Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.85 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒN NGỌC PHƯƠNG

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI DƯỚI MƯỜI LĂM TUỔI
GÂY RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Minh Hùng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Người viết luận văn này xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung Luận văn
là kết quả của một quá trình nghiên cứu, tổng hợp nghiêm túc của riêng bản
thân người viết dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Minh Hùng. Những
nhận định, đánh giá được tiếp cận, tham khảo từ các sách, cơng trình nghiên
cứu, báo, tạp chí, bài viết đưa vào Luận văn đều được trích dẫn rõ ràng. Các
số liệu, quyết định nêu trong bản án là trung thực. Những kết luận khoa học
của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đồn

Ngọc


Phương


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................. 3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài................ 4
4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu................................................................... 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết .............................................................. 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI DƯỚI MƯỜI LĂM TUỔI GÂY RA6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người dưới mười lăm tuổi gây ra .................................................................... 6
1.2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới
mười lăm tuổi gây ra .................................................................................... 11
1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra
trong một số trường hợp cụ thể..................................................................... 29
Kết luận chương I ......................................................................................... 42
CHƯƠNG 2: BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGƯỜI DƯỚI MƯỜI LĂM TUỔI GÂY RA VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN ............................................................................................ 43
2.1.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người dưới mười lăm tuổi gây thiệt
hại một mình ................................................................................................ 43
2.2.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người dưới mười lăm tuổi gây thiệt
hại cùng với người khác ............................................................................... 59
Kết luận chương II ....................................................................................... 70

KẾT LUẬN ................................................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo lẽ công bằng, khi một người gây thiệt hại cho người khác thì phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Thông thường, người
nào thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì phải tự
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, đối với trường hợp người
chưa thành niên dưới mười lăm tuổi thì đường lối giải quyết có nhiều điểm
đặc thù. Độ tuổi này có năng lực hành vi dân sự một phần (đủ sáu tuổi đến
dưới mười lăm tuổi) hoặc khơng có năng lực hành vi dân sự (dưới sáu tuổi trở
xuống), ln phải có người đại diện hợp pháp là cha mẹ hoặc người giám
hộ… Cá nhân trong độ tuổi này khi học tập, sinh hoạt và thực hiện các hoạt
động xã hội khác, cần được sự giám sát, trông coi, hướng dẫn của gia đình,
nhà trường và các tổ chức khác. Từ đó, việc xác định bồi thường thiệt hại do
các cá nhân này gây ra sẽ dựa trên cơ sở xác định xem vào thời điểm cá nhân
đó gây ra thiệt hại thì trách nhiệm quản lý, giám sát cho cá nhân đó là ai?
Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra. Tuy nhiên, quy
định của pháp luật về vấn đề này chưa đầy đủ nên khi vận dụng các quy định
này thì thực tiễn xét xử vẫn cịn nhiều trường hợp rơi vào bế tắc, nhiều vấn
đề pháp lý phát sinh khơng có câu trả lời hoặc mỗi Tịa án sẽ có cách giải
quyết khác nhau. Chẳng hạn: Thời điểm xác định tuổi của người chưa thành
niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại là lúc nào? Ai phải chịu trách nhiệm
bồi thường khi người dưới mười lăm tuổi có người giám hộ và còn cha mẹ?
Trường hợp người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại cùng với người khác thì

trách nhiệm bồi thường của cha mẹ, người giám hộ, trường học, tổ chức
khác quản lý người dưới mười lăm tuổi với người cùng gây thiệt hại giải
quyết ra sao? Đối chiếu thực tiễn xét xử của Tòa án Việt Nam với các quy
định hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm
tuổi gây ra cho thấy cịn nhiều điểm chưa hồn thiện, đặt ra nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn cần giải quyết.
Hoàn thiện chế định về bồi thường thiệt hại nói chung, về trách nhiệm
bồi thường do người dưới mười lăm tuổi gây ra nói riêng nhằm thúc đẩy các
quan hệ dân sự phát triển lành mạnh là một trong các nhiệm vụ trọng tâm
được đặt ra trong chiến lược cải cách tư pháp của nước ta hiện nay. Do đó,
việc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện
pháp luật về lĩnh vực này là rất cần thiết.


2

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Bồi thường thiệt hại do
người dưới mười lăm tuổi gây ra theo pháp luật Việt Nam" để làm luận
văn tốt nghiệp cao học luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây
ra nói riêng là một nội dung rất quan trọng trong pháp luật Dân sự Việt Nam.
Bởi các quy định của pháp luật trong chế định này nhằm bảo đảm khả năng
bồi thường cho người bị thiệt hại một cách kịp thời và hợp lý. Vì vậy, đây là
một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý cũng như
các cơ quan áp dụng pháp luật. Đã có một số cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến nội dung này được thể hiện ở các cấp độ khác nhau.
Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2013, Nxb. Hồng

Đức - Hội Luật gia Việt Nam, từ trang 504-506 và trang 568-569 có nói về
năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân và vấn đề bồi
thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong thời gian trường
học, tổ chức khác trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, do là giáo trình giải quyết
khá nhiều vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên vấn đề
bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra chưa được nghiên
cứu tồn diện.
Sách Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập II của tập thể
tác giả (chủ biên Hồng Thế Liên), Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2013, từ
trang 719-721, 781-783… có bình luận Điều 606, Điều 621 Bộ luật dân sự
năm 2005, tác giả bình luận kiến thức phổ thơng, sơ lược, chưa phân tích
đầy đủ về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm
tuổi gây ra.
Sách chuyên khảo của tác giả Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, tập 2, Nxb Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, từ trang 55-82, tác giả có bình luận
về trách nhiệm của cha mẹ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây
ra. Từ trang 183-197, tác giả bình luận bồi thường thiệt hại do người khác
gây ra, cụ thể là trách nhiệm bồi thường của tổ chức khác đang trực tiếp
quản lý người chưa thành niên. Tác giả khơng bình luận về trách nhiệm bồi
thường của người giám hộ, trường học trực tiếp quản lý người chưa thành
niên dưới mười lăm tuổi khi người này gây thiệt hại.
Đây là những tài liệu, công trình quan trọng, là cơ sở lý luận để tác giả
nghiên cứu về đề tài của mình.


