Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Yếu tố ngôn ngữ của bài tường thuật (thuật, tả và bình) so với thể loại tin tường thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.09 KB, 23 trang )

Phân tích một đặc điểm của tường thuật: Yếu tố ngơn ngữ của bài tường
thuật (thuật, tả và bình) so với thể loại tin tường thuật.
A. LỜI MỞ ĐẦU
Tường thuật là một thể loại báo chí thuộc nhóm thơng tấn ra đời vào
nửa cuối thế kỷ 16, qua thời gian thể loại này đã khẳng định được chỗ đứng
của mình trên mặt báo. Với những ưu điểm đặc quyền của mình tường thuật
đã nhanh chóng có mặt ở tất cả các loại hình báo chí: báo phát thanh, báo
truyền hình và báo mạng, nhất là từ khi công nghệ thông tin phát triển thì thể
loại tường thuật càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Điều này thể hiện ở số
lượng các bài tường thuật xuất hiện trên mặt báo ngày càng nhiều, đặc biệt là
ở báo truyền hình tường thuật được sử dụng thường xuyên, trong các sự kiện
tầm cỡ, thu hút được nhiều quan tâm.
Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo một tác phẩm tường thuật người
viết báo phải nắm vững những cơ sở căn bản của thể loại này so với các thể
loại báo chí khác, đặc biệt là tin tường thuật. Một trong những điều khác biệt
cơ bản giữa tường thuật và tin tường thuật chính là bút pháp thể hiện thông
qua ngôn ngữ thuật - tả và bình.
Đây là một lối viết sử dụng kết hợp cả 3 yếu tố trong cùng một tác
phẩm nhưng vẫn ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, làm cho công chúng có thể
hiểu một cách tường tận về sự kiện, cảm nhận được ý nghĩa chính của sự
kiện đó.


B. NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung về thể loại tường thuật:
1. Khái niệm:
- Tác phẩm báo chí đại cương, tập hai: Tường thuật là thể loại báo
chí thuộc nhóm loại thể thông tin (thông tấn) dùng để phản ánh một cách
tương đối tường tận, tỉ mỉ và theo trình tự những diễn biến chính của các sự
kiện quan trọng, nổi bật trong đời sống xã hội, với bút pháp thuật, tả kết hợp
với bình khi cần thiết, giúp cơng chúng có thể cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn và


sâu sắc về sự kiện ấy.
- Theo giáo trình Nghiệp vụ báo chí tập II – trường Tuyên huấn trung
ương – Hà Nội 1977: “Tường thuật là một thể tài phản ánh của báo tả thuật
lại một cách tường tận những diễn biến chủ yếu về từng sự kiện quan trọng
mới xảy ra theo một hệ thống quan điểm chính trị của Đảng, nhằm giúp
người xem hiểu rõ, cảm thụ sâu đối với sự kiện nêu lên suy nghĩ đúng, hành
động đúng trong sinh hoạt hàng ngày”.
- Theo Th.s Nguyễn Tiến Hài: “Tường thuật là thể loại thơng tin phản
ánh chính của báo. Bằng bút pháp thuật – tả - bình, tác giả kể lại một cách
tường tận quá trình những diễn biến chính của một sự kiện thời sự quan
trọng đã hoặc đang xảy ra từ đó giúp cho cơng chúng hiểu rõ, cảm thụ sâu ý
nghĩa chính trị, xã hội của sự kiện ấy”.
- Theo Giáo sư Prônhin (khoa Báo chí, Đại học Tổng hợp Quốc gia
Matxcova mang tên Lơmơnơxơp) thì: Tường thuật là một cách đặc biệt để
thơng tin về một sự kiện đang diễn ra trước mắt người viết …


Như vậy, mặc dù ngôn ngữ, cách thức, lối viết có sự khác nhau nhưng
các khái niệm về tường thuật đều nhằm đến một mục đích chung là cung cấp
một lượng thông tin lớn, đầy đủ; một lượng kiến thức phong phú về các sự
kiện cũng như sự việc vừa mới xảy ra đến với độc giả thông qua tác phẩm
tường thuật. Đồng thời, qua tường thuật dễ dàng truyền đạt những quan điểm
của tác giả tới cơng chúng, góp phần tạo dựng và hướng dẫn dư luận mạnh
mẽ, nhất là đối với các sự kiện lớn, trọng đại của đất nước như: mít tinh, đại
hội, bầu cử, lễ hội … Chính vì thế, trong chỉ thị của Ban Bí thư trung ương
Đảng ngày 15 - 11 - 1965 đã khẳng định: … “tường thuật là một trong
những thể tài chính của báo”.
Nhận biết được vai trị của tường thuật ngày càng quan trọng và có ý
nghĩa lớn lao trong việc truyền tải thông tin đến với công chúng một cách
khách quan nhất nên số lượng bài tường thuật trên báo chí ngày càng tăng

lên. Nhất là trong giai đoạn đất nước bùng nổ thông tin, nhiều hoạt động của
Đảng và Nhà nước cần phải nhanh chóng đến với cơng chúng thì thể loại
tường thuật ln là lựa chọn hàng đầu. Với lối viết tưởng chừng đơn giản
nhưng bài tường thuật luôn khiến người viết phải làm việc nghiêm túc, chỉ
một thông tin trong tường thuật không tuân thủ đúng quy trình của sự kiện sẽ
làm mất giá trị của bài viết, đảo lộn ý nghĩa của tường thuật là theo sát sự
kiện, phán ánh đúng tồn bộ những gì diễn ra trong đó. Vì thế, người viết
tường thuật trước tiên phải hiểu rõ thế nào là tường thuật, tiếp đến là bản
chất của tường thuật là gi? Đặc điểm và lối viết của tường thuật thường được
dựa trên những cơ sở nào? Đây là những câu hỏi quan trọng hay xuất hiện
trong các khái niệm liên quan đến tường thuật mà mỗi tác giả theo cách lập
luận của mình đã đưa ra những ý kiến riêng như đã nếu ở trên.


