Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Thời trang thân thiện ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.76 KB, 6 trang )

Thời trang thân thiện



Những sản phẩm được thiết kế từ các chất liệu có nguồn gốc thiên
nhiên ngày càng được phái đẹp ưa chuộng. Những món đồ này không chỉ đẹp,
lạ, sành điệu mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hành tinh xanh
của chúng ta.
Phụ kiện da cá
Nếu rắn và cá sấu là những loài động vật cần bảo tồn, không được săn bắt
thì biển cả lại cung cấp cho chúng ta một chất liệu không kém phần quyến rũ - đó
chính là da cá. Ấn tượng nhất là những sản phẩm thời trang làm từ da cá do Hãng
Unnurwear thiết kế, được trưng bày tại triển lãm lớn nhất của Iceland thời gian
vừa qua đã gây được tiếng vang lớn và tạo sức hút mạnh mẽ đến giới yêu thời
trang.
Với những cô nàng sành điệu, yêu thích đồ da chắc chắn sẽ mê mẩn những
chiếc túi được làm từ da cá hồi (Salmon) và cá rô (Perch-hay còn gọi là cá pecca)
được lấy từ nguồn chăn nuôi biển tại Iceland. Rồi những chiếc ví da cá được thiết
kế theo kiểu Clutch hình chữ nhật hoặc có hình thang khá lạ mắt. Những đường
vân cá xù xì nhưng đều tăm tắp giúp chiếc ví mềm mại và quyến rũ.
Da cá là một vật liệu tuyệt vời để làm nên những chiếc túi xinh đẹp, bởi da
cá có độ đàn hồi và độ bền cực cao, khó có thể bị rách. Thêm vào đó, chúng còn
có tác dụng chống chịu nước rất cao.
Tại những buổi lễ tiệc, sự hấp dẫn nào bằng một chiếc thắt lưng làm từ da
cá sang trọng và cuốn hút. Chiếc thắt lưng to bản với bề mặt mềm mại của những
chiếc vảy cá sẽ giúp bạn gái trông như nàng tiên cá vừa bước lên từ biển khơi
mênh mông.
Không chỉ da cá, ngày càng nhiều thương hiệu thời trang lớn trên thế giới
chú ý đến những nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, thời trang thân thiện với
môi trường, như thời trang tái chế, xe chạy bằng nguyên liệu sạch
Chất liệu dân dã của người Việt


Những chất liệu có nguồn gốc rất thiên nhiên như: mây, tre, nứa, bèo
thậm chí là cói, vỏ dừa, một chất liệu rất phong phú ở nước ta cũng trở thành
những mặt hàng thời trang ấn tượng, đẹp lạ, có sức tiêu thụ lớn trong và ngoài
nước.
Nhiều cửa hàng thời trang, đặc biệt là cửa hàng nhắm đến đối tượng du
khách ngoại quốc, xuất hiện tràn ngập những chiếc túi xách bằng cói, vỏ dừa.
Không ngấm nước, không bị mốc lại rất mềm với nhiều kiểu dáng sang trọng, quý
phái, những chiếc túi bằng chất liệu cói, lá ngô, tre, trúc, song mây tạo thêm nét
duyên dáng và phong cách thời trang cho người sử dụng. Chất liệu cói và lá ngô
được sử dụng nhiều trong những thiết kế phụ kiện, đặc biệt là túi xách. Những
chiếc túi nhỏ có quai và không quai là kiểu mẫu được ưa chuộng. Nhà thiết kế
Hữu Lợi cho biết: "Chất cói mềm do được hấp sấy nhiều lần đã tạo nên chất liệu
cói dai và có thể chống mốc một cách hữu hiệu. Chất cói với các sợi thô to được
dùng nhiều để đan túi, tạo túi cứng khuôn vuông, bên cạnh đó các nhà thiết kế còn
tạo ra những kiểu túi mới với chất cói xe, cói được xé mỏng, xe lại thành sợi nhỏ
rồi đan thành túi, những túi này thường mềm và rất dễ sử dụng". Không gai góc
như túi cói, túi lá ngô được tạo nên bằng những đường xoắn do những lá ngô được
xé nhỏ, sấy khô làm mềm lại. Trong đó, những lọn dây thừng to tạo thân túi,
những chiếc túi tre trúc được tạo thành bởi những lát tre mảnh và nhỏ. Những lát
tre này được đan thành những bông hoa nhỏ nối tiếp nhau và đính kèm những hạt
kim sa tạo độ lung linh cho túi. Màu sắc của những chiếc túi này không rực rỡ
nhưng tạo cảm giác dịu dàng, thanh thoát, tươi sáng. Chị Hoàng Yến, chủ một
hiệu may cho biết: "Thời gian gần đây, những mẫu thiết kế áo dài may bằng vải
khăn rằn rất được ưa chuộng. Để chiếc áo dài vẫn thướt tha, duyên dáng khi may
bằng chất liệu thô cứng như khăn rằn, nhà thiết kế thường cách điệu tà áo, cổ, tay
hoặc khoét lưng. Những mẫu áo này tạo không ít ấn tượng với khách nước ngoài".

Yếu tố nổi bật của nền công nghiệp thời trang, cụ thể là ngành thiết kế, luôn
có sự trở lại. Những mẫu thiết kế nón, túi xách, giày dép cũng không nằm ngoài
quy luật này. Thật ra, từ nhiều năm trước, chất liệu cói đã rất thịnh hành và được

giới trẻ ưa chuộng vì chất "bụi", lạ và mới mẻ. Nhà thiết kế Thanh Tùng cho biết:
"Bắt nguồn từ vài sinh viên phương Tây, Nhật Bản xuất hiện với những chiếc giỏ
cói, những đôi dép bằng bèo rất "bụi" và cá tính, một bộ phận giới trẻ Việt Nam
cũng bắt đầu chú ý và theo đuổi xu hướng này. Tuy nhiên, dù nắm được thị hiếu
của người tiêu dùng nhưng các nhà thiết kế khó có thể ứng dụng các chất liệu này
vào công nghiệp thiết kế chuyên nghiệp". Đồng tình với quan điểm này, nhà thiết
kế Trọng Nguyên khẳng định: "Khuynh hướng này chỉ là một trào lưu mang tính
nhất thời. Bởi, cho đến thời điểm này, các chất liệu dân dã chỉ được ứng dụng để
thiết kế đồ trang sức, phụ kiện đi theo một xu hướng thời trang, cụ thể là xu hướng
thiết kế trang phục bôhêmiêng. Khi xu hướng này kết thúc, tự nhiên đồ phụ kiện
cũng không còn thịnh hành".
Tuy vậy, hầu hết các nhà thiết kế đều khẳng định những chất liệu dân dã
như cói, song mây, lá tre, hạt gỗ, bèo, vải bố đều là những chất liệu đẹp và có thể
trở thành chất liệu chính cho các mẫu thiết kế. Những chất liệu này phải được xử
lý bằng kỹ thuật hiện đại để trở thành những chất liệu có tính ứng dụng cao. Nhà
thiết kế Anh Vũ khẳng định: "Một số nước trên thế giới, điển hình là Trung Quốc,
đã làm được điều này, biến những chất liệu thô sơ thành chất liệu công nghiệp".
Cách làm này đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến và không ít tốn kém.

×