Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

39 báo chí định hướng dư luận xã hội, nâng cao sức mạnh mềm quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.72 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

BÁO CHÍ ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI,
NÂNG CAO SỨC MẠNH MỀM QUỐC GIA


MỞ ĐẦU
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới đang ở vào một giai đoạn có
sự "lên ngơi" của khái niệm quyền lực mềm - sức mạnh mềm. Nó là yếu tố vô
cùng quan trọng trong sức mạnh tổng hợp quốc gia, bên cạnh sức mạnh cứng;
nhưng trong thời kỳ hiện đại, nó được xem là yếu tố hàng đầu, được sử dựng
trước, được thể hiện công khai khi "phô diễn" sức mạnh quốc gia. Một quốc
gia chỉ được xem là cường quốc khi nó đạt những tiêu chí của cả quyền lực
mềm và sức mạnh cứng. Một quốc gia cũng không thể thực sự độc lập tự chủ
nếu thiếu sức mạnh mềm.
Trụ cột quan trọng nhất của quyền lực mềm là văn hóa, rồi đến ngoại
giao. Phương tiện quan trọng nhất của quyền lực mềm là báo chí. Báo chí
định hướng dư luận, nâng tầm chính trị - kinh tế - văn hóa cho cơng chúng, từ
đó đem lại quyền lực mềm quốc gia. Dư luận xã hội đóng vai trị rất lớn trong
việc diều tiết, định hướng các hành vi xã hội. Quan điểm nhiều nhà nghiên
cứu, nhất là từ các xuất phát điểm về dân chủ, thì dư luận xã hội nhiều khi cịn
có sức mạnh hơn luật pháp. Vì nó khiến con người khơng có cảm giác bị ép
buộc, được tự do lựa chọn và đề cao trách nhiệm cá nhân.
Định hướng dư luận xã hội đã khơng chỉ cịn bó hẹp trong phạm vi một
quốc gia, dân tộc mà nó cịn thể hiện ở 2 khía cạnh mới: báo chí - truyền
thơng của nước này định hướng dư luận xã hội nước khác; những làn sóng dư
luận xã hội tồn cau. Cả 2 khía cạnh này đều cho thấy các nước lớn đang có
xu hướng dùng truyền thông để bành trướng thông tin và định hướng dư luận


xã hội quốc tế nhằm mục đích phát triển quyền lực mềm của mình.
Nhiều sự việc xảy ra trên trường quốc tế gần đây dã thê hiện rõ nét về
khía cạnh mới này, điển hình nhất là cách mạng sắc màu và xung đột Bắc Phi;
đã gióng hồi chng báo động cho các quốc gia có cơng nghệ truyền thơng
yếu kém hơn, mất kiểm sốt với dư luận xã hội. Trên thế giới, hiện cũng đã

1


xuất hiện một cuộc chạy đua về quyền lực mềm nhằm thống trị tư tưởng tồn
cầu, trong đó 2 nước dẫn đầu đang là Mỹ và Trung Quốc.
Bối cảnh đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho mỗi quốc gia: cách duy nhất
chống bành trướng thông tin, chống cách mạng sắc màu... là nắm vững và
định hướng dư luận xã hội, xây dựng quyền lực mềm quốc gia. Trong đó nổi
bật vai trị của báo chí. Việt Nam cũng khơng là ngoại lệ. Báo chí Việt Nam
đang được đặt ra một nhiệm vụ to lớn, bao trùm hết thảy, đó là góp phần tăng
cường quyền lực mềm quốc gia, thông qua định hướng dư luận xã hội ve mọi
mặt dời sống, nhất là chính trị - văn hóa.
Đây là những vấn đề mới và chưa có các cơng trình nghiên cứu cụ thể
của Việt Nam, nhằm đúc rút ra những tổng kết nhằm định hướng dư luận xã
hội trong tình hình thế giới hiện nay. Những khái niệm như quyền lực thông
minh, bành trướng thông tin, xâm lăng văn hóa... cịn khá mới mẻ đối với
chúng ta. Trong phạm vi tiểu luận, sẽ đề cập đến nội dung: báo chí nâng cao
quyến lực mềm quốc gia bằng việc định hướng dư luận xã hội, nhằm tham
góp một nội dung như đối với vấn đề này.

2


I. Dư luận xã hội, báo chí, quyền lực mềm

1. Dư luận xã hội:
Dư luận xã hội (hay công luận) là một hiện tượng đời sống xã hội quen
thuộc mà mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hàng
ngày, thường phải quan tâm và tính tốn đến. Những người theo học ở Liên
xơ (cũ) thường sử dụng thuật ngữ "dư luận xã hội". Những người biết tiếng
Anh thường sử dụng thuật ngữ "công luận" ("public opinion").
Có thể định nghĩa rất ngắn gọn về dư luận xã hội như sau: Dư luận xã
hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng
có tính thời sự. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến các nội hàm sau đây của định
nghĩa này:
l) Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau;
2) Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm
chí đối lập nhau;
3) Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc
hẹp (một số ý kiến);
4) Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ khơng
phải là ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức (hội
nghị, hội thảo...);
5) Dư luận xã hội không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân, tự
phát mà là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí
của các lực lượng xã hội nhất định,
6) Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự
(động chạm đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người) mới có
khả năng tạo ra dư luận xã hội.
2. Báo chí và chức năng, vai trị của hoạt động báo chí:
2.1. Lịch sử loài người dã minh chứng một chân lý: con người tồn tại
bằng lao động; và để lao động, ngoài nhân lực, thì cần có sự trao THƠNG
TIN (ngơn ngữ). Bản chất con người được tạo lên từ tổng hòa cá mối quan hệ
3



