Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Pháp luật chống hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

-----

NGUYỄN LÊ DUNG

PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNH VI QUẢNG CÁO
NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
-----

KHÓA LUẬT TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNH VI QUẢNG CÁO
NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN LÊ DUNG
Khóa: 36
MSSV: 1155010052
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: Th.S TỪ THANH THẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Th.S Từ Thanh Thảo, đảm bảo tính
trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi
xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2015
Tác giả khóa luận

Nguyễn Lê Dung


MỤC LỤC
Lời nói đầu .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO NHẰM
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1.1. Khái quát chung về quảng cáo ............................................................................. 4
1.1.1. Nguồn gốc của hoạt động quảng cáo ................................................................ 4
1.1.2. Khái niệm và phân loại quảng cáo .................................................................... 5
1.1.3. Vai trò của hoạt động quảng cáo ....................................................................... 9
1.2. Khái quát chung về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh................... 13
1.2.1. Khái niệm cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh ................................... 13
1.2.2. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ............................................... 15
1.3. Sự cần thiết phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh ........................................................................... 17
1.3.1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp ............................... 18
1.3.2. Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ................................................................... 19
1.3.3. Xây dựng và bảo vệ môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh .................................. 20
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 21
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI

QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHỐNG
HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh .......................................................................................................................... 22
2.1.1. Các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ............................ 22
2.1.2. Chế tài đối với các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh .... 37
2.1.3. Thẩm quyền quản lý nhà nƣớc đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh ....................................................................................................... 41
2.1.4. Vụ việc thực tiễn về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh . 43
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chống hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh ..................................................................................... 44
2.2.1. Làm rõ một số thuật ngữ trong Luật Cạnh tranh năm 2004 liên quan đến hành
vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ...................................................... 45


2.2.2. Về quy định pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh .................................................................................................................. 46
2.2.3. Về quản lý nhà nƣớc đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh. ......................................................................................................................... 50
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 51
Kết luận ..................................................................................................................... 52


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trƣớc Đại hội VI của Đảng cộng sản năm 1986, cụm từ “kinh tế thị trƣờng”
còn khá xa lạ ở Việt Nam nhƣng chỉ gần 30 năm sau, nền kinh tế nƣớc ta khơng chỉ
khởi sắc mà cịn có những bƣớc nhảy vọt. Theo đó, cuộc chiến giữa các doanh
nghiệp để giành giật thị phần, tìm chỗ đứng trên thƣơng trƣờng diễn ra gay gắt;

cạnh tranh ngày càng quyết liệt khiến cho các hoạt động xúc tiến thƣơng mại đã trở
nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, quảng cáo đang từng bƣớc khẳng định
đƣợc vai trị của mình, khơng chỉ có chức năng truyền tải thơng tin mà cịn là
phƣơng tiện kích thích việc tiêu dùng, góp phần phát triển nền kinh tế.
Quảng cáo với hình thức đa dạng và phong phú nhƣ: quảng cáo trên báo in,
bằng công nghệ truyền thanh, truyền hình và hiện nay đang nở rộ hình thức quảng
cáo trực tuyến đã thực sự khiến hoạt động quảng cáo bùng nổ trên khắp thế giới.
Quảng cáo đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu, một thứ vũ khí sắc bén trong
cuộc chiến giành giật thị phần của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nói vậy khơng có nghĩa nó khơng kéo theo những hệ lụy tiêu cực.
Trong cuộc chiến trên thƣơng trƣờng, sẽ có những doanh nghiệp có hành vi thiếu
chuẩn mực, điều này tùy thuộc phần nhiều vào đạo đức kinh doanh. Trong lĩnh vực
quảng cáo cũng vậy, chính vì nó là cơng cụ lợi hại nên sẽ có khơng ít ngƣời lợi
dụng để có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Từ một sản phẩm tiến bộ, hiện đại
của nền kinh tế thị trƣờng, quảng cáo đã bị biến thành công cụ phục vụ cho những
mục đích “lệch chuẩn”. Nguy hiểm hơn, các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
khơng lành mạnh ngày càng có những biểu hiện tinh vi, phức tạp. Chính vì vậy, cần
phải có sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo và đặc biệt phải có
quy định rõ ràng, chặt chẽ về vấn đề chống hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh để bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, quyền và lợi ích hợp pháp
của các doanh nghiệp, bảo vệ sự phát triển của nền kinh tế nhƣng đồng thời không
xâm phạm quyền tự do thực hiện hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.
Pháp luật hiện hành đã có nhiều văn bản điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh khơng lành mạnh, có thể kể đến: Luật Cạnh tranh 2004, Luật Thƣơng
mại 2005, Luật Quảng cáo 2012...và các văn bản hƣớng dẫn thi hành các luật trên.
Tuy nhiên, các quy định pháp luật vẫn còn chứa đựng nhiều điểm bất cập, hạn chế,
chƣa cụ thể, đầy đủ và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Bằng chứng là tuy đã có
các văn bản điều chỉnh nhƣng trên thực tế vẫn còn tồn tại phổ biến hành vi quảng
cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra trƣớc hết
1



là phải hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hành vi này, do đó việc nghiên cứu một
cách chuyên sâu các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh là yêu cầu khách quan, đúng đắn, cần đƣợc quan tâm đúng
mực.
Xuất phát từ nhu cầu chính đáng này, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật chống
hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh” để làm khóa luận tốt
nghiệp cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh là một đề tài cấp thiết và cần
đƣợc đi sâu nghiên cứu. Hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này,
có thể kể đến một vài cơng trình tiêu biểu nhƣ: Phan Huy Hồng (2007), “Quảng cáo
so sánh trong pháp luật cạnh tranh - một nghiên cứu so sánh luật”, Tạp chí Nhà
nƣớc và pháp luật số 01/2007; Lê Thị Thùy Trang (2007), “Luận văn thạc sĩ luật
học: Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo”, Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh; Đặng Quốc Chƣơng (2011), “Luận văn thạc sĩ luật
học: Hồn thiện pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực quảng
cáo thương mại”, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Các cơng trình nghiên cứu
trên đã có đóng góp nhất định trong việc hồn thiện pháp luật chống hành vi quảng
cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh là một lĩnh vực rất rộng, xâm hại đến lợi ích của nhiều chủ thể
trong xã hội và ngày càng khó nhận biết. Chính vì vậy, khơng một cơng trình nào có
thể bao qt hết đƣợc mọi khía cạnh của vấn đề này, do đó, tác giả khi thực hiện đề
tài này tiếp tục nghiên cứu về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh
ở khía cạnh pháp luật điều chỉnh.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trong khn khổ một khóa luận tốt nghiệp, tác giả nghiên cứu đề tài này với
mục đích:
 Giải quyết những vấn đề về lý luận có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu

nhƣ nguồn gốc hình thành, khái niệm, phân loại, vai trò của quảng cáo; khái quát
chung về quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh từ đó thấy đƣợc sự cần thiết
phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi này;
 Phân tích những quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh;

2


 Đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật chống hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu: là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh. Cụ thể là đi sâu nghiên cứu hoạt động quảng cáo thƣơng mại. Bởi mục đích
cạnh tranh không lành mạnh là đặc điểm tiêu cực của hoạt động quảng cáo thƣơng
mại. Hoạt động quảng cáo phi thƣơng mại cũng đƣợc pháp luật thừa nhận là một bộ
phận của quảng cáo nói chung nhƣng tác giả sẽ khơng tiến hành nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp khơng thể giải
quyết một cách tồn diện và thấu đáo tất cả các vấn đề xung quanh hành vi quảng
cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Do đó tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các
quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành
mạnh. Trong đó, tác giả chú trọng các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh đƣợc quy định trong pháp luật Việt Nam mà trọng tâm là trong Luật
cạnh tranh năm 2004. Phần thực tiễn chỉ đóng vai trị là dẫn chứng để tăng tính
thuyết phục cho phần lý luận.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Theo đó, kết hợp
chặt chẽ phƣơng pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp,
thống kê,… Đặc biệt, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích là chủ đạo để làm rõ
vấn đề pháp luật chống hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

6. Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi mục lục, phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai
chƣơng:
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận chung về quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh.
Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
chống hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

3


CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO NHẰM
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1.1. Khái quát chung về quảng cáo
1.1.1. Nguồn gốc của hoạt động quảng cáo
Quảng cáo không chỉ là sản phẩm của nền kinh tế thị trƣờng mà còn tƣợng
trƣng cho “hơi thở” của nền kinh tế thị trƣờng, có thể nói ở đâu có hoạt động quảng
cáo diễn ra sơi nổi thì ở đó kinh tế phát triển mạnh mẽ. Quảng cáo đã trở thành hiện
tƣợng hết sức phổ biến, tuy nhiên rất khó để xác định một cách chính xác thời điểm
ra đời của hoạt động quảng cáo.
Theo những di tích khai quật đƣợc thì những bảng bằng đất sét của ngƣời
Babylon chứa đựng những câu chào mời của ngƣời buôn thuốc mỡ, ngƣời đóng
giày có niên đại khoảng 3000 năm trƣớc Cơng ngun là những bằng chứng đầu
tiên của hoạt động quảng cáo. Tƣơng tự, trong tác phẩm “Công nghệ quảng cáo”,
Otto Kleppenr, Thomas Russel và Gleann Virril cho rằng quảng cáo xuất hiện cùng
thời với nền văn minh thƣơng mại, tức cách đây khoảng năm ngàn năm.
Càng về sau, khi nhu cầu của những ngƣời tham gia hoạt động quảng cáo
không chỉ dừng lại ở mục đích cung cấp thơng tin, đồng thời với sự phát triển của
công nghiệp in ấn, hoạt động quảng cáo cũng có những bƣớc phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVII mới đánh dấu sự “chuyển mình” của hoạt động
quảng cáo. Lúc này, cùng với sự ra đời và xuất hiện các thành thị phƣơng Tây,
quảng cáo đã trở nên phổ biến. Ngƣời có đóng góp to lớn đối với việc phát triển
ngành quảng cáo là nhà văn Pháp Michel de Montaige (1533-1593). Ông đƣợc coi
là cha đẻ của ngành quảng cáo bởi chính ông đã cố vấn cho Quốc hội vùng
Bordeaux thành lập một cơ chế truyền tải thơng tin có chức năng bao phủ, liên kết
thông tin từ tầng lớp giàu nhất đến tầng lớp nghèo nhất. Đồng thời, ông cũng đã đề
nghị nhà vua Pháp thành lập một bộ máy quảng cáo để mọi ngƣời trong xã hội biết
nhiều hơn về các sản phẩm đang đƣợc mua bán trên thị trƣờng1. Từ những nền tảng
trên, đến năm 1630, nhà báo Théophraste Renaudot thành lập một văn phịng tập
trung những thơng tin về khả năng cung cấp của ngƣời này và nhu cầu của ngƣời
khác trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại. Sau đó, vào năm 1760 tờ
Gazette đăng quảng cáo về một quyển sách sắp xuất bản đánh dấu lần đầu tiên
quảng cáo đƣợc đăng lên báo. Từ đó đến đầu thế kỷ XIX, chất lƣợng quảng cáo
đƣợc cải tiến khơng ngừng, thể hiện chủ yếu dƣới hình thức các ấn phẩm đƣợc in ấn
1

Lê Thị Thùy Trang (2007), Chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo,Luận văn Thạc
sĩ Luật học, trƣờngĐại học Luật thành phố Hồ Chí Minh,tr.7.

4


(báo, tạp chí, thơng báo,…). Cơng nghệ truyền thơng phát triển cùng với sự ra đời
của phát thanh, truyền hình đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động quảng
cáo. Khơng chỉ xuất hiện trên tạp chí, áp phích, quảng cáo đã có “sân chơi” cho
riêng mình qua các kênh truyền hình chuyên biệt nhƣ Home Shopping, SCJ TV
Shopping,…. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện tại, mạng internet đã trở nên thiết yếu
và phủ sóng tồn cầu, hoạt động quảng cáo đã thực sự bùng nổ trên toàn thế giới.
Ở nƣớc ta, quảng cáo tuy không phát triển sớm nhƣng đã có những mầm mống

từ giai đoạn hình thành các đô thị cuối thế kỷ XIX. Giai đoạn từ sau khi thống nhất
đất nƣớc đến trƣớc năm 1986 - thời kỳ nền kinh tế phát triển theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung - hoạt động quảng cáo trì trệ, gần nhƣ khơng phát triển. Bởi trong thời
kỳ này, Nhà nƣớc đóng vai trị điều tiết, điều chỉnh mọi quan hệ xã hội thông qua
các chỉ tiêu kế hoạch nên ở nƣớc ta không xuất hiện nhu cầu xúc tiến thƣơng mại
cũng nhƣ khơng có sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh. Do đó, thời kỳ này
hầu nhƣ không cần đến quảng cáo. Chỉ trong những năm gần đây, khi nền kinh tế
nƣớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, có sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh
doanh trong việc tìm kiếm nguyên liệu và thị trƣờng tiêu thụ. Chính vì vậy, quảng
cáo dần khẳng định đƣợc vai trị của mình trong nền kinh tế.
Nhìn chung, dù hoạt động quảng cáo ra đời vào thời điểm nào thì cũng khơng
thể phủ nhận vai trị của nó từ lúc hình thành cho đến tận bây giờ đối với nền kinh
tế. Trong giai đoạn hiện nay, quảng cáo đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở
thành vấn đề rất đáng đƣợc quan tâm.
1.1.2. Khái niệm và phân loại quảng cáo
1.1.2.1. Khái niệm quảng cáo
Nguồn gốc của khái niệm quảng cáo xuất phát từ “Adverture” trong tiếng La
tinh có nghĩa là sự thu hút lịng ngƣời, là gây chú ý và gợi dẫn. Đến những năm
1300-1475, thuật ngữ trên đƣợc dịch sang tiếng Anh là “Advertise” là “gây sự chú ý
cho ngƣời khác, thông báo cho ngƣời khác một sự kiện gì đó”2.
Dƣới góc độ ngơn ngữ học, quảng cáo theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngơn
ngữ học, nhà xuất bản Đà Nẵng là “trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều ngƣời
biết nhằm tranh thủ đƣợc nhiều khách hàng”. Ở góc độ pháp lý, Từ điển luật học
Black’s Law cho rằng quảng cáo là “hoạt động thu hút sự chú ý của công chúng đến
một thứ nào đó để thúc đẩy việc mua bán nó”3. Theo định nghĩa của Hiệp hội Tiêu

2

Nguyễn Thị Xuân Hƣơng (2001), Xúc tiến bán hàng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam - những vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Thống kê, tr.20.