2. Những đặc điểm của thể loại tường thuật:
Trong dòng chảy của báo chí hiện đại, tường thuật là một thể loại
thơng tấn báo chí nhưng bên cạnh những đặc điểm mang tính chất chung thì
nó vẫn có những đặc điểm riêng để phân biệt với các thể loại báo chí khác.
Cụ thể:
- Đối tượng phản ánh của tường thuật là các sự kiện lớn, quan trọng,
sự kiện đặc sắc, sự kiện có ý nghĩa thời sự được nhiều người quan tâm đón
đợi. Như các kỳ đại hội Đảng, khai mạc kỳ họp Quốc hội, các cuộc mít tinh
kỷ niệm trọng thể, … Trên cơ sở cung cấp thông tin đến độc giả bằng cách
viết của mình trước sự kiện nào đó tác giả có thể bày tỏ thái độ, quan điểm
nhằm định hướng thông tin, tư tưởng và hướng dẫn dư luận xã hội. Đây là
một đặc điểm quan trọng luôn được xây dựng trong mỗi tác phẩm tường
thuật, sự định hướng của báo chí đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước.
- Mô thức tác phẩm: Khi viết bài tường thuật phải tuân theo đúng như
mô thức, trật tự diễn biến của sự kiện được phản ánh. Kết cấu bài gồm mở

đầu, thân bài và kết luận, trong đó thân bài trên báo in là tường thuật rút gọn,
sự kiện được cô đúc lại nhưng vẫn bảo đảm thông qua bài tường thuật, tác
giả giữ ngun hình hài của nó, nhưng làm cho sự kiện tường thuật nổi bật
hơn, có sức tác động mạnh mẽ hơn đến lý trí và tình cảm của công chúng
cũng như dư luận xã hội. Trong bài tường thuật phải tạo ra được điểm nhấn
cho bài bằng cách chọn được chi tiết trung tâm của sự kiện để tường thuật,
Việc chọn lựa chi tiết sẽ thể hiện được cách nhìn đề tài của tác giả đang theo
góc độ nào. Điều quan trọng là chi tiết được chọn làm điểm nhấ phải có khả
năng bộc lộ rõ nhất chủ đề của tác phẩm, làm nổi rõ ý đồ, mục đích của


người viết nhưng vẫn liên kết được với toàn bài. Có thể nói, đây chính là
linh hồn của bài viết. Nếu không lựa chọn được điểm nhấn sẽ không tạo
được một tác phẩm hay.
- Bút pháp thể hiện: Điều nổi bật giữa tường thuật và các thể loại báo
chí khác chính là ở bút pháp thể hiện tác phẩm. Bút pháp ở đây là cách tác
giả dùng ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ kết hợp với thủ pháp văn học để
hoàn thiện tác phẩm. Một bút pháp thể hiện hay sẽ có sức lơi cuốn mạnh mẽ
đối với độc giả và ngược lại một thông tin nổi bật nhưng cách trình bày thiếu
sức sống động cũng khơng được đánh giá cao.
Nếu như ở thể loại ghi nhanh, bút pháp chủ lực là tả trên cơ sở kết hợp
với thuật và bình khi cần thiết thì bút pháp của tường thuật lại có điểm khác
biệt rõ ràng. Vẫn trên 3 yếu tố thuật - tả và bình nhưng ở tường thuật điểm
nhấn trọng tâm không phải là tả mà là yếu tố thuật. Có thể khẳng định, bút
pháp tường thuật, đó là sự kết hợp hài hòa giữa thuật – tả và bình, trong đó
thuật bằng lời là chủ yếu, tả làm nổi bật những chi tiết tiêu biểu, bình bằng
nghị luận xen cảm xúc của người chứng kiến. Như vậy, một bức tranh hiện
thực, toàn cảnh về sự kiện sẽ được tường thuật ghi lại đơn giản mà chính xác
nhất. Cụ thể:
- Thuật: kể lại quá trình diễn biến của sự kiện.

- Tả: miêu tả về người và vật với những nét tiêu biểu. Tả trong tường
thuật là tả thực và tả khi cần truyền tải cảm xúc, ấn tượng, đồng thời tạo sức
cuốn hút từ những chi tiết, sự kiện.


- Bình: nêu cảm tưởng của người chứng kiến và thường được sử dụng
nhằm khẳng định, tôn cao ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa chính trị - xã hội của sự
kiện.
STT
1

Thể loại
Tin

Bút pháp thể hiện
Ngôn ngữ thông báo ngắn gọn, cô đúc nhất
– ngôn ngữ sự kiện; chủ yếu câu thơng báo, câu
ngắn.

2
3

Tường thuật
Phóng sự

Thuật là chính, kết hợp với tả và đánh giá
bình luận khi cần thiết.
Trực tiếp quan sát, đối thoại, miêu tả, kể
chuyện cùng với những cảm xúc và ấn tượng ban
đầu; bút pháp linh hoạt và giàu chất văn chương.