xã hội (Lê-nin) và hồn tồn có thể hiểu tổng hịa các mối quan hệ xã hội đó,
được tác động, thể hiện, ghi nhận tới con người bằng thông tin. Con người đã,
đang tồn tại và phát triển, chỉ có thế tồn tại và phát triển dựa trên thông tin.
Mục đích của báo chí là thơng tin. Báo chí ngày nay đã trở thành bộ
phận quan trọng nhất giúp con người truyền thơng tin cho nhau. Thơng tin
báo chí vừa nhanh, đa chiều, đa dạng về mọi mặt của đời sống vừa là mang
tính đại chúng. Vì thế có thể khẳng định, báo chí đóng vai trị lớn trong tồn tại
và phát triển của nhân loại. Kể từ khi ra đời, nó đã là thứ con người khơng thể
thiếu; nhờ có báo chí, con người mới tăng cường lượng thơng tin trao đối,
nâng cao chất lượng thơng tin. Từ đó sự phát triển của con người ngày càng
hiệu quả. Báo chí là một bộ phận quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của
cách mạng thơng tin.
Từ khi báo chí ra đời đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí
đối lập về báo chí và bản chất, vai trị, chức năng của nó, tùy thuộc cách thức,
hồn cảnh, mục đích tiếp cận. Tuy nhiên, tất cả các quan điểm thì cũng phải
có những điểm chung, phản ánh rõ đặc trưng của báo chí. Cốt lõi nhất của báo
chí là: cung cấp thơng tin nhằm mục đích định hướng cho con người về một
lĩnh vực nhất định (chính trị, tư tưởng, văn hóa, giải trí...).
Trên cơ sở đó, nhìn chung giới lý luận thống nhất báo chí có các đặc
trưng sau:
- Tính truyền thơng đại chúng trong báo chí: báo chí thể hiện rất rõ tính
đại chúng, thơng tin cưng cấp nhằm phục vụ một lượng công chúng lớn, có
thể là một hay nhiều nhóm cơng chúng khác nhau.
- Báo chí trong hoạt động truyền thơng xã hội: là cơ hội giúp báo chí
gần gũi với cơng chúng, nếu tham gia giải quyết tốt các vấn đề xã hội thì sẽ có
mối quan hệ tốt hơn, hình ảnh tốt hơn trong xã hội.
- Hoạt động kinh tế, dịch vụ: sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hố
đặc biệt vì nó tác động vào đạo đức, lối sống, góp phần hình thành nên niềm
tin và lý tưởng. Vì là sản phẩm nên phải bán dược từ đó hình thành nên công

4


chúng thị trường, cơng chúng phát triển đến đâu thì thị trường phát triển đến
đấy. Sản phẩm báo chí càng nhiều người dùng thì hiệu quả, giá trị càng cao
(đây là đặc trưng của kinh tế tri thức).
2.2. 8 đặc điểm của báo chí hiện đại:
- Báo chí là thơng tin thời sự;
- Tính chính trị của mục đích thơng tin: đây là ưu tiên hàng đầu, tất cả
các thông tin khác về văn hoá, xã hội... đều phục vụ mục đích chính trị.
- Báo chí có tính cơng khai;
- Tính định kỳ đều đặn;
- Tính phong phú, đa dạng, nhiều chiều;
- Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo;
- Tính tương tác (thể hiện rõ nhất trên báo điện tử): tương tác càng
nhiều, càng đày thì hiệu quả càng can;
- Tính da phương tiện.
2.3. Cơng chúng báo chí:
Cơng chúng là đối tượng tác động, đối tượng diệu chỉnh nhưng cũng
đồng thời là đối tác của báo chí. Cơng chúng là lực lượng xã hội quyết định
vai trò, vị thế xã hội, năng lực của tờ báo. Tuỳ theo tính chất của công chúng
quyết định vị thế của sản phẩm báo chí. Cơng chúng là nguồn tin, nguồn năng
lượng, là khách hàng của cơ quan báo chí.
3. Quyền 1ực mềm:
"Quyền lực mềm" là khái niệm được Giô-dép Ni, một giáo sư người
Mỹ và là tác giả của học thuyết Sức mạnh mềm, đưa ra năm 1990. Theo ông,
quyền lực mềm là khả năng kiểm soát hành vi của người khác để đoạt lấy thứ
mình muốn. ơng cho rằng, quyền lực có ba cách cơ bản: ép buộc người khác
bằng sự đe dọa tức là dùng "cây gậy" hay "quyền lực cứng"; dụ dỗ người khác
bằng lợi ích (tiền bạc, vật chất, danh vọng...) hay "củ cà rốt" và cuối cùng là

thu hút, hấp dẫn người khác bằng sức hấp dẫn (các giá trị tư tưởng...) hay
chính là "quyền lực mềm".
5


"Quyền lực mềm" là khả năng tác động thông qua sự hấp dẫn và sức
thuyết phục đề người khác làm theo những gì mình muốn. "Quyền lực mềm"
của một quốc gia được xây đựng trên nền tảng nền văn hóa, các giá trị và
chính sách của quốc gia. Nó được thể hiện thơng qua các yếu tố như hình ảnh,
uy tín của đất nước và lãnh đạo, năng lực giao tiếp, nhất là khả năng thuyết
phục của những người thực thi quyền lực, mức độ cởi mở của xã hội, sức hấp
dẫn, quyến rũ, đặc biệt là của nền văn hóa, v.v.. Như vậy, nơm na thì quyền
lực mềm là việc người khác nghĩ và làm theo ý mình một cách tự nguyện.
II Báo chí với việc định hướng dư luận xã hội, nâng cao quyền lực
mềm quốc gia
1. Dư luận xã hội là mục tiêu và cách thức đe tạo quyền lực mềm:
1.1 Ngày nay, trong bối cảnh xu thế hịa bình hợp tác và xu thế tồn cầu
hóa trở thành những địng chảy chính của quan hệ quốc tế, việc sử dụng
"quyền lực cứng" ngày càng khơng cịn là lựa chọn tối ưu của các quốc gia,
"quyền lực mềm" dược quan tâm và nhấn mạnh nhiều hơn, không những bởi
nó phù hợp với xu thế thời đại, mà cịn bởi tính chất "lạt mềm buộc chặt" và ít
tốn kém hơn để đạt đến mục đích thơng qua sử dụng công cụ này. Thống nhất
dư luận xã hội đối với các vấn đề quan trọng của quốc gia chính là cách thức
để có quyền lực mềm.
Dư luận xã hội không tồn tại như một dạng độc lập với các trạng thái ý
thức xã hội như chính trị, tơn giáo, khoa học, nghệ thuật... mà nó xuyên suốt
trong các dạng ý thức xã hội đó. Dư luận xã hội khơng phải là bản thân chính
trị, thế nhưng nó có mặt và hoạt động tích cực trong hành vi, ý thức chính trị
của cá nhân. Dư luận xã hội khơng phải là khoa học nhưng chúng ta có thể
gặp nhiều tình huống Dư luận xã hội lên tiếng về những vấn đề khoa học như

