Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Hồ chí minh về việc chống tham ô, quan liêu, lãng phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.23 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
Hồ Chí Minh với việc chống tham ô, quan liêu, lãng phí

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
Nhóm

: 9 (7.2)

Hà Nội, tháng 12 năm 2014

21


MỤC LỤC
Trang
A.MỞ ĐẦU......................................................................................................3
B.NỘI DUNG..................................................................................................4
I. Khái niệm về tham ô, lãng phí, quan liêu.................................................4
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham ô, lãng phí, quan liêu..............4
1.1 Định nghĩa về tham ô, lãng phí, quan liêu cả Hồ Chí Minh............4
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham ô, lãng phí, quan liêu..........6
2. Biểu hiện của hành vi tham ô, lãng phí, quan liêu................................8
3. Nguyên nhân của tệ tham ô, lãng phí, quan liêu...................................9
4. Tác hại của tệ tham ô, lãng phí, quan liêu............................................10


II. Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay..........................................11
III. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu..13
C. KẾT LUẬN...............................................................................................21

21


A. MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Tham
ô,lãng phí, quan liêu là căn bệnh "tứ chứng
nan y" của mọi nhà nước. Dù nhà nước
phong kiến, nhà nước tư bản hay nhà nước
xã hội chủ nghĩa... nếu không có sự giáo dục
sâu sắc và mọi hoạt động của nhà nước không
được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân
dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí". Người cho đây là “kẻ thù
nguy hiểm” , “là bạn đồng minh của thực dân và phong kiên”, nó làm hỏng
tinh thần và phá hoại đạo đức cách mạng của người cán bộ. Và Bác nói
"Quan liêu là nói cán bộ, chứ còn đồng bào xã viên mệnh lệnh gì ai. Còn tham ô
thì cũng thường do mấy chú có chức có quyền lợi dụng mà tham ô, tình hình mất
dân chủ cũng thế… Phải loại trừ cho nhanh chừng nào tốt chừng ấy các tệ nạn
quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí''.
Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập kinh tế, chính trị khoa
học và kỹ thuật. Tuy nhiên chúng ta đang đối mặt với rất nhiều trở ngại và thách
thức lớn. Một trong các vấn đề lớn đó chính là những hành vi tham ô,lãng phí,
quan liêu đã ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế đất nước. Tham ô, lãng phí,
quan liêu đang trở thành nguy cơ của mọi chế độ, nhà nước, vì vậy chống tham
ô, lãng phí và đẩy lùi tệ nạn quan liêu đang là vấn đề có ý nghĩa sống còn của
mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Khi nói tới sự cần thiết phải chống tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu,

Người nhắc nhở: “Muốn cho lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch, nếu không thì dù
cày bừa kĩ, bón phân nhiều, lúa vẫn xấu vì bị cỏ át đi. Muốn thành công trong
việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm cũng phải nhổ cỏ cho sạch, nghĩa là phải tẩy
sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Nếu không thì nó sẽ làm hại đến
công việc của ta”.

21


B.NỘI DUNG
I. Khái niệm về tham ô, lãng phí, quan liêu
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham ô, lãng phí, quan liêu
1.1 Định nghĩa về tham ô, lãng phí, quan liêu cả Hồ Chí Minh
a) Tham ô, theo cách nói của Hồ Chí Minh, “là trộm cướp, là hành động xấu xa
nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội”. Đối với cán bộ, tham ô là “Ăn cắp của
công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai
nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương
mình, đơn vị mình...”. Đối với nhân dân, tham ô là ăn cắp của công, khai gian,
lậu thuế. Nguyên nhân chủ quan của tham ô là: Thiếu lương tâm. “Cán bộ các cơ
quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ,
có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của dút, có dịp “dĩ
công vi tư””. Kém lòng trách nhiệm. Đứng núi này trông núi nọ, làm việc chậm
chạp, không hoàn thành nhiệm vụ là “ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân”.
b) Lãng phí, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, có các nội dung sau:
Lãng phí sức lao động: việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều
người. do tính toán không cẩn thận, điều động hàng trăm người đến công trường,
nhưng mà chưa có việc làm hay là nhiều người việc ít. Bố trí nhân sự không
đúng, “người quản lý quá nhiều, người trực tiếp sản xuất ít”...
Lãng phí thời giờ: việc gì ít có thể làm trong một ngày một buổi cũng kéo dài
đến mấy ngày.

Lãng phí tiền của Nhà nước, cơ quan và bản thân mình. Cụ thể là:
- Một là “Ăn tiêu xa xỉ, liên hoan, sắm sửa lu bù, xài tiền như nước”, sử
dụng vật liệu một cách phí phạm.