Chủ trọng cái tôi tác giả - chứng kiến, nhập cuộc

Chủ yếu để cho sự kiện và chi tiết nói lên
chủ đề tác phẩm

3. Phân tích tác phẩm cụ thể:
Để làm nổi bật được bút pháp miêu tả dùng trong thể loại tường thuật
có những điểm khác biệt so với các thể loại báo chí khác khơng chỉ dựa trên
những căn cứ thuộc về lý thuyết mà còn phải dựa trên các tác phẩm cụ thể.
Đối tượng hay được tường thuật hướng đến là các sự kiện chính trị, văn
hóa, xã hội có quy mơ lớn, đặc sắc, được nhiều người quan tâm nên từ khi sự
kiện cịn ở dạng bản thảo nhiều cơ quan báo chí đã chuẩn bị sẵn
đất” và dự kiến thể loại để viết cho sự kiện đó. Vì thế, cùng một sự kiện
nhưng ở mỗi báo sẽ có những lựa chọn thể loại trình bày khác nhau dựa vào
tính chất, tơn chỉ, mục tiêu của từng cơ quan báo chí. Ví dụ, báo Nhân dân là


cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước Việt Nam nên các sự kiện lớn của
đất nước như hội họp, mít tinh, cuộc gặp gỡ của các chính trị gia, những
cuộc thăm hỏi, làm việc của các lãnh đạo đứng đầu cơ quan Nhà nước báo
này đều dùng thể loại tin và bài tường thuật là chính. Tương tự, báo Hà Nội
Mới là cơ quan ngôn luận của Thành uỷ Đảng cộng sản Việt Nam Thành phố
Hà Nội, tiếng nói của đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đơ nên các tin
tường thuật chủ yếu thuộc về chính trị, xã hội. Nhưng báo Thông tấn xã Việt
Nam với tính chất là cơ quan báo chí tổng hợp thì thường dùng thể loại đưa
tin ngắn gọn về sự kiện.
Ví dụ cụ thể 1.1: Trong bài “Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN
18 tại Indonesia ” đăng trên báo Hà Nội Mới, số ra ngày 8/5/2011, tác giả
đã lựa chọn thể loại tường thuật cho sự kiện quan trọng này.
Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 18 tại Indonesia

Sáng 7-5, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 18 đã khai mạc trọng thể tại
Trung tâm Hội nghị thủ đô Jakarta (Indonesia) với sự tham dự của Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước thành viên ASEAN.
Hội nghị này có chủ đề "Cộng đồng ASEAN trong một cộng đồng các quốc gia toàn
cầu", các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ thảo luận phương hướng và biện pháp tiếp tục thúc
đẩy, triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả 3 trụ cột chính trị - an ninh,
kinh tế và văn hóa - xã hội; tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài; nâng
cao vai trò của ASEAN trong cộng đồng quốc tế, trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế
cùng quan tâm.


Trưởng đoàn các nước tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 18. Ảnh: Đức Tám TTXVN

Phát biểu khai mạc, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nhấn
mạnh, trong bối cảnh các quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới xuyên
quốc gia, không chỉ là những vấn đề riêng của mỗi quốc gia, địi hỏi phải có sự hợp tác
toàn diện trong nội khối và hợp tác quốc tế để ứng phó và xử lý hiệu quả các thách thức
như: An ninh truyền thống và phi truyền thống, bất ổn kinh tế toàn cầu, an ninh năng
lượng, lương thực, biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính, bất ổn chính trị, tội phạm,
khủng bố… Do vậy, các nước thành viên có trách nhiệm bảo đảm thành lập cộng đồng
ASEAN đến năm 2015, giải quyết các mâu thuẫn, thách thức và xây dựng một ASEAN
hịa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng. Với cương vị Chủ tịch ASEAN, Tổng thống
Susilo Bambang Yudhoyono nêu rõ 3 điểm chính cần làm trong năm nay là bảo đảm tiến
bộ rõ rệt trong xây dựng cộng đồng, duy trì trật tự và điều kiện thuận lợi trong khu vực,
vừa thực hiện các mục tiêu phát triển vừa duy trì vai trị trung tâm của ASEAN và thảo
luận về nhu cầu cấp bách đối với tầm nhìn ASEAN sau 2015, đúng như khẩu hiệu của hội
nghị lần này "Cộng đồng ASEAN trong một cộng đồng các quốc gia toàn cầu". Bày tỏ tin
tưởng thành công của hội nghị, một lần nữa Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono kêu
gọi các quốc gia tiếp tục thực hiện khẩu hiệu "ASEAN một tầm nhìn, một bản sắc, một
cộng


đồng".

Ngay sau phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo ASEAN đã


họp phiên toàn thể, nhằm kiểm điểm việc thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng
ASEAN và triển khai sáng kiến Kết nối ASEAN. Tại phiên họp này, Tổng Thư ký
ASEAN đã báo cáo các nhà lãnh đạo về tình hình thực hiện các Kế hoạch xây dựng các
Cộng đồng Chính trị An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa xã hội. Các nhà
lãnh đạo ASEAN hoan nghênh các kết quả đạt được thời gian qua, đặc biệt là những kết
quả cụ thể mà hiệp hội đạt được trong năm 2010 về xây dựng cộng đồng; nhất trí cần tiếp
tục đẩy nhanh tiến độ để thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào 2015. Để
bảo đảm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên ASEAN cần tiếp
tục ưu tiên tăng cường hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt là đẩy mạnh
việc thực hiện hiệu quả Kế hoạch công tác của Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) giai đoạn
2.
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh cần
tiếp tục phát huy các cơng cụ chính trị - an ninh hiện có của ASEAN, trong đó có Hiệp
ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC), Hiệp ước Khu vực Đơng Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ),
Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF)... cũng như tiếp tục xây dựng các chuẩn mực
ứng xử chung nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa mơi trường hịa bình, ổn định, hợp
tác ở khu vực, giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở
Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế. Lãnh đạo ASEAN nhất trí cần tăng cường
hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như an ninh lương thực, an
ninh năng lượng, an toàn hạt nhân, an ninh, an tồn hàng hải, biến đối khí hậu...
Tại phiên họp toàn thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu về nhiều chủ đề quan
trọng của phiên họp. Chiều cùng ngày, Thủ tướng nước ta đã tham dự cuộc gặp giữa các
nhà lãnh đạo ASEAN với đại diện Đại Hội đồng Liên minh nghị viện các nước ASEAN

