Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Việc phán ánh tiêu cực trên báo chí việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.63 KB, 55 trang )

MỤC LỤC
A.Phần mở đầu……………………………………………………………………1
I.Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………1
II.Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………...1
III.Đối tượng phạm vi nghiên cứu………………………………………………..2
B.Phần nội dung…………………………………………………………………..3
I.Một số chức năng và nhiệm vụ của báo chí……………………………………..3
II. Chính sách và định hướng của Đảng và nhà nước trong quá trình đấu tranh,
phịng chống tiêu cực dựa vào báo chí…………………………………………..14
III.Thực trạng việc phản ánh tiêu cực trên báo chí……………………………...14
1.Tiêu cực……………………………………………………………………….14
1.1.Định nghĩa về tiêu cực………………………………………………………14
1.2.Mục đích phản ánh tiêu cực…………………………………………………15
2.Báo chí đã làm được gì………………………………………………………..15
2.1.Tích cực……………………………………………………………………...15
2.2.Tiêu cực……………………………………………………………………..43
IV.Ngun nhân và giải pháp…………………………………………………...48
1.Ngun nhân…………………………………………………………………..48
2 giải pháp……………………………………………………………………….51
C.Kết luận……………………………………………………………………….52

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí là cơng cụ tun truyền số một của Đảng. Đảng ta lãnh đạo báo chí
tuyệt đối trong việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ
nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của
Đảng, xây dựng xã hội XHCN, “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”. Đó cũng là nguyện vọng tha thiết của cả dân tộc Việt Nam. Vì


thế, được góp phần làm cho lý tưởng của Đảng trở thành hiện thực trong đời sống
xã hội là niềm kiêu hãnh của những nhà báo chân chính, của nền báo chí nước ta.
Chúng ta khơng hề tránh né điều này mà coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của
báo chí với Đảng, với dân tộc.
Đất nước đang trong q trình phát triển,báo chí ln đi cùng q trình
phát triển đó.Theo dõi sự lớn mạnh của đất nước là nhiệm vụ hàng đầu của báo
chí,nhưng trong q trình phát triển của đất nước cũng đã tạo ra một số tiêu
cực.Báo chí nước nhà đã góp phần phản ánh và giúp Đảng và chính phủ giải
quyết tiêu cực.Nhưng những phản ánh tiêu cực của báo chí có cái đúng,cái sai,và
việc nghiên cứu phản ánh tiêu cực của báo chí đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết vì làm vậy mới thấy được cái đúng cái sai trong quá trình phảnn ánh tiêu cực
của báo chí đẻ từ đó rút ra bài học và tránh sai lầm nối tiếp sai lầm.

II. Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài tiểu luận “Việc phán ánh tiêu cực trên báo chí Việt Nam hiện
nay” nghiên cứu thực trạng, hình hình phản ánh tiêu cực trên báo chí, đánh giá,
nhận định về những thành công của công tác này cũng như chỉ ra những mặt còn
2


hạn chế trong việc phán ánh tiêu cực trên báo chí.Từ đó tìm ra ngun nhân và đề
ra các giải pháp để việc phản ánh tiêu cực trên báo chí ngày càng hiệu qua hơn,
đóng góp xứng đáng vào cơng cuộc phịng chống tham nhũng cũng như hồn
thành tốt vai trị, nhiệm vụ của báo chí đối trong giám sát, quản lý xã hội mà cụ
thể ở đây là đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
Đối với cá nhân,việc thực hiện đề tài này nhằm mục đích phục vụ nhiệm
vụ,yêu cầu của mơn học “Lịch sử báo chí Việt Nam”.Khơng chỉ thế,việc thực
hiện tiểu luận là một điều cần thiết đối với sinh viên khoa Phát thanh-truyền
hình,Học viện báo chí và tuyên truyền để nâng cao năng lực,mở rộng tầm hiểu
biết đồi với nền báo chí nước nhà.Việc thực hiện đề tài cũng giúp rèn luyện

chuyên môn,nghiệp vụ,định hướng mục tiêu cho sinh viên trong quá trình học tập
và tác nghiệp sau này.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Trong những năm gần đây,đất nước ta đang hội nhập rất tích cực và sâu
rộng với thế giới về mọi mặt như kinh tế,giáo dục,văn hóa…Việc hội nhập đã tạo
những tác động tích cực và tiêu cực cho đất nước ta.Nhưng trong phạm vi của
tiểu luận,tôi chỉ đề cập đến những vấn đề tiêu cực tiêu biểu mà báo chí đã phản
ánh,gây tác động dư luận xã hội lớn.

3


B. NỘI DUNG
I. Một số chức năng và nhiệm vụ của báo chí.
1. Khái niệm chức năng vai trị báo chí:
Chức năng được biểu hiện là tổng hợp của những vai trị và tác dụng của
một tiến trình hay một hoạt động nào đó trong tự nhiên và xã hội. Mỗi loại hình
hoạt động trong đời sống xã hội con người đều được đặc trưng bởi các chức năng
của nó. Chính vì vậy những tri thức về chức năng cho phép con người nắm được
những mối liên hệ chủ yếu của đối tượng nghiên cứu, là cơ sở để xác định
phương hướng và phương pháp hành động một cách có hiệu quả.
Là một loại hình hoạt động đặc thù, báo chí có những chức năng ý nghĩa
rất to lớn đối với xã hội. Chính những tiềm năng đó quy định tính chất khách
quan của các chức năng của báo chí.
TĨM LẠI: Chức năng báo chí là một khái niệm chỉ sự tổng hợp những vai
trò, tác dụng và ý nghĩa của báo chí trong xã hội .Những tri thức về chức năng
của báo chí là một hiều kiện quan trọng và quyết định tính hiệu quả trong hoạt
động của nhà báo.


2. Các chức năng tư tưởng của báo chí:
Lý luận báo chí Mác Lênin bà thực tiễn hoạt động của các phương tiện
thong tin đại chúng cho thấy báo chí có các nhóm chức năng sau:
-Nhóm các chức năng tư tưởng.
-Nhóm các chức năng quản lý và giám sát xã hội.
-Nhóm các chức năng văn hóa giải trí.

4


Những nhóm chức năng trên đều góp phần quan trọng vào cơng tác quản lý
xã hội.Nhưng trong cơng tác phịng chống tiêu cực thì chức năng tư tưởng và
chức năng quản lý giám sát xã hội của báo chí là quan trọng hơn cả.

