Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.79 KB, 78 trang )

Chương I: Vai trò của các khu công nghiệp đối với phát triển
kinh tế tỉnh Đồng Nai
I. Lý luận chung về khu công nghiệp
Theo điều 2, Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao (ban hành kèm theo nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 2007 của
Chính phủ) ta có khái niệm: Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh
nghiệp khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân
cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập,
trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Khu công nghiệp có một số đặc điểm sau:
- Khu công nghiệp là một khu vực lãnh thổ hữu hạn, được phân cách bằng
đường bao hữu hình hoặc vô hình.
- Được phân bố tập trung với hạt nhân là các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp (hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp chế biến, hàng tư liệu sản xuất)
và hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp.
- Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo một cơ chế tổ chức
quản lý thống nhất của Ban quản lý khu công nghiệp.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng
Nai.
1. Các nhân tố vĩ mô.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ngành công
nghiệp Đồng Nai. Tuy nhiên, các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển
1
của ngành công nghiệp Đồng Nai có thể được xem xét trên hai tác động chính
đó là tác động có tính 2 mặt (thuận lợi và khó khăn) của các nhân tố kinh tế xã
hội trong nước và những nhân tố tác động có tính hai chiều (thời cơ và thách
thức) của bối cảnh quốc tế đến phát triển công nghiệp của Đồng Nai thời gian
tới


1.1. Các nhân tố kinh tế-xã hội trong nước.
a. Kinh tế
Nhân tố này thể hiện qua các yếu tố chính sau:
- Tăng trưởng kinh tế: Đây là một nhân tố rất quan trọng vì nó tác động trực
tiếp đến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để các ngành có thể mở rộng quy
mô sản xuất. Trong kinh tế thì khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, kéo
theo sức mua giảm sút, hàng hoá ế ẩm, không tiêu thụ được, nhiều mặt hàng
sẽ tồn kho…Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến mức tăng sản xuất
của các ngành trong những năm tiếp theo. Do vậy duy trì được mức tăng
trưởng kinh tế liên tục và ổn định là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho các
ngành sản xuất tiếp tục phát triển.
- Tài chính tín dụng và thị trường: là những yếu tố rất nhạy cảm, tác động
mạnh đến khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp, của doanh nghiệp như: lãi
suất tín dụng, tỷ giá hối đoái, tình hình lạm phát, giảm phát, thị trường tiêu
thụ cũng như thị trường tài chính tiền tệ.
Với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay thì yếu tố lãi suất tín dụng
là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí giá thành sản phẩm
và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm. Do vậy lãi suất cần phải
được xác định phù hợp và ổn định sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành
và kích thích các ngành sản xuất phát triển và ngược lại. Với mức lãi suất còn
cao và biến động, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư phát triển của các
2
doanh nghiệp, đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến phát triển của ngành
công nghiệp trong thời gian tới.
Sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng là yếu tố quan trọng trong môi trường
kinh tế, sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ tác dụng trực tiếp đến hoạt động xuất
nhập khẩu, gây ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Thời gian qua, ngân hàng
Nhà nước đã thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới, theo đó hàng ngày ngân
hàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng của đồng Việt Nam so với đồng USD (thay cho việc công bố

tỷ giá chính thức trước đây). Bên cạnh đó hạ thấp tỷ lệ kết hối để tạo thế chủ
động hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh…Những thay đổi này
làm cho tỷ giá ở Việt Nam được hình thành một cách khách quan hơn, phản
ánh đúng hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế,
tạo điều kiện để hội nhập tốt hơn với cộng đồng quốc tế và khu vực.
Bên cạnh những yếu tố trên thì yếu tố lạm phát, giảm phát cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến thu nhập, việc làm và tiêu dùng của toàn xã hội. Điều
này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ
sản phẩm háng hoá, nó đi ngược lại với việc tăng trưởng kinh tế đó là tăng
nhu cầu và sức mua, thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy, để khuyến khích
sản xuất phát triển, mức độ lạm phát cần phải gia tăng ở mức độ phù hợp và
trong khuôn khổ có thể chấp nhận được.
Một yếu tố hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đó
là xây dựng đồng bộ các loại hình thị trường, từ thị trường hàng hóa dịch vụ
đến thị trường tài chính tiền tệ. Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá
trình chuyển đổi, cơ chế thị trường đang trong quá trình hình thành, các khuôn
khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh. Thời gian qua, nhà nước cũng đã quan tâm
triển khai nghiên cứu vấn đề này như đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương
3
mại, thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương, ra đời thị trường chứng
khoán…Do vậy để phát huy nội lực tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển ổn
định và bền vững, trong thời gian tới việc tạo điều kiện để các loại hình thị
trường cùng phát triển như phát triển mạnh thị trường hàng hoá dịch vụ, lao
động, đất đai…sẽ có tác động tốt đến sự phát triển kinh tế cả nước nói chung,
công nghiệp Đồng Nai nói riêng.
b. Chính trị-xã hội.
Lợi thế so với một số nước trong khu vực đó là môi trường chính trị ổn
định, an ninh xã hội tốt. Đảng và Chính phủ quyết tâm thực hiện công cuộc
đổi mới với rất nhiều cố gắng nhằm lành mạnh hoá các vấn đề kinh tế-xã hội,
tạo niềm tin trong nhân dân và tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Bên cạnh

