Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.95 KB, 27 trang )

VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
SẢN XUẤT
1.1. Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát
triển kinh tế hộ sản xuất
1.1.1. Tín dụng Ngân hàng
1.1.1.1. Khái niệm
Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dich giữa
hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia
sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết
trả với một lượng giá trị lớn hơn theo thời hạn đã thoả thuận
TDNH là mối quan hệ tin dụng giữa một bên là Ngân hàng với một bên
là các chủ thể khác trong NKT, trong đó Ngân hàng đóng vai trò là người đi
huy động để cho vay. Giá (lãi suất) của khoản vay do Ngân hàng ấn định cho
khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời
gian tồn tại của khoản vay.
Chủ thể tham gia trong quan hệ TDNH là Ngân hàng, Nhà nước, Doanh
nghiệp và hộ dân cư. Đối tượng được sử dụng để cho vay ở đây là tiền, nó
không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều. Đây là
đặc điểm khác biệt giữa TDNH với các loại hình tín dụng khác.
TDNH đối với hộ sản xuất là tín dụng mà một bên chủ thể tín dụng là
NH, một bên là các hộ sản xuất.
1.1.1.2. Đặc trưng của tín dụng
- Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin. Ở
đây người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả sau một
thời gian nhất định và do đó có khả năng trả nợ .
- Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn . Để đảm
bảo thu hồi nợ đúng hạn, người cho vay thường xác định rõ thời gian cho vay.
Việc xác định thời hạn cho vay dựa vào:
+ Quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Có nghĩa là thời hạn cho
vay phải phù hơp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì lúc đó
người vay mới có điều kiện trả nợ. Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ luân


chuyển vốn của đối tượng vay khi đến hạn khách hàng chưa có nguồn để trả
nợ sẽ gây khó khăn cho khách hàng. Ngược lại, nếu thời hạn cho vay dài hơn
chu kỳ luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn không
đúng mục đích và không có nguồn để trả nợ, nhưng nếu có nguồn thu nhập
khác ngoài nguồn thu chính thì có thể thu nợ từ nguồn đó. Vì vậy, thời hạn cho
vay có thể ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh. Việc xác định thời hạn cho vay
không chỉ dựa vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay mà còn dựa vào
tính chất vốn của người cho vay có thể dài hơn và ngược lại thì thời hạn cho
vay ngắn hơn để đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng.
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên
tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là thuộc tính riêng của tín dụng. Vì vốn cho
vay của Ngân hàng là vốn huy động của những người tạm thời thừa nên sau
một thời gian nhất định Ngân hàng phải trả lại cho người kỳ thác. Mặt khác,
Ngân hàng cần phải có nguồn để bù đắp chi phí hoạt động như: khấu hao tài
sản cố định, trả lương cán bộ công nhân viên, chi phí văn phòng phẩm nên
người vay vốn ngoài việc trả nợ gốc còn phải trả cho Ngân hàng một khoản lãi.
1.1.1.3. Các phương thức cấp tín dụng chủ yếu của Ngân hàng
a. Cho vay trực tiếp từng lần
Đây là hình thức cho vay phổ biến của NH đối với các khách hàng không
có nhu cầu vay vốn thường xuyên.
Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và giải trình cho NH phương án
sản xuất kinh doanh. NH sẽ tiến hành thẩm định phân tích khách hàng xem có
đủ điều kiện và an toàn để cho vay hay không. Nếu NH xét thấy đủ điều kiện ký
kết hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, mức lãi
suất và các điều kiện ràng buộc khác cần thiết.
Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, NH sẽ tiến hành thu gốc và
lãi. Quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, NH sẽ kiểm soát mục đích sử dụng
tiền vay và hiệu quả dự án. Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng NH sẽ huỷ
hợp đồng, thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn.
b. Cho vay theo hạn mức