2.1 Các chức năng tư tưởng của báo chí:
- Tư tưởng là gì? Có thể hiểu sơ lược tư tưởng là những hình ảnh chủ quan
về thế giới khách quan trong suy nghĩ của mỗi người, từ đó sẽ hình thành nên
những lối sống, những hành động nhất quán theo một “hệ” nhất định
- Nói đến chức năng tư tưởng, có thể hiểu rằng báo chí góp phần định
hướng cho sự hình thành tư tưởng của mỗi người và sự thống nhất cao trên phạm
vi toàn xã hội.
- Đặc thù của chức năng báo chí là tính mục đích. Khi phân tích ý thức xã
hội có thể thấy các thành tố chủ yếu như: thế giới quan, nhân sinh quan, truyền
thống văn hóa lích sử, dư luận xã hội.
a. Xét trên phương diện cá nhân, chức năng tư tưởng là sự tác động vào thế
giới tinh thần của con người, hình thành một hệ ý thức xã hội tiến bộ và khoa học
khơng chỉ có ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội đó, mà
cịn là một trong những điều kiện tiên quyết để bảo đảm phát huy những tiềm
năng to lớn của nhân dân nhằm xây dựng, phát triển xã hội theo con đường nhất
định.

Tư tưởng của mỗi cá nhân được quy định bởi một số thành tố, trong đó báo
chí sẽ tác động vào 2 thành tố chủ yếu là Thế giới quan và Nhân sinh qưan.Thế
giới quan là hạt nhân của ý thức xã hội cũng như ý thức cá nhân. Đó là hệ thống
những quan niệm về thế giới và vị trí của con người trong thế giới, về mối quan
hệ giữa con người với hiện thưc xung quanh. Những quan niệm ấy quy định lập
trường, quan niệm sống của con người, qui định niềm tin, lý tưởng, những

5


nguyên tắc nhận thực và hoạt động sự định hướng tồn diện của họ. Thế giới
quan khơng chỉ là nội dung mà còn là phương pháp nhận thức hiện thực, là những
nguyên tắc sống qui định tính chất hoạt động của con người. Trong thế giới quan
bao gồm lý tưởng sống, mục đích tồn tại cũng như những chuẩn mực về các giá
trị và ý nghĩa cuộc sống.
Thế giới quan chính là tấm lăng kính mà thong qua đó con người xem xét,
đánh giá thế giới hiện thực đa dạng, phong phú qunah mình, thẩm định các giá trị
vật chất và tinh thần, xác định mục đích, phương hướng và tính chất cho hành
động của mình. Đó chính là nhân sinh quan.
Sự hình thành thế giới quan và nhân sinh quan chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố, trong đó tư tưởng là một yếu tố quyết định. Báo chí trong khi xác định
mục đích của mình đã mang đến cho người tiếp nhận một thế giới quan, để qua
đó hình thành tư tưởng, xác định nhân sinh quan. Và trong phương diện này của
chức năng tư tưởng, thế giới quan cần được phản ánh một cách khách quan và
chân thực.
b. Trên phương diện xã hội: chức năng tư tưởng của báo chí có một mục
đích mới, đó là liên kết những thành viên riêng rẽ của xã hội thành một khối
thống nhất trên cơ cở một lấp trường chính trị chung, thái độ trách nhiệm tích cực
nhằm thực hiện những mục tiêu đặt ra. Nhân dân làm ra lịch sử theo ý thức của
nhân dân, cho nên việc tác động vào ý thức của nhân dân chính là tác động có

định hướng một cách gián tiếp vào lích sử.
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng cộng sản Việt Nam đã rấtcoi trọng cơng
tác tư tưởng, coi đó là một trong những nhiệm vụ hang đầu của mình.
Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào
toàn bộ xã hội, hoạt động của các phuỷong tiện thong ti đại chúng có vai trị và ý

6


nghĩa hết sức to lớn trong công tác tư tưởng. Lý ln báo chí cơ vản và thức tiên
shoatj động của các phương tiên thông tin đại chúng đã chỉ ra vai trị và ý nghia
vơ cùng to lớn của báo chí trong sự hình thành đời sống tinh thần của quần chúng
nhân dân lao động.
Nếu thế giới quan và yếu tố tĩnh thì dư luận xã hội là yếu tố động nhất của
ý thức xã hội. Dư luân xã hội là phản ứng, thái độ của xã hội đối với một sự kiện,
hiện tường, vấn đề , một nhân vật nào đó. Như vậy để trở thành dư luận xã hội thì
một phản ứng, một thái độ nào đó phải có tính xã hội hay là mang tính phổ biến
tương đối, trở thành phản ứng hay thái độ của một loạt thành viên xã hội.
Cũng như sự hình thành nhân sinh quan, dư luận xã hội có mang tính
khách quan hay khơng, nghĩa là có phù hợp với tính chất, ý nghĩa của các sự
kiện, hiện tượng, vấn đề, hành vi trong xã hội, một phần to lớn phụ thc vào
việc báo chí có phản ánh trung thực vê những sự kiến, vấn đề đó hay khơng.
Trong ý thức xã hội, ý thức lịch sử - văn hóa có vai trò như tầng trung gian
truyền dẫn giữa thế giới quan và dư luận xã hội. Sự hình thành của ý thức lịch sử
- văn hóa chịu ảnh hưởng của nhiều sự tác động phong phú và đa dạng như giáo
dục, môi trường sống, các phong tục, tập quán, truyền thống gia đình, quê hường
và cả những thiên kiến tâm lý. Ý thức lịch sử - văn hóa là những quan niệm của
con người về lịch sử, quá khứ, về hiện tại trong mối quan hệ với quá khứ và
tương lai. Để xem xét, thẩm định giá trị của những gì đã và đang xảy ra trong
thời hiện tại, con người cần phải biết được lịch sử vận động cảu chúng, các mối

quan hệ của chúng và giữa chúng với thời đại, mơi trường tự nhiên và xã hội. Bởi
vì, cần phải hiểu rằng hiện tại như là kết quả của q trình phát triển có tính lịch
sử và q khứ đã và đang quy định hiện tại, sẽ ảnh hưởng đến tương lại.
Báo chí là những phương tiện quan trọng trong việc hình thành ý thức lịch
sử - văn hóa của xã hội. Với khả năng thơng tin phong phú và tác động rộng lớn
7


