Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận tình huống kế toán viên xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.33 KB, 20 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
Tên tiểu luận: “Xử lý sai phạm trong thanh tốn cơng tác phí lưu động”

Họ tên học viên: Lê Tài Thắng
Chức vụ: Nhân viên kế tốn
Đơn vị cơng tác: Bệnh viện Nhi Trung Ương

HÀ NỘI – 2021


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẠCH KẾ TỐN VIÊN
Lớp: Kê tốn viên
(Từ ngày 14/07/2021đến ngày 13/10/2021)

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
Tên tiểu luận: Xử lý sai phạm trong thanh tốn cơng tác phí lưu động

Họ tên học viên: Lê Tài Thắng
Vị trí cơng tác: Nhân viên kế tốn
Đơn vị cơng tác: Bệnh viện Nhi Trung Ương

Hà Nội, tháng 09 năm 2021


MỤC LỤC


LỜI NĨI ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN I: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG..................................................................4
1.1. Hồn cảnh ra đời.......................................................................................... 4
1.2. Diễn biến tình huống.................................................................................... 4

PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG...........................................6
2.1. Phân tích ngun nhân và hậu quả của sai phạm........................................6
2.1.1. Đối với thủ trưởng đơn vị:......................................................................6
2.1.2. Đối với bộ phận kế toán:.......................................................................6
2.2. Mục tiêu, cơ sở lý luận cho việc giải quyết tình huống.................................8
2.2.1. Mục tiêu:................................................................................................ 8
2.2.2. Cơ sở lý luận giải quyết tình huống........................................................8
2.3. Xử lý tình huống........................................................................................... 9
2.3.1. Đề xuất các phương án xử lý...............................................................10
2.3.2. Lựa chọn phương án xử lý....................................................................12
2.3.4. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án........................................13

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................15
3.1. Kiến nghị.................................................................................................... 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................16


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay nước ta đang xây dựng và chuyển dịch sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vai trò điều tiết nền kinh tế chính là
Nhà nước, các thành phần kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, tài chính có sự thay
đổi mạnh đã khiến nó tác động lớn đến các đơn vị hành chính sự nghiệp
(HCSN). Các đơn vị HCSN phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các thành
phần kinh tế chịu sự ảnh hưởng lớn bởi sự chuyển đổi các quy luật, quy luật giá

trị, quy luật cung cầu. Do đó, để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển thì đơn
vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước quyết định thành lập và giao thực hiện
một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước theo ngành như các
cơ quan quyền lực hay các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay thì đặc điểm nổi bật nhất của đơn vị
HCSN là được ngân sách Nhà nước chi trả tồn bộ các chi phí hoạt động hoặc
trả một phần từ ngân sách, một phần đơn vị tự chi trả để thực hiện nhiệm vụ
chính trị nhà nước giao theo ngun tắc khơng bồi hồn trực tiếp. Các đơn vị
HCSN trong cùng một ngành thường được thiết lập theo một hệ thống dọc, từ đó
hình thành các cấp dự tốn được chia làm ba phần trong mỗi cấp có các đơn vị
dự tốn tương ứng.
Để thực hiện tốt cơng cuộc đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã
hội, của Đảng và Nhà nước ta. Thì trong những năm vừa qua việc nâng cao hiệu
lực và hiệu quả quản lý Nhà nước trong hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước
được đặt lên hàng đầu, để thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế, xã hội theo định
hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các cơ
quan quản lý hành chính Nhà nước đã có những bước tiến đáng kể, bộ máy hành
chính Nhà nước từng bước được củng cố theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đến
nay về cơ bản các đơn vị hành chính đều có đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức từng bước được đào tạo, nâng cao về trình độ chun mơn, trình độ lý luận
chính trị và quản lý Nhà nước. Kinh tế phát triển, chính trị xã hội ổn định, đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Những kết quả


