Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Hiệu quả định hướng dư luận xã hội của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.13 KB, 29 trang )

Đề tài: Hiệu quả định hướng dư luận xã hội của báo chí
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thuật ngữ “Dư luận xã hội” (Public Opinion) có nghĩa là ý kiến, quan điểm
của công chúng, công khai. Dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt biểu thị sự
phán xét, đánh giá, thái độ của các nhóm xã hội đối với vấn đề có liên quan đến lợi
ích. Dư luận xã hội được hình thành qua các cuộc trao đổi, thảo luận công khai.
Dư luận xã hội cũng là một hiện tượng tinh thần nhưng gắn chặt với thực tiễn
cuộc sống, xuất phát từ thực tiễn rồi tác động trở lại thực tiễn đó. Vì vậy, dư luận xã
hội là ý kiến về một vấn đề gì mà dư luận xã hội là tổng hợp của ý thức xã hội, bao
gồm: tâm tư, tình cảm, trí tuệ… thể hiện trong sự phán xét, đánh giá và thái độ của
các nhóm xã hội về một vấn đề có liên quan đến lợi ích vật chất hoặc tinh thần.
Dư luận xã hội không thể tự hình thành, tự phát tán, mà chủ yếu và trước hết
phải nhờ cậy vào báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, các loại hình báo
điện tử khác và các hãng thông tấn, dịch vụ thông tin). Nhờ những đặc trưng bản
chất của mình, báo chí có thể giúp các cá nhân và các nhóm xã hội xã hội hoá ý kiến
của mình. Từ một ý kiến, một sự kiện ở một vài cá nhân, một vài nhóm nhỏ, báo chí
khuếch tán ra, xã hội hoá, như một vết dầu loang để rồi cùng một lúc, hoặc gần như
một lúc cả cộng đồng cư dân cùng chia sẻ, cùng tỏ thái độ và do đó bung ra thành
dư luận. Từ dư luận của số ít, thông qua báo chí, thành dư luận của số đông, của
toàn thể xã hội, thậm chí trên khắp hành tinh.
Dư luận xã hội hết sức nhạy cảm với các vụ việc nhạy cảm, những biểu hiện
quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước và các đoàn thể, tổ chức
chính trị, xã hội, những sự vụ kiện tụng kéo dài. Xã hội càng mở rộng dân chủ thì
dư luận xã hội càng có điều kiện phát huy. Ngược lại, nếu xã hội không dân chủ thì
thay vào chỗ của dư luận xã hội sẽ là những tin đồn ảnh hưởng đến đời sống chính
trị, xã hội do người ta không được công khai bàn bạc, thảo luận, không có điều kiện
kiểm chứng thực hư sự kiện xã hội.
1
Trong thời gian qua, truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nước ta nói
riêng chưa phản ứng nhanh nhạy, kịp thời trước một số vụ việc nhạy cảm trong
nước để góp phần định hướng dư luận xã hội. Do vậy, đánh giá về hiệu quả định


hướng dư luận xã hội của báo chí, có ý kiến cho rằng: “một nhược điểm của báo chí
là nhiều khi còn phản ứng chậm trước các vụ việc “nhạy cảm”, để báo chí nước
ngoài, các trang thông tin không chính thống trên internet chiếm lĩnh trận địa thông
tin hướng dẫn dư luận trong nước”.
Để làm rõ vấn đề này, người viết sẽ tập trung đi sâu vào nghiên cứu lý luận về
dư luận xã hội, mối quan hệ tác động giữa dư luận xã hội và báo chí, đồng thời
thông qua những ví dụ cụ thể từ đời sống báo chí trong nước để đưa ra quan điểm
riêng của mình và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trên.
2
CHƯƠNG I
HỆ THỐNG CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
I. Khái niệm dư luận xã hội và báo chí.
1. Khái niệm dư luận xã hội
Thuật ngữ dư luận xã hội (DLXH, tiếng Anh: Public Opinion) là thuật ngữ
được dùng nhiều trong đời sống xã hội và trong một số ngành khoa học như xã hội
học, tâm lý học xã hội, báo chí v.v dư luận xã hội được coi là những trạng thái đặc
trưng của ý thức xã hội, tâm trạng xã hội.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về “dư luận xã hội”, diển hình là một số định
nghĩa sau. Theo nhà triết học cổ đại Socrat thì “dư luận xã hội” là cái gì đó nằm giữa
sự mù quáng và nhận thức. Theo Kant: “dư luận xã hội” nằm ở cấp độ thấp hơn so
với kiến thức và niềm tin. Theo các tác giả hiện đại thì “dư luận xã hội” là ý kiến
được đông đảo công chúng chia sẻ và có thể tìm thấy ở mọi nơi.
Chúng ta có thể đưa ra một cách hiểu chung nhất về DLXH sau đây. Đó là
những ý kiến có tính chất phán xét, đánh giá về các vấn đề xã hội mà nhóm công
chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung.
Như vậy, dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, biểu thị thái độ
phán xét, đánh giá của quần chúng đối với các vấn đề xã hội quan tâm. Dư luận xã
hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, sự phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội, của
nhân dân nói chung về các hiện tượng xã hội, phản ánh những lợi ích của xã hội cấp
bách trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại.

Nghiên cứu vấn đề dư luận xã hội phải xem xét ở các khía cạnh sau:
- Khách thể của dư luận xã hội: là những sự kiện khác nhau của đời sống xã
hội động chạm đến lợi ích chung hoặc là có ý nghĩa đối với các nhóm công chúng.
Căn cứ của lợi ích chung và căn cứ của ý nghĩa ở đây chính là các giá trị và chuẩn
mực chung (Nguyễn Quý Thanh, 2005). Để xác định được khách thể của dư luận xã
hội có thể dựa vào hai dấu hiệu cơ bản sau:
3
+ Lợi ích chung được xem như là tiêu chuẩn hàng đầu để xác định khách thể
của dư luận xã hội, bởi vì lợi ích chung là cơ sở xuất hiện các tranh luận tập thể.
Tuy nhiên, trong mối quan hệ với ý thức, lợi ích cá thể cùng tồn tại ở ngoài dư luận
xã hội. Bản thân dư luận xã hội chỉ tồn tại trên cơ sở lợi ích chung.
+ Những tranh luận gắn liền với lợi ích xã hội được mọi người quan tâm là
điều kiện cơ bản thứ hai để xác định khách thể của dư luận xã hội.
- Chủ thể của dư luận xã hội: là đơn vị xã hội mà ý kiến được coi là dư luận
(ý kiến) xã hội chứ không phải là một dạng ý kiến nào khác. Đơn vị xã hội này có
thể là toàn thể xã hội nói chung, là quần chúng nhân dân, là nhóm xã hội, tập đoàn
hay hệ thống xã hội tùy theo cách tiếp cận.
Chúng ta có nhu cầu nghiên cứu dư luận xã hội không chỉ với tư cách là dư
luận của đa số, mà còn có nhu cầu nghiên cứu các ý kiến khác nhau về cùng một vấn
đề. Dư luận cũng như các hiện tượng xã hội khác không ngừng phát triển và biến
đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Tính chất biện chứng của nó là ở chỗ, cùng
với sự thay đổi của các điều kiện và các yếu tố có ảnh hưởng tới sự hình thành của
các dư luận; chẳng hạn như dư luận của thiểu số ngày hôm qua đến hôm nay có thể
trở thành dư luận của đa số, thành dư luận xã hội và ngược lại. Đây là một hình thức
biểu hiện của trạng thái ý thức xã hội, nhưng xét về khía cạnh nhận thức, thì trong
dư luận xã hội luôn có cái đúng, cái sai, có lẽ phải và sự sai lầm. Vì quá trình nhận
thức được phản ánh trong dư luận xã hội không hoàn toàn tuân theo các quy tắc
nghiêm ngặt của nhận thức chân lý. Hêghen có lý khi ông ta cho rằng: trong dư luận
xã hội có cái thật và cái giả. Tính chất này cùng với sự thay đổi của các điều kiện và
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển dư luận xã hội tạo nên đặc điểm

