cơng ty mẹ và tơn chỉ mục đích chung nhất của từng tờ báo là do công ty
mẹ định hướng song những tác nghiệp cụ thể, nội dung thể hiện hàng ngày lại
dành hoàn toàn quyền tự chủ cho các tờ báo con. Trong concem báo chí
thường có cả hệ thống các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, đào tạo,
phịng thí nghiệm... đảm bảo cho các thành viên được sử dụng công nghệ tiên
tiến nhất.
Conglomerate báo chí: Là một hình thức tập đồn báo chí đa ngành, đa
lĩnh vực phát triển cao nhất hiện nay. Các công ty thành viên hoạt động rộng

rãi trong các ngành truyền thông và phi truyền thông nhưng ngành báo chí
truyền thống vẫn là hạt nhân. Song trong các ngành báo chí (báo in, truyền
hình, phát thanh, Intemet) thường khơng có ngành nào chiếm vị trí chủ đạo
mà chúng có vị trí tương đối ngang bằng nhau (đây là một đặc điểm phân biệt
với dạng concem). Các công ty con có mối quan hệ với nhau và với cơng ty
mẹ chủ yếu về mặt quan điểm chung nhất, tài chính và hành chính. Nội dung
cụ thể của từng sản phẩm báo chí thành viên mang tính độc lập cao. Thơng
qua thị trường chứng khốn và các hình thức đầu tư khác, công ty mẹ thường
xuyên tiến hành hoạt động mua bán linh hoạt để thâm nhập vào các công ty
báo chí hoặc ngành nghề khác mang lại lợi nhuận cao ở phạm vi địa lý và quy
mô không hạn chế.

8


III. THÀNH LẬP TẬP ĐỒN BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
1. Thành lập các tập đồn báo chí ở Việt Nam là một xu thế khách
Theo xu hướng phát triển chung, nhất là trong điều kiện đất nước ta
đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời
với việc bắt đầu một tiến trình hội nhập toàn diện và sâu sắc vào nền kinh tế
thế giới, sự ra đời của các tập đồn báo chí là xu hướng phát triển tất yếu.
Tính tất yếu của xu hướng phát triển đó có thể xét dưới 3 góc độ sau:
Thứ nhất, nhìn một cách tổng thể, có thể thấy ở Việt Nam đang hình
thành một nền kinh tế báo chí. Hai chỗ dựa căn bản, quyết định cho nền kinh
tế báo chí là sản phẩm hàng hóa báo chí truyền thơng và dịch vụ quảng cáo.
Xã hội càng phát triển thì u cầu thơng tin báo chí càng tăng lên, do đó nhu
cầu về sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên. Nền kinh tế tăng trưởng
nhanh dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về quảng cáo nhằm đưa hàng hóa, dịch
vụ đến người tiêu dùng. Như vậy, nền kinh tế báo chí Việt Nam đang có cơ
hội thuận lợi cho sự phát triển. Và đương nhiên, dù là ở mức độ nào đó thì sự

cạnh tranh là không thể tránh khỏi Nên quy mô lớn, nguồn lực mạnh là một
trong những điều kiện cho các cơ quan báo chí tồn tại, phát triển và cũng là
xu hướng phát triển khách quan của hệ thống báo chí.
Thứ hai, việc phát triển tập đồn sẽ mang lại nguồn lực tài chính quan
trọng, đảm bảo cho sự tiếp tục phát triển, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới
thiết bị kỹ thuật công nghệ, mở mang thêm các nguồn thông tin, tài liệu, cũng
như công tác đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ
những người làm báo. Nó cũng tạo điều kiện cho hệ thống báo chí thốt khỏi
cơ chế bao cấp, giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Nói tóm lại,
kinh tế báo chí trở thành một trong những động lực phát triển cho báo chí.
Thứ ba, cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng đang bắt đầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá trong
điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự hội nhập
toàn diện, sâu sắc và nền kinh tế thế giới. Thực tế ấy đang đặt ra trước chúng
9