21


- Hai là trong hoạt động của mình làm cản trở cho sản xuất. Ví dụ, như
Ngân hàng không khéo sử dụng tiền bạc, để tiền bạc ứ đọng lại, không
bổ ích cho việc tăng gia sản xuất; cơ quan kinh tế làm kế hoạch không
thiết thực, không sát với hoàn cảnh, để chính phủ phải lỗ vốn. “Làm một
cái nhà không hợp thức, làm xong rồi phải phá đi làm lại”.
- Ba là lãng phí là tiêu xài không hợp lý. Bộ đội không biết quý trọng, giữ
gìn quân trang, quân dụng. Nhân dân bỏ hoang ruộng đất, đốt vàng mã,
bán trâu, cầm ruộng để đám cưới, đám ma.
Lãng phí là mắc phải bệnh “Phô trương hình thức”, gây tốn kém không cần
thiết.
Lãng phí có khi còn hại nhiều hơn tham ô, vì “lãng phí tuy không lấy của
công đút túi, song kết quả cũng rất tệ hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi
tai hại hơn nạn tham ô”.
c) Bệnh quan liêu
Quan liêu, theo Hồ Chí Minh là “xa rời thực tế, xa rời quần chúng, xa rời
mục tiêu lý tưởng của Đảng”. Bệnh quan liêu là nguy cơ của Đảng cầm quyền,
là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác nhau.
Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, bệnh quan liêu thể hiện qua ba mối
quan hệ sau:
- Đối với người: “Chỉ biết dùng mệnh lệnh, không biết giải thích, tuyên
truyền, không sát vào công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ,
không gần gũi quần chúng”. Không biết làm dân chúng tự giác và tự động.


21


- Đối với công việc: Chỉ trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt,
không vào sâu vấn đề. “Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ
không kiểm tra đến nơi, đến chốn”.
- Đối với mình: Là chậm chạp, làm cho qua chuyện. Chỉ biết lo cho mình,
không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí. Nói một đường, làm một nẻo.
Tham ô, hủ hóa. Trước mặt dân chúng thì lên mặt “quan cách mạng”. Miệng thì
nói dân chủ, nhưng làm việc thì theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự
quần chúng” còn thực tế thì “chỉ biết ăn sang, mặc diện; chẳng những không lo
phụng sự nhân dân, mà còn muốn nhân dân phụng sự mình”. Làm trái với lợi ích
của quần chúng, trái với lương tâm và chính sách của Đảng và Chính phủ.
- Hậu quả của bệnh quan liêu: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “bệnh
quan liêu mệnh lệnh chỉ đưa đến một kết quả là hỏng việc”; “thành thử có mắt
mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng,
có kĩ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém
tha hồ tham ô, lãng phí”.

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tham ô, lãng phí, quan liêu
a) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng
Tham ô, lãng phí, quan liêu là nọc độc xấu xa của chế độ cũ. Muốn xây dựng
một xã hội mới phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ.
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu để xây dựng đội ngũ, giúp đỡ cán bộ, chiến
sĩ ta tiến bộ.
Chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu là mối quan tâm lớn, thường
xuyên của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Hồ Chí
Minh coi tham ô, lãng phí là tội lỗi như việt gian bán nước.
Theo Bác:


21


- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư; đục
khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều; lợi dụng của chung,
của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình.
- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: ăn cắp của công, khai gian, lậu
thuế.
- Chúng ta làm cách mạng là để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiên, xây
dựng dân chủ mới. Đó là một xã hội tự do bình đẳng, một xã hội cần, kiệm,
liêm, chính. Cho nên phải tẩy sạch hết những thói xấu của xã hội cũ, phải chống
tham ô, lãng phí, quan liêu.
b) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ
- Tất cả mọi người, từ bộ đội đến đồng bào ủng hộ Chính phủ, đoàn thể để
kháng chiến kiến quốc là một hình thức dân chủ tập trung. Không ai có thể lợi
dụng quyền lực, vị trí công tác để tham ô, lãng phí của công, quan liêu, hách
dịch với người khác.
- Cán bộ được giao quyền điểu khiển bộ đội, chăm nom chiến sĩ... Đồng thời
chiến sĩ và đồng bào có quyền đòi hỏi cán bộ phải làm tròn nhiệm vụ, có quyền
chỉ trích những cán bộ nào không làm tròn nhiệm vụ đó. Vì vậy, chống tham ô,
lãng phí, quan liêu là để xây dựng tổ chức, đoàn thể vững mạnh.
- Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng.
“Cho nên phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực
lượng quần chúng thì mới thành công”;
- Phải thực hành dân chủ để động viên được quần chúng tham gia và nhiệm
vụ của quần chúng là phải hăng hái tha gia phong trào chống tham ô, lãng phí,
quan liêu. “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”. Nếu
chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm,
như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”. Quần chúng tham gia càng đông,
thành công càng đầy đủ, mau chóng.

c) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta hoàn thành đầy đủ kế
hoạch.
21


- Thắng lợi trong cuộc chiến chống tham ô, lãng phí, quan liêu, sẽ giúp chúng
ta đoàn kết hơn nữa, nâng cao năng suất hơn nữa.
- Giúp cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ ý
thức bảo vệ công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây
dựng nước nhà, để nâng cao đời sống của nhân dân.
- Giúp cán bộ cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật thà phụng sự bộ đội và nhân dân.
- Giúp chính quyền ta thành một chính quyền trong sạch, vững mạnh xứng
đáng với lòng tin tưởng và sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào.

