Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÀI tập lớn học PHẦN LUẬT NGÂN HÀNG sự khác biệt giữa chi nhánh NHNN tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn ở cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.14 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LUẬT

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN:
LUẬT NGÂN HÀNG
Mã Bài tập lớn: 07

Họ và tên: Phạm Thị Thùy
MSSV: 21A4060256
Lớp niên chế: K21LKTD
Nhóm lớp tín chỉ: LAW03A04
Số thứ tự theo danh sách điểm: 63


I.

LÝ THUYẾT

1. Vị trí pháp lý của chi nhánh NHNN tỉnh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 1692/QĐ-NHNN năm 2017 của
NHNN quyết định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: “Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Điều 1 Quyết
định này (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước). Chi nhánh là
đơn vị hạch tốn phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định
của pháp luật”. Chi nhánh NHNN là đơn vị phụ thuộc của NHNN, khơng có tư
cách pháp nhân, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Thống đốc.
Chi nhánh NHNN thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo ủy quyền của Thống đốc.
2. Sự khác biệt giữa chi nhánh NHNN tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước chun


mơn ở cấp tỉnh:
-

Về vị trí pháp lý: Chi nhánh NHNN tỉnh là đơn vị phụ thuộc của NHNN, trong
khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn ở cấp tỉnh “Sở” là cơ quan thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.

-

Về tư cách pháp nhân: Chi nhánh NHNN tỉnh khơng có tư cách pháp nhân,
ngược lại, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn ở cấp tỉnh có tư cách pháp
nhân.

-

Về chức năng: Chi nhánh NHNN tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc
thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên
địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền
của Thống đốc. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn ở cấp tỉnh thực hiện
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công
hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.

3. Nguyên nhân khác biệt: Chi nhánh NHNN tỉnh đặt tại tỉnh nhưng không phải là
cơ quan thuộc tỉnh giống như các cơ quan quản lý nhà nước chuyên môn ở cấp
tỉnh. Chính vì vậy, chi nhánh NHNN tỉnh chịu sự lãnh đạo và điều hành tập

1



trung thống nhất của Thống đốc. Hoạt động của các chi nhánh NHNN tỉnh đều
nhằm mục tiêu chung là ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động
ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của
hệ thống thanh tốn quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây
chính là những nguyên nhân lý giải sự khác biệt giữa các cơ quan quản lý
chuyên mơn ở cấp tỉnh và chi nhánh NHNN tỉnh.

II.

TÌNH HUỐNG

Bài 1:
1. Quy định “Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải
lập thành văn bản theo mẫu của Ngân hàng” là hợp pháp.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020: “Cổ đông,
người đại diện theo ủy quyền của cổ đơng là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp,
ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự
họp thơng qua một trong các hình thức quy định tại khoản 3 Điều này” và căn cứ
theo quy định tại khoản 2 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020: “Việc ủy quyền cho
cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn
bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá
nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức
được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đơng phải xuất trình văn bản ủy quyền khi
đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp”.
Như vậy, cổ đơng có thể ủy quyền bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân khác dự họp
Đại hội đồng cổ đông và văn bản ủy quyền phải được lập theo mẫu của Ngân hàng
nơi tiến hành cuộc họp Đại hội đông cổ đông.
2. Điều kiện tiến hành cuộc họp Đại hội đông cổ đông:
-


Quy định “Cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng được tiến hành khi có số cổ đơng dự
họp đại diện cho ít nhất 65% trong tổng số cổ phần có quyền biểu quyết” là hợp
pháp.

