Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về chống tham ô, quan liêu, lãng phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.1 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU

2

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2

2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2

3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2

4.KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

2

5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

3

CHƯƠNG I : TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG


4

1.1 Khái Niệm Về Tham Nhũng....................................................................................4
1.2 Khái Niệm Về Tội Phạm Tham Nhũng....................................................................4
1.3 Các Dấu Hiệu đặc Trưng Về Tội Phạm Tham Nhũng..............................................6
1.4 Tội Phạm Tham Nhũng và Vi Phạm Luật Của Người Có Chức Quyền...................7
1.5 Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Tham Nhũng...............................................................8
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI
NỀN KINH TẾ
9
2.1 Thực Trạng Tham Nhũng Ở Một Số Nước..............................................................9
2.2 Một Số Đặc Trưng Tham Nhũng hiện Nay............................................................11
2.3 Thực Trạng Tham Nhũng Tại Việt Nam................................................................12
CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH VÀ PHỊNG CHỐNG

19

3.1 Tiếp Tục Hồn Thiện Cơ Chế Quản Lý.................................................................19
3.2 Đổi Mới Công Tác Cán Bộ....................................................................................19
3.3 Tăng Cường Và Đổi Mới Sự Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng...........................20
3.4 Phối Hợp Giữa Các Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật Trong Cuộc Đấu Tranh Chống
Tham Nhũng.................................................................................................................20
3.5 Tích Cực Vào Cuộc Đấu Tranh Chống Tham Nhũng............................................21
3.6 Hạch Tốn Sổ Sách Chính Xác..............................................................................21
3.7 Kiểm Toán Nội Bộ Hiệu Quả.................................................................................21
3.8 Kiểm Toán Độc Lập...............................................................................................22
PHỤ LỤC

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

24


MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong q trình hội nhập kinh tế , chính trị khoa học và kỹ
thuật. Tuy nhiên chúng ta đang đối mặt với rất nhiều trở ngại và thách thức
lớn . Một trong các vấn đề lớn đó chính là những hành vi tham nhũng, quan
liêu đã ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế đất nước. Quy mô lớn, thủ
đoạn ngày càng diễn biến phức tạp gây thiệt hại vô cùng to lớn cho sự phát
triển kinh tế nên việc chống tham nhũng là vấn đề vô cùng cấp bách hiện
nay. Và đó chính là lý do nhóm chọn phân tích đề tài.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu các khái niệm về tham nhũng, quan liêu ở nước Việt Nam. Nghiên
cứu những ảnh hưởng và hậu quả mang lại của những hành vi tham nhũng ,
tác động đến nền kinh tế nước ta. Thơng qua đó đưa ra biện pháp phòng
chống, hạn chế tối thiểu những hành vi tham nhũng, quan liêu ,lãng phí .
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các khái niệm và thực trạng tham nhũng tại Việt Nam và một
số nước khác trên thế giới ,chủ thể của tội phạm tham nhũng ,các mặt chủ
quan của tham nhũng ,ngun nhân dẫn đến tham nhũng tìm hiểu tính khả
thi phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng.
4. KẾT QUẢ CỦA Q TRÌNH NGHIÊN CỨU
Tham nhũng đã có từ lâu đời từ các nước trên thế giới ,khơng riêng gì Việt
Nam. Tham nhũng là vấn đề quốc nạn ,làm xói mòn lòng tin của nhân dân
đối với đảng và nhà nước ,ảnh hưởng và kèm hãm sự phát triển của nền
kinh tế . Tìm hiểu được các vấn đề cơ bản về tham nhũng,thực trạng tham

nhũng tại một số nước nói chung và việt nam nói riêng
Trang 2


5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Sự phát triển và giàu có của một quốc gia khơng phải chủ yếu là do nó có
tài ngun giàu có, cũng khơng phải chỉ do sự cần cù của số đông người lao
động. Mà chủ yếu là do những yếu tố kích thích, gắn kết bên trong những
thể chế về quản lý và tổ chức, cho phép thúc đẩy đầu tư và phát triển. Một
sự phát triển lâu bền không thể dựa trên một thể chế quản lý bị lũng đoạn
bởi tham nhũng. Và một nền kinh tế lạc hậu không phải là không bao giờ
có thể đuổi kịp các nước tiên tiến. Vấn đề là phải tạo lập cho được hệ thống
công quyền tích cực, nhằm bảo đảm quyền sở hữucủa các cá nhân, và thúc
đẩy sự tiến bộ của xã hộ cũng như sự ổn định vững vàng của chế độ chính
quyền cũng như độc lập an ninh của Tổ quốc.
Nhận thức được những hậu quả của tội phạm tham nhũng gây ra chúng ta
cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm đấu tranh phòng chống vấn
nạn này, làm trong sạch bộ máy chính quyền, lấy lại niềm tin trong nhân
dân và một môi trường phát triển lành mạnh cho kinh tế Việt Nam.