của mình, báo chí có tác dụng như một thứ trường đại học đại chúng trong việc
giáo dục và truyền thụ những tri thức, những giá trị lịch sử - văn hóa. Trong khi
tiếp nhận thơng tin của báo chí về bất cứ vấn đề gì, trong xã hội cịn hình thành
một loại hiệu ứng tiếp theo có ý nghĩa to lớn với việc trao đổi, thảo luận, tham
khảo quan điểm giữa các cá nhân. Báo chí khơng thể trang bị cho các thành viên
trong xã hội một hệ thống tri thức lịch sử - văn hóa như nhà trường, song nó có
khả năng to lớn trong việc thẩm định và cổ vũ cho những giá trị lịch sử - văn hóa,
tạo ra mơi trường thuận lợi cho việc hình thành ý thức lịch sử - văn hóa tích cực
của mỗi công dân và của cả xã hội hay là đại bộ phận các thành viên xã hội.
TÓM LẠI:
Với chức năng tư tưởng của mình, báo chí đã đặt ra những mục đích nhằm
thực hiện những nhiệm vụ của mình trong việc góp phần xây dựng ý thức xã hội.
Đó là:
- Nâng cao tình tự giác: Chức năng có tính mục đích đầu tiên trong hoạt
động tư tưởng của báo chí chính là nâng cao tính tự giác của quần chúng nhân
dân. Để nâng cao tính tự giác của quần chúng, nhiệm vụ đặt ra cho báo chí là
phát triển nhận thức của họ. Trình độ nhận thức là tiền đề quy định trình độ tự
giác của nhân dân lao động. Một khi đã được hình thành trong nhân dân lao động,
tính tự giác sẽ trở thành động lực mạnh mẽ cho những hành động sáng tạo trong
lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống mới của họ.
- Đặt mục tiêu giáo dục: Giáo dục là một trong những chức năng có tính
mục đích trong hoạt động tư tưởng của báo chí. Giáo dục chính trị tư tưởng nhằm

biến những tri thức mà mỗi con người thu nhận được thành chất lượng nội tại,
thành quan điểm và lập trường tích cực của bản thân họ. Đó là cơ sở tiền đề, đồng
thời là kết quả có tính mục đích của việc hình thành tính tự giác với định hướng
xã hội toàn diện. Chất lượng cần đạt được trong giáo dục chính trị tư tưởng là sự
8


hình thành ý thức giai cấp của tồn thể nhân dân lao động, hình thành trong họ
một thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, sự ý thức đầy đủ và đúng đắn về
những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống, tạo lập trong quần chúng một tình
cảm cách mạng tự giác và sâu sắc.
-Làm nhiệm vụ tuyên truyền: Trong khi tích cực tham gia vào sự hình
thành các phương diện khác nhau của ý thức quần chúng, báo chí tiến hành các
hoạt động tuyên truyền, cổ động và tổ chức. Nói cách khác, đó là các phương
pháp hoạt động thơng tin của báo chí.
Tun truyền là hoạt động nhằm truyền bá trong quần chúng nhân dân
những tư tưởng nền tảng, những quan điểm chính yếu của hệ tư tưởng của chế độ
nhằm hình thành một bức tranh đặc trưng về thế giưois và lịch sử vận động của
xã hội.
Cùng với những nội dung trên, hoạt động tuyên truyền báo chí cịn có các
phương hướng nội dung quan trọng khác. Đó là việc tuyên truyền cho một lối
sống mới, văn hóa, khoa học và lành mạnh, tuyên truyền những tri thức lịch sử,
văn hóa nhằm xây dựng và phát triển lịng u nước, tự hào dân tộc. Có thể nói,
nội dung tun truyền báo chí rất rộng lớn, đề cập đến những tri thức của mọi
lĩnh vực đời sống hiện thực, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người toàn diện.
Về bản chất, hành động tuyên truyền nhằm hình thành nền tảng cho ý thức
xã hội, bộ phận duy lý của đời sống tinh thần con người. Hoạt động tuyên truyền
gắn bó hữu cơ với hoạt động cổ đơgj, mà nội dung của nó tập trung sự quan tâm
chủ yếu vào dư luận xã hội - bộ phận linh động, diễn biến đổi nhất của ý thức xã
hội.


9


2.2. Các chức năng quản lý và giám sát xã hội của báo chí:
Quản lý xã hội được quan niệm là sự tác động có ý thức của chủ thể quản
lý vào khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho nó hoạt động, phát triển có hiệu quả,
đạt được mục đích đề ra. Để sự tác động bảo đảm là có ý thức, có nghĩa là dựa
trên một cơ sở am hiểu đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về đối tượng quản lý, những
quy luật vận động và mối quan hệ tương tác giữa nó với sự vật hiện tượng xung
quanh, đương nhiên cần phải có thơng tin. Chỉ với nguồn thơng tin chính xác,
tồn diện về đối tượng mới có thể xử lý, lựa chọn được phương hướng và cách
thức tác động hợp lý, có hiệu quả. Sự tác động ấy được thể hiện bằng quyết đinh
quản lý và được truyền đến khách thể quản lý dưới dạng thơng tin. Như vậy, về
bản chất thì q trình quản lý là q trình thơng tin, bao gồm từ việc khai thác,
thu thập, đánh giá, lựa chọn, phân tích và xử lý các thông tin liên quan đến việc
đưa ra các quyết định và truyền đạt thông tin về quyết định đến khách thể quản
lý. Quản lý là hoạt động có ý thức của con người, chỉ tồn tại trong những hệ
thống có tính xã hội, nghĩa là trong đó hoạt động của con người có vai trị quyết
định. Khách thể quản lý là các tổ chức, đơn vị kinh tế, các lĩnh vực của đời sống
xã hội và nói chung là cả xã hội.
Để bảo đảm cho sự quản lý có hiệu quả cần phải có cơ chế thơng tin hai
chiều thuận và ngược. Chiều thông tin từ chủ thể đến khách thể chuyển đi những
quyết định quản lý cũng như các thông tin cần thiết để hướng dẫn về cách thức,
phương pháp, điều kiện thực hiện chúng. Yêu cầu đặt ra đối với chiều thơng tin
này là chính xác, kịp thời, đầy đủ. Đó cũng là điều kiện cần thiết cho khả năng
tác động một cách có hiệu lực của chủ thể quản lý vào khách thể quảnl ý, làm cho
khách thể quản lý vận động, phát triển theo chiều hướng đã định.
Thông tin ngược chiều là kênh thông tin từ khách thể quản lý đến chủ thể
quản lý. Kênh thông tin này bảo đảm mối liên hệ ngược cần có giữa khách thể và