2. Biểu hiện của hành vi tham ô, lãng phí, quan liêu
Biểu hiện của hành vi tham ô là biến "của công" thành "của tư". "Của công"
chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân đóng góp, phục vụ mục đích chung là
giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. "Của công" thành "của tư" tức là tài sản
chung nhưng không được sử dụng phục vụ mục đích chung mà chỉ dành làm của
riêng, quỹ riêng cho một tập thể, một địa phương.
Bất cứ hành vi lấy "của công" làm "của tư" nào cũng đều là hành vi tham ô.
Đây chính là hành vi tham ô hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa này, chủ thể của
hành vi tham ô không chỉ là cán bộ, công chức - những người nắm chức vụ,
quyền hạn trong bộ máy nhà nước. Người dân bình thường, nếu "ăn cắp của
công, khai gian, lậu thuế" cũng là chủ thể của hành vi tham ô.
Hành vi tham ô tinh vi khác được Hồ Chí Minh chỉ ra là tham ô gián tiếp với
biểu hiện như: một số cán bộ được Chính phủ và nhân dân trả lương hằng tháng
đều cho, nhưng lại kém lòng trách nhiệm, đứng núi này trông núi nọ, làm việc
chậm chạp, ăn cắp giờ... Đây là hình thức tham ô đặc biệt, tuy không gây hậu

quả nghiêm trọng ngay, nhưng xảy ra hằng ngày, thường xuyên, liên tục, làm
ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, hiệu lực quản lý của

21


nhà nước, là một trong những mối nguy hại lớn đối với sự nghiệp cách mạng của
đất nước.
Sâu sắc hơn nữa, Hồ Chí Minh còn chỉ ra một hình thức tham ô tinh vi, rất
khó nhận thấy trong cuộc sống đời thường, đó là tham ô gián tiếp. Hồ Chí Minh
nêu ra một ví dụ về tham ô gián tiếp: “Thí dụ: một cán bộ, Chính phủ, nhân dân
trả lương hằng tháng đều cho, nhưng lại kém lòng trách nhiệm, đứng núi này
trông núi nọ, làm việc chậm chạp, ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân”. Đây
là hình thức tham ô đặc biệt, tuy không nhanh chóng gây hậu quả nghiêm trọng
như những hành vi trực tiếp chiếm đoạt tài sản công, nhưng tham ô gián tiếp xảy
ra hằng ngày, thường xuyên, liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động
đúng đắn của bộ máy nhà nước, hiệu lực của quản lý nhà nước, là một trong
những mối nguy hại lớn đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước.

3. Nguyên nhân của tệ tham ô, lãng phí, quan liêu
Tham ô, lãng phí là những tệ nạn nguy hiểm. Muốn chống tham ô, lãng
phí hiệu quả, cần phải tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân của chúng. Hồ Chí
Minh đã nói: "Tham ô và lãng phí đều do bệnh quan liêu mà ra”. Người chỉ rõ tệ
quan liêu chính là căn nguyên sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, là điều kiện của
tham ô, lãng phí. Người khẳng định nơi nào có tệ quan liêu thì ở đó có tham ô,
lãng phí; mà quan liêu càng nặng thì tham ô, lãng phí càng nhiều.
Theo Hồ Chí Minh, quan liêu là "bệnh giấy tờ, bệnh hình thức, không
thực tế, là xa cách quần chúng, không theo đường lối quần chúng, làm không
đúng chính sách của Chính phủ và của đoàn thể”2. Quan liêu là cán bộ phụ trách
xa rời thực tế, không đi sâu đi sát công việc, việc gì cũng không nắm vững, chỉ

đạo một cách đại khái, chung chung. Quan liêu là xa rời quần chúng, không rõ
lai lịch, tư tưởng và công tác của cán bộ mình, không lắng nghe ý kiến của quần
chúng, sợ phê bình và tự phê bình. Tác phong của người cán bộ mắc bệnh quan

21


liêu là thiếu dân chủ, không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công
phụ trách.
Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ mắc bệnh quan liêu còn có biểu hiện
như: “Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt,
không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ
không kiểm tra đến nơi, đến chốn”3. Khi triển khai thực hiện công việc của bản
thân, giao nhiệm vụ cho cấp dưới mà không biết kiểm tra thì sẽ không có điều
kiện giải thích, hướng dẫn, đôn đốc cấp dưới, không kịp thời phát hiện, chấn
chỉnh hay xử lý vi phạm, điều này dẫn đến công việc không có hiệu quả, gây
thiệt hại về tài sản, tiền bạc, công sức của Nhà nước, của nhân dân.

