Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại Mặt Trời Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.4 KB, 59 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình
MỤC LỤC

1
SVTH: Nguyễn Mai Lan

1

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ST
T
1
2
3

TÊN VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

DN
TNHH
QLCT



Doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Quản lý cạnh tranh

LỜI CẢM ƠN
2
SVTH: Nguyễn Mai Lan

2

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

Để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu, em đã có cơ hội thực tập tại: Công ty cổ
phần công nghệ và thương mại Mặt Trời Việt. Em xin gửi lời cám ơn tới các cán bộ,
nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện để em thực tập, hoàn thành tốt nhất có thể khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Em cũng xin gửi lời cám ơn tới các Thầy, Cô giáo Khoa Kinh tế- Luật và Nhà
trường đã tạo điều kiện để em có cơ hội thực tập, nghiên cứu chuyên sâu. Đặc biệt, em
xin gửi lời cám ơn tới cô Nguyễn Thị Tình đã định hướng, giúp đỡ, hướng dẫn em rất
tận tình trong suốt quá trình thực hiện và cho đến khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy vậy, do kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của các Thầy, Cô để em có cơ hội bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình nhằm
phục vụ tốt cho công việc thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Mai Lan

3
SVTH: Nguyễn Mai Lan

3

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình
LỜI MỞ ĐẦU

1-Tính cấp thiết của đề tài
Luật Cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 1/7/2005 đã đi vào đời sống kinh tế-xã hội,
tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế tham gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhằm
đáp ứng tốt hơn nữa những yêu cầu của thị trường cũng như phù hợp với thông lệ quốc
tế khi Việt Nam chính thức mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong
số những hành vi cạnh tranh được Luật điều chỉnh, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh nằm trong nhóm các hành vi bị cấm thực hiện.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, không thể phủ nhận vai trò
đặc biệt quan trọng của hoạt động quảng cáo.. Ở đâu có kinh tế, có cạnh tranh thì ở đó
có quảng cáo.Thị trường quảng cáo Việt Nam đang thực sự sôi động với sự tham gia
của nhiều loại hình quảng cáo, đến từ mọi loại thành phần doanh nghiệp, với các hình
thức và nội dung truyền tải ngày một đa dạng, hấp dẫn và phong phú. Đặc biệt, trong

bối cảnh sức ép của cạnh tranh từ thị trường ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp kinh
doanh hàng hóa dịch vụ luôn sử dụng dịch vụ quảng cáo như một công cụ hữu hiệu
trong việc thu hút và tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Quảng cáo được coi là phương pháp cạnh tranh đem lại hiệu quả cao trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Có thể coi quảng cáo là một trong
những lĩnh vực thể hiện rõ nét hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường, là một trong những loại hình xúc tiến thương mại không thể thiếu đối với các
doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin
đại chúng, hoạt động quảng cáo ngày càng diễn ra phổ biến. Ngành quảng cáo Việt
Nam từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay đã có những bước tiến vượt bậc, tiếp cận
được mặt bằng chung của thế giới, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quảng cáo cũng có thể phát sinh
các mặt trái tiêu cực như quảng cáo so sánh, quảng cáo quá mức, nói xấu lẫn nhau, gây
nhầm lẫn,… những hành vi này đã gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các doanh nghiệp
và người tiêu dùng. Luật Cạnh tranh ra đời năm 2004 với các quy định về quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một công cụ giúp các doanh nghiệp có những định
4
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

hướng đúng đắn trong hoạt động kinh doanh trên thị trường, đồng thời có thể bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của xã hội, của doanh nghiệp làm ăn chân chính, cũng như
đông đảo người tiêu dùng trên khắp cả nước. Tuy nhiên, từ khi Luật Cạnh tranh ra đời

đến nay hiệu quả mà nó mang lại chưa cao, những hành vi quảng cáo như so sánh, gian
dối gây nhầm lẫn .ngày càng diễn ra phổ biến, có phần tinh vi hơn và rất khó kiểm soát.
Những nguyên nhân đó bắt nguồn từ đâu và pháp luật của chúng ta đã điều chỉnh hành
vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh này như thế nào. Cần phải có những
biện pháp nào để bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng trước những hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh như hiện nay. Việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh là rất cần thiết. Đồng
thời, thấy được rằng hoạt động quảng cáo đã có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển
của nền kinh tế thị trường nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
Và trong suốt thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại
Mặt Trời Việt, một công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo, do đó em càng có Điều kiện
tốt hơn để hiểu sâu các vấn đề về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại đây.
Đó là lý do mà em đã chọn đề tài:“ Pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần công nghệ và
thương mại Mặt Trời Việt” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Tại Việt Nam, liên quan đến lĩnh vực pháp luật về quảng cáo, đã có một số công
trình nghiên cứu về vấn đề này như luận văn thạc sĩ Luật học: “Điều chỉnh hoạt động
quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh cạnh tranh tại Việt Nam” của Đoàn
Tử Tích Phước, năm 2007; luận văn thạc sĩ Luật học: “ Pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam”, năm 2003. Trong đó, luận văn
“Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam”
ra đời trong bối cảnh Việt Nam chưa ban hành Luật Cạnh tranh. Do vậy, những quan
điểm và kết quả nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào việc hoàn thiện pháp
luật chống cạnh tranh không lành mạnh thông qua định hướng xây dựng một đạo luật
cạnh tranh trong tương lai. Trong khi đó, luận văn “ Điều chỉnh hoạt động quảng cáo
trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh Việt Nam” ra đời năm 2007 khi đã xây dựng và
5
SV: Nguyễn Mai Lan


Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

ban hành Luật Cạnh tranh 2005. Nội dung của luận văn đã tập trung làm rõ các vấn đề
lý luận về quảng cáo, cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo trong nền
kinh tế thị trường; đánh giá hiện trạng hoạt động quảng cáo tại Việt Nam; đưa ra một số
kiến nghị về: điều chỉnh khái niệm, quy định cạnh tranh không lành mạnh, hoàn thiện
trình tự thủ tục và trình tự xử lý các vụ việc cạnh tranh, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ
của cơ quan cạnh tranh và một số giải pháp khác.Tuy nhiên, ở những luận văn trên,
quảng cáo dưới góc độ pháp luật cạnh tranh được xem xét, nghiên cứu và đánh giá trên
phương diện tổng quát, toàn diện, chưa tập trung nghiên cứu sâu hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Bên cạnh đó, thì cũng có một số công trình nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo.Học viên có thể đưa ra thêm một số công
trình nghiên cứu như: luận văn Thạc sĩ Luật học về: “ Pháp luật về quảng cáo với vấn
đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của tác giả Đào Thị Tuyết Vân; “ Pháp luật điều
chỉnh hành vi quảng cáo so sánh của Liên minh Châu Âu và Việt Nam- Nghiên cứu
dưới góc độ so sánh luật” của tác giả Trương Hồng Quang…
Tuy nhiên, những luận văn trên lại nghiên cứu dưới góc độ phân tích các ví dụ cụ
thể về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Khóa luận này đi sâu nghiên cứu quy định của pháp luật về hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một trong các biện pháp bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng cũng như quyền lợi của các doanh nghiệp chân chính, đồng thời góp
phần hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
3. Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này, khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu dưới hai khía cạnh:
trước hết là đi sâu phân tích những quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo và thực trạng của việc áp dụng pháp luật về cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo tại công ty cổ phần công nghệ và
thương mại Mặt Trời Việt như thế nào. Trên cơ sở đó đề xuất và đưa ra một số kiến
nghị để hoàn thiện hơn về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng
cáo để góp phần hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời góp phần phát triển
kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.

6
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu những quy định của
pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Thực trạng thực
hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi này tại công ty cổ phần công nghệ và
thương mại Mặt Trời Việt.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Khóa luận sẽ nghiên cứu pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh
tranh không lành mạnh của doanh nghiệp kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 được ban
hành cho đến nay.
Về không gian: Khóa luận tập trung làm rõ hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành
mạnh ở Việt Nam nói chung và tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại Mặt Trời Việt

nói riêng. Khóa luận nêu ra giới hạn phạm vi nghiên cứu các quy định của pháp luật cạnh
tranh hiện hành và các vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi quảng cáo cạnh tranh không
lành mạnh theo Luật Cạnh tranh của Việt Nam.
Do những quy định về vấn đề này được quy định rải rác ở khá nhiều các văn bản
pháp luật khác nhau nên sẽ gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu. Vì vậy, khóa luận sẽ
tập trung nghiên cứu theo quy định theo Pháp luật Cạnh tranh là chủ yếu. Và khóa luận
sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận chung liên quan đến hoạt động quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật theo Luật cạnh tranh hiện hành, đồng thời
tìm hiểu quá trình thực thi pháp luật tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại Mặt
Trời Việt. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau:
Dùng phương pháp so sánh luật để so sánh những quy định về hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh giữa các quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng
thời có so sánh với luật của Liên minh châu Âu.
Tổng hợp từ thực tế những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
diễn ra như thế nào, đánh giá những quy định của luật trong việc giải quyết những vụ
việc này, cụ thể là tại công ty cổ phần công nghệ và thương mại Mặt Trời Việt.

7
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình


Thông qua việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ
các nguồn thứ cấp như Báo cáo thường niên của Cục quản lý cạnh tranh... Từ việc phân
tích, thống kê các dữ liệu số liệu sẵn có nhằm đưa ra các kết luận về thực trạng thực
hiện hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp trên thị
trường. Khóa luận đã sử dụng phương pháp thống kê thường để rút ra được thực trạng
thi hành áp dụng các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, khóa luận còn
sử dụng các nguồn bài báo cáo, nghiên cứu, sách báo để tạo nền tảng cơ sở cho việc
nghiên cứu về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp.
Qua việc nghiên cứu, tác giả sẽ tạo được tính mới và tính cấp thiết cho khóa luận.
6. Kết cấu khóa luận
Kết cấu luận văn ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung
chính được chia làm 3 chương:
Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI
QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI QUẢNG
CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI MẶT TRỜI VIỆT.
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan
ban nghành, giáo viên hướng dẫn. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng trong quá trình
nghiên cứu đề tài nhưng do khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những sai sót. Do đó,em rất mong được sự đóng góp ý kiến và bổ sung của quý thầy, cô
để cho đề tài khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

8
SV: Nguyễn Mai Lan


Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI
QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM.
1.1 Khái quát chung về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1.Cạnh tranh không lành mạnh.
Xét về tính chất, mục đích của hành vi, “cạnh tranh không lành mạnh là những
hành vi cạnh tranh đi ngược lại các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh
doanh, xâm phạm lợi ích các nhà kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích
xã hội.”
Có thể coi hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cụ thể, đơn
phương, vì mục đích cạnh tranh của chủ thể luôn thể hiện tính cạnh tranh không lành
mạnh( chứ không chỉ là bất hợp pháp) mà mục đích của nó gây ra cho một hay nhiều
đối thủ cạnh tranh sự bất lợi hay thiệt hại trong hoạt động kinh doanh. Khoản 4 Điều 3
Luật Cạnh tranh 2004 đã khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau: “
hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá
trình kinh doanh trái với chuẩn mực đạo đức thông thường về đạo đức kinh doanh, gây
thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.
Phạm vi đối tượng điều chỉnh của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
là những quan hệ, hành vi có mục đích cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, hay nói cách khác, đó là hành vi sản xuất kinh doanh tiến hành trong Điều
kiện có cạnh tranh.
Tóm lại, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có các nội dung sau:

Thứ nhất, nó là hành vi cạnh tranh trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà hành
vi này vi phạm nguyên tắc cơ bản của đạo đức kinh doanh hay những quy định của pháp
luật về cạnh tranh. Đó có thể là vi phạm những thỏa thuận trong kinh doanh, một tập
quán kinh doanh mà những nhà sản xuất, kinh doanh đều hiểu và tuân theo hay đó là
những hành vi vi phạm những quy định rõ ràng trong pháp luật cạnh tranh để thu lợi bất
chính, làm giảm uy tín của những đối thủ cạnh tranh hoặc có thể dẫn đến những đối thủ
cạnh tranh bị phá sản.
9
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

