Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TRUYỀN THÔNG đại CHÚNG VAI TRO của TRUYỀN TRÔNG đối với đời SỐNG xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.59 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG I: VAI TRỊ CỦA TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHÚNG TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.......................................................................................2
1.Khái niệm truyền thông đại chúng.................................................................2
2. Bản chất của hoạt động truyền thông đại chúng...........................................4
CHƯƠNG II: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – VẤN ĐỀ TỒN CẦU....................7
1.Biến đổi khí hậu là gì?....................................................................................7
2.Hậu quả biến đổi khí hậu................................................................................8
3.Biến đổi khí hậu là vấn đề tồn cầu.............................................................12
CHƯƠNG III: VAI TRỊ CỦA TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHÚNG
TRONG ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU........................................16
1. Đối tượng tác động của truyền thơng đại chúng.........................................16
2. Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng..............................................17
3.Vai trị của truyền thơng đại chúng trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí
hậu...................................................................................................................18
KẾT LUẬN....................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................26


MỞ ĐẦU
Truyền thông đại chúng là phương tiện thông tin giao tiếp, là phương
tiện kết nối xã hội, là phương tiện và phương thức can thiệp xã hội. Sự tác
động của báo chí, truyền thơng làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của
con người nhằm hướng đến mục tiêu chung. Vì vậy, truyền thơng đại chúng
có vai trị to lớn trong việc góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, cho
cộng đồng và toàn xã hội, để có hành vi, thái độ ứng xử đúng đắn và quyết
tâm cao trong hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là vấn đề mang tính tồn cầu của các
quốc gia và cũng là vấn đề thời sự của giới báo chí - truyền thơng quốc tế,
trong đó có báo chí Việt Nam. Liên Hợp quốc đã coi BĐKH là một trong


những thách thức lớn nhất của nhân loại hiện nay, là thách thức lớn nhất đổi
với môi trường an ninh - phát triển toàn cầu.
Việt Nam là một trong 6 quốc gia chịu tác động nhiều nhất của BĐKH.
Ngày 2-12-2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định (số
158/2008/QĐ-CP) phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
BĐKH. Theo đó, ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của tồn hệ thống chính trị,
của tồn xã hội, của tất cả các cấp, ngành, tổ chức, của mọi người dân và cần
được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương,
vùng, quốc gia đến toàn cầu. Chính phủ cũng xác định, đến năm 2100, Việt
Nam phấn đấu trở thành quốc gia thịnh vượng, văn minh, phát triển bền vững,
ứng phó thành cơng với BĐKH và có vai trò quan trọng trong khu vực và trên
thế giới.
Trong cuộc chiến lâu dài ngăn chặn và giảm thiểu BĐKH đang đặt ra
trách nhiệm nặng nề với truyền thông đại chúng.

1


CHƯƠNG I: VAI TRỊ CỦA TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHÚNG
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.Khái niệm truyền thông đại chúng
Theo John R. Hober (1954), truyền thơng là q trình trao đổi tư duy
hoặc ý tưởng bằng lời.
Còn theo quan niệm của Dean C. Barnlund (1964), truyền thơng là q
trình liên tục nhằm làm giảm độ khơng rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả
hơn.
Theo Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình làm cho cái trước
đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc
nhiều người. Tức là truyền thơng giúp phá vỡ tính độc quyền, và q trình
truyền thơng có thể phá bỏ tính chun quyền.

Truyền thơng có gốc từ tiếng Latinh là “communicare”, nghĩa là biến nó
thành cái thơng thường (hay thực tế) chia sẻ, truyền tải thành cái chung.
Truyền thông thường được mô tả như việc truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý
kiến hoặc kiến thức từ một người/một nhóm người sang một người/một nhóm
người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc các loại ký hiệu khác…
Về thực chất, đó chính là q trình trao đổi, tương tác thơng tin, tư
tưởng, tình cảm, kiến thức và kinh nghiệm với nhau về các vấn đề của đời
sống cá nhân/nhóm/xã hội, từ đó tăng vốn hiểu biết chung, hình thành hoặc
thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi hành vi cá nhân/nhóm/xã hội theo
hướng có lợi cho cộng đồng, cho sự phát triển bền vững. Mục đích cuối cùng
của truyền thông là thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi xã hội đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững của cộng đồng xã hội.
Theo định nghĩa trong cuốn Truyền thông đại chúng – Tạ Ngọc Tấn Nhà
Xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội 2001 thì “Truyền thơng đại chúng là hoạt
động giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng” .

2


Như vậy, truyền thông đại chúng là hệ thống các kênh truyền thông
hướng thông điệp tác động vào đông đảo công chúng xã hội, nhằm lôi kéo và
tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải
quyết các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội đã và đang đặt ra,
nhưng là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trị nền tảng và có khả năng
quyết định tính chất, khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động
của truyền thơng đại chúng. Do đó, trong nhiều trường hợp, có thể dùng
báo chí để chỉ truyền thơng đại chúng; và ngược lại, nói đến truyền thơng
đại chúng - trước hết phải nói đến báo chí.
Báo chí trong trường hợp này được dùng, được hiểu theo nghĩa rộng, bao

gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện tử (“phát
hành” trên mạng internet) và hãng thơng tấn. Báo chí theo nghĩa hẹp, là bao
gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự.
Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp cận
không giống nhau trong các xã hội có thể chế chính trị khác nhau.
Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống. Khi nhìn nhận xã hội
như một hệ thống trong tổng thể đang vận hành, báo chí cũng cần được tiếp
cận từ quan điểm hệ thống; nhìn nhận báo chí như một tiểu hệ thống cấu
thành hệ thống xã hội nói chung; trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành
và chịu sự chi phối của hệ thống lớn cũng như sự tác động của các tiểu hệ
thống (hoặc hệ thống con ).
Từ góc độ lãnh đạo quản lý, tiếp cận từ quan điểm hệ thống, có thể nêu ra khái
niệm báo chí bao gồm các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố ấy như sau:

3


Kênh phát hành
Quyền
lực chính
trị tối cao

Cơ quan
sáng lập
(Chủ
quản)

Sản phẩm
báo chí


Nhà báo-chủ thế
trực tiếp

Cơng
chúng xã
hội

Tổ chức
kinh tế-xã
hội

Thực tiến
kinh tế-xã hội

Báo chí là môt bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận
chiếm vị trí trung tâm, vai trị nền tảng và có khả năng quyết định tính chất,
khuynh ướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thơng đại
chúng. Do đó, trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền
thơng đại chúng; và ngược lại, nói đến truyền thơng đại chúng - trước hết phải
nói đến báo chí.
2. Bản chất của hoạt động truyền thơng đại chúng
Báo chí (truyền thơng đại chúng) là hoạt động thông tin – giao tiếp xã
hội trên quy mô rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu
hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối
quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và với các nhóm lợi
ích, với các nước trong khu vực và trên quốc tế.
Báo chí có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống
xã hội. Đó là các chức năng thơng tin, chức năng tư tưởng, chức năng khái
sang - giải trí, chức năng tổ chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức
năng kinh tế - dịch vụ. Trong đó, thơng tin là chức năng cơ bản, chức năng

khởi nguồn của bảo chí. Báo chí ra đời là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu thông
4


tin giao tiếp của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển, con người càng
văn minh thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng cao, càng đa dạng phong phú.
Quá trình đáp ứng nhu cầu này làm cho báo chí phát triển nhanh chóng. Một
số u cầu của chức năng thông tin. Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên
suốt, thể hiện tính mục đích của báo chí. Với chức năng này, theo quan điểm của
Đảng ta, báo chí là cơng cụ, phương tiện quan trọng dùng để truyền bá hệ tư tưởng của
Đảng, giáo dục lý luận Mác – Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng - lý
luận này trở thành chủ đao, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng của đâng đảo
nhân dân. Báo chí là một binh chủng xung kích, đi đầu trong cơng tác tư tưởng của
Đảng. Chức năng khai sáng – giải trí được hiểu rằng, báo chí khơng chỉ là
kênh thơng tin - truyền thơng quan trọng cung cấp thơng tin, kiến thức, mà
cịn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm
nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Văn hóa là
hiện tượng xã hội đặc biệt. Hệ thống giá trị văn hóa được tồn tai và phát triển
trong q trình giao lưu và truyền tải từ người này sang người khác, từ cộng
đồng này sang cộng đồng khác và từ thế hệ này đến thế hệ khác. Báo chí là
kênh quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, giáo dục, giao lưu, truyền tải,
tiếp biến văn hóa có hiệu quả nhất. Giải trí là nhu cầu ngày càng địi hỏi cao
trong điều kiện kinh tế thị trường. Đó là quá trình báo chí tham gia và tạo điều
kiện giúp cơng chúng sử dụng thời gian rỗi hợp lý, đáp ứng nhu cầu cân bằng
trạng thái tâm lý để tái sản xuất sức lao động. Trên các loại hình báo chí và
các dạng thức truyền thơng hiện đại ngày càng có nhiều phương thức giải trí
thú vị và hữu ích, nhất là truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử và mạng
xã hội. Giải trí cũng là cách thức phổ biến, bảo vệ hệ giá trị văn hóa. Chức
năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thể hiện ở chỗ, báo chí
duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể quản lý

thơng qua việc duy trì và phát triển dịng thơng tin hai chiều, bảo đảm cho các
quyết định quản lý được thơng suốt và thực thi,...Giám sát có thể được hiểu là
“theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”. Điều
5


đó có nghĩa là, giám sát bao gồm hai quá trình, theo dõi và kiểm tra. Giám sát
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động được thực hiện
đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể, theo mục tiêu,
chương trình, kế hoạch đã đề ra. Giám sát xã hội của báo chí là q trình báo
chí bằng mọi phương thức huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đơng đảo
nhân dân với tinh thần trách nhiêm chính trị cao nhất trong việc theo dõi,
kiểm tra quá trình thưc hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có
thể. Giám sát xã hội của báo chí bao gốm các bình diện khác nhau, như theo
dõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân
rộng; theo dõi và kiểm tra để phát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn
nắn và đấu tranh, bảo đảm cho đường lối, chính sách chủ trương của Đảng,
pháp luật Nhà nước được thực thi đúng trong thực tế và cuối cùng là chức
năng kinh tế – dịch vụ.

6


CHƯƠNG II: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – VẤN ĐỀ TỒN CẦU
1.Biến đổi khí hậu là gì?
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó,
như một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc tồn cầu trên cơ sở chuỗi số liệu
dài (thường từ nhiều tháng đến hàng triệu năm, trước đây thời gian dùng để
đánh giá là 30 năm - Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới - WMO)”.