3

Nghiên cứu vấn đề này cịn có Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Trung
Tín, Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành

niên gây ra, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014. Tác
giả chỉ tập trung nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường của cha mẹ, không
nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường của người giám hộ, trường học, tổ
chức khác trực tiếp quản lý người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi; Luận
án tiến sĩ của Phạm Kim Anh, Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt
hại trong pháp luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm
2008, tác giả nghiên cứu các trường hợp liên đới bồi thường thiệt hại. Do
vậy, đối với trường hợp người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại một mình
khơng thuộc phạm vi nghiên cứu của tác giả.
Liên quan nhiều đến vấn đề được nghiên cứu trong luận văn cịn có
các bài viết của nhiều tác giả được đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý
chuyên ngành mà điển hình là: Phạm Kim Anh, “Bồi thường thiệt hại do
người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong
thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý trong
pháp luật dân sự Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 1 (44)/2008; tác giả Đỗ Văn Đại, “Trách
nhiệm bồi thường của cha mẹ khi con chưa thành niên gây thiệt hại” đăng
trên Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 5
(48)/2008; Đỗ Văn Đại - Nguyễn Nhật Thanh, “Trách nhiệm liên đới của vợ,
chồng theo Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014” đăng trên Tạp chí Tịa án
nhân dân, số 5/2015; bài viết của Mai Thanh Hiếu, “Xác định trách nhiệm
bồi thường của cha, mẹ đối với thiệt hại do bị cáo khi thực hiện hành vi
phạm tội là người chưa thành niên gây ra và tư cách tố tụng của họ” đăng
trên Tạp chí Nghề luật, số 5/2009; Nguyễn Đức Mai, “Người giám hộ và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra” đăng trên
Tạp chí Tòa án, số 01/1998; Nguyễn Đức Mai,“Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do người chưa thành niên gây ra” trên Tạp chí Tồ án, số 12/1998;
Nguyễn Trung Tín, “Trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ trong trường hợp
người chưa thành niên cùng người khác gây thiệt hại” đăng trên Tạp chí Tịa
án, số 4/2014.

Các bài viết, cơng trình nghiên cứu trên đây hoặc mới chỉ dừng lại ở
bình diện chung nhất những quy định của pháp luật về trách nhiệm của cha
mẹ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra hoặc nghiên cứu từng
loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể. Chưa có
cơng trình nào nghiên cứu hệ thống quy định của pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra. Đề tài “Bồi
thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra theo pháp luật Việt
Nam” là một đề tài mang tính mới, khơng trùng lặp với các đề tài đã được


4

thực hiện và hoàn toàn độc lập. Thiết nghĩ đề tài này cần được đầu tư nghiên
cứu một cách toàn diện, chuyên sâu góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn
trong áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi
gây ra.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ nền tảng lý luận về vấn đề bồi
thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra; đối chiếu, so sánh giữa
quy định của pháp luật với thực tiễn xét xử của tịa án. Qua đó, xây dựng
được hệ thống quan điểm khoa học về vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực tiễn
áp dụng và chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật. Trên cơ sở kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
quy định của pháp luật, góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong hoạt
động áp dụng pháp luật của Tòa án về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh vấn đề trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra. Cụ

thể, nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam và các văn bản
hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự về loại trách nhiệm này và thực tiễn xét
xử của Tòa án Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng đan xen các phương pháp
phân tích, đánh giá, tổng hợp, khảo sát thực tiễn.
Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp luật được sử dụng nhiều ở
những phần đầu của luận văn khi đề cập đến các vấn đề cơ bản mang tính lý
luận về bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra (Chương 1
luận văn).
Chương 2 của luận văn tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp khảo sát,
đánh giá thực tiễn, phương pháp bình luận án đối chiếu với những gì đã phân
tích, tổng hợp tại Chương 1. Tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh luật
học để nghiên cứu so sánh giữa các quy định (pháp luật Việt Nam qua các
thời kỳ, ví dụ, Bộ luật dân sự năm 1995 với Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ
luật dân sự năm 2015; giữa quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra với các quy định tương
đồng: cha mẹ, người giám hộ, trường học, tổ chức khác quản lý…). Ngoài
ra, tác giả sử dụng phương pháp logic pháp lý trong tồn bộ luận văn. Từ đó,


5

tổng hợp cuối cùng để tìm ra những bất cập và đưa ra một số kiến nghị hoàn
thiện đề tài đang nghiên cứu.
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại
do người dưới mười lăm tuổi gây ra. Qua đó làm rõ một số cơ sở lý luận và
thực tiễn của quy định này.

Đối chiếu các quy định của pháp luật với việc áp dụng trong thực tiễn
để tìm ra những bất cập trong quy định của pháp luật về loại trách nhiệm này
và những hạn chế thiếu sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế định này,
đồng thời nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, góp phần nâng cao
tính trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể trong "đời sống dân sự" tại Việt
Nam.
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành hai chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do người dưới mười lăm tuổi gây ra.
Chương 2. Bất cập của pháp luật về bồi thường thiệt hại do người
dưới mười lăm tuổi gây ra và kiến nghị hoàn thiện.


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NGƯỜI DƯỚI MƯỜI LĂM TUỔI GÂY RA
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới mười
lăm tuổi gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) là một chế định quan trọng
trong pháp luật dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người bị
thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ của chủ thể khác. Ở các nước khác nhau
thì vấn đề trách nhiệm BTTH được quy định khác nhau về hình thức bồi
thường và cách xác định thiệt hại. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới một nguyên
tắc thống nhất “người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại”1.

Theo từ điển tiếng Việt thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu là điều phải
làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình2. Trong pháp luật dân sự,
thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu là “hậu quả pháp lý mang tính tiêu cực xảy
ra khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa
vụ”3. Khi một người có hành vi trái pháp luật, cho dù do lỗi cố ý hay lỗi vơ ý,
thậm chí trong một số trường hợp luật định mà người gây thiệt hại khơng có
lỗi, nhưng xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín,
tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo Điều 604 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005. Vấn đề này trong BLDS
năm 2015 đã có sự thay đổi, Điều 351, Điều 584 quy định căn cứ phát sinh
trách nhiệm dân sự không đề cặp lỗi, nhưng Điều 364 BLDS năm 2015 vẫn
đề cập đến lỗi trong trách nhiệm dân sự.
Theo từ điển giải thích luật học thì trách nhiệm dân sự là trách nhiệm
pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân
sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại. Căn cứ
vào nghĩa vụ được tạo lập mà các bên vi phạm, trách nhiệm dân sự được phân
chia thành trách nhiệm ngoài hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ từ
những cam kết, thỏa thuận. Nếu nghĩa vụ được tạo lập do các bên cam kết,
1

Vũ Ngọc Chuẩn (2010), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.14.
2
Bộ Giáo dục và Đào tạo-Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb.
Văn hóa thơng tin, Hà Nội, tr. 1.678.
3
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr. 373.