việc nhân bản vơ tính con người, vấn đề đa dạng sinh học hay sự nóng lên của
trái đất...
Dư luận xã hội chính là một thành phun thuộc kiến trúc thượng tầng
của xã hội, và tính chất của nó bị quy định bởi tính chất các quan hệ kinh tế
6


trong xã hội. Dư luận xã hội được hình thành trên các cơ sở ý kiến của cá
nhân nhưng nó không phải là một tập hợp cơ học các ý kiến cá nhân. Dư luận
xã hội ý kiến có tính chất đánh giá về cá vấn đề xã hội mà nhóm cơng chúng
cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung,
các giá trị chung.
Trong lịch sử phát triển của xã hội lồi người, dư luận xã hội đã đóng
vai trị điều hoà các mối quan hệ xã hội ngay cả khi xã hội chưa phân chia
thành các giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị ln ln tìm
cách sứ dụng dư luận xã hội phục vụ của giai cấp mình. Dư luận xã hội chẳng
những có vai trị điều hồ các mối quan hệ xã hội mà cả hành vi xã hội. Trên
cơ sở phán xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng dư luận xã hội nêu ra các
chuẩn mực xã hội, hứng dẫn những việc nên làm, nên tránh.
Nó làm cho các truyền thống, phong tục đã hình thành phát huy ảnh
hưởng của mình trong xã hội. Khi xã hội xảy ra những biến cố lớn đụng chạm
tới lợi ích cộng đồng, dư luận xã hội thường được hình thành nhanh chóng,
rộng rãi chỉ có tác dụng chỉ hướng hoạt động cho quần chúng.
Ngoài vai trị điều hồ, dư luận xã hội cịn có vai trò giáo dục con
người nhiều khi mạnh hơn cả biện pháp hành chính. Dư luận xã hội một khi
đã được hình thành thì nó tác động vào ý thức con người, chi phối ý thức cá
nhân Về phương diện này, dư luận xã hội có thể động viên, khuyến khích
hoặc phê phán, cơng kích những biểu hiện đạo đức hoặc hành vi cá nhân, của
nhóm người trong xã hội, phịng ngừa các hành vi phạm pháp, nó buộc từng
cá nhân phải thu mình vào lễ nghi, phong tục. Với ý nghĩa đó dư luận xã hội

là cơng cụ giáo dục, thuyết phục mọi người dân trong xã hội thực hiện những
chủ trương chính sách của Nhà nước. Dư luận xã hội cịn có vai trị kiểm sốt
thơng qua sự phán xét, đánh giá. Nó giám sát rồi các hoạt động của các tổ
chức xã hội, các nhóm dân cư và từng cá nhân. Dư luận xã hội cịn có chức
năng cố vấn cho các tổ chức, cho cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề có
liên quan đến cộng đồng.
7


1.2. Nước nào định hướng được dư luận thế giới sẽ được coi là
cường quốc:
Theo định nghĩa, một nước dược coi là cường quốc chỉ khi hội tụ được
cả sức mạnh cứng và mềm. Xét cho cùng, quyền lực mềm khi mở rộng trong
phạm vi tồn cầu thì khơng thể mang tính định hướng trực tiếp. Nó được
truyền bá bằng nhiều cách, qua truyền thông, ngoại giao, giao lưu văn hóa,
nhằm tạo dư luận xã hội. Dư luận xã hội lớn mạnh sẽ tạo ra ý nghĩ, hành động
theo chiều hướng mà những người thực thi ý đồ triển khai quyền lực mềm
mong muốn. Và vì thế đến nay mới chỉ có Mỹ đáp ứng được tiêu chí, song
đang có sự ganh đua gay gắt từ Trung Quốc. Ta hãy xem hai quốc gia đó gia
tăng quyền lực mềm thơng qua truyền thông và dư luận xã hội như thế nào.
- Mỹ
Truyền thơng đối với Chính phủ Mỹ là phương tiện quảng bá hình ảnh
đất nước, là một quyền lực mềm giúp lan tỏa mạnh mẽ ảnh hưởng của Mỹ đến
tồn thế giới. Với truyền thơng, mọi người biết đến Mỹ và nói về Mỹ cứ như
họ đã từng đến đó. Đó cũng là cách mà truyền thơng "mang" Mỹ dấn với mọi
nhà. Ngày nay, khi công nghệ thông tin đại chúng phát triển và việc tiếp cận
Internet, truyền hình cáp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết thì ngành truyền
thơng đang mang lại những lợi ích thực sự to lớn cho Mỹ: từ kinh tế với thu
nhập hàng trăm tỷ USD mỗi năm, đến chính trị với việc truyền bá và đẩy
mạnh hình ảnh quốc gia trên thế giới.

Một trong những ý tưởng trung tâm là sử dụng quyền lực mềm để phát
tán các chương trình ti vi và phim truyện của Mỹ đến với khán giả nước
ngoài, đặc biệt ở thế giới Hồi giáo để giúp gây ảnh hưởng đến cơng luận
Truyền thơng đối với Chính phủ là cơng cụ để quảng bá hình ảnh đất
nước. Thơng thường, những tác động mềm kiểu đó lại rất dễ được tiếp nhận ở
những nơi có cái nhìn thiếu thiện cảm với Chính phủ Mỹ. Và vì vậy, song
song với những nỗ lực của chính phủ, ngành truyền thơng, bản thân nó là một
cơng cụ vỡ hình nhưng thực sự mang lại những kết quả hữu hình. Phim, sách,
8


