MỤC
LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu........................................................................................3
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu...........................................................2
IV. Phạm vi, thời gian thực hiện............................................................................2
B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..............4
I. Cơ sở lý luận......................................................................................................3
II. Thực trạng.........................................................................................................3
1. Thuận lợi
3
2. Khó khăn
4
III. Một số biện pháp thực hiện đề tài....................................................................5
1. Phát hiện, tuyển chọn
5
2. Bồi dưỡng
5
a. Giáo viên
5
b.Về lượng kiến thức bồi dưỡng cho học sinh
6
c. Khơi dậy lịng say mê, u thích mơn học ở học sinh
11
d. Về phương pháp và kinh nghiệm làm bài:
12
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................14
I. Kết luận...........................................................................................................14
II. Bài học kinh nghiệm......................................................................................14
II. Kiến nghị, đề xuất..........................................................................................15
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học cơng nghệ nói chung
của ngành Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, ngày nay là một phần
không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã
hội Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và
CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT. Đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới
nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Ngành giáo dục đã đưa
môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học, học sinh được tiếp xúc
với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu
để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
* Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học:
Chính vì sự quan trọng của CNTT trong cuộc sống hiện nay nên việc
bồi dưỡng HSG môn tin học là vô cùng quan trọng và cấp thiết và là sự trăn trở của
các nhà quản lý giáo dục cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy và của cả xã
hội. Giúp học sinh Tiểu học có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin
học trong học tập và giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để
trẻ em thích ứng với đời sống hiện đại là trách nhiệm của nền giáo dục nước nhà
hiện nay. Để học sinh thao tác được với máy tính và làm các bài tập theo SGK tin
học tiểu học thì khá dễ dàng nhưng để giúp học sinh sử dụng máy tính làm công cụ
học tập các môn học khác và khai thác thông tin nhờ máy tính thì lại là vấn đề khó.
Vì lẽ đó nên trong suốt q trình giảng dạy bản thân tôi luôn trẳn trở, suy nghĩ làm
thế nào để giúp các em học giỏi tin học. Giúp học sinh học tiểu học giỏi tin học là
làm nền móng cho các em ở các cấp học tiếp theo.
II. Mục đích nghiên cứu
Những mục đích cụ thể như sau:
- Giúp học sinh thấy được vai trị của máy tính trong đời sống, qua đó giúp
học sinh u thích mơn học hơn.
- Bước đầu giúp học sinh làm quen với cách giải quyết vấn đề có ứng dụng
cơng cụ tin học.
- Bồi dưỡng năng lực trí tuệ cho học sinh khi bắt đầu học Tin học.
- Rèn luyện cho các em phẩm chất cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, thói quen tự
kiểm tra trong q trình học tập.
- Nâng cao tính độc lập và tương tác trong giờ học đối với học sinh.
Cũng qua sáng kiến này, tơi mong muốn giáo viên sẽ có thêm cách nhìn mới
và sâu sắc hơn về tính ứng dụng và sự linh hoạt của CNTT, từ đó chú ý đến việc
1 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
đưa CNTT vào trong dạy học, rèn luyện kỹ năng cho các em học sinh. Và hướng
đến mục tiêu tổng quát là khai thác hiệu quả vào tư duy lôgic của học sinh giúp học
sinh phát triển khả năng tiềm tàng để học tập giỏi, toàn diện. Với sáng kiến này,
bản thân tôi cũng tự đúc rút cho mình những kinh nghiệm để làm luận cứ cho
phương pháp dạy học mới của tôi trong những năm tiếp theo.
Với thực tế giảng dạy cũng như tìm hiểu tài liệu, trao đổi với các đồng
nghiệp để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài:
“Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học” để cùng bàn
luận và tìm ra cách làm tốt nhất phục vụ cho việc giảng dạy môn Tin học.
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh khối 5.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Thực tế chuyên đề, thảo luận cùng đồng nghiệp.
+ Dạy học thực tiễn trên lớp để rút ra kinh nghiệm.
+ Môn Tin học lớp 3+4+5
+ Phỏng vấn học sinh.
+ Kiểm tra việc học tập của học sinh
+ Sử dụng bảng biểu đối chiếu
+ Điều tra hồ sơ, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp.