dễ thay đổi của dư luận xã hội và thể hiện tính luận chứng của dư luận xã hội. Điều
đó buộc chúng ta phải phân tích toàn bộ chúng, có ý nghĩa là phải phân tích các dư
luận xã hội.
Tóm lại, các yếu tố nói trên cho thấy dư luận xã hội có các điểm sau: dư luận
xã hội có tính công chúng; dư luận xã hội liên hệ chặt chẽ với quyền lợi của các cá
nhân và các nhóm xã hội và cuối cùng, dư luận xã hội dễ thay đổi.
4
2. Khái niệm báo chí
Báo chí là hoạt động thông tin giao tiếp xã hội rộng lớn, là công cụ và phương
thức kết nối xã hội tiên tiến nhất, là công cụ can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong
mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và với các nhóm lợi
ích, với các nước trong khu vực và quốc tế.
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, “báo chí ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã
hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,
là diễn đàn của nhân dân”.
3. Vai trò của báo chí đối với dư luận xã hội
Dư luận xã hội là hiện tượng nhạy cảm và phức tạp, vừa rất trừu tượng lại vừa
rất cụ thể, luôn hiện hữu. Nó tiềm ẩn ở mỗi người và tồn tại trong cộng đồng. Nó ra
đời cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Và xã hội càng phát triển hiện đại
thì vai trò và sức mạnh của dự luận xã hội càng tăng lên gấp bội, thậm chí có lúc
bùng nổ ngoài dự kiến và khó có thể kiểm soát được.
Trong một cuộc điều tra mới đây của một số nhà xã hội học người Mỹ về sức
mạnh của dư luận xã hội, trong 18 thứ sợ: sợ chết cháy, sợ chết đuối, sợ chết chẹt ô
tô, sợ rơi từ độ cao xuống đất, sợ bom đạn, sợ cô đơn, sợ thất tình… thì có 41% số
người được hỏi đã trả lời là sợ bêu riếu trước dư luận xã hội. Đó là xã hội Mỹ, một
xã hội đề cao người hùng cá nhân đến mức tuyệt đối hóa. Còn trong xã hội phương
Đông, vai trò và sức mạnh của dư luận xã hội còn lớn hơn nhiều. Dân gian Việt
Nam có câu “Lưỡi thế gian nhọn hơn giáo mác nhọn”.
Việc nghiên cứu dư luận xã hội rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách

mạng của Đảng; bởi nó góp phần hình thành niềm tin, tư tưởng của nhân dân. Lãnh
đạo tư tưởng lại là một trong 3 thành tố làm nên quyền lực lãnh đạo của Đảng (Đảng
lãnh đạo xã hội bằng chủ trương đường lối, bằng công tác tổ chức cán bộ và bằng
công tác tư tưởng). Việc tạo ra dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội là việc
làm hết sức cần thiết trong hoạt động tư tưởng của Đảng ta. Từ đó, tập hợp sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc ủng hộ chủ trương, đường lối của Đảng, đấu tranh với cái
5
xấu, cái ác, vạch trần những âm mưu đen tối của các thế lực thù địch nhằm chống
phá cách mạng Việt Nam, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Vai trò của báo chí trong
việc tạo ra dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội trong một xã hội bùng nổ
thông tin, hội nhập với thế giới là hết sức quan trọng.
Báo chí chí là công cụ tuyên truyền tập thể, cổ vũ tập thể, là cơ quan ngôn
luận của Đảng, chính quyền và là diễn đàn tiếng nói của các giai tầng xã hội. Do đó,
báo chí cần chủ động, tích cực tạo ra dư luận xã hội, nhất là trong thời đại bùng nổ
thông tin, các thế lực thù địch đang tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam bằng
âm mưu “Diễn biến hoà bình”; trong đó mặt trận thông tin tuyên truyền được kẻ thù
triệt để khai thác nhằm tạo những làn sóng dư luận làm xói mòn niềm tin của nhân
dân với Đảng, tạo ra sự mất ổn định xã hội. Hoạt động báo chí cần bám sát hiện thực
xã hội, phản ánh một cách khách quan, trung thực những vấn đề xã hôi, tạo ra luồng
dư luận xã hội chính thống, vạch trần những mưu đồ đen tối của các thế lực thù
địch. Mặt trận tư tưởng - văn hoá, hơn bao giờ hết là nơi đầy thử thách và cam go,
rất cần sự sáng suốt, bản lĩnh chính trị của đội ngũ những người làm công tác tư
tưởng mà báo chí là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, xung kích, các nhà báo là
chiến sĩ trên mặt trận này. Thông tin báo chí vừa phải đảm bảo nhanh nhạy, vừa
phải đảm bảo khách quan trung thực mới tạo nên thế chủ động tiến công. Bởi nếu
thông tin báo chí không phản ánh kịp thời theo đúng bản chất vấn đề, để trống mặt
trận tư tưởng thì các phương tiện truyền thông của các thế lực thù địch sẽ nhảy vào
thông tin sai lệch, tạo thành những luồng dư luận không tốt, gây ảnh hưởng đến an
ninh chính trị - xã hội, hoặc kẻ xấu lợi dụng phao tin đồn nhảm làm rối lòng dân;
hậu quả lúc đó sẽ khôn lường.

Vì thế, trước mọi vấn đề xã hội, báo chí phải kịp thời vào cuộc, nhìn nhận
đánh giá vấn đề hết sức khách quan như bản chất vốn có của nó. Khi Đảng, Nhà
nước đề ra một chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của báo chí là phải tạo ra sự đồng
thuận xã hội, tạo nên “hợp lực mạnh” của quần chúng nhân dân, biến nó thành luồng
tư tưởng chủ đạo trong đời sống xã hội. Việc chỉ ra những vấn đề bất cập là cần
thiết, song phải với cái nhìn tích cực mang tính xây dựng. Nhà báo trước khi phản
6
ánh thông tin phải xem xét một cách thấu đáo, không được nóng vội quy chụp mà
phải có cái nhìn toàn cục, đặt lợi ích tập thể, lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên
trên; quyết bỏ qua những toan tính nhỏ nhen; thông tin vấn đề vào lúc nào, thông tin
như thế nào là cả một vấn đề mà ở đó rất cần năng lực nghề nghiệp, tư duy sáng tạo
và bản lĩnh chính trị của nhà báo. Nhà báo không làm chính trị nhưng làm báo là
làm chính trị nên mỗi phóng viên cần có “trái tim nóng và cái đầu lạnh”, thông tin
phải được chọn lọc và phản ánh vấn đề đúng sự thật khách quan, vì chỉ cần sự thật
không được phản ánh đầy đủ thì sẽ tạo ra cái nhìn thiên lệch.
Sức mạnh thông tin của báo chí có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống xã hội.
Vụ việc tư thương đầu cơ gây nên cơn sốt ảo về giá gạo vừa qua, báo chí đã kịp thời
gặp gỡ các cơ quan chức năng thông tin làm rõ là an ninh lương thực chúng ta hoàn
toàn bảo đảm, đây chỉ là những tin đồn thất thiệt của những kẻ đầu cơ, các cơ quan
quản lý nhà nước kịp thời vào cuộc đã góp phần ổn định tình hình giá cả thị trường.
Và, chỉ cần sự nóng vội khi xử lý thông tin, một cơ quan báo chí đưa tin không đúng
rằng trong quả bưởi có chất gây ung thư đã gây khốn đốn cho người dân trồng bưởi.
Do đó, nhà báo cần ý thức một cách đầy đủ trách nhiệm cá nhân khi phản ánh những
vấn đề xã hội.
Thông tin báo chí vì thế cần phải góp phần định hướng dư luận xã hội. Khi
đứng trước một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bên cạnh trách nhiệm thông
tin kịp thời, nhà báo phải đặt trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội lên trên; tức
là trăn trở, tìm hiểu và lý giải vấn đề một cách thấu đáo với cái nhìn sắc nét, biện
chứng. Cách đưa thông tin của nhà báo làm sao giúp độc giả nhìn vấn đề dưới một
góc nhìn trọn vẹn nhất, từng câu, từng chữ phải được cân nhắc sao cho khách quan,