Thứ hai, nó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho nhà sản
xuất chân chính, người tiêu dùng hay gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
Điều này có thể thấy được thông qua những tác động trực tiếp của các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh gây ra như: làm uy tín của doanh nghiệp bị bôi nhọ dẫn
đến mất lòng tin của khách hàng vào sản phẩm, hàng hóa của mình hoặc hành vi đó sẽ
gây ra những thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, đến sự phát triển của nền kinh tế như
độc quyền sản phẩm, nâng giá quá cao…
1.1.1.2. Quảng cáo
Theo cách hiểu thông thường, quảng cáo là một hình thức truyền thông thu hút
sự chú ý của người xem, cung cấp thông tin và hàm chứa giá trị về giải trí nhằm tạo sự
phản hồi từ phía người tiêu dùng. Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam được điều chỉnh bởi
hai loại văn bản pháp luật: các văn bản pháp luật về quảng cáo nói chung và các văn bản
quy định về quảng cáo thương mại.

Theo Điều 102, Luật Thương mại 2005 thì “quảng cáo thương mại là hoạt động
xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”.
Theo Pháp lệnh Quảng cáo năm 2000 thì “quảng cáo thương mại là hoạt động
xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động
kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lợi và dịch vụ không
có mục đích sinh lợi”. Theo pháp lệnh này thì hành vi quảng cáo bao gồm: dịch vụ có
mục đích sinh lợi và dịch vụ không có mục đích sinh lợi. Để thuận lợi cho việc nghiên
cứu, trong đề tài này quảng cáo được giới hạn và hiểu theo mục đích quan trọng nhất là
quảng cáo nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, quảng cáo là một trong các hành vi xúc tiến thương mại mà mục đích
của nó là nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa hay cả
quá trình sản xuất của mình, thông qua đó người tiêu dùng biết đến họ, biết đến sản
phẩm của họ và từ đó thu hút được lợi nhuận nhiều hơn hoặc vì mục đích khác.
1.1.1.3. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một vấn đề cần quan tâm trong nền
kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hành vi quảng cáo không chỉ đơn giản là hành vi

10
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

quảng cáo cho sản phẩm hay doanh nghiệp mà còn là sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp, tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh.

Quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là một trong số các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, hiện nay khái niệm cạnh tranh không lành mạnh được ghi nhận tại
Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành
vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực
thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu
dùng”.
Nhìn chung định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh được ghi nhận trong Luật
Cạnh tranh 2004 tương tự như Điều 10bis Công ước Paris và pháp luật các nước có nền
kinh tế thị trường trên thế giới, đây được đánh giá là khái niệm mở. Các nhà lập pháp
nước ta có sự học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm từ các nước có nền kinh tế phát triển và
nền kinh tế có sự phát triển tương đồng với nước ta.
Theo quan điểm của một số nước trên thế giới như Hiệp hội Hoa Kỳ (AMA) đưa
ra khái niệm quảng cáo “Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin trong đó nếu rõ ý
đồ của quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ của quảng cáo trên cơ sở thu phí
quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người tiêu dùng”. Khái niệm này được đưa
ra dựa trên sự phát triển thực tại của nền kinh tế và hoạt động quảng cáo tại nơi đó. Còn
ở Việt Nam thì đưa ra khái niệm quảng cáo tại Điều 4 Pháp lệnh 39/2001/PLUBTVQH10 quy định “Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm có dịch vụ sinh lời và dịch vụ không mục đích sinh
lời”. Như vậy, hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp là những nỗ lực nhằm tác động
tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung
cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của
người bán nhằm thu được lợi nhuận một cách hiệu quả nhất. Mặt hàng của hoạt động
quảng cáo phong phú và đa dạng gồm hàng hóa và dịch vụ.
Theo quy định Luật cạnh tranh 2004 không có quy định nào định nghĩa cụ thể
quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh nhưng tại Điều 45 có liệt kê danh sách những
hành vi bị cấm nhằm hạn chế hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh “1.
So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
11
SV: Nguyễn Mai Lan


Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

doanh nghiệp khác; 2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho
khách hàng; 3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng”. Các nhà
lập pháp vẫn hay đưa ra một danh sách liệt kê cho khái niệm cụ thể, việc liệt kê này cụ
thể hóa những hành vi bị coi là quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh. Tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho việc thực hiện và kiểm tra hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.
1.1.2. Dấu hiệu nhận biết hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
1.1.2.1. Dấu hiệu nhận biết hành vi quảng cáo so sánh:
Luật cạnh tranh 2004 ngăn cấm mọi hành vi so sánh mà không quan tâm đến sự
so sánh đó là so sánh bằng, so sánh hơn hay so sánh nhất. Hành vi quảng cáo bị quy kết
là quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Một là, thông tin trong sản phẩm quảng cáo giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cùng loại
của doanh nghiệp khác. Dấu hiệu của sự so sánh là các thông tin mà sản phẩm quảng
cáo đưa ra không chỉ nói về sản phẩm được quảng cáo mà còn đề cập đến sản phẩm
cùng loại của doanh nghiệp khác (sản phẩm bị so sánh), khẳng định sản phẩm được
quảng cáo có chất lượng, mẫu mã, cung cách phục vụ,…ngang bằng hoặc tốt hơn sản
phẩm bị so sánh. Nội dung thông tin khẳng định bản chất cạnh tranh và bản chất so sánh
của hoạt động quảng cáo. Có hai nội dung cần xác định đó là:
(1) Sản phẩm được quảng cáo và sản phẩm bị so sánh phải là những sản phẩm
cùng loại. Lý luận về cạnh tranh đã chỉ rõ rằng các sản phẩm chỉ có thể được coi là cạnh
tranh với nhau khi chúng cùng loại và các thông tin trong quảng cáo khi nói đến hai sản
phẩm cùng loại của hai doanh nghiệp khác nhau thì mới là so sánh. Ngược lại, một sản
phẩm quảng cáo đưa ra những thông tin nói về hai loại hàng hóa, dịch vụ không cùng

loại thì hành vi ấy được kinh tế coi là quảng cáo liên kết chứ không phải là so sánh. Ví
dụ, quảng cáo về sản phẩm bột giặt Omo có sử dụng nước xả vải hương Downy…:
(2) Sản phẩm bị so sánh phải là là sản phẩm do doanh nghiệp khác sản xuất
hoặc kinh doanh. Nếu nội dung quảng cáo so sánh các sản phẩm cùng loại do doanh
nghiệp thực hiện việc quảng cáo kinh doanh như: so sánh sản phẩm mới và sản phẩm
trước đây để cho khách hàng thấy được tính năng của sản phẩm mới thì việc quảng cáo
đó không coi là quảng cáo so sánh.
12
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