7

thỏa thuận mà người có nghĩa vụ vi phạm thì nghĩa vụ đó được coi là nghĩa
vụ theo hợp đồng. Nếu nghĩa vụ được quy định bởi các quy định của pháp
luật nói chung mà người có nghĩa vụ vi phạm thì trách nhiệm đó được coi là
trách nhiệm ngồi hợp đồng4. Về nguyên tắc, trách nhiệm dân sự là một loại
trách nhiệm pháp lý, là hậu quả bất lợi mà người thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật phải gánh chịu. Điều 302 BLDS năm 2005 quy định trách nhiệm
dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự mà khơng đưa ra khái niệm trách nhiệm
dân sự là gì. Tương tự, Điều 351 BLDS năm 2015 chỉ nêu khái niệm vi phạm
nghĩa vụ mà không đưa ra khái niệm trách nhiệm dân sự là gì. Theo đó, vi
phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ đúng thời
hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung
của nghĩa vụ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm
BTTH được BLDS năm 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nói chung và chương XXI về trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng, tương ứng là Điều 360 BLDS năm 2015 về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ và chương XX trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này của BLDS năm 2005, đều
không nêu rõ khái niệm trách nhiệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh
trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm… Theo quy
định tại khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005, “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi
vơ ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản
của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”,
tương ứng là khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015, “Người nào có hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ

trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các
chủ thể mà trước đó khơng có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp
đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành
hợp đồng đã ký kết5. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một chế định
pháp lý đặc biệt, trong đó chủ thể gây thiệt hại phải gánh chịu những hậu quả
pháp lý bất lợi do hành vi gây thiệt hại của mình. Trong trường hợp này, trách
nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây ra thiệt hại phải bồi
thường cho người bị thiệt hại, hành vi gây thiệt hại có thể được thể hiện bởi
bất cứ chủ thể nào. Do đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
4

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb. Cơng an nhân dân, Hà
Nội, tr. 128.
5
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd 3, tr. 436.


8

được hiểu là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác một cách trái pháp luật mà gây thiệt hại thì phải có trách
nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại6.
Tuy nhiên, không phải chủ thể nào gây thiệt hại cũng có khả năng thực
hiện việc bồi thường, BLDS năm 2005 có những quy định buộc người không
trực tiếp gây thiệt hại phải BTTH do hành vi của người khác gây ra, một trong
những trường hợp đó là cha mẹ, người giám hộ bồi thường thiệt hại do người
chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra; trường học, tổ chức khác bồi
thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong thời gian trường

học, tổ chức khác trực tiếp quản lý.
Người dưới mười lăm tuổi là người chưa có năng lực chịu trách nhiệm
dân sự độc lập, những người dưới mười lăm tuổi là những người chưa phát
triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, chưa nhận thức được hết những hậu quả
cho xã hội do hành động của mình gây ra.
Hành động trái pháp luật của người chưa thành niên dưới mười lăm
tuổi gây thiệt hại cho người khác không làm phát sinh trách nhiệm đối với
bản thân, mà sẽ làm phát sinh trách nhiệm BTTH cho những người có trách
nhiệm quản lý, trông coi, giáo dục đối với người chưa thành niên đó, cụ thể:
+ Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại trong thời
gian trường học, tổ chức khác quản lý thì trường học tổ chức khác (đang
quản lý người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi) chịu trách nhiệm BTTH,
trừ trường hợp trường học, tổ chức khác chứng minh được mình khơng có
lỗi, (khoản 1, 3 Điều 621 BLDS năm 2005).
+ Cha mẹ phải BTTH do con chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây
ra, nếu khơng có cha mẹ thì người giám hộ phải BTTH bằng tài sản của
người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, nếu người chưa thành niên dưới
mười lăm tuổi khơng có tài sản thì người giám hộ BTTH bằng tài sản của
mình, trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi,
(khoản 2, 3 Điều 606 BLDS năm 2005).
Như vậy, khi người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại
thì người có trách nhiệm bồi thường có thể là cha mẹ, người giám hộ, trường
học, tổ chức khác đang quản lý người dưới mười lăm tuổi.

6

Bùi Minh Nhất “Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”,moj.gov.vn/dtblds
/pages/ y-kien-binh-luan.aspx, truy cập lúc 10 giờ 04 phút ngày 09/7/2015.



9

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra như
sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên dưới
mười lăm tuổi gây ra được hiểu là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, cha mẹ, người giám hộ hoặc
trường học, tổ chức khác trực tiếp quản lý người dưới mười lăm tuổi phải
chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại do người dưới mười lăm
tuổi gây ra cho người khác.
1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới
mười lăm tuổi gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra
cũng là một dạng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, do đó cũng mang
những đặc điểm chung của trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng, đó là:
-Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH dựa trên cơ sở quy định của
pháp luật. Nhà nước là chủ thể duy nhất quy định điều kiện làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường.
-Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được pháp luật quy định. Nội
dung trách nhiệm bồi thường thể hiện ý chí của nhà nước và mang tính áp
đặt buộc các chủ thể khi ở trong hồn cảnh, tình huống đã được dự liệu phải
chấp hành.
-Thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất và tổn thất về
tinh thần.
-Khi bên có trách nhiệm bồi thường đã thực hiện xong trách nhiệm bồi
thường thì quan hệ giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại chấm dứt7.
Bên cạnh đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm
tuổi gây ra cịn có các đặc điểm riêng sau:
-Người trực tiếp gây thiệt hại chính là người chưa thành niên dưới

mười lăm tuổi.
-Người chịu trách nhiệm bồi thường phụ thuộc vào tình trạng quản lý
đối với người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi. Ai đang quản lý người
chưa thành niên dưới mười lăm tuổi khi người này gây thiệt hại thì người đó
chịu trách nhiệm bồi thường. Trường học, tổ chức khác, người giám hộ có

7

Bộ Tư pháp-Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (1997), Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ
luật dân sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 231.