2


Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 145 LDN 2020: “Cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông được tiến hành khi có số cổ đơng dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu
quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định”, điều lệ của ngân hàng quy định
cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi số cổ đông dự họp đại diện cho
ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đáp ứng được điều kiện trên 50%
tổng số phiếu biểu quyết.
Như vậy, quy định trên trong điều lệ của ngân hàng là hợp pháp.
-

Quy định “Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo
quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn
30 (ba mươi) ngày kể từ ngày dự định tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ
nhất. Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai chỉ được tiến hành khi có thành
viên tham dự là các cổ đông và những đại diện được ủy quyền dự họp đại diện
cho ít nhất 51% (năm mốt phần trăm) tổng số cổ phần có quyền biểu quyết” là
không hợp pháp.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trường hợp
cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều
này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp
Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đơng dự họp đại diện

từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định”,
điều lệ của ngân hàng quy định trường hợp họp lần thứ nhất khơng đủ điều kiện
tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ
ngày dự định tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, trong khi điều luật lại quy
định thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất là thời hạn thông báo
mời họp lần thứ hai.
Như vậy, quy định trên trong điều lệ của ngân hàng là không hợp pháp.
-

Quy định “Trường hợp đại hội lần thứ hai không được tiến hành do không có
đủ số đại biểu cần thiết theo quy định tại khoản 2 Điều này thì Đại hội đồng cổ
đông lần thứ ba có thể được triệu tập trong vòng 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày
dự định tiến hành đại hội lần hai và trong trường hợp này, đại hội được tiến

3


hành không phụ thuộc vào số lượng cổ đông hay đại diện ủy quyền tham dự và
được coi là hợp lệ và có quyền quyết định tất cả các vấn đề mà Đại hội đồng cổ
đông lần thứ nhất có thể phê chuẩn” là không hợp pháp.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trường
hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2
Điều này thì thơng báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể
từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số
phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp”, điều lệ của ngân hàng quy định trường
hợp đại hội lần thứ hai không được tiến hành do không có đủ số đại biểu cần thiết
theo quy định tại khoản 2 Điều này thì Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba có thể được
triệu tập trong vòng 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày dự định tiến hành đại hội lần
hai, trong khi điều luật lại quy định thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần

thứ hai là thời hạn thông báo mời họp lần thứ ba. Và cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của
các cổ đông dự họp.
Như vậy, quy định trên trong điều lệ của ngân hàng là không hợp pháp.
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi bảo đảm
các điều kiện sau đây:
a) Quy định “Được số cổ đông đại diện từ 65% (Sáu mươi lăm phần trăm) tổng số
phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp có quyền biểu quyết có mặt trực tiếp
hoặc thông qua đại diện được ủy quyền có mặt tại đại hội chấp thuận, trừ
trường hợp quy định tại điểm c khoản này” là hợp pháp.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 59 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm
2017 về hợp nhất LCTCTD: “Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này, quyết
định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông
đại diện trên 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận
hoặc tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định”, quyết định của
Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện từ
65% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp có quyền biểu quyết có mặt

4


trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền có mặt tại đại hội chấp thuận, đáp
ứng được điều kiện trên 51% do điều luật quy định.
Như vậy, quy định trên trong điều lệ của ngân hàng là hợp pháp.
b) Quy định “Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban
kiểm soát không thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu” là không hợp
pháp.
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 59 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm
2017 về hợp nhất LCTCTD: “Việc bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát phải được thực hiện dưới hình thức bầu dồn phiếu”, như vậy, quy định trên

trong điều lệ của ngân hàng là không hợp pháp.
c) Được số cổ đông đại diện từ 75% (Bảy mươi lăm phần trăm) tổng số phiếu biểu
quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận đối với một số vấn đề sau:
(i) Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ; thông qua phương án
chào bán cổ phần, bao gồm loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại
được quyền chào bán;
(ii) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Ngân hàng;
(iii) Quyết định việc tổ chức lại, giải thể, phá sản Ngân hàng;
(iv) Quyết định việc đầu tư, mua, bán tài sản của Ngân hàng có giá trị từ
20% (hai mươi phần trăm) trở lên so với vốn điều lệ của Ngân hàng ghi
trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 59 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm
2017 về hợp nhất LCTCTD: “Đối với quyết định về các vấn đề quy định tại các điểm
b, h, p và r khoản 2 Điều này thì phải được số cổ đơng đại diện trên 65% tổng số phiếu
biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận hoặc tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ
của tổ chức tín dụng quy định”, các quy định trên là hợp pháp bởi vì đáp ứng được
điều kiện trên 65% do điều luật quy định.
4. Quy định “Số lượng thành viên Ban kiểm soát phải là 02 (hai) thành viên. Ban
kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính kế
toán” là không hợp pháp.