Trang 3


CHƯƠNG I : TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG
1.1 Khái Niệm Về Tham Nhũng
Tham nhũng “là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý
làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân” (1)
Trong Pháp lệnh chống tham nhũng, tại Chương I, Điều 1 có xác định:
“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó để tham ơ, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ

vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm
phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức” (2).
Chống tham nhũng của Nhà nước ta (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/6/2006) đã ghi: "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (3).
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực cùng với sự xuất hiện của
nhà nước . Nó biểu hiện sự sa thái trong bộ phận quan chức nhà nước .
Tham Nhũng có thể coi như một hiểm họa của đất nước: Tham nhũng –
Giặc nội xâm!
1.2 Khái Niệm Về Tội Phạm Tham Nhũng
Tham nhũng gồm những ai . Tham nhũng là hành vi của kẻ có chức quyền.
kẻ tham nhũng là viên chức trong hệ thống cầm quyền. Tham nhũng nhỏ
xảy ra ở người có chức quyền nhỏ. Tham nhũng lớn ở người có chức quyền
lớn. Tuy khơng có quy định thành văn nhưng trong thực tế từ cán bộ cấp
trưởng ấp, trưởng khu phố đến phó trưởng phịng của phường xã, đều phải
là đảng viên. Do vậy bệnh tham nhũng trong thực tế lại chính là bệnh của
đảng viên từ thôn ấp cho tới những cơ quan cao nhất! Nhiều đảng viên
không làm công tác chính quyền, nhưng với cơ chế Đảng lãnh đạo tồn

Trang 4


diện, họ có điều kiện tham nhũng cịn hơn cả viên chức chính quyền. Vậy
tham nhũng là bệnh của Đảng, của cả hệ thống chính trị.
Cho tới nay, tham nhũng một hiện tượng xã hội tiêu cực để trở thành một
quốc nạn của tồn xã hội, nó gây tác động tiêu cực, khơng nhỏ đối với xã
hội, gây trong lịng dân làn sóng bất bình, nó là biểu hiện của sự suy thoái
đạo đức, vi phạm pháp luật… khi mà những hành vi tham nhũng đó gây ra
thiệt hại đáng kể cho xã hội đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì phải
bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Bộ luật Hình sự 1999 (4) thì loại tội

phậm này được quy định ở Mục A - Chương XXI, bao gồm các tội sau:
− Tội tham ô tài sản (Điều 278)
− Tội nhận hối lộ (Điều 279)
− Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (Điều 280)
− Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều
281)
− Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282)
− Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để
trục lợi (Điều 283)
− Tội giả mạo trong công tác (Điều 284)
Muốn đưa ra được khái niệm về tội tham nhũng, trước hết chúng ta phải
nắm được khái niệm tội phạm nói chung. Theo khoản 1 - Điều 8 - Bộ luật
Hình sự quy định: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vơ ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền và lợi ích
Trang 5


hợp pháp khác của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa".
Qua khái niệm về tội phạm nói chung và phần các tội phạm về tham nhũng
được ghi nhận tại Mục A - Chương XXI có thể hiểu khái niệm về tội phạm
tham nhũng như sau: "Các tội phạm về tham nhũng là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có chức vụ,
quyền hạn để lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình thực
hiện trong khi thi hành cơng vụ một cách cố ý trực tiếp xâm phạm vào hoạt
động đúng đắn và uy tín của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân nhằm trục lợi".

1.3 Các Dấu Hiệu đặc Trưng Về Tội Phạm Tham Nhũng
Chủ thể của tội phạm tham nhũng là một loại chủ thể đặc biệt, địi hỏi đó
phải là những người có chức vụ, quyền hạn. ở đây, ngồi hai dấu hiệu
thơng thường là độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự, bắt buộc phải có
dấu hiệu thứ ba là người có chức vụ, quyền hạn. Điều 277 - BLHS 1999
(4) quy định: " Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp
đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng
lương, được giao thực hiện một cơng vụ nhất định và có quyền hạn nhất
định trong khi thực hiện cơng vụ".
Có thể thấy người có chức vụ quyền hạn có một só đặc điểm như sau:
− Là người được giữ chức vụ thường xuyên hoặc tạm thời trong cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Chức vụ này có thể do bổ nhiệm
hoặc do bầu cử, hợp đồng hay hình thức khác (uỷ quyền, đại diện),
có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương của Nhà nước.
− Là người thực hiện một trong các chức năng: đại diện quyền lực Nhà
nước, tổ chức điều hành quản lý hành chính; hoặc chức năng tổ chức
sản xuất kinh doanh theo công vụ được được giao cho họ.
Trang 6


− Là những người thực hiện trách nhiệm nhất định theo thẩm quyền
chuyên môn mà họ đảm nhận.
Trong các tội phạm tham nhũng, người có chức vụ quyền hạn đã nhận thức
được tính chất nguy hiểm cho Nhà nước, cho xã hội, cho công dân của hành
vi trái luật do mình gây ra và thấy trước được hậu quả xảy ra. Khi người có
chức vụ quyền hạn nhận thức được hành vi của mình là trái với cơng vụ
được giao thể hiện người đó đã vì lợi ích của riêng mình chứ khơng hoạt
động vì lợi ích chung, chỉ biết đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, họ
có thể làm bằng nhiều cách thức, con đường khác nhau cốt sao mang lại
những lợi ích mà họ mong muốn. Như vậy, đương nhiên tội phạm tham

nhũng luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, nhằm động cơ
vụ lợi cá nhân.
1.4 Tội Phạm Tham Nhũng và Vi Phạm Luật Của Người Có Chức
Quyền
Ta có thể căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây để thấy rõ hơn sự khác
nhau chủ yếu giữa tội phạm tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật
do người có chức vụ quyền hạn thực hiện:
Đối với các tội phạm về tham nhũng thì phạm vi khách thể thường hẹp hơn
so với phạm vi khách thể bị xâm hại của các vi phạm pháp luật do người
có chức vụ quyền hạn thực hiện.
− Tính trái pháp luật của hành vi: Đây chính là đặc điểm khác nhau cơ
bản, quan trọng nhất để xác định hành vi nào là tội phạm về tham
nhũng và hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật do người có chức
vụ quyền hạn thực hiện. Tội phạm tham nhũng là sự vi phạm điều
cấm của Luật Hình sự và người phạm tội bị đe doạ xử lý bằng biện
pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định đặc thù trong
ngành luật này. Còn hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ
Trang 7