(AIPA), gặp đại diện thanh niên và đại diện các tổ chức quần chúng.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ
tướng Lào và Thủ tướng Thái Lan để thúc đẩy quan hệ song phương và trao đổi các vấn
đề

quốc

tế



khu

vực

cùng

quan

tâm.


* Ngày 7-5, trong một nỗ lực nhằm chấm dứt các cuộc đụng độ trên khu vực biên giới
tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear, Thủ
tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhất trí nhóm họp
cùng Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono. Cuộc gặp ba bên dự kiến sẽ
diễn ra vào ngày hôm nay (8-5), đánh dấu một bước tiến trong việc giải quyết cuộc xung
đột hiện nay giữa Thái Lan và Campuchia.

Ví dụ cụ thể 1.2: Nhưng cũng với sự kiện Khai mạc Hội nghị cấp

cao ASEAN này thì báo Thơng tấn xã Việt Nam lại lựa chọn cách đưa tin
ngắn gọn.
Khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN tại Indonesia
- Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 18 (ASEAN-18) đã khai
mạc sáng 7/5 tại Jakarta (Indonesia) với sự tham dự của Tổng Thư ký ASEAN Surin
Pitsuwan, nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ và các quan chức cấp cao 10
nước ASEAN.

Các quan chức Indonesia tiếp đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến thủ đô
Jakarta tham dự hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra 7-8/5.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Bambang Yudnhoyono khẳng
định "ASEAN không thể yên lặng và khoanh tay đứng nhìn" các thảm họa thiên nhiên và
các cuộc xung đột. Cần tăng cường hợp tác đa cấp nội khối cũng như giữa ASEAN với
các khu vực khác nhằm tìm giải pháp cho những thách thức về an ninh lương thực và


năng lượng, đối phó với thiên tai, ngăn chặn nạn buôn người và các vấn đề khác mà thế
giới phải đối mặt.
Ông kêu gọi tất cả các nước thành viên nỗ lực đảm bảo hiện thức hóa ý tưởng về Cộng
đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu.
Theo kế hoạch, trong hai ngày họp, các lãnh đạo sẽ tập trung thảo luận về hội nhập
ASEAN, phục hồi kinh tế, vai trò của ASEAN trong các vấn đề quốc tế, cùng nhiều chủ
đề khác.
Dự kiến, lãnh đạo các nước ASEAN sẽ thông qua Tuyên bố ý tưởng để tiến tới ra Tuyên
bố chung về Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu tại Hội nghị cấp
cao ASEAN-19; Tuyên bố Tăng cường hợp tác chống buôn người ở Đông Nam Á; Tuyên
bố thành lập học viện ASEAN về hịa bình.
Với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, mục tiêu chung của đồn Việt Nam
tham dự hội nghị lần này là tiếp tục phát huy thành quả Năm Chủ tịch ASEAN 2010, góp

phần tích cực thúc đẩy đoàn kết và liên kết ASEAN, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa
ASEAN với các đối tác, giữ vững vai trị trung tâm của ASEAN, qua đó phát huy vai trò
và vị thế của Việt Nam.
Ngay sau lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN họp
phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 18.
Theo TTXVN

Nhận xét:
Đây là một sự kiện lớn khơng chỉ bó hẹp trong phạm quốc gia mà có
sức ảnh hưởng mạnh đến khu vực vì thế nó hoàn toàn phù hợp cho đề tài của
tường thuật.
Tuy nhiên, cùng một sự kiện nhưng hai cơ quan báo chí khác nhau lại
có cách sử dụng và chuyển tải đề tài thành hai thể loại khác nhau. Báo Hà
Nội Mới đã viết thành một bài tường thuật chi tiết còn Thông tấn xã Việt
Nam cũng là tường thuật nhưng chỉ sử dụng dưới dạng tin tường thuật,
không đi sâu vào buổi khai mạc mà chỉ giới thiệu sơ qua những chi tiết
chính cho độc giả biết.
Một đặc điểm rõ ràng có thể nhìn thấy ngay khi đặt hai bài viết tin
tường thuật và bài tường thuật bên cạnh nhau chính là hình thức của bài viết.


Đối với tin tường thuật dung lượng ngắn gọn, số lượng từ ngữ thường dài
khoảng dưới 400 chữ, còn đối với bài tường thuật thì dung lượng dài hơn, có
bài trên 1000 chữ, nội dung sự kiện được miêu tả chi tít hơn, cách trình bày
có đủ 3 yếu tố thuật – tả và bình. Cụ thể:
+ Ngơn ngữ:
Ở cả bài tường thuật và tin tường thuật đều dùng ngôn ngữ thơng tấn,
ngơn ngữ báo chí để cung cấp thơng tin cho độc giả. Đây là cách sử dụng
ngôn ngữ chính xác, có khoa học vì đối tượng của báo chí gồm nhiều tầng
lớp nhân dân. Việc sử dụng từ ngữ như thế này là hoàn toàn hợp lý, phù hợp

