Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.38 KB, 91 trang )

Đề tài : Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực
thuỷ điện tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I
Quỹ hỗ trợ phát triển ( trước đây ) được thành lập theo nghị định
50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của chính phủ
Theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nước ta
phấn đấu đến năm 2010, GDP tăng ít nhất gấp 2 lần so với năm 2000 tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt bình quân mỗi năm từ 7,5%-8,0%; tăng trưởng xuất
khẩu từ 14%-16% và cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
Để đạt dược mục tiêu đó, tổng đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 1.850-
1.960 nghìn tỷ đồng, chiếm 37%-38% GDP; trong đó, dự kiến kế hoạch
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đạt 160-170 nghìn tỷ
đồng, tăng khoảng 50% so với giai đoạn 2001-2005. Đây là một kênh tín
dụng rất quan trọng để Nhà nước tập trung hỗ trợ vào các chương trình, dự án,
sản phẩm trọng điểm nhằm chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát
huy được lợi thế từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm; tăng cường trang
thiết bị có công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa các ngành sản xuất công
nghiệp,trước hết tập trung vào các ngành và sản phẩm công nghiệp có lợi thế
cạnh tranh, cơ sở hạ tầng của một số ngành kinh tế-xã hội, các vùng miền khó
khăn mà ngân sách Nhà nước không có nguồn để hỗ trợ; các tổ chức tín dụng
không muốn cho vay và các nhà đầu tư ngần ngại vì vốn đầu tư lớn, thời gian
hoàn vốn dài, độ rủi ro cao…
Cùng với việc huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nứớc cho
đầu tư phát triển, một trong các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
1
lực, chống thất thoát lãng phí vốn của Nhà nứớc là đổi mới tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước ( bao gồm cả cơ chế chính sách và tổ chức thực
hiện), góp phần nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động tín
dịng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư tập


trung, đúng quy hoạch, kế hoạch có hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải
-Việc hoàn thiện chính sách tài chính, trong đó có chính sách hỗ trợ
đầu tư và xuất khẩu, chích sách chi ngân sách Nhà nước phải đảm bảo tính
minh bạch, cải cách hệ thống ngân hàng phải tách bạch rõ hoạt động cho vay
theo chính sách và cho vay thương mại, đảm bảo môi trường pháp lý bình
đẳng và một hệ thống chính sách ổn định, công khai, rõ ràng phù hợp với
thông lệ quốc tế từ khâu hoạch định, tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện.
Từ đó đăt ra yêu cầu cần đổi mới chính sách và mô hình tổ chức thực hiện tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo hướng tiếp cận với thị trường, minh
bạch về tài chính, chủ động, độc lập và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động
nghiệp vụ; đảm bảo nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước ngày càng ổn định
và phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro, đảm
bảo an toàn nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Dự kiến nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giai đoạn
2006-2010 là 160-170 nghìn tỷ đồng,tăng khoảng 50% so với giai đoạn 2001-
2005.Như vậy, kênh tín dụng này chiếm một vị trí quan trọng góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiên thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2006-2010, tạo đà đưa đất nước cơ bản trở thành nước công
nghiệp vào năm 2020
Xuất phát từ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, dự kiến
nhiệm vụ kế hoạch 2006-2010, những yêu cầu thách thức của quá trình hội
nhập và tăng trưởng kinh tế nói chung và lĩnh vực đầu tư phát triển, lĩnh vực
2
xuất khẩu nói riêng, Quỹ hỗ trợ phát triển đã báo cáo chính phủ phương
hướng đổi mới tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước như sau:
•Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được hoạch định theo lộ trình
hội nhập, định hướng thị trường đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế; chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đồng thời cần bổ sung các quy định để các dự án được hỗ trợ đều phải được
kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình đầu tư từ chủ trương, ý đồ đầu tư đến

khâu chuẩn bị dự án, và quá trình khai thác sủ dụng công trình hoàn thành cho
đến khi hoàn trả hết vốn và lãi cho Nhà nước
•Từng bước điều chỉnh phạm vi, đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi,
hình thức và thời hạn hỗ trợ theo lộ trình hội nhập đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả
phục vụ mục tiêu tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đa
dạng hóa các hình thức hỗ trợ để hỗ trợ được nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu đa
dạng hóa của các nhà đầu tư, chuyển dàn tư ưư đãi về lãi suất sang ưu đãi về
điều kiện được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ…
•Tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm và đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo mô hình Ngân
hàng chính sách, là công cụ của Chính phủ để hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu theo
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ
Với phương hướng đổi mới tín dụng đầu tư của Nhà nước được đề
xuất nêu trên, VDB đã được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg
ngày 19/5/2006 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển
( được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính
phủ ) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước
Ngân hàng phát triển có tư cách pháp nhân , có vốn điều lệ, có con
dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các
3
ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống
thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định
của pháp luật. Ngân hàng phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ
Quỹ Hỗ trợ phát triển
Vốn điều lệ của VDB là 5000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ của Quỹ
Hỗ trợ phát triển
Theo Quyết định số 04/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng giám
đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch I được thành lập trên cơ sở
tổ chức lại chi nhánh Quỹ HTPT Hà Nội và Sở Giao dịch Quỹ HTPT để thực