Hai là, hành vi quảng cáo so sánh phải là so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng
loại của doanh nghiệp khác. Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn không khẳng
định như thế nào là so sánh trực tiếp. Về vấn đề này, có nhiều khả năng sẽ xảy ra khi
định nghĩa về sự trực tiếp trong việc so sánh:
Thứ nhất, so sánh trực tiếp có thể là việc doanh nghiệp vi phạm điểm mặt, chỉ tên
sản phẩm và doanh nghiệp cụ thể mà nó muốn so sánh đến (còn gọi là xâm phạm trực
tiếp đến đối thủ cụ thể) – Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Tiến sĩ Lê Danh Vĩnh, nhà
xuất bản Tư pháp, năm 2006. Với khả năng này, các trường hợp quảng cáo so sánh với
những thông tin chung chung như so sánh độ tẩy trắng của bột giặt Tide với bột giặt
thường hoặc hình ảnh so sánh nước xả vải Downy với hình ảnh mờ mờ của nước xả
vải khác nhưng không xác định cụ thể là sản phẩm nào, của ai cso thể sẽ không bị
coi là vi phạm;
Thứ hai, sự so sánh sẽ là trực tiếp nếu như những thông tin đưa ra làm cho khách

hàng có khả năng xác định được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị so sánh mà
không cần phải gọi tên các doanh nghiệp cụ thể nào.
Bản chất cạnh tranh không lành mạnh của hành vi quảng cáo so sánh thể hiện ở
những điểm cơ bản sau đây:
(1) Sự so sánh đã đi ngược lại với bản chất của quảng cáo lành mạnh. Kinh tế
học và pháp luật về quảng cáo khẳng định quảng cáo là việc doanh nghiệp giới thiệu về
sản phẩm để xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm. Những thông tin đưa ra cho khách hàng
trong sản phẩm quảng cáo là những thông tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp
thực hiện quảng cáo. Mọi hành vi dùng thông tin về sản phẩm cùng loại của người khác
để tạo ấn tượng hoặc để đề cao sản phẩm của mình đều đi ngược lại bản chất của việc
quảng cáo.
(2) Sự so sánh thể hiện tính chất hoặc mong muốn dựa dẫm vào sản phẩm của
người khác, nhất là những sản phẩm của người khác, nhất là những sản phẩm nổi tiếng.
Ví dụ, quảng cáo cho rằng sản phẩm được quảng cáo có chất lượng không thua gì một
sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng hoặc một sản phẩm rất nổi tiếng trên thị
13
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

trường. Bên cạnh đó, quảng cáo so sánh còn có thể nhằm đến mục tiêu hạ thấp uy tín
của sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan hòng để cao vị
thế của mình. Luật Quảng cáo 2012 cũng có quy định tương tự về hành vi quảng cáo so
sánh.


Một số biểu hiện của sự so sánh trong quảng cáo bằng những thông tin rất chung
chung hoặc bằng những hình ảnh mờ mờ, sản phẩm quảng cáo cũng có ý định so sánh
với sản phẩm của một nhóm doanh nghiệp xác định. Các chương trình quảng cáo trên
các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta sẽ gặp những kiểu quảng cáo so sánh đưa
thông tin mập mờ như bột giặt của Tide, Omo tẩy sạch các vết dầu mỡ mà các “bột giặt
thường” không thể tẩy được; Thuốc đánh răng P/S diệt khuẩn bảo vệ rang suốt cả ngày
bởi P/S có chất diệt khuẩn còn thuốc đánh răng thường chỉ cps chất Flour… Sự so sánh
với sản phẩm “thường” ở đây là loại sản phẩm nào? Hay thực chất họ muốn khẳng định
rằng sản phẩm của họ có ưu thế hơn hẳn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
1.1.2.2. Dấu hiệu phân biệt hành vi quảng cáo bắt chước
Như thế nào là “bắt chước” biểu hiện của hành vi này trên thực tế ra sao mới
được xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh không lành mạnh. Trong các mẫu quảng cáo
thì có rất nhiều thành phần để tạo thành nó như ý tưởng về hình ảnh, nhạc nền, âm
thanh, khung cảnh,…nếu như một mẫu quảng cáo nào đó mà chỉ giống về nhạc nền mà
không giống nhau về các thành phần khác thì đừng nên vội kết luận đây là hành vi
quảng cáo bắt chước vì muốn xác định đây là quảng cáo bắt chước thì phải có sự nhầm
lẫn của khách hàng, nghĩa là khách hàng khi xem mẫu quảng cáo bắt chước mà nghĩ là
sản phẩm quảng cáo của mẫu quảng cáo bị bắt chước thì khi đó mới được xem là quảng
cáo bắt chước.
Ví dụ, khách hàng thường rất quen thuộc với cá khúc nhạc nền của mẫu quảng
cáo sản phẩm của doanh nghiệp A, doanh nghiệp B lấy nhạc nền của mẫu quảng cáo
này đem về copy vào mẫu quảng cáo của mình và làm một mẫu quảng cáo với nhạc nền
giống như quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp A nhưng cuối mẫu quảng cáo có phần
đọc địa chỉ bán hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp B mà mẫu quảng cáo sản phẩm A
14
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