IV. Phạm vi, thời gian thực hiện
- Phạm vi thực hiện: Học sinh khối 5
- Thời gian thực hiện: từ tháng 9/ 2019 đến tháng 6/2020
2 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
- Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TT ngày 9/12/2000 về việc đổi
mới chương trình giáo dục phổ thơng: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng
sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
- Chỉ thị 29/CT của trung ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
- Thông tư số 14/2002/TT- BGD& ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt
chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
- Thông tư số 30/2014/TT – BGĐT ngày 28/8/2014 về việc đánh giá học sinh tiểu
học: đánh giá học sinh thường xuyên bằng nhận xét; môn tin học tham gia đánh giá
kết quả của học sinh.
II. Thực trạng
1.Thuận lợi:
*Nhà trường:
Trường chúng tôi là đơn vị đi đầu trong phong trào dạy và học tin học ở cấp Tiểu
học của Huyện. Đưa Tin học vào giảng dạy từ năm 2013.
- Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở cật chất, máy móc trang thiết bị đáp ứng
khá đầy đủ yêu cầu việc dạy và học tin học.
- Chuyên môn nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo việc dạy và học tin học, vạch ra
kế hoạch bồi dưỡng HSG ngay từ đầu năm học.
- Đảng Ủy chính quyền địa phương và phụ huynh đồng thuận ủng hộ.
*Giáo viên:
- Giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành, tinh thần trách nhiệm cao, ham học
hỏi và dành nhiều tâm huyết trong việc giảng dạy nói chung và trong việc
bồi dưỡng HSG tin học nói riêng. Giáo viên đã góp phần khơi dậy phong trào học
tập Tin học cho học sinh và việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của nhà trường
một cách sơi nổi. Với lịng nhiệt huyết của tuổi trẻ, yêu nghề, yêu trẻ và sự say sưa
nổ lực phấn đấu của giáo viên cũng như sự hăng say học tập của nhiều thế hệ
học sinh.
* Học sinh:
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới
nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
2. Khó khăn:
* Nhà trường:
Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng HSG mơn tin học nhưng không dành nhiều thời
gian tổ chức ôn luyện giống như các mơn Tốn, Tiếng Việt. Mà giáo viên chỉ chủ
yếu bồi dưỡng kết hợp trong các giờ học trong chương trình theo phương pháp dạy
3 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
phân hóa đối tượng.
* Giáo viên:
- Tuy đã được đào tạo đúng chuyên ngành nhưng giáo viên dạy tin học là giáo viên
trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc bồi dưỡng HSG.
* Học sinh:
Tuy học sinh yêu thích mơn học nhưng vì mơn học chưa có vị trí quan trọng
trong việc thi cử, đánh giá chung nên học sinh có phần lơ là xem nhẹ. Việc học sinh
tiếp cận với kiến thức cao, sâu hơn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó phụ huynh học
sinh cũng chưa thấy được tầm quan trọng của việc học tin học nên không đầu tư
cho con em nhiều trong vấn đề này.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã thống kê kết quả thi HSG Tin học qua các
cuộc thi Tin học trẻ không chuyên các cấp như sau:
Năm học
2017-2018
2018-2019
Thi cấp Huyện
Thi cấp TP
5 HS tham gia
Khơng có hs tham gia
4 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1/ Phát hiện và tuyển chọn.
Chất lượng, hiệu quả của đội tuyển phụ thuộc phần lớn vào đối tượng
được tuyển chọn.
Trước khi thành lập đội tuyển tôi quan tâm tới đối tượng học sinh, đặc biệt là
những học sinh có khả năng học tốt mơn tin học; tìm hiểu tố chất, năng lực lĩnh
hội kiến thức cũng như tâm lý, nhu cầu, động cơ học tập của các em để đo mức độ
hứng thú và say mê học tập. Trên cơ sở đó, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng và
ý thức học tập của các em; khích lệ, động viên kịp thời. Nếu không cố gắng, tâm
huyết với công việc thì khó có thể phát hiện được học trị có tố chất “trị xuất sắc”.
Khơng phát hiện được học trị có tố chất “trị xuất sắc” thì việc bồi dưỡng học sinh
giỏi sẽ rất gian nan.
Yếu tố trò xuất sắc được hiểu là có tố chất học tập và nghiên cứu mơn học, có
tinh thần say mê, ham học hỏi, có khả năng biến q trình được thày cơ đào tạo
thành q trình tự đào tạo: và đặc biệt phải có khả năng và phương pháp tự học.