với tôn chỉ của cả hai tờ báo. Sự kết hợp 3 yếu tố thuật - tả và bình trong bài
tường thuật “Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 18 tại Indonesia ” được
thể hiện cụ thể như sau:
+ Ngôn ngữ thuật:
Toàn bài viết đã đi theo chiều dọc của sự kiện, trước tiên là đoạn giới
thiệu khái quát về sự kiện, sau đó chính thức bắt nhịp vào buổi lễ bằng lời
phát biểu khai mạc của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.
Những nội dung phát biểu quan trọng của vị thống này cũng được tác giả
tóm tắt lại khác đầy đủ:
“Phát biểu khai mạc, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nhấn mạnh,
trong bối cảnh các quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới xuyên quốc
gia, không chỉ là những vấn đề riêng của mỗi quốc gia, địi hỏi phải có sự hợp tác
tồn diện trong nội khối và hợp tác quốc tế để ứng phó và xử lý hiệu quả các thách
thức như: An ninh truyền thống và phi truyền thống, bất ổn kinh tế toàn cầu, an ninh
năng lượng, lương thực, biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính, bất ổn chính trị, tội
phạm, khủng bố…”


Tiếp đến tác giả tường thuật ngắn gọn đoạn kết mà Tổng thống Indonesia
Susilo Bambang Yudhoyono nói trước hội nghị:
“một lần nữa Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono kêu gọi các quốc gia tiếp tục
thực hiện khẩu hiệu "ASEAN một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng".”

Đoạn tiếp theo tác giả vẫn tiếp tục theo sát những hoạt động được diễn
ra trong buổi khai mạc thơng qua chương trình làm việc của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Thư ký ASEAN.
“Ngay sau phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo
ASEAN đã họp phiên toàn thể, nhằm kiểm điểm việc thực hiện Lộ trình xây dựng
Cộng đồng ASEAN và triển khai sáng kiến Kết nối ASEAN. Tại phiên họp này, Tổng
Thư ký ASEAN đã báo cáo các nhà lãnh đạo về tình hình thực hiện các Kế hoạch xây

dựng các Cộng đồng Chính trị An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa xã
hội...”

Cuối cùng, bằng cách viết ngắn gọn tác giả đã thuật lại một cách khái
quát các hoạt động trong ngày của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với thời
gian cụ thể là: “Tại phiên họp toàn thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu
về nhiều chủ đề quan trọng của phiên họp. Chiều cùng ngày, Thủ tướng nước ta đã
tham dự cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với đại diện Đại Hội đồng Liên minh
nghị viện các nước ASEAN (AIPA), gặp đại diện thanh niên và đại diện các tổ chức
quần chúng”.

Ngồi ra, trong bài tường thuật này cịn cung cấp thêm thơng tin nóng
nhất có liên quan đến một trong những hoạt động của Hội nghị cấp cao
ASEAN. Chức năng thông báo đã được phát huy ngay cả trong bài tường
thuật giúp độc giả có thêm thơng tin một cách nhanh nhất: “ Cuộc gặp ba bên


dự kiến sẽ diễn ra vào ngày hôm nay (8-5), đánh dấu một bước tiến trong việc giải
quyết cuộc xung đột hiện nay giữa Thái Lan và Campuchia”

Như vậy, trong bài tường thuật này yếu tố thuật đã được xác định rõ ràng,
chi tiết. Qua đây, độc giả có thể hình dung được buổi lễ khai mạc Hội nghị
cấp cao ASEAN đã diễn ra như thế nào, khách mời tham dự có những ai,
mục đích của buổi khai mạc đều được trả lời đầy đủ và nhanh nhất thể hiện
qua thời gian xuất bản số báo so với thời điểm sự kiện diễn ra. Điểm nhấn
trong hàng loạt những chi tiết xuất hiện trong tác phẩm chính là những hoạt
động liên quan trực tiếp đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
+ Yếu tố tả: Đây là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi bài
tường thuật, đối với dạng bài tường thuật sự kiện chính trị lớn như khai mạc
Hội nghị cấp cao ASEAN thì yếu tố tả nghiêng về lời lẽ chính trị, sang trọng,

nghiêm túc:
“Sáng 7-5, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 18 đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm
Hội nghị thủ đô Jakarta (Indonesia) với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước thành viên ASEAN”

“Các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh các kết quả đạt được thời gian qua, đặc biệt
là những kết quả cụ thể mà hiệp hội đạt được trong năm 2010 về xây dựng cộng đồng;
nhất trí cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng
ASEAN vào 2015”
+ Yếu tố bình: Khơng phải tác phẩm tường thuật nào cũng sử dụng yếu tố

bình vì nếu tác giả bình sai hoặc khơng đúng vấn đề sẽ khiến định hướng dư
luận độc giả hiểu sai về sự kiện, nhất là với những vấn đề to lớn. Hiểu được


vị trí quan trọng của bình luận nên trong bài tường thuật trên tác giả chỉ bình
khi thật cần thiết mà chủ yếu là thuật lại. Cụ thế:
- “Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nhấn mạnh, trong bối cảnh các
quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới xuyên quốc gia ...”

- “Bày tỏ tin tưởng thành công của hội nghị, một lần nữa Tổng thống Susilo
Bambang Yudhoyono kêu gọi các quốc gia tiếp tục thực hiện khẩu hiệu "ASEAN một
tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng ...”

