Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TAI LIEU XD TRUONG THAN THIEN HS TICH CUC 2010.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.81 KB, 17 trang )

BÀI HỌC KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC,
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG, KỸ NĂNG QUẢN LÝ
Tiến sĩ triết học Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng
Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TRƯỜN HỌC THÂN THIỆN
HỌC SINH TÍCH CỰC
1. Tổ chức triển khai phong trào
• Nghiên cứu và quán triệt nội dung.
• Tổ chức bàn rộng rãi.
• Xây dựng kế hoạch triển khai.
• Kiểm tra, giám sát.
• Sơ kết đánh giá, khen thưởng, rút kinh nghiệm
2. Phối hợp các bên có liên quan
• Xác định bên liên quan.
• Nhu cầu làm việc đến đâu thì phối hợp đến đó.
• Thực hiện theo chức năng của mỗi bên, giáo dục chủ động.
• Phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh.
3. Xây dựng qui tắc ứng xử trong nhà trường
• Tạo môi trường học tập, rèn luyện
• Góp phần giáo dục kỹ năng sống
• Góp phần xây dựng đời sống văn hoá tại địa phương
4. Bắt đầu làm từ việc nhỏ, cần thiết nhất cho cơ sở
Ví dụ 1: Không làm bẩn bàn, ghế, tường lớp học, trường học.
Ví dụ 2: Có khẩu hiện ngắn gọn, nhắc nhở để suy ngẫm
5. Tổ chức các mô hình thư viện thân thiện.
1
• Thư viện linh hoạt.
• Thư viện xanh.
• Thư viện đa năng (có góc chuyên đề luân phiên)
• Giới thiệu sách


6. Đưa lên trang web của trường, sở
• Giới thiệu danh nhân mà trường có mang tên, truyền thống nhà trường,
địa phương, di tích, danh thắng ở địa phương.
• Kinh nghiệm, sáng kiến của cá nhân, tập thể.
• Kiến thức cơ bản về giáo dục kỹ năng sống.
• Kết nối, giao lưu với trường cùng mang tên danh nhân.
• Các thông tin cần thiết
7. Tổ chức ngày hội văn hoá dân gian trong trường học.
• Nội dung: trò chơi dân gian, thi tìm hiểu theo chủ đề, hát dân ca, giới
thiệu về ẩm thực địa phương,...
• Thời điểm: Một ngày vào dịp lễ hội kỉ niệm, hoặc ngày nghỉ cuối tuần.
Một năm từ một đến hai lần.
• Tổ chức: Do các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và học sinh chủ
trì thực hiện (cán bộ giáo viên tham gia dự).
• Kinh phí: Chủ yếu là tự đóng góp, hỗ trợ từ các nguồn ngoài ngân sách.
8. Thành lập tổ tư vấn trong trường
• Tư vấn về tâm lý, hướng nghiệp.
• Tham gia tổ chức tư vấn: có cả giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh
(luân phiên hàng năm, có thành phần cốt cán tham gia liên tục).
9. Tổ chức lễ Tri ân và trưởng thành, viết vẽ về “mái trường thân yêu”.
• Lễ Tri ân và trưởng thành.
• Thi viết về “mái trường thân yêu”.
10. Tổ chức thi lớp đẹp, trường đẹp.
• Nội dung: đẹp về cảnh quan, môi trường, quan hệ ứng xử, chất lượng
dạy và học,...
2
• Hình thức: do học sinh tự tổ chức xây dựng lớp, trường; thi từng hạng
mục công việc và cụ thể.
11. Thực hiện “ba đủ”: đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở.
• Rà soát diện thiếu.

• Phân công đỡ đầu địa chỉ cụ thể cho các ban, ngành, cá nhân.
• Đề xuất cơ chế xã hội giải quyết
• Trong trường: GVCN → trường kiểm tra → Đề nghị hội khuyến học
• Ngoài trường: BCĐ phổ cập GD, BCĐ xoá đói giảm nghèo
12. Xây dựng đề án không có HS bỏ học (do chính quyền địa phương duyệt)
• Phân loại HS bỏ học để vận động trở lại học
• Tổ hỗ trợ HS học lực yếu kém
• Tìm giải pháp cụ thể đối với gia đình HS có hoàn cảnh khó khăn
• Có giải pháp giáo dục đặc biệt đối với HS lười học
• Tạo điều kiện chữa bệnh cho HS yếu về SK và vận động đi hoc khi
bình phục
13. Tìm hiểu thông tin qua phiếu hỏi
• Tình hình giảng dạy của thầy cô từng bộ môn (nội dung, ứng xử, kiểm tra)
• Tình hình học tập (thái độ với môn học – lí do thích hoặc không)
• Nề nếp của lớp, trường, giáo viên chủ nhiệm.
• Các kiến nghị, đề xuất
14. Sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học
• Liên hệ vơi thực tiễn, sưu tầm tài liệu.
• Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
• Nghiên cứu khoa học, sáng kiến.
• Tổ chức các cuộc thi
15. Lớp học thông minh:
- Bàn 1, 2 chỗ ngồi cho 30-35 học sinh
- Khai thác đủ 4 bức tường (không gian lớp học)
3
- Sắp xếp cặp học sinh, dụng cụ học tập và các loại khác ngăn nắp, tiện lợi,
thẩm mĩ.
- Sản phẩm của học sinh trưng bày ngăn nắp như đồ dùng dạy, đồ dùng học.
- Không có bục giảng cố định cho giáo viên
16. Giao tiếp thân thiện