10


chủ thể quản lý. Kênh thông tin nguợc chiều kịp thời, đầy đủ, toàn diện là điều
kiện tiền đề cho việc đưa ra những sự điều chỉnh hay những quyết định quản lý
mới một cách đúng đắn, hợp lý. Báo chí thực hiện các chức năng quản lý của
mình bằng việc cung cấp thông tin theo cả hai chiều. Xã hội càng phát triển, nhu
cầu thơng tin báo chí ngày càng lớn và tồn diện, do đó vai trị quản lý của báo
chí càng lớn.
Trong q trình hoạt động của mình, báo chí tham gia vào việc bào đảm
nguồn thơng tin hai chiều. Hai chiều thông tin này tồn tại trong tổng thể hoạt
động của hệ thống các phương tiện thơng tin đại chúng và trong mỗi tác phẩm
báo chí. Một mặt, với khả năng thơng tin nhanh chóng, kịp thời trong phạm vi
toàn xã hội, nhất là đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí là phương tiện tối ưu
để truyền đến khách thể quản lý những quyết định, chỉ thị, hướng dẫn về phương
thức, tính chất hoạt động. Mặt khác, báo chí phản ánh đời sống hiện thực với
những sự kiện, hiện tượng phong phú, đa dạng, thông tin kịp thời các vấn đề thời
sự của cuộc sống, thẩm định các giá trị tinh thần, vật chất của các sự kiện, các
quá trình lịch sử hiện thời. Diện mạo của báo chí phản ánh diện mạo hiện thực
một cách thời sự, nóng hổi với những đường nét, màu sắc sinh động của nó. Đó
chính là dịng thơng tin ngược có vai trị to lớn trong việc quản lý các hệ thống,
các quá trình trong phạm vi xã hội. Nói cách khác, trong quản lý xã hội, báo chí
có vai trò to lớn trong việc bảo đảm mối liên hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể
quản lý. Hoạt động quản lý có hiệu quả hay khơng phụ thuộc nhiều vào tính chất,
phương thức và chất lượng của dịng tuần hồn thơng tin liên tục này.
Các phương hướng của hoạt động quản lý báo chí:
- Một là, đăng tải, bình luận, giải thích phân tích các văn kiện, nghị quyết,
quyết định của Đảng và Nhà nước., Yêu cầu đặt ra cho hoạt động này là thông tin
đến nhân dân lao động nội dung các văn kiện tài liệu của Đảng và Nhà nước, giải
11



thích cơ sở khoa học, thực tiễn và phương pháp, cách thức thực hiện các đường
lối chủ trương của Đảng và Nhà nước thuyết phục, động viên nhân dân tự giác
thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách đó. Phức tạp là ở chỗ bình luận,
giải thích chỉ ra cho nhân dân thấy sự cần thiết phải dưa ra và thực hiện những
quyết định cụ thể đó. Để giải quyết vấn đề này, địi hỏi nhà báo phải có sự hiểu
biết sâu sắc và toàn diện về lĩnh vực, vấn đề có liên quan đến chủ trương, chính
sách mới. Mặt khác, người làm báo phải biêt sử dụng có hiệu quả các chuyên gia
trong lĩnh vực, nhât là những người có uy tín lớn trong xã hội như các nhà khoa
học đầu ngành, các nhà kinh tế, những nhà hoạt động xã hội, nghệ thuật nổi tiếng.
Ý kiến của họ có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa đến hiệu quả thơng tin về
đường lối chính sách.
-Hai là, phản ánh phân tích tình hình thực tế, tình trạng cơng việc ở từng
địa phương, khu vực hoặc một khâu, một mắt xích nào đó của một q trình kinh
tế - xã hội. Kết quả của hoạt động này là thông tin một bức tranh toàn diện về sự
vật với những mối quan hệ phức tạp của nó, tạo điều kiện cho các cơ quan quản
lý và người cán bộ lãnh đạo có đủ các dữ kiện để đưa ra các quyết định quản lý
mới. Mặt khác, bằng sự phân tích sâu sắc, tồn diện của mình, báo chí có thể đưa
ra những kiến nghị, yêu cầu cụ thể. Những kiến nghị đó có thể xuất phát từ một
nguồn tiềm năng chưa được phát hiện, những sáng kiến tiến bộ, những kinh
nghiệm tốt trong lao động sản xuất, các mơ hình tiên tiến trong tổ chức lao động,
các nhân tố mới trong sản xuất, kinh doanh…
-Ba là giám sát, kiểm tra sự thực hiện các đường lối, quan điểm, nghị quyết
của Đảng, pháp luật và chính sách của nhà nước. Yêu cầu của hoạt động này đối
với báo chí là phát hiện kịp thời các sai lầm, khuyết điểm, những vấn đề khó khăn
ách tắc trong việc chỉ đạo thực hiện và thực hiện các quyết định quản lý.

12



Một trong những biểu hiện rõ nhất của chức năng này đó chính là mục
tiêu- nhiệm vụ chống lại các tệ nan xã hội cảu báo chí. Với vai trị là người tiên
phong, báo chí đã tham gia tích cực vào cơng tác phịng chống các tệ nạn xã hội,
nạn tham nhũng và vạch trần các mặt tiêu cực của đời sống xã hội.
Chức năng quản lý và giám sát xã hội là chức năng quan trọng nhất công
cuộc đấu tranh chống lại tiêu cực xã hội.Thông qua chức năng này của báo chí
mà Đảng và Nhà nước phát hiện được nhiều vấn đề từ cơ sở, địa phương cần
nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của người dân, được nhân dân
đồng tình ủng hộ,giảm tiêu cực trong xã hội.

II. Chính sách và định hướng của Đảng và nhà nước trong
q trình đấu tranh, phịng chống tiêu cực dựa vào báo chí.
Trong nghị định của chính phủ số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm
2007 đã quy định chi tiết vai trị của báo chí trong cơng tác phòng chống tham
nhũng mà còn đặt vai trò của báo chí lên hàng đầu trong cơng tác phịng chống
tham nhũng tiêu cực. “Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh và
hướng dẫn dư luận xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; hợp tác với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phịng, chống tham nhũng; lên án,
đấu tranh với người có hành vi tham nhũng, biểu dương tinh thần và những việc
làm tích cực trong phòng, chống tham nhũng; tham gia tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về phịng, chống tham nhũng; có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham
nhũng”.