trung thực. Từ đó, giúp độc giả có những suy nghĩ, tình cảm, hành động đúng để
bảo vệ cái tốt, cái tiến bộ, đấu tranh với cái xấu, cái ác. Đồng thời, báo chí cần tỏ rõ
thái độ ủng hộ cái tốt, cái tích cực và đấu tranh không khoan nhượng với những tiêu
cực trong đời sống xã hội. Làm được như thế, báo chí và nhà báo đã góp phần trong
định hướng dư luận xã hội, tạo ra những luồng dư luận tích cực làm lành mạnh hoá
đời sống xã hội, tạo đà khai thác tốt sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển phát
7
triển kinh tế-xã hội của từng địa phương và của cả nước. Và, đó chính là góp phần
vào hoat động tư tưởng của Đảng.
II. Mối quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn của báo chí hiện đại, vấn đề sức mạnh
của báo chí luôn gắn liên với dư luận xã hội.
Trong mối quan hệ với báo chí, dư luận xã hội là nội dung, là khởi nguồn, là
chất liệu của báo chí. Mặt khác, dư luận xã hội không thể tự hình thành, tự phát tán,
mà chủ yếu và trước hết phải nhờ cậy vào báo chí (báo in, báo phát thanh, báo
truyền hình, các loại hình báo điện tử khác và các hãng thông tấn, dịch vụ thông
tin). Nhờ những đặc trưng bản chất của mình, báo chí có thể giúp các cá nhân và các
nhóm xã hội xã hội hoá ý kiến của mình. Từ một ý kiến, một sự kiện ở một vài cá
nhân, một vài nhóm nhỏ, báo chí khuếch tán ra, xã hội hoá, như một vết dầu loang
để rồi cùng một lúc, hoặc gần như một lúc cả cộng đồng cư dân cùng chia sẻ, cùng
tỏ thái độ và do đó bung ra thành dư luận.Từ dư luận của số ít, thông qua báo chí,
thành dư luận củ số đông, của toàn thể xã hội, thậm chí trên khắp hành tinh.
Ở phương diện khác, dư luận xã hội hình thành và phát tán qua các kênh giao
tiếp. Trong đó, giao tiếp trực tiếp là con đường cổ truyền, dân gian nhưng rất chậm
và luôn ở trạng thái dư luận phân tán, cục bộ, khó có thể trở thành dư luận của cả
nhóm lớn, vì quá trình này diễn ra rất lâu, rất chậm và dần dần sẽ dễ bị xô lấn, quên
lãng. Dư luận xã hội phát tán càng chậm thì sức mạnh càng khó phát huy. Trong các
kênh giao tiếp gián tiếp, báo chí là kênh giao tiếp đại chúng, của số đông và đến với
đám đông, bởi vì một trong những biểu hiện bản chất của hoạt động báo chí là hoạt
động thông tin đại chúng, hình thành dòng thông tin đại chúng, hướng tác động vào

đông đảo công chúng với mục đích lôi kéo, thuyết phục, tập hợp và tổ chức quần
chúng nhân dân. Nói cách khác, cùng một lúc hoặc trong thời gian ngắn nhất, báo
chí tác động đến đông đảo quần chúng. Do đó, báo chí là kênh hình thành, phát tán
dư luận xã hội nhanh nhất, có hiệu quả nhất. Cho nên, ở phương diện nào đó, có thể
coi báo chí là hiện hữu bằng xương bằng thịt của dư luận xã hội.
8
Trong mối quan hệ giữa dư luận xã hội và báo chí, dư luận xã hội là nguồn
thông tin tiềm năng, là dữ liệu, là hơi thở của báo chí. Và báo chí là hiện diện của dư
luận xã hội, là thông tin tiếp nhận và thông tin thực tế. Do đó, đây là mối quan hệ
không thể tách rời, mối quan hệ trường tồn của cả hai hiện tượng xã hội vốn luôn
sinh động, nhạy cảm và phong phú, phức tạp.
Do những đặc trưng bản chất vốn có của mình, báo chí quan hệ chặt chẽ, biện
chứng với quá trình hình thành dư luận xã hội. Trong mối quan hệ này, báo chí có
vai trò quan trọng.
1. Báo chí khơi nguồn, tạo lập dư luận xã hội
Đây là chức năng hầu như chưa có mấy ai quan tâm đề cập. Người ta chỉ nói
phản ánh và định hướng dư luận xã hội. Nhưng người ta quên mất rằng, trước khi
phản ánh, trước khi định hướng, báo chí có vai trò, chức năng khơi nguồn, tạo lập
dư luận xã hội.
Trước hết, báo chí giúp mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội xã hội hóa ý kiến của
mình. Và những ý kiến này có thể được đông đảo nhân dân quan tâm, cho nên, dư
luận xã hôi được hình thành. Mặt khác, dư luận xã hội là dư luận của số đông, của
đông đảo nhân dân. Nhưng trước hết, dư luận bắt đầu từ ý kiến của một số người,
thậm chí của một người, ý kiến này được chuyển tải, được phát tán trên báo chí, và
nhiều khi bùng lên thành dư luận xã hội. Dư luận xã hội không thể tự nhiên mà có
và có ngay lập tức, mà bao giờ cũng có tác nhân “châm ngòi”. Tác nhân “châm
ngòi” này phát tán càng nhanh, càng có sức mạnh.
Vấn đề là ở chỗ, trong sự tiềm ẩn của các loại sự kiện, các loại ý kiến trong
đời sống xã hội, báo chí lựa chọn sự kiện và ý kiến nào để xã hội hóa, để phát tán,
để khơi nguồn – “châm ngòi” thành dư luận xã hội. Đây là vấn đề rất quan trọng. Có

thể nói vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí đối với việc phát huy sức mạnh của
dư luận xã hội là bắt đầu từ đây. Một trong những đặc điểm của dư luận xã hội là đa
dạng, tức là có yếu tố tích cực, có yếu tố tiêu cực, có dư luận có lợi và cũng có dư
luận không có lợi cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta. Cho nên,
báo chí phải cân nhắc, chọn lọc thông tin cái gì và thông tin lúc nào, thông tin như
9
thế nào. Chẳng hạn, vào cuối năm 1997 và đầu năm 1998, một số tỉnh đã xuất hiện
một số “điểm nóng”, mà tiêu biểu là “sự kiện Thái Bình”. Nhưng báo chí không đưa
tin hướng dư luận tập trung vào những sự kiện này, không khơi nguồn, thổi bùng
những điểm nóng này, vì báo chí của ta quan tâm đến lợi ích quốc gia. Trong khi đó,
báo chí lại đưa tin, bình luận về sự kiện đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đi thăm và
làm việc với tỉnh Hải Dương, đề cập đến cơ chế dân chủ ở cơ sở…, để mỗi địa
phương tự rà soát lại, lãnh đạo tốt hơn nhân dân ở địa phương mình.
Sự kiện Thái Bình được báo chí nước ngoài rất quan tâm, nhưng họ chỉ có
thông tin một cách vu vơ, thiếu căn cứ nên không thể mượn gió bẻ măng được. Kinh
nghiệm cho thấy, các thế lực phản động luôn tận dụng mọi cơ hội sơ hở của báo chí
trong nước để thổi bùng lên những dư luận không có lợi cho ta, đặc biệt là vấn đề
chống tham nhũng, vấn đề bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân. Do đó, sự giao
lưu, hợp tác quốc tế càng rộng rãi thì báo chí càng phải rất thận trọng và khôn ngoan
trong việc khơi nguồn dư luận.
Việc khơi nguồn dư luận bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của dân tộc, của
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một chân lý bình thường nhất, là không
ai đưa tin nếu chính các tin đó đánh vào lợi ích của mình. Cho nên, nói khơi nguồn
dư luận xã hội, tức đồng thời đòi hỏi báo chí phải lựa chọn, cân nhắc khơi nguồn cái
gì, khơi nguồn để làm gì.
2. Báo chí phản ánh dư luận xã hội
Bản thân dư luận xã hội rất phong phú, đa chiều các loại ý kiến, quan điểm,
thái độ. Cho nên, phản ánh dư luận xã hội, trước hết là phản ánh sự phong phú, phức
tạp đó. Thực hiện chức năng này sẽ đem lại cho báo chí hơi thở cuộc sống, báo chí
sẽ phong phú hơn, hấp dẫn hơn.