quyền hạn thực hiện chỉ là sự vi phạm các quy định của từng ngành
luật tương ứng khác và có thể không bị coi là tội phạm.
− Hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi: chủ thể chịu trách
nhiệm hình sự đối với tội phạm về tham nhũng nếu bị kết án và bị áp
dụng hình phạt thì bị coi là có án tích. Cịn chủ thể chịu trách nhiệm
pháp luật của hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ quyền
hạn thực hiện được quy định trong từng ngành luật tương ứng và
không bao giờ bị coi là án tích.
Như vậy, khơng phải tất cả những vi phạm pháp luật do người có chức vụ
quyền hạn thực hiện đều là các tội phạm về chức vụ nói chung, và tội phạm

về tham nhũng nói riêng.

1.5 Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Tham Nhũng
Trách nhiệm và trình độ quản lý của thủ trưởng đơn vị quá kém; cơ chế
kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, quản lý, luân chuyển tài sản có nhiều sơ
hở;.giao tài sản cho nhân viên quản lý nhưng khơng có biện pháp kiểm tra,
giám sát chặt chẽ; gian lận trong công tác để chiếm đoạt tài sản; các quy
định về nhà đất, thủ tục đền bù giải tỏa không được công khai, rõ ràng
khiến người dân có suy nghĩ phải "đút lót, trà nước" mới xong và cũng là
cơ hội cho cán bộ sách nhiễu. Có sự cấu kết của nhiều người trong nhiều cơ
quan khác nhau. Thủ đoạn này rất tinh vi, nguy hiểm, vì tài sản thất thốt
khó phát hiện, kiểm tra và khó phục hồi.

Trang 8


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ NHỮNG ẢNH
HƯỞNG TỚI NỀN KINH TẾ
2.1 Thực Trạng Tham Nhũng Ở Một Số Nước
Tham nhũng đã trở thành một mối lo ngại lớn mang tính tồn cầu. Năm
2008, chỉ số nhận biết tham nhũng (viết tắt là CPI), được Tổ chức minh
bạch quốc tế thực hiện sau khi nghiên cứu 85 quốc gia, đã cho thấy, tham
nhũng không chỉ là mối lo của các nước đang phát triển mà còn là của các
nước đang phát triển. Có đến 50 quốc gia khơng đạt điểm 5 trong thang
điểm từ cấp độ 1 (mức tham nhũng cao nhất) đến cấp độ 10 (mức tham
nhũng thấp nhất). Rất nhiều quốc gia, bao gồm các nước Châu Phi, Châu Á,
Trung Âu và Đơng Âu có số điểm thấp hơn cấp độ 3. Một số nước công
nghiệp phát triển như I-ta-li-a, Bỉ và Nhật Bản cũng bị đánh giá là có tỉ lệ
tham nhũng cao.
Kết quả một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy:

Khoảng 56% số người được hỏi trong cuộc khảo sát đối với 90.000 người ở
86 quốc gia của Tổ chức Minh bạch quốc tế cho biết đất nước họ ngày càng
nhiều tham nhũng. Tổ chức này đặt Afghanistan, Nigeria, Iraq và Ấn Độ
vào danh sách nhiều tham nhũng nhất, theo sau đó là Trung Quốc, Nga và
nhiều nơi ở Trung Đông.
Theo cuộc điều tra của tổ chức Minh bạch quốc tế, các đảng chính trị được
coi là nơi tham nhũng nhất và 50% số người tin rằng chính phủ của họ
khơng hiệu quả khi đối phó với vấn đề này.
Cứ 4 người được hỏi thì một người cho biết đã đút lót trong năm trước đó
và cảnh sát là người nhận phổ biến. 29% tiền hối lộ được đưa cho cảnh sát,
20% cho các quan chức làm công việc đăng ký và cấp phép và 14% vào tay
các thành viên trong lĩnh vực tư pháp.
Trang 9


Các đảng chính trị từ lâu được cho là nơi nhiều tham nhũng nhất, họ đứng
đầu danh sách của Tổ chức Trong sạch năm 2004 với tỷ lệ 71%. Trong cuộc
khảo sát năm nay, 80% số người cho rằng họ tham nhũng.
Số người cho rằng các tổ chức tôn giáo tham nhũng tăng vọt từ 28% năm
2004 đến 53% năm 2010. Người dân Afghanistan, Nigeria, Iraq và Ấn Độ
nằm trong số những người nhận tham nhũng cao nhất thế giới.

