Trong bảng cuộn Assign Controller nhấp chọn Rotation: Euler X, sau đó nhấp vào dấu cộng
bên phải mục này rồi chọn Z Rotation Tiếp tục nhấp vào nút Rotation trong bảng cuộn
PRS Parameters như hình dưới.
Trong bảng cuộn Euler Parameters, chọn trục xoay là trục z. Khi mọi việc đã xong, nhấp vào
nút Rotation trong khung Create Key. Khi đó nút Rotation trong khung Delete Key sẽ nổi
lên.
Trong bảng cuộn Key Info (Basic), nhập giá trị 180 vào khung Value. Khi đó trong khung
nhìn Top đối tượng văn bản được xoay một góc 180
0
, ngược chiều kim đồng hồ và theo trục
z.
Di chuyển thanh trượt trong track bar tới thời điểm frame 100 (trên bản thân của thanh
trượt sẽ hiển thị giá trị 100/200).
Trong bảng cuộn PRS Parameters nhấp vào nút Rotation trong khung Create Key. Khi đó
trong bảng cuộn Key Info (Basic), giá trị được hiển thị trong khung Time là 100 (vì ta đã di
chuyển thanh trượt trong Track bar tới thời điểm 100). Hãy nhập giá trị 360 vào Value như
hình bên dưới.
Trong khung nhìn phối cảnh, đối tượng văn bản được xoay thêm một góc 180
0
nữa, lúc này
nó đang ở mặt trước của quả địa cầu.
Trong Track bar đã có 2 key được tạo tại thời điểm 0 frame và 100 frame, bây giờ ta sẽ tạo
key cuối cùng cho đối tượng văn bản. Chú ý là đối tượng văn bản phải đang được chọn, di
chuyển thanh trượt tới thời điểm 200 frame.
Tương tự như cách làm ở trên, nhấp nút Rotation trong khung Create Key sau đó nhập giá
trị 540 vào khung Value. Trong khung nhìn Perspective ta có kết quả như hình dưới.
Thoát khỏi môi trường làm việc này bằng cách: Nhấp nút Create trong bảng Command
Panels.
Xem kết quả tạo được, nhấp Go to Start di chuyển thanh trượt về thời điểm frame 0 sau đó
nhấp vào nút Play Animation xem kết quả trong khung nhìn Perspective.
Di chuyển đối tượng văn bản xuống phía dưới một chút theo trục z. đưa con trỏ vào công cụ
Select and Move rồi nhấp phải chuột. Trong hộp thoại Move Transform Type-In nhập giá trị
- 5 vào khung trục Z.
Bây giờ nhấp nút Play Animate xem sự khác biệt khi thay đổi vị trí đối tượng văn bản. Nhấp
vào nút Pause dừng chuyển động quả cầu và đối tượng văn bản.
Di chuyển thanh trượt trong track bar tới thời điểm frame 100.
Chọn công cụ Zoom All thu nhỏ các khung nhìn Viewports sau đó dùng công cụ Pan View
đẩy khung nhìn Top lên phía trên để các đối tượng trong khung nhìn này được dời lên.
Trong bảng công cụ Command Panels nhấp chọn nút Lights, chọn đèn Target Spot trong
bảng cuộn Object Type để chiếu sáng cho các đối tượng.
Nhấp chọn một điểm phía dưới (điểm đặt đèn) sau đó kéo lên một đoạn như hình, trong
bảng cuộn Spotlight Parameters nhập giá trị 48 vào khung Hotspot/Beam, nhập giá trị 70
vào khung Falloff/Fileld.
Nhấn phím H để mở hộp thoại Select Object, chọn đối tượng Spot01.Target sau đó nhấp vào
nút Select bên dưới hộp thoại.
Trên thanh Main Toolbar nhấp chọn công cụ Align sau đó nhấp vào đối tượng quả cầu trong
khung nhìn Top.
Hộp thoại Align Selection (Planet Earth) xuất hiện, nhấp các tùy chọn X Position, y Position,
Z, Position trong khung Align Position sau đó chọn OK chấp nhận.
Tiếp tục chọn đối tượng Spot01 của đèn chiếu sáng Target Spot, nhấn phím H mở hộp thoại
Select Objects. Trong hộp thoại này chọn đối tượng Spot01 sau đó nhấp vào nút Select.
Ngoài cách chọn đối tượng trong hộp thoại, trong hộp thoại Select Object ta có thể chọn
trực tiếp trong các khung nhìn Viewports.
Trong bảng Command Panels nhấp vào nút Modify, trong bảng cuộn Spotlight Parameters
nhấp tùy chọn Show Cone và tùy chọn Circle.
Bây giờ hãy render sản phẩm làm được. Sản phẩm khi được render sẽ đẹp hơn, khi xem sản
phẩm trong các khung nhìn Viewports không phản ảnh được chất lượng của nó. Nhấp vào
nút Render Scene Dialog trên thanh Main Toolbar.
Chú ý: Khung nhìn Perspective phải đang được chọn.
Trong bảng cuộn Common Parameters, khung Time Output quyết định số frame hình được
diễn hoạt. Tùy chọn Single tạo một ảnh tĩnh, tùy chọn Active Time Segment diễn hoạt toàn
cảnh (từ frame 0 tới frame 200). Tùy chọn Range định frame liên kết cần diễn hoạt hoặc có
thể định nhiều frame khác nhau với tùy chọn Frames. Hãy nhấp tùy chọn Active Time
Segment, giá trị trong khung Every Nth Frame là 1.
Nhấp vào tam giác bên dưới khung Output Size định dạng file xuất ra, một danh sách các
định dạng sổ xuống. Chọn PAL (video), đặt con trỏ vào hộp thoại đến khi xuất hiện biểu
tượng bàn tay hãy kéo lên trên để xuất hiện khung render Output.
Trong khung Render Output, nhấp vào nút Files để chọn đường dẫn lưu sản phẩm render.
Trong khung File name của hộp thoại render Output File tìm đường dẫn để lưu và đặt tên
cho sản phẩm là “Tao qua dia cau chuyen dong tron xoay”, sau đó nhấp vào tam giác trong
khung Save as type chọn định dạng file là AVI File (*.avi) (file động).
Chọn Save trong hộp thoại chấp nhận và thoát khỏi môi trường làm việc này.
Khi đó hộp thoại AVI File Compression Setup xuất hiện, bạn có thể điều khiển thanh trượt
trong hộp thoại này để ấn định chất lượng của sản phẩm khi render. Thanh trượt đang ở giá
trị 100, chọn OK.
Khi mọi việc đã xong, nhấp vào nút Render bên dưới hộp thoại.
Hộp thoại Rendering xuất hiện và việc render được tiến hành, sản phẩm sẽ được render
từng frame một cho đến hết (200 frame).
Bên dưới là hình kết quả của frame thứ 200 đã được render.
Một sản phẩm khi được render xong thì có thể xem bởi chương trình Window Media Player.
Chúc các bạn thành công khi thực hiện bài tập này.