đó, Đảng và Chính phủ luôn luôn lắng nghe, tìm hiểu những khó khăn, vướng
mắc của các doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, liên tục hoàn thiện
các chính sách cũ, bổ sung nhiều chính sách mới nhằm tạo môi trường ngày
càng thông thoáng và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động.
c. Chính sách, luật pháp
Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, là tiền đề trong việc
thúc đẩy kinh tế phát triển. Với đường lối đổi mới, mở của của Đảng và Nhà
nước trong thời gian qua, đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có nhiều
thuận lợi để phát triển sản xuất. Hàng loạt các chính sách ra đời, ngày càng
góp phần tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp trong và ngoài
nước đầu tư phát triển.
Cơ quan lập pháp của Nhà nước đã liên tục nghiên cứu ban hành, bổ
sung, sửa đổi các văn bản pháp luật. Bộ Luật dân sự, luật Đầu tư nước ngoài
được sửa đổi; luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật thương mại, luật
4
doanh nghiệp…ra đời đã đặt nền tảng pháp lý quan trọng cho các quan hệ dân
sự, kinh tế và kinh doanh, tạo nên khí thế mới trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, việc ban hành các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà
nước còn thiếu đồng bộ, thiếu tính nhất quán, khiến cho các chủ trương, chính
sách mới đi và cuộc sống chậm. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật ở Việt Nam
chưa đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn kịp thời và thường xuyên phải sửa
đổi do vậy thường gây nên những lúng túng khi thực hiện. Trong khi đó, các
quốc gia có quan hệ ngoại thương với Việt Nam lại có hệ thống luật pháp rất
hoàn chỉnh, chặt chẽ, cụ thể và phức tạp, nhất là Nhật Bản, Mỹ và khối EU.
Đây là những khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi gia
nhập các thị trường khu vực và thế giới.
d. Điều kiện tự nhiên, xã hội.
Đồng Nai là một tỉnh nằm ở vùng Đông Nam bộ, có vị trí quan trọng
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thành phố tập trung nhiều khu
công nghiệp lớn loại nhất nước. Đây là đầu mối nhiều tuyến giao thông quốc

gia có tiềm năng phát triển công nghiệp và đang là địa điểm thu hút mạnh các
nhà đầu tư. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh
tế của cả nước có rất nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển kinh tế. Với diện
tích 5.862 km
2
, có khí hậu ôn hoà lại nằm gần thành phố Hồ Chí Minh là thị
trường tiêu thụ lớn các sản phẩm nông, công nghiệp và ở giữa vùng tài
nguyên phong phú về nông sản, cảng công nghiệp, rừng, khoáng sản, hải sản
và dầu khí, gần thị trường của chín tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tám tỉnh
miền Đông Nam bộ và các tỉnh Nam Trung bộ, Nam Tây nguyên. Giao thông
thuỷ bộ thuận tiện cho việc đi lại, chuyên trở hàng hoá trong cả nước. Cơ sở
hạ tầng của Đồng Nai khá tốt, nhất là hệ thống các khu công nghiệp, mạng
lưới thông tin liên lạc của các cơ sở dịch vụ bưu chính-viễn thông.
5
Nguồn nhân lực dồi dào. Cơ cấu nguồn nhân lực chuyển dịch theo xu
hướng giảm dần ở khu vực I, tăng dần ở khu vực II và III. Tỷ trọng nguồn
nhân lực trong khu vực I còn quá lớn, tỷ trọng lao động trong khu vực II và
III còn quá nhỏ, tỷ lệ lao động kỹ thuật (từ công nhân kỹ thuật đến trên đại
học) còn thấp. So với những năm trước đây thì lực lượng lao động công
nghiệp ở Đồng Nai hiện nay đã có những bước trưởng thành đáng kể cả về số
lượng và chất lượng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước thì tỷ lệ tay nghề thấp của nguồn nhân lực đang là trở
lực đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đòi hỏi các cấp, các
ngành phải tăng cường mở rộng các trường dạy nghề, khuyến khích học tập
trong các tầng lớp dân cư và mở cửa thu hút lao động có tay nghề từ nguồn
tăng cơ học. Mặt khác, do sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành công
nghiệp cùng với lượng dân tự do cư trú quá đông, tăng dân số cơ học, mật độ
sử dụng các phương tiện chuyển chở, đi lại cao…nên nảy sinh nhiều vấn đề
xã hội phức tạp như môi trường, nhà ở công nhân và một số tệ nạn khác.
1.2. Các nhân tố bối cảnh khu vực và quốc tế.

Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã làm cho các
nước xích lại gần nhau hơn. Với đường lối đối ngoại rộng mở, tập trung các
nguồn lực trong nước phát triển kinh tế, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ với
hơn 160 quốc gia về ngoại giao, với trên 100 quốc gia về quan hệ buôn bán.
Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, tiến trình khu vực hoá ngày càng diễn ra sâu
rộng hơn, chúng ta đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế :
AFTA, APEC, WTO. Gia nhập vào các tổ chức này, một mặt tạo ra nhiều cơ
hội thuân lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, mở rộng thị trường,
mặt khác cũng đặt nước ta vào những thách thức không nhỏ do xuất phát
điểm của nền kinh tế còn rất thấp, tính cạnh tranh yếu, kinh nghiệm trong
thương trường quốc tế còn nhiều hạn chế.
6
Bên cạnh đó, với trình độ công nghệ lạc hậu so với khu vực và quốc tế,
nhưng là nước đi sau nên ngành công nghiệp có thể vận dụng được nhiều
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước phát triển đi trước, có
thể mua được công nghệ với giá rẻ hơn, chi phí chuyển giao thấp hơn từ các
nước công nghệ tiên tiến. Trên thực tế, thông qua việc thu hút FDI, Việt Nam
đã phần nào tranh thủ đổi mới và tiếp thu được công nghệ tiên tiến trong các
xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, đặc biệt ở một số lĩnh vực như dầu khí,
hóa chất, vật liệu xây dựng, điện tử và viễn thông.
Từ phân tích trên cho thấy bối cảnh quốc tế hiện nay sẽ tác động trực
tiếp đến sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai. Với kim ngạch xuất
nhập khẩu trên 5 tỷ USD hàng năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 50%
doanh thu sản xuất công nghiệp toàn ngành, do đó những tác động về bối
cảnh quốc tế đối với kinh tế nước ta sẽ có tác động trực tiếp và ảnh hưởng to
lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai trong thời gian tới.
2. Các nhân tố vi mô.
Các nhân tố thuộc tầm vi mô, tức là xem xét ở giác độ ngành và các
doanh nghiệp. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh
tranh của ngành và mỗi loại sản phẩm. Đó là những kỹ năng tổ chức, quản lý