Phần trăm số người đi hối lộ tại các quốc gia trong năm trước (2010)
Phần Trăm (%)
>50

Nước
Afghanistan, Cambodia, Cameroon, India, Iraq,

30-49.9alestine,


Liberia, Negeria,
Azerbaijan, Bolivia,

Senegal, Sierra

I Salvador, Ghana, Kenya, Lebanon, Lithuania,

Leone, Uganda

Mexico, Moldova, Mongolia, Pakist
n, Ukraina, Vietnam, Zambia

20-29.9

Armenia, Belarus, bosnia& Herzegovina, Chile,
Colombia, FYR Macedonia, Hungary, Papua New
Guinea, Peru, Romania, Russia, Solomon islands,

6-19.9

Thailand, Turkey, Venezuela
Argentina, Austria, Bulgaria, China, Czech
republic, fiji, Luxembourg, Malaysia, Indonesia,
Italy, Japan, Kosovo, Latvia, France, Greeve,
Poland, Philipinesm Serbia, Singapore, Taiwan,

<6

Vanuatu

Australia, Brazin, Canada, Croatia, Denmark,
filand, Georgia, Germany, Hong Kong, Iceland,
Ireland, Israel, South Korea, Netherlands, New
Zealanf, Norway, Norway, Portugal, Slovenia,
Spain, Switzerland, UK, US
Trang 10


(Nguồn: Transparency international Global Corruption Barometer 2010)
Ít nhất một nửa số người được hỏi tại các quốc gia này nói rằng đã đi hối lộ
trong năm vừa qua.
Trong khi đó người dân từ Campuchia (84%), Liberia (89%) lại là người dễ
đi hối lộ nhất. Tỷ lệ này ở Đan Mạch là 0%.
Tính về khu vực thì vùng tiểu Sahara châu Phi là nơi mà người dân dễ đi
hối lộ nhất (56%). Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước châu Âu là thấp nhất
(5%) mặc dù cả 2 khu vực này đều lo lắng hơn về vấn đề tham nhũng.
Các nhà phân tích cho rằng sự lo lắng ngày càng tăng đối với cuộc khủng
hoảng tài chính đã làm giảm lịng tin của người dân vào chính phủ, ngân
hàng và các tổ chức kinh tế.
2.2 Một Số Đặc Trưng Tham Nhũng hiện Nay
Tham nhũng đã trở thành phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh
vực. Đặc biệt là ở các cơ quan, đơn vị quản lý một khối lượng lớn tiền,
hàng, vật tư quý hiếm, ngoại tệ mạnh như Ngân hàng, Tài chính, Thương
nghiệp, Xây dựng cơ bản, Giao thông vận tải... Tham nhũng xuất hiện ở cả
các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Kiểm sát, Tòa án, Hải quan...
Các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực đất đai (cấp đất, cho thuê đất...) phổ
biến ở chính quyền các địa phương, thậm chí làm trái các qui định của Nhà
nước đã trở thành căn bệnh của mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội.
Tham nhũng được thực hiện bởi những hành vi ngày càng tinh vi, xảo
quyệt. Trong hoạt động kinh tế, chúng được che đậy dưới các hình thức liên

doanh, liên kết, q biếu, trích thưởng... Trong xây dựng cơ bản thì khai
Trang 11


khống khối lượng, mua bán thầu, bớt xén vật tư... Trong kinh doanh thì trốn
lậu thuế, giấu nguồn thu, chiếm dụng vốn... Trong sản xuất thì lập quỹ đen,
vi phạm các qui định về kế toán thống kê... Trong quản lý đất đai thì cấp đất
sai nguyên tắc, mau bán đất trá hình... Trong việc thực hiện chính sách xã
hội thì lập hồ sơ giải, khai man thương tật... Nói chung, tham nhũng biểu
hiện dưới mn ngàn hình thức, bằng các thủ đoạn đa dạng và tinh vi.
Quy mô các vụ việc tham nhũng ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm
trọng. Có những vụ việc tham nhũng liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp,
nhiều địa phương. Tham nhũng có tính chất tập thể, có sự câu kết chặt
chẽ... có xu hướng tăng lên. Thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước, của tập
thể mà mỗi vụ tham nhũng gây ra cũng ngày càng nghiêm trọng. (Tính
riêng năm 1991, đã có 1.729 tỷ đồng, 2.7775 triệu USD, 233 lượng vàng bị
thất thoát do các hành vi tham nhũng gây ra).
Tham nhũng gắn chặt với buôn lậu. Thời gian vừa qua, hầu hết những vụ
bn lậu nghiêm trọng đều có sự tiếp tay của những kẻ tham nhũng trong
cơ quan nhà nước. Mặt khác, những kẻ tham nhũng còn dùng tiền, hàng,
phương tiện của Nhà nước để thực hiện hành vi buôn lậu. Thực chất buôn
lậu và tham nhũng là 2 mặt của một vấn đề, là các dạng thức khác nhau
nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, làm giàu bất chính.

2.3 Thực Trạng Tham Nhũng Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý nhìn nhận tham nhũng trên các bình
diện: chính trị, kinh tế, pháp lý, đạo đức, truyền thống...và đặc biệt là bằng
công cụ của tội phạm học để ghi nhận tính chất, đặc điểm và mức độ của
tham nhũng. Trên quan điểm tổng thể đó đã nêu ra những đặc trưng cơ bản
của tham nhũng như sau:


Trang 12


Thứ nhất, chủ thể của tham nhũng phải là những người có chức vụ quyền
hạn làm việc trong bộ máy nhà nước ở các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp từ trung ương đến địa phương, cán bộ trong Đảng và các đồn thể.
Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi lợi dụng chức
vụ quyền hạn, lợi dụng địa vị công tác được giao để khơng làm hoặc làm
trái với cơng vụ mà mình phải thực hiện và thực hiện đúng qui định của
pháp luật, gây thiệt hại chung cho lợi ích của nhà nước, xã hội và cơng dân.
Thứ ba, người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi với động cơ vụ lợi
cho bản thân mình, cho người khác hoặc một nhóm người mà mình quan
tâm.
Tham nhũng là tệ nạn mang tính chất tồn cầu, tuy nhiên khơng phải ở bất
kỳ nơi nào trên thế giới biểu hiện, tính chất, phạm vi của tham nhũng cũng
giống nhau mà ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau do đặc điểm về kinh tế,
chính trị, xã hội khác nhau.