Học sinh có khả năng và phương pháp tự học sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức và
ghi nhớ được lâu.
5 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
Vì đây là mơn học đặc trưng, như chúng ta biết việc thi HSG tin học lại liên
quan đến nhiều kiến thức của môn học khác đặc biệt là mơn tốn. Vì vậy GV tin
học sau khi nhắm vào một số đối tượng thì phải tìm hiểu khả năng học tốn của các
đối tượng đó thơng qua giáo viên chủ nhiệm. Mặt khác có những học sinh giỏi tốn
nhưng chưa say mê mơn tin học thì GV tin học lại động viên khích lệ những học
sinh này u thích mơn học của mình để từ đó có thể bổ sung thêm vào danh sách
đội tuyển.
2/ Bồi dưỡng:
a. Giáo viên:
Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cơ là yếu tố hàng đầu đóng vai
trị quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền dạy hứng thú, niềm
say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự
học thì bản thân thầy cơ cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và
năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng
nghiệp. Để đạt hiệu quả như mong muốn, người thầy phải không ngừng rèn luyện
để trở thành “Thầy giỏi” ở góc độ tâm huyết và năng lực, ở sự am hiểu về đối
tượng học trò và kiến thức chuyên môn, ở phương pháp truyền đạt khoa học, sáng
tạo và lôgic. Các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại phải được sử dụng
linh hoạt và nhuần nhuyễn, phải nhằm vào việc phát huy được khả năng tự học, tự
nghiên cứu của học trị, tích cực trong lĩnh hội kiến thức. Coi đây chỉ là vấn đề lý
thuyết sẽ không thành công. Giáo viên phải rất cố gắng và nghiêm túc với chính
mình trong trong các khâu của q trình tuyển chọn, bồi dưỡng HSG, trong đó có
khâu chuẩn bị thiết kế nội dung bồi dưỡng. Đặc biệt môn tin học là một lĩnh vực
không ngừng phát triển và thay đổi vì vậy người giáo viên giảng dạy tin học phải
không ngừng học tập và cập nhật những kiến thức mới về lĩnh vực CNTT để kịp
thời bổ sung cho học sinh khi mà SGK tin học chưa bổ sung kịp thời.
b.Về lượng kiến thức bồi dưỡng cho học sinh
Kiến thức là nền tảng cho việc bồi dưỡng HSG từ cấp Huyện, cấp Thành phố
đến cấp Quốc gia. Học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và xun suốt chương
trình ngồi ra cần có những kiến thức mở rộng nâng cao mới có khả năng giải các
đề thi HSG tin học. Với đặc trưng mơn học và hình thức tổ chức thi HSG tin học
như những năm học qua. Theo tôi cần bồi dưỡng cho học sinh 4 mảng kiến thức
sau:
* Mảng kiến thức chung về máy tính.
6 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
Đây là mảng kiến thức quan trọng giúp các em thơng hiểu về máy tính; cấu
trúc và sơ đồ làm việc, các thuật ngữ tin học, các từ viết tắt bằng tiếng Anh, các hệ
điều hành, chương trình ứng dụng, các hàm tính tốn đơn giản trong EXEL, khái
niệm về hệ điều hành, khái niệm về đường dẫn, phần cứng, phần mềm, bộ nhớ
trong, bộ nhớ ngoài, quy tắc đặt tên tệp, thư mục trong MS-DOS, một số lệnh cơ
bản của chương trình MS-DOS. Ngồi ra phải cung cấp cho học sinh biết hệ đếm
nhị phân dùng trong máy tính, đơn vị đo thông tin và cách quy đổi giữa các đơn vị
đo thông tin. Đây hầu như là các kiến thức mở rộng và nâng cao ngồi chương trình
SGK tin học.
- Nội dung kiến thức này phải được giáo viên thiết kế thành từng mảng nhỏ cung
cấp cho học sinh vừa qua lý thuyết vừa qua thực hành thông qua các buổi học ở
lớp và các buổi ơn luyện tập trung. Vì đây là mảng kiến thức nâng cao và có tính
trừu tượng nên giáo viên phải giảng giải kỹ để học sinh nắm được vấn đề một cách
sâu sắc.