của nhà kinh doanh từ tiền sản xuất (thiết kế sản phẩm; lựa chọn và mua thiết
bị công nghệ, quản lý và định mức chi phí nguyên vật liệu và dự trữ) đến quá
trình sản xuất (sử dụng lao động, nguyên vật liệu, kiểm tra chất lượng sản
phẩm) và sau sản xuất như mẫu mã, bao gói, giao nhận kịp thời, đúng hạn;
vấn đề dịch vụ và thời gian bảo hành cho sản phẩm; tiếp thị thị trường…
(trong số đó, đặc biệt quan trọng là yếu tố về thị trường, giá cả, chất lượng sản
phẩm và các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau bán hàng).
7
II. Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời
gian qua.
1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế.
Trong thời gian qua nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá
nhanh. Thời kỳ 1996-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,4% cao gấp
1,5 lần mức bình quân (8,2%) của thời kỳ 1986-2005. Giai đoạn 2001-2005,
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,8% cao gấp 1,14 lần mức tăng bình
quân chung (11,2%) của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và gấp 1,7 lần
mức tăng bình quân (7,5%) của cả nước.
Từ 1996 đến nay (2007), qui mô GDP của nền kinh tế tính theo giá so
sánh (giá 94) tăng lên gấp hơn 4,25 lần, từ 5.936 tỷ đồng (1995) lên 25.255,7
tỷ đồng (2007). Năm 2007, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tăng 15,1%
so với năm 2006, vượt mục tiêu Nghị quyết Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân
tỉnh đề ra (mục tiêu: tăng 15%), gần gấp đôi so với bình quân chung cả nước,
đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Trong đó: Ngành
công nghiệp-xây dựng tăng 16,9%; ngành dịch vụ tăng 16,5%; ngành nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,2%. Quy mô GDP theo giá thực tế là 42.832 tỷ
đồng, tương đương 2,658 tỷ USD (tính 1 USD = 16.101 VND). GDP bình
quân đầu người theo giá so sánh là 10,501 triệu đồng, tăng 13,1% so với năm
2006. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế là 17,809 triệu đồng, tăng
14,3% so với năm 2006.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế có tốc độ chuyển dịch khá nhanh và đạt được bước tiến
quan trọng theo hướng công nghiệp hoá. Thời kỳ 1996-2005, tốc độ tăng
trưởng của khu vực công nghiệp đạt bình quân 17,6%; nông nghiệp 4,3%;
dịch vụ 10,3%. Riêng trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng của công
nghiệp đạt 16%; nông nghiệp 4,6%; dịch vụ 12,1%.
8
Năm 2007, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP: công nghiệp-xây
dựng 57,7%; dịch vụ 30,2%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 12,1%. Như
vậy, sau 12 năm (1995-2007) tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên
được 19,7% trong cơ cấu GDP, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm từ
31,8% (1995) xuống 12,1%. Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng đã chiếm trên 50
% tổng giá trị sản phẩm theo đúng định hướng phát triển của một tỉnh công
nghiệp. Năm 2007, giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng ước đạt
63.538,6 tỷ đồng, tăng 22,4% so với thực hiện năm 2006, tăng cao hơn so với
mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu: tăng 19,5%); giá trị tăng thêm ngành dịch vụ
tăng 16,5%, đạt mục tiêu Nghị quyết; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp
và thủy sản ước đạt 6.629,3 tỷ đồng, tăng 5,4% so với thực hiện năm 2006,
đạt xấp xỉ mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu: tăng 5,5%).
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế chuyển dịch nhanh đối với khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài do được đẩy mạnh thu hút đầu tư. Từ
1996 đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng
trưởng cao, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 20,7%; khu vực kinh tế trong
nước trên địa bàn tăng trưởng chậm hơn, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân
9,1%. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP tăng
lên rất nhanh, từ 12,9% (1995) lên 37% (2005).
3. Xuất-nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng nhanh và ở
mức bình quân xấp xỉ nhau 30,1% và 31% trong thời kỳ 1996-2005. Trong đó
giai đoạn 2001-2005, kim ngạch nhập khẩu tiếp tục tăng khá nhanh bình quân
22,7%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng chậm, bình quân đạt 16,5%/năm.

Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 11,8 tỷ USD, đạt
105,8% kế hoạch, tăng 27,6% so với thực hiện năm 2006. Trong đó: Kim
ngạch xuất khẩu ước là 5,474 tỷ USD, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 28,7% so
9
với thực hiện năm 2006 (trong đó: Doanh nghiệp Trung ương là 138 triệu
USD, đạt 106,2% kế hoạch, tăng 26,3% so với năm 2006; doanh nghiệp địa
phương là 313 triệu USD, đạt 101,6% kế hoạch, tăng 28% so với năm 2006;
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 5,023 tỷ USD, đạt 100% kế hoạch,
tăng 28,8% so với năm 2006). Kim ngạch nhập khẩu ước là 6,329 tỷ USD, đạt
111,1% kế hoạch, tăng 26,6% so với thực hiện năm 2006 (trong đó: Doanh
nghiệp trung ương là 73 triệu USD, đạt 104,3% kế hoạch, tăng 16,2% so với
năm 2006; doanh nghiệp địa phương là 142 triệu USD, đạt 97,9% kế hoạch,
tăng 13,2% so với năm 2006; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 6,114
tỷ USD, đạt 111,5% kế hoạch, tăng 27,1% so với năm 2006). Các mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu là cà phê, cao su, hạt điều nhân, mật ong, giày dép, hàng
mộc tinh chế, gốm thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc; thị trường xuất khẩu
chủ yếu tập trung ở một số nước Châu Á, Châu Âu và Hoa Kỳ. Mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là hạt điều thô, phân bón, hoá chất công nghiệp, máy móc
thiết bị cho sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
4. Thu chi ngân sách.
Tổng thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng thu
bình quân trong thời kỳ 1996-2005 đạt 21,6%/năm, trong đó giai đoạn 2001-
2005 đạt 22,5%/năm (cả nước tăng 18,3%/năm). Tổng thu ngân sách cả giai
đoạn 2001-2005 là 26.808 tỷ đồng.
Năm 2007, Tổng thu ngân sách đạt 9.917,555 tỷ đồng, đạt 100,1% dự
toán, tăng 9% so với năm 2006. Trong đó: thu nội địa là 6.193,304 tỷ đồng,
đạt 97,7% dự toán, tăng 16% so với năm 2006; thu từ hoạt động xuất nhập
khẩu là 3.380,051 tỷ đồng, đạt 105% dự toán, tăng 10% so với năm 2006. Về
thu nội địa có 2 nguồn thu không đạt: thu từ khu vực Quốc doanh trung ương
là 798 tỷ đồng, đạt 88,7% dự toán (nguyên nhân: đa số các doanh nghiệp đang