Nhưng phản ánh dư luận xã hội phong phú, đa dạng không phải là bê nguyên
xi mà là có chọn lọc. Chọn lọc làm sao không làm cho nó thành đơn giản hóa, một
chiều, khô cứng. Do đó, phản ánh dư luận xã hội đi liền với việc tuân thủ nguyên tắc
tính chân thật của hoạt động báo chí, phải phản ánh đúng bản chất của cuộc sống
trong xu thế vận động, phát triển nó. Phản ánh thế nào, khen và biểu dương thế nào
10
mà không tô hồng, chê thế nào, phê phán thế nào mà không bôi đen. Vấn đề là ở chỗ
cách thức lựa chọn, mức độ và cách thức phản ánh. Đấy chính là nghệ thuật phản
ánh dư luận xã hội của báo chí.
Phản ánh đa dạng, nhiều chiều dư luận xã hội nhằm làm cho nhân dân ta quan
tâm đến những vấn đề xã hội, những vấn đề bức xúc, lôi kéo họ vào cuộc để tập
hợp, giáo dục và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị đương thời.
Đồng thời, làm phong phú them nhận thức của nhân dân về những vấn đề nóng hổi,
cơ bản của cuộc sống trong và ngoài nước, nhằm tạo khả năng miễn dịch tư tưởng
cho mỗi người dân và cho cộng đồng. Phản ánh dư luận xã hội còn có tác dụng phát
huy vai trò, huy động sức mạnh của dư luận xã hội vào việc tổ chức và quản lý xã
hội, ổn định đời sống chính trị, tinh thần xã hội, huy động sức mạnh tinh thần, sức
mạnh vật chất của xã hội vào mục đích chính trị.
Như vậy, phản ánh dư luận xã hội không làm rối loạn, phức tạp thêm tình
hình, không phân tán tư tưởng và làm nhân tâm con người đi đến tự xói mòn, không
hao tổn nội lực của đất nước, của nhân dân. Tuy nhiên, trong việc phản ánh dư luận
xã hội, báo chí cần tránh cả hai khuynh hướng: thứ nhất, khuynh hướng phản ánh
thiếu sự chọn lọc, thiếu sự cân nhắc, dẫn đến tùy tiện và dễ dãi để rồi làm rối loạn
tình hình, làm phức tạp them những vấn đề vốn đã phức tạp; thứ hai, khuynh hướng
cắt xén, bưng bít làm đơn điệu, khô khan dư luận xã hội, dẫn đến mất lòng tin của
nhân dân vào báo chí, và dó đó sẽ làm giảm lòng tin đối với thiết chế chính trị, với
Đảng và Nhà nước. Rơi vào một trong hai khuynh hướng trên đây đều hạn chế tác
dụng của báo chí trong việc phát huy vai trò, sức mạnh của dư luận xã hội.
3. Báo chí định hướng dư luận xã hội
Thông qua việc khơi nguồn, phản ánh dư luận xã hội, báo chí thực hiện mục

đích định hướng dư luận xã hội. Định hướng dư luận xã hội là định hướng ý thức
quần chúng. Dư luận xã hội là đối tác của báo chí. Báo chí vừa lấy dư luận xã hội
làm nội dung, làm chất liệu phản ánh, vừa thông qua đó để định hướng dư luận xã
hội. Nếu báo chí không phản ánh được dư luận xã hội tức là xa rời thực tiễn, xa lạ
với nhận thức của nhân dân; nhưng nếu phản ánh mà không định hướng được dư
11
luận xã hội tức là không đạt được mục đích của dự phản ánh. Dùng dư luận để giải
thích, thuyết phục dư luận và để định hướng dư luận là cách làm có sức hấp dẫn của
báo chí.
Trong khi xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa báo chí và dư luận xã hội, chúng
ta cũng đã khẳng định vai trò của báo chí trong việc phát huy sức mạnh của dư luận
xã hội trong đời sống xã hội hiện đại, trong tiến trình tổ chức và quản lý mọi mặt
của đời sống xã hội.
12
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG BÁO CHÍ PHẢN ỨNG CHẬM
TRƯỚC NHỮNG THÔNG TIN, VỤ VIỆC NHẠY CẢM
1. Thực trạng báo chí nước ta phản ứng chậm trước những thông tin, vụ
việc nhạy cảm.
Đánh giá về hiệu quả định hướng dư luận xã hội của báo chí, khi trả lời báo
Tuổi trẻ số ra ngày 1/12/2008, ông Nguyễn Minh Thuyết – Phó chủ nhiệm Ủy ban
văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Điều
đáng lưu ý là cơ quan quản lý báo chí nhiều khi phản ứng chậm trước những vụ
việc nhạy cảm, để báo chí nước ngoài chủ động đưa tin, hướng dẫn dư luận trong
nước”.
Cũng theo ông Nguyễn Minh Thuyết, đến nay, cả nước có hơn 700 cơ quan
báo chí. Tuy nhiên, đại bộ phận báo, đài hiện nay đều được Nhà nước bao cấp, số cơ
quan báo chí tự cân đối thu chi chỉ khoảng mười đơn vị và cũng chỉ vài chục ấn
phẩm báo chí, một vài đài phát thanh - truyền hình có độc giả, thính giả, khán giả
thường xuyên. Đây là hậu quả của chính sách bao cấp, thiếu quy hoạch hợp lý trong

một thời gian dài, gây lãng phí lớn về thời gian, công sức và tiền của.
Điều đáng lưu ý là cơ quan quản lý báo chí nhiều khi phản ứng chậm trước
những vụ việc nhạy cảm, để báo chí nước ngoài chủ động đưa tin, hướng dẫn dư
luận trong nước. Đơn cử mới đây là vụ Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương
(PCI) của Nhật hối lộ quan chức VN, trong khi báo chí nước ngoài đưa tin Tòa án
quận Tokyo đã đưa vụ việc ra xét xử, có kết quả rõ ràng nhưng cơ quan chức năng
chưa có hướng dẫn gì cho báo chí trong nước đưa tin.
Bên cạnh đó, có một số sự kiện chậm được định hướng, để báo chí đưa tin rồi
mới “thổi còi”, đột ngột dừng thông tin mà không có lời giải thích, gây dư luận
không tốt trong nhân dân. Hơn nữa, đến nay mới chỉ có cơ quan báo chí và nhà báo
vi phạm Luật báo chí bị xử phạt, còn tổ chức, cá nhân khác vi phạm luật này chưa
được các cơ quan có thẩm quyền xử lý đúng mức.
13
Qua khảo sát một số trang báo mạng điện tử và thực tế hoạt động của báo chí
nước ta trong thời gian qua, có thể thấy rõ đánh giá của ông Nguyễn Minh Thuyết là
có cơ sở. Chẳng hạn như vụ việc Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) hối
lộ ông Huỳnh Ngọc Sỹ. Đây là vụ có liên quan tới việc bốn cựu quan chức người
Nhật của PCI bị truy tố về tội đưa hối lộ. Theo Hãng tin Kyodo, các bị cáo bị truy tố
vì đã đưa hối lộ khoảng 90 triệu yen (khoảng 820.000 USD) cho giám đốc Ban quản
lý dự án đại lộ đông - tây và môi trường nước TP.HCM từ năm 2003-2006, liên
quan đến dự án xây đường cao tốc.
Khi xảy ra vụ việc này, các hãng truyền thông, báo chí nước ngoài và trên các
trang mạng nước ngoài đưa rất nhiều thông tin xung quanh sự việc trên. Trong khi
đó, báo chí Việt Nam chỉ đưa thông tin về vụ việc trên một cách hạn chế.
Trong thời gian diễn ra sự việc trên, có nhiều trang thông tin phản động trên
Internet đưa tin: “….rất nhiều người dân Nhật Bản đều biết chuyện ông Huỳnh
Ngọc Sĩ được “lì xì” hàng triệu đô la Mỹ bằng tiền mặt, trong khi báo chí Việt Nam
thì không ai dám đi tìm hiểu xem ông ta sống thế nào, nhà cửa, gia đình ra sao, con
cái học hành ở đâu. Không phóng viên nào dám đi tìm phỏng vấn các người cộng
sự hay cấp chỉ huy của ông ta cả….”. Rất nhiều thông tin trái chiều từ chí nước