10

thể chứng minh mình khơng có lỗi để được miễn (khơng phải chịu) trách
nhiệm bồi thường.
-Trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng nói chung, người nào gây thiệt
hại thì người đó phải bồi thường. Tuy nhiên trong trường hợp người dưới
mười lăm tuổi gây thiệt hại thì họ khơng có trách nhiệm bồi thường mà chủ
thể khác có trách nhiệm bồi thường đó là cha mẹ, người giám hộ, trường
học, tổ chức khác trực tiếp quản lý người dưới mười lăm tuổi, mặc dù những
chủ thể này không phải là người trực tiếp gây thiệt hại. Người dưới mười
lăm tuổi chỉ bồi thường khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định.
-Về nguyên tắc, một người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi
họ có lỗi. Lỗi là một trong những yếu tố để phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng. Việc gây thiệt hại trong trường hợp này không dựa trên cơ
sở lỗi của người chưa thành niên - người trực tiếp gây thiệt hại. Trường hợp
người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi đang do cha mẹ làm đại diện thì
cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở lỗi “suy đoán”. Khi
người chưa thành niên được giao cho người giám hộ, trường học, tổ chức

khác quản lý thì có thể xem xét lỗi của người giám hộ, trường học, tổ chức
khác đó. Người giám hộ, trường học, tổ chức khác trực tiếp quản lý người
dưới mười lăm tuổi là những người, tổ chức theo quy định của pháp luật
phải quản lý, chăm sóc, giáo dục... người dưới mười lăm tuổi bị suy đốn có
lỗi khi họ không thực hiện các nghĩa vụ nêu trên và họ phải chịu trách nhiệm
do lỗi của mình. Yếu tố lỗi của họ không xem xét ở khả năng nhận thức và
điều khiển hành vi mà được xem xét ở trách nhiệm, mức độ quan tâm của họ
đối với người dưới mười lăm tuổi.
1.1.3. Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới
mười lăm tuổi gây ra
-Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, pháp luật quy định về năng
lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân. Việc quy định vấn đề này là rất cần
thiết, bởi cá nhân gây thiệt hại và việc xác định trách nhiệm BTTH thuộc về ai
có ý nghĩa khơng những về mặt lý luận mà cịn có ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Việc quy định ai là người phải BTTH do người dưới mười lăm tuổi gây thiệt
hại đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến
thiệt hại do họ gây ra. Nó mở ra một hướng giải quyết tranh chấp, theo đó, khi
người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ, người giám hộ, người quản
lý hợp pháp của người dưới mười lăm tuổi bị suy đốn là có lỗi. Một mặt, xác
định chủ thể có trách nhiệm, phân định trách nhiệm của các bên liên quan
trong việc BTTH do người dưới mười lăm tuổi gây ra; mặt khác, đây còn là
căn cứ xác định tư cách chủ thể trong tố tụng dân sự, ai là bị đơn dân sự phải


11

BTTH theo trách nhiệm dân sự trong trường hợp người dưới mười lăm tuổi
gây thiệt hại cho người khác.
-Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại của trách nhiệm dân
sự được áp dụng khi có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật. Quy định của

pháp luật về BTTH do người dưới mười lăm tuổi gây ra nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm, đảm bảo khả
năng tốt nhất để người bị thiệt hại được bồi thường thiệt hại; bảo vệ, đảm
bảo quyền lợi của người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, đồng thời răn
đe, phòng ngừa người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại, bởi nếu họ gây thiệt
hại cho người khác thì trong một số trường hợp phải gánh chịu hậu quả bất
lợi. Tuy nhiên, mục đích chính của quy định này là nhằm nâng cao trách
nhiệm của cha mẹ, người giám hộ, trường học, tổ chức khác trong việc giáo
dục, hướng dẫn, quản lý người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi bởi trong
những trường hợp cụ thể pháp luật quy định những chủ thể này phải gánh
chịu những hậu quả bất lợi về tài sản để BTTH trong trường hợp người dưới
mười lăm tuổi gây thiệt hại.
1.2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
người dưới mười lăm tuổi gây ra
1.2.1. Có thiệt hại xảy ra
Theo quy định tại khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005 và Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự
năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP), về nguyên tắc chung, trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra. Bởi lẽ, khoản 1 Điều 604 BLDS
năm 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ
thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”, và Nghị quyết 03/2006/NQHĐTP xác định: về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại vừa là điều
kiện để xác định trách nhiệm dân sự vừa là điều kiện cần thiết để ấn định
mức bồi thường thiệt hại. Đây là điều kiện tiền đề của trách nhiệm bồi
thường8.


8

Lê Văn Sua (2004), “Vài suy nghĩ về Điều 621 Bộ luật dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (11), tr. 32.


12

Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 20159, để phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì hành vi đó phải gây thiệt hại.
Như vậy, theo nguyên tắc chung thì chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm
BTTH khi có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại được coi là điều kiện đầu tiên khi
xác định trách nhiệm BTTH. Bởi vì nếu có hành vi trái pháp luật mà thiệt
hại khơng xảy ra thì vấn đề đền bù khơng thể được đặt ra. Nghĩa là, nếu
khơng có thiệt hại thì vấn đề trách nhiệm bồi thường khơng được đặt ra.
Với quy định trên, “nếu khơng có thiệt hại thì mặc dù có hành vi vi
phạm cũng khơng phát sinh trách nhiệm bồi thường mặc dù có thể phát sinh
trách nhiệm pháp lý khác như: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành
chính...”10.
Thiệt hại là điều kiện cần thiết để làm phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của thiệt hại là chưa đủ. Để
trách nhiệm bồi thường phát sinh, thiệt hại phải thỏa mãn những điều kiện
nhất định. Theo khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005, với quy định này, thiệt
hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường chỉ được chấp nhận khi nó tồn tại
là do có việc “xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy
tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác”. Theo quy định tại khoản 1
Điều 584 BLDS năm 2015, Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của
người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác. Vì vậy, nếu tồn tại thiệt hại và thiệt hại

phát sinh từ việc tác động đến những lợi ích “khơng hợp pháp” thì trách
nhiệm bồi thường khơng phát sinh11.
Như vậy, theo pháp luật hiện hành, cần có “thiệt hại xảy ra” và “đây là
điều kiện tiên quyết của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng”12.
Hiện nay vẫn chưa có quy định cho biết thế nào là thiệt hại, văn bản chỉ liệt
kê những trường hợp có thiệt hại mà không đưa ra định nghĩa về thiệt hại,
nên việc xác định có hay khơng có thiệt hại khơng đơn giản. Có ý kiến cho
rằng “thiệt hại là sự biến thiên theo chiều xấu đi của tài sản, của các giá trị

9

Khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ
trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
10
Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 (tập 2), Nxb. Chính trị
Quốc gia, tr.713.
11
Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, Nxb
Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 78 và tiếp theo.
12
Hồng Thế Liên (chủ biên), tlđd 10, tr.713.