Tóm lại, trong bài tường thuật trên tác giả đã sử dụng triệt để bút pháp
của tường thuật để truyền tải thông tin một cách tốt nhất cho độc giả. Việc
khéo léo kết hợp các yếu tố ngôn ngữ đã giúp bài tường thuật trở nên sống
động hơn, bớt khô khan.
Ví dụ cụ thể 2.1: Trong bài tường thuật “Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết: Bà con phật tử tiếp tục đoàn kết chung sức phát triển đất nước”

số ra ngày 16/5/2011, đăng trên báo Nhân dân.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết:
Bà con phật tử tiếp tục đoàn kết chung sức phát triển đất nước


Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chia vui cùng bà con phật tử. ( Ảnh: Văn Đạt (TTXVN) )

TTXVN. - Ngày 15-5, tại chùa Bái Ðính (Ninh Bình), Giáo hội Phật giáo (GHPG)
Việt Nam, Ban Trị sự Phật giáo Ninh Bình đã long trọng tổ chức kỷ niệm Ðại lễ Phật
đản năm 2011 - Phật lịch 2555. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; các vị Hòa
thượng, Thượng tọa đại diện Trung ương GHPG, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh,
cùng đông đảo tăng ni, phật tử và nhân dân trong và ngoài tỉnh về dự.
Tại buổi lễ, đại diện GHPG Việt Nam đã điểm sơ lược lịch sử Phật lịch và nhắc lại những
lời răn dạy có giá trị trường tồn trong tư tưởng của đức Phật cho các thế hệ phật tử hôm
nay tiếp nối tinh thần phục vụ đạo pháp, phục vụ dân tộc. Hơn hai nghìn năm qua, Phật
giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vui mừng trước sự phát
triển của đất nước, sự đổi thay nhanh chóng của q hương Ninh Bình. Trong khơng khí
vui tươi phấn khởi, Chủ tịch nước kêu gọi bà con phật tử và nhân dân cả nước ra sức thi
đua lập thành tích cao nhất chào mừng ngày Phật đản, chào mừng cuộc bầu cử QH khóa
XIII và HÐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, mừng Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh kính yêu.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã chúc mừng GHPG Việt Nam, chúc
sức khỏe các vị Hòa thượng, Thượng tọa, các vị Ni trưởng, Ni sư, phật tử và nhân dân cả
nước. Chủ tịch nước mong muốn, GHPG Việt Nam sẽ mãi mãi đồng hành cùng dân tộc,


động viên phật tử sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết một lòng cùng với các tầng lớp nhân
dân, xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai cùng các cường quốc năm

châu. Bà con phật tử và mọi người dân cần nêu cao tinh thần là người con của đức Phật,
đóng góp sức mình nhiều hơn nữa vào sự nghiệp CNH, HÐH đất nước...
Ðại diện GHPG Việt Nam, Ban Trị sự Phật giáo Ninh Bình đã bày tỏ lòng biết ơn trước
sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước đối với Giáo hội và bà con phật tử. Ðặc biệt là những
chính sách an sinh xã hội và tự do tín ngưỡng của Ðảng và Nhà nước đã thật sự tạo sự
phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng trong các tầng lớp nhân dân.
Cũng tại buổi lễ này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng đại diện các tổ chức giáo
hội, các vị Hòa thượng, Thượng tọa và nhân dân đã dâng hương khấn phật và tham gia
các nghi lễ Phật đản truyền thống như: nghi lễ 'Tắm Phật', thả chim bồ câu, để cầu
nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hịa và mùa màng bội thu, cầu mong sức
khỏe cho mọi người và hạnh phúc cho mọi gia đình...
* Hịa cùng niềm vui chung của tăng ni, phật tử về ngày Ðại lễ Phật đản, năm 2011 Phật
lịch 2555, từ ngày 10 đến ngày 15-5, Ban đại diện Phật giáo tỉnh Lạng Sơn, đã tổ chức
tuần lễ văn hóa Phật giáo chào mừng Ðại lễ Phật đản năm 2011 - Phật lịch 2555. Trong
thời gian diễn ra đại lễ, các tăng ni, phật tử đã tham dự các hoạt động: văn nghệ chào
mừng tuần lễ Phật đản, cắt băng, trao tặng mười nhà Ðại đồn kết, đặt vịng hoa tưởng
niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ TP Lạng Sơn, dâng hương tượng đài Bác Hồ; dâng hương
cúng dàng Ðức phật, cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hịa bình.
Sáng 15-5, Ðồn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế do đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy
viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HÐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc
mừng Ban Trị sự GHPG tỉnh nhân Ðại lễ Phật đản năm 2011 - Phật lịch 2555. Ðồng chí
Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá cao những đóng góp tích cực của các vị chức sắc, đồng bào
Phật tử vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thể hiện truyền thống của Phật
giáo theo tinh thần 'đạo pháp - dân tộc - CNXH'; chúc sức khỏe các chư tôn giáo phẩm,
đại lão hòa thượng, các tăng ni, phật tử và mong chức sắc, đồng bào Phật tử tiếp tục phát
huy truyền thống Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng
q hương và đất nước.
Hịa thượng Thích Giác Quang, Ủy viên Hội đồng Trị sự T.Ư GHPG Việt Nam, Phó
Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPG Thừa Thiên - Huế cùng quý hòa thượng,
thượng tọa, ni sư, đại đức, tăng ni trong Ban Trị sự GHPG tỉnh đã cảm ơn Ðảng, Nhà

nước, chính quyền địa phương luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động Phật sự của Giáo hội và hứa tiếp tục đoàn kết tăng ni, phật tử trong sự nghiệp
'phụng sự đạo pháp, phục vụ dân tộc'.
Dịp này, Ban Từ thiện xã hội của GHPG Thừa Thiên - Huế đã trao hơn 2.000 suất quà
tặng người bệnh nghèo đang điều trị tại Bệnh viện T.Ư Huế; Hội Người mù xã Hương
Phong (huyện Hương Trà), Trung tâm bảo trợ xã hội An Hoa (TP Huế) cùng những gia
đình bị nhiễm chất độc da cam tại huyện Quảng Ðiền (Thừa Thiên - Huế) và Ðông Hà,
Gio Linh (Quảng Trị) với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng.