có thể có hoặc không có. Vì vậy, khi đăng quảng cáo trên phương tiện truyền hình đã
gây ra nhiều nhầm lẫn cho khách hàng. Nếu như một người quá quen thuộc với nhạc
nền của mẫu quảng cáo của doanh nghiệp A, nếu khách hàng chỉ nghe mà không nhìn
vào mẫu quảng cáo này thì rất có thể sẽ gây nhầm lẫn.
1.1.2.3. Dấu hiệu nhận biết hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn.
Quảng cáo gian dối, nhầm lẫn xảy ra trên các mặt như: các thông tin về giá, số
lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại…
Hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn về giá: Hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn về giá
rất phổ biến bởi giá cả là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi người tiêu dùng lựa chọn một
sản phẩm. Khi theo dõi những quảng cáo này, người tiêu dùng luôn tin rằng mức giá
đưa ra là mức giá hết sức hợp lý, do họ khó có thể đối chiếu được giá quảng cáo đưa ra
và giá thực tế của sản phẩm.
Các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn về giá có một số hành vi cơ bản sau:
- So sánh về giá: Các doanh nghiệp sẽ phóng đại mức giá của những sản phẩm
tương tự để tác động vào tâm lý của người mua. Người tiêu dùng luôn nghĩ rằng mình
được sử dụng sản phẩm, dịch vụ với giá tốt nhất mà chất lượng vẫn không đổi.
- Giảm giá: Hình thức này được sử dụng với mọi sản phẩm, dịch vụ và trên mọi
phương tiện quảng cáo. Các doanh nghiệp đưa ra mức giá hấp dẫn có thể lên tới 50%,
70% hoặc thậm chí hơn. Tuy nhiên giá trước khi giảm lại được đẩy cao hơn nhiều so
với mức giá thực tế.
- Bán hàng thanh lý: Đây cũng là một hình thức quảng cáo gây nhầm lẫn về giá
bởi người tiêu dùng luôn nghĩ rằng giá thanh lý thấp hơn giá ban đầu rất nhiều. Các cửa
hàng thường trưng biển “thanh lý toàn bộ”, “đóng cửa hàng”...để đưa ra thông điệp về
sự gấp rút hay giảm giá đột ngột nhằm lôi kéo khách hàng.
1.1.3. Phân loại hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.


15
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

+ Quảng cáo so sánh: là quảng cáo trong đó có nội dung so sánh giữa hàng hoá
dịch vụ, khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp( người quảng cáo) với đối tượng
cùng loại của một hay một số doanh nghiệp.
Ví dụ cụ thể cho loại quảng cáo này: Vụ việc Acecook kiện Masan lên Cục Quản
lý cạnh tranh vì cho rằng quảng cáo mỳ "Tiến Vua bò cải chua" vi phạm Khoản 1 Điều
45 Luật Cạnh tranh cấm "so sánh trực tiếp hàng hóa, sự việc Acecook kiện Masan lên
Cục Quản lý cạnh tranh vì cho rằng quảng cáo mỳ "Tiến Vua bò cải chua" vi phạm
Khoản 1 Điều 45 khi Masan cho phát sóng một đoạn quảng cáo với hình ảnh so sánh
một vắt mì màu vàng nhạt (vắt mì Tiến Vua bò cà chua - sản phẩm của Masan) và một
vắt mì màu vàng sậm (của một DN khác) cùng với thông điệp rằng nếu cho nước vào
vắt mì mà “nước chuyển sang vàng đục chứng tỏ sợi mì có nhuộm màu”. Như vậy,
Acecook có lập luận rằng, Masan đã "so sánh trực tiếp" với sản phẩm của Acecook.
Về bản chất, hành vi quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh có thể
được xem xét dưới góc độ lợi dụng uy tín hoặc công kích, gièm pha đối thủ cạnh tranh.
Quảng cáo so sánh gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh khi thu hút khách hàng về phía
mình thông qua hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Về nội dung, quảng cáo so sánh bao gồm nhiều nội dung nhưng chủ yếu so sánh
về giá và quảng cáo so sánh về đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ như tính năng, công
dụng, chất lượng…đây là những nội dung mà khách hàng quan tâm khi lựa chọn hàng
hóa, dịch vụ.

Về hình thức, quảng cáo so sánh bao gồm so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quảng cáo so sánh tương đối và tuyệt đối nhưng
có thể thấy rõ nhất cấp độ so sánh của hai loại hình quảng cáo này hoàn toàn khác nhau.
Khi quảng cáo so sánh tuyệt đối đi kèm sự kiểm chứng, xác nhận của một bên thứ ba
độc lập, khách quan (hiệp hội ngành nghề, tổ chức tiêu dùng, cơ quan truyền thông…)
thì đây là cơ sở kiểm chứng thông tin và đồng thời là cơ sở để xử lý vi phạm nếu có.
Trường hợp ngoại lệ của quảng cáo so sánh theo pháp luật Việt Nam ghi nhận trong
Nghị định số 37/2006/NĐ-CP cho phép thương nhân có thể thực hiện so sánh hàng hóa
của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo
16
SV: Nguyễn Mai Lan
Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử
dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh.
Như vậy tính chất không lành mạnh của hành vi quảng cáo so sánh được đánh
giá theo hai hướng: lợi dụng tên tuổi, uy tín, lợi thế cạnh tranh của người khác hoặc
công kích, hạ thấp uy tín đối thủ cạnh tranh. Khi thông tin quảng cáo chính xác những
lợi thế có thật của người này so với đối thủ cạnh tranh thì sẽ làm giảm chi phí, thời gian
và công sức tìm hiểu thông tin của người tiêu dùng, góp phần minh bạch hóa thị trường.
Mặt khác, khi doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh chính đáng so với đối thủ, sẽ
không hợp lý khi ngăn cản người đó công bố với công chúng, nếu ngăn cản có thể gây
ảnh hưởng tiêu cực với cạnh tranh. Trong mối quan hệ đối lập về lợi ích giữa các doanh
nghiệp tham gia thị trường, quảng cáo so sánh luôn có nguy cơ lệch hướng trở thành
cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, làm mất uy tín doanh