báo, và tạp chí của Mỹ cũng xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Đừng ngạc
nhiên nếu mọi người bỏ ra số tiền lớn gấp đôi để mua một cuốn tạp chí về
thời trang Vouge của Mỹ thay vì mua cuốn tạp chí xuất bản trong nước. Cũng
đừng lấy làm kinh ngạc nếu họ chọn xem kênh truyền hình của Mỹ hơn
những kênh truyền hình trong nước.
Có thế thấy rõ dưới Chính quyền Obama, sự kết hợp của những hoạt
động truyền thông độc lập với những hoạt động truyền thông có sự tham gia
của Chính phủ tỏ ra rất hiệu quả. Sự tác động kép một cách khéo léo này đã
và đang đẩy mạnh hình ảnh nước Mỹ trên thế giới. Có một sự thật là bài học
truyền thơng mang tính thời đại này của Mỹ được nhiều quốc gia áp dụng.
Nhưng áp dụng như thế nào cho phù hợp với tiềm lực của quốc gia thì đó lại
là một nghệ thuật mà không phải quốc gia nào cũng biết cách sử dụng. Mỹ là
quốc gia có sự hiệu quả nhất trong bành trướng thơng tin hằng ngày trên tồn
cầu đồng thời có khả nung mạnh mẽ trong tạo ra các làn sóng dư luận xã hội.
- Trung Quốc:
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều phân tích và tranh luận về sự
trỗi dậy của Trung Quốc. Hầu hết những phân tích và tranh luận này đều nói
về sự trỗi dậy về mặt kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Đó cũng là điều dễ
hiểu, bởi Trung Quốc dã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc về mặt

kinh tế, kéo theo nó là sự gia tăng sức mạnh quân sự một cách mạnh mẽ. Nói
theo một cách khác, phần "sức mạnh cứng" của Trung Quốc đang ngày càng
gia tăng. Nhưng bên cạnh đó, có một phần sức mạnh quan trọng khác của
Trung Quốc cũng đang gia tăng một cách ấn tượng, không chỉ ở châu á, mà
trong chừng mực nào đó, cịn đo được trên tồn thế giới. Đó chính là "sức
mạnh mềm".
Trung Quốc giờ đây đang tận dụng sự "hấp dẫn" của mình để gây ảnh
hưởng lên các nước châu á. Hiện nay, các học giả Trung Quốc cũng coi các
thành tố "mềm" là một lựa chọn chiến lược phục vụ cho chiến lược "phát triển
hòa bình" của nước này.
9


Hàng năm Trung Quốc đã chi ra một khoản ngân sách lên tới 200 triệu
USD để thúc đẩy việc học tiếng Trung trên toàn thế giới và đặt mục tiêu tăng
số lượng người nước ngoài học tiếng Trung lên 100 triệu người vào năm
2010. Phim truyền hình, một trong những cơng cụ truyền bá văn hóa hữu hiệu
nhất cũng được Trung Quốc sử dụng một cách triệt để. Các bộ phim truyền
hình Trung Quốc dã được trình chiếu ở hầu như tất cả các kênh truyền hình
của các nước Đơng Nam á. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, phim Trung Quốc đã
được trình chiếu ở tất cả các kênh truyền hình từ Trung ương cho đến các địa
phương.
Trên lĩnh vực ngoại giao, Chính phủ Trung Quốc cũng tích cực sử dụng
các diễn đàn đa phương để xây dựng hình ảnh một nước lớn Trung Quốc đầy
thiện chí và trách nhiệm. Theo đuổi một khái niệm an ninh mới nhấn mạnh tới
hợp tác và đối thoại an ninh khu vực ở các cấp độ khác nhau, Trung Quốc bày
tỏ mong muốn có một trật tự an ninh mới thơng qua việc giải quyết một cách
hịa bình các bất đồng hơn là đối đầu.
2. Báo chí với việc định hướng dư luận xã hội, nâng cao quyền lực
mềm quốc gia

2.1. Dấu ấn của báo chí và du luận xã hội trong các cuộc chiến trên
thế giới
Thế giới hơn 20 năm trở lại đây khơng có các cuộc xung đột vũ trang
lớn, dù thời kỳ Chiến tranh lạnh đã kết thúc. Nhưng nổi bật trong những cuộc
xung dột chính trị, người ta thấy những cuộc cách mạng, tấn công, lật đổ bị
chi phối mạnh mẽ bởi truyền thơng. Hay nói cách khác, điểm chung của
những sự kiện đó là dấu ấn sâu đậm của truyền thông và dư luận xã hội. Cách
mạng màu sắc, chiến tranh trắc, tấn công Nam Tư, xung đột Bắc Phi... và cả
sự kiện 1 1. 9 là những dấu mốc quan trọng trên trường quốc tế hiện nay.
Từ Cách mạng sắc màu
Cách mạng sắc màu mở màn với cách mạng Nhung và dược cho là kết
thúc sau cách mạng Cam.
10


Cách mạng Nhung là một cuộc cách mạng bất bạo động tại Tiệp Khắc
diễn ra từ ngày 16-11 đến ngày 29-12-1989, dẫn dấn sự sụp đổ của chế độ xã
hội chủ nghĩa tại nước này.
Ngày 17 tháng 11 năm 1989, cảnh sát đã đàn áp cuộc biểu tình hịa bình
của sinh viên thủ đô Praha. Bắt đầu từ ngày 19 tháng 11 năm 1989, hàng loạt
những cuộc biểu tình của người dân Tiệp Khắc đã diễn ra trên khắp đất nước
cho đến tận cuối tháng 12. Đặc biệt vào ngày 20 tháng 11, số lượng người
tham gia biểu tình tại Praha đã tăng từ 200.000 người của ngày hôm trước lên
đến nửa triệu người. 28 tháng 11 Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã tuyên bố từ bỏ
quyền lãnh đạo đất nước. Ngày 10 tháng 12, tổng thống Gustav Husak đã chỉ
định một chính phủ phần lớn khơng là cộng sản rồi sau đó từ chức. Ngày 28
tháng 12, Vaclav Havel được bầu làm tổng thống mới của Tiệp Khắc đánh dấu
cách mạng Nhung thành công như những người thực hiện mong muốn.
Sau đó, người ta tiếp tục chứng kiến cách mạng sắc màu ở Serbia
(2000), Cách mạng Hoa hồng Ở Gruzia (2003), Cách mạng Cam Ở Ukraina