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Biến đổi khí hậu tồn cầu bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ 19. Nhiệt độ trung
bình của Trái đất hiện nay đã tăng 0.74 độ C so với năm 1850. Thập kỷ 1990
là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua. Do hiện tượng nóng lên,
băng tuyết ở các cực của Trái đất, các đỉnh núi cao tan ra cùng với nước trong
các đại dương nở ra, làm cho mực nước biển toàn cầu dâng lên trung bình
0.17m trong thế kỷ 20. Theo đó, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan
như bão, lũ lụt, hạn hán, lũ quét, lốc, nắng nóng, rét hại... xảy ra nhiều hơn, dị
thường hơn và ác liệt hơn. Hiện tượng EL Nino và La Nina xảy ra thường
xuyên hơn, kéo dài hơn và lạnh hơn...
Biến đổi khí hậu tự nhiên là một quá trình tự vận động của Trái đất. Cịn
ngày nay, khi nhắc đến biến đổi khí hậu, người ta muốn nhắc đến sự thay đổi
nhanh chóng của khí hậu hiện tại, với các nguyên nhân do con người gây ra,
bao gồm:
Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
Sự dâng cao mực nước biển do tan băng, dẫn tới sự ngập úng của các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.

7


Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật,
các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hồn lưu khí quyển, chu
trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hố khác.

Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Cơng ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã được các
quốc gia trên thế giới thông qua trong cuộc họp ngày 9/5/1992 tại New York
(Mỹ). Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có
thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức
phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một
cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực
không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách
bền vững.
2.Hậu quả biến đổi khí hậu
Theo báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các
hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH, Việt Nam là một
trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và BĐKH. Trong
các loại thiên tai, bão và lũ lụt là thường xun và nguy hiểm nhất. Theo ước
tính, trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6-7 cơn bão, từ năm 1990 đến
năm 2010, đã xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông; hạn hán nghiêm trọng,
xâm nhập mặn, sạt lở đất và nhiều thiên tai khác đã và đang gây trở ngại cho
phát triển của Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các thiên tai
mang tính cực đoan đã xả ra nhiều hơn, gây thiệt hại nhiều hơn về người và
ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước.
Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng
nhiều lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà
chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối
8


cùng đã xãy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời
kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta
có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự

thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại
dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.
Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành
tinh, thì ngun nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà
chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.Có thể
hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự
cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi
lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất
tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như
một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí
CO2 cịn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx,
CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất cơng nghiệp và
việc sử dụng các nhiên liệu hố thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các
nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ
1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối
với chất lượng sống của con người.
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm
trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển
dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất,
hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất
hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…
Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên tồn cầu thể hiện ở 10 điều tồi
tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng,
bão tố và lũ lụt, khơ hạn, tai biến, suy thối kinh tế, xung đột và chiến tranh,
mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho
các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu
9


trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi

những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối
mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc
hóa, cịn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do
mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt.
Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có
nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ
liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay
đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc
biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây
Dương. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ
người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của
Trái đất.
Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao.
Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình tồn cầu tăng
1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong
100 năm qua, mực nước biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện
tích các lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng
ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng
với sự nóng lên của khí hậu các đại dương toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã
góp phần làm cho mực nước biển dâng cao. Dự báo đến cuối thế kỷ XXI,
nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 - 4,5oC và mực nước biển toàn
cầu sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m. Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của sự BĐKH và dâng cao của nước biển.
Theo thống kê, số đợt khơng khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ
rệt trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn
15 - 16 đợt mỗi năm từ 1994 - 2007. Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng
đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều
hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và
10



số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm
trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu
hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh
Hịa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa.
Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài
thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính
kỷ lục. Dự đốn vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng
30C và sẽ tăng số đợt và số ngày nắng nóng trong năm; mực nước biển sẽ
dâng cao lên 1m. Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường của thời tiết.
Đặc biệt là tình hình bão lũ và hạn hán. Nước biển dâng dẫn đến sự xâm thực
của nước mặn vào nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước
sinh hoạt cũng như nước và đất sản xuất nông - công nghiệp. Nếu nước biển
dâng lên 1m sẽ làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17
triệu người) của nước ta. Trong đó, khu vực ven biển miền Trung sẽ chịu ảnh
hưởng nặng nề của hiện tượng BĐKH và dâng cao của nước biển. Riêng đồng
bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu
vực này sẽ bị nhiễm mặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do
lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của
đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt
hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD.
BĐKH còn kéo theo sự thay đổi của thời tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến
cây trồng, sản xuất nông, lâm, công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải
sản. Đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh và khan hiếm về lương thực, nước
ngọt. Dự báo, sẽ có khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới sẽ khó khăn về nước
sạch và 600 triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực do ảnh hưởng
của BĐKH tồn cầu trong những năm tới.