13

nhân thân được pháp luật bảo vệ”13 hay “thiệt hại là sự giảm sút về lợi ích
vật chất của người bị thiệt hại mà họ đã có hoặc sự mất mát lợi ích vật chất
mà chắc chắn họ sẽ có (lợi nhuận chắc chắn sẽ thu được)”14. Có ý kiến khác
cho rằng: “thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất của một

người xác định được trên thực tế và những thiệt hại gián tiếp chắc chắn xảy
ra”15.
Điều 361 BLDS năm 2015 đã đưa ra định nghĩa thiệt hại, theo đó,
thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về
tinh thần. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao
gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế khắc phục thiệt
hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Thiệt hại về tinh thần là tổn
thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
Theo một tác giả, về mặt lý luận, để biết có tồn tại thiệt hại hay
khơng, chúng ta phải dựa vào hoàn cảnh cụ thể, chúng ta cần so sánh hồn
cảnh có việc xâm phạm với hồn cảnh đáng có nếu khơng có việc xâm
phạm. Nếu hồn cảnh thứ hai khơng bằng hồn cảnh thứ nhất thì người bị
xâm phạm có thiệt hại. Tuy nhiên, trong thực tế xác định có tồn tại hay
khơng tồn tại thiệt hại khơng đơn giản16. Thiệt hại là căn cứ để xác định
trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng có một số điểm khác biệt với thiệt hại
trong trách nhiệm hợp đồng. Trong trách nhiệm hợp đồng thiệt hại chỉ có thể
là thiệt hại về vật chất, điều này được lý giải bởi quan hệ hợp đồng là quan
hệ tài sản. Trong khi đó trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng nói chung và
trách nhiệm BTTH do người dưới mười lăm tuổi gây ra nói riêng thì thiệt hại
bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Tuy nhiên,
khoản 3 Điều 419 BLDS năm 2015 có quy định bồi thường thiệt hại về tinh
thần do vi phạm hợp đồng, “Theo u cầu của người có quyền, Tịa án có
thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có
quyền. Mức bồi thường do Tịa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”.
Thiệt hại vật chất bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều
608 BLDS năm 2005); thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (khoản 1 Điều
609 BLDS năm 2005); thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (khoản 1 Điều
610 BLDS năm 2005); thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
13


Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 471.
14
Hoàng Thế Liên (chủ biên), tlđd 10, tr. 713.
15
Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường Thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Nxb.
Hà Nội, tr. 261.
16
Đỗ Văn Đại , tlđd 10, tr. 80,81.


14

(khoản 1 Điều 611 BLDS năm 2005). Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP
Tịa án nhân dân tối cao có liệt kê những trường hợp có thể có thiệt hại về
vật chất nhưng việc liệt kê này khơng đầy đủ vì trong BLDS năm 2005, cịn
có trường hợp khác làm phát sinh thiệt hại vật chất như trường hợp thi thể
hay mồ mả bị xâm phạm. BLDS năm 2015, quy định thiệt hại vật chất bao
gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm,
thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm phạm được quy định lần lượt tại các Điều 589, 590, 591, 592. Ngoài
ra, BLDS năm 2015 còn quy định BTTH do xâm phạm thi thể, mồ mả tại
các Điều 606 và Điều 607. Để khắc phục việc liệt kê không đầy đủ, các Điều
589 đến Điều 592 BLDS năm 2015 đều có quy định điều khoản mở là
“Thiệt hại khác do luật quy định”.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật việc xác định
thiệt hại vật chất do tài sản bị xâm phạm thường dễ dàng hơn so với xác định
thiệt hại vật chất trong những trường hợp được quy định trong các Điều 609,
610, 611 BLDS năm 2005.

Đối với thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, về mặt lý luận, khơng thể
có cơng thức chung để mọi người có thể chấp nhận chung cho việc tính tốn
thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại, bởi mỗi người bị thiệt hại khác nhau về độ
tuổi, tình trạng sức khỏe, khả năng chịu đựng... Do vậy, pháp luật đưa ra
cách tính tốn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội tại những thời
điểm nhất định.
Theo Điều 609 BLDS năm 2005, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, khi
sức khỏe của một người bị xâm phạm do hành vi trái pháp luật của người
khác thì thiệt hại vật chất bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị
thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi
phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị; trong trường hợp sau khi điều trị, người bị
hại mất khả năng lao động và cần có người thường xun chăm sóc thì phải
bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Quy định
này được giữ nguyên lại tại Điều 590 BLDS năm 2015. Ngồi ra, Điều 590
BLDS năm 2015 có quy định thêm điều khoản mở, thiệt hại khác do luật quy
định.
Thiệt hại vật chất trong trường hợp tính mạng bị xâm hại có một số
điểm khác biệt so với thiệt hại vật chất khi tài sản hay sức khỏe bị xâm hại.
Theo Điều 610 BLDS năn 2005, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thiệt hại
do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc


15

mai táng; khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
được quy định tại Điều 591 BLDS năm 2015 bao gồm, Thiệt hại do sức

khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; Chi phí hợp
lý cho việc mai táng; Tiền cấp cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt
hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; Thiệt hại khác do luật quy định.
Theo Điều 611 BLDS năm 2005, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP
thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm: Chi phí hợp lý
để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Tuy nhiên, trong thực tiễn việc xác định thiệt hại vật chất trong trường hợp
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại không hề đơn giản. Thiệt hại do danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được BLDS năm 2015 giữ nguyên lại tại
Điều 592. Ngoài ra, Điều 592 BLDS năm 2015 có quy định thêm điều khoản
mở, thiệt hại khác do luật quy định.
Vấn đề đền bù tổn thất về tinh thần ở nước ta đã “manh nha” tồn tại
trong cổ luật, tức là lúc đầu không chấp nhận và ngày nay chấp nhận bồi
thường tổn thất về tinh thần17. Trong các quy định liên quan đến trách nhiệm
BTTH của Quốc triều hình luật (Luật hình Triều Lê), thuật ngữ “thiệt hại về
tinh thần” không được đề cặp nhưng thông qua một số điều luật cụ thể,
chúng ta có thể suy đốn được đó là bồi thường thiệt hại về tinh thần. Ví dụ,
trong Quốc triều hình luật, Điều 472 quy định trường hợp đánh các quan
chức bị thương, thì ngồi tiền bồi thường thương tích, người gây thiệt hại
cịn phải đền tiền tạ. Tương tự, Điều 473 quy định về các trường hợp đánh
người trong hoàng tộc... cũng đều đưa ra một khoản tiền tạ ngoài việc phải
chịu một khoản tiền phạt. Trong các ví dụ trên đây, khoản tiền tạ có thể
được hiểu là khoản bồi thường thiệt hại về tinh thần cho các vị quan lại
phong kiến tùy theo địa vị xã hội của họ do danh dự, nhân phẩm, uy tín xâm
phạm. Nhưng đối với người dân thường trong xã hội, khoản tiền tạ không
thấy được pháp luật phong kiến đề cặp tới18.
Trước khi có BLDS năm 2005, trách nhiệm bồi thường chỉ đặt ra đối
với những thiệt hại về vật chất chứ chưa đề cặp đến bồi thường đối với
những tổn thất về tinh thần. Thơng tư 173-UBTP của Tịa án nhân dân tối cao
ngày 23/3/1972 (Thơng tư 173-UBTP) chỉ quy định: “phải có thiệt hại. Đó là

thiệt hại về vật chất, biểu hiện cụ thể là thiệt hại về tài sản, hoặc là những chi
phí, những thu nhập bị giảm sút hay bị mất do có sự thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe đưa đến”. Ở đây, Thông tư 173-UBTP chỉ đề cập đến thiệt hại về vật
17