2.3.1 Mức độ thiệt hại của hành vi tham nhũng hiện nay
Theo thống kê và báo cáo của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh chống
tham nhũng thì những thiệt hại về vật chất do tham nhũng gây ra ít hơn rất
nhiều so với những thiệt hại do các loại vi phạm khác gây ra, hàng năm
thiệt hại do tham nhũng gây ra khoảng vài trăm tỷ đồng trong khi đó thiệt
hại do những vi phạm và tội phạm khác gây ra là hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Mặt khác, theo báo cáo của cơ quan cơng an thì các tội tham nhũng trong
những năm qua có xu hướng giảm, chẳng hạn: Năm 1997 cơ quan điều tra
các cấp đã phát hiện, khởi tố 3856 vụ án kinh tế (tăng 5,6% so với năm
Trang 13



1996), trong đó các tội về tham nhũng tăng đáng kể: tham ô 594 vụ (tăng
14%), lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN (có liên quan đến cán bộ trong các
cơ quan nhà nước) 273 vụ (tăng 37,1%); lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản XHCN 350 vụ (tăng 3,2%). Năm 1998, khởi tố 3546 vụ án kinh tế
(giảm 8,1% so với năm 1997), trong đó tham ơ 534 vụ, lừa đảo 217 vụ, lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN 284 vụ. Năm 1999, khởi tố 3016
vụ án kinh tế (giảm 15,% so với năm 1998), trong đó: tham ơ 465 vụ; lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN 169 vụ...
Chưa có tham nhũng chính trị ở Việt Nam với những biểu hiện như đầu cơ
chính trị, buôn bán chức quyền trong bộ máy cơ quan nhà nước ... vì thế
tham nhũng chưa xâm hại đến sự tồn tại của chế độ đến nền độc lập và chủ
quyền quốc gia của dân tộc. Đồng thời tham nhũng ở Việt Nam chưa có
nguy cơ gây khủng hoảng nền kinh tế, chính trị và xã hội.
Việt Nam đánh giá tham nhũng thường theo quan điểm của cơ quan điều
tra, thường lấy số lượng các vụ án kinh tế để chứng minh nạn tham nhũng.
Do vậy, những con số về thiệt hại do tham nhũng của các cơ quan có trách
nhiệm chưa đúng với bản chất của tham nhũng nên cách nhìn nhận và đánh
giá đó chưa chuẩn xác vì: các bị can, bị cáo về kinh tế, không phải tất cả họ
đều bị xét xử về tội tham nhũng mà phần nhiều họ bị chịu trách nhiệm về
hành vi thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái... những tội phạm khơng có
động cơ vụ lợi hoặc khơng do lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi. Các
cán bộ bị kỷ luật hành chính liên quan đến các vụ án cũng là do phải chịu
trách nhiệm về hành vi quản lý (chủ quan, buông lỏng quản lý, năng lực
quản lý yếu kém mà thực chất là quan liêu) chứ không phải do hành vi
tham nhũng. Chẳng hạn: Những vụ án gần đây như Tân Trường Sanh, Minh
Phụng - EPCO... trừ một số cán bộ cấp phòng, sở, cục của hai ngành Hải
quan và Ngân hàng bị truy tố về các tội tham nhũng còn đa phần các cán bộ
khác, kể cả những cán bộ chủ chốt của hai ngành đó chỉ bị xử lý về trách
Trang 14



nhiệm quản lý, dễ dãi trong quan hệ, chứ không phải tham nhũng. Hoặc
trong vụ án được coi lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam vừa được xét
xử tại Thành phố Hồ Chí Minh–Vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn có
liên quan đến rất nhiều quan chức trong ngành tư pháp từ trung ương đến
địa phương, nhưng tài sản có được do tham nhũng khơng nhiều (vài chục
ngàn đô la và những bữa nhậu nhẹt tại các nhà hàng sang trọng cho mỗi
quan chức) và có nhiều quan chức chỉ bị truy cứu trách nhiệm về hành vi
thiếu trách nhiệm trong quản lý mà không bị truy cứu trách nhiệm về các
hành vi tham nhũng mà điển hình là bị cáo Bùi Quốc Huy, ngun Giám
đốc cơng an Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Cơng an,
ngun UVBCHTƯĐ... Cũng cần phải nói thêm là, số tài sản bị thất thoát
trong các vụ án kinh tế không phải đều là tài sản bị tham nhũng mà phần
nhiều là do làm ăn thua lỗ hoặc là hậu quả của phương thức làm ăn sai lầm
của các doanh nghiệp.
2.3.2 Tham nhũng ở nước ta chưa có các tổ chức theo kiểu Maphia
Theo cách hiểu thông thường của các quốc gia và tổ chức quốc tế về đấu
tranh chống tội phạm thì Maphia là những băng nhóm phạm tội có tổ chức
chặt chẽ, có sự phân cơng phối hợp khi hành động phạm tội, đồng thời việc
thực hiện tội phạm mang tính chất chun nghiệp và có sự tham gia cấu kết
của các quan chức chính phủ. Diễn giải theo cơng thức thì Maphia = Tội
phạm có tổ chức + sự cấu kết của quan chức chính phủ. Ở những nước
khác, tham nhũng khơng cịn chỉ là những hiện tượng đơn lẻ của cá nhân
các quan chức mà đã thành một đường dây với sự tham gia của hệ thống
quan chức các cấp, các ngành cùng với sự chỉ đạo, bày mưu, tính kế của
các quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước kể cả những người đứng đầu
chính phủ, đứng đầu nhà nước. Vì thế, các hoạt động tội phạm được thực
hiện thống nhất, trắng trợn chiếm đoạt tài sản cơng, bịn rút tiền viện trợ,
giao cho con cháu, họ hàng thân thích quản lý những tập đoàn kinh tế lớn