5


Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm 2017
về hợp nhất LCTCTD: “Ban kiểm sốt của tổ chức tín dụng có ít nhất 03 thành
viên, số lượng cụ thể do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định, trong đó phải có ít
nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời
đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác”,
điều lệ của ngân hàng quy định số lượng thành viên Ban kiểm soát phải là 02 (hai)

thành viên không đáp ứng được điều kiện có ít nhất 3 thành viên theo điều luật quy
định và Ban kiểm sốt phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên
chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, cơng việc khác tại tổ chức tín
dụng hoặc doanh nghiệp khác.
Như vậy, quy định trên trong điều lệ của ngân hàng là không hợp pháp.
5. Quy định “Hội đồng quản trị có tối thiểu 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên
Hội đồng quản trị không phải là người người điều hành Ngân hàng và thành
viên độc lập, trong đó có tối thiểu 02 (hai) thành viên độc lập” là không hợp
pháp.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 62 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm 2017
về hợp nhất LCTCTD: “Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là cơng ty cổ phần
phải có khơng ít hơn 05 thành viên và khơng q 11 thành viên, trong đó có ít nhất
01 thành viên độc lập. Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành
viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành tổ chức tín
dụng”, quy định trên trong điều lệ của ngân hàng là không hợp pháp.

Bài 2:
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp
nhất LCTCTD: “Danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành
viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm sốt,
Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước
chấp thuận bằng văn bản trước khi bầu, bổ nhiệm các chức danh này. Những người
được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành
viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng

6


phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận”, danh sách nhân
sự dự kiến của Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát phải thuộc danh sách đã

được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
1. A hiện đang Kế toán trưởng của Ngân hàng thương mại cổ phần XWZ.
-

Căn cứ theo quy định tại khoản 32 Điều 4 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm
2017 về hợp nhất LCTCTD: “Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng
Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế tốn trưởng,
Giám đốc chi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ
của tổ chức tín dụng”, A là người điều hành của Ngân hàng thương mại cổ phần
XWZ.

-

Căn cứ theo quy định tại khoản 31 Điều 4 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm
2017 về hợp nhất LCTCTD: “Người quản lý tổ chức tín dụng bao gồm Chủ
tịch, thành viên Hội đồng Quản trị; Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên;
Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định tại
Điều lệ của tổ chức tín dụng”, A khơng phải người quản lý của Ngân hàng
thương mại cổ phần XWZ.

-

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm
2017 về hợp nhất LCTCTD: “Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội
đồng thành viên của tổ chức tín dụng không được đồng thời là người quản lý
của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức này là cơng ty con của tổ
chức tín dụng đó hoặc là thành viên Ban kiểm sốt của tổ chức tín dụng đó”, A
được đồng thời là thành viên HĐQT của Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc
Phát.


2. B hiện đang là thành viên HĐQT của Cơng ty cổ phần tài chính Phát Đạt.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 34 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm 2017
về hợp nhất LCTCTD: “Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh
tương đương của tổ chức tín dụng khơng được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám
đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của
doanh nghiệp khác”, B khơng được đồng thời là Phó Tổng giám đốc của Ngân
hàng thương mại cổ phần Lộc Phát.
3. C đã từng bị kết án về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3 Điều 138 BLHS 1999
đã được xoá án tích.

7


Căn cứ theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 33 VBHN số 07/VBHNVPQH năm 2017 về hợp nhất LCTCTD: “Người đã bị kết án về tội từ tội phạm
nghiêm trọng trở lên và người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được
xóa án tích thì khơng được là kế tốn trưởng của tổ chức tín dụng”, C được đảm
nhiệm nhiệm vụ kế toán trưởng của Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát bởi vì
C từng từng bị kết án về tội trộm cắp tài sản nhưng đã được xoá án tích và tội trộm
cắp tài sản của C theo khoản 3 Điều 138 BLHS 1999 là tội phạm ít nghiêm trọng.
4. D hiện đang là kế toán trưởng của Cơng ty chứng khốn XWA (Cơng ty chứng
khốn XWA là công ty con của Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát).
-

Căn cứ theo quy định tại khoản 32 Điều 4 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm
2017 về hợp nhất LCTCTD: “Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng
Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng,
Giám đốc chi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ
của tổ chức tín dụng”, D là người điều hành của Công ty chứng khoán XWA

-


Căn cứ theo quy định điểm a khoản 2 Điều 34 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm
2017 về hợp nhất LCTCTD: “Thành viên Ban kiểm sốt khơng được đồng thời
đảm nhiệm người điều hành của công ty con của tổ chức tín dụng đó”, D khơng
được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát của Ngân hàng thương mại cổ phần
Lộc Phát.