ta những thời cơ, vận hội to lớn, cùng với những khó khăn, thách thức nghiệt
ngã. Việc thống nhất nhận thức, giữ vững ổn định chính trị - xã hội càng trở
thành một đòi hỏi sống còn của chế độ, một trong những đảm bảo cho sự
thành công của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Việc xây dựng được
những tập đồn báo chí lớn, có tiềm lực mạnh, có sức ảnh hưởng xã hội lớn sẽ
trở thành cơng cụ nịng cốt trong cơng tác tư tưởng, trong việc chủ động điều
hoà, định hướng dư luận xã hội. Mặt khác, trong xu thế tồn cầu hố hiện nay,
những cạnh tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tất yếu
dẫn đến cuộc chiến về thơng tin. Để đảm bảo lợi ích quốc gia, khơng bị nhiễu
loạn về thơng tin ngay trên "sân nhà" thì sự ra đời các tập đồn báo chí hùng
mạnh tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta có thể giành
quyền chủ động thơng tin những vấn đề, sự kiện của chính chúng ta cho nhân
dân trong nước và bạn bè trên thế giới, chống lại sự bóp méo thơng tin vì

những động cơ xấu.
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, báo chí dù muốn
hay không, dù sớm hay muộn sẽ phải đối diện với những tác động nhiều mặt
của nền kinh tế này. Quan điểm cố tình lảng tránh hoặc cho rằng không bị cơ
chế thị trường tác động thực chất rất sai lầm hoặc chỉ là sự bao biện cho khả
năng thích ứng kém của các cơ quan báo chí. Do đó, con đường khơn ngoan
nhất để tồn tại và phát triển của bất kỳ tờ báo nào hiện nay là đối mặt để thích
ứng với điều kiện mới. Cơ chế thị trường chính là lửa thử vàng để đào thải
những tờ báo yếu kém hoặc sống dựa vào bao cấp, chọn lọc nên những tờ báo
mạnh với quy mô và tiềm lực lớn. Cơ chế thị trường là một trong những
ngun nhân trực tiếp đẩy mạnh q trình tích tụ, tập trung báo chí để cho ra
đời các tập đồn báo chí như một tất yếu khách quan.
Nói tóm lại, khi nói đến việc xây dựng, phát triển các tập đồn báo chí
ở nước ta, cần phải tính tốn đầy đủ các yếu tố tác động, các điều kiện chi
phối cũng như những vấn đề sẽ nảy sinh cần phải giải quyết. Việc đó cho
phép chúng ta tìm ra những bước đi khoa học, những giải pháp hợp lý cũng
10


như tạo ra các điều kiện cần và đủ cho sự vận hành có hiệu quả của các tập
đồn báo chí tương lai. Việc học hỏi kinh nghiệm của các nước khác trên thế
giới là điều cần thiết, song không thể áp dụng rập khn máy móc theo những
mơ hình có sẵn. Bởi vì, mỗi nước đều có những điều kiện, hồn cảnh, văn hố
và thể chế chính trị đặc thù, không giống nhan. Mặt khác, việc sáp nhập các
cơ quan, đơn vị báo chí để tăng quy mơ cũng mới chỉ là thực hiện phép cộng
mà thôi. Vấn đề là phải tạo ra được một bộ máy tổ chức, một cơ chế hoạt
động thích ứng, đảm bảo mang lại hiệu quả cao hơn hẳn về kinh tế, về ảnh
hưởng xã hội của tổ chức báo chí mới so với tất cả các đơn vị báo chí tạo
thành nó.
2. Những "tiền đề" thành lập tập đồn báo chí ở Việt Nam