Đỗ Văn Đại, tlđd 10, tr. 86.
Bộ Tư pháp: Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam - Từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.179.
18


16

chất mà khơng nói đến tổn thất về tinh thần. Cho đến trước khi có BLDS năm
1995, các tác giả vẫn khẳng định chỉ có tổn thất về vật chất mới được bồi
thường. Theo một số tài liệu được công bố năm 1987: “người gây thiệt hại
cũng không phải bồi thường về những nỗi đau khổ của gia đình nạn nhân, vì
tình cảm của con người là vơ giá”19, “thiệt hại phải là thiệt hại về vật chất tức
là biểu hiện cụ thể thành thiệt hại về tài sản. Thiệt hại về tinh thần, về tình
cảm khơng thể tính thành tài sản”20. Khi BLDS ra đời, việc bồi thường tổn
thất về tinh thần đã được quy định cho dù Hiến pháp ở thời kỳ này mới chỉ đề
cặp đến bồi thường thiệt hại về vật chất (ngày nay, Hiến pháp sửa đổi năm
2013 đã chấp nhận cả bồi thường tổn thất về tinh thần)21. Khoản 2 Điều 30
Hiến pháp năm 2013, “… Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật
chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”. Tổn thất về
tinh thần là những tổn thất phi vật chất, “một vấn đề hết sức trừu tượng”22; do
đó khơng thể có cơng thức chung để quy ra bằng tiền áp dụng cho các trường
hợp. Tổn thất tinh thần không thể đo đếm được bằng giá trị vật chất, khơng
thể chỉ dùng hình thức bồi thường vật chất là có thể khơi phục được tổn thất
tinh thần. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa các tổn thất vật chất với các tổn

thất về tinh thần23.
Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, “thiệt hại do tổn thất về tinh
thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người
thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất
mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu
nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ
phải chịu”. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho
người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu khơng thỏa thuận
được thì Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật để quyết định.
-Khoản tiền bù đắp về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi
thường cho chính người bị thiệt hại, mức bồi thường phải căn cứ vào mức độ
tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường (khoản 2 Điều 609
BLDS năm 2005). Khoản 2 Điều 590 BLDS năm 2015 nâng mức bồi thường
lên không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định;

19

Trịnh Khánh Phong (1987), Tìm hiểu dân luật Việt Nam, Nxb. Phổ thơng, tr. 131.
Ngô Văn Thâu (1987), Một số điều cần biết trong các quyền dân sự của công dân, Nxb. Pháp lý, tr. 49.
21
Đỗ Văn Đại , tlđd 10, tr. 88.
22
Đỗ Thanh Huyền (2004), “Bồi thường tổn thất về tinh thần”, Tạp chí Tịa án, (11), tr. 30.
23
Tưởng Duy Lượng (2003), “Nguyên tắc tính bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm
hại”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (4).
20



17

-Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm,
người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp
này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt
hại. Trong trường hợp khơng có những người trên thì người mà người bị
thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị
thiệt hại được nhận. Mức bồi thường cho tất cả những người thân thích của
người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng
người thân thích của họ, nhưng tối đa khơng quá 60 tháng lương tối thiểu do
Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường (khoản 2 Điều 610
BLDS năm 2005). Khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015 tăng mức bồi thường
lên không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định;
-Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm, mức bồi
thường phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không
quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết
bồi thường (khoản 2 Điều 611 BLDS năm 2005). Khoản 2 Điều 592 BLDS
năm 2015 quy định mức bồi thường bằng mức bồi thường của BLDS năm
2005 là không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Ở đây, Nghị quyết chỉ liệt kê những trường hợp được bồi thường tổn
thất về tinh thần nhưng danh sách các trường hợp này không đầy đủ. Trong
thực tế, ngoài những trường hợp nêu trên khoản 3 Điều 628 BLDS năm 2005
còn ghi nhận bồi thường tổn thất về tinh thần khi có việc xâm phạm tới thi
thể. Khoản 3 Điều 606 BLDS năm 2015, quy định bồi thường tổn thất về
tinh thần do xâm phạm tới thi thể. Ngoài ra, khoản 3 Điều 607 BLDS năm
2015 bổ sung thêm trường hợp thiệt hại được bồi thường tổn thất về tinh
thần khi xâm phạm mồ mả.
Tóm lại, điều kiện tiên quyết để phát sinh trách nhiệm BTTH là phải

có thiệt hại xảy ra. Nếu chỉ có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật mà khơng
phát sinh thiệt hại thì cũng khơng làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Do
vậy, thiệt hại vừa là tiền đề của trách nhiệm bồi thường, vừa là cơ sở để xác
định mức bồi thường. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về
tinh thần. Điều kiện để thiệt hại được bồi thường là thiệt hại phải tồn tại thực
tế (có thực) hoặc chắc chắn sẽ xảy ra, có cơ sở xác định được, chưa được bồi
thường bằng các phương thức bồi thường khác, trừ trường hợp được hưởng
bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội.
Thiệt hại do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây ra rất
phong phú, đa dạng và khơng có thiệt hại đặc thù. Do đó, việc xác định mức
độ thiệt hại, các loại thiệt hại cụ thể cũng được thực hiện theo nguyên tắc
chung.