đó đã khẳng định được rỗ vai trị lãnh đạo của Đảng và sự điều hành quản lý của
Nhà nước đối với toàn xã hội.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới hiện nay, thì cơng tác quản lý cịn bộc lộ
những khuyết điểm, yếu kém. Kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm, nhiều văn bản
quy phạm pháp luật, Quyết định ban hành chưa sát với thực tế đơn vị cơ sở thực

hiện nhiệm vụ, nhiều sự việc chưa có văn bản hướng dẫn xử lý dẫn đến việc
thực thi nhiệm vụ kém hiệu qủa, nhiều Nghị quyết, Quyết định ban hành còn
chồng chéo, việc tổ chức thực hiện lại yếu, thiếu đôn đốc, việc kiểm tra, giám
sát cịn hình thức. Một số cán bộ, cơng chức có trình độ, chun mơn nghiệp vụ
chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, một số ít cán bộ, cơng chức bị sa sút
về ý chí, phẩm chất đạo đức đi xuống, ngại học tập và rèn luyện, lợi dụng chức
quyền tuỳ tiện trong cơng việc làm thất thốt tài sản công quỹ của Nhà nước,
gây dư luận bất bình trong quần chúng nhân dân. Từ những khuyết điểm yếu
kém trên đã làm giảm vai trò quản lý hành chính của Nhà nước trong cơng cuộc
đổi mới, niềm tin của quần chúng nhân dân vào Nhà nước giảm xuống. Nếu
khơng được khắc phục và sửa chữa kịp thời nó sẽ làm cản trở đến quá trình phát
triển kinh tế, xã hội, gây mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Bệnh viện A là đơn vị HCSN thuộc lĩnh vực y tế, hoạt động với nhiều chế
độ đặc thù của ngành y tế, do vậy việc thanh tốn chế độ phải xem xét, tính tốn
sao cho đúng và không bị chồng chéo giữa các loại chế độ có các nội dung gần
giống nhau. Một trong những chế độ trên cần nói đến thanh tốn cơng tác phí
thường xun và cơng tác phí lưu động.
Nhận thức được tầm quan trọng trong cơng tác thanh tốn và xử lý các
vấn đề sai phạm trong thanh tốn cơng tác phí, cơng tác phí lưu động cho người
lao động. Hơn nữa nó cũng là vấn đề mà được nhiều người quan tâm trong giai
đoạn hiện nay nên tôi đã chọn tình huống “ Xử lý sai phạm trong thanh tốn
cơng tác phí lưu động”. Đề tài kết cấu gồm ba phần:
Phần I: Nội dung của tình huống.
Phần II: Phân tích và xử lý tình huống.


Phần III: Kiến nghị.
Trong thời gian 03 tháng học lớp bồi dưỡng ngạch kế toán viên, với
những kiến thức được học và kinh nghiệm qua những năm công tác, tôi đã lựa
chọn tình huống trên làm tiểu luận. Trong bài viết khơng thể tránh khỏi những

thiếu sót. Vậy Kính mong các thầy cơ giúp đỡ để tình huống trên xử lý được
thấu tình, đạt lý và đúng với qui định của nhà nước.


PHẦN I: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hồn cảnh ra đời.
Trong đơn vị HCSN nhất là đơn vị sự nghiệp y tế thì việc đi cơng tác của
cán bộ được diễn ra thường xuyên và liên tục vì thế mà việc thanh toán chế độ
cho người lao động trong đơn vị được diễn ra thường xuyên, sau khi người lao
động hoàn thành cơng việc và có xác nhận của nơi người lao động đến thực hiện
nhiệm vụ như cơng tác phí thường xun, cơng tác phí lưu động, hội nghị, hội
thảo, học tập....Để việc thanh toán đảm bảo đúng quy định của nhà nước, đồng
thời phải đảm bảo được chế độ cho người lao động, phù hợp với lĩnh vực hoạt
động của từng ngành, tránh chi sai chế độ, sai văn bản qui định.
Thực tế hiện nay việc chi chế độ cơng tác phí, cơng tác phí lưu động cịn
nhiều bất cập kể cả về các văn bản hướng dẫn áp dụng cũng như sự hiểu biết về
các văn bản trong việc thanh toán của lãnh đạo và đội ngũ kế toán. Văn bản, chế
độ ban hành đã quá lâu, nhưng chưa có văn bản thay thế, vì vậy mà khơng cịn
phù hợp với tình hình thực tế phát triển của kinh tế xã hội. Đội ngũ cán bộ mới
được tuyển dụng còn nhiều bỡ ngỡ, kinh nghiệm thực tế trong cơng việc cịn
yếu, kiến thức trên ghế nhà trường khơng phù hợp với môi trường được tuyển
dụng, việc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước còn nhiều hạn chế.
Trong hai loại thanh tốn cơng tác phí của ngành y tế đó là: Thanh tốn
cơng tác phí thường xun theo Thơng tư 97/2010/TTBTC và thanh tốn cơng tác
phí lưu động theo Thơng tư 06/2005/TTBNV.
Để việc thanh tốn hai loại cơng tác phí này khơng bị trùng lặp, người
lãnh đạo cơ quan và kế tốn phải có sự hiểu biết và nghiên cứu rõ văn bản, để
việc thanh tốn khơng bị sai phạm, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.
1.2. Diễn biến tình huống
Ngày 18 tháng 3 năm 2018, bác sĩ Nguyễn Văn A làm tại khoa Truyền