3
Bryan A.Garner, Editer in Chief (2004), Black’s Law Dictionary-Eighth Edition, Thomson West, page 59.

5


thụ Quốc doanh Mỹ, quảng cáo là “một hành vi truyền đạt thơng tin đại chúng và
tiêu tiền; mục đích của nó là truyền đạt thơng tin, thu hút sức chú ý của ngƣời tiêu
dùng, qua đối tác ngƣời làm quảng cáo”4.
Pháp luật của các nƣớc thông qua việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo đã đƣa
ra các định nghĩa về quảng cáo. Theo pháp luật của Liên minh Châu Âu tại Điều 2
Chƣơng 1 Nghị quyết của Hội đồng liên minh Châu Âu số 84/450 định nghĩa về
quảng cáo nhƣ sau: quảng cáo “là bất kỳ sự giới thiệu nào trong quá trình thực hiện
các hoạt động kinh tế, thu lợi nhuận nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch
vụ”.
Cũng trên tinh thần đó, Bộ luật Thƣơng mại của Cộng hòa Pháp tại Điều 2
Pháp lệnh số 82-280 ngày 23/7/1992 áp dụng cho Khoản 1 Điều 27 của Luật ngày
30/9/1986 về tự do thông tin và quy định những nguyên tắc chung về chế độ áp
dụng cho quảng cáo và tài trợ cũng quy định cụ thể: “Mọi loại thơng tin truyền hình
phát có thu tiền hoặc đổi bù nhằm quảng bá cho việc cung cấp sản phẩm hay dịch
vụ, kể cả thông tin đƣợc giới thiệu dƣới dạng tên gọi chung, trong khuôn khổ một
hoạt động thƣơng mại, công nghiệp, thủ công hay nghề nghiệp tự do, hay nhằm đảm
bảo quảng bá thƣơng mại cho một Doanh nghiệp Nhà nƣớc hoặc tƣ nhân đều đƣợc
coi là quảng cáo”5.
Tuy định nghĩa về quảng cáo ở pháp luật các quốc gia khơng hồn tồn giống
nhau nhƣng điểm chung giữa các quy định này là thừa nhận quảng cáo là một hoạt
động cần đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật, nó không chỉ là hoạt động truyền đạt
thông tin đơn thuần mà là một hoạt động mang tính thƣơng mại.
Pháp luật Việt Nam cũng đƣa ra định nghĩa về quảng cáo để nhằm điều chỉnh
có hiệu quả hoạt động này. Theo Luật Quảng cáo năm 2012 tại Khoản 1 Điều 2 thì

“Quảng cáo là việc sử dụng các phƣơng tiện nhằm giới thiệu đến cơng chúng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khơng
có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
đƣợc giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thơng tin cá nhân”. Nhƣ vậy, kế
thừa quy định tại Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, Luật Quảng cáo năm 2012 vẫn
thừa nhận hai loại hình quảng cáo: quảng cáo thƣơng mại và quảng cáo phi thƣơng
mại. Cách hiểu nhƣ vậy là chƣa hợp lý và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế và gây
ra những tranh luận. Cụ thể nhƣ sau:

4
5

Nguyễn Khắc Khối (1997), Xí nghiệp vừa và nhỏ làm quảng cáo như thế nào?,Nhà xuất bản Trẻ, tr.15.
Nguyễn Thị Dung (2005), “Khái niệm “quảng cáo” trong pháp luật Việt Nam và ảnh hƣởng của nó đến việc
hồn thiện pháp luật quảng cáo”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2005, tr. 33-34.

6


Quảng cáo thƣơng mại đƣợc định nghĩa theo Điều 102 Luật thƣơng mại năm
2005 là “hoạt động xúc tiến thƣơng mại của thƣơng nhân để giới thiệu với khách
hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”. Qua đó có thể thấy
đƣợc quảng cáo thƣơng mại với tƣ cách là một hoạt động xúc tiến thƣơng mại mang
những đặc điểm pháp lý đặc thù: (i) Chủ thể thực hiện quảng cáo thƣơng mại là
thƣơng nhân; (ii) Nội dung thông tin quảng cáo thƣơng mại là những thông tin về
hàng hóa, dịch vụ thƣơng mại và về hoạt động kinh doanh của thƣơng nhân; (iii)
Mục đích trực tiếp của quảng cáo thƣơng mại là giới thiệu rộng rãi về hàng hóa,
dịch vụ để xúc tiến thƣơng mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận
của thƣơng nhân.
Quảng cáo phi thƣơng mại tuy không đƣợc định nghĩa cụ thể trong các văn

bản pháp luật nhƣng đƣợc hiểu là những quảng cáo khơng vì mục đích lợi nhuận,
bao gồm: tuyên truyền về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách kinh tế của Đảng và
Nhà nƣớc, tuyên truyền về các hoạt động từ thiện, hoạt động văn hóa, xã hội,… Chủ
thể thực hiện hoạt động quảng cáo phi thƣơng mại khơng phải với tƣ cách thƣơng
nhân mà có thể là tổ chức, cá nhân hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội.
Nhƣ đã trình bày ở trên, việc thừa nhận hình thức quảng cáo phi thƣơng mại
và cho rằng quảng cáo thƣơng mại chỉ là một bộ phận trong tổng thể hoạt động
quảng cáo là không phù hợp với quan điểm tiến bộ trên thế giới. Bởi lẽ hiện nay,
quảng cáo thƣơng mại chiếm số lƣợng tuyệt đại đa số trong hoạt động quảng cáo.
Nguồn gốc xa xƣa của quảng cáo cũng khẳng định hoạt động quảng cáo mang bản
chất thƣơng mại, chỉ có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng, phục vụ hoạt động
thƣơng mại và lớn mạnh cùng với tiến trình phát triển của hoạt động thƣơng mại.
Mặt khác, trong suy nghĩ của phần lớn ngƣời dân hiện nay, “quảng cáo” và “quảng
cáo thƣơng mại” gần nhƣ đồng nhất, khơng có sự phân biệt. Hơn nữa, Việt Nam là
một trong số ít những nƣớc thừa nhận quảng cáo phi thƣơng mại, đi ngƣợc lại với
quan điểm của hầu hết các quốc gia cịn lại. Vì vậy, tác giả theo quan điểm nên
đồng nhất hai khái niệm “quảng cáo” và “quảng cáo thƣơng mại”.
1.1.2.2. Phân loại quảng cáo

 Căn cứ vào mục đích của hoạt động quảng cáo thì quảng cáo đƣợc phân
thành hai loại:
+ Quảng cáo thương mại: là hình thức quảng cáo nhằm giới thiệu với khách
hàng về hàng hóa, dịch vụ của ngƣời quảng cáo để xúc tiến việc bán hàng, cung ứng
dịch vụ để thu lợi nhuận.

7


+ Quảng cáo phi thương mại: là quảng cáo của của cơ quan, tổ chức chính trị,
xã hội hoặc cá nhân nhằm mục đích tuyên truyền đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc,

thực hiện các chính sách xã hội, tuyên truyền về các hoạt động văn hóa,… Loại
hình quảng cáo này cũng có thể do cá nhân thực hiện nhằm thơng báo, rao vặt nhƣ:
tìm ngƣời nhà, tìm việc làm,…mà khơng nhằm mục đích sinh lời.

 Căn cứ vào phạm vi tác động của hoạt động quảng cáo thì quảng cáo đƣợc
phân thành hai loại:
+ Quảng cáo quốc gia: là hoạt động quảng cáo có phạm vi tồn quốc, tác động
đến mọi đối tƣợng trong xã hội. Loại hình quảng cáo này hƣớng vào mục tiêu lâu
dài.
+ Quảng cáo bán lẻ: là hoạt động quảng cáo đƣợc giới hạn trong một vùng
lãnh thổ hẹp hơn quảng cáo quốc gia. Loại hình này thƣờng do các nhà bán lẻ thực
hiện ở các quầy hàng bán lẻ và thực hiện trong khoảng thời gian tƣơng đối ngắn.

