Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

www.tinhgiac.com Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.87 KB, 5 trang )

MỤC LỤC:
Trang:
A. LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………2
B. NỘI DUNG……………………………………………………………2
I.
XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG…………………………………...2
II.
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG…………………………………3
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………4
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….5

A. LỜI MỞ ĐẦU:
1


Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bồi thường thiệt hại khi các
chủ thể bị thiệt hại về tài sản do người dùng chất kích thích gây ra, em đã
chọn đề bài số 4 làm đề tài nghiên cứu trong đợt làm bài tập cá nhân số 2.
Trong quá trình nghiên cứu và làm bài không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em hy vọng sẽ nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các thầy cô để bài
làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
B. NỘI DUNG:
I. TÌNH HUỐNG:
An và Khởi là bạn học cùng nhau. Vào tối 15 tháng 3 năm 2009 là
sinh nhật An, An đã mời Khởi cùng một số người bạn nữa đến nhà trọ của
mình để dự tiệc sinh nhật. Do nhà Khởi cách nhà An khá xa (5km) nên Khởi
đã mượn xe đạp của Thịnh (bạn Khởi) để đi dự sinh nhật An. Tối hôm đó, sau
khi liên hoan xong, mọi người ra về lúc 22 giờ đêm. Thấy Khởi đã say do
dùng khá nhiều rượu, và lo lắng cho bạn nên An mời Khởi ngủ lại nhà mình.
Tuy nhiên, Khởi đã từ chối và dắt xe ra về. Đi được một quãng đường, do quá


mệt vì say rượu, Khởi dựng xe bên vệ đường và định ngồi một lát cho đỡ mệt
rồi đi tiếp. Nhưng Khởi đã ngủ thiếp đi, đến 23 giờ 40 thì Khởi tỉnh dậy và
thấy xe đã bị lấy cắp. Khởi về nhà trọ, kể hết mọi việc cho Thịnh nghe và hứa
trong vòng một tháng nữa sẽ mua xe trả Thịnh. An biết chuyện nên đã thuyết
phục Khởi cho phép An cùng chịu một phần chi phí mua xe trả Thịnh, vì An
cho rằng, nếu không có bữa tiệc sinh nhật hôm đó thì Khởi sẽ không làm mất
xe của Thịnh.
II.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Xét tình huống trên, ta thấy, không có tranh chấp về vấn đề bồi thường

thiệt hại giữa các chủ thể. Và cách ứng xử của An là rất giống với nét đẹp văn
hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, theo em nếu xét về mặt pháp lí, thì hành động
của An là tự gây thiệt hại cho chính mình. Bởi vì, trong trường hợp này,

2


Khởi là người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
Thịnh khi làm mất chiếc xe đạp của Thịnh. Lí do như sau:
Tại Điều 615 BLDS 2005 đã quy định về bồi thường thiệt hại do
người dùng chất kích thích gây ra như sau:
“1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào
tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây
thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho
người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành
vi của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”.
Như vậy, tại khoản 1 Điều 615 BLDS Việt Nam đã khẳng định nếu

một người dùng chất kích thích (rượu, bia…), có nghĩa là đã tự đặt mình
vào tình trạng không nhận thức, làm chủ hành vi c ủa mình và gây thi ệt
hại cho người khác thì họ phải chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi
đó, do vậy, họ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Và
căn cứ vào khoản 2 Điều 615 BLDS thì ta th ấy, khi bản thân ng ười gây
thiệt hại không tự kiểm soát được việc dùng ch ất kích thích (t ức là có
một người thứ ba cố ý dùng chất kích thích để người này gây thiệt hại)
thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Theo đó, người cố ý dùng
chất kích thích (ví dụ: đổ rượu, bia vào miệng; cưỡng bức đ ể tiêm ch ất
kích thích vào người khác) làm cho người đó không th ể nhận th ức đ ược
hành vi của mình nên đã gây thiệt hại cho người khác. Thì ng ười cố ý
dùng chất kích thích đó sẽ phải bồi thường thiệt h ại x ảy ra, không c ần
xét đến mục đích của việc cố ý dùng rượu hoặc ch ất kích thích khác là
để người kia gây thiệt hại.
Xét tình huống trên, ta thấy rằng:
Trước hết, về thiệt hại: đã có thiệt hại xảy ra (xe của Thịnh đã bị mất
cắp).
3


Thứ hai, xét về hành vi: Khởi đã có hành vi để xe ven đường và ngủ
quên mất.
Thứ ba, về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: ta thấy, chính
hành vi để xe ở vệ đường và ngủ quên đã dẫn đến việc làm mất chiếc xe.
Thứ tư, về yếu tố lỗi: tình huống đã nêu không đề cập đến vấn đề Khởi
uống rượu là do bị ép buộc. Tuy nhiên, trong những “cuộc vui” như vậy, hầu
như mọi người đều uống rượu bia một cách “tự nguyên và vui vẻ”. Do đó,
theo em, Khởi uống rượu là hoàn toàn tự nguyện nên Khởi hoàn toàn có lỗi
đối với trạng thái say của mình.
Ngoài ra, có thể thấy An - với vai trò là chủ nhân của bữa tiệc, thì tất

nhiên sẽ phải dành thời gian cho những người bạn khác nữa nên sẽ không có
thời gian “chuốc rượu” cho Khởi khiến Khởi bị say. Hơn nữa, An cũng đã mời
Khởi ngủ lại nhà mình khi thấy Khởi đã say.
Do đó, em cho rằng, An không phải là người “cố ý dùng rượu hoặc
chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả
năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ” nên An không có lỗi
trong việc Khởi làm mất xe do say rượu. Và Khởi trước đó vẫn nhận thức
được nếu mượn xe thì phải giữ gìn hộ bạn. Tuy nhiên, trong bữa tiệc hôm đó
chính Khởi đã tự đặt mình vào tình trạng say nên để mất xe. Chính Khởi
đã tự tước bỏ năng lực hành vi dân sự của mình. Bởi vậy Khởi phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hợp lí theo như quy định của
pháp luật.
C.

KẾT LUẬN:

Qua những phân tích như trên, một lần nữa, ta khẳng định, Khởi hoàn toàn
có lỗi trong việc làm mất xe của Thịnh và việc An cùng chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho Thịnh là có phần thiệt thòi cho An.
Trên đây là bài làm cá nhân số 2 của em. Mặc dù đã rất cố gắng trong việc
nghiên cứu tài liệu và xây dựng, phân tích tình huống. Tuy nhiên, do vốn kiến

4


thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên bài làm còn nhiều thiếu xót. Kính
mong các thầy cô giáo xem xét, góp ý để bài làm của em hoàn thiện hơn.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2009;

2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2009 ;
3. Bộ luật dân sự năm 2005.

5



×