hiện các nhiệm vụ: huy động, tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức trong
và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT, tín dụng ngắn hạn hỗ
trợ xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.
Kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động 01/7/2006, Sở giao dịch I quyết tâm
thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đã
nhanh chóng ổn định tổ chức, triển khai ngay các công việc kế thừa và nhận
bàn giao từ Chi nhánh Quỹ HTPT Hà Nội và Sở Giao dịch Quỹ hỗ trợ phát
triển đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của hai đơn vị
được kế thừa. Tập thể cán bộ viên chức của Sở Giao dịch I gồm 107 người, đã
nỗ lực cố gắng, thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch I
1. Nhiệm vụ của Sở Giao dịch I
1.1. Sở giao dịch I có nhiệm vụ triển khai các nghiệp vụ theo phân
cấp của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam
•Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn;
•Cho vay đầu tư phát triển và cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoai
theo quyết định của thủ tướng chính phủ;
•Hỗ trợ sau đầu tư
4
•Bão lãnh tín dụng đầu tư;
•Cho vay xuất khẩu;
•Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
•Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu;
•Thực hiện nghiệm vụ nhận ủy thác cấp phát, ủy thác và nhận ủy thác
cho vay từ các nguồn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước
theo quy định của pháp luật;
•Quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ, vay nợ nứơc ngoài của
Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, một số
dự án liên tỉnh mà chủ đầu tư có trụ sở chính đặt tại Hà Nội;
•Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh toán liên ngân hàng, thanh toán với

khách hàng, thanh toán nội bộ trong toàn hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt
Nam theo quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
1.2. Tổ chức công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro, quản lý và ứng
dụng công nghệ thông tin ( thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, báo cáo, bảo
mật ), tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ
báo cáo thống kê, kế toán định kỳ và báo cáo đột xuất theo quy định của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam.
1.3. Tổ chức thực hiện công tác pháp chế, kiểm tra, kiểm soát hoạt
động tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại đơn vị, thực hiện
công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.
1.4. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, viên chức, lao động
hợp đồng và công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với
đội ngũ cán bộ, viên chức theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng
Giám đốc.
1.5. Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng, công tác hành chính,
quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ tại đơn vị theo quy định.
5
1.6. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy định
khác có liên quan đến hoạt động của Sở Giao dịch I; thực hiện nhiệm vụ cải
cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai thủ
tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục
vụ khách hàng.
1.7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Ngân hàng
Phát triển Việt Nam giao
2. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Giao dịch I
2.1. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai, các nguồn lực khác đượ
Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao cho Sở Giao dịch I để
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao;
2.2. Huy động vốn, thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và
tín dụng xuất khẩu được Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

2.3. Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về thất thoát vốn đã được giao theo quy
định của Pháp luật. Chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Sở Giao dịch I;
2.4. Đại diện theo ủy quyền của Tổng Giám đốc khởi kiện, khiếu nại
đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Sở Giao
dịch I
2.5. Tổ chức triển khai hoạt động bộ máy các phòng trực thuộc để
quản lý điều hành công việc phù hợp với nhiệm vụ của Sở Giao dich I theo
quy định của Tổng Giám đốc.
2.6. Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư,
phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi
quyết định cho vay, bảo lãnh theo phân cấp;
6
2.7. Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài
chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng; Yêu cầu các
chủ đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước tại Sở Giao dịch I cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về tình hình
sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tín dụng của doanh nghiệp;
2.8. Từ chối việc cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bão lãnh tín dụng đầu tư
và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay không đảm bảo các điều kiện
theo quy định;
2.9. Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Chấm
dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp
thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật. Khởi kiện khách
hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật và
của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
2.10. Khi đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không trả được nợ và không
có thỏa thuận khác, Sở Giao dịch I được quyền báo cáo với các cấp có thẩm
quyền để phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của

Pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Chủ động trong xử lý rủi ro theo quy định của Pháp luật và quy định của
Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
7
2.11. Tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo
hướng dẫn và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam
đảm bảo công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Sở Giao dịch I
và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với cơ quan có thẩm quyền theo quy
định
2.12. Báo cáo Tổng Giám đốc trong việc ủy thác, nhận ủy thác trong
hoạt động nghiệp vụ, cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách
hàng theo quy định của Pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc Ngân hàng
Phát triển Việt Nam;
2.13. Tổ chức bộ máy và điều hành
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I
3.1. Những hoạt động chủ yếu
1- Huy động vốn
Đến hết 31/12/2006, vốn huy động bình quân năm 2006 của Sở Gaio
dịch I đạt 2.801.087 triệu đồng bằng 137% kế hoạch được Hội sở chính giao (
nếu tính cả bán trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát
hành do Sở Giao dịch I khai thác được thì dư nợ đạt 3.126.187 tỷ đồng ).
Doanh số huy động trong năm 2006 đạt trên 7.000 tỷ đồng. Vốn huy động đã
có sự tăng trưởng đều đặn qua hằng năm.
Số dư vốn huy động tại thời điểm 31/12/2006 đạt 2.916,106 tỷ đồng,
trong đó:
+ Kỳ hạn từ 1 năm trở lên: 1.370,343 tỷ đồng.
+ Kỳ hạn dưới 1 năm: 1.460,994 tỷ đồng.
+ Không kỳ hạn: 84,769 tỷ đồng
Số vốn huy động được taị Sở Giao dịch I đã đáp ứng nhu cầu giải ngân
vốn tín dụng ngắn hạn HTXK ( doanh số cho vay ngắn hạn HTXK 709,487 tỷ