 Căn cứ vào phƣơng tiện quảng cáo thì quảng cáo đƣợc chia thành năm loại:
+ Quảng cáo in ấn: là các quảng cáo trên báo giấy, tạp chí. Hiện nay, báo chí
ln có những trang dành riêng cho quảng cáo. Ngồi tạp chí của các tờ nhật báo,
hầu nhƣ mối lĩnh vực đều có tạp chí riêng cho mình. Ngồi ra, cịn có tạp chí của
các cơ quan và trong đó quảng cáo chiếm một diện tích nhất định.
+ Quảng cáo phát sóng: đó là các quảng cáo xuất hiện trên các phƣơng tiện
phát thanh, truyền hình. Trong đó, quảng cáo trên truyền hình đƣợc xem là kênh
quảng cáo hiệu quả nhất. Bởi nó đăng phát thƣờng xuyên trên các kênh, các giờ
phát sóng, thƣờng xen kẽ giữa các chƣơng trình giải trí nhƣ: phim truyện,
gameshow, ca nhạc,… Tƣơng tự, quảng cáo trên đài phát thanh cũng là hình thức
phổ biến nhƣng khơng đƣợc trình bày dƣới dạng hình ảnh nên khó thu hút đƣợc
khách hàng.
+ Quảng cáo ngồi trời: là hình thức quảng cáo dƣới dạng pano, áp phích,
biển quảng cáo,… Hình thức quảng cáo này xuất hiện phổ biến dọc các tuyến
đƣờng, cửa hiệu, trên các phƣơng tiện giao thông nhƣ xe buýt, xe điện,…
+ Quảng cáo trực tuyến: là hình thức quảng cáo thông qua mạng internet,
đƣợc đăng tải ở các trang web trực tuyến, trò chơi trực tuyến. Cùng với sự bùng nổ

của internet, hình thức quảng cáo này đang hứa hẹn ngày càng phát triển rực rỡ.
+ Quảng cáo trực tiếp: Khác với các loại quảng cáo khác, quảng cáo trực tiếp
cho phép chủ thể thực hiện quảng cáo chủ động trong việc xác định đối tƣợng tiếp

8


nhận thơng tin quảng cáo, bao gồm các hình thức: quảng cáo qua điện thoại, qua tin
nhắn di động, qua thƣ điện tử, fax,..

 Căn cứ vào mục tiêu mà nhà quảng cáo muốn đạt đƣợc thì quảng cáo đƣợc
chia làm ba loại6:
+ Quảng cáo thơng báo: là hình thức đƣợc sử dụng chủ yếu khi giới thiệu một
sản phẩm mới, thông tin với mọi ngƣời về sản phẩm, các đặc điểm và lợi ích của
sản phẩm để họ quan tâm tới việc mua sản phẩm đó.
+ Quảng cáo thuyết phục: là quảng cáo nhằm thay đổi cảm nhận của khách
hàng về sản phẩm và thuộc tính của sản phẩm để thuyết phục mọi ngƣời mua sản
phẩm của họ thay vì mua sản phẩm cạnh tranh khác.
+ Quảng cáo nhắc nhở: là hình thức sử dụng cho các sản phẩm bão hòa, trong
trƣờng hợp khách hàng đã biết đến sản phẩm và cơng dụng của nó, làm cho ngƣời
tiêu dùng thƣờng xuyên nghĩ đến sản phẩm.
1.1.3. Vai trò của hoạt động quảng cáo
Nhƣ đã trình bày ở mục 1.1.2.1 pháp luật Việt Nam vẫn thừa nhận hình thức
quảng cáo phi thƣơng mại và cho rằng quảng cáo thƣơng mại là một phần của hoạt
động quảng cáo. Ta không thể phủ nhận vai trị của hình thức quảng cáo phi thƣơng
mại bởi nó thực hiện chức năng tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và nhà
nƣớc, truyền tải thơng tin về văn hóa, xã hội, góp phần đƣa những thơng tin đó đến
gần hơn với ngƣời dân. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của đề tài là pháp luật
chống hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, do đó đối tƣợng cần
hƣớng tới là hoạt động quảng cáo thƣơng mại. Để phục vụ tốt hơn cho việc tìm hiểu

đề tài, tác giả chỉ phân tích các vai trò của hoạt động quảng cáo thƣơng mại.
Cuộc chiến trên thƣơng trƣờng là cuộc chiến thầm lặng. Nói vậy khơng có
nghĩa nó khơng gay gắt, quyết liệt. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh
nghiệp muốn tìm đƣợc chỗ đứng cho mình thì phải bƣớc vào cuộc chiến cạnh tranh
nhằm giành giật thị phần. Vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp là làm sao để lôi
kéo ngƣời tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình. Việc áp dụng tiến bộ kỹ
thuật, đổi mới công nghệ, cách thức quản lý là cần thiết để nâng cao chất lƣợng, hạ
giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ nhƣ vậy thơi thì chƣa đủ, các doanh nghiệp cịn
phải coi trọng chiến lƣợc quảng cáo. Nhà quảng cáo Pháp Robert Grin thậm
xƣng: "Khí trời gồm có dƣỡng khí, khí ni-tơ và...quảng cáo"7. Qua đó cũng nói lên
6
7

Nguyễn Đình Chi (chủ biên) (2001), Khuếch trương sản phẩm và Quảng cáo, Nhà xuất bản Trẻ, tr.21-22.
Đào Hữu Dũng (2003),Quảng cáo truyền hình trong nền kinh tế thị trường – Phân tích và đánh giá, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.10.

9


đƣợc phần nào vai trò quan trọng của quảng cáo thƣơng mại. Vai trị đó đƣợc thể
hiện cụ thể qua các khía cạnh sau:
1.1.3.1. Đối với người tiêu dùng
Mục đích của quảng cáo là để giới thiệu, giúp ngƣời tiêu dùng nắm đƣợc các
thơng tin của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ đó lơi kéo, thu hút sự chú ý của khách
hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng của ngƣời tiêu dùng nhằm thu đƣợc lợi nhuận.
Suy cho cùng, hoạt động quảng cáo là hƣớng tới ngƣời tiêu dùng.
Trước hết, quảng cáo giúp ngƣời tiêu dùng dễ dàng lựa chọn đƣợc sản phẩm
ƣng ý. Nhờ quảng cáo ngƣời tiêu dùng biết đƣợc những ƣu việt của sản phẩm đó
cũng nhƣ biết về tính năng của sản phẩm đó có phù hợp với nhu cầu của mình

khơng – đây là biểu hiện của chức năng thông tin của hoạt động quảng cáo. Chính
quảng cáo đã làm bật lên đƣợc những ƣu điểm của sản phẩm, làm cho sản phẩm trở
nên cá biệt, khác hẳn với những sản phẩm cùng loại khác trên thị trƣờng, giúp
ngƣời tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm ƣng ý.
Thứ hai, quảng cáo có vai trò định hƣớng tiêu dùng. Nền kinh tế thị trƣờng đã
thừa nhận việc thành phần kinh tế đã dạng cũng nhƣ quyền tự do kinh doanh của
các chủ thể. Việc này dẫn tới sản xuất đƣợc mở rộng, hàng hóa tràn ngập thị trƣờng
trong khi sức mua thì có hạn. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần tìm kiếm cho mình
những cách thức để đƣa hàng hóa đến với ngƣời tiêu dùng. Biện pháp hiệu quả nhất
là quảng cáo, thông qua nó, doanh nghiệp sẽ đạt đƣợc mục đích là gây ra “tâm lý
sùng bái nhãn hiệu” cho ngƣời tiêu dùng.
Thứ ba, nhu cầu tiềm năng của ngƣời tiêu dùng cũng sẽ đƣợc đáp ứng8. Trong
cuộc chiến để tìm chỗ đứng trên thƣơng trƣờng, điểm mấu chốt để doanh nghiệp tồn
tại không phải là năng lực sản xuất của doanh nghiệp tới đâu mà là doanh nghiệp có
khả năng đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng hay không. Biết đƣợc yếu điểm đó,
các doanh nghiệp hiện nay thƣờng chú trọng nghiên cứu, xác định nhu cầu hiện tại
của ngƣời tiêu dùng, giúp ngƣời tiêu dùng nhận ra những nhu cầu tiềm năng. Bằng
chính việc nghiên cứu nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, nhà sản xuất đã tạo ra những
sản phẩm khiến ngƣời tiêu dùng cảm thấy thích và muốn sở hữu nó. Chất xúc tác để
giúp ngƣời tiêu dùng biết đƣợc sự tồn tại của sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu tiềm
năng của mình chính là quảng cáo.
1.1.3.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