trong thời gian miễn giảm thuế do thực hiện cổ phần hoá, ngoài ra do số thu
10
năm 2007 đã bù trừ số nộp thừa của năm trước chuyển sang), thu từ khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài là 1.928,503 tỷ đồng, đạt 76,5% dự toán (nguyên
nhân: do dự toán của trung ương giao từ năm 2005 đến nay quá cao so với
thực hiện; thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng hàng năm nhưng các dự án
chưa thể thu thuế ngay mà phải có thời gian xây dựng và thời gian đầu được
hưởng một số ưu đãi về thuế).
Chi Ngân sách hàng năm tăng bình quân 18,6% trong cả thời kỳ 1996-
2005, đạt 65.493 tỷ đồng; giai đoạn 2001-2005 mức chi ngân sách hàng năm
tăng bình quân 19,4%. Thu ngân sách hàng năm tăng đều và nhanh tạo điều
kiện để chi phát triển kinh tế-xã hội, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản và
chi sự nghiệp giáo dục-y tế-văn hoá-xã hội tăng bình quân 24,7% và 15,4%
trong thời kỳ 1996-2005, trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 30,2% và
20,5%.
Năm 2007, Tổng chi ngân sách địa phương là 3.700,007 tỷ đồng, đạt
102% kế hoạch, tăng 2% so với năm 2006, trong đó: chi cho đầu tư phát triển
là 1.162 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, bằng 80% so với năm 2006; chi thường
xuyên là 2.074,214 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch, bằng 97% so với năm 2006.
5. Phát triển các ngành kinh tế
Công nghiệp phát triển với nhịp độ cao. Thời kỳ 1996-2005 giá trị sản
xuất tăng bình quân 19,3%/năm là động lực chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế và đô thị hoá của tỉnh; trong thời kỳ này, khu vực công
nghiệp đã tạo thêm được 258,8 nghìn chỗ làm mới, đóng góp không nhỏ vào
tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Năm 2007 giá trị sản xuất công
nghiệp-xây dựng ước đạt 63.538,6 tỷ đồng (giá 94), đạt 103,3% kế hoạch,
tăng 22,4% so với thực hiện năm 2006. Trong đó: Quốc doanh trung ương là
7.718,6 tỷ đồng, đạt 103,2% kế hoạch, tăng 14,1% so với năm 2006; quốc
doanh địa phương là 2.956,6 tỷ đồng, đạt 108,3% kế hoạch, tăng 13,3% so với
11

năm 2006; khu vực ngoài quốc doanh là 8.032,6 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch,
tăng 21,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 44.830,7 tỷ đồng, tăng
24,8% so với năm 2006.
Phát huy được tiềm năng thế mạnh, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát
triển nhanh và vững chắc, góp phần tích cực cải thiện đời sống nông dân. Từ
năm 1996 đến nay, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình
quân 5,9%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất thuần nông nghiệp
tăng bình quân 5,7%/năm. Năm 2007, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản ước đạt 6.629,3 tỷ đồng (giá 94), đạt 99,5% kế hoạch, tăng 5,4% so
với thực hiện năm 2006. Trong đó: giá trị sản xuất nông nghiệp là 6.133,3 tỷ
đồng, đạt 99,9% kế hoạch, tăng 5,3%; giá trị sản xuất lâm nghiệp là 69,7 tỷ
đồng, đạt 105,8% kế hoạch, tăng 6,9%; giá trị sản xuất thuỷ sản là 426,3 tỷ
đồng, đạt 92,6% kế hoạch, tăng 5,4% so với năm 2006. Cơ cấu giá trị sản xuất
nông nghiệp là: ngành nông nghiệp chiếm 92,5%, lâm nghiệp chiếm 1,1%,
thuỷ sản chiếm 6,4%.
Khu vực dịch vụ có tốc độ phát triển ngày càng tăng, giai đoạn 2001-
2005 tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm dịch vụ gấp 1,5 lần so với giai đoạn
1996-2000. Trong vòng 10 năm (1996-2005) khu vực dịch vụ đã tạo thêm
được 115,1 nghìn chỗ làm mới, cùng với công nghiệp đẩy nhanh tốc độ
chuyển dịch cơ cấu lao động. Từ 1995 đến nay, tổng mức bán lẻ hàng hoá và
dịch vụ hàng năm tăng lên gấp 5,9 lần với nhịp tăng bình quân 19,3%. Năm
2007, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư xây dựng
sắp xếp một số chợ. Hiện nay có 6 siêu thị đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Tổng mức bán lẻ năm 2007 ước đạt
26.421 tỷ đồng, đạt 103,6% kế hoạch, tăng 25,3% so với năm 2006; giá trị
tăng thêm ngành dịch vụ tăng 16,5%, đạt mục tiêu Nghị quyết.
12
6. Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp
Cùng với quá trình hoàn thiện và đổi mới chung của cả nước về pháp
luật và cơ chế chính sách, môi trường thu hút đầu tư và phát triển doanh