8
đồng; dư nợ 461,476 tỷ đồng ). Trong thời gian chưa sử dụng vốn, Sở Giao
dịch I thực hiện nghiêm túc quy định điều chuyển vốn huy động về Hội Sở
chính đến 31/12/2006 là 1.659,526 tỷ đồng. Vốn huy động đến hạn được
thanh toán đầy đủ, kịp thời.
Xác định công tác huy động vốn luôn là một nhiệm vụ trọng tâm.Năm
2007, Sở Giao dịch I đã chủ động triển khai công tác huy động vốn, cùng với
việc tích cực tìm kiếm các nguồn vốn phù hợp với đặc điểm huy động vốn của
NHPT, Sở Giao dịch I luôn bám sát và phân tích thị trường, khai thác các
khách hàng mới đẩy mạnh công tác huy động vốn trong khi lãi suất quy định
của HSC thấp hơn rất nhiều so với lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng và
thường xuyên biến động theo xu hướng giảm từ 2- 3%/năm so với lãi suất
trên thị trường, đề xuất nhiều các giải pháp báo cáo Ngân hàng Phát triển để
đa dạng hoá các hình thức huy động và khai thác được các nguồn vốn trên địa
bàn.
Tính đến 31/12/2007, kết quả huy động vốn bình quân năm 2007 của Sở
Giao dịch 1 đạt 2.215.909 triệu đồng, số vốn huy động có kỳ hạn trên 1 năm
chiếm 60,60%/ tổng dư có vốn huy động. Tăng trưởng huy động vốn qua từng
quý trong năm cụ thể như sau:
Quý 1: đạt số dư bình quân 2.469.378 triệu đồng.
Quý 2: đạt số dư bình quân 2.698.047 triệu đồng.
Quý 3: đạt số dư bình quân 2.787.304 triệu đồng.
Quý 4: đạt số dư bình quân 908.905 triệu đồng.
Số dư vốn huy động tại thời điểm 31/12/2007 đạt 810.501 triệu đồng,
trong đó:
+ Kỳ hạn từ 1 năm trở lên: 491.197 triệu đồng.
+ Kỳ hạn dưới 1 năm: 220.000 triệu đồng.
+ Không kỳ hạn: 99.305 triệu đồng.
9
Trong thời gian chưa sử dụng vốn, Sở Giao dịch 1 thực hiện nghiêm túc

quy định điều chuyển vốn huy động về Hội sở chính. Vốn huy động đến hạn
được thanh toán đầy đủ, kịp thời.
2- Tín dụng ĐTPT của Nhà nước
2.1- Công tác giải ngân
Trong năm 2006, Sở Giao dịch I thực hiện giải ngân 446,293 tỷ đồng
cho 37 dự án đạt 81,12% kế hoạch giải ngân được TW giao ( đã trừ số vốn
không có nhu cầu sử dụng của 03 dự án phải trả lại kế hoạch). Công tác giải
ngân vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch I được thực hiện chặt chẽ, đúng
quy định và có sự phối hợp thường xuyên của các phòng ban có liên quan.
Năm 2007, Sở Giao dịch I thực hiện giải ngân 622.460 triệu đồng đạt
79,85% KH năm (Theo KHGN giao đầu năm đạt 98,14%). Công tác giải
ngân vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch I được thực hiện chặt chẽ, đúng
quy định và có sự phối hợp thường xuyên với các Chủ đầu tư.
Tuy nhiên dù đã tích cực trong việc theo dõi, đôn đốc các chủ dự án thực
hiện giải ngân vốn tín dụng ĐTPT theo kế hoạch, nhưng một số dự án do các
nguyên nhân khác nhau vẫn không thực hiện giải ngân đúng tiến độ và kế
hoạch đề ra tập trung vào 21 dự án của ngành điện (chỉ đạt 7,56 % KH năm)
nguyên nhân do chưa chủ động khi rà soát lập kế hoạch, đăng ký theo số của
Chủ đầu tư đề nghị trong khi giá trị khối lượng đã được thực hiện và giải ngân
bằng nguồn vốn khác, một số dự án cấp nước và một vài dự án khác không
đánh giá hết được khả năng thực hiện thực tế nên không có khối lượng hoàn
thành nghiệm thu để thanh toán.
2.2- Công tác thu hồi nợ vay
Đến hết 31/12/2006, thu nợ gốc vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được
508.029 triệu đồng đạt 107,75% kế hoạch năm 2006; thu nợ lãi được 170.750
triệu đồng đạt 110,71% kế hoạch năm.
10
Dư nợ vốn trong nước đến hết 31/12/2006: 3.779.161 triệu đồng, trong
đó nợ quá hạn; 269.489 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 7,13% tổng dư nợ. Nợ gốc quá
hạn và lãi phải thu nhưng chưa thu được chủ yếu tập trung vào các dự án quốc