Trang 15


với các ưu đãi đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Điều tồi tệ hơn là những
hành vi tham nhũng đó của các quan chức được sự hỗ trợ của các băng
nhóm xã hội đen để gây áp lực với đối thủ, giết người để bịt đầu mối hoặc
thực hiện những tội ác man rợ khác... Chúng ta đã biết nhiều đến Maphia
Italia với mẫu hình này và hiện đang nổi lên Maphia của Nga trong thời
Boris Ensin và hiện nay....
Trên cơ sở quan niệm này đối chiếu với thực trạng của tình hình tham
nhũng ở Việt Nam thời gian qua thì ở nước ta chưa có tham nhũng theo
kiểu Maphia vì: Những năm qua chúng ta chưa xử lý (hoặc chưa phát hiện
được) những cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước về hành vi tham nhũng,
nhất là những cán bộ giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Quốc
hội, Chính phủ mà chúng ta mới chỉ phát hiện và xử lý một số cán bộ trong
các ngành Hải quan, Ngân hàng, Công an, Viện Kiểm sát... nhưng họ chỉ là
những cán bộ sơ, trung cấp. Chúng ta cũng kỷ luật về Đảng và chính quyền
một số cán bộ cao cấp nhưng phần lớn những người đó khơng phải bị chịu
trách nhiệm về tham nhũng mà họ chỉ phải chịu trách nhiệm về công tác
quản lý mà họ khơng hồn thành hoặc chủ quan, lơi lỏng mất cảnh giác
trong khi thực thi nhiệm vụ. Điều quan trọng hơn để khẳng định ở nước ta
chưa có tham nhũng theo kiểu Maphia là những cán bộ bị xử lý về tham
nhũng đều không phải là những người chủ động, bày mưu tính kế, đều
khơng phải là những người tổ chức, chỉ huy, cầm đầu trong các vụ án mà
chỉ là những kẻ tha hoá, biến chất, đồng lỗ, bị những kẻ phạm tội từng
bước lơi kéo vào làm vai trò giúp sức cho chúng. Vụ án Trương Văn Cam
và đồng bọn mặc dù là vụ án lớn, có nhiều quan chức tham gia nhưng tất cả
họ đều chỉ là những người bị Trương Văn Cam lôi kéo, lợi dụng từ Dương
Minh Ngọc, Nguyễn Mạnh Trung đến Trần Mai Hạnh, Phạm Sỹ Chiến, Bùi
Quốc Huy... không một ai trong số họ là người chủ động tham gia băng

nhóm tội phạm này.
Trang 16


2.3.3 Tham nhũng mang tính phổ biến, nhỏ nhặt xảy ra ở tất cả các cấp,
các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội
Tham nhũng bao trùm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở mọi cấp
mọi ngành, ở đâu người ta cũng thấy có tham nhũng và khơng có tiền lót
tay sẽ khơng giải quyết được công việc, ngay cả khi đã đầy đủ các điều kiện
và thủ tục pháp luật qui định. Nạn quà cáp biếu xén khi đến cửa quan đã trở
thành “tập quán”, phong tục trong xã hội ta. Chúng ta có thể gặp hiện tượng
này ở bất kỳ đâu nơi có hoạt động cơng quyền, chẳng hạn như đến UBND
xã, phường làm giấy khai sinh cho con, chứng nhận giấy tờ... cũng phải có
quà cho cán bộ, vào cơ quan cũng phải xu nịnh bảo vệ... Đặc điểm này đã
gây nhức nhối, làm băng hoại đạo đức của cán bộ công quyền, đe doạ sự
tồn tại của nhà nước, sự bền vững của chế độ và sự lãnh đạo của Đảng.
Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cơ quan hành pháp mà còn xảy ra nhiều ở
cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra,
Viện Kiểm sát, Toà án, thi hành án). Sự tham nhũng ở các cơ quan này đã
làm cho vi phạm và tội phạm không bị phát hiện hoặc không được xử lý, bỏ
lọt tội phạm và làm oan người vô tội với những hậu quả vô cùng nặng nề.
Sau khi có Nghị Quyết 08 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, trong báo
cáo của ngành Toà án năm 2002 đã công khai những trường hợp làm oan
người vô tội (những người các cấp xét xử của tồ án tun khơng phạm
tội), tổng số 58 trong đó: Sơ thẩm cấp huyện 27 người; sơ thẩm cấp tỉnh 28
người; phúc thẩm cấp tỉnh 4 người, phúc thẩm tối cao 12 người; giám đốc
thẩm cấp tỉnh 3 người; giám đốc thẩm cấp tối cao 4 người[2]. Đó là chưa kể
các quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì lý do khơng có tội của cơ
quan điều tra, Viện Kiểm sát.
Tham nhũng xảy ra trong một bộ phận cán bộ quân đội, nhất là số làm kinh