2.1. Chủ trương của đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng
tập đồn báo chí
Mặc dù chưa có văn bản chính thức song chủ trương thành lập các tập
đồn báo chí mang tầm khu vực và thế giới với tiềm lực kinh tế mạnh, có khả
năng cạnh tranh cao, tạo sức bật góp phần phát triển nền báo chí nước ta được
Đảng rất khuyến khích.
Thực hiện chủ trương của Đảng, việc xây dựng tập đồn báo chí ở Việt
Nam đã được cụ thể hố bằng các chính sách của Nhà nước trong thời gian
gần đây Trong tổng thể hệ thống các giải pháp nhằm đổi mới và phát triển nền
báo chí Việt Nam giai đoạn hiện nay, việc xây dựng tập đồn báo chí được
Nhà nước coi như một mục tiêu mang tính chiến lược.
Chính sách gần đây nhất của Nhà nước đề cập trực tiếp tới vấn đề xây
dựng tập đồn báo chí ở Việt Nam là Quyết định số 219/2005/QĐ- TTg của
Thủ tướng Chính phủ "Phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm
2010": "thử nghiệm xây dựng tổ hợp xuất bản, tập đồn báo chí, kết hợp với
các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn
thu đầu tư cho hoạt động báo chí".

11


2.2. Một số "mơ hình sơ khai" tập đồn trong thực tiễn ở Việt Nam
2.2.1. Sài Gịn Giải phóng
Sài Gịn Giải phóng là một trong những tờ báo đứng trong Tập đầu ở
Việt Nam và phát hành rộng rãi trong tồn quốc. Sài Gịn Giải phóng hiện sở
hữu 9 ấn phẩm các loại, bao gồm:
 Sài Gịn Giải phóng Hàng ngày: là nhật báo hạt nhân trong hệ
thống báo của Sài Gịn Giải phóng, in 8 trang phát hành tồn
quốc, trung bình 100 nghìn bản/số.
 Tuần san Sài Gịn Giải phóng Thứ bảy: phát hành thứ 6 hàng

tuần trên tồn quốc, 44 trang, nội dung đa dạng xoay quanh một
chủ đề thay đổi mỗi số
 Phụ trang Sài gòn Giải phóng Thể thao: phát hành liên tục
7kỳ/tuần trên tồn quốc, 12 trang gồm thể thao trong nước và
quốc tế.
 Sài Gịn Giai phóng Hoa văn: là nhật báo bằng tiếng Trung phục
vụ đồng bào Hoa kiều sống ở thành phố Hồ Chí Minh và các khu
vực khác, số lượng phát hành khoảng 15.000 bảnjsố.
 Sài Gịn Giải phóng Cuối tuần tiếng Việt: ra 1 tuần/số vào ngày
cuối tuần nội dung tổng hợp các sự kiện kinh tế-chính trị-xã hội
trong tuần ở trong nước cũng như thế giới.
 Sài gòn Giải phóng Cuối tuần tiếng Anh: nội dung gần tương tự
tờ tiếng Việt nhưng được xuất bản bằng tiếng Anh.
 Sài Gịn Giải Phóng 12h: là ấn phẩm mới ra đời tháng 9/2006
trong kế hoạch tăng thêm ấn phẩm của Sài Gịn Giải phóng. Đây
sẽ là tờ báo đầu tiên chỉ lấy tin tức từ trong đêm trước để xuất
bản ngày hơm sau với nội dung mang tính tổng hợp.
 Đầu tư Tài chính: là ấn phẩm mới ra đời trong tháng 10/2006,
chuyên về thông tin kinh tế, ra 2 kỳ/ 1 tuần.
 Sài Gịn Gzải phóng Du lịch: ấn phẩm chuyên về giới thiệu du
lịch Việt Nam bằng tiếng Anh cho khách du lịch nước ngoài, ra 2
kỳ/ 1 tuần.
12