nhiễm, đến nộp giấy công lệnh đi công tác số 22CT, được giám đốc ký ngày 12
tháng 3 năm 2018. Nơi đến công tác là xã X thuộc huyện Y, với nội dung công
tác là lấy số liệu thông kê bệnh dịch hay sảy ra tại xã, thời gian làm việc hai
ngày, từ ngày 16 tháng 3 năm 2018 đến ngày 17 tháng 3 năm 2018.


Ngày 18 tháng 3 năm 2018 chị Lê Vân A, Phịng Hành chính tổng hợp
mang bảng chấm về phịng kế toán đưa cho kế toán viên thanh toán đề nghị
thanh tốn đi cơng tác lưu động cho cán bộ như sau:
Ngày đi công tác
TT

Họ và tên

Bộ phận làm việc
1

2

3

......

Tổng số
ngày

1 Nguyễn Văn A

Khoa Truyền nhiễm


14

2 Ngơ Tồn T

Phịng VTYT

8

3 Bùi Hồng H

Khoa kiểm soát nhiễm
khuẩn

17


PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
2.1. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sai phạm.
2.1.1. Đối với thủ trưởng đơn vị:
Là một cán bộ có trình độ chun mơn là bác sỹ, mới được học chương
trình quản lý nhà nước và được bổ nhiệm vào tháng 11 năm 2016, thường xuyên
học tập nâng cao trình độ chuyên môn về ngành y. Từ khi được bổ nhiệm làm
lãnh đạo quản lý chưa có dịp tiếp súc nhiều với cơng tác tài chính, cũng như
chưa được bồi dưỡng học tập về quản lý tài chính cho các lãnh đạo mới, cơng
việc mới đảm nhận cịn nhiều vấn đề phải giải quyết. Do vậy việc giải quyết và
xử lý trong cơng tác tài chính cịn nhiều hạn chế.
2.1.2. Đối với bộ phận kế tốn:
Phịng kế tốn được biên chế:
01 Kế tốn trưởng : Trình độ Thạc sỹ làm nhiệm vụ điều hành chung,
phụ trách công tác tổ chức, nghiệp vụ chun mơn.

01 Phó trưởng phịng tài chính: Trình độ Đại học phụ trách viện phí,
kiểm tra tổng hợp, viện phí ngoại trú, thống kê dịch vụ.
05 Nhân Viên trong đó: 04 người trình độ đại học, 01 trình độ cao
đẳng
+ 01 Nhân viên trình độ đại học mới được tuyển dụng thay vào vị trí cán
bộ mới nghỉ hưu, có nhiệm vụ thanh tốn chế độ bảo hiểm, tiền lương tiếp nhận
chứng từ thanh toán chế độ.
+ 04 Nhân viên có nhiệm vụ thu viện phí khám, xét nghiệm, kiểm tra
bệnh án thanh toán cho bệnh nhân nội trú ra viện, theo dõi vật tư, thuốc, tài sản
cố định – cơng cụ dụng cụ.
Qua đây ta có thể thấy những hạn chế từ phía lãnh đạo cũng như nhân
viên kế toán đã dẫn tới việc giải quyết chế độ sai quy định về cả trình tự giải
quyết cũng như ký duyệt như sau. Cụ thể.
Những chứng từ về tài chính khi có phát sinh phải do kế tốn viên được
phân công nhiệm vụ nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, trình kế tốn trưởng xem xét, sau
khi xác định chứng từ hợp lệ, đủ điều kiện thanh toán, chuyển lại cho kế toán