nghiệp. Nên pháp luật cạnh tranh không lành mạnh cần đặt hành vi này trong sự giám
sát chặt chẽ chống lại việc lạm dụng.
+ Quảng cáo bắt chước: là quảng cáo được thực hiện với nội dung, cách thức
giống hệt hoặc tương tự quảng cáo của người khác.
Ví dụ về nhãn hiệu gây nhầm lẫn : Cà phê Trung Nguyên
Công ty cà phê Trung Nguyên với thương hiệu G7 nổi tiếng cũng bị quy vào một
trong những doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Công ty Trung Nguyên đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình cốc đỏ của Nestlé để so
sánh trực tiếp sản phẩm G7 của họ với sản phẩm Nescafé của Nestles. Đó chính là
quảng cáo bắt chước sản phẩm của doanh nghiệp khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Quảng cáo bắt chước được quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2004
“Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng”. Tính chất
không lành mạnh của quảng cáo bắt chước thể hiện ở việc lợi dụng thành quả đầu tư lợi
thế cạnh tranh của người khác gây hậu quả tạo sự nhầm lẫn không đáng có cho khách
hàng (người tiêu dùng). Nhầm lẫn có thể chia ra nhiều loại khác nhau như nhầm lẫn về
nguồn gốc, nhầm lẫn về liên hệ…
Nhầm lẫn về nguồn gốc: khi khách hàng trực tiếp nhận những quảng cáo giống
nhau gây nên sự ngộ nhận rằng hai loại hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thuộc cùng
17
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

một chủ sản xuất, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa chính là thương hiệu của sản phẩm,
để tạo nên lòng tin cho người tiêu dùng, khi người tiêu dùng có nhầm lẫn về nguồn gốc

của hai loại hàng hóa dẫn tới nhu cầu tiêu dùng của họ bị tác động và gây hậu quả nhất
định đối với hàng hóa, dịch vụ bị nhầm lẫn.
Nhầm lẫn về liên hệ: khi hai loại hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thuộc cùng
một nguồn gốc, người tiếp nhận quảng cáo vẫn có thể cho rằng giữa hai nhà sản xuất có
mối liên quan, liên hệ, cùng thuộc một tập đoàn, có quan hệ đối tác hay ủy thác,
nhượng quyền. Hành vi này tạo dựng niềm tin không có thật cho người tiêu dùng nhằm
thu hút lợi nhuận cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động quảng cáo.
+ Quảng cáo gây nhầm lẫn: được chia ra làm hai loại: quảng cáo gian dối và
quảng cáo gây nhầm lẫn.
Quảng cáo gian dối có thể hiểu là đưa ra thông tin sai những nội dung sai lệch so
với thực tế khách quan, từ đó lừa dối người tiêu dùng.
Quảng cáo nhầm lẫn không đưa ra thông tin sai nhưng nội dung không đầy đủ,
không rõ ràng hoặc bỏ sót từ đó tạo ra sự hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Quy định quảng cáo gây nhầm lẫn tại Khoản 3 Điều 45 Luật cạnh tranh 2004
“Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung
sau đây: a)Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày
sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia
công; b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; c) Các thông tin
gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác”.
Ví dụ về hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn, đưa thông tin gian dối :
Mỳ Tiến Vua khiến người tiêu dùng "ngã ngửa" khi nói không có chất transfat,
nhưng thực tế tỷ lệ chất này có trong gói mỳ là 0,097%
Mỳ ăn liền Tiến Vua cũng đã có một thời khiến người xem quảng cáo hiểu rằng,
hễ mỳ màu đậm là có chất độc hại, mỳ màu nhạt mới tốt. Bên cạnh đó, clip quảng cáo
mỳ Tiến Vua cũng cho thấy, mỳ này không chứa chất transfat (loại chất béo gây chứng
đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành), ngay sau khi quảng cáo được phát trên truyền
hình, khán giả ngay lập tức có cảm giác lo sợ về việc ăn phải loại mỳ có transfat và mỳ
Tiến Vua mới là loại tốt cho sức khỏe.

18

SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

Nhưng người tiêu dùng đã “ngã ngửa” vì kết quả kiểm định mẫu mỳ Tiến Vua
cho thấy hoàn toàn ngược lại với thông điệp đoạn quảng cáo đưa ra. Cụ thể, theo kết
quả phân tích mẫu số 10071105/107315 của Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Sắc
Ký Hải Đăng (TP.HCM) thì trong một gói mỳ Tiến Vua, tỷ lệ chất transfat là 0,097%,
chứ không phải hoàn toàn không có như đã quảng cáo.
Rõ ràng, hành vi quảng cáo này đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng.
Tính trung thực được đánh giá theo tác động đến đối tượng của hành vi quảng
cáo trực tiếp đặt ra là khách hàng và người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh đó không thể phủ
nhận những tác động của quảng cáo gây nhầm lẫn đến đối thủ cạnh tranh khi khách
hàng mua sản phẩm dựa trên những thông tin sai lệch và chịu thiệt hại nhất định về kinh
tế thì đồng nghĩa với việc các đối thủ cạnh tranh mất khách hàng này. Quảng cáo gây
nhầm lẫn tạo nên hậu quả xấu làm thị trường trở nên không minh bạch và phúc lợi nền
kinh tế bị tổn hại.

19
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

1.2. Cơ sở ban hành và hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh
tranh không lành mạnh.
1.2.1. Cơ sở ban hành pháp luật hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh.
Trong cơ chế thị trường, bản thân thị trường luôn chứa đựng những khuyết tật. Một
trong những khuyết tật đó là hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, khuyết tật này
tiềm ẩn nguy cơ gây ra không ít hậu quả xấu đối với nền kinh tế - xã hội. Sự ra đời của
pháp luật quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh là kết quả của quá trình nhận thức về quy
luật khách quan của thị trường. Những yếu tố cơ bản tác động đến việc xây dựng pháp luật
về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam đó là:
Thứ nhất, nhu cầu kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi quảng
cáo cạnh tranh không lành mạnh. Cơ chế kinh tế mới đã giải phóng năng lực sản xuất
của xã hội (trong đó, sự gia tăng nhanh chóng số lượng doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế là minh chứng sống động) làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Hành vi quảng cáo tranh không lành mạnh với mật độ
dày hơn, xảy ra thường xuyên hơn tác động xấu đến môi trường cạnh tranh và gây thiệt
hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Do đó, môi trường xã hội và thực tiễn kinh
doanh đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý đủ sức điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh
tranh không lành mạnh.
Thứ hai, nhu cầu bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của doanh nghiệp. Quyền tự
do kinh doanh sản xuất đã được Hiến Pháp 2013 thừa nhận. Song thực tiễn đã xuất hiện
ngày càng nhiều hành vi của các doanh nhân xâm hại nghiêm trọng đến quyền kinh doanh
của người khác bằng các thủ đoạn so sánh, bắt chước, đưa ra thông tin sai lệch…Trong khi
đó, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động cạnh tranh chưa đủ các chế định để
ngăn chặn các thủ đoạn nói trên, bởi chúng thực hiện ngày càng tinh vi, phức tạp. Nhiều
hành vi chưa được xử lý hoặc mức độ xử lý chưa nghiêm làm ăn chân chính bị xâm phạm.
Do vậy, việc xây dựng pháp luật về hành vi quảng cáo cạnh tranh là cơ sở quan trọng để