8

Đặng Quốc Chƣơng (2011), Hồn thiện pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực
Quảng cáo thương mại, luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.12.

10



Đối tƣợng của hoạt động quảng cáo là sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó,
hoạt động quảng cáo cũng có những vai trò nhất định đối với doanh nghiệp. Cụ thể
nhƣ sau:
Thứ nhất, hoạt động quảng cáo giúp doanh nghiệp thu đƣợc nhiều lợi nhuận.
Giả sử khơng có quảng cáo, làm thế nào các sản phẩm của doanh nghiệp để thị
trƣờng biết đến? Không thể ngồi chờ vào nhu cầu của ngƣời tiêu dùng để họ tự tìm
đến sản phẩm của mình, bởi sự đa dạng, phong phú của các sản phẩm cùng loại đã
gây nên sự bối rối và thụ động cho ngƣời tiêu dùng. Do đó các quốc gia có nền kinh
tế phát triển sẵn sàng chi mạnh tay cho hoạt động quảng cáo. Đơn cử nhƣ năm
1990, Hoa Kỳ đã không ngần ngại chi 128.640 triệu USD cho hoạt động quảng cáo,
chi tiêu cho quảng cáo tính trên đầu ngƣời là 512,6 USD. Số tiền bỏ ra cho hoạt
động quảng cáo tƣởng nhƣ là nhiều nhƣng thực chất, nó cũng mang lại những khoản
lợi nhuận khổng lồ. Bằng chứng là số tiền Hoa Kỳ bỏ ra cho quảng cáo trong năm
đó chỉ chiếm 2,4% trong tổng mức tăng trƣởng kinh tế9. Có thể thấy cái lợi trƣớc
mắt mà các doanh nghiệp hƣớng tới khi thực hiện hoạt động quảng cáo chính là
nhằm bán đƣợc sản phẩm và thu lợi nhuận.
Thứ hai, hoạt động quảng cáo giúp doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu, tạo
dựng niềm tin ở ngƣời tiêu dùng. Thông qua quảng cáo, ngƣời tiêu dùng từ chỗ
chƣa biết tới món hàng, bắt đầu nhận ra món hàng, rồi từ đó hiểu, tin tƣởng món
hàng và cuối cùng dẫn tới hành động mua hàng10. Theo kết quả nghiên cứu về độ tin
cậy vào quảng cáo của Công ty Nielsen năm 2007, tại Việt Nam 60% số ngƣời
đƣợc phỏng vấn cho biết họ rất tin vào các hình thức quảng cáo. Việt Nam đứng thứ
8 trong số 10 quốc gia tin tƣởng vào quảng cáo nhất11. Quảng cáo đã thay nhà sản
xuất mang sản phẩm đến gần hơn với ngƣời tiêu dùng. Một khi đã đƣợc nhiều ngƣời
biết đến, tạo dựng đƣợc niềm tin với ngƣời tiêu dùng thì sản phẩm của họ sẽ trở nên
nổi tiếng, xây dựng đƣợc thƣơng hiệu cho riêng mình, tạo đƣợc chỗ đứng cho sản
phẩm trên thị trƣờng.
Thứ ba, hoạt động quảng cáo giúp doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng sản
phẩm. Vai trò này thể hiện qua việc quảng cáo thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các

doanh nghiệp. Qua quảng cáo, doanh nghiệp không cần tốn thời gian và công sức
cũng biết đƣợc doanh nghiệp đối thủ đang tung ra sản phẩm gì, có những điểm ƣu
việt gì. Từ đó có những định hƣớng phát triển cho doanh nghiệp mình, lựa chọn
9

Đào Hữu Dũng, tlđd (7),tr.22.
Đào Hữu Dũng, tlđd (7),tr.14.
11
Công Minh, “Quảng cáo sai sự thật ai chịu trách nhiệm”,
truy
cập ngày 14/4/2015.
10

11


phƣơng án sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm.Bên
cạnh đó, qua quảng cáo, ngƣời tiêu dùng biết đƣợc các thông tin về sản phẩm. Khi
chƣa hài lịng với sản phẩm về chất lƣợng, cơng dụng, giá cả,… họ sẽ đƣa ra những
phản hồi. Thông qua các kênh truyền thông, doanh nghiệp sản xuất sẽ biết đƣợc và
có động lực để tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện thiếu sót, nâng cao chất lƣợng sản
phẩm.
1.1.3.3. Đối với sự phát triển kinh tế
Quảng cáo khơng chỉ có vai trò quan trọng đối với ngƣời tiêu dùng và các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà cịn có vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế:
Thứ nhất, quảng cáo xây dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ
ngƣời tiêu dùng và nhà sản xuất, góp phần gián tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế,
xã hội. Quảng cáo làm tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Mà cạnh tranh là
động lực phát triển của nền kinh tế, đồng thời cũng là động lực phát triển khoa học

kỹ thuật.
Thứ hai, quảng cáo góp phần làm tăng ngân sách nhà nƣớc. Doanh thu từ hoạt
động quảng cáo thực sự là con số không nhỏ đối với nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam. Ở nƣớc ta, chỉ tính riêng doanh thu quảng cáo trực tuyến trong năm 2014
đã đạt khoảng 125 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với doanh thu năm 201312. Quảng
cáo đã trở thành ngành cơng nghiệp nhiều tiềm năng; đã, đang và sẽ đóng góp
khơng nhỏ vào cơng cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc.
Thứ ba, quảng cáo là thƣớc đo cho sự phát triển của quốc gia. Ở những quốc
gia có nền kinh tế phát triển, hoạt động quảng cáo cũng trở nên sôi động. Trong một
quốc gia, ở từng thời kỳ khác nhau, quảng cáo cũng phát triển theo nhịp điệu phát
triển của nền kinh tế. Đơn cử nhƣ Nhật Bản trong những năm 1992 và 1993 nền
kinh tế rơi vào tình trạng “vỡ bong bóng”, cả kinh tế và quảng cáo đều có bƣớc thụt
lùi13. Có thể nói, nhìn vào mức độ sơi động của hoạt động quảng cáo có thể đánh giá
phần nào nền kinh tế của một quốc gia.
Nhƣ vậy, hoạt động quảng cáo ngày càng chứng minh đƣợc vai trị của mình
trong nền kinh tế thị trƣờng. Nếu doanh nghiệp biết vận dụng tốt thì sẽ thắng thế
trong cuộc chiến giành giật thị phần, tìm chỗ đứng trong nền kinh tế, góp phần xây
dựng một nền kinh tế khỏe mạnh, bền vững và thịnh vƣợng.