viên lập chứng từ thanh tốn. Khi có chứng từ thanh tốn đầy đủ kế tốn trưởng
ký và trình thủ trưởng phê duyệt. Do là nhân viên mới được ký hợp đồng vào
đơn vị chưa có nhiều kinh nghiệm, nể nang nhân viên viên cũ vì vậy mà cả hai
trường hợp nêu trên kế toán viên đều chưa kiểm soát kỹ, chưa trình kế tốn
trưởng xem xét đã trình lãnh đạo ký và lãnh đạo cũng không nắm rõ nguyên tắc
của kế tốn, nên đã duyệt chi khi chưa có kiểm sốt của kế tốn trưởng. Sau khi
có duyệt của lãnh đạo kế tốn viên mới trình kế tốn trưởng. Sau khi xem xét kế
toán trưởng thấy chứng từ chi sai chế độ dẫn đến thắc mắc của cán bộ như sau.
* Trường hợp 1: Anh Nguyễn Văn A làm việc tại khoa Truyền Nhiễm thì
theo các văn bản hướng dẫn và quy chế chi tiêu nội bộ anh A khơng thuộc đối
tượng được thanh tốn cơng tác phí lưu động, cơng tác phí lưu động chỉ áp dụng
cho các đối tượng thường xuyên xuống giám sát tại xã về cơng tác dịch và chăm

sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
* Trường hợp 2: Chị Lê Vân A , nộp bảng chấm công cho cán bộ đi lưu
động lại chấm anh A đi công tác lưu động.
Như vậy, anh Nguyễn Văn A đã được thanh tốn hai loại cơng tác phí là
cơng tác phí và cơng tác phí lưu động là không đúng với quy định.
Khi anh A không được thanh toán theo đúng số tiền trên bảng tổng hợp
công tác, anh A đã thắc mắc với lãnh đạo về kế tốn trưởng khơng chi cho anh
A, anh A cho rằng kế tốn trưởng khơng chấp hành lệnh của lãnh đạo, chống lại
lệnh của lãnh đạo, hống hách, cửa quyền, tự ý cắt chế độ của người lao động.
Đối với anh T lại cho rằng kế tốn trưởng khơng chấp nhận thanh toán
theo kế toán viên và đã được thủ trưởng phê duyệt khi kế toán viên thanh toán
cho tất cả các đối tượng đi lưu động hưởng 100% hệ số. Trong khi kế tốn
trưởng thì lại thanh tốn cho các đối tượng đi lưu động với các mức khác nhau là
việc tự ý cắt giảm chế độ của người lao động, không chấp hành tuân thủ thủ
trưởng đơn vị.
Lãnh đạo cũng cho rằng, việc không chấp hành duyệt chi của lãnh đạo đối
với kế toán trưởng là sai, khơng chấp hành mệnh lệnh, có ý chống đối, coi
thường thủ trưởng.


Để giải quyết vấn đề trên, cần phải có các văn bản làm hành lang pháp lý.
Đó là các nghị định, thơng tư liên quan đến sự việc, từ đó việc giải quyết thắc
mắc và việc xử lý của kế tốn trưởng sẽ hợp tình, hợp lý, vừa đảm bảo nguyên
tắc chi tài chính vừa thoải mái với người lao động. Đồng thời giải quyết khúc
mắc giữa kế toán với thủ trưởng, giúp thủ trưởng hiểu nguyên tắc quản lý tài
chính, thơng cảm hơn đến những người làm cơng tác kế toán – người giúp việc
đắc lực cho thủ trưởng, khơng để chi sai, chi thiếu, khơng làm lãng phí, gây thất
thoát ngân sách nhà nước.
2.2. Mục tiêu, cơ sở lý luận cho việc giải quyết tình huống
2.2.1. Mục tiêu:

Nêu ra được những khuyết điểm dẫn tới sai phạm trong việc thanh tốn
chế độ cơng tác phí lưu động, để việc giải quyết chế độ được thấu tình, đạt lý;
Tăng cường pháp chế cương, phép nước về tài chính mà nhà nước đã ban
hành, đảm bảo kỷ
Bảo vệ lợi ích chính đáng cho người lao động, chi đúng việc, đúng nội
dung, khơng thanh tốn thiếu cho người lao động và cũng khơng làm thất thốt
tiền của nhà nước.
2.2.2. Cơ sở lý luận giải quyết tình huống
Luật Ngân sách nhà nước ban hành năm 2002, sử đổi bổ sung năm 2015.
Nghị định 60/2003/NĐCP của chính phủ, Hướng dẫn thi hành luật NS.
Nghị định 43/2006/NĐCP, ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Thông tư số 71/2006/TTBTC, ngày 9 tháng 8 năm 2006, Hướng dẫn thi
hành nghị định 43/2006/NĐCP, ngày 25/4/2006.
Thông tư số 97/2010/TTBTC, ngày 6 tháng 7 năm 2010 của Bộ tài
chính, Quy định chế độ cơng tác phí, hội nghị, tiếp khách tại các đơn vị sự
nghiệp công lập.
Thông tư số 06/2005/TTBNV, ngày 5 tháng 1 năm 2005, Hướng dẫn
thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức.