tế, phụ trách tài chính - hậu cần có trách nhiệm cấp phát trang, thiết bị cho
Quân đội. Đây là lĩnh vực tương đối khép kín, các cơ quan chuyên trách
Trang 17


kiểm tra, thanh tra của nhà nước không vào được do đặc điểm bí mật quân
sự.
Ở nước ta khi chuyển sang cơ chế thị trường có một dạng tham nhũng đặc
thù là một số kẻ lợi dụng các quan hệ với các quan chức để mưu lợi riêng,
như chạy thầu, chạy vốn, chạy dự án cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp,
chạy chức quyền cho người cơ hội, dùng tiền để phân hố, gây mất đồn
kết nội bộ cơ quan.
Tham nhũng trong một bộ phận làm báo chí (phóng viên, biên tập viên,
người có trách nhiệm của các báo và quản lý hoạt động báo chí). Do tư lợi
mà những người này dùng báo chí để doạ dẫm, vịi vĩnh doanh nghiệp và
quan chức, dùng báo chí để phục vụ mưu đồ của người này, người kia,
muốn hại ai thì dùng tiền để đưa lên báo chí gây rối xã hội.
Tham nhũng đã xuất hiện trong đông đảo cán bộ cấp cơ sở, những “quan
lại” mới ở nông thôn bớt xén tiền do dân đóng góp, tiền từ đầu tư của nhà
nước, tiền thuế, tiền viện trợ nhân đạo của các cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước.
Tham nhũng mang tính phổ biến, nhỏ nhặt là đặc điểm quan trọng nhất của
nạn tham nhũng ở nước ta và cũng chính nó làm cho tham nhũng trở nên
trầm trọng. Thực trạng này rất nguy hiểm khơng những nó làm xói mịn
lịng tin của nhân dân vào chế độ ta, phá hoại sự nghiệp xây dựng và phát
triển của đất nước mà còn làm băng hoại đạo đức xã hội, phá hoại các giá
trị truyền thống văn hoá của dân tộc - vốn là nguồn sức mạnh của dân tộc ta
từ trước đến nay.

Trang 18



CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH VÀ PHÒNG
CHỐNG
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp đấu
tranh chống tham nhũng. Các ngành, các cấp cũng có nhiều cố hắng và đã
thu được một số kết quả nhất định. Song, so với yêu cầu vẫn cịn nhiều hạn
chế. Để có thể đẩy lùi và tiến tới bài trừ được tệ nạn tham nhũng, cần có
những biện pháp đồng bộ.
Một số vũ khí quan trọng chống lại tham nhũng đó là việc thúc đẩy sự công
khai và minh bạch trong hoạt động kinh doanh thơng qua việc hạch tốn sổ
sách, kiểm sốt nội bộ và kiểm tốn độc lập bên ngồi.
3.1 Tiếp Tục Hồn Thiện Cơ Chế Quản Lý
Trong quá trình chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị
trường, hệ thống pháp lý nước ta còn nhiều sơ hở. Những qui định cũ
không con phù hợp, những qui định mới chưa được ban hành dẫn đến tình
trạn các văn bản pháp luật vừa thừa lại vừa thiếu và không đồng bộ. Đó là
mơi trường thuận lợi cho tệ tham nhũng phát sinh và phát triển. Trong thời
gian tới, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, tạo ra một
hành lang pháp lý vừa thúc đẩy được quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
vừa thiết lập được kỷ cương trong các lĩnh vực quản lý. Trước mắt, cần đặt
trọng tâm vào các lĩnh vực: cấp phép, xây dựng cơ bản, kế hoạch thống kê,
quản lý các doanh nghiệp nhà nước, phân cấp ngân sách, kinh doanh ngân
hàng.
3.2 Đổi Mới Công Tác Cán Bộ
Trong suốt một thời kỳ dài, cơng tác cán bộ của ta có nhiều điểm yếu kém,
tùy tiện dẫn đến tình trạng một bộ phận cán bộ còn non kém về nghiệp vụ,
sa sút về phẩm chất lại được giữa những cương vị trực tiếp quản lý tài sản
của Nhà nước và nhân dân, thậm chí giữ những cương vị trọng trách của
một số ngành, một số địa phương. Đây vừa là nguyên nhân của tệ tham