ngoài, trong khi báo chí trong nước lại không tập trung đưa tin, làm rõ sự việc để
định hướng dư luận xã hội trong nước, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước.
Hai tuần sau khi 4 quan chức PCI bị phía Nhật Bản bắt và được báo chí Nhật
loan tin rộng rãi, báo chí Việt Nam vẫn không có phản ứng. Đáng chú ý, trang BBC
Tiếng Việt đồng loạt đưa tin và có nhiều bài viết bình luận khá sâu về vụ việc trên
như: “Tổng hợp bê bối tham nhũng PCI”, PCI là ‘vụ án trọng điểm”, “Ngừng giải
ngân các hợp đồng với PCI”, “Nhật truy tố vụ hối lộ quan chức VN”, “Không nên
đưa tin' vụ Nhật hối lộ”, “Phía VN đòi 15% tiền dự án”, “Thay lãnh đạo dự án Đại
lộ Đông-Tây”, “Nhật muốn giám sát vốn ODA tại VN”,
Sau khi sự việc được các hãng truyền thông, các báo nước ngoài đưa tin, gây
“nhiễu” thông tin, khi đó báo chí Việt Nam mới vào cuộc để làm rõ vụ việc. Việc
14
không thông tin đầy đủ và kịp thời vụ việc trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích và
hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Hay như vụ việc tranh chấp chủ quyền biển Đông giữa Việt Nam và Trung
quốc. Nhiều năm qua, Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải (hoặc biển Nam
Trung Hoa), đã chứng kiến nhiều sự cố về tranh chấp và xâm lấn do phía Trung
Quốc liên tục gây ra, trong đó các vụ cấm đánh bắt ở vùng biển thuộc quần đảo
Hoàng Sa., bắt giữ ngư dân đòi tiền chuộc, phá hủy ngư cụ và tàu đánh cá , lấn
chiếm một số đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa, cho tàu hải giám ngang nhiên xâm
phạm lãnh hải của Việt Nam Tính từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa đến nay, Trung Quốc đã nhiều lần đánh chiếm khu vực hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Rõ nhất là hành động quân sự chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Quân
lực Việt Nam Cộng hòa ngày 19-1-1974. Tiếp đến là cuộc gây ra hải chiến Trường
Sa năm 1988 và liên tiếp vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam suốt hơn 20 năm
qua mà vụ cắt dây cáp của tàu Bình Minh 2 trong thềm lục địa thuộc khu vực 200
hải lý của Việt Nam gần đây là một sự kiện thô bạo và trắng trợn.
Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực về ngoại giao, nhưng Trung Quốc vẫn
không chịu từ bỏ ý đồ lấn chiếm và cưỡng đoạt Biển Đông. Nhiều lần, chính phủ và
Bộ ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng và đưa ra những cứ liệu lịch sử khẳng định chủ

quyền lãnh hải, chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh
cãi, nhưng phía Trung Quốc vẫn mặc nhiên khăng khăng coi đó là vùng chủ quyền
của nước họ. Hành động cố tình vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố 2002 về Ứng xử của các bên ở Biển Đông
giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC) và ngăn trở sự đi đến thỏa thuận về Bộ Quy tắc
ứng xử (COC)
Khi những tranh chấp chủ quyền ở biển Đông xảy ra, báo chí Trung Quốc đã
tập trung tuyên truyền rầm rộ, đưa những thông tin có lợi cho họ (trên cả những tờ
báo chính thống và không chính thống), nhất là trên các trang báo điện tử và các
trang mạng xã hội, trong khi đó, báo chí nước ta vì nhiều nguyên nhân đã không có
nhiều bài viết, thông tin nhằm phản bác lại những luận điệu sai trái của phía Trung
15
Quốc. Có thể nói, vấn đề tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc với một số quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á, nhất là đối với Việt Nam và Philippins hết sức
phức tạp. Trung Quốc trên thực tế không đủ các bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý
để chứng minh chủ quyền của họ ở Biển Đông nhưng truyền thông nước này lại rất
mạnh miệng tuyên truyền cho người Trung Quốc trong và ngoài nước họ tin và ủng
hộ những tuyên bố của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Trong khí đó, mặc dù Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp
lý để khẳng định chủ quyền trong những vùng tranh chấp với Trung Quốc, nhưng
truyền thông nước ta lại khá “dè dặt” và “thận trong” khi đề cập đến vấn đề này, đặc
biệt là các tờ báo chính thống của Đảng, Nhà nước. Điều đó vô hình chung đã không
định hướng được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế.
Một dẫn chứng khác cho thấy báo chí trong nước phản ứng chậm trước những
thông tin nhạy cảm đó là vụ nổ 2 container pháo hoa tại Mỹ Đình.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 11h40’ trưa 6/10/2010, tại khu vực phía sau khán
đài C, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội xảy ra cháy 2 container
chứa pháo hoa, làm 4 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương.
Nguyên nhân của vụ cháy nổ được xác định là do sơ xuất trong quá trình vận
chuyển.

Được biết, số pháo hoa trên do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư
Thương mại và Dịch vụ Quốc tế - INTERSERCO (có trụ sở tại Hà Nội) nhập từ
nước ngoài về phục vụ bắn pháo hoa nghệ thuật tại Sân vận động Quốc gia Mỹ
Đình, ngày 10/10.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các báo điện tử Việt Nam đều đăng tải thông tin.
Chiều 6/10, TTXVN phát đi bản tin liên quan đến vụ việc này. Theo TTXVN, vụ
cháy nổ container pháo hoa nghệ thuật xảy ra tại khu đất phía sau khán đài C Sân
vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Nhưng ngay sau đó, các bài báo trên mạng
Internet nhanh chóng bị gỡ xuống. Chỉ đến khi có xác nhận chính thức của cơ quan
công an vào chiều tối cùng ngày thì những thông tin về vụ nổ mới xuất hiện trở lại
trên các trang báo trong nước.
16
Đây là minh chứng rõ nét nhất của việc định hướng chậm của các cơ quan
quản lý nhà nước, do sợ ảnh hưởng đến việc tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long –
Hà Nội. Tuy nhiên, điều này đã gián tiếp làm cho báo chí trong nước không thể
thông tin kịp thời để định hướng dư luận xã hội trong nước. Trong khi, trên thực tế,
báo chí nước ngoài và các trang mạng xã hội đã đưa tin Việt Nam “bưng bít” thông
tin về vụ việc trên, làm xôn xao dư luận, cũng như để nhiều luồng thông tin trái
chiều và sai sự thật xung quanh vụ việc trên, gây hoang mang dư luận.
Trong năm 2011, có một sự kiện diễn ra nhưng báo chí trong nước cũng hạn
chế thông tin, hoặc đưa thông tin không phù hợp dẫn đến việc dư luận trong nước
không được định hướng. Đó là sự kiện biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và
Tp.HCM.
Sáng Chủ nhật ngày 5/6/2011, hai cuộc biểu tình cùng lúc diễn ra tại Hà Nội
và Sài Gòn với con số người tham gia lên tới hàng nghìn.
Người biểu tình mang cờ Việt Nam và các biểu ngữ phản đối hoạt động của
Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như yêu sách đường chín
đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Lý do trực tiếp là dư luận trong nước lúc đó vô cùng bức xúc trước việc tàu
hải giám Trung Quốc gây hấn, cắt cáp tàu thăm dò địa chấn của PetroVietnam trên