Và cũng trong điều 10 của nghị định trên đã khẳng định trách nhiệm của
báo chí trong chống tiêu cực

13



Điều 10. Tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia phịng, chống tham
nhũng
Cơ quan báo chí, nhà báo thơng qua hoạt động nghề nghiệp của mình có
trách nhiệm:
1. Tun truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về phịng, chống tham nhũng; tun truyền về cơng tác phòng, chống tham
nhũng của các cơ quan, tổ chức.
2. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, động viên nhân dân tích cực
tham gia đấu tranh chống tham những.
3. Biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực của tập thể, cá nhân
trong cơng tác phịng, chống tham nhũng; bảo vệ người tố cáo hành vi tham
nhũng.
4. Lên án, đấu tranh với người có hành vi tham nhũng.
Không chỉ đưa ra những văn bản hướng dẫn báo chí chống tiêu cực,mà
trong những bài phát biêcr của các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước luôn khẳng
định vị trí vai trị của báo chí trong cơng tác chống tiêu cực,Trong diễn đàn đối
thoại diễn ra ngày , 28/11/2009, trước thềm Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ
cho Việt Nam lần thứ 4 các nhà lãnh đạo khẳng định vai trị quan trọng của báo
chí trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Theo chánh văn phòng ban chỉ đạo trung ương về chống tham nhũng Vũ
Việt Chiến đã nói “Chính phủ Việt Nam xác định PCTN là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị và tồn xã hội, trong đó báo chí có vai trị, trách nhiệm rất quan
trọng. Nghị quyết TW 3 của Đảng và Luật Phòng, chống tham nhũng cũng khẳng
định và kỳ vọng vào sự đóng góp của báo chí trong việc này”.

14


Không chỉ thế cũng trong diễn đàn trên,thứ trưởng bộ thơng tin và truyền

thơng Đỗ Q Dỗn cũng nhận xét“Trong hầu hết các vụ tiêu cực lớn, dù thủ
đoạn hành vi tham nhũng có tinh vi, phức tạp đến đâu, cũng khó qua được tai mắt
của nhân dân, trong đó có báo chí. Báo chí ln đi đầu trong cuộc đấu tranh
chống tiêu cực, tham nhũng”.
Trong một đất nước mà quyền hạn và chức năng của báo chí được quy
định rõ,được tạo điều kiện tốt để tác nghiệp,luôn được các nhà lãnh đạo của đất
nước quan tâm và ủng hộ,vậy báo chí nước ta trong những năm gần đây đã có
những đóng góp gì trong q trình chống tiêu cực xã hội,một nhiệm vụ luôn được
đặt lên hàng đầu của báo chí.

III. Thực trạng việc phán ánh tiêu cực trên báo chí.
Trong 10 năm trở lại đây,báo chí nước ta đã phanh phui được những vụ
tiêu cực,tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng làm chấn động dư luận trong nước và
bạn bè thế giới.Những vụ tiêu cực,tham nhũng đó sẽ cịn gây thiệt hại nặng nề
cho nền kinh tế quốc gia nếu chúng khơng bị báo chí phát hiện và lơi ra ánh
sáng.Cơng lao của báo chí là rất lớn trong việc đưa những vụ tiêu nghiêm trọng
ra trước cơng luận,góp phần làm trong sạch xã hội.Nhưng trong việc phán ánh
tiêu cực qua báo chí,nhiều cơ quan báo chí và các nhà báo đã có nhiều thành cơng
nhưng cũng có khơng ít hạn chế trong công tác này.

1. Tiêu cực
1.1 Định nghĩa về tiêu cực.

15


Trong từ điển tiếng Việt có định nghĩa: “Tiêu cực là thái độ thụ động tránh
đầu tranh,là khơng có tác dụng xây dựng,là bi quan lơ là thiếu trách nhiệm”.
Tóm lại ta có thể hiểu tiêu cực là những vấn đề,là thái độ chủ quan của một
cá nhân,một tổ chức nào đó trong việc thực hiện chính sách có ảnh hưởng tới đa

số quần chúng nhân dân,gây hậu quả xấu cho những mặt mà tiêu cực ảnh hưởng
tới.

1.2.Mục đích phản ánh tiêu cực của báo chí.
Báo chí là phương tiện chủ yếu phản ánh và phơi bầy tiêu cực.Mục đích
của báo chí là chỉ ra cái sai,cái chưa được cho đông đảo quần chúng nhân dân và
những nhà lãnh đạo.Từ việc phản ánh tiêu cực đó sẽ rút ra kinh nghiệm và bài
học để không tái phạm và mắc phải tiêu cực đó một lần nữa.Vậy báo chí nước ta
đã làm được những gì,đã thưc hiện được đúng những mục tiêu mà mình đã đè ra
chưa?.

2. Báo chí đã làm được gì.
2.1 Mặt tích cực.
*Trong những năm qua,rất nhiều vấn đề tiêu cực trên mọi mặt của đời sống
xã hội được được báo chí phản ánh trên các trang báo.Trong cơng tác này,báo chí
đã làm tốt nhiều việc,giải quyết được nhiều vấn đề,nhưng báo chí cũng đã phạm
phải khơng ít sai phạm.Trong phạm vi hẹp của tiểu luận,tôi chỉ nêu trong tiểu
luận này những vấn đề nổi bật mà báo chí đã góp phần giải quyết trong thời gian
vừa qua.

2.1.1 Về kinh tế
Báo chí đã góp cơng cực kỳ lớn trong việc làm trong sạch nền kinh tế nước
nhà,đưa nền kinh tế phát triển đúng hướng,xây dựng niềm tin vững chắc trong

16


lòng quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.Điều đó đã
được thể hiện rất rõ trong những vụ án tham nhũng mà báo chí đã phanh phui
trong thời gian vừa qua.