18

1.2.2. Việc gây thiệt hại là trái pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây là
một loại trách nhiệm dân sự. Vì vậy, hành vi trái pháp luật được coi là điều
kiện khách quan để xác định trách nhiệm dân sự. Trong khoa học pháp lý
hành vi trái pháp luật theo cách hiểu thông thường, là hành vi được thực
hiện không phù hợp với quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào việc
người thực hiện hành vi đó có biết hay khơng biết sự không hợp pháp của
hành vi24.
Việc coi hành vi trái pháp luật là điều kiện phát sinh trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng đã được quy định trong Thông tư 173-UBTP của Tịa
án nhân dân tối cao theo đó “phải có hành vi trái pháp luật” để làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP: “Về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây: Phải có

hành vi trái pháp luật (...)”. Như vậy, hành vi trái pháp luật là một yếu tố
cần thiết để làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng và nếu khơng
có hành vi trái pháp luật thì trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng không phát
sinh. Khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005, không nêu rõ yếu tố trái pháp luật
mà chỉ liệt kê một số hành vi như: “xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm
phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác”. Tuy nhiên
hành vi trái pháp luật như căn cứ để làm phát sinh trách nhiệm BTTH đã được
ghi nhận trong BLDS năm 2005 tại khoản 5 Điều 281 theo đó “nghĩa vụ dân
sự phát sinh từ các căn cứ sau đây: Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”,
căn cứ này được giữ nguyên lại tại khoản 5 Điều 275 BLDS năm 2015.
Với quy định trên, cho thấy khi “hành vi gây thiệt hại được xác định
là hành vi trái pháp luật thì người có hành vi đó phải bồi thường, nhưng
hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi khơng trái pháp luật thì người
có hành vi đó khơng phải bồi thường”25. Ở đây, “những hành vi nào mà
được cho phép làm thì là hành vi hợp pháp; hành vi hợp pháp dù có gây thiệt
hại cũng không dẫn đến trách nhiệm phải bồi thường”26, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác. Ví dụ, trưng mua tài sản, giải tỏa, thu hồi đất dựa trên
cơ sở luật định… vẫn phải bồi thường. Như vậy, hành vi trái pháp luật là
hành vi bị pháp luật cấm hay khơng cho phép thực hiện, do đó, tất cả các
hành vi mà chủ thể thực hiện không vượt ra ngoài phạm vi được pháp luật
24

Phạm Kim Anh (2008), Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 60.
25
Phùng Trung Tập, tlđd 15, tr. 57.
26
Trịnh Khánh Phong, tlđd 19, tr. 130.



19

giới hạn thì khơng bị coi là hành vi trái pháp luật ngay cả khi hành vi đó gây
thiệt hại cho người khác. Ví dụ, phịng vệ chính đáng là hợp pháp, nhưng
vượt q phịng vệ chính đáng thì trở thành trái pháp luật.
Về nội hàm của hành vi trái pháp luật, theo quan điểm của một số học
giả, “hành vi trái pháp luật trong bồi thường thiệt hại là hành vi vi phạm quy
định của pháp luật nói chung. Có thể là hành vi vi phạm luật hình sự, hành
chính, kinh tế, lao động, dân sự, thậm chí vi phạm quy tắc sinh hoạt cộng
đồng”27, có ý kiến cho rằng: “hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm chính
sách pháp luật của Nhà nước (…). Những việc làm khơng đúng chính sách
pháp luật quy định đều là những hành vi trái pháp luật”28. Thông tư 173UBTP của Tòa án nhân dân tối cao cũng hiểu khái niệm hành vi trái pháp
luật với nghĩa rộng (vượt ra khỏi trường hợp trái với quy định của pháp
luật). Cụ thể, theo Thơng tư 173-UBTP, “hành vi trái pháp luật có thể là một
việc phạm pháp về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoặc một vi phạm quy tắc sinh
hoạt xã hội”29.
Thuật ngữ “hành vi trái pháp luật” được sử dụng tại khoản 5 Điều 281
BLDS năm 2005, tại khoản 5 Điều 275 BLDS năm 2015, nhưng không cho
biết nội hàm của khái niệm này. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP theo
hướng “hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể
hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của
pháp luật”. Với quy định này, hành vi trái pháp luật gồm hai bộ phận cấu
thành. Thứ nhất, đó phải là “những xử sự cụ thể của con người”. Như vậy,
nếu khơng có xử sự cụ thể của con người trong việc làm phát sinh thiệt hại
thì khơng có hành vi trái pháp luật, xử sự của con người được thực hiện
thông qua “hành động hoặc không hành động”. Thứ hai, xử sự cụ thể của
con người nêu trên phải “trái với các quy định của pháp luật”. Với nội dung
này, bản thân những xử sự của con người không đủ để làm phát sinh trách

nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Xử sự của người gây thiệt hại có thể là hành
vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc
nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành vi đó. Ví dụ, nhân viên phịng
cháy có thể phá hủy nhà dễ cháy xung quanh đám cháy để không tiếp tục
cháy lang sang các nhà khác, bác sỹ cắt bỏ các bộ phận hoặc làm các phẫu
thuật khác. Chỉ khi nào một xử sự của con người được cho là trái pháp luật
27

Trần Thị Huệ, “Trách nhiệm dân sự và một số vấn đề xác định thiệt hại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
tr. 2.
28
Trịnh Khánh Phong, tlđd 19, tr. 130.
29
Ngô Quỳnh Hoa và Vũ Thị Hiền (2003), Hỏi đáp pháp luật về bồi thường thiệt hại, Nxb. Lao động-Xã hội,
tr. 11, “việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể
cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong
từng cộng đồng dân cư…”.


20

thì mới có thể làm phát sinh trách nhiệm BTTH. Theo một tác giả, “quy định
của pháp luật” phải tồn tại trước khi có xử sự của con người và chúng ta
phải xác định được quy định của pháp luật liên quan rồi sau đó đối chiếu với
xử sự của con người với quy định của pháp luật liên quan để xác định có hay
khơng có hành vi trái pháp luật. Với nội hàm trên, hành vi trái pháp luật là
một trạng thái khách quan, không phụ thuộc vào nhân thân của chủ thể liên
quan (chủ thể được coi là trực tiếp gây thiệt hại). Ở giai đoạn xác định có
hành vi trái pháp luật hay khơng, chúng ta đánh giá một cách khách quan
hoàn cảnh và chưa quan tâm tới ai chịu trách nhiệm BTTH (nếu có). Chỉ khi