nghiệp ở tỉnh ngày càng năng động và được cải thiện thông thoáng. Đặc biệt
với chủ trương “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, thủ tục hành
chính “một của tại chỗ” cùng với chính sách phát triển khu công nghiệp hợp
lý đã tác động tích cực đến thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh
nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua.
Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2007 vào Đồng Nai đạt kỷ lục với
khoảng 2,67 tỷ USD, tăng 2,4 lần so với năm 2006 và vượt kế hoạch năm
2007 gấp hai lần. Điểm mới trong thu hút FDI năm 2007 là có sự chuyển biến
khá lớn về cơ cấu ngành nghề và chất lượng dự án. Nếu như các năm trước
FDI của Đồng Nai tập trung cho ngành công nghiệp chiếm trên 90% tổng vốn
đầu tư thì năm 2007 các dự án thuộc ngành dịch vụ đã chiếm hơn nửa tổng
vốn thu hút mới. Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp đã có sự chuyển dịch
mạnh sang lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao. Các dự án thuộc các ngành gia
công như may mặc, giày thể thao… sử dụng nhiều lao động đã giảm mạnh.
Mặt khác, không chỉ đầu tư nước ngoài mà thu hút vốn đầu tư trong nước của
Đồng Nai cũng tăng mạnh. Năm 2007, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư
cho 53 dự án với tổng vốn đầu tư trên 16.700 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so
với kế hoạch đề ra. Trong đó có nhiều dự án lớn và tập trung vào lĩnh vực đầu
tư cơ sở hạ tầng như nhà máy phát điện khí Nhơn Trạch, nhà máy đóng tàu
Vinashin, nhiều dự án xây dựng khu dân cư đô thị Việc thu hút các nhà đầu
tư trong nước tăng cao cho thấy môi trường đầu tư ở Đồng Nai ngày càng hấp
dẫn. Đây chính là nội lực góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn ổn định.
13
7. Phát triển các lĩnh vực xã hội.
Sự nghiệp phát triển văn hoá-xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, trong vòng 10 năm (1996-2005)
thu nhập bình quân đầu người/tháng đã tăng lên gấp 3,2 lần, đặc biệt với
nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất chiếm 20% dân số có thu nhập bình quân
đầu người/tháng tăng lên gấp 3,4 lần.
Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình quốc gia về lĩnh vực văn

hóa xã hội được thực hiện tốt, một số chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra: Tỉnh
được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học năm 1998,
hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2004; đến cuối năm 2007:
tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ở các cấp đạt cao (từ 90% trở lên); tỷ lệ xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc Trung học đạt 56,7% (mục tiêu là
56%); Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế đến cuối năm 2007 đạt
70%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng đạt 98%; trạm y tế
có bác sĩ phục vụ ổn định đạt 55%; hạ tỷ lệ hộ nghèo còn 6,83% (theo chuẩn
mực của tỉnh), vượt mục tiêu Nghị Quyết (mục tiêu: 7,5%);…
8. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng, nâng cấp, mở rộng
ngày càng nhiều. Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 1.592,3 km đường bê tông
nhựa và láng nhựa; 80,5 km đường bê tông xi măng; 2.121,3 km đường cấp
phối sỏi đỏ; 2.287,3 km đường đất; 121,3 km đường cấp phối đá. Nâng cấp và
mở rộng mạng lưới điện phủ kín toàn tỉnh đến 100% số xã, cuối năm 2007 tỷ
lệ hộ dùng điện đạt 97%, số máy điện thoại đạt 55,1 máy/100 dân, thuê bao
internet đạt 9,66 máy/100 dân…Tiến hành xây dựng một số khu dân cư gắn
liền với các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập
trung. Đầu tư xây dựng, sắp xếp một số chợ; hiện nay có 6 siêu thị đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Ngoài ra đã
14
chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước, tăng năng lực sản xuất của các
ngành kinh tế.
9. Đầu tư phát triển.
Giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã huy
động được 46.579 tỷ đồng cao gấp 2,5 lần trong giai đoạn 1996-2000, tốc độ
tăng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm đạt bình quân 21,8%, cao gấp 1,2 lần
so với cả nước (cả nước tăng 18%), tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển so
với GDP trong cả giai đoạn 5 năm đạt ở mức cao 42,8% (cả nước 37,5%).

Tổng vốn đầu tư thực tế triển khai năm 2007 là 20.278 tỷ đồng, tăng
29,9% so thực hiện năm 2006. Trong đó: vốn do các đơn vị địa phương đầu tư
trên địa bàn là 8.134,8 tỷ đồng, chiếm 40,1%; vốn do các đơn vị trung ương
đầu tư tại địa phương là 1.323,9 tỷ đồng, chiếm 6,5%; vốn do các đơn vị đầu
tư nước ngoài là 10.448,2 tỷ đồng, chiếm 51,5% trong tổng vốn đầu tư thực
hiện; còn lại nguồn vốn khác là 371,1 tỷ đồng.
Huy động tích cực vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã có tác động đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, đồng thời tạo
điều kiện để đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong tỉnh thời
kỳ vừa qua.
III. Giới thiệu về các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai
Tính đến ngày 30/09/2007, Đồng Nai đã được phê duyệt 24 khu công
nghiệp với tổng diện tích là 6,496 ha, diện tích dùng cho thuê là 4,412.03 ha,
đã cho thuê được 3,064 ha, đạt tỷ lệ 69.45% diện tích đất dành cho thuê. Một
số KCN đã cho thuê hết đất như: KCN Biên Hòa II, Loteco, KCN Nhơn
Trạch III (giai đoạn 1), KCN Biên Hòa I, KCN Tam Phước, KCN Định Quán.
Tổng số vốn đầu tư hạ tầng lũy kế là 247,9 triệu USD. Sau đây là tình hình
các khu công nghiệp đã được phê duyệt:
15
1. Khu công nghiệp Biên Hòa 1
Diện tích: 335ha, trong đó diện tích dùng cho thuê 248.48ha, diện tích
đã thuê 248.48ha, đạt 100%.
Vị trí: Phường An Bình, TP Biên Hòa, cách TP Hồ Chí Minh khoảng
25km về hướng Đông Bắc và cách TP Vũng Tàu 90km.
Kết cấu hạ tầng:
+ Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh.
+ Cấp điện: 2 trạm biến áp 40 MVA, điện lưới quốc gia.
+ Cấp nước: 25,000 m3/ngày từ nhà máy nước Thủ Đức.
+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
+ Xử lý chất thải lỏng và các dịch vụ công cộng đang được đầu tư hoàn thiện.

Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 13.67 triệu USD.
Giá cho thuê đất thô: 0.8 USD/m2/năm.
Dịch vụ hạ tầng: 0.4 USD/m2/năm.
Hiện đang có 90 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 326 triệu USD.
Lĩnh vực đầu tư: chế biến thực phẩm, hoá chất, vật liệu xây dựng, cơ
khí, điện tử, giấy, dịch vụ.
2. Khu Công nghiệp Biên Hòa 2
Diện tích: 365ha, diện tích dùng cho thuê 261ha, đã cho thuê 261ha đạt
100%
Vị trí: Phường Long Bình, TP Biên Hòa, nằm đối diện Khu Công
nghiệp Biên Hòa
Kết cấu hạ tầng:
+ Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh.
+ Cấp điện: trạm biến áp 63 MVA và sẽ nâng cấp thành 80 MVA, điện lưới
quốc gia.
+ Cấp nước: 15,000 m3/ngày từ nhà máy nước Biên Hòa.
16
+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
+ Xử lý chất thải lỏng: có nhà máy xử lý chất thải chung, giai đoạn 1 có công
suất 4,000 m3/ngày.
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 18.04 triệu USD.
Giá cho thuê đất thô: 2.25 USD/m2/năm.
Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 0.5
USD/m2/năm.
Hiện đã có: 126 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 1,396 triệu USD.
Lĩnh vực đầu tư: Thực phẩm và chế biến nông sản thực phẩm; may mặc
và dệt sợi; hàng nữ trang, mỹ nghệ và các loại mỹ phẩm; giày dép, dụng cụ
thể thao, các loại bao bì cao cấp; sản phẩm công nghiệp từ cao su, gốm sứ,
thuỷ tinh; lắp ráp điện tử, phụ kiện máy tính, linh kiện điện tử; sản xuất dây
điện các loại, đồ điện gia dụng; vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến gỗ, sản

phẩm từ gỗ; sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe gắn máy ô tô; dược phẩm, dụng cụ
y tế và nông dược; hạt nhựa PVC và các sản phẩm từ nhựa; hàng kim khí kết
cấu kim loại; máy và thiết bị công nghiệp.
3. Khu Công nghiệp Gò Dầu
Diện tích: 184ha, diện tích dùng cho thuê 136.7ha, đã cho thuê 134.9ha,
đạt 98.68%. (chưa kể 120 ha của Công ty Vedan Việt Nam).
Vị trí: Xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu hạ tầng:
+ Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh.
+ Cấp điện: trạm biến áp 40 MVA, điện lưới quốc gia.
+ Cấp nước: Nhà máy nước công suất 3,000 m3/ngày.
+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
+ Xử lý chất thải lỏng: có nhà máy xử lý chất thải công suất 500 m3/ngày.
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 7.85 triệu USD.
17
Giá cho thuê đất thô: 1 USD/m2/năm.
Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 0.75
USD/m2/năm.
Hiện đang có 21 dự án đầu tư.
Lĩnh vực đầu tư: Sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí, cơ khí chính xác;
sản xuất và sửa chữa xe máy, thiết bị; dệt, may,nhuộm; điện, điện tử; hóa chất
công nghiệp, nông nghiệp và thực phẩm; chế biến thực phẩm, nông sản và các
ngành công nghiệp khác không gây ô nhiểm nặng.
4. Khu Công nghiệp Amata
Diện tích (giai đoạn 1&2): 361 ha, trong đó giai đoạn 1 phát triển 129
ha, diện tích dùng cho thuê 100 ha, đã được phát triển toàn bộ với các tiện ích
hạ tầng chất lượng. Giai đoạn 2 phát triển 261 ha và khu dịch vụ, đang được
phát triển theo từng giai đoạn. Tổng diện tích đã cho thuê giai đoạn 1 & 2 là
180.16 ha. Tỉ lệ đất đã cho thuê (gđ 1&2) đạt 71.99%.
Vị trí: Phường Long Bình, TP Biên Hòa.