lộ có nguồn trả nợ từ Ngân sách Nhà nước, từ nguồn thu phí, một số dự án
đang xử lý nợ như: dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại; dự án văn
phòng đại diện giao dịch
Ngay từ những tháng đầu năm 2007 Sở Giao dịch 1 đã tập trung triển
khai quyết liệt và tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, nhất
là các dự án có nợ quá hạn, lãi treo, các dự án khó khăn trong việc trả nợ vay,
kết quả thực hiện: Thu nợ gốc: 573.709 trđ đạt 73,26% KH năm;
Thu nợ lãi: 174.769 trđ đạt 81,80% KH năm;
Dư nợ vốn trong nước đến hết 31/12/2007: 3.822.063 triệu đồng, trong
đó nợ quá hạn 217.315 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5,69 %/ tổng dư nợ; lãi phải
thu nhưng chưa thu được 85.339 triệu đồng. Nợ gốc quá hạn và lãi phải thu
nhưng chưa thu được chủ yếu tập trung vào các dự án quốc lộ có nguồn trả nợ
từ thu phí, một số dự án đang xử lý nợ như: dự án Trung tâm Hội chợ triển
lãm thương mại; NM chế biến thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi; ĐTXD Trường
tuổi hoa, Điện tử điện lạnh, Trường Bình Minh, Phương Nam, HTX Đông
xuân, Kính mắt Hà Nội
Sở Giao dịch I tổ chức kiểm tra tại các đơn vị vay vốn, phát hiện kịp thời
các trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng
tín dụng, tổ chức ký hợp đồng bảo đảm tiền vay với các trường hợp đủ thủ tục
để hạn chế rủi ro khi có sự cố xảy ra đối với công tác thu nợ. Các trường hợp
còn vướng mắcđã tích cực tháo gỡ hoặc báo cáo Hội sở chính để được xử lý
kịp thời.
11
2.3- Phân loại nợ vay, xử lý nợ
Tổng dư nợ của 154 dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch I đến
hết 31/12/2006 được phân loại như sau:
- Dư nợ bình thường: 3.052.612 triệu đồng gồm 111 dự án.
- Dư nợ có khó khăn tạm thời: 562.794 triệu đồng, gồm 28 dự án.
- Dư nợ khó thu: 156.319 triệu đồng, gồm 12 dự án.
Sở Giao dịch 1 đã thực hiện nghiêm túc quy định của Ngân hàng Phát

triển Việt Nam về công tác phân loại nợ vay, định kỳ hàng tháng (đối với dư
nợ cho vay ngắn hạn HTXK) và hàng quý (đối với dư nợ cho vay tín dụng
ĐTPT) lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ vay. Tổng dư nợ của 131 dự án vay
vốn tín dụng ĐTPT tại Sở Giao dịch 1 đến hết 31/12/2007 được phân loại như
sau:
- Dư nợ bình thường: 3.218.455 triệu đồng, gồm 97 dự án.
- Dư nợ có khó khăn tạm thời: 464.722 triệu đồng, gồm 24 dự án, trong
đó do Nhà nước điều chỉnh chính sách 614 triệu đồng, do chuyển đổi sở hữu,
xắp xếp lại tổ chức 48.793 triệu đồng, do nguyên nhân khác 226.604 triệu
đồng, số dư nợ được khoanh nợ đến 31/12/2007 là: 188.711 triệu đồng.
- Dư nợ khó thu: 135.259 triệu đồng, gồm 07 dự án.
Không qua công tác phân loại nợ vay, Sở Giao dịch 1 nắm rõ và thường
xuyên phân tích, đánh giá thực trạng dư nợ vay, từ đó có biện pháp tăng
cường công tác thu nợ hoặc có giải pháp tháo gỡ đối với các dự án gặp khó
khăn trong việc trả nợ do nguyên nhân khách quan.
2.4- Tài sản bảo đảm tiền vay
Trong năm 2006, Sở Giao dịch I tiếp tục thực hiện rà soát tình hình hợp
đồng bảo đảm tiền vay của các dự án nhận bàn giao từ Chi nhánh Quỹ HTPT
Hà Nội và Sở Giao dịch Quỹ HTPT, thực hiện phân loại và báo cáo TW các
khó khăn, vướng mẳc trong quá trình tổ chức ký hợp đồng bảo đảm tiền vay
12
và đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến hết 31/12/2006, trong số các dự án vay
vốn tín dụng ĐTPT, Sở Giao dịch I đã thực hiện ký hợp đồng bảo đảm tiền
vay 100 dự án
Năm 2007, Sở Giao dịch 1 tiếp tục thực hiện rà soát tình hình ký hợp
đồng bảo đảm tiền vay của các dự án, thực hiện phân loại và báo cáo HSC các
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện ký hợp đồng bảo đảm tiền vay
và đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến hết 31/12/2007, trong số 154 dự án vay
vốn tín dụng ĐTPT, Sở Giao dịch 1 đã thực hiện ký hợp đồng bảo đảm tiền
vay 91 dự án (trong đó 52 dự án đã đăng ký giao dịch bảo đảmt); 35 dự án