nào các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH đã hội đủ, chúng ta mới tính
đến vấn đề ai chịu trách nhiệm BTTH (thông qua việc gắn, quy kết hành vi
trái pháp luật với một chủ thể nào đó)30.
Theo khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005, trách nhiệm BTTH phát
sinh khi có việc “xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự,
uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác”. Có ý kiến theo hướng yếu
tố xâm phạm lợi ích hợp pháp trên thuộc khái niệm của “hành vi trái pháp
luật”. Một số nhà bình luận cho rằng: “chỉ những quyền và lợi ích hợp pháp
được pháp luật bảo vệ thì các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích đó
mới là hành vi trái pháp luật”31 hay “chỉ các hành vi ảnh hưởng tới các lợi
ích vật chất, lợi ích tinh thần của chủ thể khác được pháp luật bảo vệ mới là
hành vi trái pháp luật”32.
Hành vi trái luật có thể được thực hiện dưới dạng hành động và không
hành động. Thực tiễn cho thấy hành vi trái pháp luật được thực hiện dưới
dạng hành động được xác định khơng mấy khó khăn, trong khi đó việc xác
định hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động gặp rất nhiều khó
khăn.
Khơng hành động được coi là hành vi trái pháp luật nếu chủ thể không
thực hiện một hành vi nào đó mà theo quy định của pháp luật chủ thể đó cần
phải và có thể thực hiện. “Cần phải” là một tiêu chí pháp lý đặt ra nghĩa vụ
pháp lý phải thực hiện một hành vi xác định nào đó, ví dụ, hành vi trái pháp
luật dưới dạng không hành động là việc người giám hộ đã không có sự quan
tâm chu đáo đến người được giám hộ để người được giám hộ có những hành
vi gây thiệt hại cho người khác. “Có thể” là khả năng thực tế thực hiện hành
vi. Pháp luật bắt buộc chủ thể phải thực hiện một hành vi nào đó nhưng chủ
thể khơng thực hiện - khơng hành động, thì việc khơng thực hiện này có
30

Đỗ Văn Đại , tlđd 11, tr. 59-60.

Hoàng Thế Liên (chủ biên), tlđd 10, tr. 712.
32
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, tlđd 13, tr. 472.
31


21

được coi là hành vi trái pháp luật hay không cịn phụ thuộc vào việc chủ thể
đó có thể hay khơng có thể. Nếu chủ thể có thể nhưng khơng thực hiện, rõ
ràng đó là hành vi trái pháp luật, cịn nếu khơng thực hiện vì khơng thể thì
khơng được coi là hành vi trái pháp luật.
Để phát sinh trách nhiệm bồi thường của người chưa thành niên dưới
mười lăm tuổi thì việc gây thiệt hại đó phải trái pháp luật. Nếu việc gây thiệt
hại đó khơng trái pháp luật thì khơng làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Khác với các trường hợp bồi thường khác, điều kiện “hành vi trái pháp luật”
trường hợp người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại có điểm
đặc thù hơn:
- Có hành động trái pháp luật của người chưa thành niên, ví dụ, một
em bé bắn ná vào con bị đang được cột dưới ruộng, bị giật mình chạy lên
đường gây tai nạn cho người khác đang điều khiển xe lưu thơng trên đường.
Hành động dùng ná bắn vào con bị của em bé gây thiệt hại cho người khác
là trái luật. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi không thuộc đối
tượng buộc phải hành động cụ thể gì, nên ít khi xảy ra việc người chưa thành
niên dưới mười lăm tuổi không hành động trái pháp luật. Người chưa thành
niên dưới mười lăm tuổi trong nhiều trường hợp hành động của họ khơng
được coi là hành vi. Ví dụ, trẻ em dưới năm tuổi xô bạn té gây thương tích,
thì việc đó khơng gọi là hành vi trái pháp luật mà là một hành động trái pháp
luật. (Theo Từ điển tiếng Việt, hành động là việc làm cụ thể của con người
nhằm một mục đích nhất định; hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư

xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể33). Nếu
hành động của trẻ là hợp pháp thì khơng phải bồi thường.
-Người đại diện (cha mẹ, người giám hộ), trường học, tổ chức khác
quản lý người dưới mười lăm tuổi thì có thể có hành vi dưới dạng khơng
hành động trái pháp luật. Ở đây khơng có hành vi dưới dạng hành động trái
pháp luật, trừ trường hợp ép buộc, dụ dỗ người chưa thành niên thực hiện
việc làm trái pháp luật, thì lúc đó sẽ phát sinh trách nhiệm của chính họ, chứ
khơng phải là trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên dưới mười lăm
tuổi gây ra. Trường hợp này coi như họ đã sử dụng người chưa thành niên
dưới mười lăm tuổi như là một “công cụ” phạm tội, hay “công cụ” để thực
hiện hành vi trái pháp luật của bản thân họ.
Tính chất pháp lý của hành vi không hành động trái pháp luật của cha
mẹ, người giám hộ, trường học, tổ chức khác quản lý là trái luật, pháp luật
quy định những chủ thể này có nghĩa vụ, trách nhiệm phải chăm sóc, quản lý
người dưới mười lăm tuổi sao cho những người này không gây thiệt hại cho
33

Trung tâm Từ điển học (2011), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 545-546.


22

người khác. Nhưng ở đây các chủ thể này đã không quản lý tốt, quan tâm
đúng mức để cho người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại.
Tính chất pháp lý của hành động trái pháp luật của người chưa thành
niên dưới mười lăm tuổi là trái luật, về nguyên tắc có thể có lỗi đạo đức.
Về các giai đoạn tuổi chịu trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm
hình sự. Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm
2009, quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc

biệt nghiêm trọng. Trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, tập quán…
ở nước ta, trải qua quá trình nghiên cứu tổng kết lý luận, thực tiễn các nhà
làm luật hình sự quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi
khi thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên,
khơng phải khi người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm bất
kỳ tội nào cũng phải chịu trách nhiệm hình sự, khi họ phạm tội ít nghiêm
trọng hoặc nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng do vơ ý thì khơng phải chịu
trách nhiệm hình sự, mà chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Luật hình sự quy định người nào phạm tội thì người đó phải chịu
trách nhiệm hình sự, cha mẹ hay người giám hộ khơng thể chịu tội thay. Vì
mục đích chính của Luật hình sự khi xử lý người chưa thành niên phạm tội
chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh
và trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, nếu để người khác như cha
mẹ, người giám hộ chịu hình phạt thay cho người dưới mười lăm tuổi thì
mục đích trên khơng đạt được.
Xuất phát từ điều kiện văn hóa, xã hội, tập quán… ở nước ta thì người
chưa thành niên dưới mười lăm tuổi chưa được coi là người trưởng thành, do
chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, do nhận thức còn hạn chế, còn
lệ thuộc và chịu sự quản lý của cha mẹ, người giám hộ, trường học… mặt
khác, phần lớn người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi thường khơng có
tài sản, vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc của BLDS là thiệt hại phải được bồi
thường toàn bộ và kịp thời, để đảm bảo điều kiện tốt nhất người bị thiệt hại
được bồi thường, khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 quy định, “Người chưa
thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì cha, mẹ phải
bồi thường tồn bộ thiệt hại;…”.
Như vậy, để phát sinh trách nhiệm BTTH thì việc gây thiệt hại của
người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi phải là trái pháp luật. Ngoài ra,
hành vi của cha mẹ, người giám hộ, trường học, tổ chức khác quản lý cũng
phải là hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động do các chủ thể này



×