Kết cấu hạ tầng:
+ Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh.
+ Cấp điện: trạm biến áp 80 MVA và trạm biến áp 12.8 MVA, xây dựng nhà
máy điện riêng 120 MVA.
+ Cấp nước: cung cấp nước ổn định 4,000 m3/ngày.
+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
+ Xử lý chất thải lỏng: có nhà máy xử lý chất thải công suất 2,000 m3/ngày
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 32.9 triệu USD.
Giá cho thuê đất thô + dịch vụ hạ tầng (USD/m2/năm): 42 USD/m2/39
năm
18
Hiện đang có 46 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 320 triệu USD,
trong đó có 35 dự án đang hoạt động, các dự án khác đang trong giai đoạn xây
dựng và chuẩn bị.
Lĩnh vực đầu tư: Máy vi tính và các phụ kiện máy vi tính; thực phẩm
và chế biến thực phẩm; chế tạo, lắp ráp điện, cơ khí và các sản phẩm điện tử;
sản phẩm da, may mặc, len, giày dép; nữ trang, hàng mỹ nghệ, các loại mỹ
phẩm; dụng cụ thể thao, đồ chơi, sản phẩm nhựa, các loại bao bì; sản phẩm
công nghiệp từ cao su, gốm sứ, thuỷ tinh; thép xây dựng, công-ten-nơ bằng
thép, phụ tùng xe hơi, chế tạo xe hơi; kiếng nổi và kiếng xây dựng, hóa chất
cho bêtông; thực phẩm và các sản phẩm chế biến; dệt; nhà máy bột mì, mì ăn
liền, hàng tiêu dùng; bảo trì máy kéo; sơn cao cấp các loại; keo dán công
nghiệp; bình chứa ga; bao bì đóng gói; giấy vệ sinh và giấy ăn; lưới đánh cá;
hóa chất: sợi PE, hạt nhựa, bột màu công nghiệp; dược phẩm; nông dược và
thuốc diệt côn trùng; các cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông tươi.
5. Khu Công nghiệp Loteco
Diện tích: 100 ha cho giai đoạn đầu gồm cả 40 ha của khu chế xuất
trong khu công nghiệp. Diện tích dùng cho thuê 71.58 ha, diện tích đã cho
thuê 71.58 ha, đạt 100%.
Vị trí: Phường Long Bình, TP. Biên Hòa.

Kết cấu hạ tầng:
+ Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn chỉnh.
+ Cấp điện: trạm biến áp 40 MW và trạm biến áp 3.2 MW, điện lưới quốc gia.
+ Cấp nước: 6,000 m3/ngày.
+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
+ Xử lý chất thải lỏng: có nhà máy xử lý chất thải công suất 2,500 m3/ngày.
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 26.14 triệu USD.
19
Giá cho thuê đất thô + dịch vụ hạ tầng (USD/m2/năm): giá thương
lượng
Hiện đang có 22 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 151 triệu USD.
Lĩnh vực đầu tư: máy tính điện tử và các thiết bị ngoại vi; chế tạo và
lắp ráp các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử, dây dẫn, dây cáp; chế tạo phụ tùng
ô tô và các phương tiện vận tải; chế tạo xe gắn máy và các phụ tùng; công
nghiệp dệt, may,da, giày; chế biến lương thực thực phẩm; dụng cụ quang học;
đá quý, mỹ nghệ, mỹ phẩm; dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em; thiết bị y tế; các
sản phẩm nhựa, kim khí, dụng cụ gia đình; các sản phẩm gốm sứ, thủy tinh,
pha-lê; cơ khí chính xác; thép xây dựng, thép ống, vật liệu xây dựng; kính nổi,
kính xây dựng; sản xuất sản phẩm chi tiết máy cho đường thủy, tàu biển. Sản
xuất bao bì các loại; sản xuất các thiết bị tin học; công nghệ sinh học, sản xuất
thuốc chửa bệnh cho người, thuốc thú y; công nghiệp giấy ( không có công
đoạn sản xuất bột giấy); chế biến gỗ có nguồn gốc nguyên liệu từ gỗ rừng
trồng hoặc gỗ nhập khẩu từ nước ngoài; kỹ thuật in; sản xuất trang thiết bị,
máy móc và các sản phẩm dùng cho xử lý chất thải công nghiệp; chế biến hóa
chất phục vụ sản xuất của các xí nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
6. Khu Công nghiệp Hố Nai
Diện tích: 497 ha, trong đó giai đoạn 1 phát triển 226 ha, diện tích dùng
cho thuê 151.17 ha, diện tích đã cho thuê 139.36 ha, đạt 92.19%; giai đoạn 2
phát triển 271 ha, diện tích dùng cho thuê 149.96 ha, hiện chưa có đơn vị nào
thuê.

Vị trí: Xã Hố Nai và Bắc Sơn, Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu hạ tầng:
+ Cấp điện: trạm biến áp 41 MVA.
+ Cấp nước: cung cấp nước ổn định 2,000 m3/ngày.
+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
20
+ Đang được đầu tư đồng bộ hệ thống điện, nước, giao thông, mương thoát
nước, xử lý chất thải
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 4.61 triệu USD.
Giá cho thuê đất thô: 0.09 USD/m2/năm.
Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1.45 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 1.01
USD/m2/năm.
Hiện đang có 66 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 218 triệu USD.
Lĩnh vực đầu tư: Công nghiệp may mặc; lắp ráp các linh kiện điện, điện
tử; cơ khí lắp ráp xe ôtô, môtô; công nghiệp hương liệu, hóa mỹ phẩm; sản
xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất; chế biến sản phẩm gỗ; công
nghiệp điện gia dụng; dịch vụ ngân hàng, bưu điện; các dịch vụ về kho bãi,
nhà xưỡng cho thuê.
7. Khu Công nghiệp Sông Mây
Diện tích: 417 ha, giai đoạn 1 phát triển 227 ha, diện tích dùng cho thuê
158.1 ha, diện tích đã cho thuê 135.5 ha, đạt 85.7%.
Vị trí: Xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu hạ tầng:
+ Cấp điện: trạm biến áp 40 MVA.
+ Cấp nước: cung cấp nước ổn định 5,000 m3/ngày.
+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
+ Đang được đầu tư đồng bộ hệ thống điện, nước, giao thông, mương thoát
nước, thông tin, xử lý chất thải.
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 9.65 triệu USD.
Giá cho thuê đất thô + dịch vụ hạ tầng: 30 USD/m2/năm