thuộc diện không phải ký hợp đồng bảo đảm tiền vay (21 dự án ngành điện2,
04 dự án nguồn trả nợ từ NSNN, 10 dự án khác); 18 dự án tạm thời chưa đủ
điều kiện ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đang triển khai ký hợp đồng bảo
đảm tiền vay.
3- Công tác cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu
Trong năm 2006, công tác cho vay ngắn hạn HTXK đạt doanh số cho
vay 709.487 triệu đồng, dư nợ đạt 461.476 triệu đồng, dư nợ bình quân năm
đạt 304.466 triệu đồng; nợ quá hạn 720 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,16% dư nợ
vay. Số vốn cho vay ngắn hạn HTXK tập trung vào các mặt hàng: cà phê
(10%), máy tính ( 25% ), gạo (44,5%), hàng dệt kim, chè, bóng đèn tiết kiệm
điện
Năm 2007, giải ngân tín dụng XKNH đạt doanh số cho vay 1.708.673
triệu đồng, dư nợ đạt 1.844.580 triệu đồng, dư nợ bình quân năm 717.220
triệu đồng đạt 109,33% KH năm, không có nợ quá hạn và lãi treo. Số vốn cho
vay ngắn hạn HTXK tập trung vào các mặt hàng: Gạo (71,33 %/ tổng dư nợ),
máy tính XK (22,07%), Bóng đèn (5,43%), cà phê ( 1,09%), hàng thủ công
mỹ nghệ. Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu là Cuba, Mỹ, Châu âu, Thuỵ
13
sỹ. Việc xử lý các khoản nợ quá hạn được thực hiện tích cực, giảm từ 720
triệu đồng đầu năm đến 31/12/2007 không còn nợ quá hạn.
Công tác cho vay ngắn hạn HTXK mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song
việc khai thác thêm các Khách hàng mới còn nhiều hạn chế, cho vay xuất
khẩu đang tập trung chủ yếu vào các chương trình theo chỉ định của Chính
Phủ (chiếm 93c,40%/ tổng dư nợ).
4- Công tác cho vay lại vốn ODA
Trong năm 2006, thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Giao dịch I triển
khai việc quản lý vốn giải ngân qua tài khoản đặc biệt gồm các dự án năng
lượng nông thôn 2, dự án cấp nước đô thị và dự án cấp nước vệ sinh đồng
bằng sông Hồng. Tổng số vốn đã giải ngân cho các dự án từ tài khoản đặc biệt
đến 31/12/2006 là: 52.822 triệu đồng.

Trong năm 2006 thực hiện quản lý 55 dự án ODA cho vay lại với số dư
là 7.782.908 triệu đồng, cùng với việc tự tổ chức tự kiểm tra, khắc phục các
tồn tại được phát hiện qua quá trình kiểm tra, Sở Giao dịch I đã thực hiện cho
vay lại vốn ODA số tiền 712.248 triệu đồng; thu nợ gốc đạt 421.248 triệu
đồng, bằng 102,55% kế hoạch năm; nợ gốc quá hạn 25.594 triệu đồng chiếm
tỷ lệ 0,32% tổng dư nợ
Thực hiện quản lý 62 chương trình, dự án ODA cho vay lại với số dư tại
thời điểm 31/12/2007 là 9.391.071 triệu đồng, Sở Giao dịch 1 đã thực hiện
cho vay lại vốn ODA số tiền 1.975.419 triệu đồng; thu nợ gốc 677.610 triệu
đồng, đạt 125,93% kế hoạch năm; thu lãi và phí 464.322 triệu đồng, đạt
121,72% kế hoạch năm; nợ gốc quá hạn 49.381 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,53%
tổng dư nợ.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Giao dịch I triển khai việc quản lý và
giải ngân qua tài khoản đặc biệt. Tổng số vốn đã giải ngân cho các dự án từ
03 tài khoản đặc biệt đến 31/12/2007 của 03 dự án Năng lượng nông thôn II,
14
Cấp nước Sông Hồng, Cấp nước đô thị là: 339.127 triệu đồng. Sở Giao dịch I
đã phối hợp với Hội Sở chính hướng dẫn Chi nhánh thực hiện kiểm soát chi
và giải đáp các vấn đề phát sinh nhằm tháo gỡ và giải quyết những vướng
mắc trong quá trình giải ngân và kiểm soát chi qua tài khoản đặc biệt.
Việc đôn đốc các Chủ đầu tư nhận nợ đã được triển khai tích cực và có
các biện pháp quyết liệt nên đến 31/12/2007 số dư chưa nhận nợ tại Sở Giao
dịch I đã giảm nhiều so với số đầu năm (đầu năm 448.170 triệu đồng®, cuối
năm 108.034 triệu đồng) giảm 340.136 triệu đồng.
5- Công tác cấp hỗ trợ sau đầu tư
Đối với những dự án cần xử lý như: Chủ Thực hiện quản lý 114 dự án hỗ
trợ lãi suất sau đầu tư, năm 2007, Sở Giao dịch I đã tiếp tục thực hiện công
tác rà soát, kiểm tra hồ sơ đồng thời với việc thực hiện cấp hỗ trợ sau đầu tư
cho các dự án theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2007.
Đến 31/12/2007, tổng số vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã cấp là 42.369