Ví dụ: Khi cung cấp cho HS khái niệm phần cứng, phần mềm. GV cung cấp
khái niệm rồi sau đó lấy ví dụ trực quan minh họa.
+Khái niệm: Tồn bộ thiết bị, linh kiện cơ khí và vật lý của máy tính gọi là
phần cứng. (GV lấy ví dụ minh hoạ: Như thân máy, màn hình, bàn phím, chuột...)
hoặc có thể giải thích cho học sinh hiểu theo cách sau: phần cứng máy tính là
những gì thuộc về máy tính mà ta thấy được bằng mắt và sờ được bằng tay.
+Khái niệm: Phần mềm là những chương trình chạy trên máy tính. (ta khơng
sờ được bằng tay nhưng ta thấy được sự hiện diện của nó khi nó chạy trên máy
tính). Hay ta có thể ví phần cứng là thể xác và phần mềm là linh hồn và trí tuệ. Làm
như vậy học sinh mới có thể tránh nhầm lẫn giữa phần cứng và phần mềm. Và đặt
câu hỏi trắc nghiệm sau để củng cố việc nắm khái niệm trên.
Đĩa mềm là phần cứng hay phần mềm?
A. Phần mềm
B. Phần cứng.
C. Không thuộc phần nào
Nếu giáo viên không giảng giải thấu đáo học sinh sẽ nhầm lẫn và cho rằng đĩa
mềm là phần mềm.
* Mảng kiến thức kỹ năng thực hành soạn thảo và xử lý văn bản.
+ Cung cấp nhiều kiến thức nâng cao và rèn học sinh thực hành thành kỹ
năng kỹ xảo trong việc xử lý văn bản:
7 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
Để học sinh có kỹ năng thao tác nhanh với máy tính nói chung với phần
mềm soạn thảo nói riêng. Ngay từ đầu năm học lớp 3 cùng với việc rèn luyện học
sinh đại trà kỹ năng gõ phím bằng mười ngón giáo viên chú trọng đến những đối
tượng mà trong tầm mình ngắm làm đối tượng để bồi dưỡng HSG ở các lớp trên.
Với những em này giáo viên nên động viên, khích lệ để học sinh tạo thành thói
quen thao tác nhanh với máy tính trong tất cả các phần mềm: phần mềm học tập
cũng như phần mềm giải trí.
Để có được thao tác nhanh thì cần có kiến thức vững chắc, khi có kiến
thức vững chắc thì mọi thao tác trở thành kỹ năng, kỹ xảo giúp học sinh thực
hiện nhanh.
Ví dụ: Khi dạy cho học sinh thao tác lưu tệp văn bản, giáo viên cần cung cấp
nhiều cách thực hiện để học sinh lựa chọn cách làm nhanh nhất đó cũng tăng thêm
kiến thức tin học cho học sinh.
Hay khi dạy cho học sinh thay đổi cỡ chữ thì giáo viên hướng dẫn thêm
cách thay đổi cỡ chữ bằng tổ hợp phím, thao tác này rất nhanh so với việc
dùng nút lệnh.
Hay với nhiều thao tác khác giáo viên cần cung cấp và hướng dẫn học
sinh thực hiện bằng chuột và bằng bàn phím như vậy vừa giúp học sinh thao tác
nhanh lại có thể xử lý văn bản trong trường hợp chuột bị hỏng.
Với nội dung kiến thức “Em tập soạn thảo” trong SGK tin học tiểu học
thì học sinh thực hiện khá dễ dàng vì vậy cần mở rộng và nâng cao cho học sinh
trong đội tuyển nói riêng và HSG cấp trường nói chung những nội dung kiến
thức sau:
Chèn ký hiệu đặc biệt; tạo chữ nghệ thuật, chèn tiêu đề đầu trang cuối trang;
tạo chữ hoa lớn đầu dòng, chia cột báo, soạn cơng thức tốn hay vẽ hình trong văn
bản; định dạng trang in... với phương châm giúp học sinh “học đến đâu thực
hành đến đấy”. Giáo viên vừa cung cấp kiến thức mở rộng vừa làm mẫu trên máy
chiếu và cung cấp bài mẫu cho học sinh thực hành. Lúc đầu là yêu cầu học sinh
thao tác đúng sau dần cần yêu cầu cao hơn vừa đúng vừa nhanh.