HMTD là mức dư nọ tín dụng tối đa được duy trì trong một thời hạn
nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong HĐTD
Đây là nghiệp vụ tín dụng mà theo đó Ngân hàng thoả thuận cấp cho
khách hàng một HMTD. Trong kì khách hàng có thể thực hiện vay và trả nhiều
lần, song dư nợ không vượt quá HMTD.
Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án kinh doanh sử
dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoá hoặc dịch vụ,
nêu yêu cầu vay và làm giấy nhận nợ. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ
của chứng từ, Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng.
Thời hạn cho vay được xác định trên HĐTD hoặc trên từng giấy nhận nợ
phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng,
nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn chu kì kinh doanh dài nhất
hoặc chiếm tỷ trọng lớn nhất để xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay
trên giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời hạn hiệu lực của HMTD.
Cho vay theo HMTD là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách
hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình
sản xuất kinh doanh.
c. Cho vay luân chuyển
Là nghiệp vụ dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi
mua hàng hoá có thê thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để khách hàng mua
hàng và sẽ thu được nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc đầu quý
người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng và khách hàng sẽ thoả
thuận với nhau về phương thức vay,HMTD, lãi suất và phương thức trả lãi, các
nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. HMTD có thể thoả thuận trong
một năm hoặc vài năm. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để
Ngân hàng xem xét mối quan hệ vói khách hàng và quyết định có cho vay nữa
hay không tuỳ mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng cũng như tinh hình
tài chính của Ngân hàng.
Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến Ngân hàng các chứng từ hoá đơn
nhập hàng và số tiền vay. Ngân hàng sẽ cho vay và trả tiền cho người bán, theo

hình thức này, giá trị hàng hoá mua vào (Có hoá đơn, hợp pháp, hợp lệ đúng
đối tượng) đều là đối tượng được Ngân hàng cho vay; thu nhập bán hàng đều
là nguồn để chi trả cho Ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng có thể chỉ cho vay đối
với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và quan hệ nợ nần của người vay.
Các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho của khách hàng trở thành vật
đảm bảo cho khoản vay.
Cho vay luân chuyển thường áp dụng với các doanh nghiệp thương
nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan
hệ vay trả thường xuyên với Ngân hàng.
Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho khách hàng. Thủ tục vay chỉ cần
một lần cho nhiều lận vay. Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì
vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn hơn. Song nếu như
doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ thì NH sẽ gặp khó
khăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ
ràng.
Cho vay luân chuyển dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá cả Ngân
hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để
dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới…từ đó xác tới một thời hạn cho vay
hợp lý nhất.
d. Cho vay trả góp
Cho vay trả góp là hình thức tín dụng mà theo đó Ngân hàng cho phép
khách hàng trả gốc và lãi làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận.
Cho vay trả góp thường áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ
cho TSCĐ, hàng lâu bền hoặc đối với các khoản cho vay tiêu dùng. Số tiền trả
mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng
(thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án, hoặc thu nhập hàng kì
của người tiêu dùng).
Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua
hạn mức nhất định. Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán về số hàng hoá
mà khách hàng mua trả góp. Các cửa hàng bán nhận tiền ngay sau khi bán

hàng từ phía Ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho Ngân hàng, hoặc khách
hàng trả trực tiếp cho cửa hàng. Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho người
mua (qua đó đến người bán) nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá.
Cho vay trả góp thường rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng
hàng hoá trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người
vay. Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ
của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả
góp thường là cao nhất trong khung lãi suất cho vay của Ngân hàng.
e. Cho vay thấu chi
Cho vay thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó Ngân hàng cho phép người
vay được chi trội số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất
định trong một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này gọi là hạn mức thấu
chi. Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn
không có tài sản đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp và cá nhân song chỉ
chủ yếu cấp cho khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập
ngắn.
Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin Ngân hàng hạn mức
thấu chi và thời gian thấu chi (khách hàng có thể phải trả phí cam kết cho
Ngân hàng). Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập uỷ nhiệm
chi…vượt quá số dư tiền gửi để trả (song trong hạn mức thấu chi). Khi khách
hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ gốc và
lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả:
Lãi = Lãi suất thấu chi * Thời gian thấu chi*Số tiền thấu chi
f. Cho vay gián tiếp
Cho vay gián tiếp là hình thức Ngân hàng cho khách hàng vay thông qua
các tổ chức trung gian. Đó là các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, Hội
nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ..Các tổ chức này thường liên kết các
thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu là để hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ
quyền lợi cho mỗi thành viên. Vì vậy, việc phát triển kinh tế, làm giàu, xoá đói
giảm nghèo luôn được các trung gian rất quan tâm.