bảo hộ cho quyền tự do kinh doanh của kinh doanh.
Thứ ba, nhu cầu chấp thuận các luật chơi chung trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Khi nhập vào sân chơi chung của thương mại quốc tế, bất cứ quốc gia nào trong đó
có Việt Nam phải chấp nhận các luật chơi đã được thừa nhận cho dù chúng có xuất xứ từ
đâu. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ không cho phép thị trường các nước thành
20
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

viên thiếu các nền thiết chế cần thiết để duy trì trật tự kinh doanh. Vì thế, một trong những
yêu cầu cần phải được đáp ứng triệt để để Việt Nam gia nhập WTO là phải có được những
khung pháp lý căn bản của thị trường, trong đó pháp luật liên quan đến quảng cáo cạnh
tranh không lành mạnh là một bộ phận khá quan trọng. Mặt khác, trong quá trình nước ta
mở cửa thị trường thông qua việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương đã và sẽ
xuất hiện những công ty đa quốc gia hoạt động ở Việt Nam. Với sức mạnh kinh tế của
mình, các công ty này dễ dàng sử dụng các hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh
nhằm loại bỏ các doanh nghiệp khác. Vì lẽ đó, sự ra đời của pháp luật về hành vi quảng cáo
cạnh tranh không lành mạnh không chỉ là Điều kiện cần của quá trình hội nhập mà còn là
sự cần thiết cho việc bảo hộ năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trước
sóng gió của hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, nhu cầu tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng. Xây
dựng thị trường từ những thành quả của cơ chế kế hoạch hóa cho nên trong quá trình
vận động của mình, thị trường Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều tư duy quản lý
cũ còn xót lại cả ở phía các nhà kinh doanh và cán bộ, cơ quan nhà nước. Mặc dù

nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh và trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, song tình trạng phân
biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa khu vực kinh tế quốc doanh và
khu vực dân doanh diễn ra khá phổ biến. Việc thiết lập những rào cản để bảo hộ cho các
doanh nghiệp nằm trong khu vực chủ quan hoặc bảo hộ của công quyền đã tạo ra sự bất
bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp, làm mất đi cơ hội kinh doanh hợp
pháp của các doanh nhân thuộc thành phần kinh tế tư nhân, gây thiệt hại cho người tiêu
dùng và đời sống kinh tế.
1.2.2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh.
a)Luật Cạnh tranh 2004
Luật cạnh tranh 2004 là văn bản điều chỉnh cốt lõi với hành vi quảng cáo cạnh
tranh không lành mạnh hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 39 và Điều 45, chương
III, hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó những quy định pháp luật này đã chỉ
ra được hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh thuộc hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.
b)Luật Thương mại 2005

21
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

Luật Thương mại 2005 là văn bản điều chỉnh gián tiếp đối với các hành vi quảng
cáo cạnh tranh không lành mạnh. Thứ nhất, quy phạm pháp luật điều chỉnh về thế nào là

quảng cáo thương mại, theo Điều 102, Luật này và quy định về các hành vi quảng cáo bị
pháp luật cấm theo Khoản 4, Điều 45, Luật Cạnh tranh 2004. Những hành vi quảng cáo bị
cấm này được quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9, Điều 109, Luật Thương mại 2005.
c) Luật Quảng cáo 2012
Luật Quảng cáo 2012 là văn bản điều chỉnh gián tiếp hành vi quảng cáo cạnh
tranh không lành mạnh. Khoản 1, Luật này cung cấp khái niệm về quảng cáo nhằm làm
rõ quảng cáo là gì. Và tại Điều 8, Luật này quy định về vấn đề hành vi cấm trong quảng
cáo, giúp bổ sung vào Khoản 4, Điều 45, Luật Cạnh tranh 2004 về các hành vi quảng
cáo mà pháp luật có quy định cấm.
d)Nghị định 71/2014/NĐ-CP, Nghị định Chính phủ năm 2014
Nghị định Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực cạnh tranh điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mại tại
chương 1, những quy định chung và mức phạt đối với hành vi quảng cáo cạnh tranh không
lành mạnh được quy định tại Khoản 1, Điều 33, Nghị định này. Và thẩm quyền xử phạt đối
với hành vi này được quy định tại Điều 40, mục 1, chương 3, Nghị định này.
Từ những liệt kê về hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo cạnh tranh
không lành mạnh nêu trên em cho rằng việc quy định như vậy là chưa đủ với pháp luật
về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh. Việc chưa đủ này thể hiện ở chính
thực trạng đang xảy ra ngày càng nhiều vụ việc vi phạm pháp luật quảng cáo cạnh tranh
không lành mạnh mà pháp luật không thể điều chỉnh được, ví dụ như hành vi quảng cáo
so sánh gián tiếp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chính
vì những thực tế còn đang nhức nhối trên mà pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không
lành mạnh cần phải được điều chỉnh và bổ sung tại các văn bản Luật, cũng như các
Nghị định hướng dẫn đi kèm sao cho pháp luật về khía cạnh này được đầy đủ và đóng
vai trò là cán cân công lý giúp cho sự vận hành của kinh tế thị trường được diễn ra lành
mạnh. Theo em nên có một nghị đinh hướng dẫn về hành vi quảng cáo cạnh tranh
không lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu hiều luật và thực hiện luật của không chỉ các
doanh nghiệp mà còn cả các cơ quan thực thị pháp luật nữa. Qua hơn 10 năm đi vào
thực tiễn nhưng những Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh lại chưa có Nghị định nào
quy định chi tiết về hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh. Mà thực tế, hành vi

này lại đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
22
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