Tìm hoặc thiết kế các bài soạn thảo mẫu yêu cầu học sinh thực hiện và thi
đua lẫn nhau trong nhóm đội tuyển.
Qua việc soạn thảo văn bản theo mẫu cần yêu cầu học sinh có những nhận
xét chung về cách trình bày văn bản từ đó có thể tự soạn thảo và trình bày văn bản
theo một chủ đề nào đó như: đơn xin vào đội; biên bản sinh hoạt lớp; bảng báo cáo
kết quả học tập; thiếp mời sinh nhật; giấy mời họp phụ huynh...
Ví dụ: như việc tạo một thiếp mời sinh nhật chẳng hạn. Cần yêu cầu họcsinh
soạn thảo đầy đủ nội dung chọn phơng chữ đẹp, cỡ chữ phù hợp và có hình
ảnh minh hoạ để thêm sinh động.
* Mảng kiến thức kỹ năng về lập trình để vẽ hình.
8 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
Lập trình là nội dung kiến thức mang đậm tính logic tốn học vì vậy cần phối
hợp với giáo viên chủ nhiệm. Để chọn được một học sinh hội đủ các tiêu chuẩn giỏi
tin, giỏi tốn, có năng khiếu vẽ bằng ngơn ngữ lập trình thì rất khó nên chỉ chú
trọng vào hai yếu tố đầu và bồi dưỡng thêm khả năng vẽ tranh trên máy tính. Với
nội dung này thì cần sự hỗ trợ của giáo viên mỹ thuật. Giáo viên mỹ thuật có nhiệm
vụ hướng dẫn học sinh phác thảo bức tranh có bố cục chặt chẽ và nổi bật chủ đề
cần thể hiện. Còn giáo viên tin học hướng dẫn học sinh bằng các công cụ và kỹ
thuật vẽ tranh trên máy tính, vẽ tranh từ các câu lệnh, tạo khung cảnh , phối cảnh
trong khi lập trình về game, hoạt hình, truyện tranh.....
Một HS đang lập trình tạo một câu chuyện hoạt hình
9 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
Trị chơi hứng táo trên Scracht
Để hồn thành một bức tranh vẽ trên máy tính đã mất rất nhiều thời gian, vẽ
tranh hay làm game, hoạt hình bằng lập trình cịn tốn nhiều cơng sức hơn, vì vậy
với nội dung này giáo viên cần ra chủ đề và vạch ra một số ý tưởng để thể hiện theo
chủ đề đó rồi u cầu học sinh về nhà hồn thành và mail cho giáo viên để giáo
viên kiểm tra chỉnh sửa, bổ sung cho bài vẽ, bài lập trình của học sinh lần sau được
tốt hơn lần trước. Nên chú trọng việc sạng tạo của học sinh trong tạo hình các nhân
vật( với phần mềm Scracht) khơng nên gị ép học sinh tạo theo chủ quan của giáo
viên. Cần sưu tầm và giới thiệu những bài hay, dễ hiểu, dễ tạo câu lệnh để học sinh
thưởng thức.
Hình ảnh một bài vẽ hình xoắn ốc từ Scracht
10 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
* Mảng kiến thức toán học:
Bồi dưỡng HSG tin học nhưng lại luôn đi kèm với việc bồi dưỡng tốn học
bởi vì trong cuộc sống cũng như trong các Hội thi tin học trẻ 2 nội dung này luôn
đi kèm với nhau liên quan đến nhau rất mật thiết. Học giỏi toán là cơ sở để giải
các bài toán tin, tốn lập trình sau này. Nhưng với nội dung và phạm vi của đề tài
tơi chỉ muốn nói đến một số dạng toán mà ta thường gặp trong các hội thi tin học
trẻ. Tốn học thì rộng và đa dạng ta bồi dưỡng cho học sinh không phải mong
cho trúng đề, trúng dạng mà bồi dưỡng cho học sinh năng lực suy luận tốn học để
từ đó phát triển được tư duy của các em và các em có thể chủ động vận dụng giải
bất kỳ dạng tốn nào thuộc cấp học của mình.