Ngồi ra, Sài Gịn Giải phóng cũng sở hữu hai báo điện tử: Sài Gịn
Giải Phóng tiếng Việt và tiếng Anh (www.sggp.com.vn). Đó là chưa kể hàng
loạt bản tin nhanh phục vụ các sự kiện quốc tế và thể thao như Tin nhanh
vùng Vịnh, Tin nhanh về cuộc chính biến ở Liên Xơ, các tờ tin nhanh về giải
bóng đá thế giới, châu âu, Dông Nam á... đáp ứng nhu cầu thông tin đa dụng

và chuyên sâu của độc giả trong nước cũng như nước ngồi.
Sài Gịn Giải phóng hiện nay có khoảng 500 cán bộ, nhân viên. Doanh
thu của báo khơng ngừng tăng, hàng năm ngồi tự chi phí cân đối, trả lương,
đảm bảo nộp đủ các nghĩa vụ thuế, báo cịn thực lãi hàng chục tỷ đồng đóng
góp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, với những hình thức hoạt động như trên, Sài gịn giải phóng
đã bước vào ngưỡng cửa của mơ hình tập đồn. Nếu tái cơ cấu lại bộ máy tổ
chức - quản lý, mở rộng thêm các nguồn lực ( vốn, nhân lực...), việc thực sự
trở thành một tập đồn báo chí mạnh của Đảng hồn tồn nằm trong khả năng
của báo.
2.2.2. Sài gịn time Group
Saigon Times Group là một cơ quan hoạt động trong lĩnh vực báo chí
của Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh. Mơ hình hoạt động của đơn vị
báo chí này có những dấu hiệu ban đầu của hình thức tập đoàn, đặc biệt về hệ
thống các ấn phẩm thành viên và lĩnh vực hoạt động. Từ năm 1991 đến nay,
Saigon Times Group đã xây dựng được một hệ thống các ấn phẩm thành viên
bao gồm 4 tờ báo chính (2 tiếng Anh, 2 tiếng Việt) và 2 ấn phẩm phụ, bao
gồm:
 Thời báo Kinh tế Sài gòn: là tuần báo thông tin kinh tế tổng hợp
ra số đầu tiên ngày 04/01/1991, gồm 56 trang.
 Thời báo Vi tính Sài gịn là tờ báo chun về cơng nghệ thơng
tin- viễn thơng (ICT) hợp tác với tạp chí Computerword (USA),
phát hành 2 kỳ mỗi tháng, gồm 50 trang, ra số đầu tiên ngày
25/09/2004.
13


 Saigon Times Weekly: là tuần báo tiếng Anh thông tin về kinh tế,
thương mại, văn hoá, du lịch, 50 trang, số đầu ra ngày
10/10/1991.

 Saigon Times Daily: là tờ báo ra nhiều kỳ từ thứ 2 đến thứ 6
hàng tuần bằng tiếng Anh chuyên về thông tin kinh tế, thương
mại, gồm 8 trang ra số đầu ngày 02/10/1995.
 Thị trường Địa ốc: phụ trương chuyên quảng bá các hoạt động
liên quan đến thị trường nhà, đất, dịch vụ địa ốc, xuất bản 50
trang, ra số đầu ngày 18/3/2004.
 Phụ trương Chào: phát hành kèm tờ Saigon Times Weekly 1
kỳ/tháng, là cẩm nang chuyên về du lịch, giải trí, mua sắm, 50
trang, ra số đầu ngày 04/3/2004.
Lĩnh vực hoạt động của Saigon Times Group không dừng lại ở báo in
mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như báo điện tử (Website của 3 tờ báo
chính), xuất bản sách, xuất bản đ a CD-ROM, hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến
đầu tư và làm công tác xã hội.
Với một hệ thống về các ấn phẩm và lĩnh vực hoạt động tương đối đa
dạng, Saigon Times Group đã có dấu hiệu hoạt động của hình thức một tập
đồn báo in. Để thực sự hoạt động theo mơ hình một tập đồn báo chí, Saigon
Times Group cịn phải nỗ lực rất nhiều trong việc cơ cấu lại hệ thống tổ chức quản lý, tăng số lượng các ấn phẩm, mở rộng và nâng cao hiệu quả các lĩnh
vực hoạt động
2.2.3. Đài Truyền hình Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam ra đời ngày 7/9/1970. Giai đoạn 2006-2010,
chương trình quốc gia của Đài Truyền hình Việt Nam phát trên 8 kênh với
tổng thời lượng 168,5 giờ/ ngày (tăng VTV6, VTV7, VTV8). Đài truyền hình
Việt Nam có một cơ cấu ngành hoạt động tương đối đa dạng, ngồi truyền
hình truyền thống, Dài Truyền hình Việt Nam cũng sở hữu các kênh truyền
hình trả tiền (CATV, DTH), hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, sản xuất
phim, báo in, hướng tới truyền hình trực tuyến (online), cung cấp Intemet,
14


cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu ngành và các dịch vụ giá trị gia tăng khác

khai thác trên hạ tầng kỹ thuật truyền hình và viễn thơng.
Đài Truyền hình Việt Nam đã rất gần với cơ cấu tổ chức của mơ hình
tập đồn truyền thơng: đứng đầu là Ban Giám đốc, phía dưới là hai hệ thống
ban chính: Ban Chức nang và Ban Sản xuất chương trình, ngồi ra là các
trung tâm, trường đào tạo nghiệp vụ, nghiên cứu ứng dụng, ban dự án, hệ
thống các cơ quan thường trú ở nhiều nước trên thế giới...
Với những đặc điểm về sự đa dạng hoá trong lĩnh vực kinh doanh, hệ
thống sản phẩm báo chí, cơ cấu tổ chức, trình độ hạ tầng kỹ thuật và cơ chế hiệu quả tài chính... Đài Truyền hình Việt Nam là một cơ quan báo chí có
nhiều thuận lợi hơn cả cho việc chuyển đổi chính thức sang hoạt động theo
mơ hình tập đồn truyền thơng hiện nay.
2.2.4. Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC
Thực chất VTC đã trở thành một tổ hợp truyền thơng đa phương tiện.
Ban đầu chỉ có Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC làm nịng cốt, đến nay VTC
đã hình thành và phát triển được nhiều loại hình báo chí như: Truyền hình độ
nét cao HDTV, phát thanh truyền hình trên Intemet (vtc.com.và) phục vụ
thơng tin đối ngoại, truyền hình trên điện thoại di động, truyền hình cáp số,
truyền hình IPTV, báo điện tử VTCnews, báo in (Thể thao 24h và Tạp chí
Truyền hìnhh số). VTC đang nỗ lực chuẩn bị xây dựng mơ hình Tập đồn
theo hướng đa dịch vụ chứ không chỉ trong lĩnh vực báo chí.
Cơ quan báo chí nằm trong một doanh nghiệp mạnh về cơng nghệ như
VTC có rất nhiều thuận lợi. Bởi vì chúng tơi có một đội ngũ nghiên cứu, phát
triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới vào các công đoạn sản
xuất, truyền dẫn và thu xem.
2.2.5. Thời báo Kinh tế Việt Nam
Thời báo kinh tế Việt Nam hiện có 5 ấn phẩm thường xuyên là báo
hàng ngày, báo điện tử, tạp chí Tư vấn tiêu dùng, tạp chí Và (tiếng Anh) và