(2004), và Cách mạng Tung Ở Kyrgyzstan (2005). Các cuộc cách mạng đều
đạt tới đích là lật đổ chính quyền.
Nhìn chung các cuộc cách mạng sắc màu về mặt biểu hiện thì đều là
những cuộc cách mạng bất bạo động, sử dụng các lực lượng xã hội và dư luận
xã hội gây sức ép với các chính quyền đương nhiệm nhằm lật đổ chính phủ.
Về mặt đặc điểm thì chúng có những điểm chung sau:
- Bước dầu và xuyên suốt các cuộc cách mạng là vai trị tối quan trọng
của truyền thơng phương Tây. Nó kêu gọi biểu tình, phê phán chính quyền,
hướng dẫn cả cách thức biểu tình.
- Sự có mặt cố vấn của các tổ chức mang dang phi chính phủ.
- Mặc dù diễn ra trong hịa bình nhưng nó ln ngầm được sự bảo đảm
về sự hỗ trợ của các lực lượng quân sự phương Tây. Và nó nhận sự ủng hộ về
tài chính - chính trị từ phương

11


Chiến tranh Nam Tư, I rắc... thì truyền thơng đã thực sự thể hiện việc
nó cũng là một phần khơng thể thiếu của chiến tranh hiện đại. Trước thềm
cuộc chiến, các chiến dịch truyền thông đã cho thấy sự "thối nát", khơng xứng
đáng... của các nhà lãnh dạo chính quyền Nam Tư, I Rắc... Dư luận quốc tế vì
thế khơng có sự phản ứng quyết liệt, thậm chí cịn đồng tình với chiến tranh
"trừng phạt".
Vụ 119. Tuy là một bài học quá đau xót cho người Mỹ. Nhưng xét cho
cùng, mặt khác nó cũng tạo dư luận xã hội phản ứng mạnh mẽ với những tên
Hồi giáo cực đoạn. Sau sự kiện đó, truyền thơng giúp người Mỹ bỗng gần
nhau hơn, cùng chung 1 kẻ thù cần tiêu diệt. Xét về góc độ này, người Mỹ lại
đã có thắng lợi của riêng họ, khi họ đã có sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận xã
hội để dấy lên cuộc chiến chống khủng bố ở quy mơ tồn cầu.
Đến xung đột ở Bắc Phi

Từ đầu năm 2011, các cuộc biểu tình đã liên tiếp bùng phát tại Trung
Đơng và Bắc Phi, nơi có các quốc gia được cho là ổn định và giàu có. Tuy- nidi và Ai Cập sụp đồ nhanh chóng và một số chính phủ khác tại An-giê-ri, Libi, hay xa hơn về phía đơng là Y-ê-men, I-ran hay Ba-ranh đang chật vật tìm
giải pháp ổn định giữa những biển người nổi dậy? Liệu đây có phải là biểu
hiện của sự "khao khát về dân chửi như truyền thơng của phương Tây tun
truyền hay do chính là sự cạn kiệt niềm tin và kiên nhẫn của người dân đang
phải sống trong những xã hội mà bất bình đẳng đang ngự trị?
Đó dường như là sự lựa chọn ưa thích của truyền thơng phương Tây ve
điều được gọi là "lùn sóng dân chửi hay mỹ miều hơn là "cách mạng hoa
nhài", những thứ không khác mấy so với những gì họ thực hiện cách mạng
màn sắc.Tuy nhiên do Ở Bắc Phi, các chính phủ khá vững mạnh nên truyền
thông đã tiến thêm 1 bước, tạo dư luận xã hội kêu gọi đấu tranh vũ trang lật
đổ chính quyền. Và khi lực lượng nổi dậy tỏ ra yếu thế thì lập tức các biện
pháp quân sự được thực thi.
2.2 Thống trị do luận xã hội thông qua bành trướng thông tin:
12


Về bản chất, các khái niệm bành trướng thông tin, xâm lược thơng tin,
xâm lung văn hóa... đều diễn dạt việc các nước lớn, các tập đồn truyền thơng
mạnh có xu hướng truyền bá sự ảnh hưởng, áp đặt về mặt thơng tin với phần
cịn lại của thế giới. Mục đích có thể gồm nhiều cấp độ khác nhau nhưng khái
quát là nhằm tăng "sức mạnh mềm", để tăng giá trị thương hiệu hoặc để thể
hiện vai trò cường quốc.
Bành trướng thông tin được thực thi theo các cấp độ sau:
- Khiến cho các nước, các cơ quan báo chí có tiềm lực kém hơn bị phụ
thuộc thơng tin;
- Từ quá phụ thuộc dẫn tới lệ thuộc nguồn tin, bị "tha hóa" cả về nội
dung lẫn hình thức truyền thơng của báo chí bên ngồi;
- Từ bị phụ thuộc thơng tin dẫn tới bị định hướng, hướng dẫn nhận thức
theo ý đồ của các tập đồn báo chí, nước lớn.

Việc bành trướng thông tin phụ thuộc vào sức mạnh khoa học - cơng
nghệ, sức mạnh của các tập đồn truyền thông và gần như chẳng thể hoạch
định biên giới khi Intemet là mạng toàn cầu. Trên thực tế, dường như các
nước có sự phát triển chậm hơn, các nước nhỏ sẽ thất thế trong cuộc chiến
này. Bởi chi phí cho công nghệ, tác nghiệp là điểm yếu không thể khắc phục
ngày một ngày hai, trong điều kiện cạnh tranh báo chí ngày càng gay gắt. Hơn
nữa, các phương tiện truyền thông của các nước lớn thường sử dụng các chiêu
bài như: Cơng dân tồn cầu, xã hội tồn cầu, trách nhiệm tồn cầu, lối nghĩ
tồn cầu... nhằm xóa nhịa ranh giới quốc gia dân tộc, nhưng mục đích ẩn sau
là muốn bá chủ thơng tin tồn cầu.
Hãng thơng tấn BBC của Anh phát hành bản tin thời sự bằng hơn 30
ngơn ngữ. CNN thì ít hơn, với 7 phiên bản ngôn ngữ phổ thông. AFP -hãng
tin lâu đời nhất thế giới - cập nhật thông tin bằng 5 ngôn ngữ... Nhưng điểm
quan trọng nhất, đó là số lượng phóng viên, cộng tác viên của các tập đồn
truyền thơng rải khắp hành tinh. Chẳng hạn AP (Associated Press), hãng
thông tấn lớn nhất trên thế giới, có khoảng 200 văn phịng đại diện, cung cấp
13