11



Khi nói đến hiện tượng trái đất nóng lên, ta khơng nói đến việc nhiệt độ
mùa hè năm nay nóng hơn năm ngối, mà ta nói về biến đổi khí hậu, những
thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu
nói chung. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất
và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người.
Biến đổi khí hậu dẫn đến Các hệ sinh thái bị phá hủy
Biến đổi khí hậu dẫn đến Mất đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu dẫn đến chiến tranh và xung đột
Biến đổi khí hậu dẫn đến các tổn thất về kinh tế
Biến đổi khí hậu dẫn đến dịch bệnh
Biến đổi khí hâu dẫn đến hạn hán, lũ lụt, nắng nóng gay gắt.
Biến đỏ khí hậu làm các núi băng và sông băng đang teo nhỏ
Biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng lên
3.Biến đổi khí hậu là vấn đề tồn cầu
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, “Các vấn đề toàn cầu là những vấn
đề vượt khỏi biên giới quốc gia và không thể được giải quyết bởi hành động
đơn lẻ của bất kỳ một quốc gia nào.”
Tác giả Gilda Wheeler trong bài viết “Vấn đề toàn cầu - Cơ hội toàn
cầu: Dân số, nghèo đói, tiêu thụ, xung đột và mơi trường” đăng trên tạp chí
Clearing (Mỹ) đã đưa ra định nghĩa về các vấn đề toàn cầu như sau: “Các vấn
đề toàn cầu là những vấn đề có, hoặc nắm giữ tiềm năng gây ảnh hưởng sâu
rộng đến nhiều người. Đó là những vấn đề xuyên quốc gia, xuyên biên giới,
chúng vượt quá khả năng giải quyết riêng rẽ của bất kỳ quốc gia nào. Các vấn
đề toàn cầu diễn ra liên tục và dài hạn, đòi hỏi phải mất nhiều năm, nhiều thập
niên hoặc thậm chí nhiều thế hệ để được cảm nhận và đánh giá tồn diện, và
cũng có thể phải có chừng ấy thời gian để được giải quyết. Cuối cùng, các vấn
đề tồn cầu có mối liên kết với nhau, điều này có nghĩa là sự thay đổi của một
vấn đề – dù tốt lên hay xấu đi – cũng sẽ ảnh hưởng và gây áp lực đến sự thay

đổi của những vấn đề khác.”
12


Trong Dự án Công dân kiểu mẫu (The Model Citizen Project) của tổ
chức giáo dục SEV (Úc), định nghĩa về vấn đề toàn cầu được nêu ra như sau:
Trước hết, vấn đề là điều gì đó được quan tâm. Thường thì mọi người sẽ có
những quan điểm khác nhau trước một vấn đề, và sẽ thảo luận hoặc tranh luận
để tìm ra giải pháp. Đơi khi, một vấn đề có thể có trọng tâm đặc biệt, chẳng
hạn như trọng tâm chính trị, xã hội, mơi trường hoặc kinh tế. Ví dụ về một
vấn đề chính trị có thể là liệu nước Úc có trở thành một quốc gia theo thể chế
cộng hịa, hay ví dụ về một vấn đề xã hội như làm thế nào để giảm thiểu tình
trạng bạo lực trên đường phố. Các vấn đề cũng có thể xảy ra trên nhiều quy
mô khác nhau. Một vấn đề địa phương là điều gì đó ảnh hưởng đến một khu
vực nhỏ. Khi chúng ta nói đến một vấn đề tồn cầu, thường là đề cập đến một
điều gì đó ảnh hưởng đến nhiều người và nhiều quốc gia. Vấn đề tồn cầu là
vấn đề có tác động hoặc có tầm quan trọng đối với cộng đồng toàn cầu.”
Khái niệm về các vấn đề toàn cầu trong cuốn Vấn đề tồn cầu với Trung
Quốc, tác giả Dỗn Hy Thành giải thích cụ thể: Thứ nhất, đó là những vấn đề
có tính tồn thế giới và tồn nhân loại, là những vấn đề tồn tại phổ biến trên
phạm vi toàn thế giới và lên quan đến lợi ích cả nhân loại chứ không phải ở
một quốc gia hay một khu vực cục bộ nào đó. Thứ hai, đó là những vấn đề mà
xét về hậu quả của nó là vơ cùng nghiêm trọng, khơng phải là những khó
khăn, trở ngại thơng thường gặp phải trong quá trình phát triển xã hội loài
người, mà là những vấn đề trọng đại, đe dọa đến sự sinh tồn và phát triển của
loài người, quyết định vận mệnh của lồi người. Thứ ba, chính vì có tính tồn
thế giới, tồn nhân loại, tính nghiêm trọng cao cho nên cần phải dựa vào sự nỗ
lực chung của tồn nhân loại mới có thể giải quyết được.”
Tổng hợp các quan niệm, ta có thể khái quát lại những điểm chung và
đưa ra 3 tiêu chí cơ bản để đánh giá một vấn đề là vấn đề toàn cầu, đó là: vấn

đề có tác động trên phạm vi toàn cầu, vấn đề đe dọa tới sự tồn tại của nhân
loại, và muốn giải quyết vấn đề cần có sự hợp tác ở cấp độ quốc tế.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mơi trường có nhiều biến
đổi: nhiệt độ Trái đất tăng lên, mực nước biển dâng cao, hạn hán, bão, lũ lụt…
13


xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ
giữa các thiên tai nói trên với biến đổi khí hậu. Vấn đề biến đổi khí hậu đã
ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng và đã trở thành một mối quan tâm sâu sắc
của các quốc gia trên thế giới. Vấn đề biến đổi khí hậu, mà trước hết là sự
nóng lên tồn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức của
nhân loại trong thế kỷ 21. Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,7 0C kể
từ thời kỳ tiền công nghiệp và hiện đang tăng với tốc độ ngày càng cao. Nhiệt
độ tại Bắc Cực vượt quá mức nhiệt độ cao nhất trong vòng 11700 năm qua
(thời kỳ đầu giai đoạn địa chất Holocen), biển băng ở Bắc Cực đang tiếp tục
giảm mạnh về khối lượng bên cạnh việc thu hẹp diện tích ở mức chưa từng có
vào mùa hè. Tốc độ dâng của mực nước biển ngày càng tăng cao, và tăng kỷ
lục vào tháng 3/2013: tốc độ mực nước biển dâng hiện tại là 3,2mm/năm, cao
gấp đôi con số 1,6 mm/năm của thế kỷ 20. Tình hình thiên tai, các hiện tượng
khí hậu cực đoan ngày càng diễn ra mạnh mẽ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hệ sinh thái, đến đời sống và sinh mạng của người dân cũng như đến nền
kinh tế của các quốc gia. Năm 2004, thế giới phải hứng chịu trận “sóng thần
châu Á”, tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri
Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và nhiều nơi khác làm hơn 200.000 người thiệt
mạng, 1,8 triệu người khơng cịn chốn nương thân. Năm 2005, Mỹ hứng chịu
cơn bão Katrina khiến hơn 1000 người thiệt mạng và tổn thất kinh tế lên tới
80 tỷ đô la Mỹ. Đến năm 2011, Nhật Bản hứng chịu thảm họa “kép” – trận
động đất và sóng thần Tohoku khiến hơn 15.000 người thiệt mạng, hơn 3000
người mất tích, hơn 125000 cơng trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn

toàn, tổn thất kinh tế lên tới 300 tỷ đô la Mỹ. Và gần đây nhất là siêu bão
Haiyan đổ bộ vào Philippin đã gây thiệt hại lớn về người và của, khiến cả
thành phố Tacloban với hơn 220.000 người dân trở nên hoang phế, nhà cửa bị
tàn phá. Đó là những thống kê chưa đầy đủ về những ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến cư dân toàn cầu.

14


Rõ ràng, biến đổi khí hậu đang là vấn đề có phạm vi tác động tồn cầu,
đe dọa tới sự tồn tại của nhân loại và ứng phó với biến đổi khí hậu là mối
quan tâm của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, việc tìm
ra giải pháp cho vấn đề này khơng thể chỉ dựa vào một cá nhân, một tổ chức
hay một quốc gia riêng lẻ, mà nó địi hỏi sự chung tay góp sức của cộng đồng
quốc tế.

CHƯƠNG III: VAI TRỊ CỦA TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHÚNG
TRONG ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Đối tượng tác động của truyền thơng đại chúng
Đối tượng và cơ chế tác động của truyền thông đai chúng là một trong
những vấn đề cơ bản, cần thiết được nhận thức một cách sáng rõ và cụ thể.
Trước đây, có ý kiến cho rằng đối tượng tác động của báo chí là Ý thức
xã hội. Nhưng điều này đúng mà chưa đủ bởi ý thức xã hội là phạm trù triết
học được dùng, mà đây là phạm trù rộng nhất, nhưng chúng ta đang xét đối
15


tượng tác động của báo chí, báo chí là mơn khoa học gắn bó với thực tiễn xã
hội vận động. Do đó, cần phải xã định đối tượng cụ thể.
Đối tượng tác động của báo chí và truyền thơng đại chúng là công

chúng xã hội (được hiểu là quần thể dân cư rộng lớn chịu sự tác động của
TTĐC, không phân biệt các tiêu chí nhân khẩu học như giai cấp, trình độ, lứa
tuổi…). Hoặc có thể nói báo chí tác động và ý thức của công chúng xã hôi,
tác động vào ý thức quần chúng.
Ý thức quần chúng là một trạng thái tinh thần thực tế, một dạng thức
biểu hiện hàng ngày của xã hội. Yếu tố hạt nhân của ý thức quần chúng là thế
giới quan và nhân sinh quan; tri thức lịch sử- văn hóa là vịng đệm.
Báo chí tác động vào ý thức quần chúng, trước hết là tác động vào dư
luận xã hội. Mối quan hệ của báo chí và dư luận xã hội là mối quan hệ chặt
chẽ, như hình với bóng. Có thể coi, dư luận báo chí là đối tác của báo chí bởi:
+ BC – TTĐC có vai trị khơi nguồn tức là năng lực xã hội hóa các sự
kiện, đó là khả năng có thật của báo chí và TTĐC.
+ BC – TTĐC có vai trị phản ánh dư luận xã hội, càng phản anh kịp
thời, sâu sắc bao nhiêu thì báo chí càng sinh động, hấp dẫn bấy nhiêu.
+BC – TTĐC có vai trị định hướng và điều hịa DLXH, điều hòa tâm
lý, tâm trạng xã hội. Đây là vai trị có ý nghĩa quyết định hiệu quả tác động
của báo chí
+Cùng với DLXH và bằng DLXH, báo chí thực hiện chức năng giám
sát xã hội.
Tóm lại, muốn tìm hiểu đối tượng tác động của BC thì cần nghiên cứu,
nắm bắt DLXH. Nghiên cứu DLXH gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu công
chúng. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp nghiên cứu cần có những đặc thù
và linh hoạt. Nhà báo và cơ quan báo chí cần định kỳ hoặc đột xuất nghiên
cứu DLXH. Muốn nghiên cứu có kết quả cần có đội ngũ, cơng cụ và kinh phí
cho việc nghiên cứu. Làm được điều này sẽ giúp nâng cao năng lực và hiệu
quả tác động của báo chí.
16


2. Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng

Cơ chế tác động của truyền thơng đại chúng (báo chí) là một trong
những vấn đề cơ bản và bức thiết của lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại.
Vấn đề này nếu được nghiên cứu thoả đáng sẽ có ý nghĩa lý luận cơ bản và
đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn thiết thực, giúp cho chủ thể báo chí - truyền thơng
nhận thức rõ hơn những vấn đề đặt ra của từng khâu, từng công đoạn trong
hoạt động nghề nghiệp, từ việc lựa chọn sự kiện và vấn đề thông tin, sáng tạo
tác phẩm... đến thời điểm tác động vào dư luận xã hội nhằm tạo ra hiệu lực
mạnh mẽ nhất và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Vấn đề đặt ra là tại sao truyền thông đại chúng là một hiện tượng xuất
phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội, nhưng lại có sức tác động mạnh mẽ có khi
như một cơng cụ có sức cơng phá dữ dội, có lúc lại là như động lực kích thích
sự phát triển và như là nguồn khí chất năng lượng tạo dựng niềm tin cho hàng
triệu con người...; sự kiện là gì và có năng lực tác động ra sao để báo chí có
được sức mạnh to lớn, và mối quan hệ giữa hiệu lực và hiệu quả ra sao...
Theo Từ điển tiếng Việt, “cơ chế: cách thức theo đó một q trình thực
hiện”. Như vậy, cơ chế có thể được hiểu là một quá trình và cách thức diễn ra
hay thực hiện của một hiện tượng xã hội, q trình và cách thức ấy bao gồm
các cơng đoạn và mối quan hệ giữa chúng theo một trật tự logích nhằm hướng
tới một mục tiêu nào đó. Như vậy, tìm hiểu cơ chế tức là tìm hiểu các yếu tố,
cơng đoạn và trình tự diễn ra cũng như mối quan hệ chặt chẽ quy định lẫn
nhau giữa các yếu tố và cơng đoạn ấy.
Có thể thấy xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội, truyền thông đại
chúng tác động vào ý thức quần chúng nhằm tập hợp, thuyết phục, động viên
và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội
thơng qua việc góp phần thay đổi nhận thức, thái độ và điều chỉnh hành vi của
con người và các nhóm cơng chúng xã hội phù hợp với nhu cầu phát triển.
Thực hiện được thay đổi nhận thức, thái độ và điều chỉnh hành vi của cơng
chúng - nhóm đối tượng theo hướng phù hợp với sự phát triển.
17



3.Vai trị của truyền thơng đại chúng trong việc giải quyết vấn đề
biến đổi khí hậu
Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc (2007), Việt Nam là một trong năm
quốc gia dễ bị tổn thương và có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu. Cũng như tình hình chung trên thế giới, đối với Việt Nam,
những biểu hiện của biến đổi khí hậu tác động tới các vùng, miền, các lĩnh
vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội, trong đó tài nguyên nước,
nông nghiệp, y tế - sức khỏe và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất.
Tại Việt Nam, các số liệu ghi nhận xu hướng tăng nhiệt độ ở cả 3 miền, với
mức tăng từ 0,5 đến 10C trong vòng một thế kỷ qua. Trong 50 năm qua, nhiệt
độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0.7 0C, mực nước biển dâng 20cm. Hiện
tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Việt
Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán
diễn ra khốc liệt hơn trước. Với địa hình bờ biển dài, địa hình rừng núi, nhiều
sơng suối và khí hậu nhiệt đới, khoảng 70% dân số Việt Nam sẽ phải đối mặt
với những rủi ro vì bão , mưa lớn và lũ lụt. Hàng năng, thiên tai gây thiệt hại
tương đương 1,5% giá trị GDP.
Trong điều kiện đó, chính phủ Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn
Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư
Kyoto, đồng thời xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí
hậu vào năm 2008. Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được
mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành, địa phương
trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để
ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài
hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội
phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp và tham gia cùng cộng đồng
quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái
đất.


18


Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành cơng trong
việc thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
và chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đó là cơng tác truyền thơng. Vai trị
của hệ thống truyền thơng quốc gia được khẳng định và nêu rõ trong việc
nâng cao nhận thức và hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Với thế
mạnh của việc thơng tin phát đến nhóm cơng chúng lớn, truyền thơng đóng
vai trị quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cũng như cảnh báo hậu quả
từ biến đổi khí hậu cho cơng chúng. Ngồi ra, cịn cịn thể tạo nên các diễn
đàn thảo luận về giải pháp phù hợp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đối
với từng khu vực và cộng đồng cụ thể.
Với các chức năng đặc trưng là cung cấp thông tin và định hướng dư
luận xã hội, truyền thơng đại chúng (báo chí) đã và đang tiếp tục khẳng định
vị thế quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Sự phát triển cả về chiều
rộng và chiều sâu của báo chí, truyền thơng trên phạm vi toàn cầu trong một
vài thập kỷ gần đây đã tạo ra những cơ hội, thuận lợi to lớn cho con người
trong việc tiếp cận, cập nhật một khối lượng thông tin khổng lồ về mọi mặt
của đời sống xã hội, đặc biệt là những thơng tin về biến đổi khí hậu. Nhờ các
phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống mạng internet tồn cầu
mà chúng ta có thể tiếp cận thông tin diễn ra trên khắp thế giới một cách
nhanh chóng, thuận tiện.
Một thực tế đặt ra là các phương tiện truyền thông ngày càng đưa nhiều
tin bài về những rủi ro của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học, các chính trị
gia, các nhà hoạt động mơi trường cảnh báo về sự nóng lên của Trái đất, việc
mực nước biển dâng lên, thiên tai, lũ lụt, lở đất, sóng thần,… nhưng nhiều
người chưa ý thức thực sự về điều đó.
Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng chủ yếu tập trung
vào các hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu và biến nó thành một nguy

cơ lớn đối với con người, nhưng việc truyền tải cho người dân những thông
tin về việc cụ thể cần phải ứng phó với biến đổi khí hậu thì vẫn cịn rất hạn
chế.
19


