Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.3 KB, 2 trang )
Kinh doanh: La bàn tìm hướng mới
Làm thế nào để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh toàn
cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt và mọi thứ thay đổi nhanh chóng như
hiện nay?
Câu trả lời của lãnh đạo các công ty như Ford, Dell, General Electric và Microsoft đều là cải tiến,
đổi mới liên tục. Thế nhưng thực chất đổi mới trong kinh doanh có nghĩa là gì? Doanh nghiệp có
thể đổi mới, cải tiến những gì và làm như thế nào? Bài viết này xin đưa ra một số gợi ý và ví dụ.
Đổi mới trong kinh doanh
Đổi mới trong kinh doanh thường được định nghĩa bằng các hoạt động nghiên cứu, phát triển,
đưa ra sản phẩm mới. Thực tế cho thấy nhiều công ty thường đổ xô đi tìm cơ hội ở cùng một nơi,
đưa ra những sản phẩm mới na ná nhau, cải tiến kỹ thuật thì giống nhau. Trong khi đó ở những
công ty thành công, đổi mới trong kinh doanh bao hàm nhiều nghĩa rộng hơn chứ không chỉ đơn
thuần về mặt sản phẩm hay kỹ thuật.
Đổi mới trong kinh doanh là tạo ra những giá trị mới, những cảm nhận mới cho khách hàng.
Những giá trị trong cuộc sống và cảm nhận của con người thì vô cùng phong phú và tùy thuộc
vào nhiều yếu tố. Vì vậy có thể thực hiện đổi mới trong kinh doanh ở rất nhiều khía cạnh. Trong
nhiều trường hợp, những cải tiến mang đến thành công lại chẳng liên quan gì đến kỹ thuật hay
sản phẩm chính của công ty.
Vấn đề khó khăn của doanh nghiệp là làm sao biết đổi mới, cải tiến những khía cạnh nào trong
kinh doanh. Chiếc la bàn dưới đây được xem là công cụ trợ giúp hữu ích để các doanh nghiệp có
thể tự tìm ra những hướng đổi mới phù hợp.
Bốn phương hướng đổi mới
1- Lợi ích của sản phẩm:
Khi cải tiến sản phẩm, dịch vụ, để tránh đi vào lối mòn, cần nhớ một điều cơ bản mà nhà quản trị
Peter Drucker đã lưu ý. Đó là cái mà khách hàng mua và đánh giá không phải là chính bản thân
sản phẩm mà là những gì sản phẩm đó có thể mang lại. Do đó, chúng ta phải cải tiến những lợi
ích của sản phẩm. Lợi ích theo cảm nhận của khách hàng rất khác nhau nên luôn có nhiều cách
cải tiến.
Ví dụ CNN không phải là kênh thời sự thế giới duy nhất và cũng chưa chắc cung cấp thông tin
nhanh hoặc chính xác nhất nhưng CNN đã làm một “cuộc cách mạng” khi trở thành kênh truyền
hình đầu tiên có chương trình thời sự liên tục 24 giờ.