tin tức cho 1.700 tờ báo và khoảng 6.000 kênh radio, truyền hình ở Mỹ và
khoảng 8.500 cơ quan báo chí nước ngồi. Thơng tin từ lực lượng phóng viên
thường trú của các hãng thơng tấn mang tính độc lập, nhiều lúc khơng thống
nhất, thậm chí là trái ngược với thơng tin của báo chí địa phương...
Đồng thời, khi các nước lớn có sự phối hợp nhằm đưa ra các chiến dịch
truyền thơng phục vụ lợi ích nhóm quốc gia thì thậm chí có cảm giác thơng
tin họ đưa ra mang tính định hướng, chính thống đối với cả thế giới.
Ví dụ tiêu biểu là năm 2010, báo chí phương Tây đồng loạt có những
bài mang tính phê phán thế giới Hồi giáo, nhằm tạo nên hố sâu ngăn cách thế
giới Hồi giáo với phần chịu sự định hướng thông tin của phương Tây. Việc
phụ thuộc thông tin - nhất là tin tức quốc tế - khiến cho báo chí nước nhỏ

nhiều khi mắc "bẫy". Gần đây, trong cuộc chiến tại Libya, báo chí các nước
NATO và phương Tây đồng loạt đưa tin về chiến tranh mang tính một chiều,
nhưng nhiều tờ báo đã đăng tải lại các thông tin này mà chưa có sự kiểm
chứng.
Cơ quan báo chí, cơng chúng ở nước bị bành trướng thông tin không
chỉ bị lệ thuộc, chi phối về mặt nhận thức, tư tưởng mà cịn bị ảnh hưởng về
văn hóa, lối sống. Việc đưa quá nhiều thông tin về lối sống, con người (nhất là
thế hệ trẻ, các ngôi sao... ) với những văn phong cũng bị "tây" hóa (do ảnh
hưởng bản gốc), dĩ nhiên đem tới kết quả là văn hóa trong nước cũng bị ảnh
hưởng theo chiều hướng "mô phỏng", "bắt chước". Một dạng của sự "xâm
lung văn hóa" diễn ra mạnh mẽ trên báo mạng điện tử (bằng thông tin) và
truyền hình (nhất là thơng qua phim ảnh, trị chơi mua bản quyền nước
ngoài...).
Trong những năm gần đây, việc bành trướng thông tin càng được đẩy
mạnh do sự xuất hiện và phát triển của các "mạng xã hội". Các mạng này hiện
nay khơng cịn được xem là ảo (được xem như là cuộc sống thứ hai - thứ cấp,
của con người), và cũng trở thành đối tượng mà truyền thông, báo chí nhằm
tới để thực hiện bành trướng thơng tin. Nhiều sự kiện quốc tế đã cho thấy vai
14


trị của các mạng xã hội, nhất là khi nó bị can thiệp mạnh bởi các công cụ
bành trướng thông tin.
III Báo chí định hướng dư luận xã hội, nâng cao sức mạnh mềm ở
Việt Nam
1. Báo chí Việt Nam định hướng dư luận xã hội:
1.1 Định hướng dư luận xã hội là trọng tâm, mục đích của mọi hoạt
động truyền thông. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của lnternet cùng các
vấn đề toàn cầu, khi biên giới dành cho truyền thơng dần bị xóa nhịa bởi thế
giới phẳng, thì dư luận một nước khơng chỉ được định hướng bởi chỉ một hệ

thống truyền thông đại chúng nào. Chưa kể có những vấn đề thuộc dư luận xã
hội tồn cầu.
Mặt khác, dư luận xã hội cũng là đích đến trong chiến lược phát triển
sức mạnh mềm, bành trướng thông tin của các nước lớn. Và vì xuất phát từ
bên ngồi, theo ý muốn các nước lớn, nhiều khi nó khác lạ với mong muốn
của chính quyền nước sở tại. Nhiều trường hợp, tác động từ truyền thơng bên
ngồi cịn mang tính chất xúi giục dư luận xã hội, tạo ra sự phản kháng với
chính phủ. Thực tế là nhiều thể chế đã bị lật đổ bởi sắc mạng sắc màu, nhiều
cuộc chiến tranh khác đã nổ ra bởi tác động mạnh mẽ của truyền thông đại
chúng và dư luận xã hội.
Thực tế khơng hề có một nền báo chí phi giai cấp trong một xã hội có
giai cấp; có chăng chỉ là sự lừa mị của giai cấp thống trị nhằm che đậy những
ý đồ không trong sáng với quảng dại quần chúng nhân dân. Tự do báo chí là
tự do phản ánh sự thật, bảo vệ lẽ phải, dấu tranh vì cơng bằng, tiến bộ xã hội,
phục vụ tổ quốc, phục vụ dân tộc mạng màn sắc.Tuy nhiên do Ở Bắc Phi, các
chính phủ khá vững mạnh nên truyền thông đã tiến thêm 1 bước, tạo dư luận
xã hội kêu gọi đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền. Và khi lực lượng nổi
dậy tỏ ra yếu thế thì lập tức các biện pháp quân sự được thực thi.
12. Báo chí việt Nam là cơng cụ tun truyền của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đảng ta lãnh dạo báo chí tuyệt đối trong việc tuyên truyền chủ trương
15


đường lối của Đảng nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phấn dấu
vì mục tiêu lý tưởng của Dòng, xây dựng xã hội XHCN, "dân giàu, nước
mạnh, xã hội cơng bàng, dân chủ, văn minh". Đó cũng là nguyện vọng tha
thiết của dân tộc Việt Nam.
Dư luận xã hội là những phản ứng, tư tưởng và tình cảm, những nhận
xét, đánh giá của một nhóm người, một tầng lớp xã hội, một giai cấp, một
cộng đồng...trước một vấn đề xã hội (có thể đó là một chủ trương, chính sách;