Ví dụ cụ thể 2.2: Trong bài tin tường thuật “Kỷ niệm Đại lễ Phật đản năm
2011”, số ra ngày 16/5/2011, đăng trên báo Thông tấn xã Việt Nam.

Kỷ niệm Đại lễ Phật đản năm 2011
Ngày 15-5, tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Phật
giáo tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm Đại lễ Phật đản năm 2011- Phật lịch
2555.
Phát biểu tại buỗi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kêu gọi bà con phật tử và nhân
dân cả nước ra sức thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng ngày Phật đản, chào mừng
cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, mừng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham gia nghi lễ tắm Phật Ảnh: TTXVN.
Chủ tịch nước mong muốn Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ mãi mãi đồng hành cùng dân
tộc, luôn luôn động viên phật tử sống tốt đời đẹp đạo, đồn kết một lịng cùng với các
tầng lớp nhân dân, xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Bà con phật tử và mọi người dân cần nêu cao tinh thần là người con của đức Phật đóng
góp sức mình nhiều hơn nữa vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch nước cùng đại diện các tổ chức giáo hội, các vị hòa thượng,
thượng tọa và nhân dân đã dâng hương khấn Phật và tham gia các nghi lễ Phật đản truyền



thống như nghi lễ “Tắm Phật,” thả chim bồ câu, để cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa
thuận gió hòa và mùa màng bội thu, cầu mong sức khỏe cho mọi người và hạnh phúc cho
mọi gia đình...
l Ngày 15-5, tại Chùa Thành (phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn), hàng ngàn tăng ni,
phật tử trên địa bàn tỉnh dự Đại lễ Phật đản. Trên chục nghìn hoa đăng được thả xuống
sơng Kỳ Cùng cầu nguyện thế giới hịa bình, quốc thái dân an, 900 người dự bữa tiệc ăn
chay.
Ban đại diện Phật giáo Lạng Sơn trao tặng 10 nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, cựu
thanh niên xung phong, tặng quà cho đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ mồ côi, hiếu
học. Các buổi thuyết giảng và khóa lễ được tổ chức liên tục trong suốt tuần lễ Phật đản.
TTXVN - Nguyễn Duy Chiến

Nhận xét:
Cả hai tác phẩm trên cùng viết về chủ đề kỷ niệm đại lễ phật đản năm
2011, nhưng lại có phong cách trình bày khác nhau, một báo truyền tải thành
tin tường thuật ngắn gọn, còn một báo đi sâu vào chi tiết cụ thể làm thành
bài tường thuật.
Đặc điểm chung lớn nhất là hai tác phẩm đều trình bày theo đúng diễn
biến trình tự sự kiện xảy ra, bắt đầu như thế nào, kết thúc ra sao. Tuy nhiên,
bài tường thuật bằng dung lượng của mình đã cho phép đi sâu miêu tả các
chi tiết của sự kiện, đặc biệt là chi tiết nổi bật liên quan đến Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết. Điều này đã tạo ra được điểm nhấn nói lên nội dung của
tồn bài. Cịn tin tường thuật do đặc điểm bị giới hạn về số chữ nên các
thông tin trong bài thường đều nhau, tác giả chỉ điểm qua những tin chính
nhưng khơng đi sâu vào một chi tiết nào cụ thể.
Tin tường thuật của thông tấn xã Việt Nam mặc dù được rút ngắn với
số lượng dưới 400 chữ nhưng vẫn giữ được đầy đủ các chi tiết quan trọng
của buổi lễ:



+ Thứ nhất, giới thiệu sơ qua về ngày tháng, địa điểm cũng như khơng
khí nơi diễn ra buổi lễ.
+ Thứ hai, tóm tắt nội dung lời phát biểu của chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết trong buổi lễ.
+ Thứ ba, giới thiệu sơ qua những hoạt động mà chủ tịch nước cùng với
đại diện các tổ chức giáo hội, các vị hòa thượng, thượng tọa và nhân dân đã
tiến hành trong ngày kỷ niệm Đại lễ phật đản.
+ Thứ tư, trong tác phẩm có thêm một tin ngắn liên quan đến Đại lễ
phật đản được tổ chức ở Lạng Sơn.
Đây có thể được xem là một bài tin tường thuật tổng hợp, cách trình bày cơ
đọng, đầy đủ, ngơn ngữ thơng tấn, các yếu tố tả và bình đã khơng được sử
dụng trong thể loại báo chí này.
Ngược lại, trong bài tin tường thuật của báo Hà Nội Mới thì ngồi việc cung
cấp đầy đủ các thơng tin như bài tin tường thuật của báo Thơng tấn xã ở trên
cịn đi sâu vào các chi tiết phụ như: miêu tả khơng khí của buổi lễ, tâm trạng
con người trong buổi lễ, diễn biến của sự kiện có sự tác động qua lại của cả
hai bên được thể hiện thông qua lời phát biểu của chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết và đại diện GHPG Việt Nam. Cụ thể:
+ Yếu tố thuật: Thuật là một trong những yếu tố chính tạo nên đặc điểm
phong cách cho thể loại tường thuật. Ở đây, yếu tố thuật đã được sử dụng
triệt để khi tác giả đã đưa bài viết theo sát quá trình diễn biến của sự kiện từ
mở đầu cho đến kết thúc.