Trang 19


nhũng, vừa là khâu yếu nhất, nhạy cảm nhất của cuộc đấu tranh chống tham
nhũng. Đổi mới công tác cán bộ phải bao gồm từ khâu đào tạo, tuyển chọn,
bồi dưỡng, đánh giá và quản lý cán bộ đến khâu phân cơng, phân nhiệm rõ
ràng cho từng vị trí cơng tác.
3.3 Tăng Cường Và Đổi Mới Sự Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng
Thời gian qua, ở nhiều nơi, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với cuộc
đấu tranh chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả cao, chưa có sự phối hợp
đồng bộ giữa kiểm tra kỷ luật đảng với hoạt động kiểm tra, thanh tra của
Nhà nước. Việc xem xét, xử lý đối với đảng viên có sai phạm chưa nghiêm
minh, thậm chí có nơi cịn né tránh, bao che cho người vi phạm. Ở một số
nơi, cấp ủy đảng còn đứng ngoại cuộc, bàng quan với việc chống tham
nhũng hoặc ở một số nơi khác, cấp ủy đảng lại can thiệp trái pháp luật vào
hoạt động điều tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, sự lãnh
đạo của cấp ủy đảng đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng cần phải
được tăng cường và đổi mới cả về phương thức lẫn nội dung. Sự lãnh đạo
của Đảng phải cụ thể, sâu sát, thiết thực đối với quá trình xử lý từng vụ việc
trên cơ sở các qui định của pháp luật. Cần phát huy tinh thần dân chủ và
công khai trong sinh hoạt Đảng. Cần có biện pháp xử lý kỷ luật đối với
đảng viên có hành vi tham nhũng phải kịp thời, nghiêm minh.
3.4 Phối Hợp Giữa Các Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật Trong Cuộc Đấu
Tranh Chống Tham Nhũng.
Hiện nay, hoạt động chống tham nhũng của các cơ quan bảo vệ pháp luật
cịn thiếu sự phối hợp thống nhất. Thậm chí, giữa một số ngành như Kiểm
sát, Thanh tra, Công an cịn có sự chống chéo lẫn nhau, làm giảm đáng kể
hiệu quả công tác chống tham nhũng. Trong khi các qui định của pháp luật
chưa thật sự đồng bộ, chặt chẽ thì sự phối hợp giữa các cơ quan này là hết
sức cần thiết. Một mặt, cần có những văn bản phân định rõ ràng chức năng,

nhiệm vụ của mỗi cơ quan, mặt khác cần có một cơ chế thống nhất giữa các
Trang 20


cơ quan trong việc điều tra, xử lý những vụ việc tham nhũng. Trước mắt,
cần khắc phục ngay tình trạng chống chéo, mâu thuẫn trong hoạt động của
các cơ quan bảo vệ pháp luật, khai thông sự chậm chễ, ách tắc trong quá
trình di lý hồ sơ, chuyển giai đoạn.
3.5 Tích Cực Vào Cuộc Đấu Tranh Chống Tham Nhũng
Kinh nghiệm của nước ta cũng như của các nước khác cho thấy: những
chiến dịch chống tham nhũng thành cơng nhất chính là những chiến dịch sự
tham gia đông đảo của nhân dân. Trên thực tế, gần 70% số đơn thư, tố cáo
của nhân dân là đúng sự thật. Do đó, cần tăng cường công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân. Biết dựa vào dân, phát huy dân chủ, cơng
khai hóa kết quả xử lý những vụ việc do nhân dân phát hiện. Kiên quyết xử
lý nghiêm minh những hành vi trù dập người tố cáo.
Tham nhũng là một tệ nạn khơng chỉ có ở riêng một chế độ nào, một quốc
gia nào, mà ở đầu quyền lực không được kiểm tra, giám sát thì ở đó phát
sinh tệ tham nhũng. Chống tham nhũng vừa là nhiệm vụ cấp bách, thường
xun vừa là nhiệm vụ lâu dài. Nó địi hỏi sự cố gắng của nhiều ngành,
nhiều cấp, những chương trình, kế hoạch đồng bộ, với sự nghiên cứu
nghiêm túc và tồn diện. Qua sự phân tích thực trạng tham nhũng hiện nay,
bài viết này chỉ xin nêu vài biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả của
công tác chống tham nhũng trong thời gian trước mắt.
3.6 Hạch Toán Sổ Sách Chính Xác
u cầu các doanh nghiệp hạch tốn sổ sách chính xác và phản ánh trung
thực các giao dịch tài chính một cách chi tiết sẽ giúp hạn chế các vấn đề về
hạch tốn có liên quan đến các giao dịch bất hợp lệ.
3.7 Kiểm Toán Nội Bộ Hiệu Quả
. Kiểm soát nội bộ là việc áp dụng các quy trình và kỹ thuật để bảo vệ tài

sản của doanh nghiệp và bảo đảm độ tin cậy của các dữ liệu tài chính của
Trang 21


doanh nghiệp đó. Mục đích chính của việc áp dụng các kỹ thuật này là để
kiểm sốt quy trình thực hiện các giao dịch.
3.8 Kiểm Tốn Độc Lập
Mục đích tổng quát của kiểm toán độc lập là cung cấp sự đảm bảo cho bên
thứ ba là những người sử dụng các thơng tin tài chính rằng các thơng tin họ
được cung cấp có trung thực, hợp lý hay khơng từ đó phát hiện ra các sai
phạm của doanh nghiệp .

Trang 22


PHỤ LỤC
(1) Theo Từ điển bách khoa thư Wikipedia: dẫn theo Tổ chức Minh
bạch Quốc tế (Transparency International - TI)
(2) Trong Pháp lệnh chống tham nhũng, tại Chương I, Điều 1
(3) Trong khoản 2, Điều 1 của Luật Phòng
(4) Bộ luật hình sự số 15/1999/qh10 - chương xxi: các tội phạm về chức
vụ ( Link : />
Trang 23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Wikipedia tham nhũng
2- Website : vietlaw.gov.vn, chungta.vn
3- Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung) - TS. KH Lê Cảm
(chủ biên) - NXB ĐHQG.

4-. Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam 1999 - NXB CTQG
5-. Tạp chí Pháp lý (số 11/2004 - số 1 và 2/2005)
6- Tạp chí điện tử Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (tập 3 - số 5)
7-. Đỗ Ngọc Quang "Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm
về tham nhũng trong Luật Hình sự Việt Nam" - NXB Công an nhân dân Hà
Nội 1997.
8- International Review of Criminal Policy, No 41, A/ Conf, 169/14;
1995, 13 April
9- HCM toàn tập, NXB Sự thật

Trang 24



×