1.3. Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh.
1.3.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh
Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một trong những dạng
thức vi phạm thuộc nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy, một cách khái
quát nhất, pháp luật hành vi này thuộc nhóm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh
không lành mạnh.
Trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh được xem là một trong những hành vi diễn ra phổ biến và
được các doanh nghiệp thực hiện nhiều nhất. Các hoạt động này đã và đang diễn ra
với mức độ và quy mô ngày càng lớn, xâm hại đến lợi ích của các doanh nghiệp khác
trên thị trường cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Điều đó cho thấy nhu cầu điều
chỉnh của pháp luật để kiểm soát hành vi này là hết sức cần thiết, đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay.
Một cách khái quát nhất, có thể định nghĩa, pháp luật điều chỉnh hành vi quảng
cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh; trách nhiệm pháp lý của những chủ thể thực hiện hành vi này; trình tự thủ

tục xử lý vụ việc cũng như các biện pháp chế tài được áp dụng, với mục đích chống lại
các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, thiết lập và bảo vệ môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh
Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh là những quy tắc xử sự chung, được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận qua
việc thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật, quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật.

23
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

1.3.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh
1.3.2.1. Hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hoá,
dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác .
Quảng cáo so sánh là việc các doanh nghiệp trong quá trình quảng cáo đã đưa ra
những thông tin có nội dung so sánh với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
Về bản chất, hành vi quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh có thể
được xem xét dưới góc độ lợi dụng uy tín hoặc công kích, gièm pha đối thủ cạnh tranh.
Quảng cáo so sánh gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh khi thu hút khách hàng về phía
mình thông qua hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Về nội dung, quảng cáo so sánh bao gồm nhiều nội dung nhưng chủ yếu so sánh
về giá và quảng cáo so sánh về đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ như tính năng, công

dụng, chất lượng…
Về hình thức, quảng cáo so sánh được chia thành nhiều mức độ khác nhau theo lý luận
cạnh tranh:
Thứ nhất, quảng cáo so sánh bằng là hình thức so sánh mang tính dựa dẫm, bằng việc
cho sản phẩm của mình có chất lượng, có cung cách phục vụ hoặc tính năng giống như
sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác, nhưng thực chất sản phẩm, cung cách
phục vụ của mình lại kém hơn rất nhiều.
Thứ hai, quảng cáo so sánh hơn là hình thức quảng cáo cho rằng sản phẩm của
người quảng cáo có chất lượng tốt hơn, cung cách, hình thức,…tốt hơn sản phẩm doanh
nghiệp khác, nhưng thực chất lại kém hơn hoặc ngang bằng với sản phẩm cùng loại.
Thứ ba, quảng cáo so sánh hơn nhất là hình thức quảng cáo khẳng định vị trí số
một của sản phẩm mình trên thị trường bằng cách cho rằng chất lượng, mẫu mã, phương
thức cung ứng…của mình là tốt nhất hoặc khẳng định rằng không có bất cứ sản phẩm
cùng loại nào trên thị trường có được những tiêu chuẩn trên như sản phẩm của mình.
Loại hình này thường thấy ở những đối tượng muốn khẳng định vị trí số một của mình
trên thị trường cung ứng hàng hóa, dịch vụ với những từ ngữ so sánh như sản phẩm số
một, chất lượng đỉnh cao, dịch vụ tốt nhất…

24
SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Tình

1.3.2.2. Hành vi bắt chước sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho
khách hàng

Bắt chước sản phẩm quảng cáo là việc dùng thông tin, hình ảnh, âm nhạc, màu
sắc, chữ viết…giống với sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp khác đã công bố trước
đó với mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, về chất
lượng… của sản phẩm được quảng cáo. Biểu hiện của hành vi “bắt chước” này trên
thực tế như thế nào mới được xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh không lành mạnh.
Nếu hành vi bắt chước này chỉ giống sản phẩm quảng cáo khác một phần thì có thể xem
là vi phạm hay không? Trong các mẫu quảng cáo thì có rất nhiều thành phần để tạo
thành nó như ý tưởng về hình ảnh, nhạc nền, âm thanh, khung ảnh,…nếu như một mẫu
quảng cáo nào đó mà chỉ giống về nhạc nền mà không giống nhau về các thành phần
khác thì không thể vội kết luận đây là hành vi quảng cáo bắt chước vì muốn kết luận
đây là hành vi quảng cáo bắt chước thì phải có sự nhầm lẫn của khách hàng, nghĩa là
khách hàng khi xem mẫu quảng cáo bắt chước mà nghĩ là sản phẩm của mẫu quảng cáo
bị bắt chước thì khi đó mới được xem là quảng cáo bắt chước.
Ví dụ, khách hàng thường rất quen thuộc với ca khúc nhạc nền của mẫu quảng
cáo sản phẩm của doanh nghiệp A, doanh nghiệp B lấy nhạc nền của mẫu quảng cáo
này đem về copy vào mẫu quảng cáo của mình và làm một mẫu quảng cáo với nhạc nền
giống như quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp A nhưng cuối mẫu quảng cáo có phần
đọc địa chỉ bán hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp B mà mẫu quảng cáo sản phẩm A
có thể có hoặc không có.Vì vậy, khi đăng quảng cáo trên phương tiện truyền hình đã
gây ra nhiều nhầm lẫn cho khách hàng. Nếu như một người quá quen thuộc với nhạc
nền mẫu quảng cáo của doanh nghiệp A, nếu như khách hàng chỉ nghe mà không nhìn
vào mẫu quảng cáo này thì rất có thể sẽ gây nhầm lẫn.
1.3.2.3. Hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho
khách hàng .
Quảng cáo gian dối, được hiểu là việc nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ, thông
qua hoạt động quảng cáo, cố ý phổ biến những thông tin không chính xác nhằm tạo ra
sự nhầm lẫn, dẫn đến việc giao kết không bình đẳng theo hướng bất lợi cho người tiêu
dùng.

25

SV: Nguyễn Mai Lan

Lớp:K48P2


×