triệu đồng, đạt 94,76% kế hoạch năm 2007. Trước khi cấp HT SĐT Sở Giao
dịch đã chủ động kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay, tính toán xác định số
cấp đúng các quy định của Nhà nước và NHPT. Sở Giao dịch I đã thực hiện
kiểm tra 100% các dự án trước khi cấp.
6- Công tác cấp phát vốn uỷ thác
Năm 2006 tổng số vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đã cấp trong năm là
48.168 triệu đồng, trong đó số cấp năm 2005 là 19.519 triệu đồng, đạt 89,22%
% kế hoạch năm 2006
Trong năm 2007 Sở Giao dịch 1 đang quản lý 91 dự án và đã thực hiện
cấp phát vốn uỷ thác đạt doanh số 44.581 triệu đồng, quản lý nguồn vốn cấp
phát: 278.250 triệu đồng.
Để tăng cường chất lượng công tác quản lý vốn uỷ thác, Sở Giao dịch 1
đã thường xuyên tổ chức kiểm tra các dự án cấp phát vốn uỷ thác. Qua kiểm
15
tra đã kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót, phối hợp với chủ đầu tư bổ
sung.
đầu tư không còn tiếp tục cấp uỷ thác tại Sở, số dư nhận bàn giao từ năm
2000 đến nay không phát sinh số cấp phát. Sở Giao dịch I đã chủ động phối
hợp với Chủ đầu tư để xử lý kịp thời, năm 2007 đã xử lý tất toán 54 dự án .
7- Công tác thẩm định
Trong năm 2006, Sở Giao dịch I đã tổ chức thẩm định phương án tài
chính, phương án trả nợ vốn vay của 17 dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của
Nhà nước báo cáo Trung ương để xem xét, phê duyệt, Công tác thẩm định
được thực hiện đúng quy định đảm bảo thời gian và chất lượng thẩm định.
Bộ phận Thẩm định và bộ phận Tín dụng luôn có sự phối hợp, đảm bảo
thực hiện tốt yêu cầu công việc. Trong năm 2006, bộ phận Thẩm định tại Sở
Giao dịch I đã phối hợp kiểm tra, xác định giá trị khối lượng hoàn thành dự án
Năng lượng Nông thôn Miền Bắc giai đoạn 1 là 115 gói thầu với giá trị đề
nghị kiểm tra: 304,8 tỷ đồng, giá trị khối lượng hoàn thành sau kiểm tra:
302,7 tỷ đồng, giá trị giảm trừ khoảng 2,1 tỷ đồng.

Năm 2007, Sở Giao dịch 1 đã tổ chức thẩm định phương án tài chính
( PATC), phương án trả nợ vốn vay (PATNVV) của các dự án vay vốn tín
dụng ĐTPT của Nhà nước quyết định cho vay hoặc báo cáo Hội sở chính để
xem xét, quyết định với kết quả:
- Thẩm định xong và thông báo cho vay 04 dự án mới với số vốn cam
kết cho vay 468.335 triệu đồng.
- Tái thẩm định xong 02 dự án với số vốn cam kết cho vay 100.000 triệu
đồng.
- Đã hoàn thiện hồ sơ đang thẩm định 02 dự án. Đang tiếp nhận, hoàn
thiện hồ sơ thẩm định 05 dự án.
16
Ngoài việc thẩm định PATC, PATNVV đối với các dự án mới, Sở Giao
dịch I đã thẩm tra giá trị khối lượng quyết toán phần xây lắp đối với các dự án
tín dụng ĐTPT, tín dụng ODA, cấp phát uỷ thác 155 hồ sơ với giá trị kiểm tra
418.097 triệu đồng, đã kịp thời phát hiện và cắt giảm giá trị khối lượng không
đúng theo quy định là 3.867 triệu đồng. Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền
vay theo đúng quy định tạo điều kiện đẩy nhanh công tác ký các hợp đồng
bảo đảm tiền vay.
Chất lượng thẩm định đã được nâng cao hơn năm 2006, song thời gian
thẩm định vẫn còn dài, các kênh thông tin cung cấp các dữ liệu phục vụ cho
công tác thẩm định còn hạn chế và chưa được cập nhật thường xuyên nên có
nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định . Đối với công tác
kiểm tra xác định giá trị khối lượng hoàn thành để đảm bảo công tác giải
ngân, thanh toán (đặc biệt đối với khối lượng các dự án năng lượng nông
thôn). Thời gian kiểm tra, xác định giá trị khối lượng hoàn thành đã rút ngắn
rất nhiều so với năm 2006.
3.2. Đánh giá chung về kêt quả hoạt động kinh doanh của Sở giao
dịch I
a/ .Những kết quả đạt được
Ngay từ khi đầu năm Sở Giao dịch 1 đã triển khai toàn diện các mặt