Với nội dung này cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bồi
dưỡng đội tuyển giao lưu toán tuổi thơ của trường. Tham khảo ý kiến của giáo viên
chủ nhiệm và giáo viên bồi dưỡng tốn để có những đánh giá sát với năng lực học
tốn của từng học sinh từ đó có biện pháp thích hợp với từng em nhằm giúp các
hiểu và vận dụng giải được các dạng toán suy luận logic thường gặp trong các kỳ
thi HSG tin học. Phối kết hợp với giáo viên bồi dưỡng tốn thơng qua việc sưu tầm
được các dạng toán logic, toán suy luận, toán hay mà khơng có thời gian hoặc khả
năng để bồi dưỡng thì nhờ giáo viên bồi dưỡng toán giảng dạy cho học sinh trong
các buổi bồi dưỡng tốn tuổi thơ. Ở đây tơi chỉ đưa ra một vài dạng toán trong
nhiều dạng thường gặp trong các Hội thi tin học trẻ.
+ Dạng tốn tìm quy luật số, tính tổng:
Đây là dạng tốn tìm quy luật của các dãy số rồi điền các số tiếp theo của dãy
hoặc tìm ra số khơng thuộc quy luật của dãy...
Cách giải: Xét xem dãy số tăng hay giảm, tăng, giảm như thế nào? . Tìm mỗi
liên hệ giữa các số hạng sau và số hạng trước, cũng có thể là dãy số bao gồm 2 dãy
đan xen...
Ví dụ: Cho dãy số 4, 8, 12, 16, … tính tổng của 100 số hạng đầu tiên.
+ Dạng toán suy luận logic.
Trong logic tốn học, ta phân tích, suy luận để chỉ ra các luận cứ đúng hay sai
11 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
mà lời giải sử dụng suy luận logic.
Ví dụ khi giảng cho học sinh bài tốn sau:
Ba bạn tên Đỏ, Xanh, Vàng mặc 3 áo màu đỏ, xanh, vàng đến một buổi dạ hội.
Bạn mặc áo màu xanh nói với bạn tên Vàng: “Cả ba chúng ta đều không mặc màu
áo trùng tên”. Hỏi màu áo của mỗi bạn đang mặc?
GV đặt câu hỏi: “Bạn mặc áo màu xanh nói với bạn tên Vàng” từ câu nay ta suy
ra được điều gì? (Bạn Vàng khơng mặc áo màu xanh)
? Bạn Vàng khơng mặc áo màu xanh thì bạn Vàng chỉ có thể mặc áo màu gì?
(Bạn Vàng không mặc áo màu xanh nên bạn Vàng mặc áo màu đỏ)
Vậy bạn Xanh không mặc áo màu xanh, màu đỏ thì bạn Vàng mặc vậy suy ra
bạn Xanh mặc áo màu gì? (Bạn Xanh mặc áo màu vàng và bạn Đỏ mặc áo màu
xanh (màu còn lại)
Cần rèn luyện cho học sinh tư duy tìm lời giải và cách trình bày một bài
giải tốn trên máy tính một cách khoa học, lập luận chặt chẽ nhưng ngắn gọn súc
tích.
Giáo viên phải tham khảo tìm kiếm các dạng tốn hay tốn khó, tốn suy luận
logic cấp tiểu học qua sách chun đề bồi dưỡng HSG toán lớp 4, 5, qua các kỳ thi
tin học trẻ cũng như qua các cuộc giao lưu tốn tuổi thơ để bồi dưỡng cho đội tuyển
của mình được tiếp cận với nhiều dạng tốn và có chiều sâu. Từ đó phát triển được
tư duy năng lực giải tốn cho học sinh.
c. Khơi dậy lịng say mê, u thích môn học ở học sinh.
Kinh nghiệm cho thấy: tiến hành hoạt động bồi dưỡng trên đối tượng học sinh
khơng có tố chất đã khó nhưng càng khó hơn nếu các em khơng có tinh thần say mê
học tập bộ mơn. Với các đối tựơng như vậy, thường rất khó. Nếu phát hiện đúng
học sinh vừa có tố chất vừa có tinh thần say mê học tập thì coi như việc bồi dưỡng
đã thành công đến 60%. Vậy làm thế nào để khơi dậy lịng say mê, u thích mơn
học ở học sinh?. Theo tôi cần áp dụng một số biện pháp sau:
- Động viên, khích lệ kịp thời khi học sinh làm tốt hoặc khi học sinh tự tìm ra
các thao tác để giải quyết một u cầu nào đó của mơn học.