Chắc hẳn trong chúng ta chưa ai có thể quên được vụ án Pmu18,vụ án
tham nhũng lớn nhất từ trước tới nay,gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh
kinh tế Việt Nam trong mắt các nhà con mắt của những nhà đầu tư nước ngoài,tác
động tiêu cực tới xã hội và gây suy giảm lòng tinh trong quần chúng nhân dân
vào công tác lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Ban Quản lý Dự án (PMU) số 18 là một đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông
Vận tải chịu trách nhiệm quản lý các dự án đường bộ và một số dự án hạ tầng
khác. Tháng 12 năm 2005, công an Hà Nội cho giới báo chí biết họ đang điều tra
một vụ đánh bạc liên quan đến Bùi Tiến Dũng, giám đốc PMU 18, trong đó người
này và một số quan chức chính phủ khác được cho là đã dùng hơn một triệu đô-la
Mỹ tiền viện trợ của nước ngoài dành cho các dự án hạ tầng trong phạm vi quản
lý của PMU 18 để cá độ bóng đá. Bùi Tiến Dũng cũng bị cáo buộc sử dụng tiền
viện trợ để chơi gái và mua sắm ô tô đắt tiền. Tài liệu thu được trên máy tính
được bên cơng an xem xét trong q trình điều tra cho thấy nhiều cán bộ khác
của PMU18 cũng có dính dáng trong việc lạm dụng tiền viện trợ nước ngoài.
Vụ PMU 18 (PMU viết tắt theo tiếng Anh cho Project Management Unit,
có nghĩa là Đơn vị quản lý dự án), là một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng
trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006. Vụ này đã gây xôn xao dư
luận tại Việt Nam cũng như các nước và tổ chức cung cấp viện trợ phát triển
chính thức (ODA) cho Việt Nam , đã khiến Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình
phải từ chức và Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam .
Cũng liên quan đến vụ việc này, có thêm nhiều quan chức cấp cao khác bị
tố cáo tham gia chạy án cho các bị can. Trong đó phải kể đến Thiếu tướng công
17


an Cao Ngọc Oánh (Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, Thủ trưởng cơ
quan điều tra Bộ Công an) và ơng Nguyễn Văn Lâm (Phó chủ nhiệm Văn phịng
Chính phủ). Sau sự việc này ơng Cao Ngọc nh mất cơ hội vào Trung ương
cũng như thăng chức lên Thứ trưởng Bộ Công an. Sau khi lên làm Thủ tướng,

Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu 2 ông này không giữ các vị trí quan trọng khi cơng
tác điều tra đang diễn ra. Cuối tháng 1 năm 2007, cơ quan điều tra khẳng định
ông Cao Ngọc Oánh không liên quan tới việc chạy án.
Vụ án Pmu18 đã gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng tới nền kinh
tế,văn hóa vốn đang trên đà phát triền của đất nước ta.
Cuối năm 2004, dư luận đã một dạo xôn xao về việc ơng Phó Bí thư Thành
ủy Hà Nội cưỡi trên chiếc xe trị giá đến 3.000 con trâu. Nhưng vào đầu năm
2006, công chúng đã không thể thốt nên lời khi biết rằng ông Tổng giám đốc
PMU18 đã “cưỡi” trên hàng trăm chiếc xe và hơn thế nữa đã mang số tiền tương
đương một nửa số trâu của 11 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng đi đánh bạc.Vấn
đề ở đây khơng phải là chuyện trâu,bị mà là nguồn tài sản của nhà nước đang bị
những đối tượng kia đem đi giải trí cho thú vui riêng.
ODA (official development assistance) dịch sang tiếng Việt gọi là nguồn
hỗ trợ phát triển chính thức. Đây là nguồn vốn mà chính phủ các nước, các tổ
chức quốc tế cho các nước đang phát triển vay với thời gian dài và lãi suất ưu đãi
để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Thoắt qua, thì thấy mục tiêu của
việc làm này là rất cao đẹp và đáng trân trọng. Nhưng xem kỹ lại, nó cũng có
những vấn đề riêng.
Thứ nhất, việc tiếp nhận những nguồn vốn này phải chấp nhận rất nhiều
điều kiện kèm theo mà phần thiệt thịi ln thuộc về bên nhận tài trợ.

18


Thứ hai, đối với các dự án thực hiện từ nguồn vốn này, thoạt nhìn người ta
sẽ nghĩ rằng, việc quản lý sẽ tốt hơn các nguồn vốn cấp phát từ ngân sách quốc
gia. Điều ngược lại đã xảy ra. Bản chất của các khoản vay ODA là nợ quốc gia,
những người đóng thuế trên quốc gia đó phải trả nên cần phải quản lý chặt chẽ
như ngân sách nhà nước. Nhưng do sự không rõ ràng và những điều kiện kèm
theo mà các cơ quan quản lý hay tiếp nhận nguồn vốn này khơng được tồn

quyền quyết định. Hoặc họ nghĩ rằng nó khơng hồn tồn thuộc trách nhiệm của
mình mà đã có giám sát của bên tài trợ, những người có trình độ quản lý cao hơn
nên mọi chuyện sẽ ổn.
ODA là nguồn vốn đi vay,mà vay thì phải có trả,vậy những người phải trả
cho số tiền vốn đi vay(vốn được dùng để nâng cấp hạ tầng,cơ sở vật chất nước
nhà mà nay lại được dùng để ăn chơi cho một số cá nhân) là ai?Đó chính là 83
triệu người Việt Nam.Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006 - 2010, VN phải
trả nước ngoài 10 -11 tỉ đô la nợ quốc gia. Mỗi năm phải trả 2 tỉ đơ la. Được biết,
tổng nợ nước ngồi hiện vào khoảng 20 tỉ đôla.
Sự việc được phanh phui đã tạo nên một làn sóng phẩn nỗ trong mọi tầng lớp dân
chúng. Nhiều người tiết kiệm từ mười nghìn tiền Việt để ủng hộ Quĩ người
nghèo, trong khi đó tiền đi vay mượn của quốc tế để xây dựng cơ sở hạ tầng bị ăn
cướp một cách trắng trợn và ngang nhiên như vậy.
Nghiêm trọng hơn nữa,vụ việc đã làm mất lịng tin và uy tín của Việt Nam
với cộng đồng thế giới. Tất cả các nước viện trợ và cho vay vốn đều nghi ngờ và
chỉ trích chính phủ. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói: “ODA là nguồn vốn cần
thiết cho sự phát triển của VN và đã đóng góp quan trọng vào tiến trình phát
triển kinh tế - xã hội của VN. Trách nhiệm hàng đầu trong việc sử dụng ODA
thuộc về Chính phủ VN”.

19


Những dẫn chứng kể trên đã cho chúng ta thấy mức độ và ảnh hưởng
nghiêm trọng của vụ việc.Nhưng vụ án này sẽ cịn nghiêm trọng hơn rất nhiều
nếu nó khơng bị phanh phui sớm.Báo chí đã góp cơng rất lớn trong việc đưa vụ
án nghiêm trọng này ra trước cơng luận.
Trong q trình diễn ra vụ án,báo chí đã theo dõi sát sao,kịp thời đưa thông
tin vụ việc và cách xử lý của các cấp chính quyền đến với quần chúng nhân
dân.Đơn cử như 2 tờ báo “nhân dân” và “thanh niên”.