12

“Thống kê doanh thu quảng cáo trực tuyến Việt Nam năm 2014”, truy cập ngày 20/4/2015.
13
Đào Hữu Dũng, tlđd (7), tr.21.

12


1.2. Khái quát chung về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1.2.1. Khái niệm cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh

1.2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học,nhà xuất bản Đà Nẵng năm
1998 thì cạnh tranh đƣợc hiểu ở góc độ chung nhất trong đời sống xã hội là “cố
gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những ngƣời, những tổ chức hoạt
động nhằm những mục đích nhƣ nhau”. Ở khía cạnh kinh tế, cạnh tranh đƣợc xem
là một hiện tƣợng kinh tế có từ lâu đời. Nó khơng chỉ là thuộc tính của nền kinh tế
thị trƣờng mà cịn là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là quy luật tất yếu để
nền kinh tế thị trƣờng hoạt động hiệu quả. Tuy cạnh tranh xuất hiện rất sớm song
pháp luật về cạnh tranh lại ra đời muộn hơn rất nhiều, bởi sự can thiệp của các nhà
tƣ sản có thể làm rối loạn “cuộc tranh đua tự do” và qua đó ảnh hƣởng tới sự ổn
định của nền kinh tế đƣợc hình thành tự nhiên14. Theo từ điển pháp lý Black’s Law,
cạnh tranh là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thƣơng nhân tìm cách đạt
đƣợc một lợi thế kinh doanh từ các chủ thể thứ ba”15.
Ở Việt Nam, “cạnh tranh” là một khái niệm tƣơng đối mới, chỉ xuất hiện kể từ
khi nền kinh tế nƣớc ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Giáo trình đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã đƣa ra định nghĩa: “Cạnh tranh trong kinh
doanh là các hành động thể hiện nỗ lực của các chủ thể kinh doanh cùng một loại
hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể nhằm lơi kéo khách hàng sử dụng sản
phẩm hàng hóa dịch vụ do mình cung cấp với mục đích chiếm thị phần lớn hơn trên
thị trƣờng”16.
Cạnh tranh là động lực phát triển của nền kinh tế. Nếu khơng bị các chủ thể
kinh doanh cố tình làm “lệch lạc” thì bản chất của nó hồn tồn tốt và ln có tác
động tích cực thể hiện qua việc cạnh tranh không chỉ điều chỉnh quan hệ cung - cầu,
điều chỉnh giá cả, hạn chế tình trạng độc quyền mà còn là động lực phát triển khoa
học kỹ thuật, chống trì trệ, khắc phục suy thối, giúp sử dụng hiệu quả các nguồn
lực xã hội. Trong quá trình vận hành, cạnh tranh bị các chủ thể làm biến dạng, mất
đi tính lành mạnh. Để xây dựng một mơi trƣờng sản xuất, kinh doanh khỏe mạnh,
bền vững, chúng ta cần bài xích các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh.
1.2.1.2. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh


14

M. Mueller , J. Wolf (1989), Luật cạnh tranh một số nước tư bản, page 18.
Bryan A.Garner, tlđd(3), page 302.
16
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp
thương mại, Nhà xuất bảnHồng Đức , tr.10-11.
15

13


Dominique Brault trong tác phẩm “Chính sách và thực tiễn pháp luật cạnh
tranh của Cộng hòa Pháp” đã từng đƣa ra nhận định: “Cạnh tranh là một thứ
alcohol, dùng đúng liều nó là chất kích thích, dùng q liều nó trở thành thuốc
độc”17. Cạnh tranh là một hiện tƣợng xã hội mang nhiều tính tích cực, tuy nhiên
trong q trình ganh đua nhau các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc “làm giàu
hoặc chí ít cũng phải kiếm đƣợc lợi nhuận đủ để đứng vững trên thị trƣờng và đối
mặt với cạnh tranh”18, nên việc sử dụng những biện pháp bất chính, khơng lành
mạnh là điều khó tránh khỏi. Do đó, nó cần đƣợc pháp luật can thiệp điều chỉnh,
pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh gắn liền với sự ra đời của thƣơng mại tự
do tại Châu Âu thế kỷ 19, mà theo một số nhà nghiên cứu, khởi đầu từ Cách mạng
Pháp 179119.
Trái ngƣợc với cạnh tranh lành mạnh, “cạnh tranh không lành mạnh là hành vi
của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, đƣợc thực hiện với mục đích cạnh
tranh, trái với pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanh thông thƣờng, gây
thiệt hại cho đối thủ hoặc ngƣời tiêu dùng” 20.Cạnh tranh không lành mạnh đƣợc
định nghĩa trong cả pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Điều 10 Bis Công ƣớc
Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp định nghĩa hành vi cạnh tranh không
lành mạnh “là bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp

và thƣơng mại”.
Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam cũng quy định:
“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình
kinh doanh trái với các chuẩn mực thơng thƣờng về đạo đức kinh doanh, gây thiệt
hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp
của doanh nghiệp khác hoặc ngƣời tiêu dùng”.
Khi xem xét khái niệm cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam,
ta có thể rút ra hai đặc điểm quan trọng sau:
Thứ nhất, đối tƣợng mà hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm là các
chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Chuẩn mực đạo đức kinh doanh đƣợc hiểu là
những quy tắc xử sự chung, đã đƣợc chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động
kinh doanh trên thị trƣờng. Nó có thể là những chuẩn mực đã đƣợc luật hóa hay tập
quán kinh doanh đƣợc thừa nhận rộng rãi. Hành vi trái pháp luật có thể dễ dàng
17

Viên Thế Giang (2013), “Quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh trong hoạt động ngân
hàng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 02/2013, tr.75.
18
Jérôme Ballet, Francoise De Bry (2005), Doanh nghiệp vàđạo đức, Nhà xuất bản Thế giới, page 276.
19
Frauke Henning – Bodewig (2006), Unfair competition law: European Union and Member States, Kluwer
Law International, page 2.
20
Đặng Quốc Chƣơng, tlđd (8), tr.16.

14


nhận biết vì nó đƣợc ghi nhận trong các văn bản pháp luật của quốc gia. Nhƣng để
xác định một hành vi có vi phạm đạo đức kinh doanh hay tập qn thƣơng mại

khơng thì rất khó. Bởi vì chúng có thể đƣợc thừa nhận ở vùng này nhƣng khơng
đƣợc vùng khác thừa nhận, có thể phù hợp ở thời kỳ này nhƣng lỗi thời ở giai đoạn
sau. Điều này cịn phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa, địa lý, lịch sử, quan niệm của
từng thời kỳ.
Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh do các chủ thể kinh doanh cố ý
hoặc vơ ý gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho Nhà nƣớc, quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp hoặc ngƣời tiêu dùng. Thiệt hại mà hành vi gây ra
có thể là hiện thực (đã xảy ra) nhƣng cũng có thể chỉ là tiềm năng (có căn cứ để xác
định rằng hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi)21. Khi tiến
hành các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mục đích của thƣơng nhân là thu lợi
bất chính về mình, trong q trình đó, dù vơ tình hay cố ý thì hành vi cạnh tranh
khơng lành mạnh này gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác, ảnh hƣởng tiêu cực đến
ngƣời tiêu dùng và gây rối trật tự quản lý của nhà nƣớc.
1.2.2. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1.2.2.1. Khái niệm quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Khái niệm “quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh” không đƣợc quy
định cụ thể trong một văn bản pháp lý nào cả. Tuy nhiên, việc định nghĩa nó là cần
thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận, nghiên cứu. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn quan niệm: “hành
vi quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh là các hành vi trái pháp
luật, đƣợc thể hiện bằng cách quảng cáo theo kiểu so sánh hàng hóa, dịch vụ; bắt
chƣớc sản phẩm quảng cáo khác; đƣa thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho khách
hàng”22. Qua cách định nghĩa trên ta thấy rằng tiến sĩ Lê Anh Tuấn đã tiếp cận khái
niệm quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh thông qua các quy định tại Điều
45 Luật Cạnh tranh 2004. Đây cũng là cách tác giả tiếp cận khái niệm này trong
khn khổ khóa luận.
Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan có cách tiếp cận khác về khái niệm quảng cáo nhằm
cạnh tranh khơng lành mạnh cho rằng đó là “những hành vi quảng cáo không trung
thực và không thiện chí của doanh nghiệp, thƣơng nhân nhằm mục đích cạnh
tranh”23. Cách định nghĩa này làm bật lên tính khơng lành mạnh của hành vi, bằng
21