Có một số vấn đề đặt ra với báo chí và truyền thông trong việc tham gia
giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, đó là:
- Nhiệm vụ của nhà báo trong q trình truyền tải thơng tin về biến đổi
khí hậu (lựa chọn sự kiện, vấn đề, góc độ - chủ đề phản ánh; cách thức truyền
tải nhằm đảm bảo thơng tin vừa mang tính thời sự cao và chính xác, vừa sinh
động, hấp dẫn, dễ tiếp nhận và ghi nhớ)
- Kinh nghiệm thu thập và xử lý thơng tin về biến đổi khí hậu của nhà
báo (hiểu biết về lĩnh vực đặc thù, kỹ năng khai thác và xử lý nguồn tin…)
- Những trải nghiệm thực tế và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá
trình hình thành sản phẩm truyền thơng về biến đổi khí hậu (cơ hội cho nhà
báo tiếp cận và tác nghiệp tại hiện trường để có được tác phẩm, sản phẩm báo
chí – truyền thơng với chất lượng tốt nhất…)
- Những chủ đề chính về biến đổi khí hậu được định hướng trong sản
phẩm truyền thông của khu vực hoặc từng vùng trong một quốc gia (có nên
định hướng điều này? Nếu có thì định hướng như thế nào cho phù hợp?...)
- Phát huy thế mạnh của từng phương tiện truyền thơng trong q trình
truyền tải thơng tin về biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là vấn đề mang tính tồn cầu của các
quốc gia và cũng là vấn đề thời sự của giới báo chí - truyền thơng quốc tế,
trong đó có báo chí Việt Nam. Liên Hợp quốc đã coi BĐKH là một trong
những thách thức lớn nhất của nhân loại hiện nay, là thách thức lớn nhất đổi
với môi trường an ninh - phát triển toàn cầu.
Trong cuộc chiến lâu dài ngăn chặn và giảm thiểu BĐKH, báo chí có
vai trị to lớn trong việc góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, cho các

ngành, các cấp, cộng đồng, tồn xã hội, để có hành vi, thái độ ứng xử đúng
đắn và quyết tâm cao trong hành động. Báo chí đã và đang tập trung thông tin
các chủ đề: Những biểu hiện rõ rệt của BĐKH; Mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với BĐKH; Tác động của BĐKH đối với đời sống con người, nhất là
các vùng bị ảnh hưởng; Làm gì và như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tác

20


động của BĐKH? những cảnh báo từ việc phát triển kinh tế thiếu bền vững
đối với BĐKH ở Việt Nam, v.v….
Tại Việt Nam, các cơ quan chức năng, Hội Nhà báo Việt Nam và nhiều
cơ quan báo chí đang nỗ lực tạo một diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm đưa tin
về việc làm thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tác động của BĐKH, là hết
sức cần thiết. Hàng chục cuộc hội thảo, diễn đàn quốc gia và quốc tế về
BĐKH đã được tổ chức tại Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực đòng bằng song
Cửu Long, nơi chịu tác động nhiều nhất của BĐKH ở nước ta. Nhiều cuộc hội
thảo nhằm phân tích, lý giải, làm rõ hàng loạt vấn đề liên quan đến BĐKH,
đặc biệt là "vai trị của báo chí trong việc ngăn chặn và giảm thiểu tác động
của BĐKH". Qua hội thảo nhằm làm thế nào để báo chí thơng tin về tác động
của BĐKH chất lượng hơn, tác động xã hội hiệu quả hơn, trong đó bao hàm
cả việc các cấp, các ngành phối hợp và hỗ trợ như thế nào để báo chí thực
hiện tốt vai trị và trách nhiệm của mình. Đây cũng là diễn đàn để các đại biểu
bày tỏ quan điểm, những sáng kiến, kinh nghiệm nghề nghiệp và việc tăng
cường hợp tác giữa các nhà báo, các cơ quan báo chí trong vấn đề truyền
thơng góp phần ngăn chặn và giảm thiểu tác động của BĐKH.
Trong nhiều năm qua, truyền thông đại chúng trong cả nước đã tập
trung tuyên truyền nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng trong tham gia
ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh tuyên truyền những cách làm hay, sáng
tạo, hiểu quả trong việc bảo vệ mơi trường. Ví dụ như chương trình “Hải

Đăng Xanh – Thanh niên xung kích ứng phó biến đổi khí hậu vùng biển đảo”.
Chương trình Hải Đăng Xanh (HĐX) nhằm huy động sự tham gia, trí
tuệ và năng lực của thanh niên sinh viên Việt Nam để tăng cường tính bền
vững, độ lan tỏa và sức mạnh cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu
tại Việt Nam nói chung và các vùng ven biển Việt Nam nói riêng.
Mục tiêu cụ thể của chương trình Hải Đăng Xanh gồm: Thúc đẩy lực
lượng thanh niên, trí thức trẻ song hành cùng đại diện các tổ chức cộng đồng
tại vùng đồng bằng ven biển đưa ra sáng kiến ứng phóBĐKH; Hỗ trợ nhóm
21