Quyết định số 19/2006/QĐBTC, ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp.
Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán viên.
Các văn bản liên quan khác.
2.3. Xử lý tình huống
Để giải quyết tình huống nêu trên, có thể nói cũng khó khăn. Vì phải giải
quyết thế nào? Giải quyết từ đâu đến đâu? Để thủ trưởng hiểu rõ về tính chất

quản lý tài chính, nắm rõ quy trình giải quyết thế nào cho đúng, hiểu thế nào là
chi đúng, chi đủ. Bởi lẽ bản thân thủ trưởng được đào tạo ngành nghề khác lại
làm quản lý Tài chính, mới được bổ nhiệm chưa có thời gian nghiên cứu về quản
lý tài chính, chưa nghiên cứu nhiều các văn bản về tài chính, chưa rõ chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của kế tốn, chưa có sự đồng cảm và sẻ chia cơng việc
của kế tốn. Việc đọc và hiểu các báo cáo tài chính cịn bỡ ngỡ, chưa hiểu thế
nào là Nợ có.
Đối với kế tốn viên làm cơng tác kế tốn thanh tốn cũng là một cán bộ
mới được tuyển dụng, mới tốt nghiệp, tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm
thực tế, thời gian tiếp súc với chứng từ chưa nhiều, chưa có kỹ năng vận dụng từ
những kiến thức được học trên ghế nhà trường vào thực tế. Do còn trẻ nên cũng
chưa nhập tâm cũng như hịa nhập vào cơng việc, khơng chịu tìm hiểu và học
hỏi, giải quyết cơng việc cịn theo bản năng tự phá. Mặc dù đã được hướng dẫn
cụ thể nhiệm vụ được phân cơng, quy trình giải quyết trong thanh toán, cách
kiểm soát chứng từ, cách nghiên cứu, tra cứu văn bản áp dụng vào cơng việc
nhưng vẫn cịn nhiều thiếu sót. Thời gian học hỏi để giải quyết cơng việc với các
loại hình phát sinh trên thực tế đa dạng và phong phú, cần phải có thêm thời gian
tìm hiểu và hồn thiện bản thân.
Đối với người lao động phải tìm cách giải thích sao cho nhẹ nhàng, thẳng
thắn để người lao động hiểu rõ tính chất của sự việc, hiểu được cách giải quyết
phải tuân thủ theo luật kế toán và các văn bản quy định.


Giải quyết tình huống trên, trước hết phải nghiên cứu văn bản hướng dẫn
từ đó mới có cơ sở để giải thích và giải quyết sự việc. Cụ thể cần nghiên cứu
Thông tư số 06/2005/TTBNV, ngày 5 tháng 1 năm 2006 về chi trả cơng tác phí
lưu động; Thơng tư 97/2010/TTBTC, ngày 6 tháng 7 năm 2010 về chi công tác
phí thường xuyên, tiếp khách, hội nghị. Áp dụng các nội dung chi từ văn bản
vào thực tế để giải quyết sự việc.
2.3.1. Đề xuất các phương án xử lý

Căn cứ Thông tư số 06/2005/TTBNV, ngày 5 tháng 1 năm 2006 về
chế độ cơng tác phí lưu động.
Áp dụng khoản B, điều 2 mục II: Quy định tiêu chuẩn và hệ số từng
mức hưởng chế độ bao gồm.
+ Mức 1: hệ số 0, 2 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị:
Tổ, đội cơng tác phịng chống dịch bệnh, vệ sinh phịng dịch, sinh đẻ có kế
hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du;
+ Mức 2: hệ số 0,4 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị, bộ
phận:
Tổ, đội khoan, thăm dị thuộc các liên đồn địa chất.
Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm thuộc liên đồn địa chất khu vực. Tổ, đội khảo
sát, đo đạc khí tượng thủy văn.
Tổ, đội điều tra, đo đạc nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản.
Tổ, đội chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét,
bướu cổ ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh.
Tổ, đội thường xuyên tăng cường đi tuyến cơ sở để khám, chữa bệnh và
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân thuộc địa bàn xã, thôn, bản, ở miền
núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh.
+ Mức 3; hệ số 0,6 áp dụng đối với những người làm việc ở các đơn vị, bộ
phận:
Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm khống sản thuộc liên đồn địa chất chun đề.
Tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia,
hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dùng, đo đạc địa hình.