một vấn đề nảy sinh; một hành động có ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội...)
nên nó rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng; bởi nó
góp phần hình thành niềm tin, tư tưởng của nhân dân.
Tại Việt Nam, trong Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 (Ban
hành kèm theo Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ
tướng Chính phủ) đã nhận diện: "Hiện nay, các nước tư bản có tiềm lực kinh
tế, khoa học, cơng nghệ đã và đang thực hiện chính sách bành trướng thông
tin, độc quyền thông tin theo kiểu áp đạt, bắt các nước nhỏ hoặc kinh tế yếu
kém trở thành khách hàng tiêu thụ thông tin và lệ thuộc vào nguồn tin của họ.
Cuộc đấu tranh của các nước dang phát triển về một "trật tự thông tin quốc tế
mới" đã trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế,
chính trị, tiến bộ và công bằng xã hội".
Khi điều kiện cơ sở vật chất cịn thấp, thì càng cho thấy vai trị mang
tính quyết định của nhân lực. Các nhà lý luận, quản lý báo chí Việt Nam và
nhiều nước đã chứ ra, cách tốt nhất chống bành trướng thơng tin tồn cầu hiện
nay chính là "tâm" và "tầm" của người làm báo; đồng thời là sự đúng đắn,
quyết liệt của chiến lược phát triển thông tin quốc gia. Khi khai thác, sử dựng
thơng tin từ bên ngồi, địi hỏi người làm báo, cơ quan báo chí phải đủ tầm để
phân biệt "vàng - thau và phải có tâm để bảo vệ "vàng", gạt bỏ "thau' chứ
không chạy theo lợi nhuận, câu khách. Bên cạnh đó, hệ thống truyền thơng
cần khơng ngửng nâng cao chất lượng và định hướng dư luận đúng đắn trước
các cuộc tấn cơng thơng tin từ bên ngồi.
16


Vai trị của báo chí trong việc tạo ra dư luận xã hội và định hướng dư
luận xã hội trong một xã hội bùng nổ thông tin, hội nhập với thế giới là hết
sức quan trọng. Báo chí chí là công cụ tuyên truyền tập thể, cổ vũ tập thể, là
cơ quan ngơn luận của Đảng, chính quyền và là diễn đàn tiếng nói của các
giai tầng xã hội. Do đó, báo chí cần chủ động, tích cực tạo ra dư luận xã hội,

nhất là trong thời đại bùng nổ thơng tin.
Hoạt động báo chí cần bám sát hiện thực xã hội, phản ánh một cách
khách quan, trung thực những vấn đề xã hôi, tạo ra luồng dư luận xã hội chính
thống, vạch trần những mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch.
Thơng tin báo chí vừa phải đảm bảo nhanh nhạy, vừa phải đảm bảo
khách quan trung thực mới tạo nên thế chủ động tiến công.
Trước mọi vấn đề xã hội, báo chí phải kịp thời vào cuộc, nhìn nhận
đánh giá vấn đề hết sức khách quan như bản chất vốn có của nó. Khi Đảng,
Nhà nước đề ra một chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của báo chí là phải tạo
ra sự đồng thuận xã hội, tạo nên hợp lực mạnh" của quần chúng nhân dân,
biến nó thành luồng tư tưởng chủ đạo trong đời sống xã hội. Việc chỉ ra
những vấn đề bất cập là cần thiết, song phải với cái nhìn tích cực mang tính
xây dựng.
Nhà báo khơng làm chính trị nhưng làm báo là làm chính trị nên mỗi
phóng viên cần có "trái tim nóng và cái đầu lạnh", thơng tin phải được chọn
lọc và phản ánh vấn đề đúng sự thật khách quan, vì chỉ cần sự thật khơng
được phản ánh đầy đủ thì sẽ tạo ra cái nhìn thiên lệch.
Thơng tin báo chí cần phải góp phần định hướng dư luận xã hội. Khi
đứng trước một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bên cạnh trách nhiệm
thông tin kịp thời, nhà báo phải đặt trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội
lên trên; tức là trăn trở, tìm hiểu và lý giải vấn đề một cách thấu đáo với cái
nhìn sắc nét, biện chứng.

17


2. Báo chí định hướng dư luận xã hội, nâng cao sức mạnh mềm Việt
Nam:
2.1. Sức mạnh mềm có hai mô thức hoạt động là trực tiếp và gián tiếp.
Trong dạng trực tiếp, dư luận xã hội có thể được lơi cuốn và thuyết phục bởi

lịng nhân từ, tài năng hoặc sức cuốn hút của các lãnh dạo - nhóm những
người tinh hoa thường đóng vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên, một dạng nữa
phổ biến hơn, sẽ tác động theo 2 bước. Đầu tiên, công chúng và các bên thứ
ba bị ảnh hưởng, sau đó họ tác động lại nhà lãnh đạo.
Mô thức thứ hai - tạo ra hệ quả gián tiếp - cũng địi hỏi tới q trình
theo sát cẩn trọng, nhưng tại đây, các thăm dò dư luận có thể giúp xác định sự
tồn tại của một môi trường thuận lợi hay là bất lợi. Dư luận thường tác động
lên các nhóm tinh hoa bằng cách tạo nên môi trường bất lợi hoặc thuận lợi
cho các sáng kiến cho các chính sách đặc biệt. Hơn nữa, bên cạnh các mục
tiêu đặc biệt, các quốc gia thường có các mục tiêu khác chẳng hạn như dân
chủ, nhân quyền và các hệ thống kinh tế mở. Ở mặt này thì quyền lực mềm
chính là mở rộng dư luận xã hội và quan điểm văn hóa. Tuyên truyền hiệu quả
nhất khi nó khơng cịn là tun truyền" Để chiếm được niềm tin của người
khác, các nỗ lực để triển khai quyền lực mềm sẽ phải tránh các nguy cơ bị
quân sự hóa quá mức và cách tiếp cận lấy nhà nước làm trung tâm. Sức mạnh
sẽ dần bị hạ bậc trong một kỷ nguyên thông tin, và các mạng lưới xã hội sẽ
trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Việc phát huy quyền lực mềm cũng bị tác
động theo cách tích cực (và cả tiêu cực) thơng qua các yếu tố phi quốc gia
trong và ngồi nước.
Cách thức truyền thơng khơng chỉ là dạng trực tiếp giữa các chính
quyền, mà nó đan chéo như hình ngơi sao với rất nhiều kênh - giữa các chính
quyền, các cơng chúng, xã hội tới các xã hội, và các tổ chức phi chính quyền.
2.2. Đầu năm 2010, GS Joseph Nye - cha đẻ của thuyết sức mạnh mềm,
khi đến Việt Nam, đã khẳng định Việt Nam hồn tồn có thể xây dựng "quyền
lực mềm" cho riêng mình. Việt Nam có nhiều thứ để thu hút, lôi kéo các quốc
18