4) Tác hại của tệ tham ô, lãng phí, quan liêu
Hồ Chí Minh khẳng định quan liêu, tham ô, lãng phí là "bạn đồng minh
của thực dân, phong kiến", "Kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ".
Bởi vì, tham ô, lãng phí có tác hại rất lớn. Trước hết và trực tiếp, nó gây thiệt hại
cho tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Cán bộ được giao quản lý tài sản của
Nhà nước, của nhân dân, tài sản do những nước bạn đóng góp, giúp đỡ để phục
vụ cho kháng chiến, kiến quốc, nâng cao đời sống của nhân dân. Nhưng do chủ
nghĩa cá nhân, tư lợi, một số cán bộ đã tham ô, chiếm đoạt của công, biến của
công thành của tư, xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, của tập thể, làm hại đến
sự nghiệp xây dựng nước nhà, đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân.
Tham ô, lãng phí làm tha hoá, suy thoái đạo đức cách mạng của cán bộ,
phá hoại tinh thần trong sạch, ý chí vượt khó của cán bộ, nhân dân, xói mòn lòng

tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Hồ Chí Minh khẳng định: phần đông cán
bộ, đảng viên, đoàn viên, công nhân viên chức ta đều trong sạch, tận tụy, đều
mang bản chất, đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính. Họ không ngại
gian khổ, hy sinh vì cách mạng, vì nhân dân. Nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ
21


do tham ô, quan liêu, lãng phí, do mưu lợi cá nhân đã thoái hoá, biến chất, không
giữ được đạo đức cách mạng. Điều này làm giảm sức chiến đấu của Đảng, giảm
lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, làm hại đến sự nghiệp cách mạng.
Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội, cả nước phải huy động và đã huy động được mọi nguồn lực:
của cải vật chất, công sức, tinh thần… Vì sự nghiệp cách mạng của đất nước,
"chiến sĩ thì hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi nước mắt để đóng
góp". Những kẻ tham ô, lãng phí đã chiếm đoạt, đã phí phạm, huỷ hoại những
nguồn lực ấy. Điều này dẫn đến một hậu quả nguy hại lớn hơn nữa đó là sự cản
trở, phá hoại sự nghiệp cách mạng, "làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và
kiến quốc của ta".

II. Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay
Tham nhũng ở nước ta hiện nay đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
phát triển bền vững của đất nước, làm cho kinh tế chậm phát triển, gây thất
thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gia tăng khoảng cách giàu
nghèo... Tham nhũng cũng đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng,
vào Nhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện
cho các thế lực thù địch tấn công, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh.
Tham nhũng đang hiện diện trong tất cả các lĩnh vực, từ công an đến hải
quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục,
thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Tham nhũng đang diễn biến phức tạp, thủ đoạn
ngày càng tinh vi. Theo thống kê của Tổ chức Minh bạch quốc tế về chỉ số tham

nhũng trên thế giới, năm 2012, Việt Nam xếp thứ 123/174 quốc gia và vùng lãnh
thổ.

21


Chỉ số tham nhũng của Việt Nam qua các năm gần đây
Năm
Chỉ

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


số,

2.4

2.6

2.6

2.6

2.6

2.7

2.7

2.7

2.9

3.1

107/15

111/16

123/17

121/18


120/18

116/17

112/18

123/

8

3

9

0

0

8

2

174

điểm
Hạng 100/133 102/145

Số liệu thống kê 10 năm trở lại đây (từ 2003 đến 2012) cho thấy, tình trạng
tham nhũng ở nước ta có xu hướng tăng lên, mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản để chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, nhưng đến

nay vẫn chưa đẩy lùi được tình trạng nay.
Các vụ án tiêu biểu:
Vụ án Nguyễn Đức Chi lừa đảo Công ty xuất nhập khẩu Trà Vinh mua 31.000
tấn gạo xuất sang Nga, chiếm đoạt gần 5 triệu USD, Nguyễn Đức Chi giả con
dấu, tài liệu trong việc xin làm dự án Rusalka ở Khánh Hòa, và Nguyễn Đức Chi
trước khi bị bắt đã mang dự án Rusalka đề nghị liên doanh với Công tý Lâm
Viên, Bộ Quốc Phòng để công ty này chuyển hơn 45 tỉ đồng vào liên doanh dự
án, Nguyễn Đức Chi đã từng chi 700.000 USD “bôi trơn” một số quan chức tỉnh
Khánh Hòa trong quá trinh làm thủ tục dự án Rusalka.
Vụ án Năm Cam đã hối lộ Bùi Quốc Huy, nguyên thứ trưởng Bộ Công an
Việt Nam, khi làm giám đốc Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1996-2001)
để điều tra qua loa các sòng bài của Năm Cam. Năm Cam cũng hối lộ Trần Mai
Hạnh, nguyên giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam. Việc ân xá cho Năm Cam năm
1995 là nhờ hối lộ Phạm Sỹ Chiến, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hải Phòng và Ngân hàng ABN-AMRO
Hà Nội, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 4600 USD và gần 13 tỉ đồng.

21


Lã Thị Kim Oanh tử hình về tội tham ô, 20 năm tù về tội làm trái quy định
nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh những người chuyên gây tội tham nhũng thì cũng không ít người tích
cực phòng chống tham nhũng , tuy nhiên những người này thường phải chịu hậu
quả không tốt như:
Thầy Phan Văn Hướng, một giáo viên tại trường PTTHCS Hồng Bàng đã
đứng ra tố cáo đường dây chạy trường hàng ngàn đôla để cho một suất học. Và
kết quả là thầy đã bị cấp trên không phân công đứng lớp dù 28 năm người này là
một giáo viên giỏi góp phần mang lại nhiều danh hiệu cho nhà trường.
Năm 1999, ông Phùng Chí Công, Chánh Văn phòng HĐND và UBND quận

Ô Môn (Cần Thơ) đã tố cáo tham nhũng nên xã hội đen đã bao vây nhà đe dọa
tính mạng, cầu cứu lên chính quyền thì chính quyền nín thinh. Như ông Phùng
Chí Công, ngoài những thua thiệt về kinh tế, rồi con cái không được xin việc
làm, thì con đường chính trị của ông “muôn đời không ai cho ngóc đầu dậy”.

III. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Người nghiêm khắc phê phán những cán bộ phạm phải căn bệnh nguy hiểm nói
trên. Đó là bài: Chống quan liêu, tham ô, lãng phí (tháng 9/1952). Người viết:
“Tất cả cán bộ đều là đầy tớ của dân.
Quan liêu là những người phụ trách mà chỉ biết yên thân.
Xa cách cán bộ, nhân dân và việc làm
Việc gì cũng nhắm mắt ký thàm
Không biết cán bộ tốt hay xấu, việc làm đúng hay không
Quan liêu “ngài” không biết đề phòng
Do đó mà tham ô, lãng phí mọc từ trong đến ngoài
Tham ô là những cán bộ chỉ lo phát “hoạnh tài”.
Đục khoét của nhân dân, bộ đội chính phủ, đoàn thể
21


Của ai họ cũng trộm làm của mình.
Để họ tiêu xài xa xỉ, linh đình
Tội ác ấy thật là to lớn, tâm tình ấy thật là nhuốc nhơ
Lãng phí là những cán bộ ngẩn ngơ
Không biết thương tiếc của cải và thời giờ của Chính phủ và nhân dân.
Đáng tiêu một phần thì tiêu đến 10 phần, 100 phần
Việc một người làm được, cũng kéo gấp đến 10 người, 100 người
Tham ô có tội đã đành rồi.
Tai hại đến của dân, của nước thì lãng phí cũng là tội to.
Hỡi những người quan liêu, lãng phí và tham ô!

Cần, kiệm, liêm, chính các người để ở mô cả rồi.
Đoàn thể và Chính phủ, nhân dân và bộ đội, ủy thác cho các người.
Mà các người làm hỏng việc thì tội này ai mang
Cho nên toàn dân ta phải đứng dậy hiên ngang
Quyết tâm chống quan liêu, tham ô, lãng phí trong hàng ngũ ta.
Mấy câu mộc mạc, nôm na
Xin mọi người ghi nhớ đem ra thực hành”.
a) Về vai trò, ý nghĩa của công tác chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng, chống tham ô, lãng phí là cách
mạng, là dân chủ.
Sự nghiệp cách mạng do toàn thể hệ thống chính trị, toàn thể quần chúng
nhân dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đấu
tranh giành độc lập dân tộc, tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, xây dựng đất
nước tiến lên xã hội chủ nghĩa là nội dung, mục tiêu của cách mạng. Hồ Chí
Minh khẳng định: "tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ",
tham ô là đặc trưng, gắn liền với thực dân, phong kiến. Đấu tranh chống thực
dân, phong kiến, xây dựng xã hội mới phải bao hàm cả đấu tranh chống tham ô,

21


lãng phí, quan liêu. Cách mạng không thể thành công hoàn toàn nếu vẫn còn
tham ô, lãng phí. Vì vậy, chống tham ô, lãng phí là một nội dung, nhiệm vụ quan
trọng của cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu có quan hệ
mật thiết với nhau, chúng luôn đi cùng nhau vì bệnh quan liêu chính là nguồn
gốc làm nảy sinh tham nhũng, lãng phí. Bản thân sự tồn tại của tính quan liêu,
đặc biệt là quan liêu cách mạng không phải là nguyên nhân làm nảy mầm tham
nhũng nhưng nó lại là tác nhân quan trọng để sự tha hoá, hủ bại có đất sinh sôi.
Trong khi chúng ta đang cố gắng để giải thích những nguyên nhân của tham

nhũng như một thuộc tính của nhà nước thì Người đã chỉ rõ “Có nạn tham ô,
lãng phí là vì bệnh quan liêu”. Vì thế muốn ngăn chặn và đẩy lùi được vấn nạn
tham ô, lãng phí thì trước hết phải tẩy sạch được bệnh quan liêu. Chống bệnh
quan liêu chính là thực hành đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cần, kiệm, liêm,
chính. Chống bệnh quan liêu là để mắt thấy suốt, tai nghe thấu, để thống nhất
giữa nói và làm, để loại bỏ mảnh đất làm nảy mầm tham nhũng.
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Quyền lực thuộc về
nhân dân. Tất cả tài sản là của nhân dân. Nhân dân đóng góp mồ hôi xương máu,
tiền của cho công cuộc kháng chiến, xây dựng đất nước. Vì vậy, bảo vệ tài sản
công, chống tham ô, lãng phí là bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền dân
chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "phong trào chống tham ô, lãng phí,
quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công"2. Dân chủ
tức là nhân dân làm chủ. Cán bộ là người được giao quản lý tài sản để thực hiện
các nhiệm vụ do nhân dân giao phó. Vì vậy, nhân dân có quyền và nghĩa vụ
giám sát, phê bình cán bộ, đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng
phí. Sự tham gia của quần chúng quyết định sự thành công của công cuộc đấu
tranh phòng, chống tham ô, lãng phí. Quần chúng tham gia tích cực, đông đảo
thì cuộc đấu tranh càng mang lại hiệu quả cao. Hồ Chí Minh khẳng định: "Quần
chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng".
21