Bài 3:
1. Ngân hàng TMCP Đại Dương có thể cấp tín dụng cho Cơng ty TNHH tư vấn và
xây dựng Bắc Ninh.
Ngân hàng TMCP Đại Dương là tổ chức tín dụng, vốn tự có là 9000 tỷ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN năm 2016 của Ngân
hàng nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi đối với khách hàng, Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Bắc Ninh
đáp ứng được đầy đủ điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 128 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm 2017
về hợp nhất LCTCTD: “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng
không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại”, tổng mức dư nợ

8


cấp tín dụng cho Cơng ty TNHH tư vấn và xây dựng Bắc Ninh = 100 + 50 = 150 tỷ
= 1,6% vốn tự có của Ngân hàng TMCP Đại Dương.
 Ngân hàng TMCP Đại Dương có thể cấp tín dụng cho Công ty TNHH tư vấn và
xây dựng Bắc Ninh.
2.
-

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 94 VBHN số 07/VBHN-VPQH năm

2017 về hợp nhất LCTCTD: “Tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung
cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của
mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi
quyết định cấp tín dụng”, Ngân hàng Đại Dương có quyền kiểm tra việc sử
dụng 40 tỷ đã được giải ngân tại thời điểm ký kết hợp đồng của Công ty TNHH
tư vấn và xây dựng Bắc Ninh.

-

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 39/2016/TT-NHNN năm
2016 của Ngân hàng nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng: “Khách hàng có
trách nhiệm sử dụng vốn vay và trả nợ theo nội dung thỏa thuận; báo cáo và
cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay theo yêu cầu của tổ chức tín
dụng”, việc Cơng ty TNHH tư vấn và xây dựng Bắc Ninh sử dụng 10 tỷ để trả
nợ cho Công ty Nhật Minh là khơng hợp pháp vì theo thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng giữa Ngân hàng Đại Dương và Công ty TNHH tư vấn và xây
dựng Bắc Ninh thì mục đích khoản vay là đầu tư xây dựng Trung tâm thương
mại Hịa Bình, khơng có mục đích để trả các khoản nợ đến hạn.

-

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN năm
2016 của Ngân hàng nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng: “Tổ chức tín dụng
có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận
khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong
thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay”, việc Ngân hàng Đại
Dương chấm dứt hợp đồng tín dụng và thu hồi nợ trước hạn đối với Công ty
TNHH tư vấn và xây dựng Bắc Ninh là hợp pháp. Vì Cơng ty TNHH tư vấn và

xây dựng Bắc Ninh sử dụng 10 tỷ để trả nợ cho Công ty Nhật Minh là vi phạm
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng về mục đích vay đầu tư xây dựng Trung

9


tâm thương mại Hịa Bình giữa Cơng ty TNHH tư vấn và xây dựng Bắc Ninh
và Ngân hàng Đại Dương. 
3. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 39/2016/TT-NHNN năm
2016 của Ngân hàng nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng: “Tổ chức tín dụng
và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu
phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi
phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp tổ chức tín dụng và khách
hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng khơng thỏa thuận về việc vừa phải
chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ
phải chịu phạt vi phạm”, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại của Ngân hàng Đại
Dương là không hợp pháp vì trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Đại
Dương và Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Bắc Ninh có thoả thuận: “Trường
hợp có vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm với mức phạt là
8% phần hợp đồng bị vi phạm”. Theo thoả thuận này thì Cơng ty TNHH tư vấn
và xây dựng Bắc Ninh chỉ phải chịu phạt vi phạm. 

10



×