thanh niên, sinh viên nòng cốt cùng các tổ chức và đồn thể ứng phó với biến
đổi khí hậu thơng qua tăng cường năng lực và hành động cụ thể. Hải Đăng
Xanh sẽ thắt chặt và tăng cường mối quan hệ giữa các lực lượng trực tiếp
tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu: nhà nước – tổ chức chính trị xã hội –
thanh niên – cộng đồng ven biển. Đồng thời tăng cường nhận thức về biến đổi
khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu cho cộng đồng, đặc biệt là các xã
vùng ven biển.
Với các bước Thắp Lửa -Tỏa Sáng -Lan Tỏa, chương trình Hải Đăng
Xanh sẽ quy tụ 28 nhóm Hải Đăng Xanh (tượng trưng cho số tỉnh ven biển
Việt Nam) được Thắp Lửa thông qua tuyển chọn và đào tạo các kỹ năng ứng
phó biến đổi khí hậu, làm việc cùng các tổ chức hoạt động vì mơi trường và
sự phát triển bền vững của cộng đồng. Các HĐX này sẽ Tỏa Sáng tới các
thanh niên sinh viên khác và 500 cư dân ưu tú tại các xã ven biển, thực hiện
các sáng kiến hoặc mơ hình ứng phó BĐKH cụ thể.
Từ đó, chương trình sẽ Lan Tỏa tới 3260 thanh niên sinh viên (tượng
trưng cho số km đường bờ biển khu vực đất liền) tham gia các hoạt động của
chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu vùng biển đảo cả nước.
Với sự hỗ trợ của truyền thông, những thơng điệp, thơng tin về biến đổi khí
hậu tới được 1 triệu sinh viên, thanh niên khác ở cả thành phố và các tỉnh ven

biển lựa chọn.
Thực tiễn truyền thông đại chúng (báo chí) có vai trị hết sức quan
trọng trong việc thơng tin, tun truyền, bình luận, định hướng dư luận, tổ
chức hành động xã hội trong việc ngăn chặn, giảm thiểu tác động của BĐKH.
Để thực hiện tốt vai trị, chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan báo chí
cần nâng cao tính chun nghiệp trong thơng tin tuyên truyền về BĐKH.
Muốn vậy, các cơ quan báo chí – tùy loại hình, quy mơ, đối tượng cơng chúng
hình thành, củng cố bộ phận phóng viên, biên tập viên theo dõi chuyên sâu về
lĩnh vực BĐKH. Các cơ quan báo chí, các nhà báo tích cực, chủ động phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý, các nhà khoa học
22


thông tin nhanh nhạy, sắc bén, kịp thời, chuẩn xác những vấn đề đặt ra về
BĐKH.
Phóng viên, biên tập viên viết về lĩnh vực BĐKH cần được bồi dưỡng
kiến thức chuyên sâu về bảo vệ mội trường, về BĐKH; về phương pháp tác
nghiệp, cách thể hiện các tác phẩm báo chí về BĐKH. Thực hiện phương
pháp truyền thơng mới – không chỉ nâng cao nhận thức mà điểm cốt yếu là
tạo ra hành vi tích cực của từng cá nhân và cộng động trong việc ngăn chặn và
giảm thiểu tác động của BĐKH. Tăng cường sự kết hợp giữa các loại hình
báo chí, các cơ quan báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền về BĐKH, cần
sự nhất quán, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Hội Nhà báo Việt Nam, các cấp
hội nhà báo coi trọng mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí về BĐKH, tổ
chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học về BĐKH; tổ chức các giải báo
chí có chất lượng, thu hút sự tham gia của nhiều đồng nghiệp, nhiều người về
lĩnh vực bảo vệ mội trường, ngăn chặn và giảm thiểu BĐKH.
Ông Phạm Quốc Tồn, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhận định,
với chức năng của mình, báo chí sẽ có vai trị to lớn trong việc góp phần nâng
cao nhận thức cho người dân và các ngành, các cấp lãnh đạo tạo sự quyết tâm

cao, có thái độ ứng xử đúng đắn trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Để làm tốt nhất vai trị của báo chí, có những bài viết kịp thời và đúng
hướng về BĐKH, trước hết các nhà báo cần nhận thức đúng về tầm quan
trọng của BĐKH và đảm nhận trọng trách vận động, cổ vũ mọi người cùng
tham gia bằng những việc làm cụ thể trong ứng phó với BĐKH.
Cịn ơng David Vincent – Trưởng Mạng lưới Năng lượng và BĐKH của
Vương quốc Anh tại Đông Nam Á cho rằng: “BĐKH đã và đang hiển hiện,
chúng ta cần có giải pháp ứng phó cho hiện tại và cho tương lai. Báo chí đưa
tin xấu về BĐKH thì gây sự bất an trong xã hội, nhưng có những thơng tin
báo chí cần đưa về cam kết chính trị về giải pháp giảm thiểu và thích ứng với
BĐKH của các quốc gia trên thế giới trong đó trong đó có Vương quốc Anh.
Báo chí cần đề cập thẳng vấn đề chính về BĐKH, trong đó cần nhìn nhận
23


BĐKH không phải mối đe dọa, nhưng nếu không cẩn thận nó sẽ đe dọa an
ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước… Do đó báo chí
khi thơng tin cần chính xác và cơng bằng”. Cũng theo ông David Vincent,
Việt Nam và các quốc gia trên thế giới cịn nhiều cơng việc phải tiến hành để
ứng phó và thích ứng với BĐKH và báo chí cần thơng tin những vấn đề có
bằng chứng khoa học để phân tích tác động tốt hơn.

KẾT LUẬN
Chiến lược quốc gia về BĐKH đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt thể hiện một tầm nhìn lớn của quốc gia. Bốn mục tiêu cụ thể của chiến
lược được xác định là: (i) Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng,
an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức
khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối
cảnh biến đổi khí hậu; (ii) Nền kinh tế các bon thấp, tăng trưởng xanh trở
thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; (iii) Nâng cao nhận thức,

trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan;
phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn
24


×