công tác. Những kết quả đạt được trong năm 2007 đã thể hiện sự nỗ lực, cố
gắng của tập thể Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức, Sở Giao dịch I
đánh giá những mặt được trong việc thực hiện nhiệm vụ như sau:
1.1- Công tác ổn định tổ chức, sắp xếp đội ngũ cán bộ từng bước được
kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được Tổng giám đốc Ngân hàng Phát
triển Việt Nam giao. Thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, quy chế dân
chủ, đoàn kết nội bộ, thực hiện quản lý theo trách nhiệm của người đứng đầu,
17
phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp tạo điều kiện thuận lợi trong xử lý
công việc.
1.2- Thực hiện tác nghiệp các nghiệp vụ: Tín dụng ĐTPT, cho vay ngắn
hạn HTXK, huy động vốn, cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, cho vay lại vốn
ODA, cấp phát vốn uỷ thác, theo đúng quy chế, quy trình của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam. Công tác thu nợ vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn tín dụng
xuất khẩu và vốn ODA được đặt lên hàng đầu với nhiều biện pháp và được
tập trung thực hiện quyết liệt, với mục tiêu tận thu tối đa các khoản thu cùng
với việc từng bước xử lý các khoản nợ tồn đọng nên trong năm 2007 công tác
thu nợ đạt kết quả tương đối tốt, nhiều khoản nợ khó thu đã đôn đốc thu được
(đã thu 18.140 triệu đồng nợ gốc khó thu ngoài kế hoạch), nợ quá hạn, lãi treo
sau khi trừ các dự án có nguồn thu từ NSNN, thu phí đã giảm được đáng kể
so với đầu năm.
1.3- Công tác huy động vốn được đẩy mạnh; Tỷ trọng nguồn vốn có kỳ
hạn dài tăng, đối tượng khách hàng huy động vốn từng bước được mở rộng;
mạnh dạn đề xuất các phương án huy động vốn để từng bước đa dạng hoá
phương thức huy động vốn; Công tác lập và xây dựng, điều chỉnh kế hoạch
đã được cải tiến và linh hoạt hơn, Công tác cân đối nguồn vốn đã được tin học
hoá nên Sở Giao dịch I đã thực hiện cân đối theo ngày giúp cho việc sử dụng
vốn ngày càng hiệu quả.
1.4- Công tác kiểm tra và khắc phục sau kiểm tra được thực hiện thường
xuyên, liên tục, phát hiện kịp thời tồn tại, thiếu sót để tổ chức khắc phục và

rút kinh nghiệm. Việc tự rà soát để kiểm tra lại các công việc đã thực hiện
từng bước trở thành thói quen và việc làm thường xuyên của các bộ phận.
1.5- Công tác thanh toán trực tiếp với khách hàng và công tác kho quỹ
tuy mới được triển khai nhưng đã thực hiện tốt đảm bảo chính xác, an toàn.
18
1.6- Công tác thanh toán chuyển tiền điện tử nội bộ được phối hợp, triển
khai nhịp nhàng, vận hành ổn định. Công tác tổ chức, xây dựng và cấp mã
khoá bảo mật, luân chuyển, kiểm soát, hạch toán đối chiếu chứng từ đảm bảo
chính xác, kịp thời và an toàn.
1.7- Công tác đào tạo và tự đào tạo được coi trọng và triển khai thường
xuyên, liên tục, từng bước nâng cao được trình độ nghiệp vụ chuyên môn và
năng lực chỉ đạo điều hành của cán bộ viên chức phù hợp với mô hình mới.
1.8- Công tác thi đua khen thưởng đựoc chú trọng và được Sở Giao dịch
I coi là đòn bẩy quan trọng trong việc khuyến khích các Bộ phận, Cá nhân
phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
- b/ Hạn chế và nguyên nhân
1. Hạn chế
2.1- Công tác thu nợ một số dự án có nợ quá hạn lớn kết quả còn hạn
chế; Nợ gốc quá hạn và lãi treo tuy giảm ở một số dự án nhưng nhiều dự án
vẫn tiếp tục tăng; Một số dự án chưa hoàn thành đầy đủ việc ký hợp đồng bảo
đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm; Công tác khắc phục những tồn
tại phát hiện trong quá trình kiểm tra và tự kiểm tra tiến độ còn chậm.
2.2- Công tác huy động vốn chưa xây dựng được chiến lược huy động
vốn bền vững nên kết quả huy động vốn không có tính ổn định vì còn phụ
thuộc nhiều vào cơ chế, lãi suất, đối tượng huy động vốn…; Phong cách phục
vụ và phương thức huy động vốn chưa theo kịp các Ngân hàng Thương mại
trên địa bàn.
Chính sách đối với Khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy
rất khó khăn trong việc duy trì được các Khách hàng đang có quan hệ huy
động vốn.

2.3- Đội ngũ cán bộ viên chức do được điều động, tuyển dụng và tiếp
nhận từ nhiều đơn vị khác nhau, trong đó có nhiều cán bộ ngoài ngành, sinh
19
viên mới tốt nghiệp ra trường, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn
chế, nên việc triển khai công tác còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
2.4- Một bộ phận cán bộ viên chức có lề lối, tác phong làm việc chưa
thật sự văn minh, hiện đại; trách nhiệm đối với công việc chưa cao.
Việc phối hợp công tác giữa các bộ phận và với các cơ quan có liên quan
trong khi thực thi nhiệm vụ có lúc, có nơi chưa thật sự thông suốt, nhịp nhàng
phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.
2.5- Công tác tự đào tạo và nâng cao nghiệp vụ mặc dù đã được triển khai
thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Việc tự học tập, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ viên chức trong Sở còn hạn chế.
2. Nguyên nhân
3.1 - Nguyên nhân chủ quan
- Ban Lãnh đạo Sở và Lãnh đạo một số Phòng chưa thực sự kiên
quyết trong chỉ đạo điều hành, có lúc còn bị động, lúng túng. Việc xử lý các
vướng mắc còn qua nhiều khâu, xin ý kiến nhiều bộ phận làm cho hiệu quả xử
lý không được kịp thời.
- Một số Cán bộ chưa xác định được vai trò, vị trí và trách nhiệm
của mình, thái độ làm việc chưa nghiêm túc trong khi thực thi nhiệm vụ nên
hiệu quả công việc chưa được cao.
3.2- Nguyên nhân khách quan
- Việc triển khai hướng dẫn thực hiện nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày
20/12/2006 của Chính Phủ còn chậm, việc ban hành các quy chế về nghiệp
vụ chưa kịp thời do đó còn lúng túng trong việc triển khai và hướng dẫn
khách hàng hoàn thành các thủ tục vay vốn theo quy chế mới.
- Một số dự án mới có đặc thù riêng như đầu tư ra nước ngoài, vệ tinh
viễn thông có một số nội dung liên quan đến quản lý dự án chưa có trong quy
20