Báo Nhân Dân giúp ta hiểu được mục đích đưa tin của Đảng cịn báo
Thanh Niên thì góp phần làm rõ sự kiện. Kiểu đưa tin của báo Nhân Dân và
Thanh Niên khá nhất quán trong hai năm 2006 và 2007(theo đồ thị dưới), trong
đó báo Thanh Niên đăng nhiều bài hơn, song cũng theo một xu hướng đưa bài
tương tự như báo Nhân Dân. Tuy nhiên, phong cách đưa tin khác nhau khá nhiều
giữa hai tờ báo, trong đó báo Nhân Dân đơn thuần đưa tin về tiến độ vụ án, còn
báo Thanh Niên đưa ra nhiều chi tiết, đăng các bài xã luận, và đôi khi cịn đăng
cả thơng tin mà tờ báo cho là tin đồn‟.

Đồ thị báo thanh niên và nhân dân đưa tin về vụ pmu18

20


Tháng 3 năm 2006, khi vụ PMU 18 trở thành tin tức trên trang đầu các
báo, các bài báo trên báo Nhân Dân đưa những nét chính về tiến độ điều tra và
cập nhật tình tiết các vụ bắt giam. Ví dụ, ngày 4.3, báo Nhân Dân đưa tin Bộ
Cơng an đã ra lệnh bắt và tạm giam Phạm Tiến Dũng (một cán bộ cấp dưới của
Bùi Tiến Dũng) về tội hối lộ. Cùng ngày, báo Thanh Niên cũng đưa tin về vụ bắt
giữ, đồng thời nói thêm là Dũng tổng đã nhận tội giả mạo (đăng ký xe ô tơ nhằm
mục đích sử dụng các xe ơ-tơ thuộc sở hữu nhà nước làm quà biếu) trị giá lên tới
20 tỉ VND. Ngày hôm sau, báo Thanh Niên tiếp tục đăng cái được báo xác định
là tin đồn rằng Dũng tổng đã nợ tiền cá độ lên đến 1,8 triệu đơ-la Mỹ và đã cho
thuộc cấp của mình vào TP Hồ Chí Minh để dàn xếp một khoản hối lộ trị giá
50.000 đô-la để chạy cho khỏi bị khởi tố.
Cuối tháng này (28-30 tháng Ba), báo Nhân Dân đăng một loạt bài báo
cho độc giả biết về công tác tự phê bình trong nội bộ Bộ Giao thơng Vận tải, một
quyết định của Thủ tướng tạm thời truất chức vụ thứ trưởng của Nguyễn Việt
Tiến, và yêu cầu của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương gửi cho cơ quan điều tra
về việc tìm hiểu khả năng lạm dụng đất đai liên quan đến vụ này. Trong khi đó,

báo Thanh Niên, trong các ngày từ 31.3 đến 2.4 đã đăng một loạt bài báo điều tra
với nhan đề như „Liên minh ma quỷ tại dự án nghìn tỷ đồng‟ và „Những thế lực
ngầm trong ngành giao thông vận tải và 1.001 cách kiếm tiền từ PMU 18.‟
Sau đó, tin bài trên báo Thanh Niên dường như lấy lại vai trò chủ yếu là
theo dõi, hầu hết bài đăng trong năm 2007 là cập nhật diễn biến thủ tục của tòa án
và công an, tránh các bài xã luận hoặc các bài khác ngoài loại bài theo dõi. Trong
số 55 bài viết về PMU 18 trong năm 2006 và 2007 và được tìm hiểu trong nghiên
cứu này, báo Thanh Niên đăng 11 bài trong đó tính chất theo dõi mở đầu đã dẫn
đến việc phát hiện các tình tiết hoặc bằng chứng mới về vụ việc, năm bài hoàn

21


tồn mang tính phát hiện và hai bài xã luận bày tỏ quan điểm. Những bài báo còn
lại đơn thuần chỉ giám sát hành động của các cơ quan chức năng.
45 bài báo trên báo Nhân Dân đều mang tính chất theo dõi. Mặc dù một số
bài thừa nhận mức độ nghiêm trọng của vụ việc, song tất cả các bài đều tập trung
vào cách khắc phục hậu quả của chính quyền: mơ tả chi tiết các biện pháp kỷ luật
đảng, tự phê bình, bắt giam, v.v…
Trên đây là 2 tờ báo tiêu biểu đưa tin về vụ Pmu18,còn rất nhiều những tờ
báo khác cũng tham gia vào quá trình phản ánh và phân tích vụ việc.Đưa thơng
tin đến cho quần chúng nhân dân kịp thời và chích xác.Việc tham gia tích cực của
báo chí đã làm cho các cơ quan chức năng phải cẩn trọng trong công tác làm việc
của mình,khơng dám làm ẩu,bao che bỏ xót tội phạm,giúp quá trình điều tra phá
án trở nên minh bạch hơn rất nhiều.
Phải khẳng định rằng báo chí Việt Nam đã lớn mạnh và trưởng thành lên
rất nhiều qua vụ án này. Rất nhiều tờ báo cùng các phóng viên của mình đã dũng
cảm trong việc săn tin và đưa lên mặt báo các sự kiện liên quan đến các nhân vật
của vụ án.
Tin tức được cập nhật hàng ngày trên các báo, mỗi khi có các cuộc bắt bớ

những tên liên quan trong vụ án đều có mặt rất đơng đảo các phóng viên đến tác
nghiệp tại hiện trường. Đây là hoạt động gây được sự chú ý của dư luận.Rất đáng
được hoan nghênh.
Nhiều nhà báo đã đặt nhiều câu hỏi thẳng thắn và gay gắt xung quanh việc
sử dụng cán bộ và quản lý tài sản của quốc gia đến nhiều nhân vật quan trọng
trong chính phủ. Phải nói rằng rất nhiều vấn đề mà báo chí đặt ra đã thể hiện
được sự quan tâm và bức xúc của dư luận. Đa số nhân dân chắc sẽ hài lòng và
đánh giá cao sự cố gắng này của các nhà báo khi liên tục thông tin đến mọi người

22


những

tin

tức

nóng

hổi,

trung

thực



nhanh


chóng.