15



Tạp chí The Guide (tiếng Anh). Tổng Biên tập Đào Ngun Cát gọi đây là
một nhóm báo chí, một tổ hợp báo chí.
Như vậy, ở nước ta hiện nay đã xuất hiện một số cơ quan báo chí đa sản
phẩm. Có thể coi đó như những mầm mống sơ khai và tự phát của những tập
đồn báo chí tương lai. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào sự phát triển tự phát,
đơn độc của những cơ quan báo chí đa sản phẩm thì chưa biết đến bao giờ
chúng ta mới có được những tập đồn báo chí to về quy mô, lớn về ảnh hưởng
xã hội, mạnh về tiềm lực kinh tế. Vậy phải làm gì và làm thế nào để xây dựng
những tập đồn báo chí đầu tiên ở nước ta.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THÀNH LẬP TẬP ĐỒN BÁO
CHÍ Ở VIỆT NAM
Từ tổng kết những kinh nghiệm lịch sử phát triển tập đồn báo chí trên
thế giới, có thể gợi ý một số vấn đề sau:
4.1. Tạo Mơi trường pháp lý
Để hình thành một hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho tập đồn báo
chí ra đời và hoạt động, những vướng mắc xung quanh vấn đề này cần được
hệ thống các văn bản pháp luật đề cập một cách trực tiếp, bổ sung, hoàn chỉnh
kịp thời, nhất là các vấn đề về tài chính, kinh tế báo chí, cơ chế điều hành quản lý cơ cấu tổ chức tập đoàn chế độ sở hữu...Đồng thời cũng đến lúc xem
xét cả vấn đề rất mới như việc cổ phần hoá, niêm yết trên thị trường chứng
khoán, đổi mới cơ chế đơn vị chủ quản, mua bán, sáp nhập, chấm dứt hoạt
động các cơ quan báo chí...
Với giải pháp mà Chiến lược phát triển thông tin đã xác định: "Rà soát
lại hệ thống văn bản pháp luật, kịp thời bổ sung cho phù hợp với thực tiễn
phát triển của thơng tin...xây dựng các quy định cho mơ hình cơ quan báo chí
có nhiều ấn phẩm báo chí (nhóm báo chí, tập đồn báo cho" và Luật Báo chí
sẽ được Chính phủ tiếp tục sửa đổi để trình Quốc hội thông qua trong thời
gian tới mà tinh thần cốt lõi là phát huy năng lực tự chủ của các cơ quan

16



truyền thông, hi vọng môi trường pháp lý sẽ thuận lợi hơn cho tập đồn báo
chí ra đời và vận hành.
4.2. Cơ chế hỗ trợ
Chính phủ hỗ trợ tập đồn báo chí thơng qua các địn bẩy kinh tế như
ưu đãi về thuế, lãi suất, vốn vay...tạo thuận lợi cho tập đoàn huy động vốn cho
đầu tư phát triển. Ngoài ra, việc thiết lập hàng rào thuế quan cùng những quy
định giới hạn về khu vực, lĩnh vực, tỷ lệ đầu tư của các đối tác nước ngoài
cũng sẽ hạn chế sự cạnh tranh ngay tức thời từ các tập đoàn thế giới, tạo cơ
hội cho các tập đoàn trong nước có điều kiện củng cố, chiếm lĩnh thị trường
nội địa, tăng cường tiềm lực và khả năng cạnh tranh. Nhà nước cũng có thể hỗ
trợ tập đồn báo chí bằng tư vấn quản lý đổi mới công nghệ, thiết lập các mối
quan hệ, triển khai hệ thống cung ứng, ưu đãi về phí phát hành...
Bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý và hỗ trợ của Nhà nước
cũng rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển của tập đồn báo chí,
nhất là trong giai đoạn trứng nước như hiện nay. Trong quản lý của Nhà nước
với báo chí cần tách biệt chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức
năng quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời, sự ưu ái của Chính phủ cuối
cùng là nhằm mục tiêu khơi dậy nguồn nội lực của tập đồn báo chí chứ
khơng phải là làm thay, bao cấp. Tập đồn báo chí muốn tồn tại phát triển
trước hết phải mài sắc năng lực của chính mình và đứng vững được trên đơi
chân của bản thân.
4.3. Hợp tác quốc tế
Đối với Việt Nam, mở rộng hợp tác quốc tế đem đến khả năng tận dụng
các nguồn lực từ bên ngoài bổ sung vào nguồn nội lực cịn hạn chế của tập
đồn báo chí nước ta, nhất là các yếu tố về vốn, khoa học công nghệ, kỹ năng
quản lý, kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp và điều hành của các đối tác
nước ngoài.. hợp tác quốc tế là một giải pháp hữu hiệu của thế hệ tập đồn
báo chí đi sau như Việt Nam tạo ra khả năng đi tắt đón đầu trong phát triển,