chế, quy trình, Sở Giao dịch I phải nghiên cứu đề xuất báo cáo Hội sở chính
trước khi thực hiện.
- Cơ chế về huy động vốn chưa linh hoạt, Các điều kiện về huy động
vốn không gắn với thực tế biến động trên thị trường tiền tệ, chính sách Khách
hàng chưa có quy định cụ thể nên việc triển khai công tác huy động vốn bị
hạn chế, nguồn vốn không ổn định
- Công tác Cán bộ có nhiều biến động trong việc điều chuyển, tuyển
dụng mới, đội ngũ Cán bộ đông nhưng không tinh thông nghiệp vụ, kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên việc triển khai công tác còn lúng túng, nhất
là trong xử lý các công việc chuyên môn.
21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC THỦY ĐIỆN TẠI SỞ GIAO DỊCH I
– NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1. Quy trình thẩm định tài chính dự án
Trình tự thực hiện thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao dịch I –
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện như:
*Bước 1: Trên cơ sở xem xét dự án và đề nghị vay vốn của khách hàng,
lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ và yêu cầu thẩm định cụ thể cho phòng Thẩm định
và các phòng liên quan
*Bước 2: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ thẩm định
Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án từ các Phòng nghiệp vụ có liên quan, đối
với các khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu, cán bộ thẩm định hướng
dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các quy định của Sở
mà khách hàng phải đáp ứng và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được
Sở chấp thuận. Còn đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng, cán bộ
thẩm định hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ
sơ của khách hàng. Nếu hồ sơ của khách hàng đầu đủ, cán bộ thẩm định báo
cáo trưởng phòng Thẩm định và tiến hành các bước trong quy trình. Nếu chưa
đầy đủ cán bộ thẩm định yêu cầu khách hàng tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.

*Bước 3: Thẩm định các điều kiện của khách hàng
Cán bộ thẩm định lần lượt tiến hành các công việc sau:
- Kiểm tra hồ sơ dự án và mục đích vay vốn, bao gồm: Kiểm tra hồ sơ
khách hàng, kiểm tra hồ sơ dự án, hồ sơ đảm bảo tiền vay và kiểm tra
mục đích vay vốn
- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án
sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư.
22
- Kiểm tra, xác minh thông tin về khách hàng và phương án sản xuất
kinh doanh, dự án đầu tư được thực hiện thông qua hồ sơ: Hồ sơ vay
vốn trước đây và hiện tại, qua bạn hàng của khách hàng, qua cơ quan
quản lý Nhà nước trực tiếp của khách hàng, các ngân hàng mà khách
hàng hiện vay vốn và trước đó đã vay vốn.
- Cán bộ thẩm định tìm hiều và phân tích về ngành mà phương án vay
vốn và dự án đầu tư
- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: bap gồm thẩm định tư cách
và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực sản xuất kinh
doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp và phân
tích, đánh giá tình hình hoạt động, khả năng tài chính của doanh
nghiệp.
- Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư
nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án sản
xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể
xảy ra để phục vụ cho việc quyết định đầu tư, cho vay hoặc từ chối
cho vay.
Bước 4: Lập báo cáo và tờ trình thẩm định – Trình duyệt
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, cán bộ thẩm
định lập báo cáo thẩm định và tờ trình thẩm định trình lên trưởng
phòng thẩm định. Trưởng phòng thẩm định có trách nhiệm kiểm
tra,thẩm định lại toàn bộ hồ sơ dự án và các tiêu chuẩn điều kiện cho

vay, tài sản đảm bảo…theo quy định hiện hành và trình lên Phó tổng
giám đốc phụ trách. Phó tổng giám đốc phụ trách kiểm tra tờ trình và
báo cáo thẩm định của Phòng thẩm định, ghi rõ ý kiến của mình về việc
cho vay hay đầu tư đối với dự án trình Tổng giám đốc.
23
Tổng giám đốc triệu tập họp Hội đồng thẩm định. Hội đồng đưa ra
kết luận từ chối tài trợ hoặc đồng ý tài trợ hoặc yêu cầu làm rỡ hơn khi
dự án còn nhiều vấn đề cần làm rõ hơn. Phòng thẩm định hoàn chỉnh
biên bản cuộc họp và thông báo kết luận của Hội đồng thẩm định cho
các đối tượng liên quan.
Quy trình thẩm định tại Sở Giao dịch I được trình bày khái quát dưới
sơ đồ sau đây:
24
Quy trình thẩm định tại Sở Giao dịch I
Khách hàng thẩm
định
Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm
định
Chưa

Chưa đủ điều kiện
Thẩm định
i
Chưa đạt yêu cầu
2.
25
Đưa yêu cầu, giao hồ
sơ thẩm định
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra

sơ bộ hồ

Nhận hồ sơ
để thẩm định
Thẩm
định
Bổ sung, giải trình
Lập báo cáo, tờ
trình thẩm định
Kiểm tra,
kiểm
soát
Trình duyệt
Ban giám đốc

×