Hồn tồn khơng q lời khi nói rằng, trong vụ này báo chí đã hồn thành suốt
sắc nhiệm vụ của mình.
Với sự ủng hộc của dư luận đã tạo niềm tin cho các nhà báo,không bỏ cuộc
giữa chừng mà sẽ tiếp tục đấu tranh, vạch mặt chỉ tên những kẻ cướp ngày, đồng
thời chỉ ra được những khuyết tật hay sự yếu kém của hệ thống, tìm ra nguyên
nhân sâu sa và cơ bản để tìm ra biện pháp đối phó có hiệu quả.
Khơng chỉ vụ án trên có sự tham gia tích cực của báo chí vào q trình
điều tra phản ánh vụ việc,mà còn rất nhiều vụ tham nhũng,tiêu cực bị báo chí
phanh phui.Trong số đó cũng có vụ án PCI và tham nhũng đất tại Đồ Sơn.
Trong vụ án PCI lại một lần nữa nguồn vốn ODA bị sử dụng sai mục
đích.Các quan chức Nhật Bản thuộc công ty PCI đã 2 lần đưa hối lộ cho một
quan chức VN là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Giám đốc Ban lý dự án Đại lộ Đông Tây
và dự án môi trường nước của TP.HCM trong thời gian từ năm 2003 đến 2006.
Tổng số tiền hối lộ lên đến 820.000 USD (năm 2003: 600.000 USD, năm 2006:
220.000 USD). Mục đích hối lộ là để nhận được các hợp đồng tư vấn cho dự án
từ nguồn vốn ODA này.
Có thể sẽ có một cơng trình được xây dựng nhưng đâu ai có thể biết được
chất lượng của cơng trình đó là như thế nào.Một nhà thầu phải đi hối lộ để nhận
dự án,khơng tự tin vào khả năng của mình thì làm sao có thể làm ra một cơng
trình an tồn và bảo đảm về chất lượng.Công ty PCI chịu trách nhiệm thi cơng
trình thuộc đại lộ Đơng Tây,một cơng trình quan trọng trong quá trình phát triển
của thành phố Hồ Chí Minh.Một cơng trình có giá trị sử dụng cao như vậy,có ảnh
hưởng và liên quan tới bao nhiêu con người,cả nhân dân Nhật Bản và nhân dân

23


Việt Nam lại được đặt trong tay của một vài người chỉ biết đến lợi ích cá

nhân,đánh mất mình trước đồng tiền.
Vụ án này đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hình ảnh của Việt Nam
trong mắt của các nhà đầu tư nước ngồi.Tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài
trợ cho Việt Nam khai mạc sáng 4 tháng 12 năm 2008, Đại sứ Nhật Bản tại Việt
Nam Mitsuo Sakaba cho biết các dự án ODA dự kiến trong nửa đầu năm tài khoá
2008 của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã bị tạm dừng lại, ,giữa hai nước đã phải
xem xét lại việc thực hiện vốn ODA của Nhật tại Việt Nam.Sự cố ODA nói trên
gây ảnh hưởng nặng nề tới nhiều dự án thực hiện bằng nguồn vốn ODA tại Việt
Nam.
Chỉ một sai lầm của một vài cá nhân thôi mà đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới q trình phát triển,hình ảnh,vị thế và vai trị của Việt Nam trên trường
quốc tế.
Tham nhũng đã trở thành một hiện tượng và tâm điểm chú ý ở Việt Nam
kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách cải cách và mở cửa vào cuối những
năm 1990. Với sự gia tăng lan tràn và ngày càng khó kiềm chế được, tham nhũng
đã trở thành một vấn đề chính trị xã hội cấp bách, một vấn nạn đau đầu của xã
hội.Chúng ta phải đối mặt với bản chất nghiêm trọng của tham nhũng trong nội
bộ đảng. Mọi thứ đã trở nên nghiêm trọng và nguy hại đến mức chúng khơng chỉ
làm rối loạn và xói mịn các nhiệm vụ trung tâm của đảng mà còn đe dọa sự lãnh
đạo của đảng. Nếu chúng ta không hướng đến việc chống tham nhũng và xóa bỏ
nó, thì đảng có thể sẽ mất đi sự ủng hộ của nhân dân và nền tảng sẽ suy thối và
sụp đổ. Điều này là hồn tồn có thể.
Do đó, việc chống tham nhũng trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết
của Đảng và chính phủ nước ta.

24


Những vụ án tham nhũng được lấy ví dụ như trên đều lấy nguồn vốn nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam đem sử dụng sai mục đích.Những đồng vốn đáng ra

phải được đầu tư,nâng cấp hạ tầng cơ sở vốn nghèo nàn,lạc hậu của Việt Nam thì
lại bị một vài cá nhân chiếm đoạt làm tư lợi bản thân.Nhưng những sai lầm đã bị
phát hiện,cá nhân làm sai cũng bị xử lý,cách khắc phục hậu quả đã được thông tin
đến công chúng vừa kịp thời,chân thực nên đã không gây ra ảnh hưởng xấu trong
xã hội.Đất nước ta đang trong quá trình phát triển nên nhiều tiêu cực vẫn đang
xẩy ra trong xã hội,nhất là những vụ tham nhũng,tiêu cực trong kinh tế,nhưng
quần chúng nhân dân vẫn tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.Để làm
được điều đó có cơng lao rất lớn của báo chí.Báo chí dưới sự chỉ đạo của Đảng đã
kịp thời phản ánh sự việc,tìm hiểu sâu và kỹ lưỡng về sự việc đó,đem lại cái nhìn
tích cực trong cách giải quyết những tiêu cực phát sinh trong kinh tế.
Phương tiện truyền thơng có một biện pháp kép để thực hiện chức năng
giám sát. Nó khơng chỉ đưa tin (và điều tra) các vụ tham nhũng để hỗ trợ các cơ
quan và tổ chức chống tham nhũng mà còn nâng cao nhận thức của quần chúng
về tham nhũng, nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp xử lý tham nhũng.
Các phương tiện truyền thông và cơ quan báo chí ở nước ta, trong hầu hết
các trường hợp, chỉ đưa tin về các vụ tham nhũng đã được chính phủ cơng bố.
Hiếm khi xảy ra trường hợp các phương tiện truyền thông ở trong nước phát hiện
một cách độc lập và công khai các vụ tham nhũng, do đó chức năng giám sát chủ
yếu của phương tiện truyền thông là giúp đỡ các cơ quan và tổ chức chống tham
nhũng khác, kể cả thúc đẩy việc điều tra của các tổ chức có thẩm quyền, tăng
cường tính hiệu quả của các cơ quan nhà nước, góp phần hình thành dư luận về
các hoạt động tham nhũng, tạo áp lực thay đổi luật pháp và các qui định thuận lợi
cho tham nhũng...

25


×