- Vì đặc thù mơn học nên giáo viên có thể ra các yêu cầu cao khi mà giáo viên
chưa hướng dẫn học sinh, hoặc lấy các đề thi trắc nghiệm của những năm học
trước, của các cấp các địa phương khác phát cho những học sinh trong đội tuyển
ban đầu để học sinh về nhà tự tìm hiểu thơng qua cha mẹ, anh chị, qua mạng hay
tự tìm tịi thực hành để giải quyết yêu cầu đó. Những kiến thức mà học sinh tự
mình khám phá có ý nghĩa rất lớn đối với tinh thần học tập của các em và đó cũng
là những kiến thức được khắc sâu trong trí nhớ của các em nhiều nhất. Việc làm
này chính là biến q trình dạy học thành quá trình tự học của học sinh. Làm như
vậy buộc học sinh phải tự mình mày mị thực hành để tìm ra câu trả lời.
12 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
Hình ảnh học sinh tự học tại nhà.
Ví dụ: Giáo viên có thể ra các câu hỏi trắc nghiệm dạng sau khi mà chưa dạy cho
học sinh kiến thức để trả lời các câu hỏi này.
Câu 1: Trong Windows sử dụng tổ hợp phím nào để kích hoạt nút Start?
A. CTRL + X
B. ALT + F4
C. CTRL + ESC
D. CTRL + Z
Câu 2: Trong soạn thảo Word, để chèn tiêu đề trang (đầu trang và chân trang), ta
thực hiện:
A. Format - Header and Footer
B. Insert - Header and Footer
C. View - Header and Footer
D. Tool - Header and Footer
Câu 3: Trong cửa sổ Windows Explorer, sau khi ta chọn thư mục, rồi ấn F2,
có nghĩa là:
A.Đổi tên thư mục
B. Sao chép thư mục
C. Di chuyển thư mục
D. Xem thuộc tính của thư mục
Sau khi học sinh nạp bài làm cho giáo viên thì giáo viên chấm và chữa cho
học sinh, trong những lần làm bài sau học sinh sẽ tránh được những nhầm lẫn mà
mình đã gặp trước đó. Với cách dạy – học này học sinh rất dễ nhớ lý thuyết.
d. Về phương pháp và kinh nghiệm làm bài:
Phương pháp và kinh nghiệm làm bài là yêu cầu quan trọng khi bồi dưỡng HSG,
bởi nó khơng chỉ thể hiện tính đặc trưng của bộ mơn mà nó quyết định tính hiệu
quả trong suốt q trình ơn luyện. Vì vậy trong q trình ơn luyện giáo viên cần rèn
cho học sinh những kỹ năng sau:
13 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
- Với bài thi trắc nghiệm: Đọc kỹ đề và các đáp án. Với những câu hỏi mà mình
biết chắc chắn thì tự tin chọn đáp án; với những câu hỏi trong lĩnh vực mà mình
nắm chưa chắc thì dùng phương pháp loại trừ.
- Với bài thi thực hành trên máy: Nếu là soạn thảo theo mẫu văn bản thì cần đúng
nội dung và giống về hình thức. Nếu là đề có tính chất mở thì phải vận dụng những
kiến thức đã học để tạo và trình bày văn bản đầy đủ về nội dung và đẹp về hình
thức. Phần lập trình bằng scrach cần chú trọng đến những hình ảnh chính thể hiện
được chủ đề sau đó mới vẽ những hình ảnh phụ (nếu như khơng kịp thời gian) vì
phần vẽ tranh học sinh thường mất nhiều thời gian. Đặc biệt chú trọng việc lưu kết
quả bài làm theo đúng yêu cầu của đề. Tránh tình trạng lưu đè tệp trắng lên bài
làm hoặc quên không lưu bài, làm mất bài. Hướng dẫn cho học sinh lưu dự phịng
bài làm của mình đề phịng trong những trường hợp gặp phải sự cố.
14 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết quả thực hiện đề tài:
Trong năm học 2019- 2020, tôi áp dụng đề tài này vào việc phát hiện và
bồi dưỡng HSG tin học ở trường tôi thu được kết quả rất khả quan.
Năm học
2017-2018
Thi cấp Huyện
1HS đạt Nhất, 1 HS đạt
Nhì, 2 HS đạt KK
2019- 2020
Thi cấp TP
1HS đạt KK
Khơng những đối tượng học sinh giỏi có chất lượng hơn mà ngay cả học
sinh đại trà cũng có tinh thần học hỏi cao hơn, say mê môn học hơn nên chất lượng
đại trà cũng từ đó mà được nâng cao. Phong trào học giỏi tin học cũng được nhân
rộng.