Thứ nhất, đoạn đầu tiên đại diện GHPG Việt Nam đã mở đầu buổi lễ
bằng bài phát biểu giới thiệu về lịch sử Phật lịch và những lời răn dạy của
Đức phật.
Thứ hai, lời phát biểu của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng
được ghi lại nhiều hơn so với tin tường thuật.

Thứ ba, trong buổi lễ cịn có những lời cảm ơn từ phía đại diện giáo
hội phật giáo Việt Nam sau khi chủ tịch nước phát biểu xong.
Thứ tư, trong bài viết này cũng đi sâu vào miêu tả các hoạt động diễn
ra trong lễ hội có sự tham gia của chủ tịch nước và các vị hoà thượng.
Như vậy, yếu tố thuật đã xuất hiện rõ ràng trong tác phẩm tường thuật, tác
giả - nhân vật cầu nối bằng cách nhìn nhận của mình đã đưa đến cho độc giả
một cái nhìn đầy đủ, bao qt tồn sự kiện. Mọi hoạt động của con người –
nhân vật quan trọng trong sự kiện đều được ghi lại theo đúng trình tự có mở
đầu có kết thúc, khơng hề bị đảo lộn. Chi tiết làm điểm nhấn cho tác phẩm
chính là những hoạt động của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong lễ hội
Phật Đản, cách trình bày viết đã bám sát từ tít bày cho đến nội dung.
+ Yếu tố tả: miêu tả sẽ góp phần giúp cho tác phẩm trở nên thêm phần sống
động hơn. Miêu tả chính xác sẽ có tác dụng mạnh mẽ làm cho người đọc
người nghe có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như diễn ra trước mắt.
Nhận thấy rõ vai trò của tả trong tường thuật nên tác giả đã vận dụng khéo
léo yếu tố này trong tác phẩm viết về đề tài lễ hội.
- Ngày 15-5, tại chùa Bái Ðính (Ninh Bình), Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam,
Ban Trị sự Phật giáo Ninh Bình đã long trọng tổ chức kỷ niệm Ðại lễ Phật đản năm
2011 - Phật lịch 2555.


+ Yếu tố bình: Sự khác biệt giữa bài tường thuật với tin tường thuật không
chỉ nằm ở dung lượng và chi tiết xuất hiện trong bài mà còn ở yếu tố bình
trong tác phẩm. Đối với tin tường thuật khơng có yếu tố này, cái tơi của tác
giả khơng xuất hiện nhưng trong bài tường thuật thì yếu tố bình rất quan
trọng. Nó cho thấy được người viết đã chứng kiến tồn bộ sự việc qua đó có
thể rút ra được những cảm xúc của bản thân cho sự kiện đó, giúp đọc giả
hiểu hơn về sự kiện.
- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vui mừng trước sự phát triển của đất nước, sự đổi
thay nhanh chóng của quê hương Ninh Bình. Trong khơng khí vui tươi phấn khởi,

Chủ tịch nước kêu gọi bà con phật tử và nhân dân cả nước ra sức thi đua lập thành
tích cao nhất chào mừng ngày Phật đản, chào mừng cuộc bầu cử QH khóa XIII và
HÐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, mừng Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
kính yêu.
- Ðại diện GHPG Việt Nam, Ban Trị sự Phật giáo Ninh Bình đã bày tỏ lịng biết ơn
trước sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước đối với Giáo hội và bà con phật tử.

Tóm lại, bằng ngơn ngữ thể hiện riêng của mình các bài tường thuật
đã ghi lại được những sự kiện quan trọng của đất nước, góp phần cung cấp
tốt thơng tin cho độc giả. Nhiều bài viết đạt chất lượng tốt từ cách trình bày
cho đến việc lựa chọn nội dung cho tác phẩm. Các yếu tố về ngôn ngữ cũng
đã được vận dụng, kết hợp khéo léo phù hợp với quy mô của sự kiện tường
thuật.

C. TỔNG KẾT


Qua việc phân tích các tác phẩm tường thuật đã cho thấy được những
đặc điểm của thể loại này có nhiều điểm khác biệt với tin tường thuật, nhất
là ở bút pháp thể hiện tác phẩm. Một tác phẩm tường thuật hay phải kết hợp
được cả ba yếu tố thuật - tả và bình, trong đó thuật là chính.
Đồng thời, qua đây cũng đã khẳng định được vị trí của thể loại tường
thuật trên báo chí. Bằng cách thuật lại sự kiện, sự việc đã và đang xảy ra
tường thuật đã đem đến cho cơng chúng một cách nhìn khách quan, tổng
quát về mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là đời sống chính trị, xã hội và
văn hố. Vì thế, tường thuật qua thời gian đã có một vị trí đứng vững chắc
trên mặt báo và trong lịng cơng chúng mà khơng phải thể loại báo chí nào
cũng có được.
Hiện nay, tường thuật trên báo in bên cạnh những mặt đã thành cơng
vẫn cịn nhiều những khiếm khuyết vì thế mỗi tác giả khi lựa chọn thể loại

này để trình bày tác phẩm cần phải xem xét kỹ các yếu tố cấu thành nên một
bài tường thuật hay. Mỗi người cầm bút phải biết cách lựa chọn một góc độ
hay nhất, nổi bật nhất để đem lại linh hồn, sức sống cho tồn bài tường thuật.
Cần tránh tình trạng lặp lại, sáo rỗng, quá nhiều chi tiết thừa trong một sự
kiện có như vậy mới thu hút được công chúng.



×