Đại học Kinh tế - Luật (2010), Giáo trình Luật Cạnh tranh, nhà xuất bảnĐại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh, tr.171.
22
Lê Anh Tuấn (2009), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, tr.146
23
Đinh Thị Mỹ Loan (Chủ biên)(2008), Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, Nhà xuất bản Lao động – Xã
hội, tr.53

15


chứng là nó đi ngƣợc lại với những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp xâm phạm đến
quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và các doanh nghiệp khác.
Việc xác định khái niệm quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh mang
lại ý nghĩa vô cùng to lớn. Về mặt lý luận, nó mang đến cho ngƣời nghiên cứu
những kiến thức cơ bản về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, giúp họ có
cái nhìn ban đầu về vấn đề này và là nền tảng cho việc nghiên cứu nó. Về mặt thực
tiễn, nhƣ chúng ta biết hoạt động quảng cáo cịn chứa đựng yếu tố chủ quan vì nó
khơng phải là sự mô tả đơn thuần về sản phẩm mà nó cịn là kết quả của sự sáng tạo,
sản phẩm quảng cáo ngồi việc chứa đựng thơng tin cịn mang tính nghệ thuật. Theo
đó, “ranh giới” cho quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh lành mạnh hay khơng lành
mạnh cịn tùy thuộc vào nhận thức, đánh giá của ngƣời tiêu dùng với hoạt động
quảng cáo, văn hóa cạnh tranh và mức độ văn minh của thị trƣờng24. Chính vì ranh
giới giữa quảng cáo lành mạnh và quảng cáo không lành mạnh rất mong manh, mờ
nhạt nên cần xác định chính xác khái niệm quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh để làm cở sở áp dụng quy định pháp luật về chống hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế.
1.2.2.2. Đặc điểm của quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh

Thứ nhất, mục đích của doanh nghiệp khi thực hiện hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh là nhằm thu đƣợc lợi nhuận. Muốn hoạt động kinh
doanh của mình nhanh chóng sinh lời, các chủ thể kinh doanh đều tìm mọi cách để
vƣợt lên đối thủ, trong đó hoạt động quảng cáo đƣợc nhiều chủ thể ƣu tiên sử dụng.
Khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, họ bất chấp sử dụng cả những biện pháp bị pháp
luật ngăn cấm để thu hút khách hàng. Vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã
sử dụng những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai, đối tƣợng mà hành vi hƣớng đến là đối thủ cạnh tranh hoặc ngƣời
tiêu dùng. Đối với các hành vi quảng cáo so sánh và quảng cáo bắt chƣớc (sẽ giải
thích rõ hơn ở mục 2.1), đối tƣợng mà hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh hƣớng đến và bị xâm hại trực tiếp là các doanh nghiệp đối thủ với doanh
nghiệp có hành vi quảng cáo đó. Đối với hành vi quảng cáo gian dối (sẽ giải thích
rõ hơn ở mục 2.1), đối tƣợng mà hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh hƣớng đến và bị xâm hại trực tiếp là ngƣời tiêu dùng.
Thứ ba, đây là hành vi trái pháp luật, đi ngƣợc lại chuẩn mực đạo đức kinh
doanh. Luật Cạnh tranh năm 2004 không đƣa ra khái niệm quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh nhƣng liệt kê những hành vi không đƣợc phép thực hiện
24

Lê Thị Thùy Trang, tlđd (1), tr.36.

16


trong hoạt động quảng cáo. Ngồi ra, tính khơng lành mạnh của hành vi quảng cáo
còn đƣợc xác định căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông thƣờng. Nó
biểu hiện bằng các thủ đoạn đa dạng, có thể là gây nhầm lẫn, gian dối, cơng kích,
lợi dụng, gây rối,…
Thứ tư, nó tạo cho chủ thể thực hiện quảng cáo những ƣu thế trong cạnh
tranh. Tuy nhiên, những ƣu thế này không phải tự thân doanh nghiệp phấn đấu có

đƣợc mà chỉ là ƣu thế giả tạo, họ tự dựng lên, ƣu thế này “dựa dẫm” vào những
mánh khóe, thủ đoạn doanh nghiệp tạo ra. Chính vì vậy, một khi không thực hiện
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh này nữa hoặc bị bóc mẽ, ƣu thế này sẽ
khơng cịn.
1.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi quảng
cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh
Có thể khẳng định rằng quảng cáo là một hoạt động tiến bộ, hiện đại, phù hợp
với nền kinh tế thị trƣờng nhƣng cũng không thể phủ nhận quảng cáo là một hoạt
động tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Xuất
phát từ đặc điểm nổi bật của quảng cáo là thông tin một chiều, nội dung mà quảng
cáo truyền đạt chỉ là thơng tin đơn phƣơng từ phía doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh do đó khả năng chủ thể quảng cáo đƣa ra thông tin sai lệch, không đầy đủ là
rất cao. Hơn nữa, trong khi lĩnh vực báo chí quy định rõ thơng tin báo chí phải trung
thực, tồn diện, thể hiện đƣợc mọi mặt của vấn đề thì quảng cáo lại không bị ràng
buộc nhƣ vậy.
Trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quảng cáo vẫn là biện pháp
đƣợc các doanh nghiệp ƣu tiên sử dụng nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Điều
này thể hiện rõ nhất qua thống kê số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh do Cục
Quản lý cạnh tranh (Bộ công thƣơng) xử lý25:
Các loại hình cạnh tranh khơng
lành mạnh

2009

2010

2011

2012


2013

Tổng
số

Quảng cáo nhằm cạnh tranh
khơng lành mạnh

5

20

33

37

2

97

Khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh

2

2

Dèm pha doanh nghiệp khác

4


1

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn

25

4
2

1

Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Báo cáo thường niên năm 2013, Hà Nội, tr.13.