17


tránh nguy cơ tụt hậu quá xa và tiến đến bắt kịp với trình độ báo chí của khu
vực và thế giới.
Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật hiện nay điều chỉnh về vấn đề hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí ở nước ta cịn rất sơ sài. Do đó, cần "nghiên
cứu để sớm có các chính sách cụ thể về hợp tác, liên doanh, liên kết với nước
ngồi trên lĩnh vực thơng tin nhằm thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý,
kỹ năng, kỹ xảo và cơng nghệ hiện đại của nước ngồi". Tất nhiên, sự hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực báo chí phải đặt dưới sự quản lý và tuân thủ chặt chẽ
những quy định cụ thể của Nhà nước ban hành về hình thức hợp tác, lĩnh vực
hợp tác, tỷ lệ góp vốn, sở hữu, hạn chế những khu vực nhạy cảm, thanh tra,
kiểm tra...nhằm tránh sự lũng đoạn về thông tin, kinh tế từ phía các tập đồn
nước ngồi cũng như đảm bảo về mặt chính trị.
Ngồi ra, chúng ta cũng cần quan tâm tới một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần nghiên cứu, lựa chọn một mơ hình tập đồn báo chí
truyền thơng tương đối phù hợp với u cầu và điều kiện của nước ta.
Thứ hai, Đảng và Nhà nước lựa chọn một số đơn vị báo chí theo yêu
cầu và chủ động tác động như sáp nhập, hỗ trợ nguồn lực ban đầu cần thiết để
tiến hành xây dựng thành tập đồn báo chí.
Thứ ba, mỗi bước đi trong q trình xây dựng các tập đồn báo chí cần
tổng kết, kịp thời rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả và sử lý những hạn chế,
bất hợp lý.

18


V. KẾT LUẬN
Trước những nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, việc hình thành các tập

đồn báo chí ở Việt Nam là một tất yếu khách quan trên lộ trình phát triển, hội
nhập của nước ta. Với những điều kiện cơ bản nhất đã hội tụ, thời điểm hiện
tại đã chín muồi cho việc xây dựng mơ hình này ở Việt Nam.
Việc chuyển đổi sang mơ hình tập đồn khơng đơn thuần là sự cộng
dồn hữu cơ các cơ quan báo chí với nhau mà nó thực sự là một cuộc thay đổi
toàn diện, tái cấu trúc toàn bộ, với nguyên tắc hiệu quả báo chí và kinh tế phải
cao hơn so với trước khi khi thành lập. Việc xây dựng tập đồn báo chí nước
ta nên chọn lọc một số cơ quan báo chí trọng điểm có vị trí chính trị quan
trọng cũng như đã sẵn có tiềm lực và ảnh hưởng. Dạng thức tập đoàn phù hợp
với nước ta là cartel, concem (dạng tập đoàn hoạt động đa ngành truyền thơng
và phi truyền thơng trong đó có một ngành báo chí làm hạt nhân).
Xây dựng các tập đồn báo chí mạnh là một giải pháp chiến lược song
khơng phải là một giải pháp tồn năng có thể giải quyết tồn bộ những khó
khăn chung của nền báo chí nước ta. Do đó cùng với việc xây dựng những tập
đồn báo chí có tiềm lực, các giải pháp khác cũng cần được triển khai song...
Mục đích lớn nhất của người viết là luận văn phải mang đến một sự
hiểu biết, nhận thức rõ ràng hơn về một mơ hình vốn còn tương đối mơ hồ
trong lý luận và thực tiễn ở nước ta. Luận văn đã bước đầu thực hiện được
điều đó với việc làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận chung về tập
đồn báo chí, đúc rút ra những kinh nghiệm tổ chức, phát triển từ các tập đồn
báo chí nước ngồi, đưa ra một số kiến nghị nhằm sớm cho ra đời và vận hành
có hiệu quả tập đồn chí cự thể trên cơ sở căn cứ chặt chẽ vào điều kiện riêng
của Việt Nam.
Tuy nhiên luận văn cịn nhiều thiếu sót do đây là một vấn đề quá mới
mẻ, tài liệu tham khảo hạn chế, quá trình nghiên cứu chủ yếu phải làm việc
với tài liệu nước ngoài, phần lớn những luận giải là đúc rút của tự bản thân tác
giả nên mặc dù dựa trên các luận cứ, luận chứng khoa học song yếu tố chủ
19