thềm lục địa của Việt Nam hôm 26/05/2011.
Truyền thông nước ta thời điểm đó hầu như không có một động thái gì trước
sự kiện này, các kênh truyền thông chính thống gọi vụ việc này là “tụ tập đông
người”. Trong khi, báo chí, các kênh truyền thông nước ngoài, các trang mạng xã
hội lại rầm rộ đưa tin về sự kiện trên. Trên trang BBC Tiếng Việt đưa tin:
“…… Chính vì hành động gây hấn này, sức ép xã hội tăng cao khiến chính quyền
dường như "nhân nhượng ngầm".
Nhiều kế hoạch biểu tình phản đối Trung Quốc trước đó từ những năm 2007-
2008 đã bị ngăn chặn.
Trước cuộc biểu tình 5/6, lời kêu gọi tổ chức biểu tình ôn hòa đã được lưu
truyền nhiều ngày trên internet và các diễn đàn cũng như mạng liên kết xã hội.
17
Tuy nhiên, thái độ của chính quyền trong nước trở nên nghiêm khắc hơn khi
các cuộc biểu tình chống Trung Quốc không chấm dứt sau cuộc đầu tiên và cứ tiếp
diễn mỗi Chủ nhật trong mùa hè 2011 ở Hà Nội.
Tổng cộng có 11 cuộc biểu tình, tuy quy mô ngày càng nhỏ và cũng bị ngăn
cản ngày càng gắt gao.
Ở TP Hồ Chí Minh, chỉ có hai cuộc ngày 05/06 và 12/06….”
Tiếp đó, cũng trên trang này đã đăng một loạt bài, như: “Những gì xảy ra sau biểu
tình ở HN”, “Người biểu tình kể chuyện”, “Hoa Kỳ kêu gọi thả người biểu tình”,
“Báo chí Hà Nội lên án 'biểu tình tự phát'”, “Biểu tình Hà Nội "hàng chục" người bị
bắt”. Tờ báo này đã đưa thông tin chi tiết về vụ việc qua lời kể của nhiều cá nhân
tham gia cuộc biểu tình như sau: “Một người tham gia hầu hết các cuộc biểu tình,
được biết dưới tên Anh Chí, nói với BBC: "Cá nhân tôi thấy rất đỗi tự hào đã đóng
góp một phần nhỏ bé của mình để nói lên tiếng nói trước hiểm họa bành trướng của
nhà cầm quyền Trung Quốc".
Anh Chí chia sẻ: "Cảm xúc rạo rực khi nghĩ đến mùa hè năm ngoái xen lẫn
nỗi đắng cay khi thấy chính quyền đối xử với anh chị em biểu tình viên."
"Những biểu tình viên bị sách nhiễu, bôi xấu, đặt điều, gây sức ép ở nơi làm
việc, các em học sinh sinh viên có em bị kỷ luật, bị đe dọa đuổi học."

Anh Chí cho biết thêm: "Nhiều anh chị em bị gây sức ép nơi việc làm, bị đe
dọa nơi ở trọ (đối với các anh em ở tỉnh xa về trọ tại Hà Nội). Nhiều người bị công
an mời lên làm việc." Một số người biểu tình sau mùa hè 2011 đã trở nên các nhân
vật đấu tranh, như bà Bùi Minh Hằng hay ông Nguyễn Xuân Diện. Theo Anh Chí,
nhiều biểu tình viên trong mùa hè năm ngoái vẫn bị theo dõi và giám sát chặt chẽ.
Tuy nhiên, các biểu tình viên cảnh báo khi Trung Quốc có những hành động
gây hấn xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách ngang ngược quá đáng, thì họ "lại
xuống đường"….”
Cũng thông tin về vụ việc trên, Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA Tiếng Việt) lại
đưa thông tin trái chiều “Người biểu tình chống Trung Quốc phẫn nộ trước sự
đàn áp của nhà nước”. Báo này đưa như sau:
18
“Cuộc tuần hành chống Trung Quốc lần thứ 11 tại Hà Nội hôm 21/8 đã bị
trấn dẹp và bằng võ lực với tổng cộng trên dưới năm chục người bị bắt đưa về
nhiều đồn công an khác nhau, khiến công luận trong và ngoài nước quan tâm. Vụ
bắt bớ diễn ra sau thông báo của Ủy ban Nhân dân Hà Nội cấm tiếp tục biểu tình,
dù trước đó không lâu, chính giám đốc công an thành phố, trung tướng Nguyễn
Đức Nhanh, đã thừa nhận đây là các cuộc tuần hành yêu nước đồng thời tuyên bố
là chính quyền không chủ trương đàn áp người biểu tình. Trong cuộc gặp gỡ hôm
nay với 3 bạn trẻ trong số những người bị bắt vì đã tham gia các cuộc biểu tình
phản đối Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam, chúng ta sẽ nghe họ kể về
những gì đã xảy ra và cùng chia sẻ tâm tình với những trái tim sôi sục lòng yêu
nước….”. Đồng thời, đăng bài phỏng vấn rất nhiều người tham gia biểu tình, với
cách nhìn nhận vấn đề Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do cá nhân của công
dân.
Vào thời điểm đó, khi báo chí nước ngoài đưa tin rầm rộ về sự kiện trên với
nhiều luồng thông tin trái chiều thì trên các trang báo chính thống của Việt Nam lại
hoàn toàn không có những phản ứng kịp thời nhằm định hướng dư luận trong nước,
trái lại còn có một số tờ báo đăng những thông tin phê phán người biểu tình, dẫn đến
dư luận phẫn nộ và gửi đơn khiếu nại.

Trong khi đó, cùng vụ việc tương tự ở Philippins, khi cuộc biểu tình chống
Trung quốc nổ ra vào tháng 6/2012, truyền thông nước này ngay lập tức đưa tin,
đăng bài khẳng định hoạt động biểu tình là do người dân Philippins triển khai tự
phát, và đó là quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp được quy định trong Hiến
pháp, chứ không phải do Chính phủ nước này tổ chức hoặc xúi giục người dân biểu
tình.
Qua vụ việc trên có thể thấy, việc định hướng những thông tin nhạy cảm trên
báo chí ở Việt Nam còn yếu, không chủ động thông tin, đăng tải những bài bình
luận, phân tích bản chất sự kiện biểu tình chống Trung Quốc để định hướng dư luận
xã hội trong nước, thay vào đó là thái độ im lặng hay chỉ trích hành động biểu tình
của dân chúng, hơn nữa hành động đó chủ yếu xuất phát từ lòng yêu nước.
19
Hay gần đây nhất là vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang – Hưng Yên. Trong
những ngày cuối tháng 4/2012 vừa qua, thông tin về cuộc cưỡng chế tại Văn Giang,
Hưng Yên ngày 24/4/2012 đã làm nóng dư luận vì tính chất phức tạp của vụ việc.
Tuy nhiên, thời điểm đó, do nhiều nguyên nhân, báo chí trong nước không thể tiếp
cận được sự việc dẫn đến việc không thể thông tin, đăng tải về sự kiện trên, dẫn đến
việc nhiều thông tin về cuộc cưỡng chế cũng như về dự án Ecopark chưa thật sự rõ
ràng đối với số đông công chúng, thậm chí có hiện tượng “nhiễu” thông tin.
Vụ việc ở Văn Giang được báo chí nước ngoài quan tâm theo dõi bởi trước đó
không lâu, vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng – Hải Phòng được đánh giá là một chiến
dịch tuyên truyền hiệu quả của báo chí Việt Nam. Về mặt quy mô, vụ cưỡng chế ở
Văn Giang lớn hơn nhiều lần so với vụ Tiên Lãng. Các video clip phát tán trên
mạng trong ngày 24/4/2012 cho thấy một số người dân tay không đã bị lực lượng
cưỡng chế mặc đồng phục và thường phục đánh hội đồng, trong đó có cả 2 nhà báo
của VOV.
Khi sự kiện trên diễn ra, báo chí trong nước lại không đưa tin nhiều, trong khi
đó Thông tấn xã Việt Nam lại lấy bài đăng trên cổng thông tin điện tử của tỉnh Hưng
Yên. Nửa tháng sau, khi đài BBC đăng cuộc phỏng vấn chuyện 2 nhà báo VOV bị
đánh thì đến ngày 5/5/2012, báo chí Việt Nam mới lên tiếng.