Trong phương thức cho vay này Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu
của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay…
Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra tín chấp cho các thành viên vay, hoặc
các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay. Điều này rất
thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tài sản thế chấp. Tuy nhiên
để các tổ chức trung gian hoạt động có hiệu quả thì các tổ chức trung gian
cũng bị mất chi phí, vì vậy Ngân hàng phải trích một phần thu nhập cho các tổ
chức trung gian.
Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua các người bán lẻ các sản
phẩm đầu vào của quá trình sản xuất. Việc cho vay theo cách này hạn chế
người vay sử dụng tiền sai mục đích.
Cho vay gián tiếp thường áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay
nhỏ, người vay phân tán, cách xa Ngân hàng. Trong trường hợp như vậy cho
vay thông qua trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay (phân tích, giám sát,
thu nợ…)
Cho vay thông qua trung gian nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của Ngân
hàng, tuy nhiên nó cũng bộc lộ những khuyết điểm. Nhiều trung gian đã lợi
dụng vị thế của mình và nếu ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất
cho vay để cho vay ngược lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên khác cho
riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng hoặc
bán với giá đắt cho người vay vốn.
g. Các phương thức cho vay khác: Mà pháp luật không cấm phù hợp với quy
định tại quy chế số 1627/2002/QĐ-NHNN và điều kiện hoạt động kinh doanh
của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay vốn
1.1.1.4. Các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo của tín dụng Ngân hàng
a. Các nguyên tắc tín dụng
Đặc thù của hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng là
hàm chứa rất nhiều rủi ro vì mọi rủi ro của khách hàng đều liên đới hoặc trực
tiếp ảnh hưởng đến Ngân hàng. Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng
của mình các Ngân hàng thường tiến hành phân loại và lựa chọn khách hàng,

tức là lựa chọn cho mình những khách hàng tốt nhất, những khách hàng có thể
đảm bảo tính an toàn, tính sinh lời của Ngân hàng. Sự lựa chọn này dựa trên
một số nguyên tắc tín dụng, các nguyên tắc tín dụng này được cụ thể hoá trong
các quy định của NHNN và NHTM bao gồm:
Thứ nhất: Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác
định. Với nguyên tắc này Ngân hàng có thể kế hoạch hoá được các dòng tiền
ra_vào để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Các khoản tín dụng của Ngân hàng
chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản Ngân
hàng đi vay mượn và Ngân hàng phải trả gốc và lãi theo đúng cam kết. Do vậy
Ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều
kiện để Ngân hàng phát triển.
- Thứ hai: Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận
với Ngân hàng, đó là những thoả thuận không trái với quy định của pháp luật
và các quy định khác của Ngân hàng cấp trên. Luật pháp quy định phạm vi
hoạt động của Ngân hàng và Ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi được
khống chế. Thực hiện nguyên tắc này Ngân hàng quản lý xem các khách hàng
của mình có sử dụng vốn đúng với dự án đã được Ngân hàng thẩm định là hiệu
quả, và các hoạt động của khách hàng không được đi ngược lại với các quy
định của pháp luật. Điều này giúp Ngân hàng quản lý được nguồn vốn của
mình. Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo Ngân hàng
không tài trợ cho các hoạt động luật pháp và việc tài trợ đó phù hợp với cương
lĩnh hoạt động của Ngân hàng.
b. Các điều kiện đảm bảo tín dụng
NH chỉ xem xét cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
+Thứ nhất: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và
chịu trách nhiệm hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
+ Thứ hai : Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Thứ ba: có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết,
cụ thể:
- Có vốn tự có tham gia vào dự án.