b) Quan điểm chỉ đạo công tác phòng, chống tham ô, lãng phí
Công tác chống tham ô, lãng phí rất quan trọng, cần phải được tất cả các
cấp, các ngành quan tâm và tiến hành thường xuyên. Cũng như các mặt trận
khác, muốn giành thắng lợi trên mặt trận chống tham ô, lãng phí, chúng ta phải
nắm được quan điểm chỉ đạo cuộc đấu tranh trên mặt trận đó. Hồ Chí Minh nêu
rõ: “phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung kiên”2.
Đấu tranh chống tham ô, lãng phí cần phải bằng hệ thống các biện pháp đồng bộ,
cả trước mắt và lâu dài, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Cùng với việc

xây dựng cơ chế phòng, chống, tấn công tham ô, lãng phí trên tất cả các lĩnh
vực, cần xác định và tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm. Yếu tố quan trọng,
quyết định hiệu lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí
chính là công tác lãnh đạo. Sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, thông
qua các chủ trương, chính sách mang tính chỉ đạo, thông qua các cấp uỷ đảng
quyết định sự thành bại của cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống bệnh
quan liêu.
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền,
giáo dục và cưỡng chế, trong đó lấy tuyên truyền, giáo dục là nền tảng, cơ sở.
Người nói: “Trong phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu, giáo dục là
chính, trừng phạt là phụ”. Việc tuyên truyền, giáo dục cần được đặc biệt coi
trọng, làm sao để cán bộ hiểu được sự nguy hại, xấu xa của tham ô, lãng phí, từ
đó có các hành động tích cực nhằm phòng, chống. Đồng thời, công tác tuyên
truyền, giáo dục sẽ giúp nêu gương tốt, lên án các hành vi tham ô, lãng phí, góp
phần tích cực vào việc ngăn chặn nạn tham ô, lãng phí. Nhưng khi cần thiết, đối
với những người đã suy thoái về đạo đức, không chịu rèn luyện, cố tình tư lợi,
chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của nhân dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng,
phải bị xử lý nghiêm khắc để bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật và để răn đe,
làm gương cho những người khác.

21


c) Các biện pháp phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc sự nguy hiểm, tìm ra bản chất, nguyên nhân
của tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh đã nêu ra hàng loạt biện pháp
nhằm đấu tranh phòng, chống. Trong các biện pháp phòng, chống tham ô, lãng
phí, quan liêu, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng biện pháp giáo dục tư tưởng cho
quần chúng. Người nói: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí,
quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng

thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng
phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”. Quần chúng là lực lượng chính của cách mạng,
sự tham gia tích cực của quần chúng quyết định sự thành bại của cách mạng.
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, quần chúng
nhân dân giám sát cán bộ, công chức, kịp thời phát hiện sai phạm, phê bình, lên
án các biểu hiện tiêu cực của cán bộ. Sự giám sát chặt chẽ của quần chúng nhân
dân đối với cán bộ, công chức nhà nước, thông qua các hình thức khác nhau là
một cơ chế ngăn ngừa tham ô, lãng phí hữu hiệu. Đồng thời, các phản ánh, kiến
nghị kịp thời của nhân dân qua công tác giám sát sẽ giúp các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sớm phát hiện các hành vi tham ô, lãng phí, từ đó có các biện
pháp xử lý phù hợp.
Nguy cơ xã hội của tệ tham ô, lãng phí, quan liêu được Hồ Chí Minh nhận
diện là “kẻ thù của nhân dân” vì “nó làm chậm trễ công việc kháng chiến và kiến
quốc của ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chÝ khắc khổ của cán bộ ta”.
Và nếu như V.I Lênin đã rất cương quyết khi nói “Phải thanh lọc ngay khỏi bộ
máy nhà nước những kẻ quan liêu, những kẻ hối lộ và những phần tử lạc lõng
khác” để giữ vững chính quyền cách mạng thì Hồ Chí Minh cũng khẳng định
“những tội lỗi ấy nặng như tội lỗi của Việt gian, mật thám”. Với Người, chống
tham nhũng cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận, “đây là

21


mặt trận văn hoá tư tưởng”. Mặt trận ấy chính là nhằm đem lại quyền tự do dân
chủ triệt để cho nhân dân. Hơn ai hết Người hiểu giá trị của một cuộc cách mạng
thể hiện ở vấn đề chính quyền cách mạng có thực sự mang lại ấm no, hạnh phúc
cho nhân dân, có thực sự mạng lại quyền bình đẳng xã hội hay không. “Để
kháng chiến thắng lợi, để xây dựng nước nhà, chiến sĩ thì hy sinh xương máu,
đồng bào thì hy sinh mồ hôi, nước mắt để đóng góp”, vì vậy chống tham nhũng,
quan liêu chính là tiếp tục sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục con

