Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Kinh doanh kiểu Võ sỹ đạo bí quyết để thành công ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.86 KB, 4 trang )

Kinh doanh kiểu Võ sỹ đạo bí quyết
để thành công



Nhật Bản không những làm lu mờ tên tuổi các sản phẩm lừng danh thế giới như
đồng hồ thuỵ Sỹ, máy ảnh Đức, xe hơi Mỹ, mà còn nổi tiếng cả những sản phẩm rất
bình thường như xe đạp, khoá quần áo, đồ gia dụng, thực phẩm công nghiệp, Có
nhiều giải thích trái ngược nhau về “Bí quyết Nhật Bản”, nhưng có lời nhận xét được
mọi người thừa nhận: “Ý chí Nhật + Khoa học công nghệ phương Tây”.

*) Quan sát kinh tế

Một doanh nhân Nhật sang Trung Quốc mang theo túi nylon đựng hàng siêu
thị, dùng xong túi ông ta bỏ vào sọt rác, bỗng ông thấy người phục vụ nhặt các túi đó
về giặt sạch đựng đồ dùng đi làm hàng ngày. Ông nảy ra ý nghĩ đưa loại túi đó sang
Trung Quốc bán và đã rất phạt đạt.

*) Ham muốn vươn lên hơn người

Nylon là từ gồm 5 chữ cái đầu câu tuyên ngôn bất hủ của người Nhật: Now
You lost the old Nippon! (Bây giờ các ngài hãy quên nước Nhật cũ kỹ đi). Có một câu
chuyện vui: Người Nhật và người Mỹ đi săn trong rừng, bỗng thấy sư tử, người Nhật
lập tức ngồi thụp xuống xỏ chân vào đôi giày thể thao, anh bạn Mỹ chế nhao: “Cậu
nghĩ có thể chạy nhanh hơn chúa sơn lâm ư?”. Người Nhật bình thản đáp: “Không, tớ
không có ý định chạy nhanh hơn nó mà chỉ có ý định chạy nhanh hơn cậu thôi”. Trên
thương trường các doanh nhân Nhật đã gặp không ít “chú sư tử đói” nhưng họ đều
thoát hiểm. Lòng ham muốn và tài năng là chất đốt của mọi hoạt động kinh doanh, tạo
không khí cạnh tranh để vươn lên.

*) Cạnh tranh kiểu “võ sỹ đạo”



Người Nhật phân biệt rõ và kiên quyết không vượt qua ranh giới giữa cạnh
tranh và phá hoại. Họ không lừa dối khách hàng, không bán hàng dởm, không cung
cấp thiết bị cũ và công nghệ lỗi thời cho bạn hàng mới vào nghề, ngược lại còn giúp
đỡ tạo thuận lợi cùng nhau nỗ lực làm cho đất nước vẻ vang, giàu mạnh. Cạnh tranh
kiểu “võ sỹ đạo” nghĩa là ai cũng phải hết mình vươn lên. Người Nhật còn nhớ: Một
dạp, nhân lúc hàng honda bận đầu tư lớn vào nhà máy motor mới ở Mỹ, hãng Yamaha
liền tung ra thị trường mấy kiểu xe gắn máy đời mới, quảng cáo rầm rộ. Honda với
phương châm “chất lượng hàng hoá quyết định tất cả”, liền mỗi tuần xuất xưởng một
kiểu xe mới, kéo dài liên tục hàng năm. Yamaha buộc phải hết sức cải tiến, kết cục là
cả hai hãng đều cho ra đời các sản phẩm xe gắn máy Nhật tối ưu.

*)Chủ & thợ, sướng khổ có nhau

Quan hệ giữa chủ và người làm công hợp tác chặt chẽ, tôn trọng, sướng khổ có
nhau. Chủ hãng Sony thường nhắc lại thời ký khó khăn ban đầu, hãng vượt qua được
là nhờ sự gắn bó trước sau như một của người sáng lập và người làm công. Ông nói:
“Chúng tôi tìm người làm là cộng sự chứ không phải là công cụ kiếm tiền, nếu lúc nào
đó kinh doanh đình đốn thì công ty sẵn sàng hýinh lợi nhuận để giữ thợ và chính người
làm công cũng tự nguyện cắt tiền thưởng, giảm thu nhập để công ty tồn tại, kỳ vọng
chế tạo được sản phẩm chất lượng hàng đầu thế giới”. Đậm đà nhân tính trong cư xử,
chủ gắn với công nhân như là với toàn bộ con người chứ không phải chỉ là những phần
liên quan đến sản xuất, thợ yêu quý chủ như người thân. Nhờ vây, ở các nhà máy của
Nhật, công nhân làm việc tự giác với trách nhiệm cao ngay cả khi không có đốc công.
Các trường đại học ở Nhật đào tạo rất cẩn thận, người tốt nghiệp làm việc được ngay.
Học-làm-học, chủ và thợ đều là những trí thức uyên bác, công nhân lành nghề.

*) Coi trọng quan hệ nhân-quả

Hàng hoá Nhật là niềm tin, sở thích, lòng tự hào của người tiêu dùng. Các

doanh nhân Nhật sử dụng một mạng lưới gồm các nhà nhân chủng học, khảo cổ học,
tâm lý học, để nghiên cứu khách hàng. tìm hiểu tỉ mỉ tại sao sản phẩm này được ưa
chuộng, sản phẩm kia bị chê bỏ, giá cả phù hợp, và cả lý do tại sao nhiều người không
mua gì mặc dù họ đã xem và lựa chọn rất kỹ. Kinh doanh dĩ nhiên là phải có lãi nhưng
cần được coi là mục tiêu lâu dài chứ không phải “ăn xổi ở thì”. Vỡ nợ vì nguyên do
đạo đức chưa phải là thất bại, giàu sang phi đạo đức không hẳn đã thành công, nhân
hôm nay sẽ là quả của ngày mai.

×