quan là điều khó tránh khỏi. Và đặc biệt, người viết mong muốn được nghiên
cứu không chỉ bằng phương pháp phân tích tài liệu mà cịn thơng qua khảo sát
thực địa nhưng vì nhiều lý do nên chưa thực hiện được. Nếu tiếp tục phát
triển, luận văn sẽ được nâng cấp theo hướng khảo sát thực địa mơ hình một số
tập đoàn của nước ngoài nhằm khai thác vấn đề nghiên cứu được sâu hơn.
Cuối cùng, luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ, những nhà
nghiên cứu và những người quan tâm đến đề tài.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng khố IX (2006): Báo cáo chính trị
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc
lần thứxcủa Đảng, Website Đảng Cộng sản Việt Nam, 18/4/2006.
2. "Bộ trưởng Bộ Văn hố - Thơng tin: Đang cần người đi đầu (2005),
Vietnam Joumalism.com, 05/9/2005.
3. "Các tờ báo mạnh có thể phát triển thành tập đồn" (2005), Vietnam
Joumalism.com, 04/10/2005.
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999.
5. Nghị định của Chính phủ Số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy
định chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
báo chí
6. Nghiệp vụ báo chí - lý luận và thực tiễn (2004), Nxb Thông Tấn, Hà
Nội.
7. PGS.TS Nguyễn Đình Phan (1996), Thành lập và quản lý các tập
đồn kinh doanh ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Pierre Albert (2003), Lịch sử báo chí, Nxb Thế giới, Hà Nội.
9. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg Phê
duyệt Chiến lược phát triển thông im đến năm 2010, Hà Nội, ngày 09/9/2005

10. Nguyễn Vũ Diệu Trang (2005), Cơ quan báo chí Đa loại hình ở Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tun truyền Hà Nội.
11. Xây dựng Sài Gịn Giải phóng thành tập đồn mạnh" (2005),
sggp.com.vn, 12/2/2005.
12. Thuỳ Liên (2008), Cần một mơ hình tập đồn báo chí
13. Lại Thị Hoa - Lớp Phát thanh K25, Sự hình thành các tập đồn báo
chí Việt Nam
MỤC LỤC
21


I. Mở Đầu..........................................................................................................1
II TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐỒN BÁO CHÍ...................................................1
1. Khái niệm......................................................................................................1
2. Lịch sử ra đời, phát triển của tập đồn báo chí:............................................2
3. Các hình thức tập đồn báo chí.....................................................................3
III. THÀNH LẬP TẬP ĐỒN BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM................................9
1. Thành lập các tập đồn báo chí ở Việt Nam là một xu thế khách.................9
2. Những "tiền đề" thành lập tập đồn báo chí ở Việt Nam............................11
2.1. Chủ trương của đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng tập đồn báo
chí....................................................................................................................11
2.2. Một số "mơ hình sơ khai" tập đồn trong thực tiễn ở Việt Nam..............12
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THÀNH LẬP TẬP ĐỒN BÁO CHÍ Ở VIỆT
NAM................................................................................................................16
4.1. Tạo Mơi trường pháp lý...........................................................................16
4.2. Cơ chế hỗ trợ............................................................................................17
4.3. Hợp tác quốc tế.........................................................................................17
V. KẾT LUẬN.................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................21


22



×