- Kinh doanh có hiệu quả: có lãi, trường hợp lỗ thì phải có phương án
khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Đối với khách
hàng vay vốn nhu cầu đời sống thì phải có nguồn thu ổn định để trả nợ NH.
+ Thứ tư: Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả
thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.
+ Thứ năm: Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định
của chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của các NHTM và các TCTD.
1.2 Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế đất nước trong giai
đoạn CNH_HĐH đất nước
1.2.1.Khái niệm hộ sản xuất:
Theo nghị định 14/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ thì Hộ sản xuất
bao gồm: Các hộ nông dân, hộ tư nhân, cá thể, công ty cổ phần, các tổ chức hợp
tác. Các DN, các thành viên của HTX, tập đoàn sản xuất của cac DNNN hoạt
động sản xuất kinh doanh trong các ngành Nông- Lâm- Ngư- Diêm nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp ở nông thôn.
Như vậy hộ sản xuất theo nghị định 14/CP bao gồm nhiều loại hình sở
hữu. Trong đó có cả sở hữu Nhà nước.
Để có thái độ đối xử thích hợp trong hoạt động tín dụng đối với các loại
hình sở hữu để đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lí tín dụng do NHNN ban
hành. NHNo&PTNT Việt Nam đã có qui định số 499/NĐNT ngày 2//9/1993
giải thích khái niệm về hợp tác xã như sau
Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động kinh
doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Có hai loại hộ vay vốn:
Hộ loại 1: Bao gồm hộ chuyên sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
diêm nghiệp có tính chất tự sản, tự tiêu, hộ cá thể tư nhân làm kinh tế gia đình
theo nghị định 29 ngày 29/3/1993. Hộ là những thành viên nhận khoán của
các tổ chức kinh tế hợp tác các DNNN.
Hộ loại 2: Là hộ sản xuất kinh doanh theo luật định bao gồm các hộ: Hộ tư

nhân, hộ làm nhóm sản xuất kinh doanh, tổ chức theo nghị định 66/HĐBT ngày
2/3/1992 hợp tác xã tổ chức theo điều lệ hợp tác xã, do Nhà nước qui định,
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức theo luật doanh nghiệp
tư nhân ngày 21/12/1990. Các loại hộ nói trên hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh, dịch vụ trong các ngành: Nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp ở nông thôn, thị trấn, thị xã ven đô đều được vay vốn tại chi
nhánh NHNo&PTNT Việt Nam
1.2.2.Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất.
- Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa
là một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất của các hộ sản xuất biểu hiện ở
trình độ phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá.
- Các hộ sản xuât ngoài hoạt động nông nghiệp và công chức còn tham
gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (sản xuất hàng hoá, dịch vụ, tiểu thủ
công nghiệp) với các mức độ khác nhau.
- Hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỷ trọng cao, khó khăn lớn nhât của
hộ sản xuất là thiếu vốn.
- Về nhân lực: Hộ sản xuất chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực tự có. Đây là
nguồn nhân lực ở quy mô gia đình được huy động để tăng gia sản xuất. Một số
hộ sản xuất hàng hoá có thuê thêm lao động vào lúc thời vụ hoặc thuê lao động
thường xuyên nếu hộ đó có quy mô sản xuất lớn.
- Về quy mô sản xuất: Hộ sản xuất sản phẩm, dịch vụ với quy mô nhỏ, quy
mô ở mức gia đình và trang trại là chủ yếu. Do điều kiện về nguồn vốn và khả
năng quản lý, sức cạnh tranh trên thị trường nên hộ sản xuất thường khó mở
rộng được quy mô. Tuy nhiên trong thời gian tới chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều
hộ sản xuất với quy mô lớn hơn.
- Về ngành nghề: Hộ sản xuất hoạt động sản xuất kinh doanh trên rất
nhiều lĩnh vực, với nhiều ngành nghề rất đa dạng và phong phú bao gồm sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thậm chí có nhiều hộ còn
tham gia hoạt động sản xuất cả trong lĩnh vực công nghiệp như công nghiệp

may mặc, xây dựng cơ bản.
- Về khả năng quản lý: Khả năng quản lý của hộ sản xuất nhìn chung còn
rất nhiều hạn chế. Khả năng quản lý và tổ chức sản xuất chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm được tích luỹ trong cuộc sống. Người chủ gia đình thống nhất quản lý
mọi yếu tố từ nguyên vật liệu, sản xuât tới tiêu dùng và tiêu thụ.
- Về nguồn vốn sản xuât: Nguồn vốn sản xuất của hộ sản xuất chủ yếu là
tự có với quy mô nhỏ. Đây là nguồn vốn do tiết kiệm tích luỹ được hoặc là do
vay mượn của người quen, bạn bè. Có rất ít hộ sản xuất tiếp cận được với

×