đường tranh đấu của cha ông ta nhằm bảo vệ những thành quả của cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ vĩ đại mấy mươi năm qua. Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh,
đó cũng là cuộc đấu tranh mà sự gian nan không kém gì trên mặt trận trực diện
với kẻ thù, thậm chí còn đòi hỏi tính mưu trí cao hơn gấp bội và mặt trận đại
đoàn kết toàn dân rộng rãi hơn vì “Kẻ thù khá nguy hiểm, nó không mang gươm,
mang súng mà nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta”. Bác
đã chỉ rõ, tham nhũng không chỉ làm băng hoại đạo đức xã hội mà tính nguy cơ
của nó chính là những tác động của hiện tượng này đối với quần chúng nhân
dân, nó làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, dân không còn tin vào Đảng
thì vận nước sẽ nguy nan. Vì vậy, dù khó khăn, gian khổ song chống tham
nhũng là yêu cầu tất yếu của sự tồn vong dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng, phát động, chỉ đạo và hướng
dẫn phong trào phê bình và tự phê bình trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người
chỉ đạo: "bộ đội, cơ quan, đoàn thể và nhân dân phải tổ chức một phong trào thật
thà tự phê bình và phê bình từ cấp trên xuống, từ cấp dưới lên". Trong phong
trào này, mỗi cán bộ, Đảng viên phải luôn ý thức tự phê bình và phê bình, không
phải để đả kích nhau, mà để cùng nhau nhận thức các sai lầm, khuyết điểm, cùng
bàn cách khắc phục, sửa chữa, để thực hiện chức trách, công vụ tốt hơn. Người
nêu các bước thực hiện tự phê bình và phê bình. Trước hết, tự phê bình và phê
bình ở các "tiểu tổ". Sau đó, cơ quan triển khai kiểm thảo chung. Phê bình và tự
phê bình phải tiến hành từ trên xuống, từ dưới lên, phải làm thường xuyên, liên

21


tục, phải có báo cáo, điều tra, hướng dẫn việc kiểm thảo. Sau khi công khai, thật
thà tự phê bình và phê bình, cán bộ, đảng viên phải kiên quyết sửa đổi những sai
lầm, khuyết điểm.
Người nhấn mạnh: “Chống tham ô,lãng phí là cách mạng”, “chống tham
ô,lãng phí là dân chủ”, một cuộc cách mạng, một nền dân chủ mà nhân dân phải

đổ máu xương mới giành được. Chống tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài,
bền bỉ và phải vận động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đồng thời với việc
hoạch định chiến lược đánh lâu dài là phải xây dựng những sách lược đánh chắc
từng phần, từng giai đoạn. “Cũng như ở các mặt trận khác, muốn thắng ở mặt
trận này, ắt phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, ắt phải có lãnh đạo và trung
kiên”. V.I Lênin cũng đã từng nói về những giải pháp để chống tham nhũng, đó
là “cần phải dùng nhiều hình thức và phương pháp kiểm tra từ dưới lên...để nhổ
đi, nhổ lại cho sạch hết những cỏ rác của bệnh quan liêu, tham nhũng”. Cũng nói
về vai trò của công tác giám sát bên cạnh việc giáo dục, tuyên truyền đạo đức
cách mạng song Hồ Chí Minh thì lại đưa ra những giải pháp mà giá trị thời đại
của nó vẫn còn đang nóng hổi, đó là dựa vào dân, chỉ có dựa vào quần chúng
nhân dân thì việc phòng ngừa và chống tham nhũng mới có hiệu quả. “Dân chủ
là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. Cho nên phong
trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì
mới thành công”.
Hồ Chí Minh coi các biện pháp về tư tưởng như giáo dục, thuyết phục,
các biện phápphòng ngừa là nền tảng trong cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng
phí, quan liêu. Đồng thời, Người luôn nhấn mạnh việc nghiêm trị các hành vi
tham ô, lãng phí. Việc xử lý nghiêm khắc hành vi tham ô, lãng phí phải đúng các
quy định của pháp luật, không được nể nang người có chức vụ, địa vị, với mục
đích bảo vệ công lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, răn đe, làm gương
cho những người đang hoặc có ý định tham ô. Người chỉ thị: “Pháp luật phải
thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp

21


gì”. Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu, vốn là người có công với
cách mạng, nhưng đã có hành động tham ô tài sản của Nhà nước. Toà án kết án
Trần Dụ Châu tử hình. Gia đình Trần Dụ Châu đã làm đơn gửi Hồ Chí Minh xin