Có hộp thư Điều em muốn nói hoạt động hàng tuần.
- Có hộp thư Cám ơn ở từng lớp,có nơi cho HS giới thiệu về mình (Em và
các bạn)
- Có thư viện lớp và các buổi giới thiệu sách hay đến các bạn.
- GV không dạy học theo kiểu đọc-chép, đàm thoại thông thường.
- Có chương trình phát thanh măng non hoặc bản tin của lớp.
- HS biết đặt câu hỏi cho nhau
17. Chú trọng tuyên truyền
• Mục đích: Phát huy sáng kiến, mở rộng sự đồng thuận và hỗ trợ, nâng
cao nhận thức.
• Nội dung: Tuyên truyền trong trường, trên đài, báo (mỗi tháng có 1 bài
về giáo dục nói chung trên đài phát thanh, truyền hình của tỉnh).
• Xử lý: các vấn đề tích cực và nổi cộm (xử lý nhanh).
• Vận động sự tham gia.
18. Chăm sóc di tích
- Hướng dẫn viên không chuyên
- Vườn hoa: trường học thân thiện, học sinh tích cực
- Chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ
- Chăm sóc con đường trường em
19. Hội chợ chia sẻ đồ dùng, đồ chơi
- Góp đồ dùng, đồ chơi, truyện để trao đổi
- Hỗ trợ học sinh khó khăn
20. Ra chơi tích cực
- Thể dục, múa hát toàn trường theo bài hát, làn điệu dân ca
4
- Chơi trò chơi dân gian, đọc truyện
21. Góc học tập thân thiện
• Địa điểm: Yên tĩnh, cách biệt với nơi sinh hoạt chung
• Ánh sáng: Tập trung, 2 nguồn, thuận chiều
• Bàn ghế hợp với nhu cầu sử dụng

• Trang trí: Đơn giản, tạo tâm lý thoả mái, tập trung
22. Tăng cường tính tích cực của HS
• Hướng dẫn học cho HS: Chuẩn bị bài ở nhà
• Học trên lớp
• Hỗ trợ HS yếu kém: Kiến thức, kỹ năng
• Đỡ đầu học sinh cá biệt
23. Giáo viên chủ nhiệm
• Cụ thể hoá kế hoạch từng GV chủ nhiệm
• Bồi dưỡng chuyên môn
• Đánh giá tổng kết
24 . Tiếng trống học bài
Trưởng thôn ( Bí thư chi đoàn) phát hiệu lệnh trống cho học sinh phổ
thông
+Sáng : 5h (mùa đông), 4h 30(mùa hè) trừ chủ nhật
+ Tối: 19h ( mùa đông), 19h 30 (mùa hè) trừ thứ 7
- Trong thời gian học bài: Không làm ảnh hưởng tới việc học
- Ông bà cha mẹ , người thân giám sát việc học
- Trường, hội Khuyến học, Đoàn, an ninh chính quyền kiểm tra, đánh
giá, phòng giáo dục đôn đốc kiểm tra.
- Đối tượng: HSTH, THCS, THPT, BTTHPT
25. Tổ chức giao lưu
- Cụm trường trên cùng một địa bàn, cùng điều kiện, hỗ trợ nhau
- Đơn vị bộ đội, tổ chức, làng nghề, đơn vị sản xuất
- Cựu học sinh của trường, cựu chiến binh, gương điển hình, người thành đạt
5
26. Tổ chức giờ dạy tại bảo tàng, nơi tham quan , giao lưu
- Chọn giờ dạy phù hợp: lịch sử, giáo dục công dân, đạo đức, hướng
nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp….
- Chuẩn bị giáo án, tư liệu, nội dung: Cả giáo viên và học sinh, nơi thực
hiện.

- Để học sinh tham gia tự giác, chủ động theo hướng mở.
II.GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG, KỸ NĂNG QUẢN LÝ CÔNG VIỆC
A. KHÁI NIỆM
1. Nội hàm kĩ năng sống
Sức khoẻ, sống khoẻ mạnh và kỹ năng sống có mối quan hệ mật thiết.
1.1. Sức khoẻ
Là trạng thái thoả mãn một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và xã
hội. Người có sức khoẻ tốt được hiểu là người có trạng thái thể chất, tinh thần
và xã hội tốt. Như vậy, con người không có bệnh tật mới chỉ là một trong các
chỉ số để đánh giá sức khoẻ, song không phải đó là điều kiện đủ. Khoa học đã
chỉ ra rằng bệnh tật có mối quan hệ chặt chẽ với trạng thái tinh thần (thể chất)
và xã hội. Người sống trong lo âu, suy nghĩ tiêu cực về một cuộc sống quá
nhiều dễ sinh ra nhiều bệnh, ốm đau.
1.2. Sống khoẻ mạnh
Là sống có được sức khoẻ về thể chất, tinh thần và xã hội. Ngoài điều
kiện khách quan tạo cho con người có sức khoẻ thì vấn đề mỗi người phải chủ
động tận dụng các cơ hội đó, tạo cho mình cân bằng trong cuộc sống và vươn
lên làm chủ hoàn cảnh. Cùng một điều kiện thời gian đồng khách quan về
điều kiện sống, song con người ta rất khác nhau về mức độ sống khoẻ mạnh.
Biết làm chủ sức khoẻ và tham gia cải thiện điều kiện khách quan.
1.3. Làm thế nào để sống khoẻ mạnh
Mục tiêu
+ Hiểu khái niệm sức khoẻ và sống khoẻ mạnh
+ Biết các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống khoẻ mạnh
6

×