17

7
1


Bán hàng đa cấp bất chính

3

4

Gây rối hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp khác

1


3
1

1

12
1

Qua bảng thống kê trên, ta có thể thấy trong những năm gần đây, quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh ngày càng diễn ra phổ biến. Số vụ quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh mà Cục Quản lý cạnh tranh xử lý nhiều hơn hẳn
các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác. Nghiêm trọng hơn, thực trạng quảng
cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế còn gấp nhiều lần số vụ đã đƣợc
Cục Quản lý cạnh tranh xử lý. Cần lƣu ý trong năm 2013, số vụ quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh mà Cục Quản lý cạnh tranh xử lý giảm hẳn so với
những năm trƣớc đó. Điều này khơng nói lên thực trạng quảng cáo nhằm cạnh tranh
khơng lành mạnh có xu hƣớng giảm mà do gặp vƣớng mắc về cơ sở pháp lý liên
quan đến thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh26. Không chỉ
vậy, hành vi này diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp càng thể hiện rõ tính cấp thiết
của đề tài.
Chính vì hoạt động quảng cáo rất dễ phát sinh hành vi cạnh tranh không lành
mạnh và mức độ ảnh hƣởng của hành vi quảng cáo đến thị trƣờng là rất lớn nên
hoạt động này cần thiết phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Nhằm:
1.3.1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp
Pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh ra đời với mục đích ban đầu là
bảo vệ các doanh nghiệp bị xâm phạm quyền lợi bởi hành vi cạnh tranh không lành
mạnh gây ra. Bằng chứng là tại Điều 1382 Bộ luật dân sự Pháp về trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại dân sự nói chung, một loạt các án lệ về cạnh tranh không lành
mạnh đã xuất hiện đem lại sự bảo vệ cho thƣơng nhân trƣớc các hành vi gây nhầm

lẫn, gièm pha, xâm phạm bí mật kinh doanh, cạnh tranh “ăn bám” ...27
Doanh nghiệp muốn tìm chỗ đứng cho mình trên thị trƣờng đã khó, một mặt
lại phải đấu tranh với các hành vi khơng lành mạnh của doanh nghiệp khác thì thật
khơng cơng bằng. Nếu khơng có một cơ chế bảo vệ hữu hiệu để lấy lại công bằng
cho các doanh nghiệp chân chính thì chính họ cũng sẽ bị xốy vào cuộc chạy đua
cạnh tranh không lành mạnh và họ buộc phải áp dụng biện pháp quảng cáo không
lành mạnh để có khả năng sinh tồn. Đơn cử nhƣ vụ việc Bkav có những dấu hiệu vi
phạm Luật Cạnh tranh năm 2004 và Luật Thƣơng mại năm 2005 khi ra mắt sản
26
27

Xem thêm: Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Báo cáo thường niên năm 2013, Hà Nội, tr.14.
“Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh”, truy cập ngày 15/5/2015.

18


phẩm Bphone. Cụ thể Bkav Security đã có buổi ra mắt “đình đám” sản phẩm điện
thoại thơng minh Bphone vào sáng 26/5/2015. Ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc
Bkav khẳng định Bphone là “điện thoại thông minh nhất thế giới”, “là smartphone
kiểu dáng phẳng đầu tiên trên thế giới”, “là chiếc smartphone an tồn nhất thế giới”.
Cùng với đó, Bkav trình chiếu các hình ảnh so sánh với điện thoại iPhone 6, iPhone
6 Plus của hãng Apple và Galaxy S6 Edge của hãng Samsung. Việc so sánh này
đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, sản phẩm của Apple và Samsung trở thành vật “làm
nền” cho Bphone.Việc sử dụng thơng tin, hình ảnh so sánh trực tiếp của Bkav trong
buổi lễ ra mắt ngày 26/5/2015 đƣợc cho là một hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, vi phạm Luật Cạnh tranh và Luật Thƣơng mại28.Chƣa bàn đến những thiệt
hại về vật chất đã hoặc có nguy cơ xảy ra, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
khơng lành mạnh cịn có thể làm ảnh hƣởng đến uy tín doanh nghiệp, tâm lý ngƣời
tiêu dùng.

1.3.2. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
“Ngƣời tiêu dùng là ngƣời mua, ngƣời sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục
đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức”29. Theo đó, ngƣời tiêu
dùng là số đơng trong xã hội nhƣng thực chất họ lại là ngƣời yếu thế. Bởi lẽ khả
năng tiếp cận thông tin về sản phẩm của họ phần nào bị hạn chế, họ cũng khơng có
khả năng kiểm định chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ. Đây là điều kiện để doanh nghiệp
lợi dụng xâm phạm quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Mặt khác, trong nhiều trƣờng
hợp, ngƣời tiêu dùng không hề ý thức đƣợc rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm
hoặc nếu có biết họ cũng khơng mặn mà với việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của
mình; bởi lẽ nếu cho rằng sản phẩm đó quảng cáo gian dối, đƣa ra thơng tin sai lệch
về thì ngƣời tiêu dùng thƣờng chọn cách chuyển sang sử dụng sản phẩm khác chứ
khơng có ý thức đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình, trừ khi thiệt hại họ phải gánh
chịu do quảng cáo gian dối gây ra là quá lớn. Do đó, họ cần đƣợc pháp luật bảo vệ.
Hiện nay, thực trạng quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm
quyền lợi ngƣời tiêu dùng mà biểu hiện rõ nét nhất là hành vi quảng cáo gian dối
xảy ra ngày càng phổ biến. Vụ việc nổi cộm nhất về quảng cáo không lành mạnh
mà Cục Quản lý cạnh tranh xử lý trong năm 2012 là vụ việc của Cơng ty Nhóm
Mua. Tại thời điểm Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành rà sốt hoạt động quảng cáo,
cơng ty đang kinh doanh các sản phẩm nhƣ: trà giảm cân Leptin Green Coffee,
Vitamin C Serum Ampllas, Bộ mặt nạ Collagen Crystal đắp mặt,... Trong quá trình
28

H. Sơn, “Bkav vi phạm luật cạnh tranh khi ra mắt sản phẩm Bphone”, cập ngày28/5/2015.
29
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng năm 2010.

19


điều tra, đại diện công ty thừa nhận các nội dung quảng cáo sản phẩm của công ty

sai lệch so với bản chất và tính năng cơng dụng thực tế của các sản phẩm. Cơng ty
cũng khơng có tài liệu khoa học nào để chứng minh cho các nội dung quảng cáo
đồng thời thừa nhận việc đƣa những thông tin quảng cáo sai lệch gây hiểu nhầm cho
khách hàng về bản chất của sản phẩm30.
Thực tế hiện nay, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tiêu dùng đã bị xâm
phạm ở nhiều mức độ khác nhau. Chính vì vậy, cần một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ.
Điều này nói lên sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi quảng
cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
1.3.3. Xây dựng và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh
Sự tác động của Nhà nƣớc đối với việc xây dựng và bảo vệ môi trƣờng cạnh
tranh lành mạnh là vai trị mang tính khái qt. Thơng qua việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các doanh nghiệp, quyền lợi ngƣời tiêu dùng, Nhà nƣớc đã thực
hiện ln vai trị xây dựng và bảo vệ mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Có thể nói,
các quy định pháp luật về xây dựng và bảo vệ môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh là
tổng thể các quy định nhằm bảo vệ các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.
Quảng cáo là một hình thức truyền thơng tin rất nhanh, rộng, có hiệu quả; một
khi nó chứa đựng những thơng tin khơng lành mạnh thì sẽ có sức ảnh hƣởng mạnh
mẽ đến các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Nếu không đƣợc pháp luật điều chỉnh
một cách đúng mực thì sự ảnh hƣởng của nó đến thị trƣờng là khơng thể lƣờng
trƣớc đƣợc. Do đó, phải có cơ chế để đảm bảo hoạt động quảng cáo đƣợc vận hành
một cách lành mạnh.
Khi pháp luật chống quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bảo vệ tốt
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng thì đã
góp phần xây dựng mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Ngƣợc lại, một khi nền kinh
tế khỏe mạnh, môi trƣờng cạnh tranh trong sạch, lành mạnh thì sẽ giúp đảm bảo tốt
hơn quyền lợi của các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.
Do đó, ta nhận thấy rằng cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với
hoạt động quảng cáo, đặc biệt là phải có những quy định chống quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh.


30

Cục Quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo thường niên năm 2012, Hà Nội, tr.16.

20


×