Hiện đã có: 19 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 189 triệu USD.
Lĩnh vực đầu tư: Gia công cơ khí; lắp ráp điện tử; chế biến thực phẩm,
dược liệu; da giày; may mặc.
21
8. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 1
Diện tích: 430 ha, diện tích dùng cho thuê 311.25 ha, diện tích đã cho
thuê 293.07 ha, đạt 94.16%.
Vị trí: Xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu hạ tầng: + Giao thông nội bộ và mương thoát nước hoàn
chỉnh.
+ Cấp điện: trạm biến áp 103 MVA.
+ Cấp nước: 12,000 m3/ngày.
+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
+ Xử lý chất thải lỏng: nhà máy xử lý chất thải công suất 2,000 m3/ngày.
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 10.45 triệu USD.
Giá cho thuê đất thô: 0.09 USD/m2/năm.
Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1.45 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 1.01
USD/m2/năm.
Hiện đang có 47 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 448 triệu USD.
Lĩnh vực đầu tư: Sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí, cơ khí chính xác; sản
xuất và sửa chữa xe máy, thiết bị; dệt, may, nhuộm; điện, điện tử; hóa chất
công nghiệp, nông nghiệp và thực phẩm; chế biến thực phẩm, nông sản; các
ngành công nghiệp khác không gây ô nhiễm nặng.
9. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 2
Diện tích: 347 ha, diện tích cho thuê 257.24 ha, diện tích đã cho thuê
248.5 ha, đạt 96.6%.
Vị trí: xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu hạ tầng:
+ Cấp điện: trạm biến áp 103 MVA, điện lưới quốc gia.
+ Cấp nước: 10,000m3/ngày từ nhà máy nước ngầm.

+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
22
+ Đang xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, mương thoát nước và xử lý
chất thải.
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 9.61 triệu USD.
Giá cho thuê đất thô: 0.09 USD/m2/năm.
Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1.45 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 1.01
USD/m2/năm.
Hiện đang có 20 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 855 triệu USD.
Lĩnh vực đầu tư: Công nghiệp dệt, may mặc, tơ, sợi, nhuộm, tẩy trắng;
lắp ráp các linh kiện điện, điện tử; công nghiệp cơ khí , chế tạo máy móc động
lực, chế tạo và lắp ráp các phương tiện giao thông, máy móc phục vụ nông
nghiệp; công nghiệp vật liệu xây dựng : sản xuất tôn, kẽm, bồn chứa cấu kiện
bê tông đúc sẳn và các kết cấu kim loại khác; công nghiệp thực phẩm, dược
phẩm, hương liệu, hóa mỹ phẩm.
10. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3
Giai đoạn 1
Diện tích: 337 ha, diện tích dùng cho thuê 233.85 ha, diện tích đã cho
thuê 233.85 ha, đạt 100%.
Vị trí: xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu hạ tầng:
+ Cấp điện: trạm biến áp 150 MVA.
+ Cấp nước: 10,000m3/ngày từ nhà máy nước Thiện Tân.
+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
+ Đang xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, mương thoát nước và xử lý
chất thải.
Giá cho thuê đất thô: 0.09 USD/m2/năm.
Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1.45 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 1.01
USD/m2/năm.
23

Hiện đang có 18 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 559 triệu USD.
Giai đoạn 2
Diện tích: 351 ha, diện tích dùng cho thuê 227.5 ha, diện tích đã cho
thuê 78.25 ha, đạt 34.39%.
Vị trí: xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu hạ tầng: đang xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông nội bộ, cấp
điện, cấp nước, mương thoát nước và xử lý chất thải.
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng (gđ 1 & 2): 54.48 triệu USD.
Giá cho thuê đất thô: 0.09 USD/m2/năm.
Dịch vụ hạ tầng: 5 năm đầu 1.45 USD/m2/năm, năm thứ 6 trở đi 1.01
USD/m2/năm.
Lĩnh vực đầu tư(gđ 1&2): dệt, may mặc, tơ, sợi, nhuộm, tẩy trắng; giày,
da; lắp ráp các linh kiện điện, điện tử; các loại hình công nghiệp nhẹ khác sản
xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng; chế tạo các máy móc động lực, chế tạo và
lắp ráp các phương tiện giao thông, các máy móc phục vụ nông nghiệp và xây
dựng; công nghiệp thực phẩm : Bánh kẹo, nước giải khát và các loại thực
phẩm khác; công nghiệp dược phẩm, hương liệu, hóa mỹ phẩm; các ngành
sản xuất vật liệu xây dựng, các thiết bị trang trí nội thất; các ngành công
nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm gỗ; các ngành công nghiệp điện gia dụng,
điện tử, điện lạnh; các ngành phục vụ : ngân hàng, bưu điện các dịch vụ
cung ứng vật tư, nhiên liệu, dịch vụ vệ sinh công cộng, xử lý chất thải các
dịch vụ về kho bãi, nhà xưởng cho thuê.
11. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 5
Diện tích: 302 ha, diện tích dùng cho thuê 205 ha, diện tích đã cho thuê
144.64 ha, đạt 70.56%.
Vị trí: xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu hạ tầng:
24
+ Cấp điện: trạm biến áp 40 MVA, điện lưới quốc gia.
+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.

+ Đang hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông nội bộ, điện, nước, mương
thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 6.2 triệu USD.
Giá cho thuê đất thô và dịch vụ hạ tầng: 30 USD/m2/48năm
Hiện đã có 3 dự án đầu tư với số vốn đầu tư là 6.5 triệu USD.
12. Khu Công nghiệp Dệt may
Diện tích: 184 ha, diện tích dùng cho thuê 121 ha, diện tích đã cho thuê
65.94 ha, đạt 54.5%.
Vị trí: xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu hạ tầng:
+ Cấp điện: trạm biến áp 40 MVA, điện lưới quốc gia.
+ Thông tin liên lạc: thuận tiện trong và ngoài nước.
+ Đang hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông nội bộ, điện, nước, mương
thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 6.48 triệu USD.
Giá cho thuê đất thô và dịch vụ hạ tầng: 30 USD/m2/48năm.
Lĩnh vực đầu tư: Dệt may
13. Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 6
Diện tích: 319 ha, diện tích dùng cho thuê 201 ha, chưa có đơn vị thuê.
Vị trí: xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu hạ tầng: đang xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông nội bộ,
điện, nước, mương thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.
Tổng vốn đã đầu tư hạ tầng: 8.94 triệu USD.
14. Khu Công nghiệp Tam Phước
25

×