được ân giảm. Nhưng Hồ Chí Minh bác đơn xin ân giảm đó. Và hình phạt đã
được thi hành. Đây chính là sự thể hiện sinh động, cụ thể, rõ nét quan điểm, sự
nghiêm khắc của Bác đối với hành vi tham ô, lãng phí.
d) Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí
Trong công cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu,
các cơ quan thanh tra nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Hồ Chí Minh huấn
thị: “các ban thanh tra phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô. Phát hiện ra
những việc lãng phí, tham ô, chẳng những cần báo cáo với Trung ương và Chính
phủ giải quyết mà còn phải giúp các cấp lãnh đạo địa phương tìm ra được những
biện pháp để tích cực chống lãng phí, tham ô”.
Như vậy, thanh tra, kiểm tra không những để phát hiện vi phạm, phát hiện
tham ô, lãng phí để xử lý. Quan trọng hơn, qua kiểm tra, các cơ quan thanh tra
nhà nước tìm hiểu nguyên nhân tham ô, lãng phí, từ đó, kiến nghị với các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, với bản thân các cơ quan là đối tượng thanh tra,
kiểm tra để có các giải pháp hữu hiệu nhằm chống tham ô, lãng phí có hiệu quả.
Quan liêu là nguyên nhân, nguồn gốc của nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy,
các cơ quan thanh tra nhà nước chẳng những kiểm tra chống lãng phí, tham ô mà
còn phải chống quan liêu để giúp các cơ quan Nhà nước đổi mới công tác, giữ
gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy nhà nước.
Để thực hiện tốt, có hiệu quả nhiệm vụ của mình, cơ quan thanh tra nhà
nước phải tự chống tham ô, lãng phí, bệnh quan liêu trong nội bộ cơ quan mình
trước. Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ thanh tra phải tự mình nghiêm chỉnh,
phải có đạo đức cách mạng, tự mình phải gương mẫu cho người khác. Người chỉ
21


thị rõ ràng: “phái anh tham ô đi thanh tra tham ô thì không được, phái người lười
đi thanh tra công việc người khác cũng không được”. Người cán bộ thanh tra khi
đi thanh tra chống quan liêu thì trước hết bản thân mình không được quan liêu.

Thanh tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự thật ở cơ quan, ở địa phương
nào đấy phải đến tận nơi, nghe ngóng, tìm hiểu, chịu khó. Quan liêu sẽ không
làm được nhiệm vụ.

C. KẾT LUẬN
Tham ô, lãng phí, quan liêu là một vấn nạn nhức nhối của xã hội Việt Nam.
Hậu quả do Tham ô, lãng phí, quan liêu gây ra cực kỳ lớn cho xã hội, hâu quả
này không chỉ là thiệt hại về vật chất với nhiều tỉ đồng mà quan trọng hơn nó
làm tha hóa bộ phận cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước trong tổ chức Đảng
và các đoàn thể xã hội, làm cho xóa mòn lòng tin của nhân dân vào bộ máy nhà
nước gây nên sự bất bình, oán thán trong nhân dân đối với Đảng, nhà nước và
chế độ xã hội, làm giảm hiệu lực quản lí của nhà nước , đe dọa sự tồn vong của
quốc gia dân tộc.
Tham ô, lãng phí, quan liêu là vấn đề không mới, tuy nhiên, hiện đang diễn
biến phức tạp, là nguy cơ đe doạ sự phát triển của đất nước, sự tồn vong của chế
độ. Tham nhũng đang làm cho nước ta, một nước vừa thoát nghèo gặp nhiều khó
khăn trong việc cố gắng vươn mình để phát triển. Một bộ phận cán bộ giữ những
vị trí quan trọng đã không góp phần làm cho nội lực nước nhà vững mạnh để
giúp đất nước vươn ra thế giới mà còn kéo lùi sự phát triển.
Trước thực trạng trên, việc thực hiện các biện pháp chống tham ô, lãng phí,
quan liêu được Hồ Chí Minh đề cập: “Giáo dục quần chúng, làm cho quần chúng
khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ
tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi,
không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp” là vấn đề quan

21


trọng, cấp thiết giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm đối với các
hành vi tham ô, lãng phí, không nể nang người có chức vụ, địa vị, với mục đích

bảo vệ công lý, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật và răn đe, làm gương cho
những người đang hoặc có ý định tham ô. Những biện pháp đã thực hiện thời
gian qua như: nhắc nhở, khiển trách, làm kiểm điểm hay thuyên chuyển công tác
còn nhẹ và chưa cho thấy sự nghiêm minh của luật pháp.
Chúng ta đã có Luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí (có hiệu lực từ 1.6.2006) đang được toàn dân hưởng ứng. Đảng
ta cũng vừa có Nghị quyết 04 (Khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác phòng chống tham nhũng nhằm tạo bước chuyển biến tích cực,
mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân ta về phòng, chống tham nhũng.aĐấu tranh phòng chống tham ô, tham
nhũng, lãng phí là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của từng tổ
chức, của mỗi cán bộ, đảng viên. Nghị quyết Đại hội X của Đảng vừa qua đã
khẳng định quyết tâm: Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham
nhũng, bất kể chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu, tịch thu sung công tài
sản có nguồn gốc từ tham nhũng; những người bao che cho tham nhũng, cố tình
ngăn cản việc chống tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu
khống làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ. Có cơ chế khuyến khích và
bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Biểu dương
và nhân rộng những gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.
Đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí là việc làm cấp bách hiện nay không
chỉ để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mà còn để bảo vệ độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trước tình hình khu vực, thế giới đang
có nhiều bất ổn. Vì vậy, cần làm nhanh, làm mạnh và làm quyết liệt thì công
cuộc chống tham nhũng mới đem lại kết quả thiết thực.

21




×