Tổ, đội khảo sát, điều tra rừng.
Tổ điều tra, sưu tầm dược liệu quý, hiếm ở các miền núi cao, biên giới,
hải đảo, nơi xôi hẻo lánh.
Như vậy, Bệnh viện A thuộc lĩnh vực y tế hoạt động về y tế vùng miền núi
được hưởng hệ số 0,4. dự phòng tại

Áp dụng điểm 1, mục III cách tính chi trả phụ cấp cơng tác phí lưu
động
Mức lương tối thiểu x hệ số x số ngày thực tế
Cơng tác phí lưu động =
Số ngày tiêu chuẩn trong tháng ( 22 ngày )
Ví dụ: Hệ số được hưởng 0,4 ( Mức 2, phịng chống dịch bệnh, vệ sinh
phịng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở miền núi, vùng cao, vùng
sâu, nơi xa xôi hẻo lánh ). mức lương tối thiểu tại thời điểm thanh toán là
1.490.000, số ngày đi lưu động thực tế 14 ngày, ta có:
1.490.000đ x 0,4
Số tiền được hưởng =
x 14 = 397.333đ
22 ngày
Áp dụng điểm 2 mục III quy định: những người đã hưởng cơng tác phí
lưu động hay cịn gọi là phụ cấp lưu động thì khơng hưởng cơng tác phí khác.
Căn cứ thơng tư 97/2010/TTBTC về chi trả cơng tác phí, hội nghị, tiếp khách.
Để. thanh toán đúng chế. độ của các trường hợp trên phải thanh toán như sau.
a.

Đối với anh Nguyễn Văn A Bác sĩ khoa Truyễn nhiễm, hưởng chế độ

cơng tác phí thường xun mức 60.000đ/ngày, số ngày hưởng 02. Tổng số tiền thanh
toán là: 2 ngày x 60.000đ/ngày = 120.000đ. Ngồi ra khơng được hưởng cơng tác
phí lưu động theo bảng chấm cơng của phịng hành chính tổng hợp đề nghị.
b.

Đối với Anh Ngơ Tồn T , làm việc tại phòng vật tư y tế thuộc đối

tượng đi lưu động dược thanh toán theo số ngày đi thực tế là 08 ngày như sau.
1.490.000đ x 0,4

x 08 ngày = 227.048đ
22 ngày
c. Đối với anh Bùi Hồng H cũng làm tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
thuộc đối tượng đi lưu động được thanh toán như sau.
1.490.000đ x 0,4


x 17 ngày = 482.476đ
22 ngày
Như vậy tổng số tiền thanh tốn là: 120.000đ + 227.048đ + 482.476= 829.524đ
Trong đó kế tốn viên thanh tốn đã trình thủ trưởng duyệt chi với số tiền
Anh A: Cơng tác phí thường xun 120.000 đ . Anh H: cơng tác phí lưu
động 596.000đ ( 0,4 x 22 ngày ) Chị A: công tác phí lưu động 596.000đ ( 0,4 x
22 ngày ) Anh T: cơng tác phí lưu động 596.000đ ( 0,4 x 22 ngày )
Tổng số tiền duyệt là: 1.908.000đ
Việc chi sai đã làm thất thoát ngân sách là: 1.908.000đ – 829.524đ =
1.015.476đ
2.3.2. Lựa chọn phương án xử lý
Họp phịng Tài chính kế tốn thơng báo về sự việc thanh tốn sai chế
độ, quy trình thanh tốn của kế tốn viên thanh tốn, phê bình , kiểm điểm kế
tốn viên thanh tốn và đưa ra các phương án giải quết như sau.
Phương án 1: Đưa ra thông báo bằng văn bản tới các bên liên quan về
việc thanh tốn sai và khơng giải quyết theo phê duyệt của thủ trưởng đơn vị.
* Uu điểm phương án 1: Giải quyết nhanh, gọn, cứng nhắc.
*