Sau đó, đài RFI đăng bài “Báo chí Việt Nam bị kiểm duyệt về vụ cưỡng chế
ở Văn Giang”, cho rằng: “Khác với vụ Tiên Lãng, báo chí chính thức của Việt Nam
không nói nhiều về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
ngày 24/4. Không những thế, những bài báo lên án vụ cưỡng chế đã bị kiểm duyệt,
như trường hợp của bài báo đăng trên trang tamnhin.net thuộc tờ báo Kinh tế
Doanh nhân Thời đại…”
Bài báo này nhấn mạnh: Trên trang báo điện tử Tầm Nhìn (tamnhin.net) sáng
nay, dưới hàng tựa “Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ?”, tác giả Viết Lê
Quân đã cảnh báo về những hậu quả của vụ cưỡng chế tại xã Văn Quan, huyện Văn
Giang vừa qua. Tác giả bài báo nhận xét : “Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người
gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ
20
quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách
ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người
dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc
lưỡi hái.”
Bài báo cho rằng, khi thực hiện chiến dịch cưỡng chế nói trên, trong khi chưa
hề giải thích những nghi vấn một quyết định bị xem là trái luật, “UBND huyện Văn
Giang đã dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối nghi ngờ
đó”…….
Nhưng bài báo nói trên sau đó đã bị gỡ bỏ khỏi trang Tầm Nhìn.net, mặc dù
tựa của bài báo vẫn nằm trong mục “ĐIỂM NHẤN”. Khi click vào link của bài này,
người đọc chỉ thấy hàng chữ “Hệ thống đang có lỗi hoặc bài viết bạn đang tìm
không tồn tại, mời bạn quay lại sau ít phút.”
Trong những ngày qua báo chí chính thức của Việt Nam không đưa tin nhiều
về vụ cưỡng chế ở Văn Giang và nếu có đưa tin thì phần lớn chỉ đăng lại những
thông tin từ chính quyền. Chỉ có vài tờ hiếm hoi bênh vực cho nông dân Văn Giang.
Ngoài bài báo trên trang tamnhin.net, tờ báo Người Cao Tuồi, tờ báo của Hội Người
cao tuổi Việt Nam, ngày 24/4 cũng đã đăng trên mạng một bài tường thuật về vụ
cưỡng chế ở xã Văn Quan ngày hôm đó.

Nhà báo Ngọc Phi của tờ báo này cho biết công an đã ngăn cản phóng viên
chụp ảnh tại hiện trường, nên nhà báo này đã phải cải trang thành dân địa phương để
lọt qua những trạm gác của cảnh sát, vào tận nơi chụp ảnh. Báo Người Cao Tuổi vẫn
giữ nguyên quan điểm cho rằng quyết định cưỡng chế của chính quyền huyện Văn
Giang là “trái luật”.
Trên trang BBC Tiếng Việt ngày 25/4/2012 cũng đăng bài “Tin Văn Giang:
báo đưa thưa thớt”, nhận định: “Báo chí Việt Nam im ắng hơn nhiều trong vụ
cưỡng chế đất đai ở Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên so với cách họ đưa tin về vụ
Tiên Lãng. Về mặt quy mô, vụ cưỡng chế ở Văn Giang lớn hơn nhiều lần và các
video clip cho thấy một số người dân tay không đã bị lực lượng cưỡng chế đồng
phục và thường phục đánh hội đồng.
21
BBC đăng thông tin: “VnExpress là báo đầu tiên đưa bài lên mạng lúc tối
muộn giờ Việt Nam hôm 24/4 về vụ '160 hộ dân' ở Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi
đất. Tuy nhiên Bấm đường dẫn vào bài viết đã không còn truy cập được từ London
vào tối ngày 25/4.
Trang tin của Thanh Niên sang sáng sớm ngày 25/4 cũng Bấm có bài mang
tựa đề 'Tạm giữ 20 người trong vụ cưỡng chế đất tại Hưng Yên'. Thanh Niên nói
'khoảng 500 cảnh sát' đã tới "để bảo vệ an ninh trật tự hiện trường" và "hàng trăm
người dân địa phương ra cản trở việc cưỡng chế".
Thanh Niên nói hai cảnh sát "bị xây xát nhẹ" khi va chạm với người dân.
Báo này cũng dẫn lời quan chức Hưng Yên nói hơn 1.500 hộ dân đã giao lại
đất cho dự án xây dựng khu đô thị sinh thái và chỉ còn hơn 160 hộ chưa giao lại
diện tích đất gần sáu ha dẫn tới vụ cưỡng chế. Nhưng cũng báo này lại nói Hưng
Yên đã cưỡng chế 70 ha đất ở Văn Giang.
Tính tới tối ngày 25/4, bài của Thanh Niên có 10 phản hồi được đăng trong
đó có ý kiến của độc giả có tên Ngọc Trang: "Việc Thủ tướng phê duyệt dự án khu
du lịch sinh thái từ năm 2003 là thời điểm cả nước còn đang "sôi suc" các dự án
khu du lịch, các dự án bất động sản nhưng đến nay hệ quả thì đã rõ, quá nhiều
khu du lịch, các nhà liền kề hay biệt thự không bán được vì quá dư thừa trong khi