gia khác: Sự nổi danh từ cuộc đấu tranh giành độc lập. rất nhiều giá trị vun
hóa truyền thống được thế giới công nhận, sự chuyển đổi thành công trở thành

một nền kinh tế bùng nổ... Những điều này đã giúp gia tăng "quyền lực mềm"
của Việt Nam.
Vấn đề là chúng ta cần biết cách xây dựng hình ảnh, câu chuyện của
mình, tạo nên những ảnh hưởng để thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc
tế, đề các nước trong khu vực và trên thế giới biết đến và tin tưởng. Gần đây,
Việt Nam cũng đã có cố gắng bước đầu quảng bá hình ảnh của mình ra thế
giới bằng những thương hiệu sản phẩm, sự kiện văn hóa, danh lam thắng
cảnh, nhưng rõ ràng "quyền lực mềm" của chúng ta cịn rất yếu kém. Trong
khi đó chúng ta lại chịu ảnh hưởng "quyền lực mềm" của bên ngoài rất nặng
nề, đến mức bị đánh giá là "sính ngoại nhất châu á" (kết quả nghiên cứu của
Grey Group, một tập đồn truyền thơng hàng đầu thế giới).
Với đặc thù Ở Việt Nam, báo chí là ngơn luận của các tổ chức chính trị
- xã hội, nằm dưới sự lãnh đạo chung, cao nhất của Dịng Cộng sản, vì thế cần
có một chiến lược thơng tin chung cho báo chí đối với nhiệm vụ định hướng
dư luận xã hội. Đó là trách nhiệm cầu những người quản lý công tác báo chí.
Để xây dựng được sức mạnh mềm Việt Nam, vai trị của báo chí đối
với định hướng dư luận xã hội hiện nay phải được thể hiện thông qua các khía
cạnh sau:
1. Định hướng dư luận xã hội trong và ngoài nước hiểu rõ về đường lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là đường lối đối ngoại trong tình hình
mới; hiểu rõ chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi và chỉ khi hiểu rõ
những thông tin này thì dư luận xã hội mới có niềm tin vào thể chế, từ đó có
thể đề kháng trước những âm mưu thù địch hoặc các hành động bành trướng
thông tin. Đối với dư luận xã hội bên ngồi thì việc giúp họ hiểu rõ hơn về
Việt Nam và các thành tựu đổi mới chính là cách tăng ảnh hưởng, vị thế trên
trường quốc tế bằng quyền lực mềm.

19



2. Xây dựng hình ảnh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc và giàu giá trị truyền thống. Định hướng dư luận trước các vấn đề thời
sự suy cho cùng chỉ là phần ngọn, cái gốc của dư luận xã hội, trụ cột cơ bản
số một của quyền lực mềm chính là văn hóa. Báo chí phải góp phần nâng cao
trình độ văn hóa nhân dân với các thơng tin mang tính giáo dục, thẩm mỹ cao.
Báo chí bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa để khi nhắc tới Việt Nam người
ta nhắc tới một đất nước với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn.
Văn hóa giúp cộng đồng đề kháng tốt trước những âm mưu, thủ đoạn
tinh vi phức tạp; văn hóa giúp kết nối những con người tiến bộ, tạo thành
quyền lực mềm quốc gia.
3. Thông tin báo chí phục vụ phát triển kinh tế. Đất nước đang trong
giai đoạn cơng nghiệp háo, hiện đại hóa mạnh mẽ, phát triển kinh tế được
xem là nhiệm vụ trung tâm. Báo chí phục vụ phát triển kinh tế gồm cả thơng
tin chính xác kinh tế, cỏ vũ phát triển kinh tế, ngăn ngừa các hành vi gây thiệt
hại kinh tê, suy giảm lòng tin. Phục vụ kinh tế suy cho cùng chính là phục vụ
mục tiêu chính trị, phục vụ lợi ích nhân dân, sẽ thu hút được dư luận xã hội.
4. Báo chí đấu tranh chống diễn biến hịa bình, các âm mưu thù địch
các hành vi bành trướng thông tin. Đây là mặt trận trực tiếp của báo chí trong
định hướng dư luận xã hội. Trên thực tế, quốc tế đã chứng kiến nhiều sự bất
ổn xã hội khi báo chí trong nước khơng đủ mạnh chống lại các thơng tin bên
ngồi. Đây là nhiệm vụ chính trị cao cả của báo chí, song cũng thể hiện rõ vai
trị của báo chí - một sản phẩm của văn minh nhân loại giúp con người phát
triển.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị 22 Ct/tưngày 17 - 10 - 1997 về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản
lý cơng tác báo chí, xuất bản.

2. Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thơng và kinh tế, văn hóa, xã
hội, Nhà xuất bản Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Bình (2001), Một số vấn đề về công tác lý luận. Tư
tưởng và văn hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
4. Chỉ thi của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản tý và lấy mạnh
công tác thông tin đối ngoại, số lO/2000/CT-TTg, ngày 26-04-2000, Hà Nội.
5. TS Hồng Đình Cúc - TS Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo
chí hiện đạt, NXB Lý luận chính trị.
6. PGS.TS Nguyễn Văn Dùng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ
năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị.
7. Học viện Báo chí và Tun truyền (2007), Tơng quan Hội thảo khoa
học truyền thông đại chúng Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay".

21


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
I. Dư luận xã hội, báo chí, quyền lực mềm.......................................................3
1. Dư luận xã hội:..............................................................................................3
2. Báo chí và chức năng, vai trị của hoạt động báo chí:...................................3
3. Quyền 1ực mềm:...........................................................................................5
II. Báo chí với việc định hướng dư luận xã hội, nâng cao quyền lực mềm quốc
gia......................................................................................................................6
1. Dư luận xã hội là mục tiêu và cách thức đe tạo quyền lực mềm:..................6
2. Báo chí với việc định hướng dư luận xã hội, nâng cao quyền lực mềm quốc
gia....................................................................................................................10
III. Báo chí định hướng dư luận xã hội, nâng cao sức mạnh mềm ở Việt Nam
.........................................................................................................................15
1. Báo chí Việt Nam định hướng dư luận xã hội:............................................15

2. Báo chí định hướng dư luận xã hội, nâng cao sức mạnh mềm Việt Nam:. .18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................21

22



×