Nhược điểm của phương án 1: Giải quyết sự việc cứng nhắc, gây dị

nghị mất đoàn kết nội bộ đơn vị, khơng phân tích được những ngun nhân vi
phạm, nguy hại của vi phạm, thủ trưởng đơn vị, kế toán, người lao động không

hiểu rõ cách giải quyết căn cứ vào đâu, lý do vì sao khơng được giải quyết.
Phương án 2: Báo cáo lãnh đạo trong cuộc họp giao ban về sự việc giải
quyết sai chế độ, sai quy trình đối với thủ trưởng, khơng chấp nhận giải quyết
các hồ sơ, chứng từ thanh toán nêu trên.
* Ưu điểm của phương án 3: Giải quyết nhanh.
* Nhược điểm của phương án 3: Khơng thấu tình, đạt lý.
Phương án 3: Gặp riêng thủ trưởng đơn vị báo cáo tình hình sự việc, giải
trình, phân tích với thủ trưởng về sai phạm của các bên liên quan, dưa ra các
Nghị định, Thông tư liên quan, giúp chỉ ra các sai phạm mà thủ trưởng đã mắc
phải, các vi phạm của kế toán viên. Đồng thời đưa ra kế hoạch mở các buổi học
với người lao động về các Nghị định, Thông tư liên quan đến chế độ người lao


động được hưởng, các thủ tục, giấy tờ cần thiết để thanh toán từng chế độ sẽ
giúp người lao động hiểu được tính chất của sự việc, hiểu được nguyên nhân vì
sao khơng được thanh tốn. Đề nghị với thủ trưởng đơn vị cho lập lại chứng từ
thanh toán các khoản trên theo đúng quy định.
* Ưu điểm của phương án 3: Giải quyết tình hình sai phạm theo đúng
quy định. Các đối tượng liên quan đều hiểu rõ được sai phạm của mình thế nào,
hướng khắc phục ra sao. Giúp thủ trưởng hiểu hơn về quy trình thanh tốn, giải
quyết trình tự kế tốn, chức trách nhiệm vụ được giao của từng cán bộ kế toán,
giúp thủ trưởng đơn vị trong việc quản lý Tài chính tốt hơn.
* Nhược điểm của phương án 3: Trình tự giải quyết phải qua nhiều bước,
mất nhiều thời gian.
Như vậy tôi chọn phương án xử lý và giải quyết theo phương án 3, bởi
phương án ba sẽ giải quyết được các vấn đề như.
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giúp thủ trưởng đơn vị, kế tốn,
người lao động có thêm kiến thức về chế độ của mình được hưởng, hiểu được
các sai phạm đã mắc phải, giúp thủ trưởng đơn vị hiểu được hơn cơng tác quản
lý tài chính.

Bảo vệ được lợi ích chính đáng của người lao động hợp tình, hợp lý,
khơng làm mất lịng ai. Trên cơ sở văn bản quy định, đảm bảo chi đúng, chi đủ,
không để chi thiếu cho người lao động và chi sai quy định làm thất thốt ngân
sách nhà nước.
Đồng thời khuyến khích động viên người lao động trong công việc.
Giải quyết hài hịa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
2.3.4. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
Khi nắm bắt được tình hình cụ thể, đưa ra các phương án giải quyết và đi
đến phượng án giải quyết để công việc không bị dừng lại, hoạt động bình
thường và vấn đề được giải quyết, cần phải lập kế hoạch một cách hiệu quả và
tối ưu nhất , vừa đảm bảo quy định, vừa đảm bảo lợi ích cá nhân, giúp cho thủ
trưởng đơn vị, cán bộ chuyên môn ngày càng làm tốt hơn.