người dân không có đất canh tác, thế chẳng phải đẩy họ ra thủ đô để vạ vật hay
sao?
"Khu ECOPARK cũng vậy, toàn là mua đi bán lại chứ có ai ở đâu? Lẽ ra đến
giờ này chính phủ nên xem xét lại trên góc độ tổng thể cho dù đã cấp giấy phép cho
dự án thì chính phủ và chính quyền cũng nên đứng ra làm trung gian hài hoà lợi ích
của các bên và chính quyền các nơi chỉ nên cấp phép các khu du lịch khi đất nơi đó
không thể canh tác được thôi….!"
BBC cũng dẫn chứng thêm: “Báo Sài Gòn Tiếp Thị trong ngày 25/4 cũng có
bài viết về chuyện "1.000 công an" tham gia cưỡng chế và 20 người bị 'tạm giữ
hành chính'. Đường Bấm link vào bài này cũng đã không còn truy cập được. Trang
22
Bấm zing.vn trích lại một bài mà họ dẫn nguồn Tuổi Trẻ nhưng BBC không tìm được
bài này trên trang của chính Tuổi Trẻ.
Theo bài có trên Zing, dẫn lời ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng Ủy ban
nhân dân Hưng Yên nói việc cưỡng chế "đã thành công và an toàn tuyệt đối, không
có cán bộ chiến sĩ nào cũng như người dân bị thương".
Có thể thấy, vụ việc ở Văn Giang đã làm xấu đi hình ảnh của chính quyền sau
vụ Tiên Lãng, làm méo mó chủ trương của Đảng và Nhà nước. Mặc dù báo chí Việt
Nam không thông tin chi tiết vụ việc trên nhưng khi sự việc diễn ra, báo chí nước
ngoài, các bloger, các trang mạng xã hội đã có mặt tại hiện trường để đưa tin. Điều
đó dẫn đến những luồng thông tin trái chiều là chủ đạo trên các trang báo nước
ngoài, và dư luận trong nước không được định hướng kịp thời.
Khong chỉ những vụ việc nêu trên, thời gian qua, còn rất nhiều thông tin nhạy
cảm mà báo chí Việt Nam “bỏ qua” hoặc phản ứng chậm, dẫn đến trận địa thông tin
bị báo chí nước ngoài, các trang báo mạng điện tử, trang mạng xã hội phản động
chiếm lĩnh để định hướng dư luận trong nước, như: vụ hối lộ in tiền Polymer, vụ
việc ở Mường Nhé – Điện Biên, vụ ông Dương Chí Dũng chạy trốn, những vụ tham
nhũng lớn ở các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (Vinashin, Vinalines), vụ
Đan Mạch ngừng 3 dự án ODA tại Việt Nam, vụ người Mông dự định lập nhà nước
riêng tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa….đều gây ra tình trạng “nhiễu loạn”

thông tin, gây dư luận không tốt ở trong nước.
Thông qua những vụ việc cụ thể nêu trên, có thể thấy, khi báo chí trong nước
phản ứng chậm, không đưa thông tin hoặc có thể do các cơ quan quản lý nhà nước
định hướng không đưa tin về những vụ việc nhạy cảm thì những thông tin đó cũng
không thể “bí mật” được. Bởi vì, trong thời đại bùng nổ thông tin từ mạng Internet
toàn cầu, người ta có thể tìm thấy bất cứ thông tin nào từ một cái click chuột, thì
việc cấm đoán, giới hạn, siết chặt quản lý truyền thông… chỉ làm cho truyền thông
Nhà nước mất sức cạnh tranh với truyền thông tự do. Ngày nay, truyền thông tự do
(các website, blog cá nhân) là một kiểu dư luận xã hội thời kỹ thuật số. Không thể
nói tự do trên báo chí chính thống, người dân tìm đến những phương tiện khác, và
23
các website, blog cá nhân là công cụ đắc lực giúp họ thực hiện quyền tự do ngôn
luận dù đôi khi để giành quyền được nói, người nói phải ẩn danh.
Dân gian có câu: “Nắm người có tóc, ai nắm kẻ trọc đầu”. Nếu cùng phản ánh
một sự kiện với quan điểm và cách thể hiện giống nhau, giữa truyền thông Nhà
nước và truyền thông tự do, người đọc sẽ tin truyền thông Nhà nước hơn bởi hai chữ
“Nhà nước” như một thứ “tem bảo đảm chất lượng hàng hóa” có “cầu chứng tại
Tòa”, khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại còn có chổ để kiện ra Tòa, còn căn
cứ vào truyền thông tự do thì khi bị xâm hại biết kiện ai nếu người viết ẩn danh.
Tuy nhiên, khi truyền thông Nhà nước cứ nói mãi một chiều hoặc không nói
đến sự việc nổi bật mà người dân đang nhìn thấy diễn ra trước mắt mình; trong khi
truyền thông tự do thông tin với đầy đủ bằng chứng, hình ảnh minh họa thì người
dân đương nhiên sẽ tin vào truyền thông tự do và quay lưng với truyền thông Nhà
nước. Đến một lúc nào đó, đại đa số người dân tin vào truyền thông tự do thì khi đó
truyền thông tự do đã giành quyền kiểm soát, định hướng dư luận xã hội. Nếu báo
chí trong nước không phản ứng kịp thời trước những thông tin nhạy cảm thì sẽ bị
báo chí nước ngoài, các trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử phản động
chiếm lĩnh trận địa thông tin định hướng dư luận trong nước. Và khi đó, kẻ thù sẽ
tranh thủ thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” một cách thuận lợi, trở thành
nguy cơ đối với an ninh chính trị của đất nước.

2. Giải pháp giúp báo chí phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn trước
những thông tin “nhạy cảm” để hướng dẫn dư luận phù hợp.
Để báo chí tiếp tục phát huy năng lực và hiệu quả tác động của mình, góp
phần định hướng dư luận xã hội, đặc biệt là trước những thông tin “nhạy cảm”, theo
quan điểm của cá nhân người viết, chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần sớm hoạch định chiến lược thông tin đại chúng trong
tình hình và điều kiện mới, khi đất nước đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,
trong điều kiện giao lưu, hợp tác đa phương. Chiến lược này tập trung vào việc phát
huy năng lực và hiệu quả của các kênh truyền thông đại chúng, của báo chí, bao
gồm cả báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, các loại hình báo điện tử khác, các
24
hang thông tấn và dịch vụ thông tin, các trung tâm nghiên cứu và đào tạo; bảo đảm
sự phát triển cân đối, nhịp nhàng và sự phối hợp chặt chẽ theo định hướng khai thác
thế mạnh của mỗi loại hình. Trong đó, ngoài vị trí độc tôn, vai trò nền tảng của báo
in, tính hấp dẫn của truyền hình, cần phải đầu tư phát triển nhanh sự nghiệp phát
thanh. Với một nước mà dân nghèo là số đông, địa hình lại chia cắt, trình độ của
đồng bào nhiều dân tộc còn hạn chế, thì báo phát thanh vẫn là trận địa nóng bỏng, là
lực lượng xung kích chiếm lĩnh trận địa tư tưởng. Không phải ngẫu nhiên mà hàng
chục đài tiếng Việt của các thế lực thù địch lại tập trung chĩa mũi nhọn vào Việt
Nam, cũng không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ Mỹ tuyên bố giải tán đài “châu Âu
tự do” và lập đài “châu Á tự do” với gần 40 triệu USD chi phí ban đầu. Rõ ràng
cuộc chiến tranh làn song điện ngày một khốc liệt và phức tạp hơn.
Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện để báo chí thông tin
hai chiều. Đây là giải pháp quan trọng nhằm giúp báo chí nước ta có điều kiện đưa
những thông tin nhạy cảm kịp thời, nhưng vẫn đảm bảo tính định hướng để hướng
dẫn dư luận trong nước. Đây cũng là yếu tố để báo chí Việt Nam không bị “yếu thế”
trước những thông tin, vụ việc nhạy cảm. Bởi khi được thông tin hai chiều, báo chí
sẽ giúp cho công chúng có một cái nhìn khách quan, đầy đủ về những sự kiện, vụ
việc cụ thể.
Thứ ba, cần tăng cường cung cấp thông tin và định hướng thông tin cho báo

chí. Trong nhiều trường hợp, công tác định hướng đi sau thông tin báo chí. Nguyên
nhân quan trọng là các bộ, ban, ngành còn chưa chủ động cung cấp thông tin cho
các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cũng như cho báo chí. Vì lẽ đó, cơ quan chỉ
đạo, quản lý báo chí thiếu cơ sở để định hướng; báo chí thiếu nguồn tin chính thống
để thông tin, phải phụ thuộc vào các nguồn tin tự khai thác nên nhiều khi không
đảm bảo tính chuẩn xác.
Thứ tư, Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói đến báo chí trước hết
phải nói đến cán bộ báo chí. Kỹ thuật và công nghệ thông tin ngày một hiện đại và
liên tục thay đổi, phương thức thông tin ngày càng tinh vi hơn, nhưng tất cả đều phụ
thuộc vào con người. Do đó, nói đến chiến lược thông tin quốc gia, trước hết là nói
25

×