Việc giúp học sinh tiếp cận tin học và ứng dụng CNTT trong giảng dạy đã
giúp tơi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng học tập. Đối với
giáo viên Tiểu học hiện nay, lượng công việc tương đối nhiều, nên chúng ta phải
tìm biện pháp, phương pháp để kiểm sốt tốt thời gian và lượng cơng việc của
mình, đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu quả và chất lượng dạy và học. Do đó, việc
ứng dụng CNTT trong giảng dạy là rất cần thiết và thực tế đã cho thấy đem lại hiệu
quả rất cao.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Q trình tuyển chọn, bồi dưỡng HSG mơn tin học là quá trình giáo dục
nâng cao, biến những học sinh có tiềm năng thành học sinh có khả năng, những
học sinh ít hoặc chưa bộc lộ niềm say mê, hứng thú với môn tin học thành những
học sinh say mê, hứng thú với mơn tin học. Trong q trình này vai trò của người
giáo viên rất quan trọng. Quan trong từ khâu tuyển chọn, dẫn dắt, truyển dạy, uốn
nắn đến việc khích lệ sự cố gắng, tích cực và khả năng tự học, tự sáng tạo của học
sinh.
- Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực
tiếp, quan trọng, thậm chí có tính quyết định đối với q trình học tập và rèn luyện
của học sinh. Do vậy, giáo viên phải tự đào tạo, tự cố gắng hoàn thiện về phẩm chất
và năng lực chuyên môn; tâm huyết với công việc, yêu thương học trò và giúp
đỡ đồng nghiệp. Muốn học sinh giỏi, giáo viên cũng phải phải giỏi. Giáo viên
giỏi không chỉ ở mức độ truyền dạy kíên thức, chân lý mà cao hơn là, dạy cho
học sinh cách đi tìm kiến thức, chân lý từ những bài giảng của mình. Đặc biệt đây
là lĩnh vực thay đổi và phát triển liên tục. Giáo viên phải cập nhật kiến thức kịp
thời mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của môn học đặc thù này.
15 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
- Cùng với sự truyền dạy kiến thức, người giáo viên phải truyền đựơc
cảm hứng say mê, yêu mến môn học cho học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi. Khơng
có niềm say mê, dù có kiến thức cũng ít sáng tạo và khó đạt đựơc kết quả tốt, khó
đạt đựơc đỉnh cao trong học tập và thi cử, đặc biệt là lĩnh vực CNTT.
3. Những kiến nghị đề xuất:
- Vì đặc trưng của Hội thi tin học trẻ số lượng giải hạn chế không như những
môn học khác. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh chúng ta áp dụng đề tài không chỉ mong
có được học sinh đạt giải các Hội thi tin học trẻ nhiều hơn mà cao hơn nữa. Quán
triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công
tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát huy các kết quả đạt
được trong các năm qua.
- Nhà trường cần mua sắm đầy đủ trang thiết bị, máy móc dạy học đáp ứng
yêu cầu dạy tin học hiện nay. (Như sắm loa, máy chiếu cố định cho phòng tin học).
- Các cấp các ngành có liên quan cần quan tâm hơn nữa và có chế độ đãi ngộ
cũng như tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên dạy tin học cấp
tiểu học trên địa bàn huyện, động viên khích lệ giáo viên phấn đấu và cống hiến hết
mình cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc tuyển chọn và bồi
dưỡng HSG tin học ở cấp tiểu học rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và hội
đồng khoa học để đề tài được nhân rộng và đạt kết quả cao hơn.
Chân thành cảm ơn !
Cổ Đô, ngày 30 tháng 6 năm 2020
Người viết
16 / 16
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tiểu học
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
Sách giáo khoa Cùng học Tin học - Quyển 1.
Sách giáo viên Cùng học Tin học - Quyển 1
Một số tài liệu liên quan đến công tác giảng dạy bộ môn Tin học
trong trong trường tiểu học.
4.
Một số quyển Tạp chí giáo dục.
5.
Một số tài liệu liên quan đến các phương pháp viết sáng kiến kinh
nghiệm.
17 / 16