Bước 1: Chuẩn bị các văn bản làm cơ sở pháp lý để trình bày cho thủ
trưởng đơn vị và người lao động như.
Thông tư số 97/2010/TTBTC, ngày 6 tháng 7 năm 2010 của Bộ tài
chính, Quy định chế độ cơng tác phí, hội nghị, tiếp khách tại các đơn vị sự
nghiệp công lập.
Thông tư số 06/2005/TTBNV, ngày 5 tháng 1 năm 2005, Hướng dẫn thực
hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức.
Bước 2: Gặp riêng Thủ trưởng đơn vị để báo cáo tình hình, trình bày các
văn bản quy định về quản lý Tài chính. Sau đó mời kế tốn viên lên phân tích để
kế toán viên rút kinh nghiệm về giải quyết sai quy định, khơng đúng trình tự.
Bước 3: Xác định các đối tượng cần triệu tập để giải thích các sai phạm
trong q trình thanh tốn, phân tích việc chi sai theo chế độ, phân tích khuyết điểm
của từng đối tượng, rút kinh nghiệm và hướng khắc phục.
Trách nhiệm của thủ trưởng.
Trách nhiệm của kế toán trưởng về nhân viên kế toán sai phạm.
Trách nhiệm của kế toán thanh toán chi sai chế độ.

Trách nhiệm của người lao động trong quá trình thanh tốn.
Bước 4: Lập lại bản phân cơng cơng việc và quy trách nhiệm đối với từng
cán bộ phòng kế tốn.
Bước 5: Thơng báo cho các bộ phận trong đơn vị về tình hình giải quyết
sai phạm của từng đối tượng, trách nhiệm của từng thành phần liên quan, mối
quan hệ giữa thủ trưởng, kế toán và các cá nhân, bộ phận trong chuyên môn.
Đặc biệt là công tác quản lý tài chính một cách tốt nhất.
Bước 6: Lường trước các tình huống sẽ những cách khắc phục xảy ra
trong việc giải quyết sai phạm.
Bước 7: Trình bày bằng văn bản quá trình xem xét, hướng xử lý, việc xây
dựng kế hoạch giải quyết sự việc để tổ chức thực hiện.


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Là một người cán bộ quản lý Nhà nước phải biết tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước (Quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp) để
duy trì ổn định xã hội và điều chỉnh các hành vi của từng cá nhân trong xã hội,
để xã hội phát triển theo mục tiêu đã định để đạt được mục tiêu nhà nước đã đề
ra trong từng giai đoạn, thời kỳ.
Bài học kinh nghiệm rút ra ở đây là: Cần tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác quản lý hành chính Nhà nước. Tuyên truyền phổ biến sâu
rộng mọi chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
cho đông đảo quần chúng, cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ và tự giác thực
hiện. Phát huy tính chủ động sáng tạo của cán bộ cơ sở, tăng cường phối hợp với
các đoàn thể trong cơ quan. Nâng cao vai trò lãnh đạo của người đứng đầu trong
cơ quan. Đặc biệt, việc lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý có đủ tài và đức; cần
cân nhắc, xem xét về điều kiện, hồn cảnh, trình độ, năng lực, phẩm chất của
người đó trước khi giao những nhiệm vụ quan trọng cho họ là việc làm hết sức
quan trọng và cần thiết.
3.1. Kiến nghị.

Qua việc kiểm tra phát hiện cán bộ vi phạm trong quản lý tài chính cần
phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến những lỗi vi phạm, từ đó có biện pháp xử lý,
ngăn chăn kịp thời. đồng thời tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đội
ngũ cán bộ công chức, viên chức; đặc biệt là tăng cường pháp chế người ln có
ý thức tuân thủ pháp luật.
Tổ chức và sắp xếp lại bộ máy các cơ quan quản lý Nhà nước, có cơ chế,
chính sách thu hút những cán bộ có tài, có tâm, có tầm. Kiện tồn đội ngũ cán
bộ kế tốn, thường xuyên kiểm tra, giám sát của người quản lý, đảm bảo đủ về
số lượng và chất lượng; tăng cường bồi dưỡng nhận thức về chính trị, kiến thức
quản lý, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; tăng đầu tư ngân sách và kinh phí
hoạt động, tạo điều kiện về trang thiết bị đáp ứng công tác quản lý kiểm tra đạt
hiệu quả cao.


Tổ chức các lớp về quản lý nhà nước, tài chính cho các lãnh đạo mới
được bổ nhiệm. Cần bố trí thời gian để tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về
kế tốn giữa kế tốn đã có kinh nghiệm, với kế toán mới vào nghề.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tìm hiểu pháp luật – Luật hành chính Việt nam
Luật ngân sách năm 2002, sử đổi, bổ sung 2015
Thông tư số 71/2006/TTBTC hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006
Thông tư số 13/2007/TTBTC sử đổi, bổ sung thông tư số 71
Nghị định 115/2005/NĐCP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức KH – CN.




×